Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP MANG LẠI HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.4 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN:
KINH TẾ HỌC
NGÀNH:
QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
ĐỀ TÀI:
NHỮNG GIẢI PHÁP MANG LẠI HIỆU QUẢ
TRONG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA
DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thu Hòa
Sinh viên thực hiện

: Lê Minh Phát

Mã bổ sung kiến thức : GECO110

TP. Hồ Chí Minh, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN:
KINH TẾ HỌC
NGÀNH:
QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH


ĐỀ TÀI:
NHỮNG GIẢI PHÁP MANG LẠI HIỆU QUẢ
TRONG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA
DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thu Hòa
Sinh viên thực hiện

: Lê Minh Phát

Mã bổ sung kiến thức : GECO110


TP. Hồ Chí Minh, 2021


3

LỜI CẢM ƠN



Sau khoảng thời gian tham gia học phần Kinh tế học, trường Đại học Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Đào tạo Sau đại học tổ chức, tôi đã được tiếp cận
những kiến thức thật sự rất cần thiết và hữu ích cho q trình đáp ứng các học phần
cần thiết cho chương trình cao học chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
của mình.
Nhân đây, tơi xin được gửi lời chân thành nhất của mình đến với những cá nhân,
đơn vị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình hồn thành tốt học
phần của mình, đó là:

1. Ban Giám hiệu trường Đại học Cơng nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
2. Ban Lãnh đạo Viện Đào tạo Sau Đại học, trường ĐH Công nghệ Tp. HCM.
3. Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thu Hịa.
Tơi sẽ ln nhớ mãi những sự giúp đỡ chân thành của các cá nhân, đơn vị và tự
hứa sẽ luôn cố gắng, nỗ lực hết mình trong q trình cơng tác sau này. Cuối cùng, tôi
xin được gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến với các cá nhân, đơn vị.
Thân ái!
Học viên thực hiện


4

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài tiểu luận này là do chính chúng tơi thực hiện. Các số
liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài tiểu luận là trung thực, không sao chép
từ bất cứ đề tài tiểu luận nào.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 4 năm 2021
Học viên thực hiện
(Kí và ghi họ tên)


5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ……. tháng …… năm ……..
Giảng viên hướng dẫn
(Kí và ghi họ tên)

PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU


6

1. Lí do chọn đề tài:
Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển với những
con số tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Theo Tổng cục Du lịch, năm 2018, du lịch Việt
Nam tiếp tục giữ được đà tăng trưởng hai con số.
Các chỉ tiêu về khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa và tổng thu từ khách
du lịch đều tăng trưởng tốt. Việt Nam đón 15.497.791 lượt khách quốc tế, tăng 19,9%
so với năm 2017. Lượng khách quốc tế đến từ 10 thị trường nguồn hàng đầu đạt
12.861.000 lượt, chiếm 83% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018.
Khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 năm từ 2015 đến 2018 đã tăng trưởng mạnh, năm
2018 lượng khách đến đã tăng gần gấp đôi so với năm 2015. Việt Nam được Tổ chức
Du lịch thế giới xếp thứ 3/10 quốc gia điểm đến có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế
nhanh nhất thế giới năm 2018, sau khi đã xếp thứ 6/10 vào năm 20171.
Các địa phương là trung tâm du lịch lớn của cả nước có tốc độ tăng trưởng mạnh
như: TP. Hồ Chí Minh đón 36,5 triệu lượt khách, trong đó đạt 7,5 triệu lượt khách

quốc tế; Hà Nội đón khoảng 28 triệu lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 5,5 triệu
khách quốc tế, Quảng Ninh đón 12,5 triệu lượt khách, trong đó 5,3 triệu lượt khách
quốc tế; Đà Nẵng đón 7,7 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt gần 3
triệu... Nhiều địa phương khác cũng đón lượng khách khá lớn, từ 6 triệu lượt khách trở
lên: Khánh Hồ, Hải Phịng, Kiên Giang, Lâm Đồng, Quảng Nam, Thanh Hoá...
Tổng cục Du lịch cho biết, các địa phương tích cực phối hợp, liên kết để tổ chức
các hội nghị hợp tác phát triển du lịch, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá, xây
dựng nhiều sản phẩm du lịch mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đem lại những trải
nghiệm phong phú cho du khách trong và ngoài nước.
Đặc biệt, năm 2018, du lịch Việt Nam nhận được rất nhiều các giải thưởng danh
giá, uy tín trên thế giới, nổi bật nhất là giải thưởng “Điểm đến du lịch hàng đầu châu
Á” tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards (WTA) khu vực
châu Á và châu Úc. Đồng thời, Việt Nam là “Điểm đến chơi golf hàng đầu châu Á”
trong lễ trao giải của Golf World Travel Awards.

