Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Quản lý tài nguyên và môi trường của singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.07 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN:
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG CỦA SINGAPORE

HỌC PHẦN:

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HỌC VIÊN: NGUYỄN LONG THÀNH
MÃ HỌC VIÊN:19057276
LỚP: QH2019E-QLKT2

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. HOÀNG THỊ HƯƠNG

HÒA BÌNH, 2021


2

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................4
1.1. lý do, tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu................................................................4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................4
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG CỦA SINGAPORE............................................................................................5
1.1. Khái niệm..............................................................................................................................5
1.2. Mối quan hệ và vai trò của tài nguyên và môi trường đối với sự phát triển và tồn tại của
con người.....................................................................................................................................7


1.3. Mục tiêu và nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường..........................9
1.4. Kinh nghiệm quản lý tài nguyên và môi trường của một số quốc gia trên thế giới...........10
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG
CỦA SINGAPORE......................................................................................................................13
2.1. Khái quát về tài ngun và mơi trường của Singapore.......................................................13
2.2. Thực trạng về quản lý tài nguyên và quản lý môi trường của Singapore...........................13
2.2.1. Kết quả đạt được..........................................................................................................13
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế..........................................................................23
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC TỒN TẠI HẠN CHẾ TRONG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA SINGAPORE...............24
KẾT LUẬN...................................................................................................................................25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................26


3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số trang

Bảng số 01: các công cụ kinh tế được áp dụng
ở các nước OECD

10


4

MỞ ĐẦU
1.1. lý do, tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu

Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ đợng ứng phó với biến đổi khí hậu
được xác định là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn,
quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của một quốc gia. Lĩnh
vực tài nguyên và môi trường vừa là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng, quản
lý tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng của đất nước
vừa là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững. Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả, bền vững các nguồn lực tài nguyên vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi
ích lâu dài.
Mợt trong những đất nước trên thế giới quản lý hiệu quả tài ngun và mơi trường
là Singapore. Nói đến Singapore - đất nước có biểu tượng Sư tử mình cá (MerLion) ai
cũng có thể biết đó là đất nước phát triển kinh tế, xã hội trong mấy thập niên gần đây với
tớc đợ nhanh nhất trong khu vực Đơng Nam Á.Vì thế người ta đã ví đất nước này là mợt
trong những “Con rờng” trong khu vực. Bên cạnh đó, Singapore còn được mệnh danh là
“Thành phố cây xanh”, “Thành phố sạch nhất thế giới”- Sạch bởi môi trường sinh thái và
giao thông rất thân thiện với con người. Môi trường sinh thái trên đất nước này được đặc
biệt quan tâm. Chính phủ Singapore đã coi nhiệm vụ bảo vệ mơi trường sinh thái là mợt
nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế – xã hợi.
Bên cạnh chính sách dành đất để có những khu vườn thực vật rợng 52ha- nơi có
vườn lan q́c gia với 3.000 loài hoa phong lan, vườn chim Jurong, đảo Sentosa,... và
phần đất hai bên của tất cả các con đường, phố đều nằm trong ngút ngàn của 3 tầng thực
vật quanh năm xanh mướt, thì Singapore còn cho ra nhiều đạo luật liên quan đến môi
trường và các biện pháp thi hành các chế tài dân sự, hành chính và hình sự. Cũng phải nói
tới ý thức bảo vệ mơi trường, vệ sinh nơi công cộng của người dân rất cao. Hầu như
khơng có mợt mẩu giấy, rác trên đường và vỉa hè, hút thuốc lá nơi công cộng là không
tuyệt đối. Singapore đã thành công trong công tác quản lý tài ngun và mơi trường.
Chính vì vậy, em xin lựa chọn quản lý tài nguyên và quản lý môi trường của
Singapore làm chủ đề nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Bài tiểu luận chỉ ra tầm quan trọng của việc quản lý tài ngun và mơi trường,
phân tích sự thành cơng trong công tác quản lý tài nguyên và quản lý môi trường của



5

Singapore; nêu ra được mặt tích cực cũng như chỉ ra được các mặt hạn chế trong quản lý
tài nguyên và quản lý mơi trường của Singapore từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA SINGAPORE
1.1. Khái niệm
Khái niệm tài nguyên:
Tài nguyên là một ng̀n hoặc ng̀n cung cấp từ đó mợt lợi ích được tạo ra và có
mợt sớ tiện ích. Các tài ngun có thể được phân loại theo mức đợ sẵn có của chúng chúng được phân loại thành các tài ngun có thể tái tạo và tài ngun khơng tái tạo. Tài
nguyên cũng có thể được phân loại là tài nguyên thực tế và tài nguyên tiềm năng trên cơ
sở mức độ phát triển và sử dụng, trên cơ sở ng̀n gớc, chúng có thể được phân loại là tài
ngun sinh học và tài nguyên phi sinh học, và trên cơ sở phân phối của chúng, như tài
nguyên phổ biến và tài nguyên cục bộ (tư nhân, cộng đồng tài nguyên thiên nhiên và
quốc tế). Một thứ trở thành một nguồn tài nguyên với thời gian và phát triển công nghệ.
Lợi ích của việc sử dụng tài ngun có thể bao gờm tăng thêm giàu có, hoạt đợng đúng
đắn của một hệ thống hoặc nâng cao phúc lợi. Từ quan điểm của con người, tài nguyên
thiên nhiên là bất cứ thứ gì có được từ mơi trường để thỏa mãn nhu cầu và mong ḿn
của con người. Từ góc đợ sinh học hoặc sinh thái với quy mô rộng lớn hơn, một nguồn
tài nguyên đáp ứng nhu cầu của một sinh vật sống (xem tài nguyên sinh học).
Khái niệm tài nguyên đã được phát triển trên nhiều lĩnh vực công việc được thiết
lập, về kinh tế, sinh học và sinh thái, khoa học máy tính, quản lý và ng̀n nhân lực - liên
quan đến các khái niệm cạnh tranh, bền vững, bảo tồn và quản lý. Trong ứng dụng trong
xã hội loài người, các yếu tố thương mại hoặc phi thương mại đòi hỏi phải phân bổ nguồn
lực thông qua quản lý tài nguyên.
Khái niệm môi trường:
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của
một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác đợng lên hệ thớng này, xác định

xu hướng và tình trạng tờn tại của nó. Mơi trường có thể coi là mợt tập hợp, trong đó hệ
thớng đang xem xét là mợt tập hợp con.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên
và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt
động sống của con người như: khơng khí, nước, đợ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các
thể chế.


6

Nói chung, mơi trường của mợt kháng thể bao gờm các vật chất, điều kiện hoàn
cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này
hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
Khái niệm về quản lý:
Quản lý là tác động của chủ thể lên đối tượng theo mục tiêu nhất định. Trong đời
sớng xã hợi, quản lí x́t hiện khi có hoạt đợng chung của con người. Quản lí điều khiển,
chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân
tạo thành hoạt động chung thống nhất của tập thể hướng tới mục tiêu đã định trước. Để
thực hiện hoạt động quản lí cần phải có tổ chức và qùn uy. Tổ chức phân định rõ ràng
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động
chung; quyền uy đem lại khả năng áp đặt ý chí của chủ thể quản lí đới với các đới tượng
quản lí, bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Quyền uy là phương tiện
quan trọng để chủ thể quản lí điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt ḅc các đới tượng quản lí
thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình.
Khái niệm về Quản lý tài nguyên:
Quản lý tài nguyên là việc quản lý các nguồn lực tự nhiên như đất,nước, thực vật,
động vật và tập trung chủ yếu về các tác động đến chất lượng cuộc sống cho cả thế hệ
hiện tại và tương lai. Quản lý tài nguyên thiên nhiên đưa ra các kế hoạch, các phương
hướng chiến lược cụ thể, các biện pháp quy hoạch và cùng với đó là các chế tài phù hợp,
nghiêm khắc nhằm giúp cho công việc khai thác và sử dụng và tái tạo tài nguyên thiên

nhiên một cách hợp lý, đúng đắn để mang lại lợi ích tới ưu cho đất nước và toàn cầu,
song song đó phải hạn chế tới đa mức đợ ơ nhiễm tới môi trường trong việc sử dụng tài
nguyên. Quản lý tài nguyên thiên nhiên còn tập trung đặc biệt vào sự hiểu biết các tài
nguyên mang tính khoa học và kỹ thuật, sinh thái học và khả năng hỗ trợ sự sớng của các
tài ngun đó.
Khái niệm về Quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện cũng như
giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường và khai thác
sử dụng tài nguyên một cách tối ưu. Quản lý môi trường là sự tác đợng liên tục, có tổ
chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên các cá nhân hoặc cộng đồng
người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý
môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu
quản lý môi trường đã đề ra phù hợp với luật pháp và thơng lệ hiện hành. Theo khái niệm
nêu trên thì quản lý mơi trường gờm nhiều hình thức khác nhau như: Quản lý nhà nước


