Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
NGUYỄN BÍNH
LUẬN ÁN
THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Mã số: 5.04.33

 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS – TS PHÙNG QUÝ NHÂM
 Ngƣời thực hiện: PHẠM THỊ THANH PHƢỢNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2000


LỜI CẢM TẠ
Luận án "Cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính" đã đƣợc hồn thành. Nhân dịp này,
tơi xin dƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao dạy dỗ và giúp đỡ của các quý thầy,
quý cô Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy Phùng Quý Nhâm đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và
chu đáo cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.
Cũng nhân dịp này tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu và tập thế giáo viên
Trƣờng Trung học Sƣ phạm Bạc Liêu đã quan tâm tạo điều kiện cho tơi hồn thành nhiệm vụ
trong thời gian học tập.
Xin chân thành cám ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh 5 - 2000.
Người thực hiện

Phạm Thị Thanh Phượng



MỤC LỤC
DẪN LUẬN ................................................................................................................... 1
1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................... 1
2/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................ 2
3/ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN............................................................................... 9
4/ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................ 10
5/ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 10
6/ CẤU TRÚC LUẬN ÁN ...................................................................................... 11
NỘI DUNG .................................................................................................................. 14
CHƢƠNG I: CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH ..................... 14
I- Cái tơi hồi niệm .............................................................................................. 14
1.1/ Ý thức sâu sắc về sự đổi thay của nông thôn trƣớc vấn đề đơ thị hóa: ..... 14
1.2/ Những hồi niệm về quê hƣơng và khát vọng giữ gìn bản sắc chân quê . 24
2/ Cái tôi tự ý thức về thân phận của kẻ tha hƣơng ............................................. 37
3/ Cái tôi yêu thƣơng và chia xẻ .......................................................................... 48
3.1/ Đối với ngƣời thân .................................................................................... 48
3.2/ Đối với cộng đồng .................................................................................... 56
4/ Cái tơi u thƣơng và lỡ làng trong tình u ................................................... 67
CHƢƠNG II: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN CÁI TƠI TRỮ TÌNH ..................... 84
1/ Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ................................................................ 84
2/ Không gian và thời gian nghệ thuật ................................................................. 90
2.1/ Không gian nghệ thuật .............................................................................. 91
2.2/ Thời gian nghệ thuật ................................................................................. 97
3/ Giọng điệu nghệ thuật .................................................................................... 100
4/ Thể thơ và các phƣơng tiện nghệ thuật .......................................................... 109
4.1/ Thể thơ .................................................................................................... 109
4.2/ Ngơn ngữ ................................................................................................ 113
4.3/ Hình ảnh .................................................................................................. 121
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 128



Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

DẪN LUẬN
1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nguyễn Bính bƣớc vào trong thơ mới bằng cái tơi chân q mộc mạc, bình dị, mang
nỗi niềm của một con ngƣời hiện đại để góp phần tạo nên hƣơng sắc cho phong trào thơ lãng
mạn Việt Nam 1930 - 1945. Nhƣng lại đứng riêng một góc trời đằm thắm, em dịu... Cái tơi
đƣợc biểu hiện trong những vần thơ mƣợt mà đằm thắm mang hƣơng vị ca dao, dân ca ấy có
một sức hấp dẫn kỳ lạ, đã làm rung cảm bao trái tim yêu của độc giả trên mọi miền đất nƣớc,
những lời thơ của ơng cứ ngân nga mãi trong lịng bao thế hệ độc giả Việt Nam.
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu ở góc độ này hay góc độ khác, phƣơng diện này
hay phƣơng diện khác đánh giá về các thành tựu và các giá trị khác nhau của thơ Nguyễn
Bính trong phong trào thƣ mới nói riêng và trong văn đàn Việt Nam nói chung. Tuy nhiên sự
thu hút và hấp dẫn của thơ ông là một ấn tƣợng thơi thúc ngƣời viết muốn tự mình đi vào tìm
hiểu và khám phá sâu hơn nữa tiếng nói của những lời tâm tình, những cảm xúc dịu dàng và
sâu nặng tha thiết trong thƣ ơng để rồi qua đó cũng xin đóng góp một phần nhỏ vào việc
khẳng định giá trị và vị trí thơ của Nguyễn Bính.
Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ trên luận án có mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
- Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản về cái tơi và cái tơi trữ tình, mối quan hệ giữa cái
tơi trữ tình và thơ trữ tình.
- Xác định và phân tích các đặc điểm về cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính trên cơ
sở liên hệ so sánh với một số nhà thơ khác trong phong trào thơ mới.

1



Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

- Tìm hiểu và đánh giá các phƣơng diện nghệ thuật đặc sắc của thơ Nguyễn Bính để
thấy rõ khả năng khám phá và biểu đạt thế giới tâm trạng của cái tơi trữ tình trong thơ ông.

2/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Ra đời trong phong trào Thơ Mới, Nguyễn Bính đã mau chóng trở thành một nhà thơ
xuất sắc trên văn đàn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Hịa mình vào dịng chảy chung của
thơ lãng mạn, thơ Nguyễn Bính vẫn tạo đƣợc cho mình một vị trí rất riêng. Khi phong trào
Thơ Mới phát triển rầm rộ, dịng thơ trữ tình của Nguyễn Bính mau chóng trở thành một đề
tài hấp dẫn đối với các nhà phê bình nghiên cứu. Hồi Thanh - Hồ Chân là những nhà
nghiên cứu, phê bình đầu tiên đánh giá cao về thơ Nguyễn Bính. Trong cuốn "Thi nhân Việt
Nam", hai ơng đã khẳng định "Tơi muốn nói Nguyễn Bính vẫn cịn giữ đƣợc bản chất chân
q nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức đƣợc ngƣời nhà q ẩn náu trong lịng ta.
Ta bỗng thấy hình ảnh vƣờn cau, bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và tính tình đơn
giản của dân q là những tính tình cơ bản của ta" [Hồi Thanh - (42,342)]
Nguyễn Bính đã để lại một di sản nghệ thuật thơ văn phong phú bao gồm nhiều thể
loại: Thơ, truyện thơ, chèo, kịch thơ, truyện ngắn. Hầu hết các tác phẩm đều thể hiện đƣợc
tâm hồn và hơi thở của con ngƣời của cuộc sống dân quê. Đặc biệt thơ trữ tình của thi nhân
đã thể hiện đƣợc một khả năng đồng cảm nhạy bén, sâu sắc với mọi ngƣời, thể hiện đƣợc
tiếng lịng dạt dào cảm xúc, chan chứa tình ngƣời của một hồn thơ. Trên bình diện của "cái
tơi" nhà nghiên cứu phê bình Hồi Thanh - Hồi Châu đã xem Nguyễn Bính là "nhà thơ chân
quê'", là ngƣời đã đem những hồn quê thuần khiết trở về trong những điệu ca dao mƣợt mà để
tìm lại bản chất Việt Nam. Trong cuộc hành trình này, cái tơi trong thơ ơng chính là sự tổng
hợp và phát quang của một tài sản vô cùng quý giá "Hồn xƣa đá nƣớc". Những nhận xét khái
quát và gợi ý ban đầu của Hoài Thanh Hoài Chân là cơ sở để nửa thế kỷ sau những nhà phê
bình nghiên cứu góp phần nghiên cứu và bàn đến những vấn đề mới về cái tơi trong thơ trữ
tình của Nguyễn Bính mà trong "Thi nhân Việt Nam" chƣa nói đến.


