Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Mức độ hài lòng với công việc của nhân viên y tế tại các khoa Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.84 KB, 9 trang )

MỨC ĐỘ HÀI LỊNG VỚI CƠNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI CÁC KHOA HỒI SỨC - CẤP CỨU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
JOB SATISFACTION AND RELATED FACTORS AMONG STAFF AT INTENSIVE CARE
AND EMEGENCY DEPARTMENTS OF CHO RAY HOSPITAL, HO CHI MINH CITY
ĐẶNG HỒNG VŨ1, TƠN THANH TRÀ2,
LÊ TỰ HỒNG3, PHAN THỊ NGỌC HỒNG4,
NGUYỄN THỊ NGỌC LINH4, TRƯƠNG MINH GIẢNG5,
PHAN TIẾN DŨNG6
TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Sự hài lịng của nhân viên y tế với công việc là một yếu tố quan trọng tạo ra năng suất công việc
cũng như sự hài lịng cho người bệnh. Là nơi có áp lực cơng việc lớn, đòi hỏi trách nhiệm cao, sự hài lòng của
nhân viên tại các khoa Hồi sức, Cấp cứu rất cần được quan tâm.
Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mơ tả mức độ hài lịng của nhân viên y tế tại các khoa nói
trên ở Chợ Rẫy và các yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu là thiết kế mô tả cắt ngang, chọn mẫu theo
phương pháp lấy mẫu toàn bộ. Số liệu được thu thập từ 6/2020 đến 9/2020. Mức độ hài lòng của nhân viên được
đánh giá dưới các nội dung về môi trường làm việc, về lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp, về quy chế nội bộ, tiền
lương, phúc lợi, về công việc, cơ hội học tập và thăng tiến, về bệnh viện. Tổng điểm hài lòng là 44 điểm, điểm
càng cao càng thể hiện sự hài lịng cao.
Kết quả: Có 268 nhân viên hồn thành khảo sát với độ tuổi trung bình là 33,3 ± 7,9 tuổi, đa phần là nữ
(68,3%). Điều dưỡng, kỹ thuật viên chiếm đa số (74,6%) và chủ yếu có thâm niên cơng tác dưới 5 năm (46,3%).
Điểm trung bình chung hài lịng là 3,63 ± 0,78. Trong đó, lĩnh vực hài lòng cao nhất là Niềm tin và sự tự hào về
bệnh viện (3,8 ± 0,8), lĩnh vực thấp nhất là Môi trường làm việc (3,5 ± 0,8). Nhân viên làm việc tại Khoa Hồi
sức ngoại thần kinh có mức độ hài lịng cơng việc cao hơn các khoa khác và cứ mỗi 5 năm làm việc nhiều hơn,
mức độ hài lịng cơng việc tăng lên (p < 0,001).
Kết luận: Mức độ hài lòng của nhân viên y tế tại các Khoa Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy là đạt ở
mức khá (3,63 ± 0,78). Môi trường làm việc, cơ sở vật chất, giảm tải công việc, thu nhập và cơ hội thăng tiến
cần được cải thiện để nâng cao sự hài lịng của nhân viên.
Từ khóa: Bệnh viện Chợ Rẫy, nhân viên y tế, hài lòng nghề nghiệp.
ABSTRACT


Introduction: The satisfaction of health workers with their jobs is an important factor in creating job
productivity as well as patient satisfaction. As a place where there is great pressure of work, requiring high
responsibility, the satisfaction of staff at Intensive care and Emegency Departments really need attention.
Objective: This study was conducted to describe job satisfaction and related factors among staff at Intensive
care and Emergency Departments of Cho Ray Hospital.
Materials and Method: Research design is the descriptive cross-section design, sampling according to the
whole sampling method. Data were collected from June 2020 to September 2020. Employee satisfaction is
assessed in terms of working environment, direct leadership, colleagues, internal regulations, salary, benefits,


