Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong phát triển cánh đồng lớn ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 176 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN HỒNG HIỂU

QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ GIỮA NƠNG DÂN VÀ
DOANH NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN HỒNG HIỂU

QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ GIỮA NƠNG DÂN VÀ
DOANH NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC DŨNG
2. GS.TS. CHU VĂN CẤP


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, tư liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Trần Hoàng Hiểu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình có liên quan
đến đề tài luận án và những khoảng trống luận án cần tiếp tục
nghiên cứu
Chương 2: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ
1.1.
1.2.

LỢI ÍCH KINH TẾ GIỮA NƠNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP
TRONG PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN

Lý luận về quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh
nghiệp trong mơ hình cánh đồng lớn

2.2. Kinh nghiệm xây dựng "Mơ hình liên kết sản xuất" - nơi sản
sinh và thực hiện lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp
và bài học rút ra cho đồng bằng sơng Cửu Long
Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ GIỮA NÔNG

Trang
1
7
7

28

31

2.1.

DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN CÁNH
ĐỒNG LỚN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Khái quát về vùng đồng bằng sông Cửu Long
Thực trạng thực hiện lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình cánh đồng lớn ở
đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT HÀI HÕA QUAN
3.1.
3.2.

HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ GIỮA NƠNG DÂN VÀ DOANH
NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG


Quan điểm giải quyết hài hồ quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông
dân và doanh nghiệp trong phát triển cánh đồng lớn ở đồng bằng
sông Cửu Long
4.2. Giải pháp giải quyết hài hồ quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông
dân và doanh nghiệp trong phát triển cánh đồng lớn ở đồng bằng
sông Cửu Long đến năm 2025
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

31

59

72
72

77

115

4.1.

115

127
150

152
153


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AGPPS

:

Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang

CĐL

:

Cánh đồng lớn

CTCP

:

Công ty cổ phần

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long


HQKT

:

Hiệu quả kinh tế

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

LKKT

:

Liên kết kinh tế

LIKT

:

Lợi ích kinh tế

MHCĐL

:

Mơ hình cánh đồng lớn


NCKT

:

Nhu cầu kinh tế

NN&PTNT

:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSLĐ

:

Năng suất lao động

GAP

:

Thực hành sản xuất tốt

Globalgap

:

Thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu


VSATTP

:

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VietGAP

:

Thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

:

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:

Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:

Bảng 3.6:


Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:

Biểu đồ 3.1:
Biểu đồ 3.2:
Biểu đồ 4.1:

Hình 1.1:
Sơ đồ 4.1:

Tổng hợp lợi ích kinh tế của nơng dân và doanh nghiệp
trong mơ hình cánh đồng lớn
Vùng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa - xây dựng
cánh đồng lớn tại đồng bằng sông Cửu Long năm 2014
Diện tích, số hộ thực hiện cánh đồng lớn năm 2016 và kế
hoạch thực hiện cánh đồng lớn giai đoạn 2017-2019 của
thành phố Cần Thơ
Số lượng và diện tích cánh đồng lớn tỉnh Bạc Liêu 20172020
Hiệu quả kinh tế cánh đồng lớn tại Cờ Đỏ vụ Đông Xn
2015 - 2016
Chi phí sản xuất trung bình vụ Đơng Xuân 2015- 2016,
vụ Hè Thu 2016 của vùng đồng bằng sông Cửu Long qua
khảo sát
Doanh thu và lợi nhuận vụ Đông Xuân 2015 - 2016, vụ
Hè Thu 2016 của vùng đồng bằng sông Cửu Long qua
khảo sát
Về hiệu quả kinh tế của mơ hình cánh đồng lớn vụ Đơng
Xn 2016-2017 tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

Hiệu quả kinh tế của một số cánh đồng lớn điển hình trên địa
bàn huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vụ Hè Thu năm 2018
Chênh lệch giữa giá gạo xuất khẩu và giá lúa tại ruộng
giai đoạn 2011-2017
Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan giai đoạn
2011 - 2017 (USD/tấn)
Chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá lúa tại ruộng giai
đoạn 2012 - 2017 (USD/tấn
Sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của một số mặt
hàng chủ lực giai đoạn 2012 - 2017 (%)
Mơ hình chuỗi giá trị hàng nơng sản
Đề xuất mơ hình liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp
sản xuất lúa theo cánh đồng lớn

48
79

81
82
91

92

93
94
95
110

104
110

119
27
139


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn ln ln chiếm vị trí quan trọng, là nền
tảng của phát triển kinh tế - xã hội. Đảng ta ln xác định: Nơng nghiệp dồi dào thì
nền tảng vững mạnh, nơng dân giàu thì nước thịnh, nơng thơn ổn định thì cả xã hội
n. Đảng ta coi vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là cơ sở và lực lượng
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm
bảo an ninh quốc phịng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ mơi
trường sinh thái của đất nước.
Chính vì vậy, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách phát triển nơng nghiệp Việt Nam nói chung, đồng bằng sơng Cửu Long
(ĐBSCL) nói riêng và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, nông
nghiệp nước ta chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu... nông nghiệp, nông
dân, nông thôn nước ta vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức lớn...
Vì thế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển hiện đại, bền vững gắn với xây dựng nông thôn
mới, dựa trên nền tảng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ
cao và đổi mới mơ hình tổ chức sản xuất nơng nghiệp. Để tái cơ cấu nông nghiệp
cần xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Theo
Nghị định số 80/2002/NĐ-TTg, ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng và Chỉ thị
24/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với
chế biến và tiêu thụ. Quyết định 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông

sản, xây dựng cánh đồng lớn (CĐL). Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng CĐL là nhu cầu thực tiễn, là giải
pháp quan trọng và lâu dài góp phần thúc đẩy q trình tái cơ cấu nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và tính bền vững như Nghị quyết 21/2011/QH13 đã
khẳng định.