2


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

Ở miền Nam, từ năm 1945 đến 1975, thơ Nguyễn Bính trở thành một đề tài đƣợc
nhiều ngƣời quan tâm. Thế Phong trong một cơng trình nghiên cứu về nhà thơ đã đặc biệt chú
trọng đến tính chất "Bình cũ rƣợu mới" trong thơ Nguyễn Bính. Chính điều ấy tạo cho thơ
ơng một "bàn sắc độc đáo" và "một địa vị" khơng nhà thơ nào có đƣợc. Trong bài viết của
mình, Thế Phong cũng chỉ ra đƣợc nguyên nhân của sức "truyền cảm mãnh liệt" của thơ
Nguyễn Bính: "Thơ Nguyễn Bính khơng giống một ai, chính thi nghiệp của ông cũng nhƣ
Hàn Mặc Tử, là rút ra đƣợc từ cuộc sống thành khẩn của mình, sống sâu và nghệ thuật cao
diễn tả thành công rực rỡ. Khơng cầu kỳ nhƣ Vũ Hồng Chƣơng, khơng thuần túy lãng mạn
dành riêng cho một giai cấp nhƣ Xuân Diệu, khơng khóc đời suy tƣ kiểu Huy Cận, khơng có
những thiên nhiên tạo vật buồn nhẹ nhƣ Lƣu Trọng Lƣ nhƣng đi sâu vào khía cạnh tâm hồn
mọi ngƣời, khi mà thi sĩ cũng hòa đồng rung cảm". [ Thế Phong (33, 258 - 259)]
Sự phân tích tỉ mỉ này đã chỉ ra đƣợc rằng: Điều khiển ngƣời đọc "rung cảm chân
thành ứa lệ" chính là ở cái cá biệt trong chiều sâu của cái tôi và ở cách thức thể hiện của nó:
Cái tơi cá thể hịa trong cái tôi cộng đồng, khám phá tâm hồn con ngƣời bằng một sắc thái trữ
tình nhẹ nhàng nhƣng mang tính chia xẻ và đồng cảm cao.
Viết về thƣ Nguyễn Bính trên báo đặc san Hƣơng Cúc mới (Sông văn - Đà Lạt 1952)
Trọng Thƣ một mặt phê phán nội dung thƣ Nguyễn Bính là "khơng hợp thời" và "cái tơi"
đắm mình trong tình yêu và "than rằng tình mình đã khép lại vì một ngƣời con gái", nhƣng
mặt khác lại thừa nhận rằng đó là những bài thơ của một tâm hồn thơ "tình tứ, nhẹ nhàng,
man mác" và "mang cả hồn chúng ta về phía xa xơi, chốn q hƣơng thân mến" .
Ngồi ra, nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính cịn có một số cơng trình nghiên cứu khác.
Vũ Bằng với "có hai Nguyễn Bính", Mộng Tuyết với "Nguyễn Bính với hai khía cạnh nhà thơ

tình thất và nhà thơ bình dân" Ta Tỵ với "Nguyễn Bính một thiên tài lỡ dở", Sơng Thai với
"Nguyễn Bính với những bƣớc lỡ làng"... Nhƣng nhìn chung việc nghiên cứu về cái tơi trữ
tình chƣa có một cơng trình riêng hồn chỉnh, nó chỉ đƣợc bộc lộ rải rác trong các cơng trình
nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính trên cái nhìn ở bình diện chung. Hơn nữa trong vấn đề cái tơi
trữ tình, những nhận xét

3


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

đánh giá chỉ dừng lại ở chỗ phát hiện, nêu vấn đề một cách khái quát chứ chƣa đi vào phân
tích sâu.
Ở miền Bắc, việc nhận định thơ mới nói chung, thơ Nguyễn Bính nói riêng lại
nghiêng về khuynh hƣớng phủ định. Nhận định về thơ mới, Vũ Đức Phúc trong quyển "Bàn
về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn hóa Việt Nam hiện đại 1930 - 1954" viết
rằng: "Bài thơ mới nào khá nhất cũng có ít nhiều những yếu tố xấu về tƣ tƣởng. Cái gọi là
chủ nghĩa nhân đạo" trong Thơ Mới chỉ là một thứ chủ nghĩa cá nhân gầy còm, trống rỗng và
vô vị". Với quyển "Phong trào Thơ Mới 1932 - 1945 (NXB Giáo dục, Hà Nội. 1997" Phan
Cự Đệ cho rằng Thơ Mới chịu ảnh hƣởng của ý thức hệ tƣ sản, về cơ bản là tiêu cực. Tuy
nhiên, cơng bằng mà nói thơ Nguyễn Bính khơng bị xem nhƣ là một ví dụ điển hình có tính
chất gay gắt nhƣ một số nhà thơ khác ở thời kỳ này có lẽ do hồn thơ mang bản sắc chân q
trữ tình đằm thắm của thơ ơng.
Trên thực tế, từ sau Đại hội VI (1986) cùng với khơng khí dân chủ hóa trong đời sống
xã hội, trong sáng tác văn học, việc nhìn nhận lại giá trị của trào lƣu văn học lãng mạn Việt
Nam 1930 - 1945 đã trả cho thơ Mới cũng nhƣ thơ Nguyễn Bính trở về với vị trí của nó trên
văn đàn. Chính bản sắc riêng và sự thể hiện rất riêng của thi nhân mà hiện tƣợng thơ ông
đƣợc xem nhƣ là một hiện tƣợng khá đặc biệt: "Một trƣờng thơ, một khoanh tre trong bờ tre

làng thơ Việt Nam" [Tơ Hồi (12,23 )].
Sau một quãng lùi lịch sử, hàng loạt các công trình nghiên cứu và đánh giá của giới
nghiên cứu và phê bình văn học lần lƣợt ra mắt bạn đọc với sự đánh giá mới khách quan hơn
và khoa học hơn. Tơn Phƣơng Lan trong "Nguyễn Bính - nhà thơ chân q" trên cơ sở
phân tích đóng góp về nội dung và nghệ thuật đã khẳng định "Khi Huy Cận, Xuân Diệu, Chế
Lan Viên và phần lớn các nhà thơ đƣơng thời chịu ảnh hƣởng của thơ phƣơng Tây và chính
nó đã dem lại cho phong trào Thơ Mới những nét đặc sắc thì Nguyễn Bính mang đến cho
phong trào thơ một phong cách mộc mạc, chân quê, một lối ví von đậm đà màu sắc ca dao".
(20, 54)
Thơ Nguyễn Bính giàu chất trữ tình, nó là kết quả của một sự hòa quyện gần nhƣ là
máu thịt giữa nhà thơ với cuộc đời. Các giai điệu của nỗi buồn chia ly, niềm đau bị bội bạc
hay cảm xúc bâng khuâng trƣớc một phong cảnh mộc mạc, bình dị của quê hƣơng... đều đƣợc
nhà thơ rung động bằng tất cả tình cảm chân thành, tha thiết của mình và chính cái tình

4


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

ấy theo Vũ Quần Phƣơng nhận xét thì "đã làm cho cảnh q Nguyễn Bính bâng khuâng xao
xuyến, có sức khêu gợi, đánh thức trong tâm hồn ta những kỷ niệm về một miền quê có thực
và cả một miền q chỉ có trong hồi niệm". (34, 26)
Khi thể hiện chất "chân quê" vẫn là con ngƣời của hiện đại với hồn thơ phảng phất
tình điệu lãng mạn đƣơng thời. Trong "Thơ Mới những bước thăng trầm" Lê Đình Kỵ đã
khẳng định giá trị của sự kết hợp hài hịa này: "Nói hƣơng vị của q hƣơng đất nƣớc thì
khơng đâu bằng ca dao. Nhƣng nếu nói thơ Nguyễn Bính khơng khác gì ca dao xƣa thì Thơ
Mới sẽ nghèo mất đi một Nguyễn Bính". Ơng đồng thời cũng đã nhìn thấy rõ rằng cảm xúc
thơ của nhà thơ là thứ cảm xúc gắn bó với cuộc sống của đại đa số ngƣời dân Việt Nam:

