Tải bản đầy đủ (.pdf) (265 trang)

Đặc điểm cặp trao đáp biểu đạt tình cảm lứa đôi trong một số tác phẩm văn xuôi hiện đại từ năm 1975 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 265 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM

Trần Thị Bảo Phượng

ĐẶC ĐIỂM CẶP TRAO – ĐÁP
BIỂU ĐẠT TÌNH CẢM LỨA ĐƠI
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI
HIỆN ĐẠI TỪ 1975 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM

Trần Thị Bảo Phượng

ĐẶC ĐIỂM CẶP TRAO – ĐÁP
BIỂU ĐẠT TÌNH CẢM LỨA ĐƠI
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XI
HIỆN ĐẠI TỪ 1975 ĐẾN NAY

Chun ngành : Ngơn ngữ học
Mã số

: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HAI

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì một cơng
trình khoa học nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2015

Trần Thị Bảo Phượng


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực của bản thân cịn nhờ có sự chỉ bảo,
giúp đỡ, động viên tận tình của q thầy cơ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và tri ân sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn
Thị Hai đã tận tình hướng dẫn khoa học, giúp tôi định hướng, giải quyết những vấn đề
của đề tài và truyền cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cơ trong Khoa Ngữ văn đã dìu dắt, truyền
dạy kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập.
Xin gửi lời cảm ơn Phòng Sau đại học, Thư viện trường Đại học Sư phạm đã tạo
điều kiện cho tơi hồn thành và bảo vệ luận văn này.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Tổ Ngữ văn trường THPT Lương Thế Vinh, anh chị
em đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi trong cơng tác suốt
q trình học tập.
Sau cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn vơ hạn đến gia đình và những người thương

u đã ln dõi theo động viên tơi những lúc khó khăn.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................ 8
1.1. Lí thuyết ngữ dụng học ......................................................................................... 9
1.1.1. Lí thuyết hành động ngơn từ ........................................................................... 9
1.1.2. Lí thuyết hội thoại ......................................................................................... 14
1.1.3. Lí thuyết ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn ......................................... 20
1.1.4. Lí thuyết lập luận .......................................................................................... 23
1.2. Một vài vấn đề về tâm lí học ............................................................................... 24
1.2.1. Tâm lí học lứa tuổi ........................................................................................ 24
1.2.2. Tâm lí học xã hội .......................................................................................... 28
1.3. Một vài vấn đề về xã hội học .............................................................................. 30
1.3.1. Vấn đề văn hóa ............................................................................................. 30
1.3.2. Vấn đề xã hội ................................................................................................ 31
Chương 2. KHẢO SÁT CẶP TRAO – ĐÁP BIỂU ĐẠT TÌNH CẢM
LỨA ĐƠI ................................................................................................ 32
2.1. Khảo sát cặp trao – đáp trong tương quan tuổi tác ............................................. 33
2.1.1. Cặp trao – đáp của thanh thiếu niên.............................................................. 34
2.1.2. Cặp trao – đáp của những người trung niên và người già ............................ 51
2.1.3. Nhận xét chung ............................................................................................. 66
2.2. Khảo sát cặp trao – đáp trong tương quan mối quan hệ trước hơn nhân –
hơn nhân – ngồi hơn nhân ................................................................................. 66

2.2.1. Cặp trao – đáp của người yêu – người yêu (trước hôn nhân) ....................... 68
2.2.2. Cặp trao – đáp của vợ - chồng (hôn nhân).................................................... 71