2
Ở ĐBSCL, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ nơng sản theo mơ hình CĐL đã
được hình thành và phát triển từ năm 2011 đến nay. Cánh đồng lớn là mơ hình có sự
liên kết 4 nhà: Nhà nơng, nhà doanh nghiệp, có sự hỗ trợ của Nhà nước và nhà khoa
học. Trong đó, mối liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp giữ vai trị nịng cốt. Mơ
hình này đã mang lại lợi ích kinh tế (LIKT) cho cả nông dân và doanh nghiệp, tạo động
lực cho quá trình đổi mới tổ chức sản xuất theo mơ hình liên kết. Đặc biệt, trong sản
xuất lúa ở ĐBSCL là mơ hình tham gia liên kết sản xuất theo CĐL đã tạo sự đồng
thuận to lớn đối với cả nông dân và doanh nghiệp - yếu tố quyết định sự thành bại đối
với quá trình hình thành và phát triển mơ hình CĐL. Trên thực tế, khi tham gia liên kết
sản xuất theo CĐL, nơng dân có được những lợi ích như: có cơ hội tiếp cận thị trường,
biết được mình trồng cây gì, bán cho ai, giá bao nhiêu, vào lúc nào và có thể biết hưởng
lợi bao nhiêu, từ đâu, nên họ sẽ yên tâm sản xuất; nông dân sẽ tiết kiệm được chi phí
sản xuất từ đó tăng thu nhập; nhận thức và trình độ của nơng dân được nâng lên. Đối
với doanh nghiệp có lợi ích như: thiết lập được liên kết dọc với nông dân đa diện và
sâu sát sẽ đảm bảo nguồn nguyên liệu đầy đủ và kịp thời, đáp ứng nhu cầu của thị
trường; doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu với độ đồng đều và chất lượng cao
mua được từ nông dân trong mơ hình liên kết, dẫn đến giá bán nơng sản cao hơn từ đó
lợi nhuận tăng lên. Qua đó cho thấy, quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp
là tác nhân quan trọng để phát triển mơ hình CĐL.
Tuy vậy, thực tế cho thấy quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp
trong mơ hình CĐL vẫn cịn tồn tại những mâu thuẫn, những bất hợp lý, thua thiệt

cho cả nông dân và doanh nghiệp mà nguyên nhân xuất phát từ cả phía nơng dân lẫn
phía doanh nghiệp, mà chủ yếu là vấn đề giải quyết hài hòa quan hệ LIKT giữa
nông dân và doanh nghiệp. Để mô hình liên kết trong CĐL ổn định và phát triển
bền vững thì việc đảm bảo hài hịa quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp
trong liên kết sản xuất lúa theo CĐL là rất quan trọng. Do đó, cần có những nghiên
cứu chun sâu tìm giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết hài hịa quan hệ LIKT giữa
nơng dân và doanh nghiệp trong phát triển CĐL. Để góp phần tìm giải pháp, nghiên
cứu sinh lựa chọn vấn đề: "Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh
nghiệp trong phát triển cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long" làm đề tài
luận án Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.


3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải lý luận và thực tiễn về LIKT và quan hệ LIKT giữa
nông dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL, luận án nghiên cứu đánh giá thực
trạng quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong q trình phát triển mơ
hình CĐL sản xuất lúa ở ĐBSCL thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các
quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng dân và
doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển CĐL sản xuất lúa ở ĐBSCL đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến LIKT và quan hệ LIKT
giữa nơng dân và doanh nghiệp trong phát triển CĐL.
- Hệ thống hóa, làm rõ thêm lý luận về quan hệ LIKT giữa nơng dân và
doanh nghiệp trong mơ hình CĐL. Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về "xây dựng
và phát triển các mơ hình liên kết sản xuất tiêu thụ nơng phẩm theo CĐL - nơi sản
sinh và thực hiện quan hệ LIKT tế giữa nông dân và doanh nghiệp.
- Đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng thực hiện LIKT và quan hệ

LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL sản xuất lúa ở ĐBSCL
giai đoạn 2014-2018.
- Đề xuất những quan điểm và và giải pháp nhằm giải quyết hài hịa quan hệ
LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp trong phát triển CĐL sản xuất lúa ở ĐBSCL
đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh
nghiệp trong phát triển mơ hình CĐL sản xuất lúa dưới góc độ khoa học kinh tế
chính trị. Quan hệ LIKT được nghiên cứu dưới góc cạnh là sản phẩm hay kết quả
của việc thực hiện các mối quan hệ liên kết kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp
trong mơ hình CĐL sản xuất lúa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL.


4
- Về thời gian: Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng được tiến hành chủ yếu
trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Các giải pháp được đề xuất thực hiện
đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án
- Cở sở lý luận của luận án: Luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về LIKT trong
liên kết sản xuất và tiêu thụ nông phẩm; quan điểm, chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, Nhà nước đối với việc giải quyết hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng
dân và doanh nghiệp trong liên kết sản xuất giai đoạn hiện nay.
- Cơ sở thực tiễn của luận án: Luận án dựa trên kinh nghiệm quốc tế và một
số địa phương trong nước về xây dựng các mơ hình liên kết sản xuất theo CĐL - nơi
sản sinh và thực hiện quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng phương pháp nghiên
cứu của khoa học kinh tế chính trị - phương pháp trừu tượng hố khoa học. Phương
pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng chủ yếu ở chương 2 nhằm phân tích cơ
sở lý luận về LIKT và mối quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong mơ
hình CĐL.
Các phương pháp cụ thể được tác giả luận án sử dụng:
(1) Phân tích - tổng hợp, phương pháp logic kết hợp với lịch sử.
Phân tích là một vấn đề cần thiết để giải thích theo phương pháp truy nguyên
nhằm nhận thức quá trình hình thành, phát triển các hiện tượng, quá trình kinh tế...
trong các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Điểm kết thúc của sự phân
tích là tổng hợp, nhờ có tổng hợp mới có thể đi từ cái cụ thể, tản mạn đến sự khái
quát thành khái niệm, phạm trù lý luận. Phương pháp này được sử dụng ở Chương 1
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án - để phân tích cơ sở
lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về đối tượng nghiên cứu, từ đó rút ra những kết quả
nghiên cứu và các vấn đề còn là "khoảng trống" cần tiếp tục nghiên cứu. Phương


5
pháp này cũng được sử dụng ở Chương 2 để phân tích khung lý luận về LIKT và
mối quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL.
(2) Phương pháp thống kê và so sánh, diễn dịch và quy nạp, điều tra khảo sát
được sử dụng ở Chương 3 nhằm làm rõ thực trạng thực hiện LIKT và mối quan hệ
LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL giai đoạn 2014-2018, từ
đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
(3) Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: tác giả luận án thu thập tài liệu trong và ngồi
nước qua các cơng trình khoa học đã công bố, qua số liệu thống kê của Tổng cục
Thống kê Việt Nam và các tài liệu công bố chính thức liên quan đến đề tài luận án,
của các cơ quan nhà nước, bộ, ngành, địa phương...

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: tọa đàm, trao đổi, hỏi ý kiến, phỏng vấn trực tiếp
một số nông dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý...
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 nhằm cung cấp các luận
cứ phân tích và rút ra kết quả đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém và
nguyên nhân của thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Ngồi ra, luận án cịn sử dụng phương pháp tổng kết thực tiễn về xây dựng
và phát triển CĐL và giải quyết mối quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp
trong phát triển CĐL ở ĐBSCL.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới như:
- Thứ 1, góp phần khái qt các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan
đến LIKT nói chung và quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp trong CĐL
nói riêng, qua đó, chỉ ra những khoảng trống của các nghiên cứu trước đó về mối
quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong phát triển CĐL mà luận án cần
tiếp tục nghiên cứu.
- Thứ 2, luận án tiếp cận vấn đề quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh
nghiệp trong mơ hình CĐL sản xuất lúa dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Vì
vậy, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ các cơ sở lý
luận, bản chất và phương thức đảm bảo hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng dân và
doanh nghiệp trong phát triển CĐL ở ĐBSCL.