7

về môi trường; quản lý môi trường do các tổ chức phi chính phủ (NGO) thực hiện; quản
lýmơi trường dựa trên cơ sở cộng đồng và quản lý môi trường có tính tự ngụn. Khái
niệm trên cũng cho thấy sự tác đợng liên tục, có tổ chức và có chủ đích của chủ thế quản
lý chính là việc tổchức thực hiện các chức năng quản lýmôi trường nhằm phối hợp mục
tiêu và các động lực hoạt động của mọi người nằm trong hệ thống môi trường để đạt
được mục tiêu chung. Việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng, các cơ hợi của hệ thớng là
việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố bên trong và bên ngoài của hệ thống môi trường
trong điều kiện tương tác với các hệ thống khác. Việc tuân thủ pháp luật và các thông
lệ(công ước quốc tế) hiện hành là việc tiến hành các hoạt động phát triển theo những điều
mà luật pháp trong nước và quốc tế không cấm.
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ
thuật và xã hợi thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững

kinh tế-xã hội quốc gia.
1.2. Mối quan hệ và vai trò của tài nguyên và môi trường đối với sự phát triển
và tồn tại của con người
- Cung cấp không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con
người.
- Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động
sản xuất của con người.
- Giảm nhẹ các tác đợng có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái
Đất.
- Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng với xã hợi loài người nhưng khơng
có vai trò qút định đến sự phát triển xã hội loài người (vai trò quyết định sự phát triển
xã hội là phương thức sản xuất bao gồm sức sản xuất và quan hệ sản xuất).
- Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của tài ngun và mơi trường. Vì con
người tờn tại được là cần có các tài ngun của mơi trường cung cấp; bên cạnh đó con
người trong hoạt đợng của mình có tác đợng mạnh mẽ trở lại và làm thay đổi môi trường
- Con người nhận ở môi trường tự nhiên: Thức ăn, nước ́ng, khí thở, cảnh đẹp
để duy trì c̣c sớng và giải trí. Con người cũng nhận ở môi trường các loại tài nguyên
thiên nhiên: Kim loại, mỏ quặng các loại, than đá, khí đớt, gỗ rừng, gió, sức nước, sợi


8

vải, cây trái … để đưa vào sản xuất chế biến phục vụ đời sống con người và phát triển xã
hội.
Môi trường tự nhiên nhận ở con người: Rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, y tế…
nếu không biết xử lý rác mà cứ thải vơ tư thì ơ nhiễm mơi trường sẽ trầm trọng. Khai thác
tài ngun khơng có kế hoạch thì sẽ bị cạn kiệt, cây rừng, mng thú sẽ bị tuyệt diệt
-Đối với hoạt động sản xuât phát triển KT_ XH của con người:

+ Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng
“đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sớng.
Hoạt đợng sản x́t là mợt quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư,
thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo
ra sản phẩm hàng hóa. Những dạng vật chất trên khơng phải gì khác, mà chính là các ́u
tớ mơi trường.
Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có khơng khí để thở, cần có nhà để
ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết,...
Những cái đó khơng gì khác là các ́u tớ mơi trường.
Như vậy chính các ́u tớ mơi trường (́u tớ vật chất kể trên - kể cả sức lao động) là
“đầu vào” của quá trình sản x́t và các hoạt đợng sớng của con người. Hay nói cách
khác: Mơi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng
mơi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm họa cho con người (thiên tai),
và các thảm họa này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt đợng mang tính tàn phá
môi trường, gây mất cân bằng tự nhiên.
Ngược lại môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải
của các quá trình hoạt đợng sản x́t và đời sớng. Quá trình sản x́t thải ra mơi trường
rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có
rất nhiều loại đợc hại làm ơ nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường. Quá
trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hợi loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều chất
thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để hạn chế được nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là
chất thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đối với môi trường.
+Thứ hai, mơi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển
KT-XH của con người


9


Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con
người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hợi, nâng cao chất lượng
văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của cả loài người trong
quá trình sớng. Giữa mơi trường và sự phát triển có mới quan hệ chặt chẽ: Môi trường là
địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi
của môi trường.
Tác động của con người đến mơi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo mơi trường
tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô
nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo.
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển KT-XH thông
qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự phát triển KT-XH hoặc gây ra
các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động KT-XH trong khu vực.
Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con nguoi, xã hội loài người càng phát triển
sớ loại hình tài ngun và sớ lượng mối loại tài nguyên dk conng khai thác ngày càng
tang. Với các giá trị có được TN thiên nhiên có vị trí vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế-XH. Mục đích cơ bản của con người là khai thác từ tự nhiên tất cả những gì
cần thiêt cho sự tờn tại và phát triển của mình. Xã hợi loài nguời càng phat triển thì quan
hệ giữa con người và tự nhiên ngày càng phức tạp hơn. Mâu thuẫn đó có thể gay gắt tạo
ra những tác đợng tiêu cực lên chính c̣c sớng của con người.
1.3. Mục tiêu và nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường
Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường là hoạt động thực hiện quyền
lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của
nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm hạn chế tác đợng có hại của phát
triển kinh tế xã hội đến tài nguyên và môi trường.
- Nhà nước quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng, đảm bảo cả yêu
cầu trước mắt và lợi ích lâu dài, toàn diện nhưng vẫn có trọng tâm phù hợp trong từng
giai đoạn; Dựa vào nội lực là chính bên cạnh sử dụng ng̀n lực hỗ trợ và kinh nghiệm
quốc tế.
- Môi trường là vấn đề toàn cầu. Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương
châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết

hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những
dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.


10

- Quản lý dựa trên các nguyên tắc: tính hệ thống tổng hợp, tập trung dân chủ, theo
ngành và theo lãnh thổ, hài hòa giữa các lợi ích, tiết kiệm và hiệu quả.
Mục tiêu:
- Mục tiêu chủ yếu là phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển
KT-XH và khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong các
hoạt động sống của con người.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ mơi trường, ban hành các chính
sách phát triển KT-XH phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành Luật Bảo
vệ môi trường.
- Phát triển đất nước theo nguyên tắc phát triển bền vững được Hội nghị Thượng
đỉnh về Môi trường và phát triển bền vững tại Rio de Janneiro (Braxin) tháng 6/1992
thông qua.
Nội dung quản lý:
- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về khai thác tài nguyên
và bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về tài nguyên và bảo vệ môi
trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự
cố môi trường.
- Xây dựng bộ máy, đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.
- Xây dựng, quản lý các cơng trình bảo vệ mơi trường, tổ chức, xây dựng, quản lý
hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường.
- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở

sản xuất kinh doanh.
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên môi trường,
giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.


