Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

(Thảo luận Định giá tài sản) VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN THUẦN ĐỂ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TỔNG CÔNG TY BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN SABECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.62 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................1
1.1. Khái quát chung về định giá giá trị doanh nghiệp..................................................1
1.2. Sự cần thiết xác định giá trị doanh nghiệp...............................................................9
1.3 Cơ sở lý thuyết về phương pháp định giá doanh nghiệp, phương pháp giá trị tài
sản thuần......................................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN THUẦN ĐỂ ĐỊNH
GIÁ DOANH NGHIỆP TỔNG CÔNG TY BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI
GÒN SABECO................................................................................................................15
2.1. Giới thiệu tổng công ty bia- rượu- nước giải khát Sài Gịn Sabeco......................15
2.2. Định giá Tổng cơng ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn Sabeco bằng phương
pháp giá trị tài sản thuần...............................................................................................22
2.3. Thành tựu và hạn chế trong quá trình định giá doanh nghiệp Sabeco................25
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH
NGHIỆP XÁC ĐỊNH THEO GIÁ TRỊ TÀI SẢN THUẦN.........................................27
3.1. Thành lập cơ quan độc lập chuyên thực hiện công tác định giá...........................27
3.2. Xây dựng hệ thống thông tin giá cả thị trường......................................................27
3.3. Kết hợp với các phương pháp khác để định giá doanh nghiệp.............................27
3.4 Đào tạo các sinh viên khi tốt nghiệp đáp ứng các tiêu chí là định giá viên, đồng
thời thực hiện đào tạo tại chỗ và nâng cao các cán bộ định giá hiện có......................28


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát chung về định giá giá trị doanh nghiệp
1.1.1 Xác định giá trị doanh nghiệp

Các nhận định cơ bản:
- Giá trị thị trường: là mức giá ước tính của tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá,
giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong
một giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thơng tin, các bên tham gia hành động một cách
có hiểu biết, thận trọng và khơng bị ép buộc. Trong đó:


 Thời điểm, địa điểm thẩm định giá là thời gian, không gian cụ thể tương ứng với thời
gian, không gian mà giá trị của tài sản thẩm định giá được thẩm định viên xác định gắn
với những yếu tố về cung, cầu, thị hiếu và sức mua trên thị trường.
 Người mua sẵn sàng mua là người có khả năng thanh tốn và có nhu cầu mua tài sản với
mức giá tốt nhất có thể được trên thị trường.
 Người bán sẵn sàng bán là người có tài sản hợp pháp và có nhu cầu muốn bán tài sản với
mức giá tốt nhất có thể được trên thị trường.
 Giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thơng tin là giao dịch giữa các bên khơng có mối
quan hệ đặc biệt gây ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản và các bên tham gia có đủ
thời gian cần thiết để khảo sát, tiếp cận đầy đủ thông tin về tài sản và thị trường tài sản
sau q trình tiếp thị thích hợp
 Hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và khơng bị ép buộc là khi tham gia giao
dịch các bên đều có năng lực hành vi dân sự, cân nhắc đầy đủ các cơ hội và lựa chọn tốt
nhất cho mình từ các thông tin trên thị trường trước khi đưa ra quyết định mua hoặc quyết
định bán một cách hoàn toàn tự nguyện, khơng nhiệt tình mua hoặc nhiệt tình bán quá
mức, không bị bất cứ sức ép nào buộc phải bán hoặc mua để có được mức giá phù hợp
-

nhất cho cả hai bên.
Giá trị phi thị trường: là mức giá ước tính của một tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm
định giá, không phản ánh giá trị thị trường mà căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật, chức
năng, cơng dụng của tài sản, những lợi ích mà tài sản mang lại trong quá trình sử dụng,
giá trị đối với một số người mua đặc biệt, giá trị khi giao dịch trong điều kiện hạn chế, giá
trị đối với một số mục đích thẩm định giá đặc biệt và các giá trị không phản ánh giá trị thị
trường khác. Giá trị phi thị trường bao gồm: giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị đặc
biệt, giá trị đầu tư, giá trị để tính thuế hoặc các giá trị khác, cụ thể:


 Giá trị tài sản bắt buộc phải bán là tổng số tiền thu về từ bán tài sản trong điều kiện thời
gian giao dịch để bán tài sản quá ngắn so với thời gian bình thường cần có để thực hiện

giao dịch mua bán theo giá trị thị trường, người bán chưa sẵn sàng bán hoặc bán không tự
nguyện. Giá cả trong những cuộc mua bán tài sản như vậy gọi là giá trị tài sản bắt buộc
phải bán, không phản ánh giá trị thị trường.
 Giá trị đặc biệt là giá trị của tài sản có những đặc tính đặc biệt chỉ thu hút sự quan tâm của
những người mua đặc biệt hoặc người sử dụng đặc biệt. Giá trị đặc biệt có thể được hình
thành do vị trí, tính chất, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, yếu tố pháp lý và các yếu tố đặc biệt
khác của tài sản. Giá trị đặc biệt bao gồm: Giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng, giá
trị tài sản có thị trường hạn chế, giá trị tài sản chuyên dùng và giá trị đặc biệt khác.
 Giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng là giá trị phi thị trường được xem xét từ giác
độ một người sử dụng riêng biệt tài sản vào một mục đích riêng biệt, do đó khơng liên
quan đến thị trường. Khi tiến hành thẩm định giá loại tài sản này, thẩm định viên tập trung
chủ yếu vào khía cạnh tham gia, đóng góp của tài sản vào hoạt động của một dây chuyền
sản xuất, một doanh nghiệp, hoặc một tài sản khác khơng xét đến khía cạnh giá trị sử
dụng tốt nhất, tối ưu của tài sản hoặc số tiền có thể có từ việc bán tài sản đó trên thị
trường.
 Giá trị tài sản có thị trường hạn chế là giá trị của tài sản do tính đơn chiếc, hoặc do những
điều kiện của thị trường, hoặc do những nhân tố khác tác động làm cho tài sản này ít có
khách hàng tìm mua, tại một thời điểm nào đó. Đặc điểm quan trọng cần phân biệt của tài
sản này khơng phải là khơng có khả năng bán được trên thị trường cơng khai mà để bán
được địi hỏi một quá trình tiếp thị lâu dài hơn, tốn nhiều chi phí và thời gian hơn so với
những tài sản khác.
 Giá trị đầu tư là giá trị của một tài sản đối với nhà đầu tư theo những mục tiêu đầu tư đã
xác định. Giá trị đầu tư là khái niệm có tính chủ quan liên quan đến những tài sản cụ thể
đối với một nhà đầu tư riêng biệt với những mục tiêu và/hoặc tiêu chí đầu tư xác định. Sự
khác biệt giữa giá trị đầu tư và giá trị thị trường của một tài sản là động lực để nhà đầu tư
tham gia vào thị trường
 Giá trị để tính thuế là giá trị dựa trên các quy định của luật pháp liên quan đến việc đánh
giá giá trị tài sản để tính khoản thuế phải nộp.