6
- Thứ 3, tổng kết, đánh giá thực trạng quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh
nghiệp trong mơ hình CĐL sản xuất lúa ở ĐBSCL từ năm 2014 đến năm 2018. Ở
đây, luận án rút ra kết luận có tính lý luận và thực tiễn là: đảm bảo hài hịa quan hệ
LIKT là "chất kết dính" người nơng dân và doanh nghiệp trong phát triển CĐL và là
nhân tố đảm bảo cho CĐL phát triển ổn định, hiệu quả, bền vững.
- Thứ 4, đề xuất các quan điểm định hướng và giải pháp mang tính tồn diện
và khả thi nhằm giải quyết hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp

trong mơ hình CĐL ở ĐBSCL đến năm 2025.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương 08 tiết.


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về lợi ích kinh tế của các tác giả nước
ngồi và trong nước
Lợi ích kinh tế (LIKT) là vấn đề quan trọng của sản xuất và đời sống, nên từ
lâu, đã có nhiều tác giả trong và ngồi nước quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ
khoa học triết học, kinh tế chính trị, xã hội học, tâm lý học...
1.1.1.1. Các tác giả nước ngồi nghiên cứu về lợi ích kinh tế
* Quan niệm về lợi ích kinh tế:
A.Smith với tác phẩm: "The wealth of nations" (Của cải của các dân tộc)
[95, tr.65] cho rằng: LIKT và phân công lao động chính là hai phạm trù có mối quan
hệ gắn bó với nhau. Thông qua phân công lao động, mỗi cá nhân sẽ trau dồi nghề
nghiệp của mình hồn hảo và khiến việc lao động mang lại hiệu quả cao nhất, qua
đó sẽ làm cho lợi ích cá nhân tăng lên. Khi nói về vai trị của lợi ích, A.Smith cho
rằng: động lực thúc đẩy con người lao động để làm ra của cải vật chất cho xã hội,
tạo ra sự phồn thịnh của mọi quốc gia, mọi dân tộc chính là LIKT của mỗi cá nhân,
lòng ham tư lợi, vị kỷ của cá nhân, ham làm giàu. Ông cũng chỉ ra mối quan hệ giữa
lợi ích của tồn dân tộc, quốc gia và LIKT của cá nhân. Theo A.Smith, trong quá
trình hoạt động kinh tế, mỗi người đều theo đuổi lợi ích cá nhân, đều nỗ lực cải
thiện mức sống của mình, như thế tất yếu sẽ dẫn đến làm tăng của cải xã hội.

David Ricardo (1772 - 1823) với tác phẩm: Những nguyên lý của kinh tế
chính trị học và thuế khóa, đã cho rằng: LIKT của các giai cấp khác nhau được xây
dựng trên cơ sở giá trị, tiền lương và lợi nhuận. Do đó, việc tăng hay giảm tiền
lương sẽ không ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, mà chỉ ảnh hưởng đến việc phân
phối giá trị đã được tạo ra giữa công nhân và tư bản. Chính vì vậy, nó sẽ ảnh hưởng
đến LIKT của họ. Khi giá trị vật phẩm tiêu dùng thiết yếu giảm xuống, tiền công lao
động giảm, lợi nhuận của nhà tư bản sẽ tăng lên. Điều đó được thể hiện trong số giá
trị mới được tạo ra, phần của công nhân được hưởng nhỏ hơn, còn phần của người
sử dụng lao động (hay là nhà tư bản) thì lớn hơn, đây là mối quan hệ tỷ lệ nghịch về
lợi ích, nếu lợi ích của người đi th cơng nhân tăng thì lợi ích của người đi làm


8
thuê sẽ giảm và ngược lại [93]. Phát hiện này của David Ricardo có ý nghĩa quan
trọng đối với việc nghiên cứu quan hệ lợi ích giữa chủ và thợ trong các cơ sở sản
xuất có thuê mướn lao động.
Tác giả B.B.Radaev (1971), trong tác phẩm: LIKT trong chủ nghĩa xã hội
[92], đã phân tích làm rõ bản chất của LIKT, nhận diện hệ thống LIKT trong chủ
nghĩa xã hội, tác giả đi sâu phân tích vai trị của LIKT như là động lực phát triển xã
hội trong môi trường xã hội chủ nghĩa của Liên Xô (cũ). Tác giả đã nhìn thấy mối
quan hệ biện chứng giữa LIKT với lợi ích tinh thần, LIKT riêng và lợi LIKT chung
của xã hội. Ông khẳng định, việc điều tiết tốt, hợp lý các mối quan hệ lợi ích sẽ tạo
động lực phát triển xã hội.
Theo "Bách khoa tồn thư Liên Xơ", năm 1972 [34], lợi ích được phân loại
như sau: lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, LIKT, lợi ích chính trị; lợi ích cá nhân,
lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, lợi ích giai cấp; lợi ích tiến bộ, lợi ích bảo thủ; lợi ích
trước mắt, lợi ích lâu dài; lợi ích căn bản, lợi ích khơng căn bản; lợi ích cấp bách,
lợi ích khơng cấp bách; lợi ích chính đáng, lợi ích không chính đáng.
* Về vai trị của lợi ích kinh tế:
Đa số các tác giả đều chỉ ra tính tích cực của lợi ích trong hoạt động của con

người. D.M.Xơrắp, cho rằng: lợi ích tạo nên sức mạnh động lực bởi được phản ánh
trong tư tưởng và được tiếp nhận dưới hình thức nhân tố động cơ. Bản chất của sự
định hướng của lợi ích bao hàm trong nó, rằng cơ sở của nó nằm trong mâu thuẫn
giữa nhu cầu của chủ thể và điều kiện khách quan, mà trong khuôn khổ của những
điều kiện ấy những nhu cầu này khơng thể thực hiện. Chính những mâu thuẫn này
là những lực lượng thúc đẩy tính tích cực của con người. A.M.Đidcốp-xki, cho
rằng, lợi ích được nhận thức sẽ định hướng nhận thức nhu cầu và điều kiện khách
quan, đến lượt mình, nó xác định sự tìm kiếm phương thức, con đường và phương
tiện để giải quyết những mâu thuẫn của thực tiễn.
Tác giả Laprinmenco (1978) [63], trong tác phẩm: Những vấn đề lợi ích
trong chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đưa ra quan niệm về lợi ích, theo đó, ơng cho
rằng: "Lợi ích chính là mối quan hệ xã hội khách quan của sự tự khẳng định xã hội
của chủ thể". Tác giả cùng phân tích và chỉ ra bản chất của lợi ích, ơng cho rằng:
nghiên cứu quá trình tự khẳng định bản thân trong đời sống xã hội sẽ hiểu được bản
chất và nội dung lợi ích khách quan của chủ thể, điều này hợp lý vì hoạt động tự
khẳng định bản thân trong xã hội là nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động có mục