11

1.4. Kinh nghiệm quản lý tài nguyên và môi trường của một số quốc gia trên
thế giới
Các công cụ kinh tế đã được áp dụng từ rất sớm, đặc biệt ở các nước phát triển.
Cơng cụ th́, phí đã được áp dụng từ năm 1970 cho đến nay có trên 150 loại công cụ
được áp dụng ở Châu Âu và Châu á. Tùy theo điều kiện từng quốc gia, từng loại công cụ
khác nhau được áp dụng để đạt mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong
đó có 10 lại cơng cụ được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới. cụ thể:

Thuế phí ở Canada
Canada áp dụng các loại thuế và phí dưới nhiều hình thức:
- Phí với người sử dụng bao gờm: phí nước, phí hoa lợi cải tạo đất, phí sử dụng
nước mưa
- Phí khơi phục hoặc loại bỏ được trả trước cho các cơ quan quản lý tài chính đánh
vào việc sử dụng thùng đồ uống, ac quy, các thùng th́c sâu và thùng sơn gây ơ nhiễm
mơi trường.
- Phí mợt đơn vị phát thải do cơ quan tài chính địa phương thu đối với hệ thống
giám sát chất lượng khơng khí



12

- Thuế đầu vào đánh vào xăng dầu
Thuế môi trường ở Thụy Điển
- Thụy Điển và một số nước ở Bắc Âu đã vận dụng một cách rộng rãi thuế, phí và
nhiều biện pháp kinh tế trong bảo vệ mơi trường. Các biện pháp gồm: thu thuế đối với
chất thải, thuốc bảo vệ thực vật, thuế rác thải, thu phụ phí tàu thùn đường biển...
- Chế đợ thu th́ ng̀n năng lượng môi trường ở Thụy Điểm gồm thuế nguồn
năng lượng, thuế C và Thuế S, thuế đối với các nhiên liệu dầu, than, khí đớt tự nhiên.
Mức th́ ở các vùng là khác nhau tùy thuộc và độ gây ô nhiễm. Thu phí đối với khí NOx
của nguồn gây ô nhiễm buộc các doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp để lượng khí
phát thải.
Thuế và phí ở Đan Mạch
Việc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường tăng lên ở Đan Mạch
những năm gần đây. Mội số loại thuế mới được áp dụng như thuế thuốc trừ sâu, thuế
nước thải, thuế sinh hoạt, thuế về năng lượng. Phí đánh vào người sử dụng dịch vụ môi
trường. Ngoài ra Đan Mạch còn áp dụng một loại các chương trình trợ cấp để giảm bới
áp lực lên mơi trường và tài ngun. Chương trình ký quỹ hoàn trả được sử dụng để hỗ
trợ cho hệ thống tái chế và tái sử dụng. Chương trình hỗ trợ nông nghiệp và các hộ nông
dân cũng được nước này áp dụng. Đối với các doanh nghiệp, tùy từng loại hình kinh
doanh sản x́t khác nhau mà có các loại thuế khác nhau.
Quỹ môi trường ở Thái Lan
Quỹ môi trường ở Thái Lan được thành lập với số vốn khoản 200 triệu USD do
chính phủ Thái Lan cấp. Mục tiêu của Quỹ là giúp cho các cơ quan Chính phủ và chính
quyền địa phương trong việc đuầ tư và điều hành nhà máy xử lý chất thải, thông qua việc
cấp tín dụng, thơng tin về hệ thớng kiểm soát ơ nhiễm khơng khí, các cơng cụ xử lý chất
thải.
Quy định viện trợ cho các chính qùn địa phương khơng lớn hơn 10% tổng kinh
phí đầu tư. Viện trợ cho các tổ chức phi chính phủ tới đa là 200.000 USD với tiêu chuẩn

là dự án phải hỗ trợ việc quản lý mơi trường địa phương, có 30% vớn đới ứng khi nhận
viện trợ. Các khoản vay dành cho doanh nghiệp Nhà nước có điều kiện cho vay là lãi śt
cớ định 8%/năm, thời hạn nhỏ hơn 2 năm, thời hạn vay nhỏ hơn 7 năm và là các dự án
đầu tư vào xử lý rác, chưa được vay ưu đãi từ ng̀n khác, có sự bảo lãnh của Bợ Tài
chính hoặc các ngân hàng thương mại.


13

Quỹ mơi trường của Thái Lan đã dùng kinh phí cho các hoạt động như: Đầu tư
cho việc kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường và bảo tồn ở Pattagya, Phukhet, đầu tư
các dự án ô nhiễm môi trường.
Phí mơi trường ở Hàn Quốc
Phí đánh vào ng̀n gây ơ nhiễm được Hàn Quốc áp dụng từ năm 1983 đối với
chất thải khí và nước thải. Ban đầu thu phí được áp dụng dưới dạng phạt do không thực
hiện cam kết. Bộ môi trường của Hàn Quốc được quyền phạt tiền các cơ sở gây ô nhiễm
nếu như vi phạm tiêu chuẩn mơi trường và sau khi có u cầu phải có biện pháp xử lý khi
vẫn tiếp tục thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Từ năm 1986, biện pháp này được thay thế bằng thu phí đới với các phần thải vượt
tiêu chuẩn. Mức phí được xác định trên cơ sở nờng đợ chất gây ơ nhiễm, vị trí thải ô
nhiễm, thời gian vượt tiêu chuẩn cho phép và tùy thuộc và số lần vi phạm tiêu chuẩn.
Đến năm 1990, xuất phí này được điều chỉnh để cao hơn chi phí vận hành hệ thớng xử lý
ơ nhiễm để có tác dụng khún khích giảm ơ nhiễm.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA SINGAPORE
2.1. Khái quát về tài nguyên và môi trường của Singapore
Singapore nằm ở phía Nam bán đảo Malay, cửa Đơng eo biển Malacca, là một
quốc đảo nhỏ bé gồm đảo lớn và 63 hòn đảo nhỏ với tổng diện tích 714km2, dân sô 5,18
triệu người. Singapore là một đô thị xanh với nền kinh tế phát triển, cũng là một q́c đảo
có ng̀n tài ngun thiên nhiên ít ỏi, thậm chí nước và cát sỏi đều phải nhập từ nước

ngoài. Là mợt nước có ng̀n tài ngun thiếu thớn nghiêm trọng, tuy nhiên Singapore lại
có ý thức cực kỳ mạnh mẽ về tiết kiệm năng lượng giảm phát thải cũng như phát triển
bền vững. Từ chính phủ cho tới người dân đơ thị, ai nấy cũng đều có mợt kiểu ý thức
xanh khi đều coi bảo vệ môi trường sinh thái và tiết kiệm năng lượng là trách nhiệm của
bản thân. Trong phương diện xây dựng đô thị, Singapore luôn tập trung nỗ lực thúc đẩy
xây dựng xanh, là một trong những q́c gia bắt đầu xây dựng xanh hóa sớm nhất, là
nước đứng thứ 3 toàn cầu về công trình xanh.
Singapore hầu như khơng có tài ngun, ngun liệu đều phải nhập từ bên ngoài,
trong đó có cả lương thực, rau, hoa quả, đến cả nước ngọt cũng phải nhập và chiếm đến
một nửa lượng nước ngọt là phải nhập từ Malaysia và tái chế lại để sử dụng. Môi trường
sinh thái trên đất nước này được đặc biệt quan tâm. Chính phủ Singapore đã coi nhiệm vụ
bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển kinh
tế – xã hợi.


