Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

GIAO AN SU 8 TUAN 12 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.81 KB, 32 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần:12 Tiết: 23. Ngày soạn: 10/11/2012 Ngày dạy: 12/11/2012. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917 – 1945) Chương I: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 – 1941) Bài 15: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 – 1921) (tiết 1) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thứ : Nắm được - Tình hình kinh tế - xã hội nước Nga trước cách mạng. Trình bày được những nét chính về diễn biết cuộc cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười năm 1917. 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng, đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. 3. Kỹ năng - Biết sử dụng bản đồ để xác định nước Nga trước cách mạng và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga. Sử dụng tranh ảnh, tư liệu để nhận xét. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới. Tranh ảnh nói về cách mạng tháng Mười Nga. - Tư liệu về Lê-nin và về cách mạng tháng Mười Nga 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa, sách bài tập, bảng phụ. III. Tiến trình dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra trong quá trình học bài mới) 2. Giới thiệu bài: Năm 1917 Nga rút khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười. Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử nhân loại, lịch sử thế giới hiện đại. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước Nga trước cách mạng. - GV: Giới thiệu vị trí của nước Nga trên bản đồ thế giới. - HS: Nhắc lại kết quả của cuộc CM 1905 – 1907. ? Chính sách cai trị của Nga hoàng ntn? - HS: Quan sát H52  nhận xét. ? Vì sao trong hình toàn phụ nữ tham gia sản xuất nông nghiệp ? ? Vì sao mâu thuẫn trong xã hội Nga ngày càng gay gắt ? - HS: ? Trong xã hội tồn tại những mâu thuẫn nào? - HS: - ĐQ Nga >< các dân tộc - Tư sản >< Vô sản. Nội dung kiến thức cần đạt I. HAI CUỘC CÁCH MẠNG Ở NƯỚC NGA NĂM 1917 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng a. Chính trị: - Là nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga Hoàng Ni-cô-lai II.. b. Xã hội: - Tồn tại nhiều mâu thuẫn, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi. ->Phải được giải quyết bằng 1 cuộc cách.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - PK >< Nông dân ? Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX ? ? Vì sao phong trào phản đối chiến tranh ngày càng lan rộng? - HS: Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc cách mạng tháng hai năm 1917. - GV: Trình bày tiến trình cách mạng. - HS: Trình bày lại diễn biến. ? Quan sát H53/77  Nhận xét về khí thế của cách mạng ? - HS:. ? Cách mạng dân chủ tháng Hai đã làm được những việc gì ?  HS thảo luận 5’: ? Ví sao CM tháng 2/1917 được coi là cuộc CM dân chủ kiểu mới? - GV nhấn mạnh: GCCN Nga dưới sụ lãnh đạo của Đảng Bôn xê vích đã lật đổ chế độ Nga Hoàng đem lại quyền lợi cho nhân dân.. mạng.. 2. Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 a. Diễn biến:. - 23/2 (8/3), 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rôgrát biểu tình  27/2 chuyển thành khởi nghĩa vũ trang. - Quân khởi nghĩa chiếm công sở, bắt các tướng tá của Nga hoàng. b. Kết quả : - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế - Thiết lập 2 chính quyền song song tồn tại: + Xô viết: Đại biểu công- nông – binh. + Chính phủ lâm thời: Tư sản, đại địa chủ tư sản hóa.. 4. Củng cố: ? Tình hình nước Nga trước cách mạng như thế nào? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Chuẩn bị bài 15 phần I.3 II 3 - Học bài cũ kết hợp vở ghi, SGK.. IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tuần:12 Tiết: 24. Ngày soạn: 10/11/2012 Ngày dạy: 13/11/2012. Bài 15: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 – 1921) (tiết 2) I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Nắm được - Trình bày được diễn biến của cách mạng tháng 10. - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng, đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. 3. Kỹ năng: - Biết sử dụng bản đồ để xác định nước Nga trước cách mạng và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga. - Sử dụng tranh ảnh, tư liệu để nhận xét. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới. Tranh ảnh nói về cách mạng tháng Mười Nga. - Tư liệu về Lê-nin và về cách mạng tháng Mười Nga 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa, sách bài tập, bảng phụ. III. Tiến trình dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Diễn biến cách mạng tháng Haii năm 1917? 2. Giới thiệu bài: Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử nhân loại, lịch sử thế giới hiện đại. Sau khi cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi, Đảng Bôn-sê-víc Nga đã lãnh đạo nhân dân Nga xây dựng một chính quyền mới. Chính quyền mới đã đem lại những quyền lợi gì cho nhân dân Nga và cuộc đấu tranh để bảo vệ thành quả cách mạng đã diễn ra như thế nào ? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách mạng tháng Mười I. HAI CUỘC CÁCH MẠNG Ở NƯỚC năm 1917. NGA NĂM 1917 ? Trong XH Nga lúc này gặp phải khó khăn gì? 3. Cách mạng tháng Mười năm 1917 - GV: Bản chất của GCTS là chống lại vô sản. ? Lê-nin và đảng Bôn-sê-víc đã có kế hoạch chuẩn bị như thế nào cho cách mạng ? - Đầu tháng 10, Lê-nin về nước trực tiếp - GV: Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi lãnh đạo cách mạng. nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát. - 24/10 (6/11) quân khởi nghĩa chiếm được - HS: Quan sát H 54/78  Nhận xét. Pê-tơ-rô-grát và bao vây chung điện Mùa - GV đọc cho HS nghe tư liệu “Cuộc tấn công cung Đông. điện Mùa Đông” (SGV) - Đêm 25/10 (7/11) chiếm cung điện Mùa Đông  Chính phủ tư sản sụp đổ. - Đầu 1918 cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn. Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cách II. CUÔC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG mạng tháng Mười Nga năm 1917. VÀ BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1917 3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười a. Đối với nước Nga: ? Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga ? - Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất - GV: Giải thích vì sao Giôn-rít đặt tên cuốn sách là nước Nga. “Mười ngày rung chuyển thế giới” - Lần đầu tiên trong lịch sử, người lao động - GV: phân tích thay đổi trên thế giới sau cách mạng nắm chính quyền xây dựng chế độ mới – tháng Mười Nga ? chế độ xã hội chủ nghĩa. - Để lại nhiều bài học quí báu cho phong trào đấu b. Đối với thế giới: tranh của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp - Thay đổi lớn trên thế giới, cỗ vũ mạnh mẽ bức trên thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp VS và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. * Sơ kết: Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên thắng lợi trên thế giới. Nó có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng với phong trào cách mạng thế giới. 4. Củng cố: Câu hỏi và bài tập Nối cột I phù hợp với cột II 7/10/1917 Lê-nin đến điện Xmô-nưi 24/10/1917 Cách mạng giành thắng lợi trên toàn nước Nga 25/10/1917 Lê-nin từ Phần Lan trở về Pê-tơ-rô-grát Đầu năm 1918 Cung điện Mùa Đông bị chiếm Năm 1919 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Chuẩn bị bài 16. - Tìm hiểu chính sách kinh tế mới. - Thành tựu của Liên Xô từ 1925 đến 1941.. IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tuần: 13 Tiết: 25. Bài 16: LIÊN. Ngày soạn: 17/11/2012 Ngày dạy: 19/11/2012. XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921- 1941). I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thứ: - Biết được nội dung chính sách kinh tế mới, và công cuộc khôi phục kinh tế. - Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1921 - 1941. 