9
đích của con người, vì khí con người thực hiện các hoạt động của mình sẽ bộc lộ
những đặc tính thể hiện rõ sự phù hợp của họ với vị trí và vai trị của mình trong xã
hội. Đó chính là nội dung của lợi ích và LIKT. Như vậy, có thể khẳng định nội dung
của LIKT là phương thức tự khẳng định xã hội của con người, thể hiện trước hết ở
phương thức thoả mãn những nhu cầu vật chất (nhu cầu kinh tế) của chủ thể.
Ông cũng phân tích những đặc tính của lợi ích nói chung, LIKT nói riêng và
đã tán thành quan điểm của V.I.Lênin khi cho rằng LIKT là một hiện tượng có thực,
biểu hiện của các quan hệ kinh tế khách quan. Tính khách quan của lợi ích thể hiện
ở chỗ, nó xuất hiện bên ngồi các chủ thể, khơng phụ thuộc vào nhận thức của các
chủ thể. Bên cạnh đó, LIKT cũng mang tính lịch sử cụ thể và tính giai cấp. Có thể
thấy, các quan điểm về LIKT của Laprinmenco trong tác phẩm này chủ yếu xuất

phát từ việc phân tích, phát triển các chỉ dẫn của Lênin về vấn đề này.
Đ.I.Tresnôccôp [120] cho rằng LIKT gắn bó mật thiết với NCKT, song,
LIKT khơng phải là NCKT. Theo Đ.I.Tresnơccơp, lợi ích là mối quan hệ khách
quan của xã hội, hay của một con người riêng lẻ đối với điều kiện sống của xã hội
và các nhu cầu hiện có của mình, là mối quan hệ kích thích, tác động đến tập thể
hay cá nhân mỗi người nhằm bảo đảm điều kiện thuận lợi cho đời sống và sự phát
triển của cá nhân hay tập thể, đấu tranh với những điều kiện cản trở sự tồn tại và
phát triển của họ. Nguồn gốc ra đời của LIKT chính là từ q trình giải quyết mối
quan hệ giữa nhu cầu của con người với điều kiện sống. Chính thơng qua việc giải
quyết mối quan hệ này, con người sẽ có được phương thức để tồn tại, hướng tới sự
phát triển cho cá nhân và xã hội. Quan điểm này của tác giả khá đồng nhất với một
số tác giả hiện nay khi khẳng định: LIKT là một phạm trù khách quan, nó sinh ra từ
NCKT, là phương thức để thoả mãn những nhu cầu đó.
1.1.1.2. Các tác giả trong nước nghiên cứu về lợi ích, lợi ích kinh tế
Một là, các nghiên cứu về LIKT nói chung.
Ở nước ta, nghiên cứu về LIKT được nhiều tác giả quan tâm trong những
năm 1980 bắt nguồn từ những tư tưởng đột phá về kinh tế trong Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IV
(8/1979) với quan điểm "làm cho sản xuất bung ra"… khắc phục sai lầm, khuyết
điểm trong quản lý kinh tế; trong cải tạo XHCN, tạo ra động lực cho sản xuất, chú ý
kết hợp 3 LIKT - xã hội, tập thể và cá nhân người lao động, quan tâm hơn đến lợi
ích thiết thân của người lao động.


10
Các tác giả trong nước đều nghiên cứu về quan niệm, bản chất của LIKT, các
hình thức LIKT và vai trò động lực của LIKT trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài, mà trực tiếp nhất là các quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen
và V.I.Lênin, các nhà nghiên cứu trong nước có chung quan điểm cho rằng:
- Cơ sở của LIKT là nhu cầu vật chất kinh tế khi đã được xác định về mặt xã

hội (tức là nhu cầu vật chất có khả năng thanh tốn).
- Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, là hình thức biểu hiện
của quan hệ sản xuất mà trước hết là quan hệ sở hữu.
- Lợi ích kinh tế là một phạm trù mang tính chất giai cấp. Trong xã hội, do
địa vị của các giai cấp khác nhau nên NCKT và LIKT cũng hồn tồn khác nhau.
Đồng thời, LIKT mang tính chất lịch sử rõ rệt. Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ
phát triển của nền kinh tế - xã hội khác nhau, nhu cầu của con người luôn vận động
và thay đổi. Chính yếu tố nhu cầu thay đổi, tác động làm LIKT luôn biến đổi cho
phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu.
- Lợi ích kinh tế đóng vai trò là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể đề cập đến một số cơng trình tiêu biểu đề cập đến các vấn đề lý luận
nêu ở trên:
Tập thể tác giả cuốn "Bàn về LIKT" (1982) cho rằng "Lợi ích kinh tế là hình
thức biểu hiện của những quan hệ kinh tế, quan hệ giữa người với người trong sản
xuất". "Lợi ích kinh tế dưới chế độ xã hội chủ nghĩa được biểu hiện dưới hình thức
lợi ích của xã hội, lợi ích của tập thể, lợi ích của cá nhân người lao động" [102,
tr.9]. "Lợi ích kinh tế của xã hội là lợi ích của nhân dân lao động trên phạm vi cả
nước, lợi ích của tất cả các tập đồn, các thành viên của xã hội xã hội chủ nghĩa. Lợi
ích kinh tế của xã hội nảy sinh trên cơ sở nhân dân lao động làm chủ tập thể về tư
liệu sản xuất, về lao động, đất đai, về tài nguyên thiên nhiên" [102, tr.11]. "Lợi ích
kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là hình thức biểu hiện trước hết của quan hệ
sản xuất, nó khơng tuỳ thuộc vào ý chí, lịng ham muốn của con người" [102, tr.62].
và cho rằng, LIKT là cái biểu hiện của các quan hệ kinh tế dưới hình thức những
động cơ, mục đích, những nhân tố kích thích khách quan thúc đẩy hoạt động lao
động của con người… LIKT gắn chặt với nhu cầu kinh tế, vì có nhu cầu kinh tế mới
có LIKT tương ứng. Tuy nhiên, sẽ là không đúng nếu đồng nhất LIKT với nhu cầu
kinh tế… Bởi vì, LIKT là một phạm trù kinh tế khách quan, nó phát sinh và tồn tại
trên cơ sở của một quan hệ sản xuất nhất định, không phụ thuộc vào ý muốn con