14

2.2. Thực trạng về quản lý tài nguyên và quản lý môi trường của Singapore
2.2.1. Kết quả đạt được
- Pháp ḷt về bảo vệ mơi trường ở Singapore:
Chính phủ Singapore đã coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái là mợt nhiệm
vụ chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hợi. Chính phủ Singapore đã tiến
hành nhiều biện pháp kiểm soát và bảo vệ, trong đó có các biện pháp pháp lý.
Các biện pháp pháp lý trong việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Singapore, đó
là: các đạo luật liên quan đến mơi trường và các biện pháp thi hành các chế tài dân sự,
hành chính và tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đới với các vi phạm pháp luật
về mơi trường.
Nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Singapore, một loạt các
văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường được ban hành, bao gồm:
- Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Đạo luật này bao hàm các vấn đề

về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm soát kinh
doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi. Để thi hành Đạo luật
này có 14 văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường: Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề
liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và các hoạt đợng có mục đích liên quan
đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.
-Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước: Đạo luật này được ban hành nhằm
điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và hệ thống
tiêu thoát nước dưới mặt đất điều chỉnh việc xử lý nước thải thương mại cũng như các
vấn đề liên quan đến các hoạt động nêu trên.
-Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm: Đạo luật này điều
chỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải khác.
Để đảm bảo cho các đạo luật có hiệu lực thi hành trên thực tế, thì các biện pháp
cưỡng chế là khơng thể thiếu, do đó pháp luật về mơi trường của Singapore cũng đã đặt
ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về môi trường như
sau:
Biện pháp xử lý hình sự
Pháp luật mơi trường Singapore lấy chế tài hình sự là cơng cụ cơ bản để thực thi,
biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và


15

đới với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị
cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế). Cụ thể là:
+ Hình phạt tiền:
Đây là hình phạt phổ biến nhất trong các đạo luật về môi trường của Singapore,
phạt tiền được xem là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường hiệu lực pháp luật về bảo
vệ môi trường của Singapore. Chánh án của Singapore trong vụ Chadrakumar - một vụ
về đổ rác nơi công cộng vi phạm đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng đã tun bớ:

“... Việc áp dụng rợng rãi hình phạt tiền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc trừng trị kẻ vi
phạm và phòng ngừa các hành vi tương tự, phạt tiền có đợ chính xác cao, tỉ mỉ cao, để
thay đổi và vì thế càng trở nên có hiệu quả”.
Theo các đạo luật ở Singapore thì có nhiều mức độ vi phạt tiền khác nhau, tuỳ
thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra. Ví dụ trường
hợp đổ rác nơi cơng cợng, nếu bị Toà án kết tợi thì người vi phạm sẽ bị phạt đến 10.000$
với vi phạm lần đầu và nếu tái phạm sẽ bị phạt tới 20.000$.
Ngoài ra, các đạo luật về môi trường của Singapore cũng quy định phạt tiền một
cách rất linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng, đó là việc cho phép người vi phạm
trả mợt khoản tiền thích hợp cho Bợ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ tự kết thúc mà
khơng phải đưa ra Toà.
+ Hình phạt tù
Đây là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan cớ,
khi mà các hành vi phạm tợi có thể mang lại cho người phạm tội những khoản lợi nhuận
lớn nếu họ khơng bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn được các hành vi
mà người đó gây ra. Ví dụ: theo Đạo luật về mơi trường sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật
kiểm soát ô nhiễm thì những người vi phạm lần đầu bị ḅc tội về hành vi đưa chất thải
hoặc các chất độc hại vào ng̀n nước ngầm có thể bị phạt tù đến 12 tháng. Đới với
những người tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ khắc nghiệt từ 1 đến 12 tháng.
+ Tạm giữ và tịch thu
Một số luật về môi trường quy định về việc tạm giữ và tịch thu các công cụ,
phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội. Ngoài ra, nếu trường hợp thực phẩm khơng
phù hợp cho con người có thể bị tịch thu và tiêu huỷ theo Đạo luật về môi trường và sức
khoẻ cộng đồng và Đạo luật về mua bán thực phẩm.
+ Lao động cải tạo bắt buộc


16

Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp mà qua thực tiễn thực thi pháp luật về môi

trường ở Singapore cho thấy đây là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các vi phạm
nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao đợng cải tạo bắt ḅc ít khi lặp lại
hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm. Cụ thể tại Mục 21A quy định: “Người
nào từ 16 tuổi trở lên bị kết án vì vi phạm mợt trong các quy định tại mục 18 hoặc 20, và
nếu trước khi anh ta bị kết tội, toà án thấy rằng để cải tạo người vi phạm và để bảo vệ
môi trường cũng như sức khoẻ cộng đồng liên quan đến môi trường, người vi phạm cần
phải thực hiện công việc liên quan đến vệ sinh làm sạch các vị trí nhất định mà khơng
được trả thù lao thì thay cho các qút định hoặc hình phạt khác và trừ khi có những lý
do đặc biệt. Toà án sẽ ra quyết định bắt buộc lao động cải tạo đối với người vi phạm ḅc
họ phải thực hiện cơng việc nói trên dưới sự giám sát của các nhân viên giám sát, phù
hợp với các quy định của mục này và mục 21B”.
Bên cạnh các quy định cụ thể nêu trên, pháp luật về môi trường của Singapore
cũng xác định trách nhiệm tuyệt đối với việc phạm tợi mà có thể là ngun nhân gây hại
đối với môi trường hoặc sức khoẻ của cộng đờng nói chung, trong mợt sớ trường hợp toà
án có thể phán quyết về hành vi phạm tội đã được thực hiện không cần công tố phải
chứng minh bị cáo đã cớ ý thực hiện hành vi đó. Ví dụ: trường hợp Young Heng Yew
(1996) bị buộc tội xả rác nơi công cộng là vi phạm phải chịu trách nhiệm tuyệt đối. Cụ
thể là bị buộc tội vi phạm mục 18 (1) (a) của Đạo luật về môi trường sức khoẻ cợng đờng
vì đã vứt mợt mẩu th́c lá x́ng sàn. Người này thừa nhận là có vứt mẩu th́c lá x́ng
sàn nhưng khẳng định là anh ta có ý định nhặt mấu th́c lá đó và cho vào nơi quy định,
nhưng khơng kịp vì anh ta bị bắt ngay sau khi vừa vứt mẩu thuốc lá xuống sàn. Toà án
cấp dưới kết luận anh ta khơng có tợi với lập luận rằng công tố buộc tội không chứng
minh được là người bị ḅc tợi này khơng có ý định nhặt mẩu thuốc lá để cho vào nơi
quy định. Khi xem xét kháng nghị của công tố, Chánh án Singapore cho rằng: “Vi phạm
quy định tại mục 18 (1)... là vi phạm thuộc loại “chịu trách nhiệm tuyệt đối”. Điều này
không ám chỉ những vi phạm mà yếu tố chủ quan hoàn toàn khơng tờn tại, nó dùng để chỉ
những vi phạm mà ở đó ́u tớ chủ quan có lỗi không cần làm rõ ngay..., ngay hành vi
vứt mẩu th́c lá x́ng sàn đã chứng tỏ đó là hành vi cố ý, việc buộc tội không cần phải
làm sáng tỏ sự tồn tại của trạng thái lỗi trong ý thức”.
Biện pháp hành chính

Tuy pháp luật Singapore xem chế tài hình sự là quan trọng nhất trong việc bảo vệ
mơi trường nhưng khơng vì thế mà xem nhẹ các chế tài hành chính và dân sự bởi nếu chỉ
riêng chế tài hình sự thì khơng thể bảo vệ mơi trường mợt cách có hiệu quả. Khơng giớng
như các chế tài hình sự và dân sự thường là các biện pháp tức thời, các chế tài hành chính
thường có hiệu lực trong việc bảo đảm các biện pháp liên tục, đặc biệt là các hoạt động