job, study opportunities and promotion, go to hospital. Total satisfaction score is 44 points, higher score
indicates higher satisfaction.
Results: There were 268 medical staff who completed the survey with an average age of 33.3 ± 7.9 years,
most of whom are female (68.3%). Nurses and technicians account for the majority (74.6%) and mostly have
less than 5 years’ working experience (46.3%). Overall satisfaction score of 3.63 ± 0.78. In which, the highest
field of satisfaction is Hospital Trust and Pride (3.8 ± 0.8), the lowest is Work environment (3.5 ± 0.8).
Employees working in the department of neurological resuscitation have higher level of job satisfaction than
other faculties and for every 5 years working more, job satisfaction levels increased (p < 0.001).
Conclusions: Job satisfaction of medical staff at the Intensive care and Emegency Departments of Cho Ray
Hospital is quite good (3.63 ± 0.78). The working environment, facilities, reduced workload, income and
promotion opportunities need to be improved to improve medical staff satisfaction.
Keywords: Cho Ray hospital, medical staff, job satisfaction.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự hài lòng của nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo ra chất lượng công việc, năng suất
lao động và mang lại sự hài lòng cho người bệnh, khách hàng của bệnh viện [3]. Xác định mức độ hài lòng của
nhân viên và các yếu tố ảnh hưởng giúp các nhà quản lý bệnh viện có các chính sách phù hợp nhằm thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao và ổn định trong bệnh viện. Từ đó, cơ quan có những điều chỉnh chính sách
nhân sự, tạo mơi trường động viên, khích lệ nhân viên phù hợp.
Nghiên cứu của Chamman S tại Sri Lanka năm 2018 trên 326 nhân viên y tế tại một cơ sở y tế công lập cho
thấy tỷ lệ hài lòng của nhân viên y tế là 88%, tuổi, thu nhập trung bình, số con đang ni dưỡng và môi trường

làm việc là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của nhân viên với cơng việc [4].
Các Khoa Hồi sức - Cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi thường xuyên quá tải bệnh nhân, áp lực công
việc rất cao và tần suất trực đêm nhiều hơn các đơn vị khác trong bệnh viện. Vì vậy, nghiên cứu xác định mức
độ hài lịng của nhân viên y tế làm việc tại các đơn vị này và các yếu tố liên quan là vấn đề cần thiết và cấp
bách.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độ hài lịng với cơng việc của nhân viên y tế tại các khoa Hồi sức, Cấp
cứu Bệnh viện Chợ Rẫy và các yếu tố liên quan.
2. PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, được thực hiện từ tháng 6/2020 đến 9/2020 tại 5 khoa: Hồi
sức cấp cứu khu B, Hồi sức cấp cứu khu D, Hồi sức Ngoại thần kinh, Khoa Cấp cứu và khoa Chấn thương sọ
não của Bệnh viện Chợ Rẫy.
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhân viên y tế làm việc từ 6 tháng trở lên tại các Khoa Hồi sức - Cấp cứu. Tổng
số
268
đối
tượng
đã
được
phỏng vấn.
Sự hài lịng với cơng việc được đánh giá theo 5 nội dung gồm: Sự hài lịng về mơi trường làm việc, Sự hài
lòng về lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp, Sự hài lòng về quy chế nội bộ, tiền lương, Sự hài lịng về cơng việc, cơ
hội học tập và thăng tiến, Sự hài lòng chung về bệnh viện. Bộ câu hỏi gồm 44 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi mở.
Với các câu hỏi đóng, đối tượng nghiên cứu đánh giá mức độ hài lịng của mình theo thang 5 mức: 1 (rất khơng
hài lịng), 2 (khơng hài lịng), 3 (bình thường), 4 (hài lịng), 5 (rất hài lòng).
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
2.2. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y tế công cộng theo Quyết định số
250/2020/YTCC - HD3.



3. KẾT QUẢ
Chúng tôi thu thập được 268 đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm nghiên
cứu là 33,3 ± 7,9 tuổi, tỷ lệ nam/nữ: 1/2,2 (nam: 31,7%; nữ: 68,3%).
3.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n = 268)
Đặc điểm

Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)

20 - 34

167

62,3

35 - 49

86

32,1

> 50

15

5,6


Bác sỹ

43

16,0

Điều dưỡng, kỹ thuật viên

205

76,5

Khác

20

7,5

Trung cấp

78

29,1

Cao đẳng

21

7,8


Đại học

117

43,7

Cao học, CKI

23

8,6

Tiến sỹ, CKII

9

3,4

Khác (ghi rõ)

20

7,5

8

3,0

Nhân viên biên chế/hợp đồng

dài hạn

168

62,7

Hợp đồng ngắn hạn

32

11,9

Không kiêm nhiệm

255

95,1

Kiêm nhiệm từ 2 công việc trở

13

4,9

Nhóm tuổi

Chun mơn đào tạo chính

Bằng cấp cao nhất


Vị trí cơng tác
Lãnh đạo

Phân cơng kiêm nhiệm


Đặc điểm

Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)

lên
Thời gian công tác tại bệnh viện*
Dưới 5 năm

116

43,3

Từ 5 năm trở lên

152

56,7

< 10 triệu


11

4,1

Trên 10 - 15 triệu

198

73,9

Trên 15 - 20 triệu

54

20,1

Trên 20 triệu

5

1,9

Thu nhập bình quân/tháng

Số lần trực/tháng*

6,8 ± 2,1
(0 - 10)

