Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường cao đẳng sư phạm an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.49 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ VĂN THÔNG

ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM AN GIANG
CHUYÊN NGÀNH : TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ : 5 - 06 - 02

LUẬN ÁN THẠC SĨ: TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học :
Phó tiến sĩ HỒNG ANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 1999


LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tân tình và có Hiệu quả của nhiều
thầy – cô giáo, đồng nghiệp và sinh viên.
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
-Cơ giáo Hồng Anh – Phó tiến sĩ tâm lý học.
-Các thầy, cô giáo của khoa tâm lý – giáo dục Trường Đại học sư phạm (Đại học
Quốc gia Hà Nội).
Phòng nghiên cứu khoa học-Sau đại học của Trường Đại học sư phạm(Đại học
Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học sư phạm(Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh).
-Khoa tâm lý-Giáo dục Trường Đại học sư phạm (Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh).
-Ban Giám Hiệu Trường Cao đẳng sư phạm An Giang. Ban chủ nhiệm khoa Tự


nhiên, Ban chủ nhiệm khoa xã hội, Ban chủ nhiệm khoa ngoại ngữ, một số cán bộ,
giáo viên và sinh viên của trường Cao đẳng sư phạm An Giang.
Tác giả


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 3
T
0

T
0

MỤC LỤC ............................................................................................................ 4
T
0

T
0

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................... 8
T
0

T
0

1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 8
T
0


T
0

2.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................. 9
T
0

T
0

2.1.Khách thể nghiên cứu: ................................................................................... 9
T
0

T
0

2.2.Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 9
T
0

T
0

3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 9
T
0

T

0

4.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................................. 10
T
0

T
0

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 10
T
0

T
0

5.1.Nghiên cứu lý luận ....................................................................................... 10
T
0

T
0

5.2.Phương pháp điều tra bằng test ................................................................... 10
T
0

T
0


5.3.Phương pháp quan sát .................................................................................. 12
T
0

T
0

5.4.Phương pháp trò chuyện .............................................................................. 12
T
0

T
0

6.PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 13
T
0

T
0

7.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ....................................................... 13
T
0

T
0

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 14
T

0

T
0

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 14
T
0

T
0

I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 14
T
0

T
0

II.VẤN ĐỀ GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ HỌC ............................................. 19
T
0

T
0

II.1.Một số quan niệm về giao tiếp ................................................................ 19
T
0


T
0

II.2.Các loại hình giao tiếp ............................................................................ 28
T
0

T
0

II.3.Chức năng của giao tiếp ......................................................................... 29
T
0

T
0


II.4.Đặc điểm của giao tiếp. ........................................................................... 32
T
0

T
0

III.GIAO TIẾP SƯ PHẠM................................................................................. 33
T
0

T

0

III.1.Khái niệm giao tiếp sư phạm ................................................................. 33
T
0

T
0

III.2.Đặc trưng của giao tiếp sư phạm .......................................................... 38
T
0

T
0

III.3.Vai trò của giao tiếp sư phạm trong sự hình thành nhân cách người
T
0

thầy giáo. ......................................................................................................... 42
T
0

B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................ 45
T
0

T
0


I. VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM AN GIANG .................... 45
T
0

T
0

II.ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐANG SƯ
T
0

PHẠM AN GIAN ................................................................................................ 46
T
0

II.1.ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG GIAO TIẾP ........................................... 46
T
0

T
0

II.2.NHU CẦU GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN. ........................................... 71
T
0

T
0


Phần III: KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ......................................... 85
T
0

T
0

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 87
T
0

T
0

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 91
T
0

T
0

Mẫu 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ............................................................... 91
T
0

T
0

Mẫu 2:PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ................................................................ 93
T

0

T
0

Mẫu 3: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ............................................................... 95
T
0

T
0

BẢNG 1A: ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA TƯ NHIÊN,
T
0

XÃ HỘI VÀ NGOẠI NGỮ .................................................................................... 99
T
0

BẢNG 1B : ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP CỦA NAM VÀ NỮ SINH VIÊN...... 100
T
0

T
0

BẢNG IC: ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
T
0


................................................................................................................................ 101
BẢNG ID: ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI .. 102
T
0

T
0

BẢNG ID: ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ BA .... 103
T
0

T
0

T
0


BẢNG II A: NỘI DUNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA TƯ NHIÊN,
T
0

XÃ HỘI VÀ NGOẠI NGỮ .................................................................................. 104
T
0

BẢNG II B: NỘI DUNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NAM NỮ............... 105
T

0

T
0

BẢNG II C: NỘI DUNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
T
0

T
0

................................................................................................................................ 106
BẢNG II D: NỘI DUNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI ... 107
T
0

T
0

BẢNG II C: NỘI DUNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ BA ..... 108
T
0

T
0

BẢNG IIIA: NHU CẦU GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA TỰ NHIÊN,
T
0


XÃ HỘI VÀ NGOẠI NGỮ .................................................................................. 109
T
0

BẢNG IIIC: NHU CẦU GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT . 110
T
0

T
0

BẢNG IIIE:NHU CẦU GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ BA ........ 110
T
0

T
0

Bảng IVA: KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA TỰ NHIÊN,
T
0

XÃ HỘI VÀ NGOẠI NGỮ .................................................................................. 111
T
0

Bảng IVB: KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CỦA NAM VA NỮ SINH VIÊN ........ 112
T
0


T
0

BẢNG IVC: KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
T
0

T
0

................................................................................................................................ 113
BẢNG IVD: KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI . 113
T
0

T
0

BẢNG IVD: KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ BA ... 114
T
0

T
0

BẢNG V: BẢNG SO SÁNH THỨ BẬC CỦA CHỦ ĐỂ CIAO TIẾP CỦA
T
0


SINH VIÊN NAM VÀ NỮ (theo mức thường xuyên) ...................................... 114
T
0