11
người. Cũng như bất cứ một phạm trù kinh tế nào khác, LIKT tồn tại không tuỳ
thuộc ở chỗ người ta có nhận thức được nó hay khơng, mà do địa vị của họ trong hệ
thống sản xuất - xã hội quyết định. Vì vậy, LIKT tồn tại khách quan. Nhưng LIKT
muốn thực hiện được phải thông qua con người, thơng qua hoạt động có ý thức của
con người... Người ta cũng khơng thể thực hiện được lợi ích của cá nhân nếu tách
khỏi quan hệ sản xuất. Nhưng đồng thời, quan hệ sản xuất không tự động dẫn đến
LIKT, nó chỉ tạo ra khả năng khách quan để thực hiện LIKT mà thôi... Theo tác giả
Lê Xuân Tùng: "LIKT được thể hiện trong cả bốn khâu của quá trình tái sản xuất: sản
xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng... Lợi ích kinh tế bao giờ cũng mang tính vật
chất và được biểu hiện cuối cùng trong các giá trị sử dụng, dưới hình thức những tư
liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Tính vật chất, đó là tiêu chuẩn để phân biệt LIKT
với các lợi ích khác như lợi ích chính trị, lợi ích tinh thần, lợi ích tâm lý,...
Tuy nhiên, cũng theo tác giả Lê Xuân Tùng: "Ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh, ở đó có LIKT. Do đó, các cơ quan hành chính, phục vụ, hoạt động
khơng có tính chất kinh tế trực tiếp, nói chung khơng phải là chủ thể mang LIKT (ví
dụ: trường học, bệnh viện, thư viện, nhà văn hố, câu lạc bộ, các cơ quan hành
chính, đồn thể...).
Trong cuốn "Bàn về LIKT'', các tác giả cho rằng, "LIKT là một phạm trù
kinh tế khách quan, là hình thức biểu hiện trước hết của quan hệ sản xuất, nó
khơng tuỳ thuộc vào ý chí, lịng ham muốn của con người… LIKT bao giờ cũng
phản ánh một quan hệ sản xuất nhất định. Khơng có động cơ kinh tế nào đứng
ngoài quan hệ sản xuất" [102, tr.62]. Như vậy, theo tác giả Vũ Hữu Ngoạn, LIKT
có cơ sở từ nhu cầu kinh tế, LIKT mang tính khách quan khơng phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người, LIKT phụ thuộc vào quan hệ sản xuất nhất định,
lợi ích mang bản chất xã hội.
Tác giả Nguyễn Đức Bách đã phân biệt nhu cầu và LIKT với nhu cầu và lợi
ích vật chất nói chung. Về nhu cầu và LIKT, tác giả cho rằng: "nhu cầu kinh tế biểu
thị những quan hệ kinh tế trực tiếp của chủ thể với những điều kiện, những sản
phẩm vật chất có tác dụng duy trì, phát triển sản xuất và đời sống của chủ thể trong
một nền sản xuất xã hội nhất định; LIKT biểu thị quan hệ kinh tế giữa các chủ thể

trước những nhu cầu kinh tế được phản ánh trong ý thức của các chủ thể thành động
cơ, mục đích chỉ đạo hành động nhằm thoả mãn một cách tối ưu các nhu cầu kinh tế
của họ trong một nền sản xuất xã hội nhất định" [3, tr.7].


12
Trong Luận án Tiến sĩ Kinh tế LIKT trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (những hình thức kết hợp và phát triển chúng trong lĩnh vực kinh tế xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam) năm 1984, tác giả Chu Văn Cấp đã đề cập đến các LIKT trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tác giả cho rằng, trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, "các LIKT là không đồng nhất và phức tạp, mỗi thành phần kinh tế có
những LIKT tương ứng", như "lợi ích giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân tập thể,
tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa", "lợi ích tồn dân, lợi ích tập thể và cá nhân
người lao động", "lợi ích của các nhà tư bản tư nhân, của những người sản xuất nhỏ
cá thể, tồn tại cùng với hệ thống các lợi ích xã hội chủ nghĩa của thời kỳ quá độ"
[18, tr.9]. Tác giả Chu Văn Cấp cũng đưa ra nhiều hình thức thể hiện sự kết hợp các
LIKT trong thời kỳ quá độ, trong đó nhấn mạnh tới các hình thức: "kế hoạch hoá
nền kinh tế quốc dân, tổ chức lao động và sản xuất, quản lý, kích thích vật chất"
[15, tr.8]. Tác giả cũng chỉ ra rằng, chỉ có sự kết hợp hài hoà các LIKT mới tạo
được động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nguyễn Linh Khiếu (1999), Lợi ích động lực phát triển xã hội [61]. Trong
tác phẩm này, ông đã tổng kết lại nhiều nghiên cứu khác nhau về lợi ích trong nước
và ngồi nước. Ơng đã đưa ra một cách tiếp cận mới về khái niệm lợi ích, theo đó:
"Lợi ích chỉ có ý nghĩa là lợi ích trong các quan hệ lợi ích cụ thể. Ngồi quan hệ lợi
ích nó khơng cịn là lợi ích nữa mà chỉ là cái có lợi hay có ích đối với các chủ thể ở
một hoàn cảnh nhất định. Trong trường hợp này, nó cũng giống như các đối tượng
thoả mãn nhu cầu hoặc chính là các đối tượng thoả mãn nhu cầu".
Tác giả cũng nêu ra khái niệm quan hệ LIKT như một khái niệm tiền đề để
giải thích khái niệm lợi ích. Ơng cho rằng: "Quan hệ lợi ích là mối quan hệ khách
quan giữa các chủ thể có cùng nhu cầu và cùng đối tượng thoả mãn nhu cầu như

nhau trong việc thực hiện nhu cầu ấy". Quan hệ lợi ích chỉ nảy sinh trong những
hoàn cảnh xã hội nhất định và quan hệ lợi ích chỉ nảy sinh khi những nhu cầu trở
nên không trực tiếp thực hiện được.
Tác giả còn đi sâu phân tích các mối quan hệ biện chứng như: Quan hệ giữa
lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; giữa lợi ích
trước mắt và lợi ích lâu dài. Các mối quan hệ biện chứng giữa các lợi ích tiêu biểu
với tư cách là động lực của xã hội nêu trên đã được tác giả biện giải rất rành mạch
và thuyết phục. Chẳng hạn, khi phân tích mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi
ích tinh thần, ơng khẳng định: "Xét đến cùng thì các lợi ích vật chất đóng vai trò