(*) Trung bình và độ lệch chuẩn

Nhận xét: Điều dưỡng chiếm đa số trong nhóm nghiên cứu (74,6%), sau đó đến bác sỹ (16%).
Phân bố trình độ đào tạo của nhóm như sau: Trình độ đại học chiếm đa số trong nhóm nghiên cứu (43,7%),
trung cấp chiếm 29,1%. Trình độ sau đại học chiếm 12% và có 7,5% có trình độ phổ thơng trung học. Nhân
viên biên chế chiếm đa số (62,7%), chỉ có 3% ở vị trí lãnh đạo. Phần lớn nhân viên có số năm cơng tác < 5 năm
(46,3%), chỉ có 6% nhân viên có số năm cơng tác trên 20 năm. Số lần trực trung bình: 6,8 ± 2,1
lần/tháng. Có 95,1% nhân viên có tham gia trực, chỉ có 13 nhân viên (4,9%) khơng trực. Chỉ có 4,9% nhân viên
kiêm nhiệm từ hai cơng việc trở lên.Có 73,9% nhân viên có mức thu nhập từ
10 -15 triệu; 20,1% nhân viên có mức thu nhập từ trên 15 - 20 triệu/tháng.
3.2. Mức độ hài lòng của nhân viên
Bảng 2. Mức điểm hài lịng với từng nhóm
Các nhóm

Sự hài lịng về mơi trường làm việc

Điểm
trung
bình/5
3,5 ± 0,8

Sự hài lịng về lãnh đạo trực tiếp, đồng
3,7 ± 0,7
nghiệp
Sự hài lòng về quy chế nội bộ, tiền
lương,
3,6 ± 0,8
phúc lợi


Sự hài lịng về cơng việc, cơ hội học
3,6 ± 0,8

tập và thăng tiến
Sự hài lòng chung về bệnh viện (cảm
thấy tự hào, tin tưởng vào sự phát triển
3,8 ± 0,8
bệnh viện, sẽ gắn bó làm việc với bệnh
viện...)
Mức độ hài lòng chung của nhân viên
y tế

3,63 ±
0,78

Nhận xét: Mức điểm hài lòng cao nhất là niềm tin và sự tự hào của nhân viên y tế với bệnh viện (3,8 ± 0,8
điểm), mức thấp nhất thuộc về sự hài lịng với mơi trường làm việc.
3.3. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của nhân viên y tế
Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lịng
Điểm trung
bình hài
lịng/5

p

Tuổi
20 - 34

3,5 ± 0,6

35 - 49

3,7 ± 0,6


> 50

4,1 ± 0,7

0,001

Giới tính
Nam (n = 85)

3,8 ± 0,6
0,007

Nữ (n = 183)

3,6 ± 0,6

Chun mơn đào tạo chính
Bác sỹ (n = 43)

3,7 ± 0,6

Điều dưỡng (n = 200)

3,6 ± 0,6
0,043

Kỹ thuật viên (n = 5)

3,8 ± 0,4


Khác (n = 20)

3,9 ± 0,5

Bằng cấp cao nhất
Trung cấp, cao đẳng (n =

3,6 ± 0,6

0,001


99)
Đại học (n = 117)

3,6 ± 0,5

Sau đại học (n = 32)

3,9 ± 0,6

Trung học (n = 20)

3,9 ± 0,4

Vị trí cơng tác
Lãnh đạo (n = 8)

3,7 ± 0,8


Nhân viên biên chế/hợp
đồng dài hạn (n = 168)

3,7 ± 0,6

Nhân viên ngắn hạn (n =
92)

3,6 ± 0,5

0,26

Khoa
Cấp cứu (n = 95)

3,4 ± 0,5

CTSN (n = 31)

3,6 ± 0,6

ICU Khu D (n = 31)

3,8 ± 0,6

ICU Khu B (n = 45)

3,7 ± 0,5


HsNgTK (n = 66)

4,2 ± 0,5

<
0,001

Kiêm nhiệm
Không kiêm nhiệm (n =
255)

3,6 ± 0,6
0,16

Có kiêm nhiệm từ 2 cơng
việc trở lên (n = 13)