17

gây ơ nhiễm. Mợt sớ chế tài hành chính đã được chấp nhận là các kế hoạch sử dụng đất,
giấy phép và việc ban hành cá mệnh lệnh thông báo. Cụ thể là:
+ Kế hoạch sử dụng đất
Việc lập kế hoạch sử dụng đất trong kiểm soát môi trường cơ bản có tính chất
phòng ngừa. Các khu vực dành cho công nghiệp nặng, công nghiệp vừa và công nghiệp
làm sạch được phân ranh giới rõ ràng. Có sự phới hợp chặt chẽ giữa Bộ Môi trường và
các cơ quan liên quan như Uỷ ban tái phát triển đô thị và Cục kiểm soát xây dựng.
+ Giấy phép, giấy chứng nhận
Việc cấp giấy phép và giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Bộ Môi trường
nhằm đảm bảo kiểm soát và quản lý chặt chẽ các hoạt đợng có khả năng tác đợng có hại
tới mơi trường. Cụ thể là trước khi một hoạt động được phép tiến hành, Bộ Môi trường
phải đảm bảo là hoạt đợng đó sẽ khơng gây ra tác hại gì cho mơi trường. Ví dụ về Đạo
luật kiểm soát ô nhiễm về môi trường, các hoạt động cơng nghiệp có khả năng gây ơ
nhiễm khơng khí đều phải được phép của Bộ Môi trường trước khi công việc được triển
khai.
+ Thông báo và lệnh
Thông báo và lệnh được áp dụng trong trường hợp người chủ sở hữu hoặc quản lý
một tài sản không tuân thủ các quy định tiêu chuẩn hoặc điều kiện về môi trường được
quy định trong các đạo luật liên quan. Thông báo và lệnh này sẽ yêu cầu chủ sở hữu hoặc
quản lý tài sản phải tuân thủ các yêu cầu đặt ra trong đó. Nếu khơng thực hiện các u
cầu đó, chủ sở hữu hoặc quản lý phải chịu trách nhiệm trước toà án và phải chịu hình

phạt.
Bên cạnh các quy định về thông báo và lệnh để đảm bảo yếu tố dân chủ trong việc
thực thi pháp luật trong nhiều đạo luật khác nhau, người nhận được lệnh hoặc thông báo
nếu khơng đờng ý với u cầu đề ra trong đó thì sẽ nợp đơn phản đới. Đơn phản đới đó sẽ
được Bợ trưởng Bợ có liên quan qút định: giữ nguyên, thay đổi hoặc bãi bỏ lệnh hoặc
thông báo đề ra. Quyết định này của Bộ trưởng là quyết định ći cùng. Ví dụ theo điều
93 Luật về mơi trường sức khoẻ cợng đờng, thì bất cứ người nào nếu không đồng ý với
thông báo, lệnh hoặc quyết định của người có thẩm qùn thì trong vòng 7 ngày nhận
được lệnh, thơng báo hoặc qút định có thể nợp đơn phản đối tới Bộ trưởng và Bộ
trưởng là người trực tiếp xem xét, giải quyết.
Ngoài ra, chế tài hành chính còn thực hiện chức năng giám sát nhằm đảm bảo hạn
chế tiếng ồn tại các công trường không được vượt quá giới hạn cho phép. Nếu có tiếng
khiếu nại từ phía dân chúng, Bợ Mơi trường phải tiến hành đánh giá độc lập về mức độ


18

tiếng ồn. Nếu tiếng ồn vượt quá mức độ quy định, thì chủ sở hữu, người quản lý cơng
trường xây dựng có liên quan, căn cứ vào chứng cứ đã có quản chịu mợt khoản tiền phạt
tới đa là 2.000USD, nếu tái phạt phải nộp 100USD cho mỗi ngày tái phạm tiếp theo.
Do tính cấp thiết của pháp luật về môi trường cho nên trong các Đạo luật về môi
trường cũng đã trao cho Bộ Môi trường một số quyền hạn để thực thi các công việc khẩn
cấp, nhằm thi hành ngay bất kỳ nhiệm vụ nào nếu nhiệm vụ đó là cấp bách đới với sự an
toàn xã hợi, sức khoẻ hay dịch vụ cợng đờng. Ví dụ: trong điều 90 Luật Bảo vệ môi
trường quy định: “trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền có thể chỉ đạo thực
hiện ngay lập tức bất kỳ nhiệm vụ hoặc làm bất cứ việc gì theo quy định tại Luật này, nếu
người có thẩm qùn thấy cơng việc đó là cần thiết cho sức khoẻ cộng đồng hoặc cho sự
an toàn của xã hội”.
Biện pháp dân sự
Bên cạnh các chế tài về Hình sự và Hành chính, các Đạo luật mơi trường

Singapore cũng quy định nhiều hình thức chế tài dân sự. Cụ thể như: Yêu cầu cá nhân
gây ô nhiễm phải nợp phạt, bời thường thiệt hại, chi phí và các khoản phí tổn mà cơ quan
có thẩm qùn phải chịu để làm sạch môi trường... Theo Điều 97 của Luật Bảo vệ mơi
trường của Singapore thì Chính phủ có thể thu giữ lại từ người sở hữu hoặc quản lý tài
sản các phí tổn và chi phí đã được sử dụng trong quá trình thực hiện bất kỳ nào đã được
quy định trong luật. Trong vòng 14 ngày theo quy định, nếu chi phí này chưa được thanh
toán thì vụ việc sẽ được đưa ra Toà.
Phát triển cơng trình xanh của Singapore
Sơ đờ tổng thể về cơng trình xanh tại Singapore
Singapore có rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực xây dựng xanh. Trong đó, biện
pháp sơ đờ tổng thể cơng trình xanh do Cục Xây dựng Singapore đưa ra không thể không
nhắc tới. Giai đoạn đầu chỉ tập trung cho xây dựng mới, sau đó chú trọng đi sâu xây dựng
mới kết hợp cải tạo các cơng trình đã có, tiếp đến đưa ra các cơ chế khích lệ, hoàn thiện
các cơ sở hạ tầng đồng bộ tương ứng.
Sơ đờ tổng thể cơng trình xanh giai đoạn 1 (đưa ra vào năm 2006, chủ yếu mở
rộng chứng nhận cơng trình xanh đới với các cơng trình mới xây): Từ 1/4/2007, trên
5000m2 dành cho các cơng trình đầu tư của Chính phủ và các cơng trình cải tạo, mở rợng
xây dựng quy mơ lớn bắt ḅc phải có cấp chứng nhận tiêu chí xanh, điều này đã thúc
đẩy sự hình thành của thị trường cơng trình xanh. “Kế hoạch trợ cấp tiêu chí xanh” ra đời
đã bớ trí 20 triệu đơla Singapore để dùng cho việc khích lệ các nhà khai thác xây dựng
cơng trình xanh. Trong vòng 5 năm, 50 triệu đôla Singapore trong quỹ nghiên cứu và


19

phát triển được sử dụng để thúc đẩy đổi mới kỹ thuật cơng trình xanh, tiếp thu các kỹ
thuật cơng trình xanh tiên tiến ở trong nước và ngoài nước, trở thành quỹ hàng đầu của
Singapore dành cho nghiên cứu khoa học của riêng ngành xây dựng và bất động sản.
Tích cực triển khai các hoạt đợng đào tạo, đờng thời tiến hành chứng nhận năng lực đối
với các nhân viên quản lý cơng trình xanh và các kỹ sư chun ngành nhằm nâng cao