"Nguyễn Bính đã đến với ngƣời đọc khơng phải nhƣ một thợ thơ mà bằng "tâm hồn tôi", một
tâm hồn mộc mạc dễ rung động trƣớc những vui buồn quen thuộc hàng ngày và giống nhƣ ca
dao, nó có sức lắng đọng và vƣơng vấn ngƣời đọc". [ Lê Đình Kỵ (26,109 và 203)]
Mối quan hệ gắn bó giữa "cái tơi" với cuộc sống, con ngƣời nhƣ thế là đã đƣợc xác
định.
Tìm hiểu cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính là phát hiện ra đặc điểm bản chất và
nét đặc sắc của "cái tơi" trong tình và ý thơ ơng. Các nhà phê bình nghiên cứu cũng đã chỉ ra
rằng sự thể hiện của “cái tơi" trong thơ Nguyễn Bính khơng chỉ ảnh hƣởng mạnh đến nội
dung mà cịn tác động rất lớn vào nghệ thuật của nhà thơ. Bằng sự hiểu biết sâu sắc và gần
gũi với cuộc sống của con ngƣời Việt Nam, "Tâm hồn tôi" của Nguyễn Bính đƣợc thể hiện
một cách mộc mạc, bình dị và thấm đẫm chất tình. Tình trong thơ ơng chính là tình cảm đối
với quê hƣơng đất nƣớc, tình cảm gia đình, tình u đơi lứa, nỗi thơng cảm đối với những
phụ nữ bất hạnh, nỗi lo lắng trƣớc sự tàn phai của "Hồn xƣa đất nƣớc" và sự đổi thay của
cuộc đời... Trong một cơng trình nghiên cứu phê bình phong cách của các nhà thơ mới có lên
"Con mắt thơ", Đỗ Lai Thúy đã đi sâu vào khám phá thế giới nghệ thuật của các nhà thơ
mới có sự kết hợp giữa tƣ duy khoa học và tƣ duy nghệ thuật. Ngun tắc khám phá đó đã
giúp ơng chỉ ra đƣợc bản chất của cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính: "Cái tơi của nhà
thơ vừa là một sản phẩm của đô thị vừa là một thực thể độc lập tách biệt với thế giới bên
ngoài, nhất là với chính cuộc sống đơ thị".

5


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

Có một góc độ riêng trong cảm nhận cuộc sống và phƣơng thức biểu hiện, nhà thơ đã đƣa ra
cái tơi của mình trở thành trung tâm sáng tạo. Và cũng theo ý kiến của nhà phê bình nghiên
cứu Đỗ Lai Thúy thì đó là một cái tơi độc đáo với những phẩm chất bình dị nhƣng hết sức

tinh túy "Nỗi niềm quê hƣơng chẳng những là một hƣơng thơm đặc biệt của thơ Nguyễn Bính
mà cịn là một dịng nƣớc mạnh thay đổi cả đơi bờ thể loại thơ ơng" và "xét trong tồn bộ
sáng tạo của Nguyễn Bính thì mảng thơ giang hồ hồi niệm q hƣơng có một vị trí đặc biệt.
Dƣờng nhƣ nó tỏa ánh sáng kỳ ảo làm tơn lên vẻ đẹp của chân quê đang biến đổi trƣớc sự
tiếp xúc với đô thị hiện đại và tấm lỏng thiết tha của nhà thơ trƣớc sự thay đổi của nó".
Hiểu sâu sắc tâm hồn của thi nhân, Đỗ Lai Thúy cũng đồng thời cho rằng Nguyễn
Bính là một trong những trƣờng hợp hiếm hoi trong sự cọ xát giữa cũ và mới đã "Bộc lộ sâu
sắc trong tâm hồn không chỉ một cá nhân mà cả một dân tộc, không chỉ một thời mà có lẽ của
nhiều thời". Tuy khơng sinh ra trong một gia đình nơng thơn nhƣng sống nhiều ở nông thôn,
rồi lớn lên theo bƣớc chân phiêu bạt nhuốm cát bụi thị thành, trong cuộc sống nhiều tƣơng
phản ấy, thi sĩ đã có dịp hiểu tƣờng tận cuộc đời. Mơi trƣờng đơ thị góp phần "mài sắc ý thức
cá nhân của nhà thơ". Và thơ ông "là những con sóng vỗ về cả hai phía. Tiếng dội của nó
vọng từ bờ nọ sang bờ kia". [Đỗ Lai Thúy (41,45 và 113)].
Nói đến thơ Nguyễn Bính là nói đến tình yêu thƣơng sâu nặng mà lúc nào nhà thơ
cũng dành cho cuộc đời. Viết về tâm hồn thơ Nguyễn Bính, nhân ngày giỗ của nhà thơ, Hồi
Việt trong "Nguyễn Bính thi sĩ của yêu thƣơng" đã nhận xét "Tâm hồn Nguyễn Bính nhƣ một
cây đàn mn điệu, thống một chút gió đã ngân lên ". (49, 62)
Theo Hồ Sĩ Hiệp, cội nguồn của cái tơi trong thơ Nguyễn Bính "Bắt rễ từ những hoa
đồng, cỏ nội, những ao muống, vạt cần, những mồ hôi, nƣớc mắt, những lam lũ thƣờng nhật
của quê hƣơng, một quê hƣơng gắn bó suốt cuộc đời, dù có lúc ơng phai lênh đênh khắp từ
Bắc chí Nam hoặc bị cuộc đời hất hủi". Hồ Sĩ Hiệp nói rõ hơn: "Nguyễn Bính khơng ca ngợi
những bóng dáng mỹ nhân mà ln đi sâu vào thế giới tâm tình của những mảnh đời ngang
trái dở dang. Có thể nói, với ngịi bút của mình Nguyễn Bính đã nói lên chân thật đầy đủ nỗi
ƣu buồn trầm lắng, giải tỏa đƣợc những tiếng kêu bi thƣơng của những tâm hồn mộc mạc.
Tiếng thơ của Nguyễn Bính gây đƣợc sự rung cảm chân thành, lời thơ khơng gị bó