3,4 ± 0,6

Trực
Có trực (n = 255)

3,6 ± 0,6

Không trực (n = 13)

3,9 ± 0,5

Số năm công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy
≤5 năm (n = 124)


3,6 ± 0,5

5 - 10 năm (n = 65)

3,4 ± 0,6

0,11


11 - 15 năm (n = 32)

3,7 ± 0,5

16 - 20 năm (n = 31)

3,9 ± 0,7

≥ 20 năm (n = 16)

4,0 ± 0,4

Tổng thu nhập từ bệnh viện
5 triệu - < 10 triệu (n = 11)

4,0 ± 0,5

10 triệu - < 15 triệu (n =
198)


3,6 ± 0,6
0,001

15 triệu - < 20 triệu (n =
54)

3,8 ± 0,6

≥ 20 triệu (n = 5)

4,0 ± 0,8

Nhận xét: Mức điểm hài lòng chung của nhân viên y tế trong nhóm khảo sát là 3,63 ± 0,78 (trên mức tối đa
là 5). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi. Nam có mức điểm hài lịng cao hơn nữ (p =
0,007). Điều dưỡng có mức hài lịng thấp nhất so với nhóm hộ lý, kỹ thuật viên (p = 0,02). Tương tự, có sự khác
biệt về mức độ hài lịng có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm bằng cấp khác nhau (p = 0,001). Nhân viên Khoa
Hồi sức ngoại thần kinh có mức độ hài lịng cơng việc cao nhất 4,2 ± 0,5; trong khi đó, nhân viên Khoa Cấp cứu
có mức độ hài lịng thấp nhất (3,4 ± 0,5, p = 0,001). Tương tự nhân viên y tế có thâm niên cơng tác lâu năm (≥
20 năm), có mức thu nhập cao (≥ 20 triệu) có mức độ hài lòng cao hơn các nhân viên y tế khác (p < 0,001).
4. BÀN LUẬN
4.1. Mức độ hài lòng của nhân viên y tế
Kết quả mức độ hài lòng của nhân viên y tế tại 5 Khoa Hồi sức - Cấp cứu trong nghiên cứu của chúng tôi là
3,63 ± 0,78. Kết quả này cũng tương tự kết quả khảo sát nhân viên y tế chung trên toàn bệnh viện. Báo cáo kết
quả khảo sát năm 2019 trên 1.547 nhân viên y tế cho thấy mức độ hài lòng chung của nhân viên y tế là 3,67 ±
0,75, trong đó niềm tin và tự hào về bệnh viện có mức hài lòng cao nhất [2]. Trong nghiên cứu này, nhân viên y
tế có mức hài lịng thấp nhất về môi trường làm việc. Do đặc điểm của các Khoa Hồi sức - Cấp cứu trong bệnh
viện ln trong tình trạng quá tải. Mặc dù tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ ở khu vực này là 3,25/1. Tuy nhiên, do đặc
điểm công việc ở đây phải làm việc theo ca mỗi ngày (trừ Khoa Chấn thương sọ não) nên khó cân bằng giữa
công việc và cuộc sống. Nghiên cứu của chúng tơi cịn cho thấy mức độ hài lịng cơng việc của nhân viên Khoa
Cấp cứu là thấp nhất (3,4 ± 0,5) trong 5 đơn vị và cao nhất là Khoa Hồi sức ngoại thần kinh (4,2 ± 0,5). Điều

này có thể do Khoa Cấp cứu luôn làm việc trong môi trường áp lực, xử lý nhiều người bệnh nặng, công việc tại
đây luôn chịu áp lực lớn hơn, mỗi người bệnh đều qua xử lý ban đầu tại Khoa Cấp cứu sau đó tùy theo từng mặt
bệnh, từng phương pháp điều trị mà chuyển người bệnh về các khoa khác nhau. Bên cạnh đó, đây cũng là khoa
thường xuyên chịu áp lực về tinh thần đối với thái độ của người bệnh và thân nhân người bệnh.
Với
mức
thu
nhập
bình
quân
đầu
người
năm 2018 ở Việt Nam là 2.587 đô la Mỹ/năm, riêng thành phố Hồ Chí Minh là 10,3 triệu
đồng/tháng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy 73,9% nhân viên có mức thu nhập trung bình hàng tháng từ 10 15 triệu. Như vậy, nếu cộng thêm các khoản thưởng lễ, tết, thu nhập bình quân của nhân viên y tế ở đây đạt từ
15
20