Khái niệm về xác định giá trị doanh nghiệp:



-

Khái niệm giá trị doanh nghiệp:
“Giá trị của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoản thu nhập mà
doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh”
(Nguyễn Năng Phúc)

 Giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị vốn CSH của một doanh nghiệp mà là
tổng giá trị của tất cả các tài sản sử dụng trong q trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đó nhằm mang lại lợi ích cho các CSH và các nhà cấp tín dụng.
GT Vốn CSH = GTDN – GT NPT
 Trong đó, nợ phải trả là những nghĩa vụ mà công ty cần thực hiện đối với các chủ thể bên
ngồi. Nó thể hiện quyền lợi của người khác đối với tiền hoặc các nghĩa vụ của DN phải
thực hiện.
 Nguồn vốn chủ sở hữu là giá trị còn lại dành cho người sở hữu sau khi tất cả các nghĩa vụ
đều đã hồn thành. Nó cịn được gọi là giá trị ròng, bao gồm khoản vốn đầu tư ban đầu
của người chủ sở hữu và những khoản lợi nhuận còn lại được tái đầu tư vào doanh nghiệp
- Giá trị doanh nghiệp:
 Là việc ước tính giá trị của DN hay lợi ích của DN, bao gồm giá trị hiện hữu và giá trị
tiềm năng tại một thời điểm nhất định trên cơ sở giá cả thị trường theo một mục đích nhất
định bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp.
 Ta thấy trong doanh nghiệp có hai loại giá trị bao gồm giá trị hiện hữu và giá trị tiềm năng
trong đó: Giá trị hiện hữu của doanh nghiệp có thể được hiểu chính là những tài sản của
doanh nghiệp như tài sản cố định, lao động, vốn chủ sở hữu… tất cả những giá trị hữu
hình của doanh nghiệp Cịn giá trị tiềm năng của doanh nghiệp là những giá trị mà xác
định một cách rất là khó khăn như thương hiệu của doanh nghiệp, bằng sáng chế, sáng tạo
của doanh nghiệp. Giá trị của những dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Những giá trị này rất khó có thể xác định một cách cụ thể được.

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp:

Mơi trường bên ngồi doanh nghiệp
Mơi trường kinh doanh là toàn bộ những nhân tố làm tác động đến toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến giá trị DN, nghiên cứu môi trường kinh doanh của DN
giúp cho lãnh đạo DN chủ động trong mọi tình huống có thể xảy ra trong hoạt động kinh


doanh của mình, từ đó có những chính sách, biện pháp phù hợp để làm cho tình hình kinh
-

doanh, hoạt động của công ty được thuận lợi nhất.
Môi trường tổng qt:
Mơi trường bên ngồi là các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị DN, có tính khách quan và vượt
tầm kiểm sốt của DN. Do vậy, DN cần phải thích nghi với mơi trường để có thể tồn tại
và phát triển.

 Thứ nhất về môi trường kinh tế:
 Hoạt động của DN luôn gắn chặt với môi trường kinh tế cụ thể. Mơi trường đó bao gồm:
tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá cả, tỷ giá ngoại tệ, tỷ suất đầu tư, chỉ số thị trường
chứng khoán, lãi suất… là những nhân tố khách quan và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động và giá trị DN. Nền kinh tế phát triển, thúc đẩy nhu cầu đầu tư là tiêu dùng, chỉ số
chứng khoán thể hiện đúng quan hệ cung cầu, tỷ giá và lãi suất kích thích đầu tư,… sẽ trở
thành những cơ hội phát triển và mở rộng DN, nâng cao giá trị DN.
 Tuy nhiên sự suy thoái kinh tế, giá chứng khoán ảo, lạm phát tăng cao, lãi suất kìmhãm sự
sản xuất… làm lung lay và khống chế các cơ hội phát triển DN, giá trị DN bị xuống thấp.
 Thứ hai về môi trường chính trị:
Mơi trường chính trị ổn định là tiền đề cho sự ổn định và an toàn xã hội, và cơ sở cho sự
ổn định và phát triển các nhu cầu đầu tư đối với các DN. Các yếu tố của mơi trường chính
trị gắn bó chặt chẽ và tác động trực tiếp đến sản xuất- kinh doanh, bao gồm:

 Yếu tố đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và chi tiết của hệ thống pháp luật sẽ giúp cho các hoạt
động và đầu tư của các DN được bình đẳng, lành mạnh và thơng suốt.
 Sự luật pháp hóa các hành vi kinh tế thông qua các văn bản và các bộ luật, có thể bảo vệ
được hoạt động của DN một cách công khai minh bạch trong khuôn khổ luật pháp nhất
định của từng quốc gia.
 Năng lực hành pháp của Chính phủ cùng với ý thức chấp nhận thi hành pháp luật của
công dân và các tổ chức DN làm cho tính pháp luật trong mọi hành vi trở nên hiện thực,
giúp ngăn ngừa được các hành vi phạm pháp. Tao điều kiện thuận lợi thiết yếu cho hoạt
động sản xuất – kinh doanh.

 Thứ ba về môi trường văn hóa – xã hội


 Hoạt động của DN là nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong đời sống vật chất
và tinh thần của xã hội và cộng đồng. Ngược lại, sự hình thành các bức xúc của mơi
trường văn hóa – xã hội sẽ thúc đẩy sự quan tâm đáp ứng bằng chính sự phát triển thích
đáng từ phía DN.
 Mơi trường văn hóa – xã hội tác động trực tiếp đến sản xuất – kinh doanh bao gồm: Lối
sống, quan niêm về văn minh, tập quán sinh hoạt và tiêu dùng…
 Số lượng và cơ cấu dân cư, giới tính, độ tuổi, mật độ gia tăng dân số, mức thu nhập… tạo
nên các phân khúc thị trường cần định tính và định lượng làm phát sinh các loại hình sản
xuất – kinh doanh cần thiết để đáp ứng được các nhu cầu trên.
 Sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên… đòi hỏi các DN phải nâng cao kĩ thuật công
nghệ để đáp ứng đủ nhu cầu thân thiện với mơi trường, và giảm thiểu các chi phí nguyên
vật liệu, tìm kiếm các nguyên vật liệu mới.
 Thứ tư về môi trường khoa học – công nghệ
 Bằng chứng của sự phát triển khoa học – công nghệ là sản phẩm được nâng cao chất
lượng, đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao trong đời
sống. Bước phát triển của khoa học – công nghệ không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức
đối với sự tồn tại và phát triển của DN.


