Học cách lên kế hoạch và thực
hiện kế hoạch
Đánh giá: / 55
Không bổ ích Rất bổ ích
Ðánh giá
14/10/2009
Rất nhiều bạn lúng túng khi tự xây dựng cho mình một
kế hoạch học tập hợp lí và khoa học. Nhưng cũng không
ít bạn rối bù với kế hoạch của mình bởi lập kế hoạch đã
khó, thực hiện kế hoạch còn khó hơn!
Kế hoạch sinh ra là để thực hiện
Nói về kinh nghiệm học tập nhiều bạn quả không thiếu, bất kì ai cũng có thể dễ
dàng có được qua bạn bè, thầy cô giáo, qua sách báo, mạng Internet nhưng làm
theo kinh nghiệm lại là chuyện khác. Nào thú nhận đi! Có phải những con sâu
lười biếng vẫn đang gặm nhấm quyết tâm của bạn? yes.i thing so!
Để bắt tay vào “công cuộc” học tập, bạn cần có một kế hoạch cụ thể? Bạn đã có
kế hoạch chưa? Nếu chưa, tham khảo “6 bí quyết để học tập hiệu quả” để biết
cách lên kế hoạch và sắp xếp công việc.
Nếu bạn đã có kế hoạch học tập cụ thể, đừng để nó nằm trên giấy nữa, bạn phải
thực hiện nó bằng tất cả lòng quyết tâm ngay bây giờ! Tiếp tục nhé, mọi việc trơn
tru đúng như kế hoạch? Woa! Xin chúc mừng! Nhưng… nếu núi bài tập vẫn khiến
bạn bù đầu, cơn buồn ngủ và trăm thứ “hầm bà lằng” thì sẵn sàng kéo suy nghĩ
của bạn đi xa tít tắp khỏi cái bàn học, có thể bạn cần 4 bí kíp sau.
Bố trí thời gian hợp lí
Sau khi bài viết 6 bí quyết để học tập hiệu quả được đưa lên, Hocmai.vn đã
nhận được rất nhiều comment của các thành viên. Và một trong những vấn đề
của nhiều bạn là lúng túng trong việc phân bổ thời gian.
Một người bạn từ địa chỉ chia sẻ: “Vào năm
học mới, lịch học dày đặc khiến mình mệt mỏi. 3h sáng dậy học bài tới 6h, đi học
luôn đến 12h trưa mới về, nghỉ được 20 phút lại đi học thêm, 7h30 tối mới về
nhà. Buổi tối, lại bắt đầu học bài từ 8h đến 11h đêm nhưng vẫn không kịp.”
Lịch học dày đặc khiến nhiều bạn mệt mỏi
Người viết bài này thực sự choáng về thời gian biểu của bạn. Bạn hãy tự hỏi
mình xem, liệu những giờ học đó mang lại cho bạn những gì, việc học thêm có
thực sự hiệu quả hay không? Nếu bạn không thấy hiệu quả, hãy mạnh dạn bỏ
bớt đi 1-2 khóa học thêm mà bạn cho là ít hiệu quả nhất.
Và thay vì phung phí thời gian, tiền bạc, sức lực ở các lớp học thêm mà không
hiệu quả, bạn hãy dành thời gian cho việc nghiên cứu bài trước và chăm chú
nghe giảng trên lớp. Ngoài ra bạn cần phân bố thời gian phù hợp giữa chương
trình học trên lớp và lịch học ở nhà. Tham khảo lịch học sau đây nhé, có thể nó
sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc bố trí thời gian hợp lí.
VD: Thời khóa biểu ở trường của bạn như sau:
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
Chào cờ
Lí
Văn
Văn
Toán
Toán
Sinh
Sử
Toán
Toán
Kỹ thuật
Văn
Văn
Địa
Lí
GDCD
Hóa
Sinh
Anh
Địa
Sinh
Anh
Toán
Toán
Sinh
Văn
Văn
Anh
Sinh hoạt
Thời khóa biểu ở lớp sẽ là một cơ sở để bạn lên lịch học ở nhà, với thời khóa
biểu như trên, bạn có thể lên lịch học ở nhà như sau:
Buổi chiều
Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
1h - 2h
2h - 4h
Lí
Toán
Sử
Toán
Địa
Văn
Anh
Hóa,
Sinh
Anh
Toán
Anh
Văn
15 phút nghỉ giải lao
4h15 – 6h15 Văn Sinh Lí Sử, Địa Anh Hóa
(Lịch học này được sưu tầm từ website kynangsong)
Buổi tối, từ 8h – 11h là thời gian để ôn tập lại các môn học đã học buổi chiều.