13
quyết định và là tiền đề, là cơ sở để thực hiện các lợi ích tinh thần. Và thực hiện
được các lợi ích tinh thần sẽ tạo ra những khả năng mới trong sự nảy sinh cũng như
làm xuất hiện những phương thức thực hiện lợi ích vật chất mới". Về bản chất, vai
trị của lợi ích chung và lợi ích riêng, tác giả đã đi sâu phân tích và chỉ rõ vai trị,
động lực trực tiếp của lợi ích riêng trong việc thúc đẩy cá nhân hoạt động, nó chính
là nhân tố quyết định con người tích cực tham gia hoạt động xã hội, vì vậy nó là cơ
sở để thực hiện lợi ích chung. Trái lại, khi lợi ích chung của tất cả mọi thành viên
trong xã hội được thực hiện sẽ đóng vai trị là điều kiện và định hướng cho lợi ích
riêng, cho nên, chỉ khi tạo lập được mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích chung và lợi
ích riêng mới có thể tạo ra sự phát triển của mỗi cá nhân và của cả xã hội. Tác giả
cũng tổng kết lại quá trình sử dụng vai trị, động lực của lợi ích trong thực tiễn cách
mạng Việt Nam. Tác phẩm này là một công trình khoa học vừa mang tính lý luận
quan trọng về lợi ích nói chung vừa nghiên cứu về LIKT nói riêng.
Nguyễn Linh Khiếu (2002), với tác phẩm: Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi
ích [62]. Tác giả đi sâu phân tích cụ thể hơn về vai trị của LIKT trong phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam. Ông khẳng định: "Quan hệ kinh tế của một xã hội biểu hiện
tập trung nhất của các quan hệ lợi ích". Trên cơ sở nghiên cứu các mối quan hệ kinh
tế thể hiện cụ thể các quan hệ LIKT, ông cho rằng: Trong nền kinh tế xã hội của Việt

Nam hiện nay có những xu hướng vận động cụ thể như: Kinh tế nhà nước vận động
theo xu hướng mà Đảng và Nhà nước ta mong muốn, đó là đảm bảo đúng "định
hướng xã hội chủ nghĩa"; kinh tế tập thể vận động theo cơ chế thị trường; kinh tế tư
bản nhà nước và tư bản tư nhân vận động theo xu hướng phát triển tư bản chủ nghĩa;
kinh tế cá thể, tiểu chủ vận động theo hướng kinh tế tư nhân. Tương ứng với mỗi xu
hướng vận động lại có một hệ thống LIKT riêng. Các xu hướng vận động này theo
nhiều hướng khác nhau, với thực trạng kinh tế xã hội hiện nay, thấy rằng tất cả các xu
hướng đều đưa nền kinh tế nước ta ngày một phát triển. Đó là một sự vận động theo
hướng tổng lực các thành phần kinh tế, trong đó, các thành phần kinh tế vận động
theo xu hướng xã hội chủ nghĩa đang đóng vai trị chủ đạo.
Hai là, một số tác giả cũng đã nghiên cứu đến lợi ích của nơng dân và những
vấn đề liên quan đến lợi ích của họ
Vương Đình Cường [24] đã đề cập đến vai trị của nông dân, nông dân tập
thể ở nước ta: là chủ thể chính trong phát triển nơng nghiệp nước ta để cung cấp
lương thực, thực phẩm cho đời sống xã hội, cung cấp nguyên liệu, là thị trường tiêu


14
thụ hàng công nghiệp... Nông dân trong mọi thời kỳ cách mạng, họ là lực lượng
chính tạo dựng sự ổn định chính trị - xã hội ở nơng thơn...
Lợi ích của nông dân trong thời kỳ trước đổi mới và những năm đầu của đổi
mới, bao gồm: thu nhập từ kinh tế tập thể - kinh tế hợp tác theo ngày cơng. Thu
nhập từ kết quả ''vượt" khốn sản phẩm của hợp tác xã và thu nhập từ hoạt động của
kinh tế hộ nông dân (sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn)...
Tác giả Đặng Quang Định [38], cho rằng:
(1) Ở nước ta hiện nay giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao
động nông nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư
nghiệp) làm ngành nghề chủ yếu. Đây là giai cấp có số lượng lớn nhất, chiếm
khoảng 70% dân cư, tập trung chủ yếu ở nông thôn, năm 2006, cả nước có 10,46
triệu hộ làm nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản.

(2) Những năm gần đây, nông nghiệp, nông dân, nơng thơn Việt Nam có
nhiều thay đổi to lớn. Thu nhập và đời sống nông dân ngày được nâng lên, tình
trạng đói nghèo giảm đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng
cao... nông dân ngày càng có đóng góp quan trọng vào cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp, nơng thơn.
(3) Hiện nay, LIKT chủ yếu của nông dân nước ta gồm:
Thứ 1, thu nhập từ sản xuất kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản. Đây là nguồn
thu nhập chủ yếu của nông dân hiện nay. Năm 2006, có 76% số hộ nơng dân tham
gia hoạt động tạo thu nhập từ nguồn này và số hộ có nguồn thu nhập chính từ nơng,
lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 79,15%.
Thứ 2, thu nhập từ mua, bán, cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Thứ 3, thu nhập từ sản xuất kinh doanh, công nghiệp, xây dựng. Năm 2006,
số hộ có thu nhập chính từ nguồn này là 6,1%.
Thứ 4, thu nhập từ dịch vụ. Năm 2006 số hộ có thu nhập chính từ nguồn này
chiếm 11,25%.
Thứ 5, thu nhập từ các nguồn khác. Năm 2006, có tới 3,7% số hộ nơng dân
có thu nhập từ nguồn này (sản xuất ngành nghề thủ cơng).
Ngồi ra, một bộ phận nông dân cũng được trợ cấp từ nhà nước thông qua
các chính sách xố đói giảm nghèo, chính sách đào tạo lao động, chính sách an sinh
xã hội... Các chính sách trên trở thành cách thức phân phối lại cho nơng dân dưới
dạng phúc lợi xã hội qua đó nhằm điều chỉnh quan hệ lợi ích trong xã hội.


15
(4) Tác giả Đặng Quang Định còn đề cập đến các hình thức thể hiện sự thống
nhất LIKT giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức là:
- Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản. Đây là lĩnh vực,
ngành sản xuất thể hiện rõ nhất sự thống nhất LIKT của cơng nhân, nơng dân và trí thức.
- Mơ hình hợp tác, liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học
và nhà nông) trong lĩnh vực nơng nghiệp. Tác giả đã đưa 2 mơ hình hợp tác, liên kết