triệu/tháng. Tính ra, thu nhập bình qn của nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy cao hơn mức thu nhập chung
của xã hội. Những người có thu nhập < 10 triệu (chủ yếu là hộ lý, nhân viên hành chính...) và những người có
mức thu nhập > 20 triệu/tháng (chủ yếu là các bác sỹ có thâm niên cơng tác hoặc lãnh đạo khoa có mức hài lịng
cao hơn (p < 0,001).
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đối tượng vừa là Bác sĩ, vừa điều dưỡng, kỹ thuật viên và
nhân viên y tế khác nên mức độ hài lòng cao hơn các nghiên cứu trên đối tượng chỉ là điều dưỡng. Tuy nhiên,
kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Sanjeewa GG và cộng sự năm 2018
tại Sri Lanka [9], Ngồi ra mức độ hài lịng của điều dưỡng thấp hơn các nhóm nhân viên khác (3,6 ± 0,6; p =
0,043).
4.2. Các yếu tố liên quan
Có nhiều yếu tố liên quan đến mức độ hài lịng cơng việc của nhân viên y tế. Có những yếu tố khách quan

nhưng cũng có những yếu tố chủ quan. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khoa làm việc và thâm niên
công tác là hai yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng của nhân viên y tế tại các Khoa Hồi sức - Cấp cứu. Trong
nghiên cứu này, nhân viên ở Khoa Hồi sức ngoại thần kinh có mức độ hài lịng cao nhất trong khi đó, nhân viên
ở Khoa Cấp cứu có mức độ hài lịng cơng việc thấp nhất.
Do đặc thù của Bệnh viện Chợ Rẫy là Bệnh viện Đa khoa tuyến cuối của các tỉnh phía nam. Nhiều bệnh
nhân được chuyển đến đây từ các cơ sở y tế tuyến dưới trong đó có nhiều trường hợp bệnh nặng, bệnh đa chấn
thương. Do đó, Khoa Hồi sức Ngoại thần kinh và Khoa Cấp cứu là hai đơn vị đặc thù của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tại Khoa Hồi sức Ngoại thần kinh, quy chế hoạt động tương tự như Khoa Hồi sức tích cực nhưng ở đây hồi sức
các bệnh lý về thần kinh, chủ yếu là chấn thương sọ não có điểm Glasgow < 9 điểm. Ngược lại, Khoa Cấp cứu,
tiếp nhận những bệnh nhân rất nặng và cần phải xử trí ban đầu. Bác sĩ, điều dưỡng ở đây làm việc với áp lực rất
lớn và cần phải xử trí kịp thời. Có lẽ vì vậy mà mức độ hài lịng tại đơn vị này thấp hơn so với các đơn vị hồi sức
tích cực khác trong bệnh viện. Tương tự, kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Phương Thảo năm 2015 trên 45 điều
dưỡng làm việc tại bệnh viện Trường Đại học Y dược Thái Ngun cho thấy tính chất cơng việc, cơ hội thăng
tiến và mối quan hệ với đồng nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của điều dưỡng [1].
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng
của các chức danh cơng tác trong phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu của Jalali K và cộng sự trên
180 điều dưỡng làm việc tại các Khoa Cấp cứu ở Iran năm 2019 cho thấy mức độ stress của điều dưỡng ở Khoa
Cấp cứu cao hơn tại các khoa khác trong bệnh viện do áp lực công việc và mơi trường kém an tồn [6]. Nghiên
cứu của Machado CM và cộng sự năm 2014 tại Brazil cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân
viên y tế là môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến và mối quan hệ với đồng nghiệp [8].
Ngoài ra, tần suất trực đêm và số lượng bệnh nhân phải khám, điều trị và chăm sóc mỗi ngày là những yếu tố
liên quan đến mức độ hài lòng của nhân viên y tế [5]. Trong nghiên cứu của chúng tơi, tần suất trực đêm trung
bình của nhân viên là 6,8 ± 2,1 lần/tháng. Đây là một tần suất khá dày do thực trạng các điều dưỡng đang làm
việc theo chế độ 3 ca mỗi ngày. Bởi đặc điểm các Khoa Hồi sức - Cấp cứu là nơi tiếp nhận những bệnh nặng và
hoạt động thường xuyên 24 giờ mỗi ngày đặc biệt là Khoa Cấp cứu. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy mức độ hài lòng của nhân viên y tế tại Khoa Cấp cứu có sự khác biệt so với các khoa khác. Lý giải
vấn đề này, có lẽ Khoa Cấp cứu phần lớn nhân viên ở đây là những người trẻ mới vào nghề có thâm niên cơng
tác dưới 5 năm.
Ngồi khoa công tác, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thâm niên công tác tại bệnh viện là một yếu
tố liên quan đến mức độ hài lòng của nhân viên y tế tại các Khoa Hồi sức - Cấp cứu. Theo đó, nhân viên y tế có