trình đợ kỹ thuật của các nhân viên phụ trách cơng trình xanh. Thơng qua các phương
thức như triển lãm, biểu diễn ngoài trời, CD tuyên truyền cho người dân, quảng cáo công
cộng, quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng … để tuyên truyền cho đông
đảo người dân trong xã hội về triết lý cơng trình xanh, mở rợng tầm ảnh hưởng xã hợi của
cơng trình xanh. Thơng qua việc thực thi “Sơ đờ tổng thể cơng trình xanh giai đoạn 1”,
triết lý cơng trình xanh trong xã hợi đã có được sự truyền bá rộng rãi, đồng thời bồi
dưỡng được một số lượng lớn nhân tài về cơng trình xanh. Từ năm 2006 đến năm 2009,
tổng cợng đã có 102 hạng mục đoạt giải thưởng về cơng trình xanh.
Sơ đờ tổng thể cơng trình xanh giai đoạn 2 (ra đời năm 2009, đưa ra “6 chiến lược
lớn” thúc đẩy hơn nữa công trình xanh): Các hạng mục cơng cợng của Chính phủ đứng
đầu trong danh sách đạt tiêu chí xanh ở cấp đợ cao. Sơ đờ tổng thể cơng trình xanh giai
đoạn 2 yêu cầu các hạng mục mới xây của Chính phủ phải có chứng nhận cấp Bạch kim
về tiêu chí xanh, yêu cầu các hạng mục mới xây tại các khu vực mới trọng điểm phải có
chứng nhận cấp Vàng trở lên về tiêu chí xanh, đờng thời hợp tác với Cục Nhà ở và xây
dựng thành phố đưa yêu cầu này vào trong điều kiện chuyển nhượng đất đai nhằm tiến
hành ràng buộc đối với các hành động của nhà khai thác. Thơng qua cơ chế khích lệ,
khen thưởng để khuyến khích các nhà khai thác tư nhân xây dựng các cơng trình xanh có
hiệu quả năng lượng cao, cấp đợ cao, đạt chứng nhận hạng mục có cấp Vàng và Bạch kim
về tiêu chí xanh, có thể đạt giải thưởng cao nhất lên tới 1% và 2% diện tích xây dựng.
Thúc đẩy sự kết hợp chặt chẽ giữa tiêu chí cơng trình xanh và phát triển kỹ thuật cơng
trình xanh. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá tương ứng đới với cơng trình mới xây, cơng
trình đã có và cơng trình xanh. Xây dựng cơ chế đào tạo và chứng nhận nghề nghiệp, bao
gồm nhà thiết kế chuyên ngành tiêu chí xanh, nhà quản lý hạng mục tiêu chí xanh, nhà
quản lý thiết bị tiêu chí xanh… đờng thời đưa cơng trình xanh vào giáo trình đào tạo và
nghiên cứu chuyên ngành liên quan. Chú trọng khai thác thị trường q́c tế khi chứng
nhận tiêu chí xanh của Singapore dần mở rộng tới toàn bộ khu vực Asean, Trung Đơng và
Châu Phi.
Sơ đờ tổng thể cơng trình xanh giai đoạn 3 (ra đời năm 2014, tạo sách lược cho
các quy hoạch và phát triển có liên quan trong 5 tới 10 năm tới): Cục Xây dựng
Singapore cam kết đưa ra khoản tiền 120 triệu đô la Singapore cho việc đẩy nhanh tốc độ

cải thiện tiết kiệm năng lượng trong các cơng trình hiện có. Singapore kế hoạch thực hiện


20

mục tiêu có 80% cơng trình xanh vào năm 2030. Thiết lập khoản trợ cấp 50 triệu đô la
Singapore cho kế hoạch giải thưởng tiêu chí cơng trình xanh, hỗ trợ các chủ đầu tư vừa
và nhỏ cũng như người th nhà tại các cơng trình và địa điểm hiện có sử dụng các thiết
bị xanh, tiết kiệm năng lượng. Các chủ đầu tư vừa và nhỏ tiến hành đổi mới các thiết bị
tiết kiệm năng lượng trong tương lai, ví dụ lắp đặt hệ thớng làm mát tiết kiệm điện hơn,
có thể được hưởng khoản trợ cấp cao nhất là 50% chi phí, hoặc nhiều nhất là 3 triệu đơ la
Singapore. Người đi th cơng trình có thể được hưởng trợ cấp cao nhất là 50% chi phí,
hoặc nhiều nhất là 20 nghìn đơ la Singapore. Sơ đờ tổng thể cơng trình xanh giai đoạn 3
này chú trọng vào 3 phương diện: Phát triển nghiên cứu khoa học liên quan tới xây dựng
xanh, khai thác các kỹ thuật, đổi mới kỹ thuật thích hợp sử dụng tại khu vực nhiệt đới và
cận nhiệt đới đồng thời tạo những lợi ích về mặt kinh tế; Khai thác các phương án giải
quyết lấy người sử dụng làm trung tâm nhằm kiểm soát tớt hơn việc hao phí năng lượng
trong các cơng trình xây dựng; Đảm bảo tính năng của các cơng trình xanh tiếp tục thu
được hiệu suất tiết kiệm năng lượng tốt sau khi trải qua kiểm nghiệm.
Nâng cao các giải pháp và biện pháp
Phát triển cơng trình xanh là sách lược chủ đạo giúp Singapore hóa giải áp lực về
tài nguyên và môi trường trong nước, thực hiện phát triển bền vững.
– Chính phủ là hình mẫu: Hạt nhân của mơ hình cơng trình xanh tại Singapore là
sự dẫn dắt của chính phủ. Từ năm 2007, chính phủ Singapore đã bắt đầu làm hình mẫu
dẫn dắt toàn đất nước đi theo con đường xây dựng xanh. Năm 2007, Chính phủ nước này
u cầu các cơng trình của cơ quan chính phủ, bất kể lớn hay nhỏ đều phải đạt yêu cầu cơ
bản nhất, tiết kiệm 15% năng lượng. Năm 2009, tất cả cơng trình có diện tích từ 5000m2
trở lên đều phải đạt cấp Bạch kim, tức là tiết kiệm từ 30% năng lượng trở lên. Trong các
cơng trình hiện có của Chính phủ, khi diện tích dành cho điều hòa vượt trên 10 nghìn m2
bắt ḅc phải đạt trên cấp Vàng trong tiêu chí cơng trình xanh trước năm 2020. Chính

phủ Singapore ln đi đầu trong mọi hoạt đợng, u cầu bắt ḅc các cơng trình cơng
cợng có đầu tư của Chính phủ phải thơng qua chứng nhận tiêu chí xanh.
-Triển khai kế hoạch tiêu chí cơng trình xanh: Từ năm 2005, Chính phủ Singapore
đã sớm đưa ra kế hoạch tiêu chí “cơng trình xanh”, tiến hành chấm điểm đới với thiết kế
mơi trường của các cơng trình xây dựng, đưa ra 4 cấp giải thưởng đối với các thiết kế xây
dựng phù hợp tiêu chuẩn. Cách làm này nhằm thúc đẩy nâng cao và tăng cường ý thức
bảo vệ môi trường của các nhà khai thác, các nhà thiết kế và các doanh nghiệp xây dựng,
đồng thời mở rợng triết lý “cơng trình bền vững”. Tiêu chí cơng trình xanh của Singapore
chủ ́u đánh giá những ảnh hưởng về mơi trường và các biểu hiện tính năng của cơng
trình, căn cứ đưa ra đánh giá bao gờm 5 phương diện là tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm


21

nước, chất lượng môi trường trong nhà, bảo vệ môi trường, sáng tạo đổi mới… Căn cứ
thang điểm cao thấp có thể chia ra 4 cấp đợ: cấp Chứng nhận (đạt tiêu chuẩn), giải
thưởng cấp Vàng, giải thưởng cấp Siêu vàng và giải thưởng Bạch kim.
– Xây dựng hệ thống cơng trình xanh: Hệ thớng cơng trình xanh Singapore bao
gờm nội dung ở rất nhiều phương diện như khu vực đất xanh, cơng trình xanh, hạ tầng
xanh, cơng viên xanh… và luôn không ngừng đổi mới và hoàn thiện trong thực tiễn. Tiêu
chuẩn đánh giá xây dựng xanh trong hệ thớng này đã thể hiện đầy đủ điều kiện khí hậu và
môi trường địa phương, tôn trọng điều kiện, đặc trưng cụ thể, kết hợp với nhu cầu phát
triển của quốc gia, phát huy đầy đủ chức năng và tác dụng của tiêu chuẩn xây dựng xanh.
-Xây dựng thể chế phát triển thích ứng với cơng trình xanh: Xây dựng thể chê
quản lý giám sát hành chính, thể chế quản lý hành chính trong toàn quá trình, toàn vòng
đời cơng trình xanh, làm rõ mới quan hệ chức trách giữa các cơ quan quản lý trên các lĩnh
vực như quy hoạch, xây dựng, đô thị…
-Không ngừng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn pháp luật: Chính phủ tiến hành lập
pháp mang tính bắt ḅc, là biện pháp quan trọng và sự đảm bảo tin cậy cho Singapore
thúc đẩy phát triển công trình xanh.