BẢNG VI: BẢNG SO SÁNH THÚ BẬC CỦA CHỦ ĐỂ GIAO TIẾP CỦA
T
0

SINH VIÊN

KHOA TỰ NHIÊN VÀ KHOA XÃ HỘI (theo mức thường

xuyên) .................................................................................................................... 115
T
0

BẢNG VII: BẢNG SO SÁNH THỨ BẬC CỦA CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP CỦA
T
0

SINH VIÊN KHOA TỰ NHIÊN VÀ KHOA NGOẠI NGỮ (theo mức thường
xuyên) " ................................................................................................................. 116
T
0

BẢNG VIII: BẢNG SO SÁNH THỨ BẬC CỦA CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP CỦA
T
0



SINH VIÊN KHOA XÃ HỘI VÀ KHOA NGOẠI NGỮ (theo mức thường
xuyên) .................................................................................................................... 117
T
0

BẢNG IX: BẢNG SO SÁNH THỨ BẬC CỦA CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP CỦA
T
0

SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT VÀ NĂM THỨ HAI (theo mức thường xuyên)

T
0

................................................................................................................................ 118
BẢNG X: BẢNG SO SÁNH THỨ BẬC CỦA CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP CỦA
T
0

SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT VÀ NĂM THỨ BA (theo mức thường xuyên)
................................................................................................................................ 119
BẢNG XI: BẢNG SO SÁNH THỨ BẬC CỦA CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP CỦA
T
0

SINH VIÊN NĂM THỨ HAI VÀ NĂM THỨ BA (theo mức thường xuyên) 120
T
0

T

0


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.Giao tiếp là một hiện tượng rất đặc trưng của xã hội loài người. Giao tiếp là
một điều kiện tất yếu, không thể thiếu được của cuộc sống con người.
Thông qua giao tiếp, cá nhân gia nhập vào các quan hệ xã hội với tồn xã hội.
Thơng qua hoạt động và giao tiếp, con người tiếp thu nền văn hóa xã hội và biến thành
của riêng mình, đồng thời cá nhân cũng góp phần sáng tạo và phát triển nền văn hóa
xã hội, Qua giao tiếp, con người biết được giá trị xã hội của người khác và của bản
thân, trên cơ sở đó tự điều chỉnh bản thân mình theo các chuẩn mực xã hội.
Giao tiếp không chỉ quan trọng đối với cuộc sống con người nói chung mà giao
tiếp cịn có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách nghề nghiệp nói riêng.
Đặc biệt, đối với nghề sư phạm, giao tiếp khơng chỉ đóng vai trị quan trọng đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách của người thầy giáo mà nó là bộ phận cấu thành
của hoạt động sư phạm, là một thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm
của người thầy giáo.
Con người không thể sống, lao động, thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần
của mình mà khơng có giao tiếp.
Như vậy, giao tiếp khơng chỉ có vai trị to lớn đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách con người nói chung và đối với sự hình thành, phát triển nhân cách người
thầy giáo nói riêng.
1.2.Cơng cuộc đổi mới của đất nước nói chung và yêu cầu của giáo dục nói
riêng, đặt ra cho nhà trường sư phạm những nhiệm vụ rất nặng nề: đào tạo cho được
những thầy, cơ giáo có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết để tham gia có hiệu
quả vào q trình nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, trong quá
trình đào tạo đó cần chú ý hình thành cho sinh viên sư phạm những năng lực sư phạm
nhất định, nhất là năng lực giao tiếp.
1.3.Trường Cao đẳng sư phạm An giang là nơi đào tạo giáo viên tiểu học và giáo

viên trung học cơ sở.


Thực tiễn công tác đào tạo trong nhiều năm qua cho thấy: những giáo viên mói
ra trường cịn có nhiều hạn chế trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Những hạn chế
này do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến khả năng giao tiếp và giao tiếp sư
phạm của họ.
Do đó, tìm hiểu đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm An
giang sẽ có ý nghĩa lớn đối với quá trình đào tạo của nhà trường. Từ những đặc điểm
giao tiếp ấy, cần tìm ra những biện pháp khả thi để bồi dưỡng, giáo dục cho họ những
hiểu biết về giao tiếp, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo giáo viên của nhà
trường.
Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài :
“ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ
PHẠM AN GIANG”

2.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu của chúng tôi gồm 180 sinh viên thuộc Khoa Tự nhiên,
Khoa Xã hội và Khoa Ngoại ngữ của trường Cao đẳng sư phạm An giang.
Số lượng sinh viên này được phân chia như sau: mỗi khoa có 60 sinh viên, bao
gồm 20 sinh viên (trong đó có 10 nữ) của năm thứ I, 20 sinh viên (trong đó có 10 nữ)
của năm thứ II và 20 sinh viên (trong đó có 10 nữ) của năm thứ III .
2.2.Đối tượng nghiên cứu:
Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm An giang.

3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau :
1. Khái quát một số vấn đề cơ bản về lý luận giao tiếp và giao tiếp sư phạm làm
cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.

2.Tìm hiểu đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm An giang.
Cụ thể các đặc điểm sau :


- Đối tượng và nội dung giao tiếp;
- Nhu cầu giao tiếp;
- Khả năng giao tiếp.
3.Từ đó, đề xuất những biện pháp để nâng cao hiểu biết về giao tiếp của sinh
viên, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường.

4.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
1.Đối tượng và nội dung giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm An
giang rất phong phú.
2.Nhu cầu giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm An giang ở mức
trung bình.
3.Khả năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm An giang chủ yếu
ở mức trung bình.