6


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn


Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

gƣợng ép giả tạo, nhƣ chính nhà thơ đã mang nỗi niềm tâm sự hơn là do chính tác giả tƣởng
tƣợng làm ra..." [20, 18 và 97]
Hà Minh Đức trong những nghiên cứu của mình cũng có những nhận định về "Cái
tơi" trữ tình trong thơ Nguyễn Bính khá sâu sắc:
"Ở Nguyễn Bính dƣờng nhƣ có hai con ngƣời, con ngƣời của đồng quê và con ngƣời
thi sĩ giang hồ đắm đuối với sự nghiệp. Hai con ngƣời đã tạo nên hai cái tơi trữ tình.". Q
trình khúc xạ để tạo nên hai cái tơi trữ tình ấy đã hình thành một tâm hồn - Hồn thơ Nguyễn
Bính. Để rồi từ những rung động và thổn thức của trái tim mình, hồn thơ ơng nhƣ những cung
đàn cứ ngân lên hoài giai điệu yêu thƣơng của cuộc sống. Khi đề cập đến tác phẩm "Lỡ bƣớc
sang ngang" của Nguyễn Bính, Hà Minh Đức cũng đã nói: "Cái tơi trữ tình của Nguyễn Bính
có căn cứ để thâm nhập, để chan hòa vào cuộc sống, nhiều số phận" và kết luận: "Cái tơi trữ
tình của Nguyễn trƣớc sau vẫn là cái tơi trữ tình u cầu sự thơng cảm. Tác giả khơng tự tơn
mình lên, "Cái tơi" của nhà thơ không khinh bạc, kiêu căng tách khỏi mọi ngƣời".[Hà Minh
Đức( 17, 208 và 209,213)].
Thể hiện cái tôi bằng khả năng đồng cảm cao giữa nhà thơ và cuộc đời là điều khơng
thể phủ nhận đƣợc, có phải vì thế mà sau năm 1945, trƣớc sự chuyển đổi của nhiều nhà thơ
mới thì thơ Nguyễn Bính lại dễ dàng ít vật vã?
Thơ Nguyễn Bính mƣợt mà dung dị giàu chất nhân ái, gắn bó với cuộc sống của nhân
dân, cùng với cảm hứng lãng mạn là cảm hứng nhân bản. Ông viết về nỗi đau bằng những
nếm trải và viết về tình đời bằng những tình cảm chân thành của trái tim mình. Chính vì vậy
mà những vần thơ mang đậm đà bản sắc dân tộc của Nguyễn Bính đƣợc đơng đảo bạn đọc
mến mộ. Lại Ngun Ân trong bài nghiên cứu "sự có mặt của Nguyễn Bính" đăng trong
tuyển tập " Nguyễn Bính thi sĩ của yêu thƣơng" đã đánh giá thơ của Nguyễn Bính bằng cách
đi sâu vào phân tích thực chất sự thể hiện của cái tơi trữ tình. Ơng cho rằng cái tơi trữ tình
trong thơ Nguyễn Bính bên cạnh nỗi niềm tâm sự hồi cổ thì những vần thơ đƣợc viết ra từ
trái tim nhà thơ còn là sự tự ý thức và "ý thức về sự sống của cá nhân và quyền đƣợc vui sống
của con ngƣời". Cũng phân tích về "cái tơi" trong thơ Nguyễn Bính, Lại Ngun Ân đã xác

định một khía cạnh quan trọng trong cảm hứng sáng tác của nhà thơ: "Ngay từ đầu, giữa "thời
đại của cái tơi" thơ Nguyễn Bính cũng ít khi nói về "tơi", từ những tiểu sử

7


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

"thật nhƣ đếm" của chính mình, mà "cái tơi" trữ tình trong thơ Nguyễn Bính phần nhiều là
gởi tâm sự theo lối "thác lời", "làm lời" ngƣời khác, nói hộ ngƣời khác và ngay khi nói
chuyện mình, nhiều lúc ơng cũng đƣa ra cái "tơi" nửa mình, nửa ngƣời khác, thiêu dệt "tơi"
trong một câu chuyện khác xa tiểu sử của bản thăn. Ông rất tài nhập vai và nói rất đúng giọng
của họ". (49, 32 và 33)
Có thể nói thơ Nguyễn Bính giàu chất tƣởng tƣợng, chính chất tƣợng tƣởng phong
phú này là cảm hứng sáng tác trong thơ ơng.
Thơ là tình. Tình ấy bén rễ rất sâu trong cuộc sống rồi dội vào trái tim nhà thơ thành
những vần thơ ứ đầy chất liệu cuộc sống và nỗi niềm của ngƣời sáng tạo. Trong thơ Nguyễn
Bính, cái tơi trữ tình của nhà thơ khơng chỉ chứa đựng tình cảm, nỗi niềm tâm trạng... của nhà
thơ mà còn là khúc giao cảm của nhà thơ đối với cuộc đời. Trong các cơng trình nghiên cứu
gần đây nhƣ: Phân tích bài thơ "Tết của mẹ tơi" của giáo sƣ Hồng Nhƣ Mai, "Nguyễn
Bính thi sĩ của đồng quê" - Hà Minh Đức, phân tích bài "Tương tư" của Hà Bình Trị, phân
tích "Lỡ bước sang ngang" của Hồng Nhƣ Mai... Các tác giả cũng đã ít nhiều đề cập đến
các đặc điểm của cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính: Thiết tha gắn bó với cuộc đời, với
con ngƣời và với quê hƣơng ở cả nội dung thơ và nghệ thuật sáng tạo. Đồng cảm với thi
nhân, Hà Bình Trị trong "Bài thơ tương tư" của Nguyễn Bính đã đi sâu vào phân tích cảm
xúc của thơ trữ tình và nhu cầu giải bày của nó. Tác giả xem "cái tơi" của Nguyễn Bính là
"cái tơi tha thiết có nhu cầu phơi trải" và cái tôi ấy "phản ánh mảng tâm hồn của tầng lớp
thanh niên tiểu tƣ sản những năm 30 của thế kỷ này". (20,76).

Vấn đề "cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính" đã đƣợc các nhà phê bình nghiên cứu
khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau với các đặc điểm khác nhau. Chúng ta có thể rút ra
một số điểm chung trong những nhận xét về cái tôi nhƣ sau:
- Cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính vừa mang tính truyền thống vừa mang tính
hiện đại. Đó cũng là cái tơi vừa gắn liền với hồn cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 1945, vừa nhƣ là một "thực thể độc lập" vƣợt qua bên ngoài hoàn cảnh ấy để trở về với cội
nguồn "chân quê".

8


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

- Cái tơi của nhà thơ một mặt đƣa chúng ta đến với phần "ngƣời" bên trong của nhà
thơ, mặt khác lại giúp chúng ta hiểu thêm về tình đời, tình ngƣời và cuộc đời qua khúc giao
cảm của nhà thơ đối với cuộc sống.
Bên cạnh đó, nhƣ chúng ta đã nói, việc nghiên cứu về cái tơi trữ tình trong thơ
Nguyễn Bính vẫn chƣa có một cơng trình riêng hồn chỉnh. Các đặc điểm của cái tôi chỉ đƣợc
nêu rải rác trong các bài nghiên cứu về một vấn đề khác thuộc phần nội dung hay nghệ thuật
của thơ ông. Hơn nữa, trong vấn đề cái tơi trữ tình, các nhận xét đánh giá chỉ dừng lại ở chỗ
phát hiện, nêu vấn đề một cách khái quát chứ chƣa phân tích sâu.
Tuy nhiên, những nhận xét, đánh giá trên chính là cơ sở quý báu để ngƣời viết đi sâu
hơn trong việc nghiên cứu cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính, xem cái tơi là hạt nhân,
nhân cách của hình tƣợng thơ và là cơ sở để chủ thể trữ tình bộc lộ ý thức chủ quan của mình
trong mối quan hệ giữa nhà thơ và cuộc sống.

3/ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Vấn đề "cái tơi trữ tình" là một phƣơng diện giá trị của thơ ông giải quyết vấn đề này,
luận án sẽ có những đóng góp nhƣ sau:

- Cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính là cái tơi nội cảm. Trƣớc hết đó là cái tơi của
nhà thơ đã đƣợc nghệ thuật hóa, thơ hóa. Nó phản ánh tâm tƣ tình cảm và cuộc đời của nhà
thơ.
- Cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính là cái tơi trữ tình nhập vai. Ơng đã hóa thân
vào tâm trạng của những chàng trai những cô thôn nữ dịu dàng e ấp và tất cả những ngƣời
thơn q bình dị mộc mạc để nói lên nỗi lịng của họ. Cái tơi trữ tình trong thơ ơng chính là
cái tơi hồi niệm, cái tơi tự ý thức về mình, cái lơi u thƣơng - chia xẻ và cái tôi với những
yêu thƣơng và lỡ làng trong tình u.
- Cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính đƣợc chuyển tải qua các phƣơng diện nghệ
thuật - phƣơng tiện lý giải và khám phá cuộc sống - mang tính cảm tính và mang tính quan
niệm của Nguyễn Bính nhƣ thể thơ, ngơn từ, hình ảnh đến nghệ thuật biểu hiện và quan niệm
nghệ thuật về con ngƣời, giọng điệu nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật.