-

Môi trường đặc thù:
Là môi trường bao gồm các yếu tố tác động trực tiếp đến DN và DN có thể kiểm sốt

được, bao gồm:
 Quan hệ với khách hàng
Trước hết, quan hệ với khách hàng tốt sẽ góp phần vào sự phát triển và thành cơng của
DN. Các nhân tố làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của DN trong quan hệ khách







hàng:
Sự trung thành và thái độ của khách hàng.
Số lượng và chất lượng khách hàng.
Uy tín và mối quan hệ tốt và khả năng phát triển các mối quan hệ.
Sự phát triển các thị phần.
Tốc độ tiến triển của doanh số bán.
Quan hệ với nhà cung cấp:


Các quan hệ của nhà cung cấp đến môi trường kinh doanh của DN thông qua:






Sự phong phú của các nguồn cung cấp.
Số lượng, chủng loại các nguyên vật liệu có thể thay thế cho nhau.
Khả năng đáp ứng kịp thời và lâu dài.
Chất lượng bảo đám đúng với yêu cầu của DN, số lần hoàn trả các nguyên vật liệu kếm

chất lượng ít hoặc giảm nhanh qua các lần cung cấp.
 Giá cả hợp lý và có khả năng cạnh tranh đối với các nhà cung cấp khác.
 Sự cạnh tranh:
 Hơn thế nữa, sự cạnh tranh được xem xét đánh giá qua 3 phạm vi: mức độ cạnh tranh,
năng lực cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh.

 Quan hệ với các cơ quan nhà nước
 Cuối cùng cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, bảo đảm cho hoạt động
DN nằm trong khuôn khổ luật định. Bên cạnh đó việc thực hiện tốt các nhiệm vụ của DN,
như là: nộp thuế đúng và đầy đủ, chấp hành tốt các quy định về lao động, bảo hiểm xã
hội… Là những biểu hiện hoạt động lành mạnh và có tiềm lực về tài chính của DN.

Mơi trường bên trong doanh nghiệp
Môi trường bên trong một doanh nghiệp bao gồm những yếu tố tạo nên nét độc đáo của
doanh nghiệp đó, cho thấy được khả năng mở rộng cũng như sự phát triển của doanh
nghiệp, bao gồm những yếu tố sau:
- Một là hiện trạng tài sản:
 Giá trị tài sản DN là biểu hiện xác thực nhất về giá trị DN
 Tài sản của DN là biểu hiện của yếu tố vật chất cần thiết, tối thiểu đối với quá trình sản
xuất – kinh doanh. Số lượng, chất lượng, tr nh độ kỹ thuật và tính đồng bộ của tài sản là
nhân tố quyết định đến số lượng, chất lượng sản phẩm của DN hay chính là nhân tố thể
hiện năng lực cạnh tranh, khả năng thu nhập của DN.
 Giá trị các tài sản của DN là cơ sở đảm bảo tối thiểu cho giá trị DN. Ít nhất cũng có thể

bán đi các tài sản DN là khoản thu nhập tối thiểu mà DN có được.
- Hai là vị trí kinh doanh
 Vị trí kinh doanh tạo ra nền tảng cho ưu thế cạnh tranh của DN, tạo ra những giá trị tiềm
tàng đối với DN. Vị trí kinh doanh được đặc trưng bởi các yếu tố về địa điểm, địa hình,
diện tích, phạm vi kinh doanh của DN và các chi nhánh trực thuộc.


 Ở những vị trí thuận lợi: gần đơ thị, khu dân cư, trung tâm thương mại – tài chính, gần
bến xe, cảng, kho hàng… chắc chắn việc buôn bán với các DN thương mại sẽ có nhiều lợi
thế, DN sản xuất sẽ giảm thiểu được các chi phí bảo quản… DN dễ dàng tiếp cận và nắm
bắt nhanh chóng các nhu cầu, thị hiếu, các thông tin cần thiết phục vụ tốt cho nhu cầu sản
xuất kinh doang thương mại.
 Tuy nhiên, đi kèm với các thuận lợi đó là các chi phí thuê văn phong giao dịch, thue lao
động và một số các chi phí về mơi trường cũng cao hơn và khắt khe hơn
- Ba là uy tín kinh doanh
 Trong kinh doanh khi sản phẩm đã được khách hàng chấp nhận và được đánh giá cao, thì
uy tín của DN đã trở thành một tài sản có giá trị thực sự, đó chính là giá trị của thương
hiệu. Vì vậy uy tín của DN được hầu hết các nhà kinh tế thừa nhận là một yếu tố quan
trọng góp phần làm nên giá trị DN.
- Bốn là trình độ kỹ thuật và tay nghề lao động
 Với một trình độ kỹ thuật tân tiến cùng với sự thành thạo tay nghề của người lao động
chắc chắn chất lượng sản phẩm DN đạt cao với mức chi phí hợp lý là điều khơng thể phủ
nhận. Vì vậy, yếu tố kỹ thuật và tay nghề là một yếu tố quyêt định giá trị DN.
- Năm là năng lực quản trị
 Với một bộ máy quản lý sản xuất – kinh doanh có đủ năng lực sẽ giúp cho DN có khả
năng sẽ sử dụng tốt các nguồn lực, phát huy và tận dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và cơ
hội phát sinh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của thị trường và mang lại
hiệu quả cao cho DN. Vì vậy, năng lực quản trị luôn được đánh giá và đề cao là một yếu
tố đặc biệt có tác đống đến giá trị DN.
- Sáu là văn hóa doanh nghiệp

 Trong mọi tổ chức điều có văn hóa và những giá trị độc đáo riêng, là tồn bộ các giá trị
văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của DN, trở thành
các giá trị, các quan niệm và tập quán, thể hiện trong các hoạt động của DN và bị chi phối
bởi tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi ứng xử của mọi thành viên trong DN. Văn hóa DN
là một giá trị tinh thần và hơn thế nữa, là một tài sản vơ hình của DN.
1.2. Sự cần thiết xác định giá trị doanh nghiệp
1.2.1. Mục đích của xác định giá trị doanh nghiệp


Với sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và các thị trường tài sản
khác th TĐG DN và các lợi ích của nó ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh
tế. Nó cung cấp bức tranh tổng quát về giá trị của một DN, là cơ sở quan trọng phục vụ
cho đối tượng sử dụng kết quả TĐG đưa ra quyết định hợp lý trong các vấn đê chủ yếu
sau:
-

Giúp các cơ quan quản lý của NN nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất – kinh
doanh và giá trị của DN để có những chính sách quản lý cụ thể đối với từng DN như thu
thuế TNDN, thuế TS, thuế khác.Thông tin về giá trị DN là một căn cứ quan trọng để các
nhà hoạch định chính sách, các tổ chức quản lý và kinh doanh chứng khốn đánh giá tính
ổn đinh của thị trường, nhận dạng các hiện tượng đầu cơ hoặc thao túng nền kinh tế, để từ
đó có thể đưa ra các chính sách, biện pháp điều tiết thị trường một cách hợp lý, b nh đẳng
và phù hợp các quy định của pháp luật.