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong q tíình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau
:
5.1.Nghiên cứu lý luận
Chúng tơi đã đọc sách; báo, tạp chí và một số cơng trình nghiên cứu trước đây
có Liên quan tới đề tài để tìm hiểu những vấn đề cơ bản về mặt lý luận của giao tiếp,
vận dụng vào việc phân tích và dành giá kết quả đã thu được; đồng thời tận dụng, khai
thác những kết quả điều tra của những cơng trình nghiên cứu trước đây.
5.2.Phương pháp điều tra bằng test
Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu những đặc điểm giao tiếp của sinh viên
trường Cao đẳng sư phạm An giang trong quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn
đấu...

- Mẫu 1: yêu cầu sinh viên đọc kỹ các câu hỏi và câu trả lời tương ứng 3 mức độ
: Thường xuyên (TX), Đôi khi (ĐK) và Không bao giờ (KBG); nếu câu trả lời phù
hợp với mức độ nào thì đánh dấu (+), nếu khơng thì hãy ghi khơng (0) vào cột ghi kết


quả tương ứng. (Xin coi thêm ở bản phụ lục).
Ở mẫu này nhằm tìm hiểu sinh viên trường Cao đẳng sư phạm An giang thường
giao tiếp với đối tượng nào và thường trao đổi về những nội dung gì ?
Trong q trình xử lý, chúng tơi rút ra những đặc điểm riêng theo khoa, giới tính,
năm học.
- Mẫu 2: Sử dụng test nhu cầu giao tiếp để tìm hiểu nhu cầu giao tiếp của sinh
viên, với yêu cầu đọc kỹ từng câu hỏi, nếu thấy đúng với ý mình thì ghi dấu cộng (+),
nếu khơng thì ghi khơng (0).
Bộ test này gồm 33 câu hỏi được xử lý như sau :
. Cho mỗi câu 1 điểm, nếu trả lời "đúng" đối với các câu : 1, 2, 7, 8, 11, 12, 13,
14, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33.
. Cho mỗi câu 1 điểm, nếu trả lời "không" đối với các câu : 3, 4, 5, 6, 9, 10, 15,
16, 25, 27, 29.
. Cịn nếu khơng trả lời được những u cầu trên thì cho điểm 0.
. Sau đó cộng tổng số điểm và đánh giá theo 5 mức độ, theo giới tính:

-Mẫu 3: Sử dụng test khả năng giao tiếp để tìm Hiểu khả năng giao tiếp của sinh
viên với yêu cầu: Sinh viên trả lời các câu hỏi, nếu thấy đúng thì ghi đầu cộng(+), nếu
thấy khơng phù hợp thì ghi số 0. Chú ý: Sau khi đọc kỹ cá câu hỏi thì trả lời ngay,
khơng cần phải suy nghĩ lâu và không cần sửa chữa câu trả lời.
Câu trả lời "đúng" ở các câu: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8,10, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 21,
22, 24, 25, 27, 28 và trả lời "không" ở các câu : 2, 9, 11, 17, 20, 23, 26 mỗi câu cho 1
điểm. Sau đó cộng tổng số điểm theo 4 nhóm :



. Nhóm I: thể hiện tính chủ động trong giao tiếp; gồm các câu hỏi: 1, 5, 9, 13, 17,
21,25.
. Nhóm II: thể hiện tính bị động trong giao tiếp; gồm các câu hỏi: 2, 6, 10, 14,
18, 22, 26.
. Nhóm III: thể hiện sự cân bằng phù hợp trong giao tiếp; gồm các câu hỏi: 3, 7,
11, 15, 19, 23, 27.
. Nhóm IV: thể hiện năng, lực diễn dạt bằng ngôn ngữ trong giao tiếp; gồm các
câu hỏi : 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28.
Theo số điểm, mỗi nhóm kỹ năng được chia thành 4 mức độ:
- Mức độ thấp : 1 - 2 điểm
- Mức độ trung bình : 3 - 4 điểm
- Mức độ tương đối cao : 5 - 6 điểm
- Mức độ cao: 7 điểm.
5.3.Phương pháp quan sát
Để phọc vụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài và làm sáng tỏ những
đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm An giang, chúng tôi tiến
hành quan sát việc giao tiếp của sinh viên trong các hoạt động học tập chính khóa,
ngoại khóa, vui chơi, qua các kỳ thi, kỳ kiểm tra và qua các hoạt động diễn ra hàng
ngày xem họ thường giao tiếp với ai, với nội dung gì.
5.4.Phương pháp trị chuyện
Để có thêm nhưng dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu của đề tài, chúng tơi sử
dụng phương pháp này. Qua phương pháp trị chuyện, chúng tơi tìm hiểu thêm đối
tượng nghiên cứu. Từ đó, có cơ sở xác định lý do khiến họ lựa chọn đối tượng và nội
dung nào để giao tiếp; cũng như tìm hiểu những nguyên nhân tạo nên mức độ nhu cầu
và khả năng giao tiếp của sinh viên.
5.5.Ngoài ra, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp tốn thống kê để sử lý số liệu
thu thập được, từ đó có cơ sở để phân tích, so sánh những nội dung cần tìm hiểu.


6.PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng
sư phạm An giang. Cụ thể là một đặc điểm sau:
- Đối tượng và nội dung giao tiếp;
- Nhu cầu giao tiếp;
- Khả năng giao tiếp.

7.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đây là cơng trình nghiên cứu tâm lý học đầu tiên có hệ thống và tương đối tồn
diện về đặc điểm giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm An giang. Đề tài
sẽ nêu lên được nhưng đặc điểm về đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, nhu cầu
giao tiếp và khả năng giao tiếp của sinh viên Cao đẳng sư phạm An giang. Do đó, kết
quả nghiên cứu của đề tài góp phần đề ra những biện pháp để nâng cao hiểu biết về
giao tiếp và giao tiếp sư phạm cho sinh viên, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của
nhà trường.


