Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.79 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐ VN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CƠNG ĐỒN GIÁO DỤC<i> </i>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<i> </i>
Số : 442 /NQ-.CĐN <i>Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2007 </i>
<b>NGHỊ QUYẾT</b>
<b>CỦA BAN THƯỜNG VỤ CƠNG ĐỒN GIÁO DỤC VIỆT NAM</b>
<b>Về việc phát động cuộc vận động</b>
<b>“Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”</b>
Trong ba năm qua, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của ban Bí
thư Trung ương Đảng “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục”, Cơng đồn Giáo dục các cấp đã phối hợp với chính quyền
đồng cấp có nhiều hoạt động trên các mặt tuyên truyền, vận động, khảo sát đánh giá
thực trạng, ra soát, sắp xếp, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại, góp phần tích
cực cùng tồn ngành, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cả về
phẩm chất và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục –
đào tạo. Đại bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý trong ngành đều tận tụy, tâm huyết
với nghề, có phẩm chất đạo đức và lối sống mẫu mực, có ý thức phấn đấu và rèn
luyện chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng
dạy và quản lý giáo dục.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục có những biểu hiện thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống, việc tự học, tự
nghiên cứu còn hạn chế, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy. Cá biệt có một số
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân
thể người học, vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự. Những vi phạm này làm ảnh
hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, làm tổn hại đến danh dự nhà giáo, truyền
<b>I. MỤC ĐÍCH </b>
Làm cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và lao động trong ngành
nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và ý nghĩa về “tấm gương đạo đức, tự học
và sáng tạo” của mỗi thầy, cô giáo trong hoạt động giáo dục-đào tạo. Tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về ý thức tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao
trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục
và quản lý giáo dục, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục-đào tạo đáp ứng
u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đạo hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
<b>II YÊU CẦU TRIỂN KHAI</b>
- Tổ chức triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo” thành phong trào sâu rộng, thiết thực, hiệu quả trong đội
ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và lao động ở các trường học và cơ sở giáo
dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Cuộc vận động này phải gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động
khác của ngành, với việc thực hiện nhiệm vụ năm học ở mỗi trường học, cơ sở giáo
dục, với Chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo đến năm 2010 và những năm tiếp
theo và với cuộc vận động thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, đẩy mạnh cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng trong xã hội.
- Cuộc vận động phải góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành và
trở thành ý thức rèn luyện tự giác của một nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đồng
thời gắn với sự đôn đốc, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng trong ngành,
của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơng đồn, đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và của đội ngũ nhà giáo, lao động, học sinh và sinh viên trong mỗi trường học
và cơ sở giáo dục.
<b>III. NỘI DUNG CUỘC VẬN ĐỘNG </b>
Cơng đồn giáo dục các cấp phối hợp với chính quyền đồng cấp xây dựng tiêu
chuẩn về phẩm chất đạo đức, tinh thần tự học và sáng tạo của mỗi nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục ở đơn vị mình, theo các định hướng sau:
<i>1. Về đạo đức nhà giáo:</i>
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm thực thi pháp luật và tinh thần phục vụ
nhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các
tiêu cực trong giáo dục.
- Yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, mô phạm với nhân dân, phụ huynh
học sinh, đồng nghiệp, thương yêu học sinh, sinh viên.
- Đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh ngăn
chặn nhà giáo vi phạm pháp luật và những quy định nghề nghiệp.
- Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ chính trị,
chun mơn, ngoại ngữ và tin học để phục vụ công tác và hoạt động giáo dục đáp
ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục với
nhiệm vụ được giao, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Khắc phục khó khăn, có kế họach tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ
năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ
và nghệ thuật sư phạm.
- Việc tự học của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. vừa là q trình để tự
hồn thiện mình vừa là để nêu gương cho người học.
<i>3. Về tính sáng tạo của nhà giáo:</i>
- Sáng tạo của nhà giáo là sự đổi mới, tạo ra cái mới trong hoạt động giáo dục
và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
- Sáng tạo trong vận dụng tri thức và cơng nghệ mới vào q trình giảng dạy,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới hoặc cải tiến đồ dùng
dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp học và người học.
- Đổi mới phương pháp dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng và xử
lý tốt các tình huống sư phạm. Quan tâm phát hiện và biết bồi dưỡng những người
học có năng khiếu, học giỏi, đồng thời biết phụ đạo những người học yếu kém.
- Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh, sinh
viên và người học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo.
<b>IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN </b>
- Công đàon giáo dục các cấp phối hợp với chính quyến đồng cấp tổ chức phát
động và triển khai cuộc vận <i>động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự</i>
<i>học và sáng tạo”</i>, nhân dịp 25 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2007 và tổ chức
- Cơng đồn giáo dục các cấp cần tiến hành thảo luận các biện pháp để chỉ đạo
và thực hiện thắng lợi cuộc vận động này ở đơn vị mình. Đồng thời, tổ chức tuyên
truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các báo, tạp chí của
ngành nhằm tơn vinh nghề dạy học và để cuộc vận động thực sự đi vào thực tiễn của
ngành và đời sống xã hội.
- Mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tự liên hệ, tự phê bình, kiểm điểm
cá nhân các nội dung “đạo đức, tự học và sáng tạo” trước tổ chuyên môn, phịng,
ban, khoa và được mọi người trong đơn vị góp ý vào dịp bình bầu, tổng kết năm học,
để mọi người phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm.
Nêu gương “người tốt việc tốt” về đạo đức, về tự học và sáng tạo của nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục. Kiên quyết xử lý nghiêm khắc các sai phạm theo đúng
kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm, Công đồn giáo dục các
cấp, cơng đồn các trường học và cơ sở giáo dục phối hợp với chính quyền đồng cấp
tổ chức tọa đàm, trao đổi, giới thiệu tấm gương nhà giáo điển hình về đạo đức, tự học
và sáng tạo ở đơn vị, đồng thời sơ kết cuộc vận động và báo cáo về Cơng đồn Giáo
dục Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
<b> TM. BAN THƯỜNG VỤ</b>
<b> CHỦ TỊCH</b>
<b> Lê Hồng Sơn </b>
<i><b>Nơi nhận: </b></i><b> </b>
- Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT (để b/c)
- Tổng LĐLĐ Việt Nam (để b/c)
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (để b/c)
- Các vụ chức năng và VP Bộ (để biết và phối hợp)
- GĐ các ĐH QG, ĐH Vùng (để biết và PH)
- GĐ các Sở GD&ĐT, đơn vị trực thuộc (để biết và PH)
- Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ (để biết và PH)
- LĐLĐ các tỉnh (để biết và PH)