-

Giúp DN ra các quyết định kinh doanh và tài chính, giá trị DN phản ánh năng lực tổng
hợp, khả năng tồn tại và phát triển của DN, là căn cứ quan trọng trong q trình phân tích,
đánh giá trước khi đưa ra các quyết định hoặc những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tài chính.


-

Là cơ sở để giải quyết, xử lý tranh chấp nảy trong quá trình mua bán, sáp nhập, chia
nhỏ, giải thể, thanh lý và cổ phần hóa. Việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia nhỏ, giải
thể, thanh lý, cổ phần hóa là các giao dịch có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ
chế thị trường, thể hiện nhu cầu về đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, tài trợ và
phát triển, tăng cường khả năng cạnh tranh và được tiến hành trên cơ sở giá trị DN đã
được xác định và đánh giá.

-

Là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân đầu tư đánh giá uy tín kinh doanh, khả năng tài chính
và tín dụng của doanh nghiệp để đưa ra quyết định mua bán, chuyển nhượng chứng khoán
do DN phát hành trên thị trường tài chính, cơ sở sáp nhập, chia tách, giải thể, liên doanh.
1.2.2. Vai trò của việc thẩm định giá doanh nghiệp


-

Xét trên một góc độ nào đó, tất cả các quyết định kinh doanh đều liên quan đến việc xác
định giá trị doanh nghiệp.

-

Đối với nội bộ doanh nghiệp, khi tiến hành dự toán ngân sách cần xem xét những ảnh
hưởng của các dự án cụ thể tới giá trị doanh nghiệp, hoặc khi lập các kế hoạch chiến lược
cần xem xét giá trị doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các kế hoạch hoạt động
đó.
Cịn đối với bên ngồi doanh nghiệp thì các nhà đầu tư cần phải định giá doanh nghiệp để

làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh của họ. Với các thông tin về định giá doanh
nghiệp, các nhà đầu tư có thể biết được giá trị thị trường của các cổ phiếu cao hơn hay
thấp hơn so với giá trị thực của nó, để từ đó có các quyết định mua hay bán cổ phiếu một
cách đúng đắn. Việc định giá cũng vơ cùng cần thiết trong q trình thực hiện cổ phần
hóa, sáp nhập hay giải thể doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp này cũng như các đối
tượng có liên quan đều phải tiến hành định giá giá doanh nghiệp trước khi thực hiện các
quyết định cổ phần hóa, sáp nhập hay giải thể. Ngay cả đối với nhà cung cấp tín dụng có
thể khơng quan tâm một cách rõ ràng tới giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, nhưng
ít nhất họ cũng phải ngầm quan tâm tới giá trị vốn chủ sở hữu nếu họ muốn phòng tránh
rủi ro trong hoạt động cho vay.
1.3 Cơ sở lý thuyết về phương pháp định giá doanh nghiệp, phương pháp giá trị tài
sản thuần
1.3.1 Cơ sở của phương pháp
Phương pháp giá trị tài sản thuần còn được gọi là “phương pháp giá trị nội tại” hay
“mơ hình định giá tài sản”. Phương pháp này được xây dựng dựa trên các quan điểm:
-

Doanh nghiệp là một loại hàng hóa đặc biệt
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp dựa trên nền tảng đầu tư và nắm giữ một

-

lượng tài sản nhất định, có thực.
Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu từ sự
đầu tư hoặc tài trợ của các nhà đầu tư khi thành lập và có thể được tài trợ bổ sung


trong q trình kinh doanh. Ngồi ra, trong q trình hoạt động doanh nghiệp
thường phải huy động thêm các nguồn vốn khác như vốn vay, vốn phát hành trái
phiếu, các khoản nợ trong thanh toán, tiền ứng trước của khách hàng,…

Xuất phát từ những quan điểm kể trên, giá trị doanh nghiệp được đo lường bằng giá trị
thị trường của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng cho các hoạt động của mình.
1.3.2 Phương pháp xác định
Khi xác định giá trị doanh nghiệp, người ta phải xác định giá trị tài sản thuần thuộc
về chủ sở hữu theo công thức sau:
V0 = V T - V N
Trong đó:
V0: Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.
VT: Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh.
VN: Giá trị các khoản nợ.
Để xác định được V0, người ta đưa ra hai phương pháp sau:
a. Phương pháp xác định giá trị tài sản thuần theo số liệu trên sổ sách kế toán
Dựa vào các số liệu về tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm
đánh giá, V0 được xác định bằng cách lấy tổng giá trị tài sản trừ đi tổng giá trị các khoản
nợ.
Đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, song phương pháp này đòi hỏi doanh
nghiệp phải tổ chức ghi chép kế toán phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
chấp hành tốt chế độ kế toán nhằm đảm bảo độ tin cậy về số liệu theo sổ sách kế toán.
Tuy nhiên, số liệu kế toán là số liệu ghi chép mang tính lịch sử, phụ thuộc vào các phương
pháp kế toán như phương pháp hạch toán giá vốn hàng bán, phương pháp phân bổ chi phí,
… nên có sự sai lệch khá xa giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường của tài sản.