2.2.3. Cặp trao – đáp của người tình – người tình (ngồi hơn nhân)...................... 75
2.2.4. Nhận xét chung ............................................................................................. 80
2.3. Khảo sát cặp trao – đáp trong tương quan khởi đầu – đỉnh điểm – kết thúc
cuộc tình.............................................................................................................. 81
2.3.1. Cặp trao – đáp khi khởi đầu một cuộc tình ................................................... 81
2.3.2. Cặp trao – đáp khi đang ở đỉnh điểm của một cuộc tình .............................. 82
2.3.3. Cặp trao – đáp khi kết thúc một cuộc tình .................................................... 84
2.3.4. Nhận xét chung ............................................................................................. 88
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CẶP TRAO – ĐÁP BIỂU ĐẠT TÌNH CẢM LỨA
ĐƠI VỚI GĨC ĐỘ TÂM LÍ HỌC - VĂN HÓA XÃ HỘI HỌC......... 90
3.1. Đặc điểm cặp trao – đáp biểu đạt tình cảm lứa đơi với góc độ tâm lí học .......... 90
3.1.1. Xét từ góc độ tâm lí học lứa tuổi .................................................................. 90
3.1.2. Xét từ góc độ tâm lí học xã hội..................................................................... 96
3.1.3. Xét từ góc độ tâm lí nhân vật...................................................................... 100
3.1.4. Nhận xét chung ........................................................................................... 115
3.2. Đặc điểm cặp trao – đáp biểu đạt tình cảm lứa đơi với phong cách tác giả
và văn hóa xã hội...................................................................................................... 115
3.2.1. Cặp trao – đáp biểu đạt tình cảm lứa đơi trong tác phẩm của Nguyễn
Nhật Ánh .................................................................................................... 116
3.2.2. Cặp trao – đáp biểu đạt tình cảm lứa đôi trong tác phẩm của Gào ............. 119
3.2.3. Nhận xét chung ........................................................................................... 122
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 126
DANH MỤC SÁCH ĐƯỢC KHẢO SÁT................................................................ 130
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

(Bảng thống kê lời trao - lời đáp) (Đơn vị: Số lượng (lượt) Tỉ lệ (%)) ..... 32

Bảng 2.2.

(Bảng thống kê các kiểu câu) (Đơn vị: Số lượng (câu); Tỉ lệ (%)) ........... 33

Bảng 2.3.

(Bảng thống kê các cặp trao – đáp trong tương quan tuổi tác) (Đơn
vị: Số lượng (câu); Tỉ lệ (%)) .................................................................... 33

Bảng 2.4.

(Bảng: Quá trình suy nghĩ, biểu đạt tình cảm của nhân vật Nim thông
qua các phát ngôn) ..................................................................................... 47

Bảng 2.5.

(Bảng: Quá trình suy nghĩ, biểu đạt tình cảm của nhân vật Devil
thông qua các phát ngôn) ........................................................................... 48

Bảng 2.6.

(Bảng miêu tả quá trình suy nghĩ, biểu đạt tình cảm của nhân vật
người chồng thông qua các phát ngôn) ...................................................... 60


Bảng 2.7.

(Bảng miêu tả quá trình suy nghĩ, biểu đạt tình cảm của nhân vật
người vợ thông qua các phát ngôn) ........................................................... 63

Bảng 2.8.

(Bảng thống kê cuộc hội thoại trong mối tương quan trước hơn nhân
– hơn nhân – ngồi hơn nhân) .................................................................... 67

Bảng 3.1.

Các kiểu yêu thương (Sternberg, 1986) ..................................................... 97


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghiên cứu ngơn ngữ trong hoạt động hành chức là xu thế chủ đạo của ngôn ngữ
học hiện đại. Ngôn ngữ học hướng tới hoạt động hành chức chắc chắn không thể
không quan tâm đến chức năng giao tiếp. Ngữ dụng học là một chuyên ngành
thuộc ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc sử dụng ngôn
ngữ trong quá trình giao tiếp. Nó quan tâm đến chuyện vì sao việc truyền đạt nghĩa
không chỉ phụ thuộc vào các kiến thức ngôn ngữ học như ngữ pháp, từ vựng... của
người nói và người nghe mà cịn phụ thuộc vào ngữ cảnh của phát ngôn, hiểu biết về
vị thế của các nhân vật hữu quan và ý đồ giao tiếp của người nói,...
Chính vì vậy, hội thoại với tư cách là hoạt động giao tiếp phổ biến nhất được đặc
biệt quan tâm trong ngữ dụng học. Trong quá trình hội thoại, người nói, người nghe
thường trao lời và đáp lời nhau. Những nghiên cứu về lời trao và lời đáp chưa nhiều,