1 Theo Số liệu Thống kê của Tổng cục Du lịch năm 2018.


7

Tổng thu từ khách du lịch năm 2018 đạt 637 nghìn tỷ đồng (tăng 17,7% so với
năm 2017). Trong đó tổng thu từ du lịch quốc tế đạt 383 nghìn tỷ đồng (chiếm 60,1%),
tổng thu từ du lịch nội địa đạt 254 nghìn tỷ đồng (chiếm 39,9%). Ngành Du lịch đóng
góp trên 8,4% vào GDP cả nước; tạo ra hơn 2,5 triệu việc làm, trong đó có hơn 900
nghìn việc làm trực tiếp.
Chất lượng dịch vụ du lịch cải thiện đáng kể. Sự tham gia của nhiều nhà đầu tư
lớn trong và ngoài nước tiếp tục làm thay đổi chất lượng hạ tầng dịch vụ du lịch, góp
phần hình thành nhiều khu du lịch khép kín, đẳng cấp quốc tế.
Một số doanh nghiệp du lịch bước đầu thành lập các hãng hàng không đã tạo sự
liên kết, phát triển mạnh mẽ giữa du lịch - hàng không. Nhiều khu nghỉ dưỡng, khách

sạn, điểm đến liên tiếp lọt vào danh sách điểm đến hấp dẫn nhất thế giới do các hãng
thông tấn và tạp chí uy tín quốc tế bình chọn. Hạ tầng du lịch được cải thiện, chất
lượng dịch vụ du lịch ngày càng được đầu tư và nâng cao. Công tác đảm bảo môi
trường du lịch được thường xuyên kiểm tra, giám sát,… Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã đánh giá: Sự phát triển của du lịch Việt Nam
trong những năm gần đây là “câu chuyện thần kỳ”.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sự
phát triển của ngành du lịch. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể
thao và Du lịch), mỗi năm ngành du lịch cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng
sinh viên, học viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm. Trong đó
chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Trong 1,3 triệu lao động du lịch của
cả nước, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% đào tạo từ các ngành khác chuyển
sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy. Nhiều địa phương, doanh nghiệp du
lịch cũng cho biết du lịch đang thiếu trầm trọng nhân lực và bày tỏ lo ngại nếu khơng
nhanh chóng cải thiện, nhân sự sẽ trở thành nút thắt lớn của ngành du lịch trong quá
trình phát triển sắp tới.
Mặc dù là địa phương chiếm tới 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam nhưng
nhân lực ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh có sự lệch pha mạnh giữa cung – cầu.
Ơng Vũ cho hay tại Thành phố Hồ Chí Minh có đến 63 đơn vị đào tạo các ngành nghề
về du lịch (tăng đều qua các năm), trong đó 18 đại học có đào tạo ngành du lịch, 21


8

cao đẳng/cao đẳng nghề và 24 trung cấp nghề/trung học chuyên nghiệp. Thế nhưng số
sinh viên, học viên tốt nghiệp vẫn chỉ đáp ứng được khoảng 60% so với nhu cầu. Đó là
chưa tính đến nguồn nhân lực ở các vị trí lao động gián tiếp, đặc biệt ở các vị trí quản
lý.
Khơng chỉ thiếu, nhân lực ngành du lịch cịn bị đánh giá yếu về chun mơn.
Theo thơng tin từ Tổng cục Du lịch, năng suất lao động ngành du lịch Việt Nam thuộc