9


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

- Để giải quyết vấn đề, chúng tôi xem cái tôi là hạt nhân, nhân cách của hình tƣớng
thơ.

4/ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
So với các nhà thơ cùng thời, ƣƣớc Cách mạng tháng Tám Nguyễn Bính là nhà thơ có
nhiều thi phẩm đƣợc in nhất (7 tập thơ, 1 truyện thơ, 1 kịch thơ và một số bài thơ lẻ chƣa xuất
bản). Sau Cách mạng Tháng tám Nguyễn Bính vẫn tiếp lục làm thơ và cho ra đời nhiều tập
thơ khác kể cả truyện thơ. Tuy nhiên khi tiến hành đề tài này, chúng tơi chỉ chú trọng tìm
hiểu, khảo sát "cái tơi trữ tình" của thơ ơng trong các tập thơ sau:
1- Lỡ bƣớc sang ngang.

2- Tâm hồn tôi.
3- Hƣơng cố nhân.
4- Một nghìn cửa sổ.
5- Ngƣời con gái ở lầu hoa.
6- Mƣời hai bến nƣớc.
7- Mây Tần.
Cạnh bảy tập thơ này, chúng tơi cịn căn cứ vào những bài thƣ của Nguyễn Bính sáng
tác trong giai đoạn trên nhƣng chƣa đƣợc in thành lập và những bài thơ lẻ của Nguyễn Bính
trƣớc năm 1945 gửi cho ông Bùi Hạnh Cẩn ở dạng các bức thƣ đã đƣợc xuất bản trong cuốn
"Nguyễn Bính và tơi" xuất bản năm 1995 và quyển "Nguyễn Bính một vì sao sáng" xuất bản
1999.
Đây là nguồn tài liệu cơ bản để chúng tơi tìm hiểu vấn đề cái tơi trữ tình trong thơ
Nguyễn Bính.

5/ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính, luận văn
sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu dƣới đây:

10


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

- Phương pháp phân tích - tổng hợp:
Để tìm ra những đặc điểm của cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính, ngƣời viết đi
vào phân tích lý giải mối quan hệ giữa nhà thơ với cuộc sống, thời đại, đồng thời tìm hiểu
nguyên nhân của sự hình thành và thể hiện của những đặc điểm ấy nhằm khám phá sâu sắc
hơn hồn thơ của ông trên bình diện của cái tơi. Sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp

ngƣời viết cũng tìm hiểu về thơ Nguyễn Bính trên cơ sở xem xét các quan điểm của những
nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá về thơ ông để sau dó tổng hợp, rút ra đƣợc những đặc
điểm chung mang tính đặc trƣng nhất của cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính, đồng thời sử
dụng hệ thống lý luận về cái tơi trữ tình của thi pháp nhƣ một hệ qui chiếu, để phân tích lý
giải tìm ra những đặc điểm riêng của cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính.
- Phương pháp so sánh:
Mục đích của phƣơng pháp so sánh là nhằm chỉ ra những đặc điểm tƣơng đồng và dị
biệt của cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính so với cái tơi trữ tình trong thơ của các nhà thơ
mới đƣơng thời. Phƣơng pháp này giúp cho ngƣời viết có cơ sở để lý giải sâu hơn và rõ ràng
hơn sự thể hiện của cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính. Trên cơ sở đó xác định đúng giá
trị chung và riêng của thơ ơng trên thi đàn thơ mới nói riêng và văn đàn Việt Nam nói chung.
Thao tác này đƣợc tiến hành nhƣ sau: Đặt thơ Nguyễn Bính trorng mối quan hệ với các nhà
Thơ Mới cùng thời. Sử dụng phƣơng pháp phân tích, lý giải cùng với phƣơng pháp so sánh
để rút ra đƣợc đặc điểm chung và riêng trong sự thể hiện của cái tơi trữ tình, đồng thời qua đó
so sánh thơ Nguyễn Bính với các nhà thơ có cùng đề tài phản ánh nhƣ: Đồn Văn Cừ, Anh
Thơ, Bàng Bá Lân... nhằm làm nổi bật bản sắc riêng của thơ Nguyễn Bính và cái tơi trữ tình
trong thơ ơng.
Ngồi ra, để làm nổi bật đặc điểm và sự thể hiện cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn
Bính, ngƣời viết cịn sử dụng phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp
loại hình đan xen vào để hỗ trợ cho việc phân tích và tìm hiểu cái tơi trữ tình trong thơ
Nguyễn Bính.

6/ CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm có ba phần: Phần dẫn luận, nội dung và kết luận.

11


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn


Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

Dẫn luận:
1/ Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
2/ Lịch sử vấn đề.
3/ Đóng góp của luận án.
4/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
5/ Phƣơng pháp nghiên cứu.
6/ Cấu trúc luận án.
Nội dung:
Chương I: Cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính.
1/ Cái tơi hồi niệm.
1.1/ Ý thức sâu sắc về sự đổi thay của nơng thơn trƣớc vấn đề đơ thị hóa.
1.2/ Những hoài niệm về quê hƣơng và khát vọng giữ gìn bản sắc chân q.
2/ Cái tơi tự ý thức về về thân phận của kẻ tha hƣơng.
3/ Cái tôi yêu thƣơng chia xẻ.
3.1/ Đối với ngƣời thân.
3.2/ Đối với cộng dồng.
4/ Cái tôi yêu thƣờng và lỡ làng trong tình u.
Chương II: Phương thức biểu hiện cái tơi trữ tình.
1/ Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời.
2/ Khơng gian và thời gian nghệ thuật.
2.1/ Không gian nghệ thuật.
2.2/Thời gian nghệ thuật.
3/ Giọng điệu nghệ thuật.
4/Thể thơ và các phƣơng tiện nghệ thuật.
4.1/Thể thơ.
4.2/ Ngôn ngữ.

12



Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

4.3/ Hình ảnh.
Kết luận
Thƣ mục tham khảo

13


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH
I- Cái tơi hồi niệm
1.1/ Ý thức sâu sắc về sự đổi thay của nông thôn trước vấn đề đơ thị hóa:
Vào những năm đầu của thế kỷ 20, sau khi củng cố xong bộ máy chính quyền đơ hộ,
thực dân Pháp bắt đầu chính sách khai thác thuộc địa. Đi đôi với việc thay đổi bộ mặt kinh tế
là việc làm thay đổi các giá trị vãn hóa của xã hội nƣớc ta. Cuộc sống đơ thị hình thành, phát
triển cùng với sự du nhập của luồng văn hóa Âu Tây từ sách vở, báo chí đến lối sống... Tác
động đến các giá trị tinh thần của cộng đồng ngƣời Việt, bào mòn bản sắc văn hóa truyền
thống vốn nhƣ một giá trị bất biến mà từ bao đời nay con ngƣời nâng niu gìn giữ. Sự đổi thay
ấy một mặt ảnh hƣởng lớn đến sự đổi mới về nội dung và nghệ thuật của văn thƣ, mặt khác
nó là nguyên nhân những luồng tƣ duy nghệ thuật với những nỗi day dứt, trăn trở...của nhà
văn, nhà thơ.

