Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Su 7 tuan 14 tiet 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.52 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 14: Tiết 27: Bài 15:. NS: 24/11/2012 NG: /11/2012. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HOÁ THỜI TRẦN (Tiết 1). I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Biết được những nét chính về sự phát triển kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) thời Trần. 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên. 3. Kỹ năng: HS biết nhận xét và so sánh sự phát triển giữa thời Lý và Trần. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh ảnh về một số thành tựu văn hoá thời Trần. 2. HS: Tư liệu về một số thành tựu văn hoá thời Trần. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra 15’: Câu 1 (6đ): Vì sao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần giành thắng lợi? Câu 2 (4đ): Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? 2. Giới thiệu bài: Nền kinh tế - văn hoá thời Lý đạt những thành tựu rực rỡ, song đến thời Trần – mặc dù bị chiến tranh tàn phá nhưng những thành tựu đó luôn được giữ gìn và phát triển hơn trước. Vậy tình hình kinh tế - xã hội nước ta sau chiến tranh như thế nào? (vào bài). 3. Bài mới. I - SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Hoạt động của GV – HS Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế sau chiến tranh. *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/68 đàm thoại: H: Nói đến sự phát triển kinh tế là nói đến những mặt sản xuất nào? HS: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. H: Sau chiến tranh, nhà Trần thực hiện các chính sách gì để phát triển nông nghiệp? =>HS trả lời theo SGK /68, GV chuẩn kiến thức và cùng HS phân tích: H: Nhà Trần khuyến khích sản xuất bằng cách nào? HS trả lời. H: Dưới thời nhà Trần, ruộng đất được sử dụng ntn? HS: Các làng xã chia ruộng cho nông dân cày cấy thu thuế =>GV bổ sung: Sau kháng chiến, vua Trần lấy đất hoang và đất công làng xã phong cho người có công lớn. H: Thời Trần, ruộng của địa chủ nhiều là do đâu? HS: Nhà Trần bán ruộng cho nông dân làm ruộng tư nên số địa chủ đông (quý tộc có điền trang). =>GV giảng: Trần Hưng Đạo dựa chủ yếu vào ruộng tư để lấy lương thực nuôi quân. *GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) hướng dẫn HS thảo luận (2’) theo các câu hỏi: N1,3: So với thời Lý, ruộng tư ở thời Trần có điểm gì khác?. Nội dung kiến thức cần đạt 1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh. a. Nông nghiệp: - Khai khẩn đất hoang. - Thành lập làng xã. - Củng cố đê điều. - Lập điền trang. - Ban thái ấp..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> (Ruộng tư có nhiều hình thức của nông dân, quý tộc và địa chủ nhưng ruộng tư của địa chủ nhiều). N2,4: Tại sao ruộng tư dưới thời Trần phát triển nhanh và em có nhận xét gì về tình hình nông nghiệp Đại Việt sau chiến tranh? (Vì có chính sách khuyến khích khai hoang, được nhà nước quan tâm cấp đất -> nông nghiệp phát triển mạnh). =>Đại diện nhóm HS trình bày và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chuyển ý: Ruộng đất công làng xã vẫn chiếm phần lớn ruộng đất cả nước, là nguồn thu nhập chính của nhà nước và nông nghiệp phát triển đã tạo đà cho thủ CN. H: Cho biết tình hình thủ công nghiệp thời Trần? HS: trả lời theo các nghề thủ công do nhà nước và trong nhân dân. =>GV chuẩn kiến thức và hướng dẫn HS quan sát hình 35, 36 /69 và 23 /45, sau đó chia nhóm (2 bàn / nhóm) yêu cầu HS thảo luận (3’): Em có so sánh và nhận xét gì? =>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV nhận xét và chốt lại: Trình độ và kĩ thuật thời Trần tinh xảo hơn. H: Những người thợ thủ công phát triển ngành nghề ntn? HS: Họ lập làng nghề và phường nghề. =>GV giảng: Thời Trần ngoài nghề thủ công truyền thống , phổ biến có 2 ngành thủ công đặc sắc (đóng thuyền và chế tạo các loại súng lớn). H: Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Trần? HS: Ngày càng phát triển. =>GV chuyển ý: Nông nghiệp và thủ công nghiệp đã tạo đà cho sự phát triển của thương nghiệp. H: Cho biết tình hình thương nghiệp dưới thời Trần? HS: Xuất hiện các thương nhân tập trung ở các đô thị và thương cảng “trên sông san sát thuyền bè” … H: Em hãy liên hệ sự phát triển kinh tế với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay của nhân dân ta? HS liên hệ thực tế. =>GV chốt lại: Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nhưng nền kinh tế dưới thời Trần luôn được chăm lo và đạt nhiều thành tựu rực rỡ, sự phát triển đó đã kéo theo sự thay đổi về xã hội (mục 2). Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình xã hội sau chiến tranh. *GV gợi ý để HS nhắc lại các tầng lợp trong xã hội thời Lý, sau đó yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2 /70 đàm thoại theo các câu hỏi: H: Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào? HS: Vua, vương hầu, quý tộc, địa chủ, quan lại, thợ thủ công, nông dân tá điền, nông nô và nô tì. =>GV hướng dẫn để HS phân tích đời sống của từng tầng lớp và chia ra tầng lớp thống trị và bị trị. *HS trao đổi bàn (2’): So sánh xã hội thời Lý và Trần về các tầng lớp xã hội? HS: Các tầng lớp như nhau nhưng mức độ tài sản và cách bóc lột khác nhau.. =>Phục hồi và phát triển.. b. Thủ công nghiệp: rất phát triển. - Do nhà nước quản lý. - Gồm nhiều ngành nghề.. =>Các sản phẩm làm ra ngày càng nhiều với trình độ kĩ thuật cao. c. Thương nghiệp: - Việc buôn bán được đẩy mạnh. -Trung tâm kinh tế lớn (Thăng Long, Vân Đồn).. 2. Tình hình xã hội sau chiến tranh. * Xã hội phân hoá sâu sắc: - Tầng lớp thống trị: vua, vương hầu, quý tộc và địa chủ. - Tầng lớp bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> =>GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Xã hội phân hoá càng sâu sắc, cụ thể địa chủ ngày càng đông và nông nô nô tì ngày càng nhiều … 4. Củng cố: *HS trả lời câu hỏi: - Trình bày vài nét về tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh? - Xã hội thời Trần sau chiến tranh phân hoá như thế nào? *GV kết luận: Kinh tế phát triển đã kéo theo sự thay đổi về mặt xã hội. Vậy văn hoá thời Trần đạt những thành tựu gì? (tiết sau). 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo nội dung bài học. - Đọc trước mục II – bài 15.. * Rút kinh nghiệm: ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________ ______________________________________________________________________________. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT Lớp. Giỏi SL. 7A1 7A5. Khá %. SL. %. Trung Bình SL %. Yếu SL. %.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×