hạng thấp nhất trong khu vực, đạt 3.477 USD/năm/người, chưa bằng 1/2 lần so với
Thái Lan và chỉ bằng 1/15 so với Singapore. Chủ tịch HĐQT Công ty du lịch Vietravel
Nguyễn Quốc Kỳ đánh giá nguồn nhân lực hiện nay còn yếu về kỹ năng, ngoại ngữ và
trình độ mà cốt lõi là vấn đề đào tạo. Phần lớn các công ty lữ hành khi tuyển dụng hầu
như phải đào tạo lại ít nhất 6 tháng, muốn đào tạo lành nghề phải mất 12 tháng. Công
tác đào tạo hiện nay chủ yếu đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường mà chưa theo quy
chuẩn chung của tiêu chuẩn nghề du lịch đã được ban hành. Chỉ có 8/500 chương trình
đào tạo liên kết nước ngồi liên quan đến du lịch. Bên cạnh đó, các chương trình đào
tạo chưa sát với thực tế, còn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành.
Xuất phát từ nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng được sự phát triển
không ngừng của lĩnh vực du lịch Việt Nam trong những giai đoạn sắp tới, ngày
20/10/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số 4929/BGDĐT- GDĐH về
việc áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành về du lịch.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đại học, học viện, các trường đại
học có đào tạo các ngành về du lịch (gọi chung là cơ sở đào tạo) khẩn trương triển khai
xây dựng Đề án áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học. Cụ
thể, Bộ quy định về những ngành được áp dụng cơ chế đặc thù; các chương trình, nội
dung, hình thức đào tạo; cơ chế, chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực du lịch; việc hợp
tác giữa cơ sở đào tạo đại học với doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp và hoạt động hỗ
trợ đào tạo nhân lực du lịch. Trong đó, “việc hợp tác giữa cơ sở đào tạo đại học với
doanh nghiệp” theo tôi là một hướng đi vô cùng đúng đắn và mang tính chiến lược,
đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch và thực tế đào tạo tại các trường đại
học tại Việt Nam.


9

Với những luận điểm nêu trên, tôi chọn đề tài “Những giải pháp mang lại hiệu
quả trong hoạt động liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo đại
học ngành du lịch tại Việt Nam” cho bài tiểu luận của mình.


2. Mục đích nghiên cứu:
Từ những đánh giá, phân tích nhu cầu liên kết đào tạo của doanh nghiệp du lịch
và cơ sở đào tạo đại học ngành du lịch tại Việt Nam, tôi sẽ tìm ra những điểm chung
giữa hai bên nhằm đưa ra những giải pháp mang lại hiệu quả trong hoạt động liên kết
đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học ngành du lịch được thực hiện một
cách hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân sự của ngành du lịch
Việt Nam trong giai đoạn phát triển sắp tới.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
+ Khách thể nghiên cứu: Mơ hình liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở
đào tạo; nhu cầu liên kết đào tạo của doanh nghiệp du lịch Việt Nam; nhu cầu liên kết
đào tạo của cơ sở đào tạo đại học ngành du lịch Việt Nam.
+ Đối tượng nghiên cứu: Những giải pháp mang lại hiệu quả trong hoạt động liên
kết đào tạo giữa doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo đại học ngành du lịch tại Việt
Nam.

4. Giả thuyết khoa học:
Hầu hết các doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo đại học ngành du lịch tại Việt
Nam đều nhận thức rõ vai trò của việc liên kết đào tạo giữa hai bên. Tuy nhiên, do
chưa hiểu rõ được mơ hình liên kết đào tạo, chưa khai thác đầy đủ những vai trò, tiềm
năng nội tại của mình và chưa tìm được những điểm chung trong nhu cầu của nhau về
vấn đề liên kết đào tạo nên hiệu quả hợp tác ban đầu chưa đạt được mục tiêu như
mong muốn.


10

5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm các khái niệm cơ bản, lý luận về

mơ hình liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo.
Nghiên cứu nhu cầu liên kết đào tạo của doanh nghiệp du lịch và cơ sở giáo dục
đào tạo ngành du lịch Việt Nam để tìm ra những điểm chung nhằm đưa ra những giải
pháp góp phần mang đến hiệu quả cho hoạt động liên kết đào tạo giữa hai bên.

6. Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trong phạm vi các doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo đại học
ngành du lịch tại Việt Nam.
+ Thời gian: Trong vòng 10 năm, kể từ ngày 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2018.

7. Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm có được những nguồn thơng tin, tư liệu hữu ích để hồn thành bài tiểu luận
này, phương pháp chủ yếu mà tôi sử dụng cho đề tài là:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan, trên cơ
sở đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa thơng tin thu được để làm sáng
tỏ cơ sở lý luận, các khái niệm, công cụ của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp chuyên gia: Tập hợp những ý kiến từ các chuyên gia trong các
lĩnh vực có liên quan nhằm hoàn thiện những nội dung trong đề tài nghiên cứu.

8. Đóng góp của đề tài:
Đề tài này có ý nghĩa nhất định trong việc khẳng định vai trò, tầm quan trọng của
vấn đề liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo đại học ngành du
lịch tại Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phát triển chất lượng


11

nguồn nhân lực, khắc phục những mặt còn hạn chế, đáp ứng được yêu cầu phát triển
không ngừng của ngành du lịch trong giai đoạn phát triển sắp tới.

Ngoài ra, đề tài này còn là nguồn tài liệu quan trọng trong việc củng cố nguồn
thông tin, kiến thức cho các đề tài nghiên cứu khác với quy mô rộng hơn và cụ thể
hơn.