đặc biệt là lời trao – đáp bộc lộ tình cảm lứa đơi. Vì thế, chúng tơi quyết định tìm hiểu
đặc điểm của cặp trao – đáp loại này thông qua đề tài: Đặc điểm cặp trao – đáp biểu
đạt tình cảm lứa đơi trong một số tác phẩm văn xi hiện đại từ 1975 đến nay.
Do một vài khó khăn chủ quan lẫn khách quan nên chúng tôi chưa thể tiến hành
khảo sát thực tế để thu thập ngữ liệu từ nguồn “ngữ liệu sống” là lời ăn tiếng nói trong
sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, chúng tơi quyết định tìm hiểu trên cứ liệu là một số tác
phẩm văn xuôi hiện đại (từ 1975 đến nay).
Chúng tôi chọn ngữ liệu từ các tác phẩm văn xuôi hiện đại (từ 1975 đến nay) vì
thời điểm này xét về bối cảnh thời đại, cách nhìn nhận, đánh giá về việc bộc lộ tình
cảm lứa đơi có vẻ thống hơn trước. Vì thế, việc phản ánh hiện thực này trong các tác
phẩm văn xi cũng có phần rõ rệt hơn. Điều này giúp cho quá trình khảo sát dễ dàng,
thu thập được nhiều ngữ liệu và việc so sánh đối chiếu cũng rõ hơn, nên kết quả khảo
sát cũng như những kết luận đưa ra sẽ chính xác và đáng tin cậy hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua luận văn này chúng tơi mong muốn đạt được mục đích là đóng góp
một phần nghiên cứu nhỏ cho khoa học chuyên ngành ngôn ngữ. Đồng thời, luận văn


2

cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo liên ngành như: xã hội học, tâm lí học,
văn học.
Theo đó, đề tài này thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khảo sát đặc điểm của cặp trao – đáp biểu đạt tình cảm lứa đơi trong một số tác
phẩm văn xuôi hiện đại (từ 1975 đến nay)
- Chỉ ra đặc điểm chung về cặp trao – đáp biểu đạt tình cảm lứa đôi trong các tác
phẩm văn xuôi hiện đại (từ 1975 đến nay)
- Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa lời trao và lời đáp của các nhóm đối tượng
và lí giải dưới góc nhìn của văn hóa, xã hội cũng như sự ảnh hưởng của phong cách tác
giả.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi là “Đặc điểm cặp trao – đáp biểu đạt tình cảm lứa đơi
trong một số tác phẩm văn xuôi hiện đại từ 1975 đến nay” vì thế, đối tượng nghiên
cứu của đề tài chính là “cặp trao – đáp biểu đạt tình cảm lứa đôi”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát của đề tài là những cuộc hội thoại trong một
số tác phẩm văn xuôi hiện đại từ 1975 đến nay.
Theo đó chúng tơi sẽ khảo sát trong một vài tác phẩm văn xuôi (truyện ngắn,
truyện dài, truyện vừa, tiểu thuyết) của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Nhật Ánh, hai tác
giả trẻ thuộc thế hệ 8X 9X đó là: Gào và Kawi; ngồi ra chúng tơi cịn tiến hành khảo
sát từ tuyển tập truyện ngắn TP HCM từ 1975-2005…
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn chung những vấn đề liên quan đến đề tài khơng ít, trong q trình tìm hiểu
chúng tôi đã hệ thống lại những bài viết trên tạp chí, luận văn, luận án có liên quan:
Có nhiều bài viết, bài nghiên cứu tìm hiểu về hội thoại nói chung và một số vấn
đề xoay quanh lí thuyết hội thoại như các kiểu phát ngôn: phát ngôn hỏi – phát ngôn
trả lời, hoặc các kiểu hành động như: hành động cảm thán, hành động cầu khiến, hành
động bác bỏ… Có thể kể đến một vài bài nghiên cứu, bài viết sau (chúng tơi trình bày
theo thứ tự thời gian):


