Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

van hki 1lop8lao hac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.63 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trong cuộc đời của tôi, tôi đã chứng kiến đk biết bao câu chiện zdui bùn, đã trải qua rất nhiều đau đớn,, khổ cực, nhưng cuộc trò chiện giữa ông giáo và Lão Hạc đã làm tôi đau đớn và day dứt mãi. Và tôi chắc, sau khi nghe tôi kể lại, các bạn chắc chắn sẽ có cảm giác gioogns tôi vậy. Hôm ấy, trời lạnh lẽo âm u, dù là đang khoảng trưa, chứng đau lưng khổ sở của tôi lại tái phát. Tôi quyết định sang nhà ông giáo để hỏi xem cách chữa trị. Ông giáo là một người có dàng gầy gò và cao. Ông là người có đức, có tài, học rộng hiểu nhiều nên cả làng này ai ai cũng kính phục. Đén nơi, tôi bỗng thấy LH đang nc vs ông giáo. Lão là một người hàng xóm of me. Lão có dáng gầy gò, đã thế tuổi lại già nên ốm yếu. Nhà lão nghèo, vợ lão đa chết, chỉ để lại cho lão một thèng con zai và ba sào vườn nhỏ. Bởi vì con lão không hỏi cứi đk, phẩn uất, nó đã đi làm cao su rồi, bây giờ chỉ còn laijlaox với con chó vàng – kỹ vật của anh con zai. Lão là một ng hàng xóm tốt bụng, một người cha yêu coan. Hum vừa rùi có một trận lụt xãy ra, hoa màu đã bị tàn phá, mà lão lại bệnh nặng kh làm j đk. Tuy nhiên lão vẫn kh chịu bén mụt sèo nào cả. Tao đang định buwowscs về thì nghe tiếng lão H thót lên : - ******** ông giáo ơi! Nó có bik j âu. Mặt lão míu lại, n~ nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra, lão huhu khóc như con nít. Vốn tò mò, tôi quyết định núp sao bụi cây để wan sát. Ông giáo nói : - Cụ bán rồi hả? - Bán rồi! tôi giựt mình, lão H bán chó rồi ư? Không thể như thế đk. Lão coi cậu Vàng như con để của mình cơ mà. Những lúc rãnh rồi, lão thường đem nó ra ao tắm, bắt rận cho nó. Khi ăn ơm, lão cho nó ăn trong một cái bát như nhà giàu, lão ăn j thì cho nó ăn đó. Vậy mà giờ lão phải bán nó sao, lão bán rồi thì lão sẽ trò chiện vs ai, chắc lão sẽ cô đơn lắm! Ông giáo nói típ : - Thế nó cho bán ư? Rồi lão H kể rằng nhân lúc cậu Vàng đang ăn, hai thằng Lục vs Xiên đang núp, nhảy ra bắt nó. Lão nói tiếp : - - cái giống nó cũng khôn ông giáo ạ! Nó cứ nhìn tôi như muốn trách : “A, tôi ăn ở vs lão như thế, mà lão đối vs tôi như thế này à?”. Nghe lão nói xong, tôi lặng người, tôi thấy thương cho lão quá, vì sao số phận nghiệt ngã luôn đến vs những người tốt bugnj thế? TÔi thấy ông giáo vỗ lưng lão , an ủi. Sau đó LH nói : - Hum nay tôi đến đây, cớ là để nhớ OOG hai việc - Lão cứ nói đi - Ông giáo cứ từ từ, tôi nói dài dòng lắm. LH típ tục : - Đầu tiên, tôi đã già yếu lắm rồi , nếu tôi chết đi, nhiều ng sẽ nhòm ngó đến mảnh vườn, nên tôi muốn nhờ ông giáo đứng tên, ông giáo là ng có hỉu biết, nên sẽ kh ai tơ tưởng đến nữa. ĐIều hai, tôi muốn nhớ ông giáo, sau khi tôi chết đim tôi không muốn làm pheienf đến hàng xóm nên xin ông giáo hãy lấy chút tiền của tôi mà giúp tôi làm đám tang. Sau đó lão rút ra vài đồng bạc rồi đưa cho OOG. OOG nói : - Lão còn khỏe lắm, chưa chết âu mà lo. Rồi cả hai cứ đùn đẩy. Quá đau