Do vậy, giá trị doanh nghiệp được xác định theo phương pháp này cũng chỉ là những
con số có ý nghĩa tham khảo trong quá trình vận dụng những phương pháp khác sát thực
hơn.
b. Phương pháp xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường
Trong phương pháp này, ban đầu người ta loại ra khỏi danh mục đánh giá những tài
sản khơng cần thiết, khơng cịn phù hợp và khơng cịn khả năng đáp ứng các u cầu của
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó, tiến hành đánh giá giá trị của các tài sản

còn lại tại thời điểm định giá theo nguyên tắc sử dụng giá thị trường:
-

Tài sản cố định được xác định theo cơng thức:

Giá trị thực tế
của TSCĐ

-

Ngun giá tính theo giá

=

thị trường

x

Chất lượng còn lại của
TSCĐ

Hàng tồn kho, đối với những thành phẩm, hàng hóa, vật tư có giá bán trên thị
trường thì được xác định theo cơng thức:

Giá trị thực
tế của thành
phẩm,

hàng


Số
=

hóa, vật tư

-

lượng

thành phẩm,
hàng hóa, vật

Chất lượng cịn

Đơn giá thành
x



phẩm, hàng hóa, x
vật tư

lại

của

thành

phẩm, hàng hóa,
vật tư


Hàng tồn kho, đối với những thành phẩm, hàng hóa, vật tư khơng có giá bán trên
thị trường thì được xác định theo cơng thức:

Giá trị thực tế của

Ngun

giá

ghi

Chất lượng cịn lại của

thành phẩm, hàng =

trên sổ sách kế x

thành phẩm, hàng hóa,

hóa, vật tư

toán

vật tư


-

Tiền và tương đương tiền: Tiền mặt tại quỹ được xác định bằng cách kiểm quỹ;

Tiền gửi được xác định, đối chiếu số dư trên tài khoản; Các giấy tờ có giá được xác
định theo giá trị giao dịch trên thị trường, khơng có giao dịch thì xác định theo
mệnh giá của chúng; Ngoại tệ được quy đổi về nội tể theo tỷ giá thị trường tại thời
điểm đánh giá; Vàng bạc, kim cương, đá q,… được tính tốn theo giá thị trường

-

tại thời điểm định giá.
Các khoản phải thu, là cơng nợ mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu hồi trong
tương lại. Các khoản ký cược, ký quỹ được xác định theo số dư trên thực tế trên sổ
sách kế toán đã được đối chiếu xác nhận tại thời điểm định giá.

-

Các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp, khi xác định giá trị cần phải đánh giá
toàn diện về giá trị đối với doanh nghiệp hiện đang sử dụng các khoản đầu tư đó.
Các tài sản cho thuê và quyền thuê bất động sản được xác định theo phương pháp
chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai.

-

Các tài sản vơ hình: phương pháp này chỉ thừa nhận giá trị của các tài sản vơ hình
đã được xác định trên sổ kế toán.

-

Trên cơ sở đánh giá giá trị của từng nhóm, loại tài sản, giá trị tài sản thuần của
doanh nghiệp được tính như sau:

Giá trị tài

sản

thuần

của

doanh

nghiệp

Tổng giá trị các
=

tài sản đã được đánh giá

Tiền thuế tính trên
Các

khoản

nợ phải trả

-

phần giá trị tăng
thêm của tài sản
được đánh giá lại

1.3.3. Ưu điểm, hạn chế và khả năng áp dụng:
 Ưu điểm

- Phương pháp được thực hiện một cách dễ dàng, đơn giản
- Phương pháp có tính pháp lý rõ ràng nhất về tài sản và thu nhập
- Chứng minh được giá trị doanh nghiệp là một lượng tài sản có thật
 Hạn chế
- Phương pháp này thường tốn nhiều thời gian, chi phí


-

Phương pháp này mới chỉ đánh giá doanh nghiệp trong trạng thái tĩnh mà chưa
xem xét doanh nghiệp như là một thực thể, một tổ chức đang tồn tại, còn có thể

-

hồn chỉnh và phát triển trong tương lai.
Phương pháp này không cung cấp và xây dựng được những thông tin cần thiết để

-

các bên liên quan có thể đánh giá về triển vọng sinh lời của doanh nghiệp
Phương pháp bỏ qua phần lớn yếu tố phi vật chất nhưng có giá trị thực
 Khả năng áp dụng
Phương pháp này phù hợp khi muốn xác định mức giá thấp có thể sử dụng đàm

-

phán, giao dịch.
Thích hợp với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, ít tài sản vơ hình
Trong trường hợp phương pháp dòng tiền chiết khấu đưa kết quả giá trị doanh


-

nghiệp thấp hơn giá trị tài sản hữu hình thuần của doanh nghiệp thì có thể sử dụng
phương pháp giá trị tài sản thuần.

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN THUẦN ĐỂ ĐỊNH
GIÁ DOANH NGHIỆP TỔNG CÔNG TY BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI
GỊN SABECO
2.1. Giới thiệu tổng cơng ty bia- rượu- nước giải khát Sài Gòn Sabeco
2.1.1. Giới thiệu chung
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty
Tổng Cơng ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, tên giao dịch SABECO
(Saigon Beer-Alcohol-Beverage Joint Stock Corporation), là một doanh nghiệp cổ phần
tại Việt Nam. Mặc dù là công ty cổ phần nhưng Nhà nước vẫn nắm gần 90% vốn điều lệ
doanh nghiệp này và Bộ Công Thương đóng vai trị là người đại diện phần vốn Nhà nước
tại Sabeco (2016).[4] Tổng Công ty là chủ sở hữu của thương hiệu bia Saigon và bia 333.
Tháng 12 2017, công ty con của tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi là Công ty
TNHH Vietnam Beverage mua trọn 53,59% cổ phần nhà nước chào bán tại Sabeco với
giá tiền là 4,8 tỷ USD.


Tiền thân của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn là Nhà máy
Bia Chợ Lớn thuộc hãng B.G.I, chủ tư bản Pháp, được Chính phủ Nước Cộng Hịa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp quản.
Nhà máy Bia Sài Gòn, được thành lập ngày 17/05/1977 theo Quyết định số 854/LTTP của
Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm. Sau đó, thực hiện chủ trương của Nhà nước về
tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh, ngày 14/099/1993 Bộ
trưởng Bộ Cơng nghiệp nhẹ đã có Quyết định số 882/QĐ-TCCB thành lập lại doanh
nghiệp Nhà nước và đổi tên thành Cơng ty Bia Sài Gịn.
Thực hiện Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 28/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tổng Công ty Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước
thuộc Bộ Công nghiệp giai đoạn 2003-2005, tháng 03/2003 Bộ Công nghiệp (nay là Bộ
Công Thương) đã trình Thủ tướng chính phủ đề án tổ chức lại Tổng Công ty Rượu - Bia Nước giải khát Việt Nam thành hai Tổng Công ty Nhà nước. Ngày 06/05/2003, Bộ Cơng
nghiệp (nay là Bộ Cơng Thương) có Quyết định số 74/2003/QĐ-BCN thành lập Tổng
Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (viết tắt là SABECO) trên cơ sở tổ chức lại
Công ty Bia Sài Gịn và các Cơng ty Rượu Bình Tây, Cơng ty Nước giải khát Chương
Dương và Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ.
Ngày 11/05/2004, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã có Quyết định số
37/2004/QĐ-BCN chuyển Tổng Cơng ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gịn sang mơ
hình Cơng ty Mẹ - Cơng ty con. Trong đó Cơng ty mẹ được hình thành từ Văn phịng, các
phịng, ban nghiệp vụ, nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng sản xuất hạch tốn phụ thuộc
Tổng Cơng ty.
Ngày 28/12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg về
việc phê duyệt phương án và chuyển Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gịn
thành Tổng Cơng ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn.