Sự xâm lấn của cuộc sống đô thị vào nông thôn cùng lúc tác động đến nhiều phƣơng
diện cuộc sống của con ngƣời Việt Nam quanh năm sống sau lũy tre xanh. Sự du nhập của
cuộc sống mới khác hẳn cuộc sống cũ vừa gợi sự thích thú nhƣng lại vừa làm cho con ngƣời
ta cảm thấy xa lạ, âu lo. Ra đời từ những năm đầu thế kỷ thứ XX, Thơ Mới với sự đa dạng về
phong cách "Một tâm hồn rộng mở nhƣ Thế Lữ, mơ màng nhƣ Lƣu Trọng Lƣ, hùng tráng nhƣ
Huy Thông, trong sáng nhƣ Nguyễn Nhƣợc Pháp, ảo nảo nhƣ Huy Cận, quê mùa nhƣ Nguyễn
Bính, kỳ dị nhƣ Chế Lan Viên" [Hoài Thanh (42,34)] là kết quả của những tác động từ cơ sở
văn hóa, kinh tế, chính trị của xã hội lúc bấy giờ. Xu hƣớng chung của các nhà thơ lãng mạn
thời kỳ này là né tránh cuộc sống xã hội ngột ngạt bằng cách đi sâu vào thế giới của tâm hồn
con ngƣời, khám phá những góc cạnh của tình u, của nỗi buồn, sự cơ đơn... và khơng ít nhà
thơ quay trở về q khứ mơ lại giấc mơ xƣa nhƣ tìm kiếm một khống khơng gian êm đềm.
Nguyễn Bính cũng là một trong những nhà thơ nhƣ vậy.

14


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

Nhƣng khác hẳn với sự trở về của Anh Thơ, Bàng Bá Lân hay Đoàn Văn Cừ trong những bức
tranh nông thôn thuần khiết hƣơng vị quê mà nhà thơ nhƣ một ngƣời du ngoạn cảnh q:
Tháng cắp bên hơng nón đội đầu
Khun vàng yếm thắm áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng má đỏ au...
Chiều mát đƣờng xa nhạt nắng vàng
Đồn ngƣời về ấp gánh khoai lang,
Trời xanh cị trắng bay từng lớp.
Xóm chợ lều phơi xác lá bàng.

(Đƣờng về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ)
Sự trở về của Nguyễn Bính là sự trở về của một đứa lúc nào con gắn bó với quê
hƣơng cho nên nó chất chứa khôn nguôi những day dứt, trăn trở, những nhận thức sâu sắc về
cuộc sống và những dự cảm xã hội mang tính thời sự. Với nhà thơ, hơi thơ cuộc sống ở nông
thôn trong từng cảnh vật của làng quê từ bến nƣớc, giàn trầu, hàng cau, giậu mồng tơi, khung
cửi... đã khắc sâu vào máu thịt của ơng. Ơng hiểu rất rõ những phong tục tập quán, nền nếp
thế giới tâm linh qua cách ăn mặc, cách cƣ xử và qua sự tín ngƣỡng tơn giáo của ngƣời dân.
Một đêm hát chèo, một buổi lễ chùa, một ngày hội xn, lời hị hẹn của đơi trai cái u nhau,
tình cảm con ngƣời sâu nặng... trong thơ Nguyễn Bính bao giờ cũng mang hồn sắc dân tộc.
Nó chính là những bộ phận nhỏ của văn hóa làng quê từ bao đời đã trở thành cố hữu trong
tâm thức ngƣời dân. Chính vì vậy một sự đổi thay của cuộc sống dù rất nhỏ trong thƣ ông đều
mang nội niềm khắc khoải âu lo của nhà thơ về sự đổi thay của ban sắc dân tộc. Đỗ Lai Thúy
trong bài viết "Đƣờng về chân q của Nguyễn Bính có nhận xét rõ về chất hồi niệm trong
thơ Nguyễn Bính: "Trong số các nhà thơ cùng thời viết về nông thôn nhƣ Bàng Bá Lân, Anh
Thơ, Đồn Văn Cừ... có là chỉ có Nguyễn Bính là nhận thức sâu sắc đƣợc sự thay đổi của
thôn quê trƣớc cuộc xâm lăng của đô thị. Nếu thơ của các thi sĩ trên chỉ là những “bức tranh
quê" những bài "Thôn ca" những họa phẩm phong tục tục và lịch sử

15


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

q giá thì thơ Nguyễn Bính là nhớ thƣơng, lo âu và khắc khoải về sự phôi pha của quê
hƣơng". [Đỗ Lai Thúy (42, 111)]
Trong tâm trạng của một ngƣời "thị dân hiện đại" có nguồn gốc nho gia, sự trăn trở
của Nguyễn Bính xuất phút từ sự ý thức sâu sắc về sự xói mịn của các giá trị văn hóa truyền
thống của làng quê Việt Nam trƣớc những ảnh hƣởng của luồng văn hóa du nhập từ Âu tây

sang. Trong tâm trạng của một chàng trai làng chờ đợi ngƣời yêu đi tỉnh về nhà thơ xót xa:
Hơm qua, em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng,
Áo cài khuy bấm! Em làm khổ tôi!
(Chân quê)
Trong cái tứ của ca dao, hồn thơ của Nguyễn Bính trở về với cội nguồn của dân tộc đã
hàng ngàn năm ấp ủ ở làng quê. Hình ảnh của con ngƣời và cảnh vật làng quê trong thơ ông
luôn luôn đƣợc định hình trở thành những chuẩn mực về đạo đức, về thẩm mỹ. Đó cũng là
nét thẩm mỹ đƣợm màu sắc dân tộc. Do vậy, cái cảm hứng "chân quê "đƣợc khơi nguồn từ
đời sống của quê hƣơng,của dân tộc với những tình cảm bình dị. gần gũi mà quý báu của ông
xuất phát lừ ý thức muốn chống lại tình trạng tha hóa, xu hƣớng học địi làm mất đi bản sắc
văn hóa tốt đẹp của quê hƣơng. Nhà thơ hụt hẫng tìm kiếm:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lƣng đũi nhuộm hồi sang xuân
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
(Chân quê)
Làng quê Việt Nam từ bao đời nay gắn liền một cách thân thiết với những sự vật mà
con ngƣời sử dụng hàng ngày. Hình ảnh "yếm lụa sồi". "Dây lƣng đũi", "Áo tứ thân", "Khăn
mỏ quạ"... từ lâu đã trở thành những thứ y phục truyền thống của ngƣời Việt. Nó góp phần
làm tăng thêm nữ tính cho ngƣời phụ nữ. Đặc biệt hình ảnh cái yếm cịn là biểu tƣợng tình
yêu trong ca dao:

16


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính


Ƣớc gì sơng rộng một gang
Bắc cầu giải yếm mời nàng sang chơi.
Hay:
Trầu em têm tôi hôm qua
Cất trong giải yếm mở ra mời chàng.
Ngày xƣa để ứng phó với khí hậu nóng bức, phụ nữ khi làm lụng, nhất là trong bóng
râm thƣờng hay mặc yếm với hai tay để trần, cách ăn mặc với mục đích ứng phó với mơi
trƣờng tự nhiên này dần dần trở thành một cái đẹp của ngƣời Việt Nam cổ truyền "Đàn ơng
đóng khố đi lƣơn, đàn bà yếm thắm hở lƣờn mới xinh". Sự trở về trong thơ Nguyễn Bính
trƣớc hết là sự trở về với cội nguồn bằng thể thơ dân gian quen thuộc cùng với cách nói ví
von, cách sử dụng những hình ảnh từ lâu vốn đã đƣợc xem là bản sắc văn hóa của cộng đồng
ngƣời Việt. Trong sự trở về này thi nhân đã chứng tỏ đƣợc sự hiểu biết sâu sắc và sự trân
trọng những giá trị văn hóa ấy của mình. Với nhà thơ, thơ là sự thể hiện của niềm khao khát
và ƣớc nguyện của tâm hồn ông. Những êm đềm và ngọt ngào của cuộc sống bình dị sau lũy
tre làng khác biệt hầu nhƣ hoàn toàn với những cay đắng mà nhà thơ đã nếm trải trong những
ngày lăn lộn kiếm sống ở thành thị đã biến nhà thơ thành ngƣời của quê hƣơng - một quê
hƣơng thiết tha và đằm thắm nghĩa tình - thế mà những năm đầu của thế kỷ XX này, tất cả
đang bị xói mịn đi và đang có nguy cơ biến mất. Lời tâm sự của anh trai làng vì thế là sự
thấm thìa sâu sắc những đổi thay đang đi đến chỗ mất mát của hồn xƣa đất nƣớc.
Trong thơ Nguyễn Bính sự tàn phai của "Hồn xƣa đất nƣớc" cứ trăn đi trở lại nhƣ một
ám ảnh với tất cả sự day dứt và trăn trở. Sài Gòn đang biến mình thành đơ thị hiện đại chớm
bắt mình vào nền văn minh cơng nghiệp. Văn hóa Âu tây đã có những ảnh hƣởng mạnh đến
đời sống văn hóa của ngƣời việt. Trong xã hội Việt, do sự qui định của cơ chế kinh tế nông
nghiệp, các thành viên của làng khơng chỉ quan hệ gắn bó với nhau bằng quan hệ máu thịt mà
cịn gắn bó với nhau bằng quan hệ sản xuất, con ngƣời cùng lao động với nhau trên mảnh
vƣờn, đồng ruộng, rồi hẹn hò gặp gỡ ở những buổi hội chèo... sự thay đổi theo cơ cấu đơ thị
của cả một nền kinh tế văn hóa đã phá vỡ mối quan hệ gắn bó của cộng đồng

17



Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

đƣa ngƣời ta ra khỏi tổ ấm gia đình. Trong cái nhìn đầy nỗi âu lo của một thành viên trong
cộng đồng, nhà thơ cảm nhận:
Những cuộc chia lìa khởi tự đây
Cây đàn sum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc
Lần lƣợt theo nhau suốt tối ngày.
(Những bóng ngƣời trên sân ga)
Cùng với việc chứng kiến cảnh chia ly là dự cảm về những "cái tơi cơ đơn" mà trong
đó bản thân nhà thơ cũng khơng thể thốt ra khỏi hồn cảnh ấy.
Thời gian sống ở thơn q của ơng có lẽ khơng nhiều nhƣng gắn bó và có nhiều kỷ
niệm êm đềm. Ông am hiểu tƣờng tận cuộc sống, cách cảm, cách nghĩ của nơng thơn. Trong
thơ ơng có những hình ảnh thƣờng thấy đƣợc xem là biểu tƣợng văn hóa làng, thể hiện tính
cộng đồng của nơng thơn nhƣ: Cây đa, bến nƣớc, con đị, hội hè, đình đám, mái chùa... Nói
đến làng ngƣời ta nghĩ đốn mái đình: Trung tâm hành chính, trung tâm văn hóa và trung tâm
về mặt tình cảm với những đêm hội chèo thân thƣơng: "Qua đình ngả nón trơng đình - Đình
bao nhiêu ngói thƣơng mình bấy nhiêu", "Đêm qua tát nƣớc đầu đình, bỏ quên chiếc áo trên
cành hoa sen", cây đa: nơi hò hẹn... Cũng với ý nghĩa ấy nhƣng những biểu tƣợng của làng
cịn mang cả tâm trạng khắc khoải khơng n của một tâm tƣ hoài niệm:
Ánh chiều vàng ánh chiều rơi
Chiều xƣa rêu phủ tự muôn đời.
(Chiều quê)
Chùa chiền, mái đình là nơi tổ chức hội hè đình đám, nhƣng khi những chỗ ấy bị
ngƣời ta quên lãng thì những đám hát, những hội hè cũng dần dần trở về với dĩ vãng:
Đến ngay trai trẻ quanh làng Thƣợng

Đình đám thâu đêm họ chẳng màng.
Họ kháo nhau rằng trò dở lắm;
Phƣờng Mơ năm ấy thế rồi tan.

18


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

(Phƣờng mơ)
Đi vào phân tích thế giới trữ tình của nhà thơ chúng ta có thể nhận thấy rằng thật ra
thì thi nhân khơng phải là một anh nhà quê cố hữu với tất cả những gì mình có, bản thân
ngƣời cũng đã nhiều lần đi tỉnh, cũng "dan díu nợ kinh thành". Bằng trực giác và bằng cảm
giác, thi nhân cảm nhận đƣợc rằng đô thị càng phát triển thì bản sắc văn hóa truyền thống
càng phơi pha, tính hài hịa vốn có trong quan hệ xã hội bị phá vỡ, con ngƣời cảm thấy chênh
vênh, mất đi thế cân bằng. Trong tâm trạng ấy của con ngƣời, cuộc sống thuần khiết êm ả sau
lũy tre làng cũng trở thành bất an:
Năm sau vƣờn cải hoa vàng hết
Bƣớm lại sang mà em chẳng sang.
Thui thủi một mình anh bắt bƣớm
Trơng chèo thƣa thớt động làng Ngang.
(Hết bƣớm vàng)
Con ngƣời Việt Nam đời đời kiếp kiếp gắn bó với mảnh vƣờn, đồng ruộng để mà sinh
sống, chuyện cái tình cái nghĩa cũng sinh ra từ đây. Đứng ở mảnh vƣờn hiện tại làm một cuộc
trở về bằng giấc mơ có hình ảnh của cánh bƣớm, một kỷ niệm đẹp hiện về cùng lúc con
ngƣời ý thức đƣợc thế lẻ loi của mình ở hiện tại, bồn chồn nghe tiếng trống chèo đang vọng
một cách thƣa thớt. Điều này cũng có nghĩa là trong nhận thức của thi nhân, cuộc sống không
đi theo chiều hƣớng sinh sôi nảy nở mà đang trên đƣờng trƣợt trở về với cái xơ xác, hoang

tàn:
Một thửa vƣờn hoang bên cạnh am,
Xƣơng rồng, bãi cỏ lấn rau sam;
Vƣờn này ngày nhỏ, anh còn nhớ
Đã nhẩy qua tƣờng trẩy trộm cam.
(Vƣờn xƣa)
Con ngƣời nhà q trong thơ Nguyễn Bính ln có những cuộc trở về với những hình
ảnh đẹp của cuộc sống trong quá khứ: Một con đƣờng làng rụng trắng hoa xoan, thoảng mùi
hoa cam, hoa bƣởi, một con ngƣời đang náo nức chờ đợi buổi hội chèo... Trong hành trình trở
về đó, nhà

19


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

thơ tạo ra cái thế đối lập không thể dung hợp đƣợc giữa cuộc sống hiện đại và quá khứ. "Hoa
với rƣợu" là một bài thơ hồi cố về một kỷ niệm rất đẹp của nhà thơ là dẫn chứng tiêu biểu của
âm hƣởng vỗ về của tâm hồn thơ giữa đôi bờ quá khứ và hiện tại ấy:
Chao ôi là mộng hay là thực
Là thực hay là mộng bấy lâu
Hai đứa sống bằng hoa với rƣợu
Sống vào giời đất, sống cho nhau
Nhƣng mộng mà thôi mộng mất rồi
Hoa tàn rƣợu ế ấy tình tơi
Chiều nay tôi chắp đôi tay lại:
Đừng gặp ngƣời xƣa nữa lạy giời.
(Hoa với rƣợu)