2. Tư tưởng: - Học sinh nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, có cái nhìn chính xác đúng đắn những sai lầm, thiếu sót của những nhà lãnh đạo Liên Xô trước đây trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. - Không ngộ nhận phủ định quá khứ lịch sử và những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đã đạt được. 3. Kỹ năng - Tập hợp tư liệu, sự kiện lịch sử để nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất của chủ nghĩa xã hội. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Một số tư liệu, mẩu chuyện về xây dựng kinh tế, văn hoá ở Liên Xô năm 1925 – 1941. 2. Học sinh - Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa, sách bài tập, bảng phụ. III. Tiến trình dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: ? Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga? 2. Giới thiệu bài: GV khái quát vài nét về tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Mười và sự chuyển tiếp của công cuộc xây dựng chế độ mới 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về Chính sách kinh tế mới I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc và công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô (1921 khôi phục kinh tế (1921 – 1925) – 1925) - Tháng 3/1921 nước Nga thực hiện chính - HS: Quan sát áp phích 1921 (H58/83) sách kinh tế mới. ? Nhận xét về tình hình nước Nga sau chiến tranh qua áp phích? - HS: ? Liên Xô khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh nào? - HS: Dựa vào sgk trả lời. * Nội dung ? Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới? + Bãi bỏ trưng thu lương thực thừa thay - HS: Dựa vào sgk trả lời. bằng thu thuế lương thực. + Tự do buôn bán. + Tư nhân được mở xí nghiệp nhỏ. + Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga. ? Kết quả đạt được sau khi thực hiện chính sách * Kết quả: kinh tế mới?  Các ngành kinh tế được phục hồi và phát - HS: Dựa vào sgk trả lời. triển, đời sống nhân dân được cải thiện. - GV: Chuẩn xác. - Tháng 12/1922 thành lập liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô). Hoạt động 2: Tìm hiểu Công cuộc xây dựng chủ II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hộ ở nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941) Liên Xô (1925 – 1941).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ? Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô phải làm gì ? - HS: Dựa vào sgk trả lời. ? Vì sao lại ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ? - HS: Quan sát H59  Nhận xét ? Vì sao phải thực hiện việc tập thể hoá nông nghiệp ? - HS: Dựa vào sgk trả lời. ? Nhiệm vụ của tập thể hoá nông nghiệp là gì ? - HS: Quan sát H60  Nhận xét ? Kết quả của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô năm1925 – 1941 ? - HS: Dựa vào sgk trả lời. - GV: phân tích công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực hiện qua các kế hoạch 5 năm: - Lần I: 1928 – 1932. - Lần II: 1933 – 1937. - Lần III: từ 1937  1941 Đức tấn công Liên Xô. - Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy công cụ, công nghiệp năng lượng … - Tập thể hoá nông nghiệp : đưa nông dân vào nông trang tập thể. * Kết quả - Năm 1936 công nghiệp đứng đầu Châu Âu, thứ 2 thế giới (sau Mĩ). - Nông nghiệp: có quy mô sản xuất lớn. - Văn hoá – giáo dục: xoá mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục duốc dân. - Khoa học – kĩ thuật văn hóa - nghê thuật đạt nhiều thành tựu. - Xã hội: xoá bỏ giai cấp bóc lột.. 4. Củng cố: - Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1925 – 1941? - Kể 1 câu chuyện về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: * Chuẩn bị bài 17. - Tìm hiểu tình hình châu Âu giữa hai cuộc đấu tranh. - Kết quả, hạn chế của cách mạng 11/1918 ở Đức.. IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tuần: 13 Tiết: 26. Chương II:. Ngày soạn: 18/11/2012 Ngày dạy: 21/11/2012. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939). Bài 17: CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : HS nắm được - Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918 – 1939. - Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918 – 1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản - Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và tác động của nó đối với châu Âu. - Vì sao chủ nghĩa Phát-xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp. 2. Tư tưởng - Thấy được tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa Phát-xít  căm ghét chủ nghĩa Phát-xít, bảo vệ hoà bình. 3. Kỹ năng - Rèn tư duy lô-gích, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lý giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó. - Sử dụng bản đồ để hiểu những biến động của lịch sử đã tác động đến lãnh thổ của các quốc gia như thếnào ? II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Biểu đồ sản lượng thép của Anh và Liên Xô. 2. Học sinh - Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa, sách bài tập, bảng phụ. III. Tiến trình dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1925 – 1941? 2. Giới thiệu bài: HS nhắc lại hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất  với những hậu quả đó thì tình hình châu Âu sẽ thay đổi như thế nào  tìm hiểu tình hình châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chung về các I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM nước Châu Âu trong những năm 1918 – 1929. 1918 – 1929 - GV: Xác định trên bản đồ châu Âu sự xuất hiện 1. Những nét chung: của các quốc gia mới do sự tan vỡ của Áo – Hung - Sự xuất hiện của 1 số quốc gia mới: Áo, và thất bại của Đức. Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan. ? Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhât với các nước tư bản châu Âu ntn? - Sự suy sụp về kinh tế. - HS: Dựa vào sgk trả lời. - 1918 -1923 nền thống trị của TS không ổn - HS: đọc đoạn chữ nhỏ SGK/87  nhận xét về tình định. hình Đức và Pháp ? - Cao trào cách mạng bùng nổ ? Dựa vào bảng so sánh sản lượng thép của Anh, Pháp và Đức  nhận xét về tình hình sản xuất công nghiệp ở 3 nước đó ? - HS: Dựa vào sgk trả lời..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ? Vì sao 1924 – 1929 sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng? - HS: Dựa vào sgk trả lời.. - 1924 – 1929 chính quyền tư sản đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị, công nghiệp phát triển nhanh. Hoạt động 3: Tìm hiểu Cuộc khủng hoảng kinh tế 2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923. Quốc thế giới (1929 – 1933) và những hậu quả của nó. tế công sản thành lập (đọc thêm) - GV: phân tích nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng II. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM (Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận…)  khủng 1929 – 1939 hoảng thừa. 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) và những hậu quả của nó. ? Hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? - 1929 – 1933 khủng hoảng kinh tế thế giới. - HS: Quan sát sơ đồ 62/90  nhận xét? * Hậu quả: + Sản xuất bị đình đốn, tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản. ? Để thoát khỏi khủng hoảng các nước tư bản đã + Thất nghiệp, đói khổ gia tăng. làm gì? * Để thoát khỏi khủng hoảng: - HS: Dựa vào sgk trả lời. + Anh, Pháp … cải cách kinh tế, xã hội. ? Tác động của khủng hoảng đối với Đức? + Đức, Italia, Nhật  Phát-xít hoá chế độ - HS: Dựa vào sgk trả lời. thống trị. ? Vì sao chủ nghĩa Phát-xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp? - HS: Dựa vào sgk trả lời. GV: Ở Đức tư sản đưa Hít-le lên nắm quyền.  30/1/1933 Hít-le lên làm thủ tướng. Đức thành lò lửa chiến tranh. * Sơ kết: Do quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận  khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933. Cuộc khủng hoảng này đã tàn phá nặng nề các nước tư bản và một số nước đã chuyển sang Phát-xít hoá. Để chống lại chủ nghĩa Phát-xít và nguy cơ có chiến tranh một cao trào cách mạng thế giới đã diễn ra mạnh mẽ. 4. Củng cố: - Vì sao chủ nghĩa Phát-xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thât bại ở Pháp ? - Đóng góp của Quốc tế cộng sản cho phong trào cách mạng thế giới ? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: * Chuẩn bị bài 18 - Tìm hiểu những yếu tố giúp Mỹ phát triển mạnh ở thập niên 10. - Chính sách của Ru-dơ-ven.. IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tuần: 14 Tiết: 27. Bài 17:. Ngày soạn: 24/11/2012 Ngày dạy: 27/11/2012. NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939). I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : HS nắm được : - Những nét chính về tình hình kinh tế– xã hội Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, nguyên nhân của sự phát triển đó. - Phong trào công nhân và sự thành lập Đảng công sản Mĩ. - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –1933 đối với Mĩ và chính sách của tổng thống Ru-dơven nhằm đưa Mĩ ra khỏi khủng hoảng. 2. Tư tưởng: - Nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội tư bản Mĩ. - Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc dấu tranh chống áp bức bất công trong xã hội tư bản. 3. Kỹ năng: - Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế, xã hội. - Biết tư duy, so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới. 2. Học sinh - Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa. III. Tiến trình dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: Tình hình chung của các nước châu Âu sau chiến tranh thế giơi thứ nhất như thế nào? 2. Giới thiệu bài: Là một quốc gia nằm ở châu Mĩ, tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, trong khi các nước châu Âu bị suy sụp về kinh tế bởi chiến tranh thì Mĩ lại có những bước phát triển mạnh ở thấp niên 20 của thế kỷ XX. Vì sao có sự phát triển đó, tình hình nước Mĩ ở thập niên 20, 30 của thế kỷ XX như thế nào ? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước Mĩ trong I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỷ XX những thập niên 20 của thế kỉ XX. 1. Kinh tế: - GV: Xác định vị trí nước Mĩ trên bản đồ thế giới. - Phát triển phồn thịnh. ? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình kinh tế - Là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài nước Mĩ như thế nào? chính thế giới. ? Những biểu hiện nào chứng tỏ nền kinh tế Mĩ phát triển phồn thịnh? - HS: Quan sát H65,66/93 2 bức ảnh đó phản ánh điều gì ? * Nguyên nhân: ? Vì sao nước Mĩ lại có sự phát triển nhanh như - Cải tiến kĩ thuật, sản xuất dây chuyền. vậy? - Tăng cường độ lao động, bóc lột công nhân. - GV: nhắc lại việc Mĩ tham gia vào chiến tranh thế - Buôn bán vũ khí kiếm lời. giới thứ nhất và giành được nhiều quyền lợi. 2. Xã hội: * HS thảo luận nhóm 3’: - Xã hội có nhiều bất công, phân biệt chủng ? Quan sát H67/94 so sánh với h65, 66 em có nhận tộc. xét gì về xã hội?  Nhân dân lao động bị bóc lột nặng nề. - GV nhấn mạnh: (Sự giàu có của nước Mĩ chỉ nằm trong tay một số người giàu), đó là sự phân.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> phối không công bằng trong xã hội Mĩ. - GV: Liên hệ ở Việt Nam. ? Vì sao phong trào công nhân phát triển khắp các bang? ? Đảng Cộng sản Mĩ thành lập có tác dụng như thế nào đối với phong trào công nhân? - GV: Liên hệ ở Việt Nam. - GV lưu ý: (Đảng Cộng sản Mĩ không nắm được quyền lãnh đạo nhân dân) Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình nước Mĩ trong những năm 1929-1939. ? Tình hình các nước châu Âu giai đoạn 1929 – 1933 có đặc điểm gì nổi bật ? - GV: phân tích sự phát triển tự do của kinh tế Mĩ  Khủng hoảng thừa (Sản xuất tăng nhưng nhu cầu và sức mua không tăng). ? Hậu quả của cuộc khủng hoảng này? HS: dựa đoạn chữ nhỏ SGK trả lời. ? Gánh nặng của khủng hoảng đè lên vai tầng lớp nào ? GV: Những người thất nghiệp tham gia các cuộc đi bộ vì đói, đòi trợ cấp thất nghiệp… ? Để thoát khỏi khủng hoảng Mĩ đã làm gì? - GV: Giới thiệu vài nét về Ru-dơ-ven.. - Mâu thuẫn giữa Tư sản và Vô sản.  Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ. - 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập.. II. Nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939 1. Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Mĩ: - Cuối tháng 10/1929 Mĩ lâm vào khủng hoảng: tài chính  Công nghiệp, nông nghiệp.. ? Nội dung của “Chính sách mới”? - HS: Quan sát H69 – Nhận xét. - GV: phân tích vai trò của nhà nước: Kiểm soát đời sống kinh tế của đất nước, can thiệp vào sản xuất lưu thông, phân phối …. 2. Chính sách mới của Mĩ: - Cuối 1932 Tổng thống Ru-dơ-ven thực hiện “Chính sách mới”. a . Nội dung: - Phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng. - Giải quyết nạn thất nghiệp. - Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế, tài chính.  Nhà nước kiểm soát, điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hoá.. ? Kết quả của “Chính sách mới” ntn? - GV: phân tích vai trò của nhà nước: - Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.. b. Kết quả: - Xã hội ổn định. - Góp phần giải quyết khó khăn của người lao động.. 4. Củng cố: Câu hỏi và bài tập Hãy đánh dấu x vào ô trống đầu câu em chọn : - Theo em nhận định nào dưới đây là đúng :  Kinh tế Mĩ phát triển mọi lợi nhuận để vào túi các nhà tư bản.  Người lao động Mĩ được trả lương thấp hoặc bị thất nghiệp.  Đảng Cộng sản Mĩ đại diện cho giai cấp công nhân nhưng không nắm quyền lãnh đạo nhà nước.  Để thoát khỏi khủng hoảng, Mĩ đã tiến hành phát xít hoá, quân sự hoá đất nước 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài kết hợp vở ghi và sgk. - Chuẩn bị bài19.. IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………...............

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tuần: 14 Tiết: 28. ChươngIII: CHÂU. Ngày soạn: 24/11/2012 Ngày dạy: 27/11/2012. Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939). Bài 19 : NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 –1939) I. Mục tiêu bài học 1 Kiến thức: - Nắm được những nét khái quát về tình hình kinh tế xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Nguyên nhân dẫn đến quá trình phát xít hoá ở Nhật, hậu quả của quá trình này đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới. 2. Tư tưởng: - Nhận thức được bản chất phản động, hiếu chiến tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. - Có tư tưởng chống chủ nghĩa phát xít, căm thù chế độ phát xít. 3. Kĩ năng: - Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế, xã hội. - Biết tư duy, so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới. Bản đồ châu Á 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa. III. Tiến trình dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: ? Nội dung tác dụng của chính sách mới của Ru-dơ-ven? 2. Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiếu về các nước châu Au giữa hai cuộc chiến tranh. Ở chương III chúng ta sẽ tìm hiếu về các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh, nước đầu tiên ta tìm hiểu ở châu Á là Nhật Bản. 3. Bài mới:. Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - GV: Xác định vị trí của Nhật Bản trên bản đồ châu Á. ? Nhật có điều kiện thuận lợi gì để phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất? - HS: Dựa vào sgk trả lời. ? Nhận xét về đặc điểm kinh tế của Nhật trong thời gian 5 năm đầu sau chiến tranh? - HS: Dựa vào sgk trả lời.. ? Tình hình đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động Nhật bản sau chiến tranh ntn?. Nội dung kiến thức cần đạt I. NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1. Kinh tế: - Thu nhiều lợi trong trong chiến tranh. - Phát triển vài năm đầu sau chiến tranh. - Công nghiệp: 1914 - 1919 công nghiệp tăng 5 lần. Xuất hiện nhiều công ty mới, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. - Nông nghiệp: Tàn dư phong kiến còn nặng nề, giá cả tăng cao.  đời sống nhân dân khó khăn. - 9/1923 động đất Tô ky ô sụp đổ. - 1927 khủng hoảnh tài chính  chấm dứt sự phục hồi kinh tế. 2. Xã hội.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - HS: Dựa vào sgk trả lời. ? Nguyên nhân nổ ra đấu tranh ? - HS: Dựa vào sgk trả lời. * HS thảo luận nhóm 3’: ? Trong thập niên 20 của thế kỷ XX sự phát triển của Mĩ và Nhật có điểm gì giống và khác nhau? - HS: trình bày kết quả thảo luận. - GV: Nhận xét và chuẩn xác. Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939. - 1918 nổ ra các cuộc đấu tranh: “Bạo động lúa gạo”, phong trào bãi công của công nhân. - 7/1922 Đảng cộng sản Nhật Bản thành lập.. II NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1929 –1939 1. Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933: Kinh tế suy sụp. * Hậu quả:. ? Hậu quả của cuộc khủng hoảng? - HS: Dựa vào sgk trả lời.. Thất nghiệp tăng ND đấu tranh. 2. Quá trình phát xít hóa ở Nhật: - Quân sự hoá gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài. - Thiết lập chế độ phát xít - 1929 - 1933 Phong trào đấu tranh chống lại quá trình phát xít hoá diễn ra dưới nhiều hình thức và do Đảng cộng sản lãnh đạo  nhiều tầng lớp tham gia.  Làm chậm quá trình phát xít hoá ở Nhật. ? Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì ? - HS: Dựa vào sgk trả lời. - HS: đọc đoạn chữ nhỏ SGK/97  ? Vì sao khẳng định Nhật Bản là lò lửa chiến tranh ở khu vực châu Á Thái Bình Dương? - HS: Dựa vào sgk trả lời. ? Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản? * HS thảo luận nhóm 3’: ? Quá trình phát xít hoá ở Nhật diễn ra có gì khác với ở Đức và Ý ? - HS: trình bày kết quả thảo luận. - GV: Nhận xét và chuẩn xác. 4. Củng cố:Câu hỏi và bài tập - Để thoát khỏi khủng hoảng nhà cầm quyền Nhật bản đã lựa chọn giải pháp nào dưới đây (Đánh dấu x vào câu em cho là đúng).  Thiết lập chế độ thống trị phát xít.  Quân sự hoá đất nước,lập kế hoạch xâm lược.  Ra sức khôi phục công nghiệp, tài chính, ngân hàng.  Cải cách về mọi mặt. - Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Nhật Bản cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản đã đạt được những kết quả nào dưới đây:  Làm thất bại âm mưu phát xít hoá của giới cầm quyền Nhật bản.  Làm chậm quá trình phát xít hoá  Thu hút một số binh lính tham gia đấu tranh 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Chuẩn bị bài 20 – Lập niên biểu các phong trào đấu tranh ở châu Á (1918- 1939). IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tuần: 15 Tiết: 29. Bài 20. Ngày soạn: 01/12/2012 Ngày dạy: 03/12/2012. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 -1939) (Tiết 1). I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Những nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm (1918 -1939). trình bày được những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc (1919-1939) 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành lại độc lập - Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc của khu vực Đông Nam Á. 3. Kỹ năng: - Biết cách khai thác bản đồ, tranh ảnh, tư liệu lịch sử. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới. Lược đồ các nước Đông Nam Á, Châu Á Tài liệu liên quan đến nội dung bài dạy 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa. III. Tiến trình dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: - Kinh tế Nhật bản đã phát triển như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao giới cầm quyền Nhật bản tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài? 2. Giới thiệu bài: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh ở châu Au, từ 1918-1939 phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng diễn ra mạnh mẽ ở châu Á, vây phong trào đấu tranh ở châu Á có nhữngđặc điểm gì và nó có gì khác với phong trào đấu tranh ở châu Âu không ? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chung về phòng I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO trào độc lập dân tộc ở Châu Á. ĐỘC LẬP- DÂN TỘC Ở CHÂU Á. CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC (1919 –1939) ? Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga đã có 1. Những nét chung: tác động như thế nào đến phong trào cách mạng - Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã châu Á? mở ra thời kỳ mới cho PTCM ở châu Á. - HS: Dựa vào sgk trả lời. - Phong trào lên cao và lan rộng ở Đông Bắc Á, - GV: Giới thiệu trên bản đồ châu Á khu vực diễn ra Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á… các phong trào đấu tranh tiêu biểu. - HS: đọc đoạn chữ nhỏ SGK/ 99. ? Dựa vào lược đồ xác định các nước đã diễn ra các cuộc đấu tranh giành độc lập  Đặc diểm? - HS: Dựa vào sgk trả lời. - GV: Chuẩn xác.. - Trung Quốc: Phong trào Ngũ Tứ chống đế quốc, phong kiến. - Mông Cổ: 1921-1924 CM thắng lợi  Lập nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ. - Ấn Độ: bãi công với qui mô lớn chống thực dân.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách mạng Trung Quốc. ? Phạm vi hoạt động, mục đích của phong trào Ngũ Tứ? - HS: Dựa vào sgk trả lời. ? Khẩu hiệu trong phong trào Ngũ Tứ có đặc điểm gì mới so với phong traò cách mạng Tân Hợi? - HS: Dựa vào sgk trả lời. ? Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập như thế nào? - HS: Dựa vào sgk trả lời. ? Trình bày những sự kiện tiêu biểu của CM Trung Quốc từ 1926-1937 (Chú ý sự kiện Vạn lý trường chinh)? HS: Dựa vào sgk trả lời. GV: Chuẩn xác.. Anh. - Thổ Nhĩ Kỳ: Phong trào đấu tranh1919 -1922 Lập nước cộng hoà Thổ Nhĩ kỳ. 2. Cách mạng Trung Quốc (1919 –1939): * Phong trào Ngũ Tứ ( 4.5.1919) - Mở đầu 3000 học sinh Bắc Kinh biểu tình chống âm mưu xâu xé Trung Quốc  Lan ra cả nước. - Khẩu hiệu: “Trung Quốc của người Trung Quốc”. Phế bỏ hiệp ước 21 điều. - Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin. * 7/1921 Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập. - 1926 -1927 Đấu tranh nhằm lật đổ các tập đoàn quân phiệt. - 1927- 1937: Nội chiến nhằm lật đổ Tưởng Giới Thạch. - 7/1937 cùng hợp tác với Quốc dân đảng chống Nhật.. ? Vì sao dến tháng 7/1937 Đảng cộng sản Trung Quốc lại hợp tác với Quốc Dân Đảng? - HS: Dựa vào sgk trả lời. 4. Củng cố: Câu hỏi và bài tập - Trình bày những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc 1919-1939 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Chuẩn bị bài 20 phần II – Lưu ý về các phong trào đấu tranh: - Sự ra đời của các Đảng cộng sản. - Phong trào ở In-đô-nê-xi a…. IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tuần: 15 Tiết: 30. Bài 20. Ngày soạn: 01/12/2012 Ngày dạy: 04/12/2012. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 -1939) (Tiết 2). I. Mục tiêu bài học 1 Kiến thức: - Những nét lớn của tình hình Đông Nam Á trong những năm (1919- 1939). - Phong trào độc lập dân tộc ở 1 số nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi liên tục ở nhiều nước. 2.Tư tưởng: - Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành lại độc lập - Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc của khu vực Đông Nam Á. 3.Kỹ năng: - Biết cách khai thác bản đồ, tranh ảnh, tư liệu lịch sử II/ Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới. Lược đồ các nước Đông Nam Á, Châu Á Tài liệu liên quan đến nội dung bài dạy 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa. III. Tiến trình dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: - Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga đã có tác động như thế nào đến phong trào cách mạng châu Á? 2. Giới thiệu bài: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh ở châu Au, từ 1918 -1939 phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng diễn ra mạnh mẽ ở châu Á, vây phong trào đấu tranh ở châu Á có nhữngđặc điểm gì và nó có gì khác với phong trào đấu tranh ở châu Âu không? 3. Bài mới:. Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. - GV: Xác định trên lược đồ các nước Đông Nam Á tên các nước thuộc địa (3 nước Đông Dương thuộc Pháp, Anh: Mã Lai, Bru-nây, Xin-ga-po, Miến Điện - HS: Quan sát ? Phong trào đấu tranh ở giai đoạn này có đặc điểm gì? - HS: Dựa vào sgk trả lời. - GV: Chuẩn xác.. Nội dung kiến thức cần đạt II. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á 1. Tình hình chung: - Đầu thế kỷ XX các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (trừ Xiêm).. - Tầng lớp trí thức mới đấu tranh theo con đường dân chủ tư sản. - Từ những năm 20 giai cấp vô sản tham gia lãnh đạo cách mạng. - Một số Đảng cộng sản được thành lập: + 5/1920 thành lập Đảng CS In-đô-nê-xi-a. ? Ý nghĩa của sự thành lập các Đảng đối với phong + 2/1930 thành lập Đảng CS Việt Nam. trào đấu tranh? +4/1930 thành lập Đảng CS Mã Lai, Xiêm. - HS: Dựa vào sgk trả lời. + 11/1930 thành lập Đảng CS Phi-líp-pin. ? Nét mới của phong trào đấu tranh ở các nước.