Ngày 20/09/2016, Bộ Cơng Thương có văn bản số 8845/BCT-CNN về việc chấp thuận
đềxuất niêm yết cổ phiếu SABECO trên Sở Giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí nMinh.
Ngày
20/10/2016, Đại hội đồng cổ đông SABECO ban hành Nghị quyết số 62/2016/NQĐHĐCĐ thông qua việc niêm yết cổ phiếu của SABECO tại Sở Giao dịch chứng khốn
TP. Hồ Chí Minh.
2.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính của Cơng ty
Sabeco là tập đồn lớn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát trên
lãnh thổ Việt Nam
Vốn Điều lệ: 6.412.811.860.000 đồng (bằng chữ: Sáu ngàn bốn trăm mười hai tỷ tám trăm
mười một triệu tám trăm sáu mươi ngàn đồng).
2.1.1.3. Cơ cấu cổ đông
Theo Sổ cổ đông chốt ngày 06/10/2016, cơng ty có 1.227 cổ đơng trong đó 01 cổ đông
lớn (cổ đông Nhà nước: Bộ Công thương) nắm giữ 574.519.134 cổ phiếu chiếm 89,59%;

Cổ đông trong nước nắm giữ 581.056.097 cổ phiếu chiếm 90,61%; Cổ đơng nước ngồi
nắm giữ 60.225.089 cổ phiếu chiếm 9,39%
2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức của tổng cơng ty
Sabeco được tổ chức theo mơ hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con với mơ hình như sau:
- Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu – Nước Giải khát Sài Gịn (Cơng ty mẹ)
- Cơ quan đại diện, văn phịng đại diện, chi nhánh;
- Các Cơng ty TNHH một thành viên 100% vốn góp của SABECO (3 Công ty)
- Các Công ty Con Sabeco sở hữu trên 50% (20 Công ty)


- Các Công ty liên doanh liên kết của Sabeco (31 Công ty)
2.1.2. Vị thế của công ty

 Vị thế của Công ty trong ngành:
Với lịch sử hơn 140 năm hoạt động kinh doanh, Bia Sài Gòn đã trở thành thương hiệu
hàng đầu tại thị trường bia Việt Nam và được biết tới tại nhiều quốc gia. Năm 2015,
SABECO đãvươn lên vị trí thứ mười bảy (17) trong các tập đồn sản xuất bia lớn nhất thế
giới, nằm trong nhóm các nhà sản xuất bia hàng đầu Đông Nam Á và là thành viên thứ
351 của Học viện Bia Berlin.
So sánh với các doanh nghiệp trong ngành bia tại Việt Nam, SABECO có một mặt nổi
trội sau đây:
-SABECO có năng lực sản xuất lớn nhất trong ngành: Tổng Công ty có hai mươi bốn nhà
máy sản xuất đặt tại tất cả các khu vực trọng điểm, với tổng công suất sản xuất đạt trên
1,8 tỉ lít bia/năm.
-Mạng lưới phân phối trải rộng trên toàn quốc: Hệ thống phân phối với mười một công ty
thương mại được đặt tại tất cả các khu vực trọng điểm trên cả nước. Có thể nói SABECO
hiện đang sở hữu mạng lưới phân phối rộng nhất trong số các hãng bia tại Việt Nam.
-Chiến lược tập trung vào phân khúc bia phổ thông: Đây là phân khúc thị trường bia lớn
nhất tại Việt Nam, chiếm gần 60% sản lượng toàn ngành.
- Kinh nghiệm sản xuất và sự am hiểu người tiêu dùng, thị trường bia Việt Nam: Với hơn

140 năm kinh nghiệm, SABECO rất am hiểu người Việt và văn hóa uống bia của người
Việt.
Chính vì lẽ đó, SABECO đã định vị khá chắc chắn thương hiệu của mình trong tâm trí
người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Các nhãn hiệu Bia 333, Bia Sài Gòn Lager (Sài Gòn
Xanh), Sài Gòn Export (Sài Gòn Đỏ) và Sài Gòn Special được trên 90% người tiêu dùng


Việt Nam nhận biết và ưa chuộng bởi chất lượng sản phẩm, hương vị bia đậm đà phù hợp
thị hiếu người tiêu dung và giá cả hợp lý. Bia Sài Gòn xứng đáng với khẩu hiệu “Niềm tự
hào của Việt Nam”. Riêng ba nhãn hiệu chủ lực này của SABECO chiếm tới 44,9% tổng
thị phần bia trong nước.
Các thương hiệu Bia 333 Export, Bia Sài Gòn Export còn đang từng bước chinh phục
hàng triệu người uống bia trên thế giới. Các sản phẩm bia của SABECO đã có mặt tại 27
nước trên thế giới và ngày càng được ưa chuộng.
Niềm tự hào về một thương hiệu quốc gia
SABECO chính thức đưa cổ phiếu lên niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2016 và
sang 2018, trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một bước để công ty
không chỉ phát triển mạnh mẽ và củng cố vị thế hàng đầu tại Việt Nam mà còn vươn tầm
thế giới, xây dựng phát triển hình ảnh và vị thế của bia Việt tại thị trường quốc tế. Trong
năm 2019, công ty đã tái ra mắt thành công thương hiệu Bia Saigon và Bia 333 với hình
ảnh hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống, đại diện cho tinh thần đang lên của
một Việt Nam trẻ trung và tiến bộ.
Nhờ các bước đi đầy quyết định này, doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu xứng
đáng, ghi tên mình vào các bảng xếp hạng danh tiếng trong nước và quốc tế. Đó là nằm
trong Top 3 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam bình chọn năm 2019;
Là 1 trong 7 đại diện Việt Nam được xướng danh trong bảng xếp hạng Top 200 doanh
nghiệp tỉ đơ tốt nhất châu Á do Forbes Asia bình chọn… Là một doanh nghiệp dẫn đầu
trong ngành nước giải khát tại Việt Nam, SABECO đã có nhiều đóng góp vào sự phát
triển chung của kinh tế. Chẳng hạn, tổng số tiền nộp vào ngân sách trong 10 năm của
SABECO theo báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2010 - 2019 hơn 81.732 tỉ đồng. Sau 10

năm, số tiền nộp ngân sách của công ty vào năm 2019 đã tăng 200% so với năm 2010.