long, nước mắt tôi đã chảy từ bao giờ, tôi không còn đủ sức để nghe tiếp đk nữa. Tôi khệnh khạng bước đi trên con đường làng về nhà. Trời âm u, lạnh buốt, từng cơn gió lướt qua trên kẽ lá, làm vang lên những tiếng xào sạc. Lòng tôi trĩu nặng, hình ảnh của LH đang huhu khóc, vẽ mặt đau khổ của lão cứ ùa về trong tôi. Tại sao ?.. Tại sao XH lai jbaats công đến thế nhỉ? Tại sao những ng nông dân lg thiện chúng tôi lại phải chịu cực khổ thế? Biết bao câu hỏi cứ ùa về trong tôi, chẳng mấy chốc, tôi đã về đến nhà. Tôi quyết định, khi nào thằng con lão về, tôi sẽ giúp đỡ nó để nó bớt khổ.. Tm but bi Trên con đường phát triển của loài người, biết bao nhiêu công trình nghiên cứu, bao nhiêu tài liệu lịch sử được con người chúng ta ghi chép. Cái ngày mà nền văn minh còn lạc hậu, người ta phải sử dụng các loại bút lông, rất khó khăn và bất tiện trong việc viết lách, và nó trở thành vật dụng không hữu hiệu và không được sử dụng rộng rãi. Nhưng,.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> từ khi bút bi được ra đời, nó đã thay đổi tất cả, và sẽ không sai nếu như nói nó đã tạo ra một cuộc cách mạng viết của loài người. Chiếc bút bi mà chúng ta đang cầm ngày nay là sản phẩm của một nhà báo người Hungary tên là Lazo Biro. Do quá thất vọng với các loại bút thời đó, mà nhà báo trẻ tuổi này đã tìm cách sáng chế ra một loại bút khác, vừa viết nhanh, lại sạch sẽ và không làm rách giấy. Với sự tìm tòi, kiên trì và sự giúp đỡ của anh trai mình mà Biro đã sáng chế ra chiếc bút bi đầu tiên trên thế giới. Năm 1938, ông nhận bằng sáng chế của Anh Quốc vì phát minh của mình. Qua mấy thập kỉ phát triển và cải tiến, đã có nhiều loại bút bi mới được ra đời, nhưng về căn bản thì bút bi ngày nay cũng gần giống bút bi lúc ban. Đầu tiên, vỏ ngoài của một chiếc bút chất lượng phải được làm một cách chắc chắn và cẩn thận để bút chịu được va đập mạnh, họ thường làm bằng nhựa cứng hoặc nhựa trong suốt, đôi khi lại phủ thêm một lớp sơn để bắt mắt. Một vài loại bút, trên vỏ còn gắn thêm một chiếc ghim cài để tiện dụng cho người sử dụng và cũng như là một một vật trang trí. Nhưng, các cụ ngày xưa có câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, nếu như chỉ vì vỏ ngoài bắt mắt mà chất lượng bên trong không ra gì thì thật là vô dụng. Sự tốt hay xấu tất cả nằm trong ruột bút. Mực được bơm vào một ống hai đầu rỗng, một đầu được để thoáng, đầu còn lại là ngòi bút. Ngòi bút là một ống kim loại rỗng đường kính chỉ từ 0,5-1,2mm; chỉ bằng bán kính của một hạt cát, một đầu dẫn mực từ ống mực, đầu còn lại có một viên bi nhỏ, có đường kính thậm chí còn nhỏ hơn ngòi bút. Viên bi này chính là van đóng mở mực. Nguyên lí hoạt động của nó rất đơn giản, khi viên bi ma sát với giấy viết, nó sẽ cuốn theo dòng mực chảy xuống. Ngoài ra, bút bi còn có một chiếc lò xo để có thể thu ngòi bút vào trong, tránh cho mực bút bị khô và mau hết. Chúng ta đã tìm hiểu hết cấu tạo của bút bi, và công dụng của nó, đơn giản, dùng để viết, viết nên những bài học, viết nên những bức thư, viết nên những lời yêu thương gửi tới người