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Vấn đề giao tiếp đã được con người chú ý nghiên cứu từ thời cổ Hy lạp.
Nhưng nhìn chung, trước thế kỷ 19, giao tiếp chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc
như một chuyên ngành tâm lý học. Giao tiếp chỉ được một số nhà triết học nhắc đến
như là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người và con người.
Trong thời cổ Hy lạp, Xôcơrát (470 - 399 trước công nguyên) và Platôn (428347 trước cơng ngun) đã nói đến đối thoại như là sự giao tiếp trí tuệ, phản ánh mối
quan hệ giữa con người và con ngưòi.
Đến thòi kỳ phục hưng (1452 - 1512) Lêôna Đơvanhxi (Ý) đã mô tả sự giao tiếp
của mẹ con.
Đến thế kỷ 18, nhà triết học Hà lan M.P.Hem-xtec-Lôxis đã viết một tiểu luận
với nhan đề "Một bức thư về con người và các quan hệ của nó với người khác". Trong

đó ơng có viết: ",..trái tim và lương tâm con người chỉ bộc lộ khi người ấy cùng sống
với những người khác". [1]
1.2.Đến thế kỷ l9, giao tiếp được đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt trong sự
hình thành, phát triển bản chất xã hội của con người.
- Nhà triết học Đức Phơbách (1804-1872) viết: "Bản chất con người chỉ biểu
Hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất giữa con người với con người, trong sự
thống nhất dựa trên tính Hiện thực của sự khác biệt giữa tôi và bạn" [1].
- C.Mác, F.Angghen nghiên cứu giao tiếp như một điều kiện để biến con người
sinh học thành con người xã hội. Mác viết: "Sự phát triển của mỗi cá nhân được quy
định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó trực tiếp hay gián tiếp giao
tiếp".[24]
- Trong "Bản thảo kinh tế - triết học 1894", Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1982,
tr 95, Mác viết: "Bất cứ quan hệ nào của con người đối với bản thân mình đều chỉ


được thực hiện, biểu hiện trong quan hệ của con người, đối với những người
khác".(30]
1.3.Sang thế kỷ 20, ngày càng có nhiều nhà triết học, tâm lý học, xã hội
học...quan tâm đến lĩnh vực giao tiếp.
* G.Mít (1863 - 1931) nhà tâm lý học và triết học Mỹ viết: "Nếu chúng ta muốn
có cái riêng của chúng ta thì phải có cái "tơi" khác". Theo G.Mít cái "tơi" là "khách
thể xã hội" là những người khác có khả năng tác động lên cái "tơi". Đó chính là các
chủ thể xã hội, có khả năng tác động tích cực lên cái "tơi" của người khác. Ơng đã
nhấn mạnh đến tác động qua lại trong giao tiếp.
* Các Gias Pe (1883 - 1969) nhà tâm lý học Đức đưa ra thuyết "giao tiếp hiện
sinh", thuyết này cho rằng người ta phải có sự giao tiếp liên lục, hàng ngày "giao tiếp
là điều kiện tổng quát của sự tồn tai của con người". Giao tiếp hiện sinh là cuộc trò
chuyện giữa những người gầ gủi về các vấn đề quan trọng đối với họ .
* Máctin - Bubơ (1878 - 1965) một đại diện khác của triết học hiện sinh, trong
tác phẩm "Tôi và bạn" đã đưa ra tư tưởng "tồn tại là đối thoại" . Theo ông, trong giao

tiếp hai người bổ sung cho nhau, chứ khơng phải thay thế nhau, đó là "hai người gặp
nhau". Thậm chí Bubơ gọi cuộc sống của con người là "cuộc sống đối thoại", nếu
thiếu đối thoại và giao tiếp với người khác con người không thể tồn tại và phát triển
được.
* Các nhà hiện sinh khác như Gien Marơsen (1869 - 1973) và J.p Sáctnr (1905 1981) cùng Muniê (1905 - 1950) cũng nghiên cứu vấn đề giao tiếp. Họ cho rằng: "tôi
chỉ tồn tại chừng nào tôi tồn tại cho người khác".
* V.M.Béccheép (1857 - 1927) nhà triết học Nga đã đề cập nhiều đến vấn đề
giao tiếp trong tác phẩm "Tâm lý học khách quan" (1907) và "Phản xạ học". Theo ông
giao tiếp là ảnh hưỏng tâm lý qua lại giữa người này cùng với người kia; giao tiếp giữ
vai trò cơ chế thực hiện hoạt động cùng nhau và hình thành nên chủ thể tập thể của
hoạt động đó, giao tiếp là điều kiện thực hiện việc giáo dục, truyền đạt kinh nghiệm từ
thế hệ này qua thế hệ kia.
* Từ giữa thế kỷ 20, trong hệ thống các khoa học có một khoa học mới ra đời.


Đó là Điều khiển học. Từ đây Tâm lý học nói chung và Tâm lý học giao tiếp nói riêng
chịu ảnh hưỏng nhiều của khoa học này.
Từ những năm 70 của thế kỷ 20, vấn đề giao tiếp trở thành một vấn đề thời sự
nóng bỏng của Tâm lý học, cuốn hút sự tham gia nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý
học, xã hội học, triết học xô viết.
- Năm 1973 có cơng trình nghiên cứu của Xacốpnlin với nhan đề "Về bản chất
giao tiếp người".
- Năm 1974 có cơng trình "Tâm lý học giao tiếp " của A.A.Lêơngchiép.
- Năm 1976 có cơng trình của la.Kơlơminxki: "Tâm lý học về các mối quan hệ
qua lại trong nhóm nhỏ".
- Năm 1979 có "Giao tiếp sư phạm" của A.A.Lêơngchiép.
- Năm 1980 có "Nhân cách trong cấu trúc giao tiếp sư phạm" của Pơlốtnhicôva.
- Năm 1985 Sakanôva cho ra đời "Những trở ngại tâm lý trong giao tiếp giữa các
nhân cách".
- Năm 1988 có "Thế giới giao tiếp" của Kagan.