có tính điển hình là: Mơ hình Cơng ty cổ phần Mía đường Lam Sơn và Hợp tác xã
nông nghiệp Duy Sơn 2, xã Duy Sơn, huyện Duy Xun, tỉnh Quảng Nam.
Ngồi những mơ hình tiêu biểu trên, tác giả Đặng Quang Định cịn đề cập
đến hình thức liên kết; hợp tác đa dạng để cùng thực hiện lợi ích của cơng nhân;
nơng dân và trí thức là Hợp đồng mướn kỹ sư của nông dân xã Hoà Ân, huyện Cầu
Kè, tỉnh Trà Vinh. Đây là sự liên kết, hợp tác hiệu quả.
Cùng với việc nêu ra các hình thức thể hiện sự thống nhất LIKT giữa cơng
nhân, nơng dân và trí thức, tác giả Đặng Quang Định cũng nêu ra một số biểu hiện
thiếu thống nhất LIKT của 3 chủ thể này. Đó là:
- Tình hình tranh chấp việc làm trong lĩnh vực công nghiệp và nơng nghiệp, đặc
biệt là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của cả cơng nhân, nơng dân và trí thức.
- Tình trạng tranh chấp, vi phạm một số LIKT trong việc thu hồi đất của
nông dân để phát triển công nghiệp và dịch vụ; những tranh chấp giữa nông dân và
doanh nghiệp ở một số nơi; sự chênh lệch về thu nhập và thụ hưởng phúc lợi xã hội
giữa các tầng lớp xã hội (sự chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn,
giữa các tầng lớp trong xã hội; so với cơng nhân và trí thức thì mức độ thụ hưởng
các chế độ, chính sách từ an sinh xã hội của nơng dân thấp).
Những phân tích của tác giả Đặng Quang Định về những vấn đề liên quan
đến quan hệ lợi ích giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức ở nước ta hiện nay, thực sự
là sâu sắc, có giá trị tham khảo tốt.
Tác giả Vũ Văn Phúc, Nguyễn Thị Minh Châu [86] đã đi vào phân tích một
nội dung của LIKT của nơng dân là sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân.
- Trước hết, các tác giả đã nêu quan niệm về chính sách hỗ trợ nơng dân của
Nhà nước, là "chính sách hỗ trợ nông dân của Nhà nước là tổng thể các quan điểm,
chủ trương, đường lối, phương pháp và công cụ của Nhà nước sử dụng để tác động
vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhằm thực hiện các mục tiêu mà
nhà nước mong muốn ở nông dân" [86, tr.34-35].


16

- Mục tiêu của chính sách hỗ trợ nơng dân bao gồm cả khía cạnh kinh tế (tạo
điều kiện cho nông dân thực thi nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, trên cơ sở đó có
thu nhập và đời sống tốt hơn), khía cạnh xã hội - mục tiêu xã hội -(góp phần xố đói,
giảm nghèo, giảm độ chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn; xây dựng
nơng thơn mới); khía cạnh, chính trị - mục tiêu chính trị - xây dựng giai cấp nơng dân
vững mạnh, là chỗ dựa và là hậu thuẫn của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN, thắt
chặt tình đồn kết cơng - nơng - trí thức trong q trình đi lên CNXH [86, tr.35-36].
- Nội dung của chính sách hỗ trợ nông dân của Nhà nước, bao gồm: (1) hỗ
trợ nông dân xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; (2) tạo điều kiện để
nông dân tiếp cận các nguồn lực thuận lợi, an tồn, chi phí thấp; (3) tạo điều kiện để
nơng dân có sức mạnh thoả thuận trên thị trường tiêu thụ nông sản; (4) giúp nông
dân ổn định thu nhập khi nơng dân gặp khó khăn; (5) hỗ trợ pháp lý, kỹ thuật và xã
hội cho nông dân.
Những nội dung hỗ trợ nông dân được thực hiện bằng các công cụ và cơ chế
tác động dưới đây: Miễn giảm thuế và trợ cấp thu nhập trực tiếp; khuyến nông,
khuyến ngư, khuyến công; đầu tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng nông
nghiệp, nông thơn; chính sách đất đai, thực chất là chế độ quản lý đất nơng nghiệp
có lợi cho nơng dân; xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả ở
nông thôn; hỗ trợ tổ chức Hiệp hội ngành nghề và củng cố Hội nông dân; hỗ trợ đào
tạo nghề nghiệp và giúp nông dân tạo việc làm; tổ chức, quản lý thị trường nông
sản, vật tư nông nghiệp; cung cấp dịch vụ công ở nông thôn.
Đặc biệt là cuốn sách đã dành nhiều trang để đánh giá q trình triển khai
chính sách hỗ trợ nơng dân của Nhà nước ta trong thời gian qua. Và từ đó nêu ra các
giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách hỗ trợ nông dân của Nhà nước trong thời gian
tới. Những phân tích về nội dung chính sách hỗ trợ nông dân và công cụ và cơ chế
tác động của chính sách hỗ trợ nơng dân của Nhà nước ta, có giá trị tham khảo tốt
cho NCS khi đi tìm giải pháp gia tăng LIKT của nông dân trong mô hình CĐL.
Đỗ Huy Hà (2013), Giải quyết quan hệ LIKT trong q trình đơ thị hố ở
nước ta hiện nay [40]. Tác giả nghiên cứu về q trình đơ thị hóa, chỉ ra rằng việc
thu hẹp đất sản xuất nơng nghiệp đưa đến tình trạng người nơng dân bị mất một

phần lớn hoặc toàn bộ đất sản xuất dẫn đến khó khăn tìm nghề kiếm sống vì họ chỉ
quen với sản xuất nơng nghiệp, trình độ văn hố thấp và sự thay đổi cách sống, lề
thói, phong tục tập quán, kéo theo nhiều hệ luỵ… Trong luận án, tác giả đưa ra khái


17
niệm về LIKT. Theo đó: LIKT là những quan hệ kinh tế phản ánh những nhu cầu,
động cơ khách quan về sự hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động
kinh tế - xã hội và do hệ thống quan hệ sản xuất quyết định. Tác giả đã nghiên cứu
những kết quả tích cực trong xử lý quan hệ LIKT; những hạn chế, khó khăn về việc
xử lý các quan hệ LIKT phát sinh trong quá trình đơ thị hố ở Hà Nội. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết mối quan hệ LIKT trong q trình đơ
thị hố, để giải quyết hài hoà các quan hệ về LIKT giữa các chủ thể.
Trần Thị Lan (2002), Quan hệ LIKT trong thu hồi đất của nông dân để xây
dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội [64]. Luận án Tiến sĩ Kinh tế
trình bày thực trạng giải quyết các quan hệ các mối quan hệ LIKT giữa các chủ thể
kinh tế, nảy sinh trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp
và khu đô thị mới ở Hà Nội và nêu các giải pháp để giải quyết hài hoà các LIKT...
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ liên kết, chuỗi giá
trị và lợi ích kinh tế trong phát triển cánh đồng lớn
1.1.2.1. Các nghiên cứu của các tác giả ngoài nước về quan hệ liên kết và
chuỗi giá trị
Theo Eaton, C. and Shepperd (2001), Contract farming: Partnerships for
Growth [127]: có 07 hình thức liên kết giữa nơng dân với thị trường: i) liên kết giữa
nông dân với thương lái; ii) liên kết giữa nông dân với người bán lẻ; iii) liên kết
thông qua đại diện nông dân; iv) liên kết thông qua HTX; v) liên kết giữa nông dân
và nhà chế biến; vi) liên kết giữa nông dân và nhà xuất khẩu; vii) liên kết theo hợp
đồng. Như vậy, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong CĐL là một hình thức
liên kết, gắn người nơng dân với thị trường tiêu thụ.
Trong nghiên cứu của Rozhan Abu Dardak (2015) [130], Cooperative