thân. Bút bi chính là vật thể hiện tình cảm của chúng ta một cách rõ ràng nhất. Cầm chiếc bút trên tay, ta có thể viết nên một bức thư gửi cho người thân nơi phương xa, ta có thể viết nên những dòng nhật kí của mình, ta có thể hồi tưởng lại những năm tháng bên người thân và bạn bé. Niềm vui của bạn sẽ được tăng lên, nỗi buồn sẽ được với đi qua những dòng chữ trên trang giấy trắng. Đúng vậy, chiếc bút là vật gắn bó với mỗi phút giây trong cuộc đời của chúng ta. Chính vì vậy, ta cần phải giữ gìn chiếc bút cẩn thận, như một cách để trân trọng nó. Như đã nói ở trên, phần quan trọng nhất của chiếc bút chính là viên bi. Nếu như viên bi này bị vỡ, hay không nằm đúng vị trí của nó, thì bút sẽ không ra mực, hoặc có thể tràn mực lênh láng . Chúng ta cần tránh cho bút bị rơi từ trên cao xuống, không chọc ngòi bút xuống vặt cứng. Ngoài ra, đễ bút viết dễ dàng hơn, ta nên viết bút nghiêng khoảng 600, khi dùng xong, cần đóng nắp bút lại tránh cho mực bị hết. Nếu như chúng ta biết giữ gìn vật dụng này một cách cẩn thận, ta có thể tận dụng tối đa lợi ích của nó.Với sự tiện dụng của bút bi, mà ngày nay, nó đã trở thành một vật không thể thiếu đối với mỗi người chúng ta. Bạn có biết rằng, cứ một giây lại có 57 chiếc bút được bán ra, có nghĩa là 1 năm sẽ có 1,7 tỉ cái bút đến với tay người tiêu dùng. Con số trên đã khẳng định một cách rõ ràng nhất vai trò không thể thiếu của bút bi trong cuộc sống con người..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trời đã thủng buổi, mặt trời chói chang len qua những bóng lá rọi xuống khung cửa nan nhà. Tôi đang lụi cụi nấu ăn dưới bếp, than khói lửa hồng bốc lên dưới cái nắng ban trưa thật khiến người ta dễ bực mình. Ông nhà đang ngồi đọc mấy quyển văn của trò ông ấy, rồi cứ luôn tay phe phẩy cái quạt mo. Cơm nước đã xong đấy, toan dọn mâm lên ăn, thì bỗng nhiên, lão Hạc bước từ cửa vào. Lão hạc là hàng xóm của nhà tôi, nhà lão nghèo lắm, vợ mất, con trai vì không lấy được vợ nên bỏ đi làm ăn, để mình thân già lão ở nhà. Lão với ông nhà tôi thân nhau lắm, tuy tuổi tác chênh lệch, nhưng hai người cứ trò chuyện thì lại rôm rả, như hai người bạn tri kỉ với nhau vậy. Lão Hạc cứ chệnh choạng , mặt cúi gắm xuống, lưỡng lự trước cửa một lúc rồi bước vào nhà. Ông nhà tôi kêu lên: Cụ đến chơi ạ” Lão Hạc không đáp lại. Lão đi từ từ, chậm rãi vào gian chính. Bực mình thật, đúng lúc người ta ăn cơm thì lại mò đến- Tôi tự nhủ một cách trách móc lão Hạc. Lạ thật! Lão ngồi phịch xuống tấm phản, không nói không rằng, cứ cúi gằm cái mặt xuống. Chồng tôi cũng thấy lạ lắm, nhưng cũng giữ phép lịch sự, rót chén nước chè mời lão. Lão Hạc đưa hai bàn tay run run đỡ lấy chén trà chồng tôi đưa, đưa lên môi nhấp nhẹ rồi lại đặt xuống. Đến giờ lão vẫn chưa mở lời. Rồi cái vẻ yên lặng ấy cứ diễn ra một lúc, chồng tôi nhìn lão một cách kì lạ, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Cuối cùng thì, có lẽ là lão đã sẵn sàng để nói chuyện- lão ngẩng khuôn mặt lão lên, khuôn mặt nhăn nheo, rám nắng, dưới khóe mắt vẫn thâm quầng- và mở chuyện: - Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! - Cụ bán nó rồi?