- Đặc biệt từ năm 1970 -1973 có 3 Hội nghị khoa học bần về vấn đề giao tiếp.
. Hội nghị lần thứ nhất ở Lêningrát vào tháng 12/1970.
. Hội nghị lần thứ hai ở Lêningrát vào tháng 3/1973.
. Hội nghị lần thứ ba ở AlmaAta vào tháng 5/1973.
Trong các Hội nghị này có nhiều báo cáo khoa học về các vấn đề :
.. Tư duy và giao tiếp
.. Phương pháp luận và phương hướng nghiên cứu giao tiếp
.. Cơ chế giao tiếp
.. Mô hình hóa q trình giao tiếp
.. Những sai lệch và những vi phạm các loại hình giao tiếp...
* Khác với các nhà tâm lý học xô viết, các nhà diều khiển học đã xây dựng nên


những mơ hình, những sơ đồ điều khiển có ý nghĩa chỉ đạo trong thực hành giao tiếp.
Dưới đây là mọi số mơ hình :
- Perdonici và cộng sự (1963) đưa ra sơ đồ đơn giản của một hệ thống giao tiếp
như sau :

Sơ đồ này cho ta thấy ngay rằng giao tiếp là một sự trao đổi hai chiều, một q
trình khép kín.
- Thines và cộng sự (1975) đưa ra sơ đồ phức tạp hơn sau đây :

Mơ hình này nêu bật lên yếu tố kênh, tức là con đường liên lạc giữa bộ phát và
bộ thu trong giao tiếp.
- Nhà điều khiển học VViener (1947) xây dựng mô hình giao tiếp dựa trên lý
thuyết thơng tin :

- Năm 1970 cịn có cơng trình nghiên cứu của Birdvvhistell cho rằng giao tiếp là
một quá trình đa kênh liên tục, sử dụng tất cả các phương thức cảm giác, thị giác,
thính giác...[23]

- Năm 1972 Mcharabian đã nghiên cứu những chỉ báo phi ngơn ngữ tính trội khi


giao tiếp với những loại người tó các cương vị khác nhau . [23]
Từ năma8-1975, nhà bác học Mỹ Hal đã nghiên cứu khoảng cách không gian tác
động trực tiếp đến thị giác, thính giác trong q trình giao tiếp. Ông chia ra 8 loại sử
dụng không gian: Từ rất gần (0-50 cm ) dành cho các quan hệ gần gũi, đến rất xa dành
cho các quan hệ xã giao.[15]
1.4. Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ
cuối những năm 1970.
* Năm 1981, Ban tâm lý học thuộc Viện triết - Ủy ban khoa học xã hội đã tổ
chức một hội nghị khoa học lớn về "Hoạt động và giao tiếp" với nhiều nội dung như:
- Quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp
- Vai trị, vị trí và ý nghĩa của giao tiếp trong sự hình thành tâm lý, ý thức
- Hoạt động giao tiếp trong dạy học và giáo dục.
* Các nhà tâm lý học ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về giao tiếp.
- Năm 1981 có "Bàn về phạm trù giao tiếp" của Phó tiến sĩ Bùi Văn Huệ.
- Năm 1982 có "Giao tiếp, tâm lý, nhân cách" của Phó giáo sư Trần Trọng Thủy.
- Năm 1987 có “Giao tiếp sư phạm” của Phó tiến sĩ Ngơ Cơng Hồn.
- Năm 1991 có "Luyện giao tiếp sư phạm" của Phó tiến sĩ Nguyễn Thạc - Phó
tiến sĩ Hồng Anh.
- Năm 1992 có "Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên" của Phó tiến sĩ Hồng
Anh
-“Vấn đề giao tiếp” (1992) của Nguyễn Văn Lê
- Năm 1993 có "Tâm lý học giao tiếp" của Phó giáo sư Phó tiến sĩ Trần Tuấn Lộ
- Năm 1995 có "Khoa học và nghệ thuật giao tiếp" của Phó giáo sư Phó tiến sĩ
Trần Tuấn Lộ
- Cùng vào năm 1995 có "Giao tiếp sư phạm" của Phó tiến sĩ Hồng Anh - Phó
tiến sĩ Vũ Kim Thanh.



- Năm 1996 có "Nhập mơn khoa học giao tiếp" của Phó giáo sư Trần Trọng
Thủy - Phó giáo sư Nguyễn Sinh Huy.
- Ngồi ra cịn có cơng trình nghiên cứu về giao tiếp của sinh viên, học viên cao
học của Khoa tâm lý - Giáo dục trên đối tượng là sinh viên Dại học sư phạm Cao đẳng
sư phạm và Trung học sư phạm, như:
. "Giao tiếp trong sinh viên Đại học sư phạm I" của Phạm Ngọc Tân (1981)
. "Đặc điểm giao tiếp của học sinh Cao đẳng sư phạm Hà Sơn Bình" của Vương
Đăng Diễn (1982)
. "Bước đầu tìm hiểu nhu cầu giao tiếp của sinh viên Trường Đại học sư phạm
Hà Nội I" của Đào Kim Phượng (1983)
. "Một số đặt điểm giao tiếp của sinh viên Trường Đại học sư phạm Vinh" của
Nguyễn Minh Đức (1983)
. "Kỹ năng giao tiếp của giáo sinh người dân tộc trong trường trung học sư
phạm" của Lã Thu Hà(1995).
. "Tìm Hiểu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường Cao
Đẳng sư phạm Hà Nội có nhu cầu giao tiếp khác nhau" của Lê Minh Nguyệt (1997)
. "Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên Đại học văn hóa"
của Phan Thị Dung (1997).
Trong các cơng trình nghiên cứu trên chưa có cơng trình nào được tiến hành trên
sinh viên Cao đẳng sư phạm An Giang, một tình thuộc miền Tây Nam bộ, giáp biên
giới Campuchia, nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và thương nghiệp tư nhân khá
phát triển. Do đó, việc nghiên cứu "Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Trường Cao
đẳng sư phạm An Giang" là rất cần thiết.
II.VẤN ĐỀ GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ HỌC
II.1.Một số quan niệm về giao tiếp
Vấn đề giao tiếp hiện nay là một "điểm nóng" của những cuộc tranh luận khoa
học trong tâm lý học .