9. Cấu trúc của đề tài:
Gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1. MƠ HÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ CƠ SỞ
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC:
1.1. Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học là gì?
1.2. Các mơ hình liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học phổ
biến.
CHƯƠNG 2. NHU CẦU LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH
VIỆT NAM:
2.1. Thống kê số lượng các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam và Thành phố Hồ
Chí Minh.
2.2. Phân tích, đánh giá nhu cầu liên kết đào tạo của doanh nghiệp du lịch tại Việt
Nam.
CHƯƠNG 3. NHU CẦU LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH:
3.1. Thống kê số lượng các cơ sở đào tạo đại học ngành du lịch tại Việt Nam và
Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phân tích, đánh giá nhu cầu liên kết đào tạo của cơ sở đào tạo đại học ngành
du lịch tại Việt Nam.


12

CHƯƠNG 4. NHỮNG GIẢI PHÁP MANG LẠI HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM.

4.1. Những điểm chung trong nhu cầu liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp du lịch
và cơ sở đào tạo đại học ngành du lịch tại Việt Nam.
4.2. Những giải pháp mang lại hiệu quả trong hoạt động liên kết đào tạo giữa
doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo đại học ngành du lịch tại Việt Nam.


13

MỤC LỤC

PHẦN 2. NỘI DUNG.........................................................................................trang 1
CHƯƠNG 1. MƠ HÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ CƠ
SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC..................................................................................trang 1
1.1. Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học là gì?...............trang 1
1.2. Các mơ hình liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học phổ biến.
.............................................................................................................................. trang 4
CHƯƠNG 2. NHU CẦU LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA DOANH NGHIỆP DU
LỊCH VIỆT NAM..............................................................................................trang 9
2.1. Thống kê số lượng các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam và Thành phố Hồ Chí
Minh.....................................................................................................................trang 9
2.2. Phân tích, đánh giá nhu cầu liên kết đào tạo của doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam
............................................................................................................................ trang 12
CHƯƠNG 3. NHU CẦU LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC NGÀNH DU LỊCH................................................................................trang 18
3.1. Thống kê số lượng các cơ sở đào tạo đại học ngành du lịch tại Việt Nam và Thành
phố Hồ Chí Minh................................................................................................trang 18
3.2. Phân tích, đánh giá nhu cầu liên kết đào tạo của cơ sở đào tạo đại học ngành du
lịch tại Việt Nam.................................................................................................trang 21
CHƯƠNG 4. NHỮNG GIẢI PHÁP MANG LẠI HIỆU QUẢ TRONG HOẠT
ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÀ CƠ SỞ

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM........................trang 26


14

4.1. Những điểm chung trong nhu cầu liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp du lịch và cơ
sở đào tạo đại học ngành du lịch tại Việt Nam....................................................trang 26
4.2. Những giải pháp mang lại hiệu quả trong hoạt động liên kết đào tạo giữa doanh
nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo đại học ngành du lịch tại Việt Nam...................trang 28
PHẦN 3. KẾT LUẬN......................................................................................trang 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................trang 34


15


1

PHẦN 2. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. MƠ HÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ CƠ
SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC:
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ, trong bối cảnh tồn
cầu hóa và cạnh tranh gay gắt hiện nay, sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo
đại học ngày càng có vai trị quan trọng. Mối liên kết này là cơ sở để phát huy tiềm
năng và thế mạnh của mỗi bên, nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng tri
thức cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Liên kết giữa doanh nghiệp và cơ
sở đào tạo đại học cũng là một trong những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực – nhân tố hiện nay được nhiều ngừi cho rằng có tính chất quyết định
đối với việc nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát

triển bền vững cho các doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế. Nhiều nước phát triển và
một số nước đang phát triển đã rất thành công trong việc xây dựng các mơ hình liên
kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học. Đó là những kinh nghiệm quý báu có
thể tham khảo để vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Ở Việt Nam, chủ trương gắn kết các trường đại học và Viện nghiên cứu với các
nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được đặt ra từ những ngày đầu
xây dựng hệ thống giáo dục đại học. Sự gắn kết này ngày càng trở nên quan trọng khi
nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, tham gia vào quá
trình mở cửa hội nhập. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện trên thực tế lại chậm chạp,
thiếu đồng bộ và hiệu quả còn hạn chế.