-Coi trọng tuyên truyền ý tưởng, thúc đẩy nhu cầu của thị trường: Singapore rất
coi trọng mở rộng công trinh xanh tới đông đảo người dân trong xã hội, đờng thời, tích
cực nghiên cứu xác định rõ ưu thế của cơng trình xanh trong phương diện lợi nhuận đầu
tư. Khích lệ tính tích cực của các nhà khai thác khi xây dựng cơng trình xanh, người dân
mua cơng trình xanh.
– Đới với cơng trình đã có, khún khích doanh nghiệp cải tạo cơng trình xanh:
Đới với việc cải tạo cơng trình xanh đã có, Chính phủ Singapore đưa ra kế hoạch khun
khích có giá trị 100 triệu đơ la Singapore. Ngoài khoản thưởng tiền mặt, Chính phủ còn
cho các chủ đầu tư vay với lãi suất thấp, đồng thời chính phủ chịu rủi ro, điều này đã
giảm đáng kể những trở ngại trong vấn đề tài chính khi các chủ đầu tư cải tạo cơng trình
đã có.
– Đới với cơng trình mới xây, đưa ra kế hoạch khen thưởng cho diện tích cơng
trình xanh: Đới với cơng trình xanh mới xây đạt cấp Bạch kim, Chính phủ hỗ trợ thêm
cao nhất là 2% diện tích cơng trình, cao nhất đạt 5000m2. Nếu là cơng trình xanh đạt cấp
Siêu vàng, Chính phủ hỗ trợ thêm cao nhất 1% diện tích cơng trình, cao nhất đạt 2500m2.
-Chú trọng chứng nhận và đào tạo chuyên ngành, quy phạm cơ chế tiếp cận thị
trường: Xây dựng xã hội hoàn thiện và cơ chế đào tạo đại học, đồng thời đưa ra cơ chế
chứng nhận nghề nghiệp có liên quan. Ngoài ra, thơng qua thiết lập các hạng mục giải


22

thưởng như “giải thưởng cá nhân về cơng trình xanh”… cũng như sự khích lệ tính tích
cực của các nhân viên kỹ thuật có liên quan khi tiến hành đổi mới kỹ thuật cơng trình
xanh.
– Hoàn thiện cơ chế chứng nhận đồng bộ, thúc đẩy ngành công nghiệp xây dựng
xanh nâng cấp: Tạo căn cứ cho các nhà khai thác và các chủ đầu tư khi lựa chọn sử dụng
các sản phẩm liên quan như vật liệu xây dựng xanh, thiết bị điện gia dụng… Song song
với việc phát triển cơng trình xanh, dẫn dắt chuỗi cơng nghiệp trên dưới phát triển và
nâng cấp “xanh”.

– Sử dụng kỹ thuật công trình xanh đặc sắc: Sử dụng thiết kế dạng bị đợng. Lợi
dụng việc định hướng và định vị cơng trình tốt nhất nhằm giảm thiểu bức xạ nhiệt, cố
gắng sử dụng ánh sáng và thơng gió tự nhiên, sử dụng hệ thống điều chỉnh chắn nắng bên
ngoài, căn cứ theo sự khác nhau về độ chiếu sáng trong nhà để tự đợng điều tiết chắn
nắng. Thực thi xanh hóa thẳng đứng, trờng cây cới xanh hóa bên ngoài và bên trong cơng
trình có thể giảm thiểu bức xạ nhiệt. (Được biết, có thể giảm được 1°C)
– Tiến hành tận dụng và xử lý tổng hợp đối với rác thải xây dựng: 98% rác thải
xây dựng tại Singapore đều được tận dụng và xử lý tổng hợp thông qua việc thúc đẩy các
chiến lược giảm thiểu rác thải xây dựng từ đầu ng̀n, thực thi chế đợ thu phí chơn lấp
rác thải xây dựng, thực hành tận dụng phân loại rác thải, quy phạm thị trường xử lý rác
thải xây dựng và đưa ra các chính sách hỗ trợ đờng bợ.
– Xây dựng cơ chế khuyến khích linh hoạt và đa dạng của Chính phủ: Chính phủ
Singapore xây dựng các cơ chế khích lệ và các biện pháp khen thưởng linh hoạt, đa dạng,
ngoài sự hỗ trợ về mặt tài chính ra, còn bao gờm các phương thức khích lệ khác như thu
thuế, đất đai… Ví dụ, từ năm 1996, Singapore đã bắt đầu thực thi tăng khấu hao cho các
thiết bị tiết kiệm năng lượng; Hỗ trợ đầu tư thiết bị tiết kiệm năng lượng hiệu quả cao;
Chính phủ đưa ra sự đãi ngộ về tiền thuê đất đai cho các nhà máy thực hiện tận dụng xử
lý rác thải xây dựng… Gần đây, chính phủ Singapore còn tun bớ trong vòng 5 năm sẽ
đầu tư 50 triệu đô la Singapore để xây dựng quỹ nghiên cứu, thúc đẩy việc nghiên cứu
khoa học tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong các cơng trình xây dựng.
– Tăng cường tun truyền giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau: Singapore đi
sâu tiến hành tuyên truyền về công tác xây dựng xanh thông qua nhiều phương thức như
biên soạn sổ tay, hướng dẫn, quản cáo công cộng… nhằm hướng dẫn người dân quan tâm
chú ý tới cơng trình xanh. Tại các cợng đờng dân cư, mỗi t̀n đều bớ trí các buổi tọa
đàm về các chủ đề xây dựng xanh, bảo vệ môi trường sinh thái; Tại các phòng triển lãm
bố trí các trò chơi đa phương tiện về cơng trình xanh, giúp người dân được gợi mở và