* Các nhà tâm lý học tư sản chủ yếu mới dừng lại ở sự mơ tả bề ngồi của hiện
lượng giao tiếp.
- E.E.Acgyet - nhà tâm lý học Mỹ đã khơng dùng thuật ngữ "giao tiếp" mà chỉ
nói tiên sự tác động, sự truyền và tiếp nhận thông báo và sự trao đổi thông tin của con
người.
- T.Chúccôn - nhà tâm lý học Mỹ xem giao tiếp như là một sự tác động qua lại
trực tiếp lên nhân cách và dẫn đến việc hình thành những ý nghĩ, biểu tượng, chuẩn
mực và mục đích hành động.
- T.Stecren - nhà tâm lý học Pháp xem giao tiếp là sự trao đổi ý nghĩ, tình cảm,
cảm xúc giữa con người với nhau.
- M.Acgain - nhà tâm lý học Anh xem giao tiếp như là một q trình hai mặt của
sự thơng báo, thiết lập sự tiếp xúc và trao đổi thông tin.
+ Trong tâm lý học Liên xơ (cũ) có một số quan niệm về giao tiếp như sau:
- LX.Vưgôtxki: cho rằng giao tiếp lầ sự thông báo hoặc quan hệ qua lại một cách
thuần thúy giữa người với người như là một sự trao đổi về quan điểm và cảm xúc.
- X.LRubinstêin cho rằng giao tiếp là hình thức giao tiếp giữa con người với
nhau.
- A.G.Côvaliốp quan niệm rằng giao tiếp là sự giao thiệp bằng lời nói của một số
người với mục đích giải quyết một số vấn đề lý thuyết hay thực tiễn nào đó.
Những quan niệm này, theo chúng tơi chưa thật đầy đủ, vì trẻ em ngôn ngữ chưa
thành thạo nhưng vẫn giao tiếp được với mẹ. Điều đó nói lên trong giao tiếp có thể
bằng ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, điệu bộ...(giao tiếp phi ngôn ngữ).
- K.K.PIatônôp và G.G.Gôlubép đã liệt giao tiếp vào một trong những "Loại
hình hoạt động" cho rằng: "Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa những con người
với nhau." [35]. Và "giao tiếp là sự tác động lẫn nhau trên cơ sở phản ánh tâm lý lẫn
nhau."
Các quan niệm trên đây đều có xu hướng thu hẹp khái niệm giao tiếp.
Trái lại, có tác giả lại mở rộng khái niệm giao tiếp, xem nó như là một yếu tố có



chung cả ở người và động vật. Chẳng hạn trong "Văn hóa và nhân cách", Nhà xuất
bản khoa học, Lêningrat, 1972, trang 103, B.V.Xôcôlôv cho rằng: "Giao tiếp là sự tác
động lẫn nhau giữa những con người với nhau và giữa những động vật có tâm lý với
nhau, nếu thu hẹp hơn thì có thể coi giao tiếp là mối quan hệ giữa con người và những
động vật nuôi trong nhà".
* Từ nhưng năm 1970 trở lại đây, xuất hiện rất nhiều quan niệm khác nhau về
giao tiếp của các tác giả khác nhau. Mỗi tác giả nhìn nhận vấn đề giao tiếp dưới góc
độ khác nhau và đưa ra khái niệm khác nhau. Sau đây là một số khái niệm giao tiếp
của một số tác giả :
- A.G.Xpirkin đề cập đến mục đích điều khiển của giao tiếp. Trong "Ý thức và tự
ý thức", Nhà xuất bản tài liệu chính trị,1972, trang 209, tác giả cho rằng:
"Giao tiếp đó là một quá trình trao đổi những ý nghĩ, tình cảm kích thích ý chí
với mục đích người này điều khiển người kia".
- la.l .Kôlôminxki mô tả: "Giao tiếp là sự tác động qua lại có đối tượng và thơng
tin giữa con người với con người, trong đó những quan hệ liên nhân cách được thực
Hiện bộc lộ và hình thành".[1]
- B.D.Parưghin: "Giao tiếp là quá trình tác động lẫn nhau, trao đổi thông tin, ảnh
hưởng lẫn nhau, Hiểu biết và nhận thức lẫn nhau". [1]
- LP.Buêva lại cho rằng: "Giao tiếp khơng chỉ là một q trình tinh thần, mà cịn
là q trình vật chất, q trình xã hội, trong đó diễn ra sự trao đổi hoạt động, kinh
nghiệm, sản phẩm của hoạt động". [1]
- Gần dây, G.M.Anđrecva trong cuốn “Tâm lý học xã hội” đã cho rằng: giao tiếp
có ba mặt quan hệ hữu cơ với nhau :
. Mặt thông tin.
. Mặt tri giác của con người với nhau.
. Mặt tác động qua lại của con người đối với nhau.
* Ngoài ra, trong thời gian này ở Liên xơ (cũ) ta cịn thấy xuất hiện hai trường
phái đấu tranh gay gắt với nhau trong lĩnh vực này. Đó là trường phái của