Nếu bạn thấy môn học nào cần phải tập trung nhiều thời gian hơn, hãy dành trọn
cả buổi tối cho môn học ấy. Hoặc có thể dành trọn thời gian buổi tối của tất cả
các ngành trong tuần cho việc ôn luyện các môn thuộc khối thi của bạn.
Trước khi lên dường đi ngủ hãy chắc chắn là mình đã nắm vững bài học rồi bạn
nhé!
Chữ ơi! hãy đi vào đầu ta...
Luyện khả năng tập trung khi học
Bạn đã thực sự tập trung khi ngồi vào bàn học chưa? Bạn đã biết dung hòa
những biến cố trong cuộc sống để nó không làm ảnh hưởng đến học tập? Hãy
nhớ rằng lo âu không giúp cho tình hình tốt đẹp hơn, ngược lại nó sẽ khiến bạn
mệt mỏi hơn mà thôi.
Ở bài viết trước, Hocmai.vn đã “mách” cho bạn 3 bí quyết để luyện khả năng tập
trung khi học. Bạn nào chưa kịp cập nhật thông tin thì bấm vào đây nè!
Chống lại cơn buồn ngủ
Bạn cần phải ngủ đủ giấc vào ban đêm, một giấc ngủ từ 7 đến 8 tiếng/đêm là
hoàn toàn tốt cho sức khoẻ của bạn. Giấc ngủ ban đêm giúp bạn bù đắp lại và
nạp lại năng lượng cho cơ thể bạn vào ngày hôm sau. Có như vậy đến giờ học
mới tỉnh táo và tập trung được. Trong giai đoạn nước rút trước mùa thi bạn có
thể tăng thời gian học lên nhưng vẫn phải đảm bảo thời gian cho giấc ngủ không
dưới 6 tiếng, bạn nhé!
Ăn nhiều rau quả đảm bảo cho lượng đường trong cơ thể ổn định suốt cả ngày.
Đường giúp bạn có thêm nhiều năng lượng và tỉnh táo hơn khi làm việc. Khi
lượng đường trong máu vừa đủ, bạn sẽ không cảm thấy hoa mặt chóng mày, làm
giảm thiểu nguy cơ buồn ngủ khi học bài.
Thay vì ăn quá nhiều vào bữa trưa, hãy ăn những bữa ăn nhanh trong ngày, và
có một bữa trưa nhỏ vào khoảng 2 giờ chiều. Bạn có thể ăn hoa quả như táo, lê
hay cà rốt vào những bữa ăn nhanh này. Uống nước lọc thay vì nước hoa quả có
đường hoặc nước sô đa, hạn chế dùng đồ uống có chứa cafein.
Các loại rau quả giúp ổn định lượng đường trong cơ thể, giảm thiểu nguy cơ
buồn ngủ
Khi không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ, bạn có thể rời bàn học, ra ngoài hít thở
không khí trong lành, thở thật sâu sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng cho cơ thể, nó
giúp bạn không còn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi.
Bạn có thể đi rửa mặt, đi bộ một chút dọc hành lang hoặc tập một bài thể dục nhẹ
nhàng. Ví dụ, bạn có thể tập thể dục bằng cách ngồi xổm, cho hai tay qua đầu.
Sau đó, giữ nguyên tư thế, đứng lên và ngồi xuống. Làm lại động tác này trong
vài lần, bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. Nó sẽ giúp
bạn giải toả cơn buồn ngủ khi học bài.
Bạn nào còn có cách nào hay giúp chúng mình chống lại cơn buồn ngủ khi học
bài hãy cùng chia sẻ nhé!
Hiểu để yêu hơn các môn học
Không cần đế ý bạn cũng thấy, nếu ta ghét một ai đó, thì như một phản ứng
ngược lại người ta cũng sẽ không hài lòng về bạn một tẹo nào. Tương tự, với
việc học cũng vậy. Nếu bạn ghét cay, ghét đắng môn Lịch sử vì nó nhiều con số
quá, nhiều sự kiện quá, nhiều ngày phải nhớ quá, chúng làm bạn đau đầu. Thì
ngay lập tức, nó cũng sẽ ghét lại bạn, những con số sẽ không thèm chui vào đầu
bạn, bài kiểm tra trên lớp thì thấp tè tè và bạn lại càng ghét nó hơn. Phù! Thật
không hay một chút nào! Hãy tập hiểu nó, bạn sẽ phát hiện ở mỗi môn học có
thật nhiều điều lí thú và thấy yêu nó hơn.
Hãy bắt đầu việc này ngay từ khi năm học mới bắt đầu. Đọc sách, tham khảo tài
liệu và dành thời gian để làm bài tập nhiều hơn sẽ giúp bạn vượt qua tâm lí lo
lắng “không biết phải học gì bây giờ”. Nào! bây giờ thì cùng… ngồi vào bàn học
thôi!