1.1. Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học là gì?
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: "Đào tạo là quá trình tác động đến một
người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách
hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một
sự phân cơng nhất định, góp phần của mình cho việc phát triển xã hội, duy trì và phát
triển nền văn minh của lồi người". Mơ hình đào tạo liên kết giữa cơ sở giáo dục và


2

doanh nghiệp được đề xướng bởi nhà triết học Đức Willhelm Humboldt. Theo ơng,
trường đại học ngồi chức năng đào tạo phải có chức năng nghiên cứu và hợp tác với
các ngành công nghiệp.
Theo quan niệm hiện nay, liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học
được hiểu là tất cả các hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân
hay tổ chức giữa cơ sở đào tạo đại học và doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích
của cả hai phía và lợi ích của cộng đồng. Liên kết này được thể hiện dưới các hình
thức và cấp độ khác nhau1:
+ Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển dưới dạng hợp đồng, xây dựng phịng

thí nghiệm liên kết, cơng viên khoa học,…
+ Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, quảng bá sản phẩm, thương hiệu;
+ Trao đổi sinh viên, giảng viên và các chuyên gia đang làm việc tại doanh
nghiệp;
+ Phối hợp xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo;
+ Tiếp nhận sinh viên thực tập và tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp;
+ Hỗ trợ tài chính, trang thiết bị, tài liệu;
+ Tổ chức việc học tập suốt đời;
+ Thúc đẩy tinh thần sáng nghiệp và hỗ trợ các hoạt động lập nghiệp;
+ Các dạng trao đổi thông tin khác.
Trong hoạt động liên kết này, cơ sở đào tạo đại học với vai trò truyền thống là nơi
sáng tạo và truyền bá kiến thức, là nguồn “cung” nhân lực trình độ cao cho các doanh
nghiệp và đồng thời cũng là nơi nhận đặt hàng, nhận hỗ trợ tài chính và các hình thức
hỗ trợ khác từ phía doanh nghiệp. Cịn doanh nghiệp, với tư cách là khách hàng lớn và
thường xuyên của cơ sở đào tạo đại học, vừa là nơi cung cấp tài chính, vừa là địn bẩy

11 Brimble Peter (2004), “University – Industry Linkages: Key to Competitiveness and Higher education
survival in the 21st century”, Kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam – Hội nhập và thách thức”,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 3/2004, tr.352-372.
Phạm Thị Ly (2012), “Về hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp (Tổng thuật các tài liệu của Trung tâm
nghiên cứu tiếp thị khoa học với doanh nghiệp Đức)”, Thông tin Giáo dục quốc tế, số 8+9/2012, Đại học Quốc
gia Tp.HCM, tr.4-13.


3

kích thích sáng tạo, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ,
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Thông thường, người ta phân các hoạt động liên kết thành hai nhóm chính là liên
kết về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (gọi chung là liên kết về nghiên cứu) và

liên kết về đào tạo (hay “liên kết đào tạo”). Một số tác giả tác riêng hoạt động liên kết
về tư vấn và dịch vụ thành một nhóm riêng. Tỷ trọng giữa hai nhóm đào tạo và nghiên
cứu có thể khác nhau, tùy thuộc vào trình độ phát triển chung ở mỗi quốc gia, vào mối
quan tâm và năng lực thực tế của từng cơ sở đào tạo đại học, từng doanh nghiệp. Tuy
nhiên, hai lĩnh vực hợp tác này luôn đi song hành với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Khi hợp
tác với các cơ sở đào tạo đại học, các doanh nghiệp đều quan tâm đến cả hai lĩnh vực
này1. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa liên kết doanh nghiệp với cơ sở đào tạo đại
học với liên kết của các cơ sở đào tạo ở các trình độ thấp hơn như dạy nghề, trung cấp
hay cao đẳng.
Ở các nước phát triển và ở một số cơ sở đào tạo đại học thuộc các nước đang
cơng nghiệp hóa mạnh như Trung Quốc, Malaysia,… hợp tác nghiên cứu thường
chiếm tỷ trọng lớn và đối tác chủ yếu của cơ sở đào tạo đại học là giới công nghiệp.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, tổng ngân sách hợp
tác giữa cơ sở đào tạo đại học với giới công nghiệp trong năm 2006 là 3.785 tỷ won,
trong đó phần dành cho nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ chiếm đến 60%,
phần dành cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là 21,6%, phần còn lại dành cho
cơ sở hạ tầng và các hoạt động hỗ trợ khác. Hợp tác nghiên cứu mang lại cho các cơ sở
đào tạo đại học nguồn kinh phí đáng kể để tăng thêm tiềm lực khoa học công nghệ và
nâng cao chất lượng đào tạo. Trừ một số trường hợp ngoại lệ, thông thường những cơ
sở đào tạo đại học mạnh về nghiên cứu và chuyên giao công nghệ đều là những cơ sở
đào tạo đại học với chất lượng cao và ngược lại. Doanh nghiệp hợp tác với các cơ sở
đào tạo đại học này cũng nhanh chóng có được kết quả nghiên cứu và chuyển giao
cơng nghệ có hàm lượng chất xám cao và có giá trị thương mại lớn. Ở đây, cơ chế và
phương thức hợp tác cũng được nâng lên ở trình độ cao hơn, với sự ra đời của các
phịng thí nghiệm liên kết, cơng viên khoa học, vườn ươm công nghệ,…
1 Trần Văn Tài và Trần Văn Tùng (2009), “Liên kết giữa trường học và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo
và nghiên cứu”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.