A.A.I.êôngchiép) và trường phái của B.Ph.lômốp.
- A.A.Lêôngchiép cho rằng giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động, bao
gồm đầy đủ các thành phần trong sơ đồ cấu trúc của hoạt động: "Chủ thể - hoạt động đối tượng". Trong đó chủ thể giao tiếp là "Tính cộng đồng" (trong tất cả các cuộc giao
lưu, trừ giao lưu định hướng xã hội) hoặc "Người giao lưu" (trong trường hợp giao lưu
định hướng xã hội) còn đối tượng của giao tiếp không phải là một con người hay một
số con người cụ thể mà là "Một tương tác" hoặc là "Những quan hệ tâm lý qua lại giữa
người này với người khác" .
Trong "Giao tiếp như là khách thể của sự nghiên cứu tâm lý trong nhưng vấn đề
phương pháp luận của tâm lý học xã hội", ông viết: "Giao tiếp như vậy được hiểu
không phải như hiện tượng xã hội, như chủ thể của nó được xét khơng phải cá thể biệt
lập mà như nhóm xã hội nói chung".
- B.Ph.Lômốp lại cho rằng giao tiếp không phải là một dạng của hoạt động mà
nó phải được xem xét như một phạm trù tương đối độc lập trong tâm lý học, vì nếu coi
giao tiếp là một hoạt động sẽ khơng tìm được vị trí của nó trong các hoạt động đã
phân loại trước đây (vui chơi, học tập, lao động...)
Theo ông, giao tiếp là sự tác động qua lại của những con người tham gia vào đó
như những chủ thể và ln có sự chuyển hóa giữa chủ thể và khách thể. Với sự tác
động qua lại như vậy thì giao tiếp tối thiểu phải từ hai người (mà mỗi người trong hai
người đó phải là chủ thể). Theo ông, sự chuyển hóa giữa chủ thể và khách thể xảy ra
từ lúc tiếp xúc, làm quen, tri giác lẫn nhau để nhận thức lẫn nhau và tác động lẫn nhau
diễn ra liên tục, ngày càng tăng chứ không phải diễn ra trong một chủ thể nào đó.
Về mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp, B.Ph.Lômốp cho rằng: Hoạt động
và giao tiếp đó là hai mặt của sự tồn tại xã hội của con người gằn bó chặt chẽ với nhau
trong một lối sống thống nhất. Hơn nữa ln có sự chuyển hóa từ mặt này sang mặt
kia. Khi thực hiện những mục đích nhất định trong hoạt động người ta sử dụng những
cách thức và phương tiện đặc trưng cho giao tiếp, còn giao tiếp lại được xây dựng dựa
theo những quy luật của hoạt động. Trong những trường hợp khác của hoạt động thực
tiễn đối tượng, người ta sử dụng những cách thức và phương tiện của giao tiếp, cịn
chính hoạt động lại được xây dựng dựa trên những quy luật của giao tiếp .



Cả hai trường phái trên đều có những điểm chưa thỏa dáng :
. A.A.Lêôngchiép lý giải chưa thật xác đáng về đối tượng, động cơ và chủ thể
của hoạt động này.
. Cịn B.Ph.Lơmốp lại q đối lập mối quan hệ "Chủ thể - Hoạt động -Đối
tượng" với mối quan hệ "Chủ thể - Chủ thể" trong giao tiếp.
Theo A.A.Bôđachốp và K.K.Platơnốp thì giao tiếp và hoạt động có đối tượng là
hai khái niệm ngang nhau, như sơ đồ sau :
Hoạt động có đối tượng
Hoạt động
Hoạt động giao tiếp
Về khái niệm giao tiếp cũng có nhiều ý kiến khác nhau :
- Giao sư tiến sĩ Phạm Minh Hạc định nghĩa: "Giao tiếp là hoạt động xác lập và
vận hành các quan hệ người - người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội người ta với
nhau". [13]
- Trong "Giao tiếp sư phạm", Đại học sư phạm, 1989, Phó tiến sĩ Nguyễn Cơng
Hồn cho rằng: "Giao tiếp là q trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm
mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kỷ năng, kỹ xảo nghề nghiệp" [16].
- Phó tiến sĩ Hồng Anh cho rằng: "Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý, tạo nên quan
hệ giữa hai hoặc nhiều người với nhau, chứa đựng một nội dung xã hội - lịch sử nhất
định, có nhiều chức năng tác động, hỗ trợ cùng nhau: thơng báo, điều khiển, nhận
thức, hành động và tình cảm...nhằm thực hiện một mục đích nhất định của một hoạt
động nhất định". [1]
- Theo Phó giáo sư Nguyễn Thạc và Phó tiến sĩ Hồng Anh giao tiếp có bốn dấu
Hiệu cơ bản sau :
. Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, chỉ con người mới có giao
tiếp thực sự khi con người sử dụng ngôn ngữ và được thực hiện chỉ trong xã hội loài
người.



. Giao tiếp là cách thể hiện mối quan hệ với một hay nhiều người khác, trên cơ
sở các quan hệ kinh tế, chính trị của xã hội.
. Giao tiếp được thực hiện ở sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết lẫn nhau, sự rung
cảm và ảnh hưởng lẫn nhau.
. Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người.
Trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản đó, trong "Luyện giao tiếp sư phạm" hai tác giả
trên đã định nghĩa giao tiếp như sau: "Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan
hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu
hiện ở các q trình thơng tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn
nhau".[36]
- Trong "Từ điển tiếng Việt", Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội, 1988,
"Giao tiếp là trao đổi tiếp xúc với nhau. Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp" [43].
Khái niệm này rất chung chung, không nêu lên được nội dung của giao tiếp và
chức năng của giao tiếp chưa được bộc lộ rõ ràng.
- Trong cuốn "Sổ tay tâm lý" của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990,
giao tiếp được định nghĩa là "Quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa các cá
nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu
tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm
hiểu người khác. Giao tiếp có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động tương hỗ và tri
giác" [33].
- Trong giáo trình "Tâm lý học xã hội" (1995) của trường Đại học sư phạm (Đại
học quốc gia Hà nội), giao tiếp được định nghĩa như sau: "Giao tiếp là sự tiếp xúc
giữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngơn ngữ nhằm trao đổi thơng tin,
tình cảm, hiểu biết, tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau" [20].
Như vậy, trong định nghĩa này, giao tiếp phi ngôn ngữ không được đề cập đến.
Trong thực tế, chúng ta vẫn có loại giao tiếp này.
- Trong giáo trình "Tâm lý học đại cương" (1995) của trường Đại học sư phạm
(Đại học quốc gia Hà nội) thì "Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người,
thông qua đó con người trao đổi với nhau về thơng tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau,



ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành
các quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ
thể khác" [44].
- Trong "Tâm lý học giao tiếp", Giáo sư Trần Tuấn Lộ viết: "Giao tiếp là một
loại nhu cầu và là một loại hoạt động của mỗi người nhằm tiếp xúc, đối tác và giao lưu
với người khác, để trao đổi sức lực, thơng tin, kinh nghiệm, trí tuệ, tình cảm và thể xác
với người khác" [27].
- Trong "Nhập môn khoa học giao tiếp", Phó giáo sư Trần Trọng Thủy và Phó
giáo sư Nguyễn Sinh Huy viết: "Giao tiếp của con người là một q trình có chủ định
hay khơng chủ định, có ý thức hay khơng có ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư
tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc bằng phi ngơn ngữ."
[41]
- Và ở Việt nam, cũng có nhưng tác giả mở rộng khái niệm giao tiếp. Những tác
giả này cho rằng ở động vật cũng có giao tiếp.
. Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc (1991) cho rằng "giao tiếp là sự tiếp xúc với
nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong một cộng đồng xã hội. Loài động vật cũng
có thể làm thành những xã hội vì chúng sống có giao tiếp với nhau, như xã hội lồi
ong, xã hội lồi kiến" [23].
. Trong "Văn hố giao tiếp" (1996) của Phạm Vũ Dũng, giao tiếp được định
nghĩa là một quá trình trao đổi và tiếp xúc với nhau giữa con người với bản thân, với
xã hội, với thiiên nhiên, với gia đình...trực tiếp và gián tiếp, thơng qua các cơng cụ
như tiếng nói, ngơn ngữ, hành vi, tâm lý...
* Theo Giáo sư Nguyễn Văn Lê, các nhà nghiên cứu cho tới nay đã xây dựng tới
13 định nghĩa về giao tiếp. Sau đây là một số định nghĩa đó :
- Các nhà tâm lý học cấu trúc định nghĩa sự giao tiếp như sau: "Sự giao tiếp là cơ
chế truyền đạt những thông điệp về nhận thức hay tình cảm, thuộc về ý thức hay vơ
thức, nhờ một mạng lưới hay một hệ thống truyền thông tin giữa những người đối
thoại."[231
- Đối với các nhà tâm lý học ứng dụng "sự giao tiếp được xem là một tập hợp



các qua trình nhằm truyền đạt và tri giác các thái độ, các niềm tin và các ý định, dựa
vào bộ máy sinh học - tâm lý chung của loài người, làm sao để cho các bên đối thoại
Hiểu được nhau và đạt được các mục tiêu giao tiếp".[23]
- Các nhà tâm lý học nhân cách cho rằng: "giao tiếp là quá trình tác động qua lại
giữa người và người, thơng qua đó sự tiếp xúc tâm lý được thực hiện và các quan hệ
Liên nhân cách được cụ thể hóa".[23]
- Các nhà tâm lý học kinh doanh định nghĩa giao tiếp là "một q trình trong đó
một kích thích dưới dạng một thông diệp, được một bộ phát truyền đi, nhằm tác động
và gây ra một hiệu quả khi đi tới một bộ thu." [23]...
* Tóm lại, hiện nay còn tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Có
những định nghĩa thu hẹp khái niệm giao tiếp; có những định nghĩa mở rộng khái
niệm giao tiếp; các nhà nghiên cứu khi định nghĩa giao tiếp đều đứng ở một góc độ
nhất định, chính vì vậy họ đều có quan điểm riêng của mình...
Tuy nhiên, các nhà tâm lý học mác xít và phần lớn các nhà tâm lý học Việt Nam
đền có điểm chung là cơng nhận giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người,
trong đó có sự trao đổi tư tưởng, tình cảm, tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Từ
những định nghĩa này, chúng ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của giao tiếp là:
+ Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù trong các mối quan hệ con người, chỉ riêng
con người mới có. Con người ý thức được mục đích cần đạt được, nội dung cần thực
hiện và phương tiện cần sử dụng khi giao tiếp với người khác.
+ Trong giao tiếp diễn ra sự trao đổi thơng tin, tình cảm, thế giới quan...của
những người tham gia vào quá trình giao tiếp và dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau. Sự
hiểu biết lẫn nhau vừa là nguyên nhân vừa là kết quả phải nhận thức (dù ít ỏi) về đối
tượng của mình; và nó làm cho tốc độ giao tiếp được đẩy nhanh, rút ngắn thời gian
giao tiếp. "Sự hiểu biết lẫn nhau hay là sự hiểu biết của người này đối với người khác
là mức độ tương hợp ấn tượng bên ngoài về con người qua những phẩm chất tâm lý
bền vững và thuộc tính xã hội của người đó." [15]
+ Trong giao tiếp diễn ra sự tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quá

trình giao tiếp, sự hiểu biết lẫn nhau càng trở nên sâu sắc và mỗi người cũng đánh giá


×