Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tong hop de thi hoc sinh gioi tinh Thua Thien Hue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.1 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TỔNG HỢP ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH TT. HUẾ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 1999 – 2000 (180 PHÚT) Trong bài thơ “ Chim hải âu” của Bôđơle có đoạn: “Là thi sĩ như chim trời ấy Ưa bão giông chẳng ngại cung tên Đọa đày giữa đám ghét ghen Nặng đôi cánh rộng chẳng quen bước thường” Em có suy nghĩ gì về quan niệm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ trên. NĂM HỌC 2000 – 2001 Lãng mạn và trữ tình cách mạng………….? NĂM HỌC 2001 -2002 VÒNG 1/180 phút Bàn về nội dung văn học có ý kiến cho rằng: “Đằng sau bức tranh miêu tả thiên nhiên ta vẫn nhận ra cái nhìn và ánh mắt, tư tưởng và tình cảm của con người”. (Theo sgk Văn học 10) Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên. Hãy phân tích hai đoạn trích dưới đây để làm sáng tỏ ý kiến ấy: I) Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vẳng chợ chiều, Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Bèo dạt về đâu hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu goiự chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. (Tràng giang – Huy Cận) II). Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi, rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc, nói cười thiết tha.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. ( Đất nước - Nguyễn Đình Thi) --------------------------------------------VÒNG 2/180 phút Trái tim người nghệ sĩ vốn rất nhạy cảm. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã có lần tâm sự: “Em trở về đúng nghĩa trái tim em” ( Tự hát) Nhà thơ Xuân Diệu cúng đã viết: “Nghìn trái tim mang trong mọt trái tim” ( Cảm xúc) …? NĂM HỌC 2002 – 2003 VÒNG 1/ 150 phút Mỵ trong truyện vợ chồng A Phủ là một nhân vật được nhà văn Tô Hoài miêu tả rất sinh động. Em hãy phát biểu những cảm nhận của mình về nhân vật này qua hai đoạn trích dưới đây: “Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mỵ nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mỵ nghĩ rằng mình đành ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. ----------------------“Ngày Tết, Mỵ cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi nguời nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mỵ thì đang sống về ngày trước. Tai Mỵ văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Rượu đã tan vào lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mỵ không biết, Mỵ vẫn ngồi trơ một mình giữua nhà. Mãi sau, Mỵ mới đứng dậy, nhưng Mỵ không bước ra đường chơi mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi Tết. Mỵ cũng chẳng buồn đi. Bây giờ Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ lắm. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng muốn đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mỵ, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra”. (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) NĂM HỌC 2003 – 2004 VÒNG 1/ 150 phút Phân tích theo cách đối sánh hai bài thơ: “Đất nước”( Nguyễn Đình Thi) và “ Việt Bắc” ( Tố Hữu) để tìm ra những điểm chung và vẻ riêng của mỗi bài. VÒNG 2/150 phút Cảm hứng nhân đạo là một trong những nguồn cảm hứng chủ yếu của văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Anh/ chị hãy phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của văn học thời kì trung đại để làm sáng tỏ nguồn cảm hứng ấy. NĂM HỌC 2004 – 2005 VÒNG 1/150 Phút Bình giảng đoạn văn sau trích trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam: “ Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tố, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuóc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> (…) Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vòng đất cát, trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ; thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại, nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe. Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói: - Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ? Chị muốn nói đến mấy chú lính trong huyện, mấy người nhà của cụ thừa, cụ lục là những khách hàng quen của chị. Bác Siêu đáp vẩn vơ: - Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu. Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. ( Theo sách giáo khoa văn học 11 – Tập 1- NXB Giáo dục) VÒNG 2/150 phút Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh”. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm để làm rõ cách hiểu đó. ĐỀ NĂM HỌC 2005-2006 VÒNG 1: 150 phút Qua hai bài thơ “Vội vàng” ( Xuân Diệu-1938) và “Tâm tư trong tù” (Tố Hữu-1939), anh(chị) hãy phân tích để làm rõ nét giống nhau và khác nhau của hai nhân vật trữ tình trong đó. ---------------------------------- Hết---------------------------------VÒNG 2: 150 phút Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!” (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Anh(chị) hãy bình luận ý thơ trên. Từ đó, chọn phân tích một bài thơ mà theo anh(chị) là đẫm vị mặn của chất muối cuộc đời. ---------------------------------- Hết---------------------------------ĐỀ NĂM HỌC 2005-2006 VÒNG 1: 150 phút Câu 1: (4 điểm) “ Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo.” (Sách văn học 12 – Tập 1- Trang 6) Anh(chị) hãy giải thích, làm rõ vẫn đề trên bằng một văn bản ( dài không quá một trang giáy thi) Câu 2: (6 điểm) Trên cơ sở tính chính xác mà ngôn ngữ nghệ thuật đạt đến tính hình tượng. Bình giảng đoạn thơ sau để chứng minh điều đó: “Xiềng xích chúng bay không khóa được Trời đầy chim và đất đầy hoa Súng đạn chúng bay không bắn đựơc Lòng dân ta yêu nước thương nhà” ( Đất Nước – nguyễn Đình Thi) Câu 3: ( 10 điểm) Từ cách hiểu “ cảm hứng là nội dung tình cảm của tác phẩm” ( Sách Văn học lớp 11 – Tập 2 – Trang 107), anh(chị) hãy phân tích những nét chung và riêng ở hai tác phẩm “ Chí Phèo”(Nam Cao) và “Vợ nhặt” (Kim Lân). ---------------------------------- Hết---------------------------------VÒNG 2: 150 phút Câu 1: (4 điểm) Cho câu chủ đề: “Nhờ có văn học mà đời sống của con người ngày càng phong phú hơn, tinh tế hơn.” ( Sách văn học 12 – Tập 2- Trang 140) Anh (chị) hãy viết một văn bản nghị luận(dài không quá một trang giấy thi) có ít nhất hai dẫn chứng minh họa..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 2: (6 điểm)Anh (chị) hiểu thế nào về tính nhạc trong văn chương? Bằng văn bản dài không quá một trang giấy thi, hãy phân tích tính nhạc và hiệu quả của nó trong đoạn thơ sau: “ Đưa người ta không đưa qua sông, Sao có tiếng sóng ở trong lòng? Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?” (Tống biệt hành – Thâm Tâm) Câu 3: ( 10 điểm) Suy nghĩ của anh(chị) đối với vấn đề nhân sinh đuợc đặt ra trong câu văn sau: “ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đuờng cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sưc mạnh để bước qua những ranh giới ấy…” (Mùa lạc – Nguyễn Khải) ---------------------------------- Hết---------------------------------ĐỀ THI TT HUẾ NĂM HỌC 2007-2008 Câu 1: (4 điểm) Anh/chị hãy viết một văn bản nghị luận trình bày cách hiểu của mình về nhận định sau: “Căn cứ vào những bài hay và tiêu biểu của tập thơ(nhật kí trong tù) người ta thấy màu sắc đậm đà nhất của hồn thơ Hồ Chí Minh là màu sắc cổ điển” (Sách Văn học 12- Tập 1, NXB Giáo dục, 2000, trang 19) Câu 2: ( 6 điểm) Bình giảng đoạn văn sau trích trong truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam Cao: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào” Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng ai.Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất. Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đưa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…” (Sách Văn học 11- Tập 1, NXB Giáo dục, 2000, trang 215-216) Câu 3: (10 điểm).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Anh /Chị hãy trình bày về thực chất và những tiêu chuẩn để xác định giá trị thẩm mỹ của một tác phẩm văn học. Từ đó, chọn phân tích một tác phẩm thơ trong chưong trình Văn học lớp 11 hoặc lớp 12 để làm sáng tỏ vấn đề. ----------------------------------Hết--------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×