 Triển vọng phát triển của ngành:
- Thực trạng tăng trưởng ngành bia giai đoạn 2010 – 2015


Trong giai đoạn 2010 – 2015, sản lượng tiêu thụ bia đã tăng khá mạnh, từ mức 2.336 triệu
lít năm 2010 lên 3.627 triệu lít năm 2015. Trong đó phân khúc bia cao cấp tăng từ 238
triệu lít lên 378 triệu lít (tăng 58,8%), phân khúc bia giá trung bình tăng từ 1.368 triệu lít
lên 2.126 triệu lít (tăng 55,4%) và phân khúc bia giá rẻ tăng từ 730 triệu lít lên 1.123 triệu
lít (tăng 53,9%). Mỗi người trưởng thành Việt Nam tiêu thụ trung bình 35,5 lít bia/năm,
đưa Việt Nam trở thành quốc gia có lượng bia tiêu thụ đầu người cao thứ hai châu Á.Về
mặt thị phần, phân khúc sản phẩm bia giá trung bình vẫn được nhiều người tiêu thụ nhất,
chiếm gần 60% tổng sản lượng tiêu thụ. Bia giá thấp duy trì thị phần khoảng 30%, còn lại
10% thuộc về dòng bia cao cấp.
Riêng năm 2015, sản lượng tiêu thụ bia phân khúc cao cấp và bia phân khúc giá trung
bình có tốc độ tăng trưởng gần ngang nhau, với tỉ lệ tăng trưởng là 6,8% và 6,7% so với
năm 2014. Tuy nhiên, bia cao cấp nhập khẩu tăng trưởng mạnh ở mức 16,1%, trong khi
bia cao cấp nội
địa chỉ tăng 6,0%. Mặc dù mức tăng trưởng này một phần dựa trên sản lượng bia cao cấp
nhập khẩu cịn thấp (chỉ 28,6 triệu lít, chiếm chưa tới 10% của thị phần bia cao cấp)
nhưng cũng phản ánh mức độ quan tâm ngày càng cao đối với thị trường bia Việt Nam
của các doanh nghiệp ngoại, cũng như nhu cầu, khả năng và mức độ chịu chi của người
uống bia Việt Nam cho các dòng sản phẩm cao cấp.
Về giá trị toàn thị trường bia theo số liệu trong Báo cáo ngành bia Việt Nam tháng 6/2016
của Euromonitor International, tổng giá trị bia tiêu thụ đã tăng từ 82.736 tỉ Đồng năm
2010 lên 153.943 tỉ Đồng trong năm 2015 (tăng 86,1%). Sự khác biệt của số liệu này so
với một số ước tính khác của cơ quan chủ quản hay doanh nghiệp trong ngành chủ yếu
liên quan đến phương pháp ước tính, thu nhập số liệu, đặc biệt có thể do việc sử dụng giá
xuất xưởng hay giá người tiêu dùng cuối phải trả. Tuy nhiên có một xu hướng đồng nhất

là thị phần về giá trị của bia cao cấp đã tăng lên khoảng 15%. Thị phần của bia giá trị
trung bình khơng khác biệt nhiều ở mức 60%. Chỉ khoảng 25% số tiền người uống bia bỏ
ra cho bia giá rẻ.


- Triển vọng tăng trưởng ngành bia giai đoạn 2016 – 2020
Với dân số gần 92 triệu người tại thời điểm năm cuối 2015, tốc độ tăng dân số bình quân
1%/năm và văn hóa uống bia của người Việt, thị trường bia Việt Nam vẫn là một trong
những thị trường hấp dẫn và được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong thời gian sắp tới.
Về mặt tuyệt đối, ngành bia được kì vọng tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Tuy
nhiên tốc độ tăng trưởng có thể sẽ thấp hơn do quy mô thị trường đã lớn hơn đáng kể. Cụ
thể tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2015 – 2020 được dự báo ở mức bình
quân 6%/năm (Nguồn: Euromonitor International, Báo cáo ngành bia Việt Nam, Tháng
6/2016). Cũng theo Euromonitor International, đến năm 2020, thị phần sản lượng tiêu thụ
bia của các phân khúc giá không thay đổi đáng kể. Theo đó, phân khúc bia cao cấp đạt
492,9 triệu lít (chiếm 10,2% tổng sản lượng), bia phân khúc giá trung bình đạt 3.002,5
triệu lít (tăng nhẹ lên 62% tổng sản lượng) và bia phân khúc giá rẻ đạt 1.347,6 triệu lít
(chiếm 27,8% tổng sản lượng).
Doanh số tiêu thụ được dự báo tăng trưởng bình quân 7,2%/năm trong giai đoạn 2015 –
2020, riêng năm 2016 tăng trưởng 8,1% so với 2015. Doanh số tiêu thụ năm 2016 được
dự báo đạt 166.388 tỉ Đồng, trong đó bia phân khúc cao cấp là 26.216 tỉ Đồng (tỉ trọng
15,8% tổng doanh số tiêu thụ), Bia phân khúc giá trung bình đạt 100.835 tỉ Đồng (tỉ trọng
60,6% tổng doanh số tiêu thụ) và bia phân khúc giá rẻ sẽ đạt 39.336 tỉ Đồng (tỉ trọng
23,6% tổng doanh số tiêu thụ.
Đến năm 2020, doanh số tiêu thụ được dự báo đạt 218.292 tỉ Đồng, trong đó bia phân
khúc cao cấp là 35.925 tỉ Đồng (tỉ trọng 16,5% tổng doanh số tiêu thụ), bia phân khúc giá
trung bình đạt 134.686 tỉ Đồng (tỉ trọng 61,7% tổng doanh số tiêu thụ) và bia phân khúc
giá rẻ sẽ đạt 47.680 tỉ Đồng (tỉ trọng 21,8% tổng doanh số tiêu thụ).
2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh


 Tầm nhìn đến 2025


Phát triển SABECO thành Tập đồn cơng nghiệp đồ uống hàng đầu của Việt Nam, có vị
thế trong khu vực và quốc tế.