Quá khứ là quê hƣơng, nơi nuôi dƣỡng hồn thơ của nhà thơ và nơi mà nhà thơ có thể
hịa hợp đƣợc những phẩm chất trong sáng, chân thực của mình với cuộc đời nhân hậu cịn
thuần phác. Quá khứ với những hình ảnh đẹp về con ngƣời và cảnh vật trong thơ Nguyễn
Bính nhƣ một truyền thống vốn có, nhƣ cuộc đời hiện lại nhiều màu, nhiều vẻ và nhƣ những
mong ƣớc vốn không hề thay đổi trƣớc những biến động của cuộc đời. Có lẽ chính vì vậy mà
khi gởi gắm tình yêu của mình về với quê hƣơng để tìm lại những vẻ đẹp truyền thống, thanh
khiết mà không dễ nhận ra ở một nơi nào khác nhất là ở chốn đô thị phồn hoa, nhà thƣ cảm
nhận đƣợc những mất mát lớn lao của cuộc sống mà mảng đậm của nó là nỗi cơ đơn, tâm
trạng nuối tiếc của con ngƣời.
Phong trào Âu hóa ở những năm 1930 - 1945 du nhập vào Việt Nam trên hai phƣơng
diện: Phƣơng diện nổi và phƣơng diện chìm. Ngƣời ta có thể dễ dàng nhận ra bề nổi của nó ở
một lối sống, một cách ăn mặc, một cuộc thi sắc đẹp, một cuốn tiểu thuyết tình, một buổi chợ
phiên... Nhƣng trong cơn lốc mở đƣờng vào thế kỷ này của ngƣời Việt lúc bấy giờ còn có
một trào lƣu khác lặng lẽ nhƣng rất quan trọng và khơng dễ dàng gì nhân ra nó: Đó là trào lƣu
ý thức. Chính cái âu hóa trầm sâu này mà khơng phải là cái âu hóa bèo bọt nói trên mới là đối
đầu đích thực của nền văn hóa dân tộc. Không thận trọng con ngƣời sẽ đứng trƣớc nguy cơ

20


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính

cịn đấy nhƣng lại mất tất cả. Thơ Nguyễn Bính vì thế trở thành những dự báo đầy trách
nhiệm của một nhà thơ về số phận của những giá trị văn hóa, tinh thần trong sự phát triển của
xã hội theo xu hƣớng mở cửa và thực tế, trong thời đại ngày nay vấn đề này cũng đƣợc đặt ra
nhƣ một thử thách đối với xã hội. Và khi xã hội thay đổi, con ngƣời có xu hƣớng "cố lùi xa
nếp cũ để đi đến chỗ mà ngƣời ta gọi là văn minh" (Hồi Thanh), thì những gì mà nhà thơ gởi
gắm trong thơ mãi mãi sẽ làm lay động tâm hồn, nó nhƣ lời nhắn gởi con ngƣời, trong khi đi

đến cuộc sống văn minh, hãy xây dựng nó trên nền tảng của một nền văn hóa mang đậm cốt
cách và bản sắc dân tộc của con ngƣời Việt Nam, hội nhập chớ không bị hịa tan trong những
nền văn hóa khác.
Chế Lan Viên đã từng có một ý tƣởng rất lạ:
Ai đâu trở lại mùa thu trƣớc
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Với những hoa tƣơi muôn cánh rã
Về đây đem chắn nẻo thu sang.
( Xuân - Chế Lan Viên)
Sợ thời gian trôi đi nhà thơ muôn quay trở lại với mùa thu của quá khứ sống ở đó với
những vui buồn. Nhƣng Nguyễn Bính có lẽ là nhà thơ duy nhất đứng trên chính mảnh đất q
hƣơng của mình ở hiện tại mà phải hƣớng tâm hồn mình về quá khứ để tìm lại quê hƣơng với
một tâm trạng hụt hẫng xót xa trƣớc tất cả những gì đã mất và đang mất. Sống với hiện tại
nhƣng trong lòng lại trĩu nặng ân tình với một làng q thuần khiết Việt Nam, có cây đa, bến
nƣớc, con đò và những con đƣờng thơm hƣơng bƣởi, hƣơng cau. Có lúc phải thốt ra với nỗi
lịng tê tái:
Ngự Viên ngày trƣớc khơng cịn nữa
Giờ chỉ cịn tên xóm Ngự Viên.
(Xóm Ngự Viên)
Đọc thơ Nguyễn Bính, chúng ta ln bắt gặp đâu đó tâm trạng bất an chênh vênh của
cái tơi trữ tình. Điều này cũng dễ hiểu, khi mà trong xã hội một tƣ tƣởng khác xuất hiện và
xâm nhập vào cuộc sống của nhiều ngƣời, thì cơ chế xã hội cùng với tất cả các mối quan hệ
của nó cũng thay đổi theo một chiều hƣớng có cả cái tốt lẫn cái xấu, cái lợi và

21


Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính


cái bất lợi. Hệ thống đạo lý truyền thống của cộng đồng cũng theo đó mà thay đổi:
Mụ vợ Bắc Nam ngƣời tứ xứ
Anh chồng tay trắng lẫn tay đen
Đổi thay tình nghĩa nhƣ cơm bữa
Khúc "Hậu đình hoa" hát tự nhiên
Nhọc nhằn tiếng cú trong canh vắng
Nhao nhác đàn dơi lúc đỏ đèn...
(Xóm Ngự Viên)
Coi trọng tình nghĩa, giữ gìn tơn ti trật tự kỷ cƣơng là truyền thống đạo lý ngàn đời
của con ngƣời Việt Nam cổ truyền. Tinh thần ấy thấm nhuần trong ca dao: "Lá lành đùm lá
rách", "Chị ngã em nâng", "Môi hở răng lạnh"... Những cuộc đấu tranh gay gắt với thiên
nhiên để sinh tồn và phát triển, những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông xƣa
với những hy sinh mất mát để giữ vững độc lập và chủ quyền của dân tộc đƣợc lấy từ sức
mạnh đồn kết, tinh thần u thƣơng, gắn bó của cộng đồng. Đó vừa là ý thức dân tộc, vừa là
tình cảm dân tộc, là phần tinh hoa nhất trong những tƣ tƣởng, tình cảm cao đẹp của dân tộc
ta. Vậy mà giờ đây mọi thứ đều bị đảo lộn. Ngƣời ta có thể đổi trắng thay đen. Nơi thiêng
liêng khơng đƣợc tơn trọng và khi chuyện tình nghĩa có thể dễ dàng đổi thay nhƣ cơm bữa thì
sự tha hóa của con ngƣời dƣờng nhƣ trở thành một quy luật tất yếu. Nhận ra cuộc sống đang
đổi thay đã thấy xót xa, nhận ra chính mình đang đổi thay lại càng thấy xót xa hơn:
Ở mãi kinh thành với bút nghiên
Đêm đêm quán trọ thức thi đèn
Xót xa một buổi soi gƣơng cũ
Thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền.
(Sao chẳng về đây)
Con ngƣời suy tƣ nhận ra chính mình đang thay đổi sau khi rơi vào vịng xốy của
cuộc đời. Sự hài hòa cổ điển bị phá vỡ, cá nhân trở nên lẻ loi nhỏ bé. Con ngƣời cảm thấy cơ
độc khi thiếu khơng khí ấm áp của tình ngƣời. Cái tơi nỗi lịng, cái tơi lo âu của nhà thơ đang
thấm trong


22


×