4


Đối với các nước chậm phát triển và một số nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam, tỷ trọng hợp tác nghiên cứu trong liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ
sở đào tạo đại học thường rất thấp. Hai bên thường tập trung vào hợp tác về đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp. Hiện nay, việc hợp tác này
vẫn mang tính phổ quát và dễ thực hiện hơn, lợi ích mà nó mang lại cũng dễ thấy hơn:
doanh nghiệp có được nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của mình mà khơng phải
tốn (hoặc chỉ tốn ít) chi phí để đào tạo hay đào tạo lại. Cơ sở đào tạo đại học có được
nguồn “cầu” lớn và ổn định, đồng thời cịn nhận được những hỗ trợ “hữu hình” (kinh
phí, trang thiết bị, học bổng,…) và “vơ hình” từ phía doanh nghiệp (ý kiến đóng góp
về nội dung, chương trình đạo tạo, thơng tin về nhu cầu nhân lực, địa bàn thực tập cho
sinh viên,…). Trong nhiều trường hợp, hợp tác về đào tạo là cơ sở ban đầu cho hợp tác
về nghiên cứu và làm tăng hiệu quả của hợp tác này.
Gần đây, ở một số nước đã xuất hiện một hình thức liên kết mới giữa cơ sở đào
tạo đại học và doanh nghiệp, đó là sự ra đời của các “đại học doanh nghiệp”
(entrepreneurial university) – một loại hình đại học “phi truyền thống” – với mục đích
tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu và việc làm. Các cơ sở đào tạo đại
học này chú trọng nhiều hơn đến việc đào tạo các kỹ năng, quốc tế hóa nội dung,
chương trình đào tạo, phối hợp với doanh nghiệp để thương mại hóa cac sản phẩm
nghiên cứu của mình nhằm đạt được những vấn đề mới trong mục tiêu và sứ mệnh của
giáo dục đại học, về cơ cấu tổ chức và quản trị đại học cũng như phương thức huy
động các nguồn đầu tư. Tuy nhiên, ý kiến của các chuyên gia, của giới đại học về mơ
hình này hiện đang còn rất khác nhau và tương lai phát triển của nó đang cịn là một
vấn đề bỏ ngỏ.

1.2. Các mơ hình liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học phổ
biến:
Trong liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học, Nhà nước đóng vai
trị đặc biệt quan trọng. Thơng qua cơ chế, chính sách, mơ hình tổ chức, Nhà nước tạo
ra mơi trường hoạt động và thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại

học. Vì vậy, thực chất đây là mối liên kết giữa ba bên: Cơ sở đào tạo đại học – Nhà


5

nước – Doanh nghiệp. Theo Elzkowitz và Leydesdorff, hiện có 3 loại mơ hình liên kết
phản ánh mối quan hệ ba bên với tên gọi chung là các dạng mô hình liên kết ba vịng
xoắn (Triple Helix Model)1.
Hình 1.1. Các dạng mơ hình liên kết Cơ sở đào tạo đại học –
Nhà nước – Doanh nghiệp