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Đông Nam Á là gì? - HS: Dựa vào sgk trả lời. - GV: Chuẩn xác. Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á. ? Trình bày những nét chính về phong trào chống Pháp ở 3 nước Đông Dương? HS: Dựa vào sgk trả lời. - GV: Chuẩn xác. - GV: Liên thêm ở Việt Nam. ? Em có nhận xét gì về phong trào cách mạng ở Đông Dương? - HS: Dựa vào sgk trả lời. ? Phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a diễn ra như thế nào? - HS: Dựa vào sgk trả lời. - GV: Chuẩn xác. - GV: giới thiệu về Xu-các-nô, hoạt động của ông.. - Giai cấp công nhân và nhân dân lao động 1 số nước vùng dây đấu tranh. - Phong trào dân chủ tư sản có những bước phát triển rõ rệt. 2. Phong trào độc lập dân tộc ở 1 số nước Đông Nam Á * Lào: Nhiều bộ tộc đã tham gia chống Pháp. Tiêu biểu là khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com ma đam lãnh đạo. * Cam-pu-chia: Phong trào yêu nước nổ ra liên tiếp theo xu hướng dân chủ tư sản từ (1930 – 1935) * Việt Nam: Phong trào chống Pháp diễn ra sôi nổi. * In-đô-nê-xi-a: - 1926 – 1927 : Khởi nghĩa nổ ra ở các đảo Gia va, Xu ma tơ ra do Đảng cộng sản lãnh đạo  Khởi nghĩa bị đàn áp. - Quần chúng theo phong trào dân tộc tư sản do Ac mét Xu các nô lãnh đạo. * 1940 Nhật tấn công Đông Nam Á  Phong trào chuyển sang chống chủ nghĩa Phát xít Nhật.. 4. Củng cố: Câu hỏi và bài tập ? Nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Hướng dẫn HS lập bảng thống kê về cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc ở châu Á.. IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tuần: 16 Tiết: 31. Ngày soạn: 08/12/2012 Ngày dạy: 10/12/2012. CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) Bài 21: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) (T1) I. Mục tiêu bài học 1 Kiến thức: - Biết được những diễn biến chính của quá trình dẫn đến chiến tranh - nguyên nhân chiến tranh thế giới lần thứ hai. - Những diễn biến chính của chiến tranh trong giai đoạn thứ nhất Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ 1/9/1939 đến năm 1943) và sự kiện chính. 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng nhận thức về hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại, nâng cao nhận thức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình. - Học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường chống chủ nghĩa Phát xít, giải phóng đất nước của các dân tộc bị xâm lược, đặc biệt là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô. 3.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá một số vấn đề có liên quan đến 1 sự kiện lịch sử quan trọng và tác động của sự kiện đó đến tình hình thế giới. - Sử dụng bản đồ, tư liệu lịch sử. II. Chuẩn bị 1/ Giáo viên: - Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai và một số tư liệu lịch sử liên quan đến chiến tranh. 2/ Học sinh: - Sách giáo khoa. - Vở bài soạn, vở bài học. III. Tiến trình dạy và học 1 .Kiểm tra 15 phút - Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á. * Đáp án: - Đầu thế kỷ XX các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (trừ Xiêm). - Tầng lớp trí thức mới đấu tranh theo con đường dân chủ tư sản. - Từ những năm 20 giai cấp vô sản tham gia lãnh đạo cách mạng. - Một số Đảng cộng sản được thành lập: + 5/1920 thành lập Đảng CS In-đô-nê-xi-a. + 2/1930 thành lập Đảng CS Việt Nam. +4/1930 thành lập Đảng CS Mã Lai, Xiêm. + 11/1930 thành lập Đảng CS Phi-líp-pin. - Giai cấp công nhân và nhân dân lao động 1 số nước vùng dây đấu tranh. - Phong trào dân chủ tư sản có những bước phát triển rõ rệt. 2. Giới thiệu bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng thêm sâu sắc  các nước đế quốc phân chia thành 2 khối đối dịch nhau  gây chiến tranh phân chia lại thế giới  chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ I. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CHIẾN.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> chiến tranh thế giới thứ hai. TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI  HS làm việc nhóm (3’): 1. Nguyên nhân sâu xa: ? Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giơi thứ hai? - Các nước đế quốc mâu thuẫn sâu sắc về thị - HS: Đại diện nhóm báo cáo trường, thuộc địa. - GV: chốt lại. - Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933  hình thành 2 khối đối địch: + Phát xít: Đức, I-ta-li-a, Nhật. + Đế quốc: Anh, Pháp, Mĩ. ? Vì sao hai phe đối địch của các nước đế quốc đều muốn tiêu diệt Liên Xô? - Các nước Phát xít muốn phát động chiến tranh - HS: khá, giỏi trình bày. để phân chia lại thế giới. - GV: phân tích các mâu thuẫn qua sơ đồ : - Các nước dế quốc thực hiện chính sách thỏa - HS: Quan sát và nghe. hiệp, nhân nhượng với phát xít  Làm cho các nước này chĩa mũi nhọn về phía liên Xô. - Chính sách thoả hiệp của các nước đế quốc  - Đế quốc : Anh, Pháp, Mĩ Phát xít châm ngòi lửa chiến tranh. Liên Xô (XHCN).. 2. Nguyên nhân trực tiếp: Phát xít : Đức, I-ta-li-a, Nhật - Ngày 1/9/1939 Đức tấn công Châu Âu (Ba - HS: Quan sát H75  nhận xét. ? Tại sao Đức không tấn cống Liên Xô mà lại tấn Lan)  Anh, Pháp tuyên chiến với Đức  Chiến tranh bùng nổ. công châu Âu trước ? - HS: (1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan) Hoạt động 2: Tìm hiểu những diễn biến chính của chiến tranh trong giai đoạn thứ nhất: Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ 1/9/1939 đến năm 1943) - GV:Sử dụng bản đồ trình bày tình hình chiến sự đến đầu năm 1943. ? Vì sao sau khi Đức tấn công Ba Lan thì Anh, Pháp tham chiến ? - HS: trình bày. ? Tại sao Đức nhanh chóng chiếm được nhiều nước châu Âu ? - HS: khá, giỏi trình bày. ? Nhật đã chiếm vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương như thế nào ? - HS: trình bày. - GV minh họa: (Nhật dùng 353 máy bay ném bom, phóng ngư lôi…, 2390 lính Mĩ thiệt mạng, 1178 bị thương) - HS: trình bày lại diễn biến trên lược đồ ? Chiến sự ở bắc phi diễn ra ntn? - HS: trình bày.. II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH 1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ 1/9/1939 đến năm 1943): a. Châu Âu: - Đức chiếm hầu hết các nước châu Âu (Trừ Anh và các nước trung lập). - 22/6/1941 tấn công sâu vào Liên Xô.. b. Châu Á, Thái Bình Dương: - 7/12/1941 Nhật tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng. - Nhật chiếm toàn bộ Đông Nam Á và 1 số đảo ở Thái Bình Dương. c. Bắc Phi: - 9/1940 I-ta-li-a tấn công Ai Cập.  Chiến tranh lan rộng toàn thế giới..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - GV: (26 nước tham gia mặt trận đồng minh chống Phát xít). - 1/1942 mặt trận đồng minh chống Phát xít ? Vì sao Anh, Mĩ ủng hộ Liên Xô ? được thành lập. - HS: Quan sát H77,78: so sánh, nhận xét. 4. Củng cố: - Trình bày nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai? - HS: trình bày diễn biến giai đoạn thứ nhất trên lược đồ? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài kết hợp vở ghi và sgk. - Chuẩn bị phần còn lại của bài 21.. IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tuần: 16 Tiết: 32. Ngày soạn: 09/12/2012 Ngày dạy: 11/12/2012. CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) Bài 21: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) (T2) I. Mục tiêu bài học 1 Kiến thức: - Những diễn biến chính của chiến tranh trong giai đoạn thứ hai: Quân đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (đầu năm 1943 – 8/1945) và sự kiện chính. - Kết cục và hậu quả của chiến tranh. 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng nhận thức về hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại, nâng cao nhận thức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình. - Học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường chống chủ nghĩa Phát xít, giải phóng đất nước của các dân tộc bị xâm lược, đặc biệt là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô. 3.Kỹ năng - Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá một số vấn đề có liên quan đến 1 sự kiện lịch sử quan trọng và tác động của sự kiện đó đến tình hình thế giới. - Sử dụng bản đồ, tư liệu lịch sử. II. Chuẩn bị 1/ Giáo viên: - Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai và một số tư liệu lịch sử liên quan đến chiến tranh. 