Movement in the Supply Chain of Agricultural Products: Way Forwards,
International Seminar on Improving Food Marketing Efficiency-the Role of
Agricultural Cooperatives, tác giả cho rằng những người nơng dân có quy mô ruộng
đất dưới 1ha ở Malaysia phải tham gia chuỗi cung ứng dài hơn với nhiều tác nhân
trung gian làm cho người tiêu dùng phải chi trả với giá cao để mua sản phẩm, thì
người nơng dân sản xuất ra sản phẩm lại chỉ được nhận một mức giá bán thấp. Qua
nghiên cứu này, tác giả nhận thấy rằng việc liên kết trực tiếp giữa nông dân và
doanh nghiệp được tổ chức tốt sẽ làm giảm bớt các khâu trung gian trong chuỗi, qua
đó có thể giúp người nơng dân được lợi nhiều hơn từ giá bán sản phẩm. Nghiên cứu


18
cũng khẳng định tính bền vững của hợp tác trong chuỗi cung ứng phần lớn phụ
thuộc vào mức độ tham gia của các chủ thể trong chuỗi. Tương tự, sự tin tưởng giữa
các tác nhân trong chuỗi giá trị sẽ giúp các bên tham gia chia sẻ quyền lực và đó
chính là yếu tố tác động để tăng cường mối quan hệ trong hệ thống chuỗi.
Các tác giả Yiching Song, Gubo Qi, Yanyan Zhang & Ronnie Vernooy (2014)
[134], "Farmer cooperatives in China: diverse pathways to sustainable rural
development" trên cơ sở dữ liệu khảo sát quốc gia Trung Quốc và nghiên cứu hai
HTX điển hình của Trung Quốc đã đưa ra nhận định: HTX nông nghiệp tạo điều
kiện tốt hơn cho hợp tác kinh tế và tiếp cận thị trường, giúp tăng khả năng cạnh
tranh, giảm chi phí giao dịch và chi phí đầu tư, tăng giá bán nơng sản qua đó tăng
thu nhập cho người nơng dân ở Trung Quốc. Dưới góc độ xã hội, liên kết ngang
thơng qua HTX thể hiện tính bền chặt vững chắc, giảm rủi ro cho các hoạt động
kinh tế và tăng mức độ công nghiệp hóa cho quản lí nơng nghiệp.
Trong các nghiên cứu về chuỗi giá trị hàng nông sản và phát triển chuỗi giá
trị hàng nông sản trước hết cần kể đến nghiên cứu của Jonh Humphrey (2005)
[130]: Shaping Value Chains Development: Global Value Chains in Agribusiness,
Federal Ministry for Economic Coperation and Development - Các chuỗi giá trị
toàn cầu trong Kinh doanh Nông nghiệp, Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên

bang. Theo Jonh Humphrey, các phương pháp tiếp cận theo chuỗi giá trị đã được
phát triển theo thời gian và được sử dụng như một cơng cụ phân tích chính trong
nghiên cứu thị trường hàng nông sản quốc tế. Phân tích chuỗi giá trị hàng nơng sản
là phân tích việc tổ chức các hoạt động kinh tế cũng như các tác nhân tham gia từ
sản xuất đến thị trường, xác định cơ cấu sản xuất, thương mại và tiêu thụ sản phẩm.
Ba thành tố chính của phân tích chuỗi giá trị được xác định là: (i), quan hệ đầu vào đầu ra và những yếu tố địa kinh tế; (ii), khuôn khổ thể chế và cơ cấu quản trị và
(iii), phương thức chia sẻ lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị.
Trong nghiên cứu này, một phương diện thứ tư - quan hệ giữa các nhà vận
hành chuỗi và các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ - cũng được đề cập đến do phân tích
chuỗi giá trị cũng có thể được sử dụng như một cơng cụ để nghiên cứu liên kết theo
chiều dọc. Vì những ''nhà'' này có tiềm lực để thực hiện kiểu hợp đồng này nên họ
được coi là công ty đầu mối trong chuỗi giá trị - và chính những người bán quy mô
nhỏ phải tự điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của các công ty đầu mối. Nghiên cứu
của Jonh Humphrey có giá trị tham khảo tốt cho việc phân tích vai trị của các chủ


19
thể trong phát triển chuỗi giá trị dựa vào ba thành tố chính và mối quan hệ giữa các
nhà vận hành chuỗi trong mối liên kết dọc.
1.1.2.2. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước
- Thứ 1, các nghiên cứu về mơ hình cánh đồng lớn:
"Cánh đồng lớn" là mơ hình sản xuất mới trong nơng nghiệp, phổ biến là
trong sản xuất lúa. Mơ hình này được manh nha vào cuối năm 2009 đầu năm 2010
tại tỉnh An Giang. Những hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mơ hình này
đã tạo ra sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học. Mơ hình
này đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học
dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhiều cơng trình đã được công bố dưới dạng các ấn
phẩm khoa học khác nhau. Các tác giả đã nghiên cứu làm rõ mơ hình CĐL ở
ĐBSCL(ĐBSCL) trong lĩnh vực canh tác lúa dưới các khía cạnh: quan niệm CĐL,
tính tất yếu và mục tiêu phát triển CĐL, vai trị, hiệu quả của mơ hình CĐL, các giải

pháp nhằm phát triển bền vững mơ hình CĐL.
Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này:
Vũ Trọng Bình và Đặng Đức Chiến [5], Cánh đồng mẫu lớn: Lý luận và tiếp
cận thực tiễn trên thế giới và Việt Nam. Các tác giả bài viết cho rằng: Cánh đồng
mẫu lớn (CĐML) là khái niệm ở Việt Nam ban đầu được hiểu là làm mẫu những
CĐL, do vậy, nếu nhân rộng ra nên gọi là "cánh đồng mẫu lớn". Việc xây dựng cánh
đồng mẫu lớn thực chất được thực hiện ở Việt Nam qua nhiều thời kỳ, kể từ hợp tác
hố nơng nghiệp đến nay. Quan niệm về "cánh đồng mẫu lớn" của các tác giả này là
"những cánh đồng có thể một hay nhiều chủ, nhưng có cùng quy trình sản xuất, cùng
kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng
theo yêu cầu thị trường dưới một thương hiệu nhất định". Trên cánh đồng mẫu lớn
diễn ra các mối quan hệ liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với nhà
doanh nghiệp, nhà nước và nhà khoa học. Nông dân là chủ thể chính trong cánh đồng
mẫu lớn. Các tác giả cũng đề cập đến một số trường hợp xây dựng CĐL ở nước ngoài
như: sản xuất rượu nho ở Pháp; trồng rau ở Philippines; sản xuất lúa ở Malaysia và
chỉ ra một số nguyên tắc dẫn đến thành công của các mô hình trên.
Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung [27], Cánh đồng mẫu lớn trong nông
nghiệp: một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển. Các tác giả đã tập trung làm rõ
khái niệm cánh đồng mẫu lớn; phân tích tính tất yếu và vai trị của cánh đồng mẫu
lớn, các điều kiện phát triển cánh đồng mẫu lớn. Bài viết cũng phân tích, đánh giá


×