thâm niên cơng tác từ 20 năm trở lên có mức độ hài lịng cơng việc cao nhất. Như vậy, càng có thời gian thâm
niên công tác, mức độ thành thạo và kinh nghiệm tăng lên, cùng với đó, mức thu nhập cũng tăng lên, cơ hội học
tập và thăng tiến cũng tăng theo nên nhân viên y tế có xu hướng hài lịng hơn với cơng việc. Điều này chứng tỏ
các quy định, chính sách của bệnh viện liên quan đến đãi ngộ, chi tiêu nội bộ, tuyển dụng, bổ nhiệm... rõ ràng,
minh bạch giúp nhân viên hiểu rõ hơn hoạt động của bệnh viện và ngày càng hài lịng với cơng việc hơn. Như
kết quả nghiên cứu của Kuburovic N trên 6.595 nhân viên y tế ở Serbia năm 2016 cũng cho kết quả tương tự.
Nhân viên y tế có tuổi > 60, nam giới, thâm niên công tác là những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng [7].


5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Mức độ hài lòng chung của nhân viên y tế tại các Khoa Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy là 3,63 ± 0,78.
Khoa làm việc và thâm niên công tác là các yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng của nhân viên y tế trong phân
tích hồi quy đa biến. Theo đó, nhân viên y tế làm việc tại Khoa Hồi sức ngoại thần kinh có mức độ hài lịng cao
hơn nhân viên y tế làm việc tại các đơn vị khác trong nghiên cứu.
Cải thiện môi trường làm việc, cải thiện cơ sở vật chất, giảm tải công việc là những vấn đề trước mắt cần can
thiệp để tăng mức độ hài lòng của nhân viên y tế. Bên cạnh đó, cải thiện thu nhập và cơ hội thăng tiến giúp nhân
viên gắn bó lâu dài với cơng việc nhằm cải thiện nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao cho bệnh viện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hường, Trần Thu Hiền (2015), “Khảo sát mức độ hài lòng nghề
nghiệp của điều dưỡng viên tại bệnh viện Trường Đại học Y dược Thái Nguyên “. Tạp chí Khoa học & Cơng
nghệ, 134(04), tr. 187 - 191.
2. Tôn Thanh Trà (2019), “Báo cáo kết quả hài lòng của nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy
năm 2019 “.
3. Aron S. Relationship between Nurses’ Job Satisfaction and Quality of Healthcare They Deliver. All
Theses, Dissertations, and Other Capstone Projects 506 Minnesota State University. 2015.
4. Chammal S, Dilina H (2018), “Employee Satisfaction and Related Factors among Public Healthcare
Workers in Sri Lanka: A Case Study on Regional Directorate of Hambanthota”. JOJ Nurse Health Care, 8, DOI:
10.19080/JOJNHC.12018.19008.555742.
5. Habibi M, Fesharaki GM, Jamali JM, Mohamadian M (2015), “Factors Affecting on Military Medical Job

Satisfaction Staff”. Scimetr., 3(2), pp. 1-4.
6. Jalali K, Khomeiran TR, AsgariF, Sabet SM, Kazemnejad E (2019), “Moral Distress and Related Factors
Among Emergency Department Nurses” Eurasian J Emerg Med, 18(1), pp. 23-27.
7. Kuburović BN, Dedić V, Djuričić S, Kuburović V (2016), “Determinants of job satisfaction of healthcare
professionals in public hospitals in Belgrade, Serbia - Cross-sectional analysis” Srp Arh Celok Lek, 144(4), pp.
165 -173
8. Machado CM, Silvestre CR, José KN, Júnior KN (2014), “Evaluation of job satisfaction of employees of a
public hospital care recognized effectiveness” Rev Bras Oftalmol, 73(3), pp. 143-147.
9. Sanjeewa GG, Dilina H (2018), “Employee Satisfaction and Related Factors among Public Healthcare
Workers in Sri Lanka: A Case Study on Regional Directorate of Hambanthota” JOJ Nurse Health Care 8(4).



×