2/ Học sinh: - Sách giáo khoa. - Vở bài soạn, vở bài học. III. Tiến trình dạy và học 1 .Kiểm tra bài cũ ? Trình bày nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai? 2. Giới thiệu bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng thêm sâu sắc  các nước đế quốc phân chia thành 2 khối đối dịch nhau  gây chiến tranh phân chia lại thế giới  chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 3 .Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu những diễn biến II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH chính của chiến tranh trong giai đoạn thứ 2. Quân đồng minh phản công, chiến tranh kết hai: Quân đồng minh phản công, chiến tranh thúc (đầu năm 1943 – 8/1945) kết thúc (đầu năm 1943 – 8/1945) a. Mặt trận Xô - Đức: ? Trình bày diễn biến tại mặt trận Xô – Đức? - 2/2/1943 chiến thắng Xta-lin-grát. - GV: Sử dụng lược đồ phân tích diễn biến.  Cuối 1944 Liên Xô được giải phóng. - HS: Nghe và quan sát. - Hồng quân Liên Xô công phá Béc-lin. - GV: giới thiệu tình hình chiến sự ở bắc Phi  ngày 9/5/1945, Đức đầu hàng vô điều kiện. (Anh, Mĩ tấn công Đức ,Ý hàng) - HS: Trình bày diễn biến trận Béc-lin b. Mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương ? Phát xít Nhật bị tiêu diệt như thế nào ? - Liên Xô đánh bại quân Nhật ở Đông Bắc Trung - HS: trình bày. Quốc. ? Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ - Ngày 6 và 9/8/1945 Mĩ ném bom nguyên tử xuống.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> nghĩa phát xít? - HS: trình bày. ? Tính chất của chiến tranh? Giải thích vì sao? - HS: trình bày. - GV: Liên hệ tình hình Việt Nam trong giai đoạn này. Hoạt động 2: Tìm hiểu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. - HS: Quan sát H77,78 SGK/107  Nhận xét về tội ác của bọn Phát xít? ? Hậu quả của cuộc chiến tranh đối với nhân loại ? - GV: phân tích những biến đổi căn bản sau chiến tranh. - HS: Liên hệ với nhiệm vụ chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình trong tình hình hiện nay ?. 2 thành phố của Nhật. - 15/8/1945 Nhật đầu hàng vô điều kiện.. III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI - Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa Phát xít. - Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất: + 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật. + Thiệt hại gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng các cuộc chiến tranh 1000 năm trước đó cộng lại. + Tình hình thế giới có những biến đổi căn bản.. 4. Củng cố: Câu hỏi và bài tập - Vì sao giai đoạn hai quân Phát xít lại liên tiếp bị phản công và thất bại ? Vai trò của Hồng quân Liên Xô ? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài kết hợp vở ghi và sgk. - Chuẩn bị bài 22. - Tìm hiểu những câu chuyện kể về các nhà bác học, khoa học nửa đầu thế kỷ XX. IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Tuần: 17 Tiết: 33. Chương V:. Ngày soạn: 15/12/2012 Ngày dạy: 17/12/2012. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ VĂN HOÁ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX. Bài 22: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ VĂN HOÁ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Hiểu được những tiến bộ vượt bậc của khoa học ky thuật thế giới nửa đầu thế kỷ XX. - Thấy được sự hình thành và phát triển của một nền văn hoá mới văn hoá Xô Viết trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê Nin và sự kế thừa tinh hoa của văn hoá nhân loại . 2. Tư tưởng: - Hiểu rõ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cần được sử dụng vì lợi ích của con người. - Giáo dục ý thức trân trọng và bảo vệ những giá trị của nền văn hoá Xô Viết và những thành tựu KHKT của nhân loại. 3.Kỹ năng - Bồi dưỡng phương pháp so sánh , đối chiếu kích thích sự say mê tìm tòi sáng tạo cuă học sinh II. Chuẩn bị 1/ Giáo viên: - Tư liệu, truyện kể về các nhà khoa học 2/ Học sinh: - Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học. III. Tiến trình dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: ? Nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Giới thiệu bài mới Đầu thế kỉ XX trên đà phát triển của cách mạng công nghiệp thế kỉ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học -kĩ thuật. Vào bài... 3.Bài mới. Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phát triển của khoa học kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX ? Kể những phát minh khoa học trong nửa đầu thế kỷ XX mà em biết? - HS: kể những mẩu truyện về các nhà bác học. - GV: giới thiệu về A. Anh x tanh . - HS: đọc câu nói của nhà khoa học A. nô ben ? Em hiểu câu nói này như thế nào ? - HS: trình bày.. Nội dung cần đạt I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KỸ THUẬT NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 1. Vật lý: - Sự ra đời của lý thuyết nguyên tử hiện đại đặc biệt lý thuyết tương đối của An be Anh -xtanh.  Các phát minh lớn về Vật lý đều liên quan đến thuyết này. 2. Các lĩnh vực khác: - Hoá, Sinh, các khoa học về trái đất đều đạt thành tựu to lớn - Nhiều phát minh khoa học được đưa vào sử dụng như: điện tín, điện thoại, ra đa hàng không. ? Tác dụng và những hạn chế của các phát  Mang lại cuộc sống vất chất và tinh thần cho con minh khoa học? người, nhưng mặt khác nó cũng trở thành phương - HS: trình bày. tiện chiến tranh. II. NỀN VĂN HOÁ XÔ VIẾT ĐƯỢC HÌNH Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành và phát THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN triển của nền văn hóa Xô Viết. 1. Cơ sở hình thành: ? Nền văn hoá Xô Viết được hình thành trên cơ - Nền văn hoá Xô Viết được xây dựng trên cơ sở của.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> sở nào? - HS: dưa vào SGK trả lời.. tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lê Nin và kế thừa tinh hoa của di sản văn hoá nhân loại. 2. Thành tựu: ? Trình bày các thành tựu về khoa học kỹ thuật - Xoá bỏ mù chữ và thất học, phát triển hệ thống ở Liên xô? giáo dục quốc dân. - HS: dưa vào SGK trả lời. - Có đội ngũ trí thức đông đảo. ? Vì sao xoá mù chữ được coi là nhiệm vụ hàng - Có nhiều thành tựu rực rỡ, chiếm đỉnh cao của đầu của việc xây dựng nền văn hoá mới ở Châu khoa học thế giới. Âu? - Văn hoá – nghệ thuật có cống hiến lớn vào kho - HS: dưa vào SGK trả lời. tàng văn hoá nhân loại. - HS: Quan sát H 83. - GV: Giới thiệu về Cxi-ôn cốp-xki người sáng lập ra ngành du hành vũ trụ hiện đại. - GV: giới thiệu về những lĩnh vực đỉnh cao của Xô Viết (Nguyên tử, chinh phục vũ trụ…) * Sơ kết : Nửa đầu thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới diễn ra 2 cuộc chiến tranh thế giới nhưng nhân loại đã đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học, kĩ thuật. Trong sự phát triển của văn hoá thế giới, văn hoá Xô viết ũng có nhiều thành tựu lớn tiêu biểu cho nền van hoá mới tiến bộ. 4. Củng cố: Câu hỏi và bài tập - Hãy nêu các phát minh khoa học và ứng dụng khoa họ đầu thế kỷ XX mà em biết. - Nêu mặt trái của của các phát minh khoa học. - Văn hoá Xô viết hình thành bởi những yếu tố nào sau đây:  Tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.  Kế thừa văn hoá truyền thống các dân tộc Xô viết.  Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.  Tất cả các ý trên. - Thành tựu văn hoá Xô viết thể hiện qua những nội dung nào sau đây :  Xoá nạn mù chữ, phổ cập giáo dục các cấp, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.  Sáng tạo ra chữ viết cho các dân tộ trong Liên bang Xô viết.  Chống tàn dư tư tưởng chế độ cũ.  Tất cả các lĩnh vực trên. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Ôn lại các kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới từ 1917 – 1945  chuẩn bị tiết sau ôn tập.. IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Tuần: 17 Tiết: 34. Bài 23:. Ngày soạn: 16/12/2012 Ngày dạy: 18/12/2012. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Từ năm 1917 đến năm 1945). I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Củng cố, hệ thống hoá những sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới. - Nắm được những nội dung chính của lịch sử thế giới trong những năm 1917 – 1945. 2. Tư tưởng: Củng cố, nâng cao tư tưởng, tình cảm cách mạng chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính, tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa Phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới. 3. Kỹ năng: Lập bảng thống kê, chọn sự kiện tiêu biểu, tổng hợp, so sánh và hệ thống hoá sự kiện. II. Chuẩn bị 1/ Giáo viên: - Bảng phụ. Bản đồ thế giới. 2/ Học sinh: - Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học. III. Tiến trình dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: (Trong quá trình hcọ bài mới) 2. Giới thiệu bài mới: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khái quat lại những sự kiện lịch sử chính - GV: Sử dụng bản đồ thế giới. - HS: xác định các địa điểm, thời gian, sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới. - GV: khái quát lại kiến thức cơ bản vào bảng phụ như bảng thống kê sau: Thời gian 2/1917 7/11/1917. Sự kiện Kết quả NƯỚC NGA – LIÊN XÔ - Cách mạng dân chủ tư sản Nga - Lật đổ chế độ Nga hoàng. thắng lợi. - Hai chính quyền song sòng tồn tại. - Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi.. - Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời. - Lập chính phủ và nước Cộng hoà Xô viết.. 1918 - 1920. - Đấu tranh xây dựng và bảo vệ - XD hệ thống chính trị – nhà nước mới. chính quyền Xô viết. - Cải cách XHCN. - Tháng thù trong giặc ngoài.. 1921 - 1941. Liên Xô xây dựng CNXH. 1918 - 1923. CÁC NƯỚC KHÁC Cao trào cách mạng ở châu Au, Các Đảng Cộng sản ra đời, Quốc tế Cộng sản châu Á. thành lập.. Từ nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 1924 - 1929. CNTB ổn dịnh và phát triển.. - Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.. 1929 - 1933. Khủng hoảng kinh tế thế giới.. - Kinh tế giảm sút, thất nghiệp. - Mất ổn dịnh về chính trị.. 1933 - 1939. Các nước tư bản tìm cách thoát - Đức, I-ta-li-a, Nhật Phát xít hoá. khỏi khủng hoảng. - Anh, Pháp, Mĩ cải cách duy trì hế độ dân chủ tư sản.. 1939 - 1945. Chiến tranh thế giới thứ hai. - 72 nước trong tình trạng chiến tranh. - CN Phát xít thất bại hoàn toàn.. 2. Những nội dung chủ yếu Hoạt động 2: Khái quát lại những nội dung chủ yếu. * HS làm việc nhóm 5 phút: ? Trong số những sự kiện từ 1917 – 1945 chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất và nêu lí do vì sao em chọn những sự kiện đó? - HS: các nhóm báo cáo kết quả. - GV: tổng hợp lại và hướng HS tìm hiểu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới 1917 – 1945.. - Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã tác động lớn đến tình hình thế giới. - Ở Âu - Mĩ các Đảng cộng sản ra đời, Quốc tế Cộng sản được thành lập  Lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo cách mạng tháng Mười. - Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng. - Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933  Chủ nghĩa Phát xít thắng thế  Gây chiến tranh phân chia lại thế giới. - Chiến tranh thế giới thứ hai 1939- 1945 gây ra những tổn thất lớn nhất trong lịch sử nhân loại.. 4. Củng cố: - GV hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê nhừng sự kiện và nội dung chính của Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Hướng dẫn HS ôn các nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại, các vấn đề cơ bản theo đề cương để chuẩn bị cho kiểm tra HKI.. IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Tuần: 18 Tiết: 35. Ngày soạn: Ngày dạy:. /12/2012 /12/2012. KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu bài kiểm tra 1. Kiến thức: - Nắm được nét chính về tình hình chính trị nước Pháp trước cách mạng năm 1789. - Hiểu được đặc điểm của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Nắm được thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất. - Nắm được khôí Hiệp ước trong chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm các nước nào - Phân tích nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất. - Nắm được những nét chính về diễn biến cảu cách mạng tháng Muời Nga năm 1917. - Giải thích được vì sao năm 1917 ở Nga diễn ra 2 cuộc cách mạng. - Trình bày tình hình nước Mĩ trong những năm (1929-1939) - Nhận xét về tình hình kinh tế và xã hội Mĩ hiện nay - Nắm đựợc những nét chính về tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. 2/ Tư tưởng: Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử… 3/ Kỹ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng: Trình bày vấn đề, kĩ năng vận dụng kiến thức để so sánh, giải thích, đánh giá sự kiện. II. Hình thức kiểm tra: - TNKQ 30% và từ luận 70%. III. Ma trận đề kiểm tra: Tên chủ đề. Nhận biết TNKQ. Chủ đề: Thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản.. Số câu: 0,25 Số điểm: 0,25 Chủ đề: Các nước Âu, Mĩ cuối. Thông hiểu TL. Vận dụng TNKQ. - Nắm được nét chính về tình hình chính trị nước Pháp trước cách mạng năm 1789. Số câu:0,25 Số điểm: 0,25. Cộng TL. TNKQ. TL. Số câu: 0,25 Số điểm: 0,25đ Hiểu được đặc điểm của các.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.. nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Số câu:1 Số điểm: 1. Số câu: 1 Số điểm:1 Chủ đề: Chiến tranh thế giới thứ nhất (19141918). - Nắm được thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất. - Nắm được khôí Hiệp ước trong chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm các nước nào Số câu: 1,5 Số câu:0,5 Số điểm:2,5 Số điểm: 0,5 Chủ đề: Nắm được Cách mạng những nét tháng Muời chính về Nga năm diễn biến 1917 và của cách công cuộc mạng tháng xây dựng Muời Nga chủ nghĩa năm 1917. xã hội ở Liên Xô (1921-1925) Số câu: 2 Số câu: 1 Số điểm:2,0 Số điểm:1. Chủ đề: Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.. Số câu: 1 Số điểm:1 Phân tích nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.. Trình bày tình hình nước Mĩ trong. Số câu:1 Số điểm : 2 Giải thích được vì sao năm 1917 ở Nga diễn ra 2 cuọc cách mạng.. Số câu:1,5 Số điểm: 2,5. Số câu: 1 Số điểm:1. Số câu:2 Sốđiểm:2,0. Nhận xét về tình hình kinh tế và xã hội Mĩ.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> những năm (19291939) Số câu: 0,5 Số điểm: 2. Số câu: 1 Số điểm:4,0. Chủ đề: Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.. Số câu: 0,25 Sốđiểm:0,2 5 Cộng. hiện nay. Sốcâu:0.5 Sốđiểm:2. Nắm đựợc những nét chính về tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Số câu: 0.25 Số điểm: 0.25 Số câu:2.5 Số điểm: 4. Số câu:1 Số điểm: 4.0. Số câu: 0,25 Số điểm: 0,25 Số câu: 3 Số điểm: 4. Số câu: 0.5 Số điểm: 2. Số câu: 6 Số điểm:10. IV. ĐỀ KIỂM TRA: A. Trắc nghiệm (3đ ). Câu 1 (1đ) :Khoanh tròn chỉ một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng. 1. Trước cách mạng năm 1789 Pháp là nước theo chế độ nào? (0,25đ) a, Quân chủ chuyên chế. b, Cộng hòa. c, Quân chủ lập hiến. d. Xã hội chủ nghĩa. 2. Đảng cộng sản Nhật Bản được thành lập vào thời gian nào? (0,25đ) a, 7/1921 b, 5/1922 c, 7/1923 d, 7/1922 3. Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian nào ? (0,25đ) a, 1910 - 1914. b, 1914 -1918. c, 1918 -1929. d,1929 -1939. 4. Khối Hiệp ước trong chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm các nước : (0,25đ) a. Anh, Pháp, Mĩ. b. Đức, Áo-Hung, Italia. c. Anh, Pháp, Nga. d. Anh, Đức, Nga. Câu 2: (1đ) Hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ……………(Thể hiện tính chất của các nước đế quốc). (mỗi ý đúng 0,25 điểm) Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách hàng đầu của Anh. Năm 1914 thuộc địa của Anh bằng ¼ diện tích thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần của Pháp nên Lê Nin gọi Anh là……………………………………………………………………………Khác với Anh 2/3 số tư bản ở.