Mơ hình 1 – mơ hình tương tác phụ thuộc, hay cịn gọi là mơ hình kiểu Nhà nước
(Etastistic Model), trong đó Nhà nước chi phối hầu hết các hoạt động của cơ sở đào tạo
đại học và doanh nghiệp. Cơ sở đào tạo đại học và doanh nghiệp rất ít khi chủ động
tìm đến nhau, hợp tác với nhau. Bản thân cơ sở đào tạo đại học cũng chỉ tập trung đến
đào tạo là chính và chưa quan tâm nhiều đến việc sản phẩm do mình tạo đào tạo ra sẽ
được sử dụng như thế nào, có được xã hội chấp nhận hay khơng. Đây là mơ hình đặc
trưng cho các nước chậm phát triển và các nước có nền kinh tế tập trung, bao cấp như
Liên Xô (cũ), các nước Đông Âu trước đây và Việt Nam ở giai đoạn đầu của sự phát
triển.
Mơ hình 2 – mơ hình tam giác, hay cịn gọi là mơ hình tương tác tự do (Laissezfaire Model), đặc trưng cho phần lớn các nước đang phát triển. Trong mơ hình này, đã
có sự tách biệt ở các mức độ khác nhau giữa các chủ thể tham gia vào liên kết, tạo ra
sự lưu thơng trong tồn bộ hệ thống. Tuy nhiên, các hình thức liên kết vẫn cịn ở mức
thấp và hiệu quả liên kết chưa cao.
Mơ hình 3 (mơ hình 3 vịng xoắn) là mơ hình liên kết ở các nước phát triển. Một
số nước cũng đang hướng đến mơ hình này. Ở đây, Nhà nước không chỉ giảm hẳn sự
1 Elzkowitz H. & Leydesdorff (2000), “The dynamics of innovation: from national systems and “Mode 2” to a
triple helix of academic-industry-government relations”, Research Policy, No.26, pp.109 – 123.



6

quan lieu trong việc hoạch định chính sách và sự điều hành bằng mệnh lệnh hành
chính mà đã thâm nhập vào và cùng sẻ chia trách nhiệm một cách rõ ràng, cụ thể với
cơ sở đào tạo đại học và doanh nghiệp. Các chính sách được đưa ra hợp lý, kịp thời,
tạo động lực mạnh mẽ và môi trường thuận lợi cho sự hợp tác. Còn bản thân cơ sở đào
tạo đại học và doanh nghiệp thì có lợi ích gắn bó với nhau lâu dài, có đủ năng lực và
sự tin cậy để liên kết với nhau. Đây là cơ sở để tạo ra lợi thế cạnh tranh quốc gia và
xây dựng nền kinh tế tri thức.
Như vậy, có thể phác họa tóm tắt mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo
đại học một cách đầy đủ theo sơ đồ khối trình bày trong hình 2.
Hình 1.2. Tóm tắt mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học

Các kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy có những khó khăn, rào cản đến từ
các bên: hạn chế về nhận thức, thông tin, sự hiểu biết và niềm tin; hạn chế về nguồn
lực triển khai, đặc biệt là vốn đầu tư ban đầu cho các hợp tác; cơ chế và quy trình trong
phối hợp của các bên. Ngoài ra, các rào cản cịn do khung pháp lý và các chính sách
liên quan của chính phủ thiếu đồng bộ, chưa khuyến khích các hoạt động hợp tác.


7

Chính vì thế, cần thiết phải chỉ rõ vai trị của các bên: Nhà nước, cơ sở đào tạo đại học
và doanh nghiệp trong mối quan hệ hợp tác này.
+ Vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp:
Từ những năm 1990, Chính phủ Anh đã bắt đầu có những bước đi thiết thực nhằm
khuyến khích sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo đại học và doanh nghiệp bằng việc thành
lập cơ quan chuyên trách về sáng tạo, đại học và phát triển, các tổ chức như quỹ đổi
mới giáo dục đại học và các hội đồng về nghiên cứu để hỗ trợ về vốn và cơ chế cho
các hoạt động này. Chính phủ Singapore đã chủ động đưa ra các chính sách, cơ chế

quản lý thiết thực từ việc xây dựng văn hóa tương tác giữa cơ sở đào tạo đại học –
doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp trong cơ sở đào tạo
đại học bắt đầu từ những năm 1990 và từ hai trường đại học đứng đầu châu Á là Đại
học Quốc gia Singapore và Đại học Kỹ thuật Na Yang. Ở Nhật Bản, Toyota đã thành
lập Học viện Toyota từ những năm 1938 để đào tạo lao động cho chính tập đồn và
thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ở Thụy Sỹ, ngay từ năm 1956, phịng thí nghiệm Zurich đã được thành lập, trực
tiếp tổ chức và tham gia vào rất nhiều dự án hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học
trong tồn châu Âu. Năm 2011, IBM cùng Viện Cơng nghệ Liên bang Thụy Sĩ đã
thành lập Trung tâm “Binnig and Rohrer Nanotechnology” với mục tiêu nghiên cứu về
cấu trúc Nano để phát triển công nghệ năng lượng và công nghệ thơng tin. Ngồi ra,
một số quốc gia ở châu Âu được xem như là những quốc gia đi đầu trong việc tạo ra
cơ chế, môi trường thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học để
đào tạo sinh viên. Trong mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở đào tạo đại học với doanh
nghiệp, Nhà nước đóng vai trị tạo ra “luật chơi”, tạo ra mơi trường thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự hợp tác này.
+ Vai trò của doanh nghiệp trong mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở đào tạo đại học
và doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có vai trị quyết định trong tạo lập các liên kết và
đưa các hoạt động hợp tác cụ thể từ liên kết đó vào thực tiễn hoạt động. Doanh nghiệp
là nơi tạo ra điều kiện để người học có thể thực hiện “học đi đơi với hành”, đó là mơi
trường lý tưởng để sinh viên đại học có thể làm quen với cơng việc và áp dụng những
kiến thức đã học khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, doanh nghiệp có vai