23


giáo dục trong niềm vui, hạnh phúc; Tiến hành giáo dục về cơng trình xanh hết sức tinh tế
từ cấp học mầm non nhằm tạo ý thức cao về công trình xanh trong q̀n chúng nhân dân.
Th́, phí ơ nhiễm mơi trường ở Singapore
Singapore có biểu giá ơ nhiễm đánh vào nhu cầu oxy hóa (BOD) và tổng chất rắn
lơ lửng (TSS) áp dụng với tất cả các cơ sở cơng nghiệp. Mức phí được xác định tùy theo
lượng nước thải Và nồng độ các chất gây ô nhiễm. Lượng BOD và TSS cho phép được
thải vào hệ thống công cợng là 400mg/lít. Nếu cơ sở có nờng đợ BOD từ 401-600 mg/lít
thì phải trả x́t phí là 0,12$ singapore/m 3. Nếu nồng độ chất gây ô nhiễm nằm trong
khoản 601-1600 mg/lít thì x́t phí sẽ tăng lên mợt cấp cho mỗi 200mg/lít.
Xử lý rác thải ở Singapore
Vào năm 1979, Singapore đã cho xây dựng nhà máy đốt rác đầu tiên, không đơn
thuần chỉ để xử lý rác mà còn đờng thời biến rác thải thành năng lượng. Chính giải pháp
đúng đắn này đã giải quyết phần lớn rác thải ở nước này và cho đến nay thì Singapore đã
xây dựng tổng cộng được 4 nhà máy đốt rác với khả năng xử lý lên đến 90% lượng rác
thải của đất nước và biến chúng thành năng lượng điện. Nhà máy đớt rác là mợt quy trình
khép kín. Bắt đầu từ việc tiếp nhận rác thải trong căn hầm ngăn mùi hơi, sau đó được xay
nghiền và đớt để tạo ra hơi làm quay turbine tạo ra điện. Không những thế, khói bớc ra từ
quá trình này còn được xử lý hết những chất độc hại trước khi thải ra ngoài, đảm bảo
không làm ô nhiễm môi trường. Không phải 100% rác thải ở Singapore đều được nhà
máy đốt rác xử lý triệt để mà vẫn còn lại 10% rác thải và phần tro tàn không thể xử lý
được. Và thành phần rác này bên cạnh việc hạn chế thải ra cần phải có nơi để chứa. Ngay
cả việc tập kết rác lại trở nên xinh đẹp ở đất nước này. Để tiến hành tập kết rác,
Singapore xây dựng đảo rác Semakau bằng cách di dời dân ở hai hòn đảo Pulau Semakau
và Pulau Sakeng vào đất liền. Sau đó, họ xây dựng bờ kè từ khoảng trống giữa hai hòn
đảo này, bên trong bờ kè được chia thành những ô nhỏ để chứa rác. Sau khi đổ rác thải họ
còn lấp đất lên để thu hút chim chóc, cơn trùng đến sinh sống.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
a. Hạn chế
Là nước đứng thứ 5 trong top 10 thành phố sạch nhất năm 2019 - theo số liệu của
tổ chức Clearwater và Mercer Global Financial list. Tuy nhiên, Singapore cũng còn một

số hạn chế về công tác quản lý và môi trường, cụ thể như sau:
- Là nước có đa dân tợc, tình trạng nhập cư ờ ạt đặc biệt là người từ các quốc gia
khác như Trung Quốc và Ấn độ, không phải người bản địa vì vậy ý thức, trách nhiệm bảo
vệ mơi trường của những người này không tốt. Tại các khu nhà ở dành cho người lao
động nhập cư, nhất là các khu ổ cḥt bên ngoài thành phớ là những nơi có tình trạng ơ


24

nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất ở Singapore, đặc biệt là ơ nhiễm ng̀n nước, ơ
nhiễm khơng khí, rác thải. Chính phủ Singapore đã áp dụng nhiều chế tài xử phạt tuy
nhiên tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các khu vực này vẫn xảy ra do các chính sách
chưa được siết chặt, khó áp dụng chế tài xử phạt đối với các lao động do không thuộc
công dân của Singapore. Mặt khác, Lượng khách du lịch tại Singapore ngày mợt đơng,
tình trạng ơ nhiễm rác thải do du khách gây ra vẫn còn xảy ra.
- Một số ngành công nghiệp nặng của Singapore khơng tránh khỏi việc phát thải
khí nhà kính. Mặt khác, diện tích đất của Singapore nhỏ tuy nhiên lượng phương tiện
giao thông lại lớn và thải ra nhiều khí gây ơ nhiễm. Mợt sớ lượng khơng nhỏ các chất khí
gây ơ nhiễm khác đến từ Malaysia.
- Ô nhiễm nguồn nước ở Singapore cũng là một vấn đề mà Chỉnh phủ Singapore
lo ngại. Nước ở Singapore bị ô nhiễm bởi những vật liệu không mong muốn từ các cơ sở
công nghiệp, cùng với dầu từ cả tàu mậu dịch đến và đi.
- Tài nguyên thiên nhiên như rừng, cây xanh tự nhiên của Singapore ngày một hạn
hẹp do phải nhường đất để xây dựng các khu đô thị, nhà ở, khu cơng nghiệp. vì vậy mơi
trường tự nhiên bị ảnh hưởng.
- 90% số rác thải sinh hoạt của Singapore đã được xử lý, tuy nhiên 10% còn lại là
rác thải rắn không thể phân hủy vẫn còn tồn đọng. sức chứa của đảo nhân tạo ngày càng
không thể chứa được lượng rác không phân hủy.
b. Nguyên nhân
- Các cơ chế chính sách về xử lý các đới tượng vi phạm các chính sách về bảo vệ

mơi trường của Singapore chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng.
- Các cơng trình xử lý các ng̀n gây ơ nhiễm mơi trường trong tương lai bộc lộ
nhiều điểm yếu.
- Phải đánh đổi giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC TỒN TẠI
HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG CỦA SINGAPORE
Một là, Tiếp tục xây dựng, phát triển, hoàn thiện Kế hoạch Xanh của Singapore,
Xây dựng hệ thớng cơng trình xanh. Xây dựng thể chế phát triển thích ứng với cơng trình
xanh. Hoàn thiện cơ chế chứng nhận đồng bộ, thúc đẩy ngành công nghiệp xây dựng
xanh nâng cấp.


25

Hai là, Hoàn thiện hệ thớng chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Xây dựng
hệ thống văn bản pháp luật, cũng như tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện nghiêm túc
thuế bảo vệ môi trường. chủ động xây dựng chiến lược và cách thức thanh tra, kiểm tra
thuế BVMT dựa trên đánh giá rủi ro tuân thủ, phác thảo những sản phẩm áp thuế bảo vệ
môi trường có khả năng sai phạm (xác định các sai phạm thường gặp). Từ đó, cơ quan
thuế Singapore thanh tra, kiểm tra chấp hành thuế với kết quả chính xác hơn, đảm bảo
công bằng xã hội và tiết kiệm chi phí. Tăng cường huy đợng ng̀n lực, sử dụng các công
cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. Tăng cường các biện pháp quản lý, cải tạo và phục
hồi chất lượng môi trường.
Ba là, Đẩy mạnh khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao nhận thức, thúc đẩy các mơ hình, điển hình về bảo vệ mơi trường. Đẩy mạnh cải
tiến quy trình đớt rác, áp dụng khoa học công nghệ xử lý 10% rác còn lại. nghiên cứu
chính sách hạn chế tới đa tình trạng rác thải. Đổi mới công nghệ xử lý rác thải.
Bốn là, tăng cường công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch, cân bằng việc phân bổ
giữa các khu đô thị, khu cơng nghiệp với diện tích rừng, cây xanh.

KẾT LUẬN
Năm 1965 Singapore từng được ví là "thiên đường" ơ nhiễm, nhưng ngày nay
quốc đảo này đã được xếp vào top quốc gia và thành phố xanh sạch nhất thế giới. Một
trong những thay đổi của Singapore là làm sạch sông Singapore, vốn là một cống thoát
nước mở trong những năm 1960 và 1970. Trong 30 năm, chính quyền Singapore đã dọn
dẹp sạch sẽ các khu vực bị ô nhiễm, thành lập các cơ quan như Ủy ban Công viên Quốc
gia và xác định rằng ở mọi nơi, ai cũng có thể tìm thấy cây xanh. Mợt khu rừng bê tông
chưa bao giờ là điều mà những người tiên phong có trong tâm trí. Từ quy hoạch đơ thị
đến các chính sách, cho đến phân vùng cho các chiến dịch nâng cao nhận thức cợng
đờng, các chính phủ thành cơng của Singapore đã đi theo tầm nhìn trung tâm này. Những
kết quả đáng nể đã được ghi nhận. Quốc đảo Singapore với hơn 5 triệu dân trên trên diện
tích chỉ 700km2 được xếp hạng là thành phố xanh nhất Châu Á năm 2016. Singapore
đứng thứ 5 trong top 10 thành phố sạch nhất năm 2019 - theo số liệu của tổ chức
Clearwater và Mercer Global Financial list.
Dựa trên các kết quả thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn, em xin đưa ra bài tiểu
luận về kinh nghiệp thành công của Singapore về quản lý tài ngun và mơi trường. phân
tích các kết quả đạt được và hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.


×