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Pháp thuộc về 5 ngân hàng lớn, phần lớn đầu tư ra nườc ngoài. Năm 1914 Pháp xuất khẩu 60 tỷ phrăng, trong đó hơn một nửa cho Nga vay, còn lại cho Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Âu vay, Pháp được gọi là………………………………………………………………Đức tiến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã chia xong. Như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chủ nghĩa đế quốc Đức là ……………………………………………………………………Trong số các nước công nghiệp tiên tiến cuối thế kỷ XIX, Mĩ là nước có nền công nghiệp mạnh nhất, người ta gọi Mĩ là xứ xở của các………………………………………………………………………………… Câu 3 (1đ) Nối các sự kiện ở cột bên trái với thời gian ở cột bên phải cho đúng (mỗi ý đúng 0,25 điểm) A. 7/10/1917 1. Lê -Nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. B. 24/10/1917 2. Cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga. C. 25/10/1917 3. Lê - nin từ Phần Lan trở về Pê- tơ-rô-grát. D. Đầu năm 1918 4. Cung điện mùa đông bị chiếm ĐÁP ÁN: A .......; B .........; C ...........; D .......... . B.Tự luận ( 7đ) Câu 4 : (2 đ) Phân tích nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 5 : ( 4đ ) Trình bày tình hình nước Mĩ trong những năm (1929-1939)? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế và xã hôi Mĩ hiện nay? Câu 6: (1đ) Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại diễn ra hai cuộc cách mạng? V. Hướng đẫn chấm và biểu điểm: A.Trắc nghiệm (3đ) Câu1 (1đ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ A. D. B. C. Câu 2: (1đ) Mỗi cụm từ điền đúng 0,25đ Các cụm từ lần lượt cần điền là Chủ nghĩa đế quốc thực dân; Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi; Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến; Ông vua công nghiệp. Câu 3 : (1đ) A ghép với 3; B ghép với 1; C ghép với 4; D ghép với 2 B. TỰ LUẬN (7đ) Câu 4 (2đ) *Nguyên nhân sâu xa: (1đ) - Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. - Các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt về thị trường và thuộc địa  Hình thành 2 khối đối địch: + Khối liên minh: Đức, Áo - Hung, I - ta- li- a + Khối hiệp ước: Anh, Pháp, Nga Chạy đua vũ trang, gây chiến tranh để chia lại thuộc địa. * Nguyên nhân trực tiếp: (1đ) - 28/6/1914 Thái tử Áo- Hung bị 1 phần tử Xéc-bi ám sát -> Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi. - Đức tuyên chiến với Nga, Pháp - Anh tuyên chiến với Đức. -> Chiến tranh bùng nổ. Câu 5 (4đ) * Tình hình nước Mĩ trong những năm (1929-1939) (2đ) - Cuối tháng 10/1929 Mĩ lâm vào khủng hoảng: tài chính  Công nghiệp, nông nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Cuối 1932 Tổng thống Ru-dơ-ven thực hiện “Chính sách mới”. * Nội dung: - Giải quyết nạn thất nghiệp. - Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế, tài chính. - Phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.  Nhà nước kiểm soát, điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hoá. * Kết quả: - Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. - Xã hội ổn định. - Góp phần giải quyết khó khăn của người lao động. * Nhận xét: (2đ ) - Kinh tế: Vẫn đứng đầu thế giới nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng. - Xã hội: Không ổn định, có nhiều bất công, sự chênh lệch giàu nghèo lớn. Câu 6: (1đ )Vì: - Cách mạng tháng Hai lật đổ chế độ phong kiến Nga Hoàng - Cách mạng tháng Mười lật đổ chính phủ lâm thới của giai cấp tư sản. IV. Thống kê kết quả kiểm tra Lớp. Sĩ số SL. Giỏi %. SL. Khá %. Trung bình SL %. SL. Yếu %. SL. Kém %. 8A1 8A2 8A5. V. Nhận xét bài kiểm tra: ………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Tuần: 20 Tiết: 36. Chương I: CUỘC. Ngày soạn: 09/01/2013 Ngày day: 11/01/2013. KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP. (Từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX) Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Hiểu được nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam và những nét chính về diễn biến chiến sự tại Đà Nẵng. - Nắm được diễn biến chiến sự tại Gia Định và biết được nội dung cơ bản một số điều khoản trong hiệp ước Nhâm Tuất (1862) 2. Tư tưởng: - Bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân. - Tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta, thái độ bạc nhược của giai cấp phong kiến. 3. Kỹ năng: - Rèn phương pháp quan sát anh, sử dụng bản đồ. II. Chuẩn bị 1/ Giáo viên: - Bản đồ kháng chiến chống Pháp. - Tư liệu liên quan đến chiến trường Đà Nẵng và Gia Định. Bảng phụ. 2/ Học sinh: - Sách giáo khoa. - Vở bài soạn, vở bài học. III. Tiến trình dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: (Giới thiệu chương trình học kì II) 2. Giới thiệu bài mới: Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Vào bài... 3. Bài mới:. Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.. ? Vì sao Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam? - HS trả lời: - GV phân tích và tóm tắt vài nét về tình hình nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX.. Hoạt động 2: Tìm hiểu chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859. ? Pháp đã có sự chuẩn bị như thế nào cho cuộc. Nội dung cần đạt I. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM 1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859 a. Nguyên nhân: * Nguyên nhân sâu xa: - Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vết tài nguyên. – Việt Nam có vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên. - Chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu. * Nguyên nhân trực tiếp: - Lấy cớ bảo vệ đạo Gia-tô Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. b. Diễn biến - Chiều 31/8/1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> chiến tranh xâm lược Việt Nam? - HS trả lời: ? Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? - GV: Giới thiệu vị trí của Đà Nẵng trên bản đồ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. ? Trình bày tình hình chiến sự ở Đà Nẵng trên bản đồ? - HS trả lời: ? Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào? - HS trả lời:. dàn trận ở Đà Nẵng. - Rạng sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. - Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân ta chống trả anh dũng.. c. Kết quả - Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. 2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859 * Diễn biến:. Hoạt động 3: Tìm hiểu chiến sự ở Gia Định năm 1859 và nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất (1862) - 17/2/1859 Pháp tấn công thành Gia Định. Quân ? Trình bày những nét cơ bản về cuộc tấn công triều đình chống cự yếu ớt. của Pháp vào Gia Định và đại đồn Chí Hoà? - 24/2/2861 Pháp chiếm đại đồn Chí Hoà, thừa - HS trả lời: thắng Pháp chiếm Định Tường, Biên Hoà, và ? Em có nhận xét gì thái độ chống Pháp của triều thành Vĩnh Long. đình? - 5/6/1862 triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất. - HS trả lời: ? Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Nguyễn ký hiệp * Nội dung: ước Nhâm Tuất? - Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh - HS trả lời: miền Đông (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và ? Nội dung cơ bản của hiệp ước? đảo Côn Lôn. - HS trả lời: - Mở 3 của biển cho Pháp buôn bán. ? Hiệp ước 1862 đã vi phạm chủ quyền đất nước - Bỏ lệnh cấm đạo. như thế nào? - Bồi thường 288 vạn lạng bạc. - HS trả lời: - Pháp trả Vĩnh Long khi nào nhân dân ngừng ? Hiệp ước này đã ảnh hưởng như thế nào với kháng chiến. phong trào kháng chiến của nhân dân ta? 4. Củng cố: Đánh dấu x vào câu em chọn: - Tại chiến trường Gia Định quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm gì?  Không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu.  Không tận dụng thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công.  Chủ trương cố thủ hơn là tấn công. - Các sai lầm của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Chuẩn bị bài mới phần II. - Tìm hiểu về Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Trương Định.. IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(33)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×