- chồng tôi đáp một cách ngạc nhiên - Bán rồi! Họ vừa bắt nó xong. Lão kể với giọng khàn khàn, khiến tôi nghe chữ được chữ không. Lão mỉm cười. Nhưng lão cười lạ lắm, miệng lão cười nhưng mà môi cứ giật giật, cả người lão run lên. Lão cười mà như mếu vậy. Có lẽ tâm trạng lão không vui như lão cố tỏ ra cho chồng tôi thấy- và chồng tôi cũng nhận ra điều đó. Ông hỏi: - Thế nó cho bắt à! Vẻ mặt lão thoáng thay đổi, mắt lão nhắm nghiền lại, khuôn miệng cười lúc nãy đã biến mất. Rồi từ hai khóe mắt chảy ra giọt nước mắt, nó chảy dài trên khuôn mặt xương xương của lão. Những nếp nhăn trên khuôn mặt lão co lại, lão khóc mỗi lúc một nhiều, hàng nước mắt cứ tuôn mãi. Tôi ngạc nhiên, từ xưa đến nay lão có bao giờ thế đâu. Mà lão Hạc đã già, có lẽ lên chức ông chức cụ rồi, vậy mà lão lại hu hu khóc chẳng khác gì một đứa con nít. Mặt ông nhà tôi cũng biến dạng theo. Lão Hạc kể lại chuyện bán chó mà tiếng khóc cứ ngân dài theo từng lời nói, trông đến là tội nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Khốn nạn… Ông giáo ơi! – Lão òa lên- Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm, nó ăn ngon lành, bởi vì tôi cho nó toàn món ngon, bữa cuối cùng của nó mà. Thế rồi, lúc nó đang hoan hỉ, thì bỗng thằng Mục với thằng Xiên nấp ngay sau nó nhảy ra, tóm gọn nó. Cu cậu trông béo tốt thế mà lại nhát, thế nên chẳng bao lâu nó đã bị trói gọn cả bốn cẳng lại rồi. Bấy giờ cu cậu mới biết cu cậu chết. Mà cái giống nó khôn lắm! Nó nhìn tôi in như nó trách tôi. Nhìn ánh mắt nó, chắc nó đang thầm bảo rằng: “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế mà lão lại đối xử với tôi như thế à? Tôi già từng này tuổi đầu rồi mà lại phải lừa một con chó ông giáo ạ. Nói đến đây, lão Hạc tự đấm thùm thụp vào ngực mình, bởi vì có lẽ lão sẽ không bao giờ có thể tự tha thứ cho mình được. Lão cứ rên rỉ, trách móc mình mãi, kèm theo là những cái cào xé, lão đang dằn vặt nỗi lòng của mình, đến nỗi mà chồng tôi phải ngăn lão lại thì lão mới dừng. Ông an ủi lão Hạc - Thôi cụ ạ! Nó không hiểu gì đâu! Mà chó nào nuôi mà chẳng để giết thịt! Ta bán nó đi chính là hóa kiếp cho nó đấy. Nghe xong câu này của chồng tôi, lão Hạc ngẩng mặt lên trời, lão vẫn khóc, nhưng lão vừa khóc vừa cười, giọng cười chua chát và cay đắng. Lão nhắm nghiền mắt lại cố ngăn cho dòng nước mắt không tuôn nữa, rồi bảo rằng lão mong là con chó sẽ thành kiếp người, như lão chẳng hạn. Tôi để ý thấy chồng tôi cũng đau buồn theo lão, nước mắt đã rơi, nhưng ông không muốn lão Hạc càng thêm buồn nên cố nẹn lại, và nghiến răng để không òa khóc theo lão. Ông nắm lấy đôi vai gầy gọc của lão Hạc an ủi lão. Cái cảnh tượng thật não nề, nhưng nó cũng dần dần nguội đi, cuối cùng ông nhà tôi bảo tôi nấu nồi nước để luộc củ khoai cho lão Hạc với ông ăn với nhau. Vừa nghe thấy câu nói đó, lão Hạc ngăn lại và nhờ tôi để lão nói chuyện riêng với chồng tôi. Tôi toan lại vào bếp, nhưng với bản tính tò mò nên tôi nấp sau vách nhà để nghe chuyện. Lại kể thật dài dòng và lâu la, nhưng