8

trị rất lớn trong xây dựng các chính sách, tiến hành các biện pháp thích hợp trong triển
khai các mục tiêu của các liên kết. Ngoài ra, trong một số tình huống, doanh nghiệp có
thể làm thay đổi chính sách, chương trình, phương pháp đào tạo của nhà trường do
những thay đổi của nhu cầu thị trường lao động.

+ Vai trò của cơ sở đào tạo đại học trong mối quan hệ hợp tác giữa đại học và
doanh nghiệp: Sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường lao động đã gây sức ép
buộc các cơ sở đào tạo đại học phải thay đổi từ nội dung, phương pháp, hình thức đào
tạo đến các thức quản trị đại học. Các cách thức dạy học truyền thống đang thay đổi
mạnh mẽ để đào tạo sinh viên đáp ứng đúng nhu cầu xã hội. Ngoài mục tiêu đào tạo
nguồn nhân lực cho đất nước thì một lĩnh vực khác vơ cùng quan trọng của cơ sở đào
tạo đại học là nghiên cứu khoa học, tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học của trường cần
phải được thương mại hóa để ứng dụng ra xã hội. Khi đó, vai trị của các cơ sở đào tạo
đại học ngày càng trở nên quan trọng trong việc kết nối với doanh nghiệp hoặc thậm
chí, họ sẽ thành lập các doanh nghiệp thuộc trường để cụ thể hóa các mục tiêu này.
Ngồi ra, cơ sở đào tạo đại học còn tham gia tư vấn chiến lược, tư vấn quản lý, xây
dựng chính sách,… để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và hiệu quả của sự hợp
tác giữa cơ sở đào tạo đại học – doanh nghiệp.
Như vậy, mơ hình liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học đã
được phát triển từ rất sớm ở các nước phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, Singapore và
các nước ở châu Âu. Trong mơ hình liên kết đào tạo này, vai trị nịng cốt và mang tính
quyết định thuộc về các cơ sở đào tạo đại học và doanh nghiệp. Tuy nhiên, mơ hình
liên kết đó sẽ khó có thể được hình thành, được thúc đẩy thực hiện và mang lại hiệu
quả tốt nếu thiếu đi cả vai trò của Nhà nước, Nhà nước đóng vai trị tạo ra “luật chơi”,
tạo ra mơi trường thúc đẩy hoặc kìm hãm sự hợp tác này. Hiểu được vai trò của từng
chủ thể trong mơ hình liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đại học sẽ
giúp những nhà hoạch định chính sách, đội ngũ lãnh đạo và quản lý giáo dục có thể
đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược, thiết thực và đúng đắn nhằm thực hiện
việc liên kết đào tạo mang lại hiệu quả tốt.


9

CHƯƠNG 2. NHU CẦU LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA DOANH NGHIỆP DU
LỊCH VIỆT NAM:

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), một tổ chức thuộc Liên Hiệp quốc, đưa ra
định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm
trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục
đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích
khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng khơng q một năm, ở bên ngồi môi trường
sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm tiền. Du lịch
cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.
Luật Du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định” (Khoản 1, Điều 4).
2.1. Thống kê số lượng các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam và Thành phố Hồ Chí
Minh:
Năm 2018, ngành du lịch đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, đóng góp vào
sự tăng trưởng chung của đất nước. Các thành phần trong kinh doanh du lịch được quy
định tại Chương V, Luật Du lịch số 09/2017/QH ban hành ngày 19/06/2017, bao gồm
kinh doanh dịch vụ lữ hành, kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, doanh nghiệp kinh
doanh vận tải khách du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch khác (bao gồm dịch vụ ăn
uống; dịch vụ mua sắm; dịch vụ thể thao; dịch vụ vui chơi, giải trí; dịch vụ chăm sóc
sức khỏe; dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch). Dưới đây là một số thống kê
của năm 2018 về số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và số cơ sở lưu trú tại
Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong kinh doanh dịch vụ lữ hành có:
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam và khách du lịch ra nước ngoài.


×