 Sứ mệnh
Góp phần phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới.
Đề cao văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp các sản phẩm đồ uống chất
lượng cao, an toàn và bổ dưỡng.
Mang lại lợi ích thiết thực cho cổ đông, khách hàng, đối tác, người lao động và xã hội.
Thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu đồ uống theo chuẩn mực an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế
“An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường”.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước trên cơ sở minh bạch trong kinh doanh.
Tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng.
Đảm bảo phát triển theo hướng hội nhập quốc tế.
2.2. Định giá Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn Sabeco bằng phương
pháp giá trị tài sản thuần

Bảng 1: Bảng cân đối kế toán rút gọn quý I của công ty
Đơn vị: Tỷ đồng
TỔNG TÀI SẢN

20.023 TỔNG NGUỒN VỐN

Tài sản ngắn hạn

14.26


Nợ phải trả

3
Tiền và các khoản tương đương tiền 2333

Nợ ngắn hạn

20.023
4259
4041


Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác

10485
1049
321
74

Tài sản dài hạn

5760

Các khoản phải thu dài hạn

319


Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Vốn và các quỹ
Nguồn kinh phí và quỹ
khác
Vốn cổ đơng tối thiểu

218
15764
15764
760
0

TSCĐ:
- TSCĐ vơ hình
- TSCĐ th tài chính
- TSCĐ vơ hình
Bất động sản đầu tư
Tài sản dở dang dài hạn

1,532

3,373
32

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

3678
TSCĐ cho thuê

195
Các giả định về tài sản của công ty Sabeco theo giá trị trường tại quý I năm
2020, có những thay đổi sau:
1.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 1000 (tỷ đồng) do công ty Sabeco

giảm các khoản mục đầu tư vào năm 2020, bao gồm các khoản như: chứng khốn
kinh doanh, khoản dự phịng giảm giá chứng khốn kinh doanh…
0. Các khoản phải thu ngắn hạn khơng có khả năng thu hồi lại là 15 (tỷ đồng),
bao gồm: phần trả trước cho người bán ngắn hạn, phần thu về do vay ngắn
hạn, phải thu ngắn hạn khác...
0. Phần chi phí trả trước ngắn hạn tăng 30 (tỷ đồng) (thuộc TSNH khác).


0. Các khoản phải thu dài hạn khơng có khả năng thu hồi lại là 80(tỷ đồng), bao
gồm: phải thu về cho vay dài hạn và các khoản thu dài hạn khác.
0. TSCĐ hữu hình đánh giá lại theo giá thị trường giảm 0,5 (tỷ đồng).
0. Đầu tư BĐS năm 2020 tăng: 4 (tỷ đồng) do thị trường bất động sản liên tục
tăng từ khoảng năm 2019.
0. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên 9 (tỷ đồng).
0. Đầu tư tài chính dài hạn giảm 200 (tỷ đồng), do giảm các khoản đầu tư vào
công ty con; công ty liên doanh, liên kết…
0. Doanh nghiệp còn phải trả tiền thuê tài sản cố định trong 10 năm mỗi năm 1
(tỷ đồng), muốn thuê một tài sản cố định với những điều kiện tương tự như
vậy tại thời điểm hiện hành thường phải trả 1,2 (tỷ đồng) mỗi năm.
1. Theo hợp đồng cho thuê tài sản của công ty, người đi thuê còn phải trả dần
trong 20 năm, mỗi năm trả một lượng tiền đều là 1,5 tỷ đồng.
(Tỷ suất lợi nhuận vốn trung bình trên thị trường 12%)


 Định giá doanh nghiệp Sabeco


Bảng : Xác định lợi thế của quyền thuê tài sản của công ty Sabeco
Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

1

Giá thuê hiện hành 1,2

2
1,2

3
1,2

4
1,2

5
1,2

6
1,2

7
1,2


8
1,2

9
1,2

1

1

1

1

1

1

1

1

0,2

0,2

0,2

0,2


0,2

0,2

0,2

0,2

trên thị trường
Giá thuê theo hợp 1
đồng
Khoản tiền tiết kiệm 0,2
được
1  (1  12%) 10
5,6502
12
%
f( 1,2;10) =

=> Giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản là: 0,2* 5,6502 = 1,13
Giá trị của số tài sản cho thuê theo hợp đồng: Được tính bằng hiện tại của dịng tiền
nhận được hàng năm. Áp dụng công thức như trên, tra bảng tính sẵn giá trị hiện tại
với n = 20 năm, tỷ lệ hiện tại hóa là 12%, ta có:
f( 12%, 20) = 7,4694
Giá trị cho thuê dài hạn là: 1,5 . 7,4694= 11,2041 tỷ đồng
Ta có: V0 = VT - VN
Trong đó:
V0: Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp



VT: Tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào SXKD.
VN: Giá trị các khoản nợ.
Áp dụng công thức:
=> Tổng giá trị tài sản mà Sabeco đang sử dụng vào SXKD là: VT = 20023 - 1000
- 15 + 30 - 80 - 0,5 + 4 + 9 - 200 + 1,13 + (11,2041-195) = 18587,8341 tỷ đồng
=> Tổng tài sản thuần của công ty : 18587,8341 - 4259 = 14382,8341 tỷ đồng
2.3. Thành tựu và hạn chế trong quá trình định giá doanh nghiệp Sabeco
2.3.1. Thành tựu trong quá trình định giá doanh nghiệp
-

Chứng minh được giá trị doanh nghiệp Sabeco là một lượng tài sản có thật, cụ thể
cấu thành giá trị doanh nghiệp. Có thể nói, giá trị của các tài sản đó là một căn cứ
cụ thể có tính pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà người mua chắc chắn sẽ
nhấn được khi sở hữu doanh nghiệp.

-

Phương pháp xác định giá trị tài sản thuần xác định giá trị thị trường của số tài sản
có thể bán rời tại thời điểm đánh giá. Như vậy nó đã chỉ ra rằng có một khoản thu
nhập tối thiều mà người sở hữu sẽ nhận được. Đó cũng là mức giá thấp nhất, là cơ
sở đầu tiên để các bên có liên quan đưa ra trong quá trình giao dịch và đàm phán về
giá bán của doanh nghiệp.
2.3.2. Hạn chế trong quá trình định giá doanh nghiệp
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình định giá doanh nghiệp nhưng quá
trình này vẫn tồn tại một số hạn chế.
Theo phương pháp giá tài sản thuần thì doanh nghiệp Sài Gịn Sabeco như một tập
hợp các loại tài sản với nhau, việc bán doanh nghiệp giống như việc bán các tài sản
riêng lẻ. Phương pháp vận dụng giống kỹ thuật định giá tài sản thơng thường: chi
phí thay thế, so sánh thị trường. Giá trị của Sabeco chỉ được tính bằng tổng giá trị



×