đại loại là lão nhờ chồng tôi giữ hộ tiền và mảnh đất của lão để ông nhà tôi đưa hộ cho con lão. Tôi bực mình, lẩm bẩm: Đang giờ ăn mà cứ tiền tiền nong nong,nhưng cũng cố nghe nốt câu chuyện. Hóa ra là lão lo mình chết sớm không ai để lại cho con lão nên mới nhờ chồng tôi. Rồi hai người chứ nói chuyện qua lại mãi, mãi sau lão mới về. Lão Hạc về rồi, tôi mới lên nói chuyện với chồng tôi. Tôi nạt nộ cho ông ấy một trận: - Cái lão này đúng là bất lịch sự, cứ đến giờ ăn của người ta lại mò đến nhờ nhờ vả vả. Mà này, tôi nói cho ông biết, ông giúp viết gì thì viết, giữ gì thì giữ nhưng đừng mà có đem tiền nhà này đi cho lão ấy nhé. Ông ấy nhìn tôi, có vẻ hơi bực bội nhưng cũng chẳng nói gì cả, lủi thủi về buồng. Đúng là dở hơi. Mấy hôm sau, chồng tôi rình lúc tôi không để ý lén đem cho lão Hạc mấy thứ, lúc thì cơm, lúc thì ít tiền. Tôi biết chứ, nhưng cứ để im xem thế nào. Mà cũng lạ, lần nào chồng tôi đem đi thì lại mang y nguyên về, chắc lão Hạc không nhận. Hỏi mấy người nhà bên cạnh nhà lão Hạc, ra là dạo này lão sống khác lắm, chẳng chịu nhận giúp đỡ của ai, lão còn lạnh lùng với ông nhà tôi và ông đến, lão đều xua về. Thảo nào lúc nào chồng tôi về mặt cũng nặng như chì vậy..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Một buổi chiều, bỗng nhiên tôi thấy chồng tôi buồn bã lạ thường, ông đi chệnh choạng, gặp tôi mà còn không biết là ai. Chẳng nhẽ có chuyện gì nghiêm trọng lắm vừa xảy ra. Ông chẳng nói chẳng rằng. Tôi lo lắm, rồi gặng mãi ông mới chịu trả lời. Chồng tôi kể: - Tôi vừa từ nhà Binh Tư về. Hắn kể rằng lão Hạc xin hắn ít bả chó để đánh bả con chó nhà bên cạnh. Hắn còn bảo tôi là nếu lão bắt được con chó sẽ khao hắn đi uống rượu. - Đấy, ông thấy chưa, ông cứ giúp lão nhiều vào. Giờ thì lão cũng như bao người khác, đường cùng rồi thì cũng phải kiếm kế sinh nhai thôi- Tôi nói với giọng chua chát và mắng nhiếc chồng tôi. Nghe rồi, mặt ông ấy nhăn lại. Tôi biết ông chồng tôi thất vọng lắm, mà cũng phải thôi, ông ấy tin tưởng lão Hạc lắm, mà giờ đây lão ấy lại… Một lúc sau, thằng học trò của chồng tôi chạy sang báo với ông: - Thầy ơi, lão Hạc có chuyện rồi. Ông nhà tôi thất thần, chạy cuống cuồng sang nhà lão Hạc. Tôi cũng chạy theo sau. Đến nơi, tôi bàng hoàng. Lão Hạc đang nằm vật vã trên giường, lão sủi bọt mép, đầu tóc rũ rượi. Cứ thỉnh thoảng, lão lại giật nảy lên. Thật đáng thương, thật tội nghiệp! Lão cứ mãi thế cho đến khoảng nửa giờ sau. Lão đã đi rồi. Một cuộc đời khó khăn cuối cùng cũng chấm dứt. Đau đớn nhất chính là chồng tôi. Ông ngã nhoài ra nền đất, nói không ra lời, chỉ nhìn mãi vào lão Hạc, có lẽ chồng tôi vẫn chưa hoàn hồn. Nhưng chắc ông ấy sẽ vượt qua thôi, bởi vì ông ấy còn phải giúp lão Hạc hoàn thành tâm nguyện cuối đời của lão là đưa cho con lão chỗ tiền và mảnh vườn mà lão đã phải chết để giữ nó cho con lão. Vậy đấy. Một cuộc đời sóng gió và khổ cực đã hết. Nhưng dù có chết, lão vẫn giữ cái phẩm hạnh và cái đức của lão. Thật là một con người cao đẹp!. Từ khoá: lão Hạc bán chó..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×