3

1. Bùi Minh Yến
a. Xưng hô giữa vợ chồng trong gia đình người Việt, Tạp chí ngơn ngữ số 3, 1990
b. Xưng hơ giữa anh chị em trong gia đình người Việt, Tạp chí ngơn ngữ số 3, 1993
Trong hai bài viết này, tác giả bàn về cách xưng hô trong gia đình người Việt, tác
giả chú ý đến mối quan hệ giữa các vai giao tiếp trong hội thoại mà cụ thể là vợ chồng, anh - chị - em trong gia đình.
2. Nguyễn Quý Thành, Vài nét về lời rao của người bán hàng rong, Tạp chí ngơn

ngữ số 3, 1990
3. Nguyễn Chí Hịa, Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương
tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Tạp chí ngơn ngữ số 1, 1993
4. Chu Thị Thanh Tâm, Hành vi mời và đối thoại mời, Tạp chí ngơn ngữ số 1, 1995.
5. Nguyễn Thị Hai, Hành động từ chối trong tiếng Việt hội thoại. Tạp chí Ngơn
ngữ, Số 1, tr.1-12, 2001.
Những luận văn ThS khảo sát về các hành động cảm ơn và cầu khiến trong tiếng
Việt, sau đó chỉ ra được các biểu thức cảm ơn và phân tích yếu tố lịch sự trong hành
động cầu khiến ta có thể kể đến:
6. Bùi Thị Kim Tuyến, Hành động cầu khiến trong tiếng Việt, Luận văn ThS, 2005.
7. Lê Thị Kim Đính, Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt, Luận văn ThS,
2006.
8. Nguyễn Thị Ngọc Hân, Đặc điểm lượt lời hồi đáp thuộc hành động hỏi trực tiếp
trong tiếng Việt giao tiếp, Luận văn ThS, 2006.
Từ việc phân tích các cuộc hội thoại trong giờ học của HS THCS bán cơng Phú
Thọ (các tiết học có nội dung bài thuộc kiểu bài lĩnh hội tri thức mới môn Ngữ văn) và
các cuộc thoại trong giờ chơi của HS, tác giả luận văn đã:
- Xác lập quan niệm về hành động hỏi đáp của TV: là 2 mặt của 1 quá trình thống
nhất biện chứng;
- Thống kê, tập hợp, phân loại các phát ngôn hồi đáp thuộc hành động hỏi trực
tiếp dựa vào cấu trúc biểu thức của câu hỏi và sự tương hợp về nội dung mệnh đề hỏi –
trả lời;


4

- Nghiên cứu đặc điểm lượt lời hồi đáp thuộc hành động hỏi trực tiếp trên các
bình diện: cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ dụng;
- Đưa ra một số chiến lược hội thoại giúp GV có thể vận dụng để khuyến khích
sự hợp tác của HS trong q trình giảng dạy; và

- Làm rõ luận điểm lập luận không chỉ xuất hiện trong diễn ngơn đơn thoại mà
cịn nằm trong lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật hội thoại.
9. Mai Thị Kiều Phượng, Phát ngôn chứa hành động hỏi trong giao tiếp mua bán
bằng tiếng Việt, Luận án TS, 2007.
Tác giả luận án đã tiến hành phân tích ngữ liệu từ đó:
- Phân biệt phát ngơn hỏi – hành động hỏi, hành động hỏi trực tiếp – gián tiếp;
- Nghiên cứu hành động hỏi trong phát ngôn mở đầu đoạn thoại giao tiếp mua
bán;
- Phân chia các tiểu loại hành động hỏi;
- Nghiên cứu các bình diện kết học – nghĩa học – dụng học của phát ngôn chứa
hành động hỏi trực tiếp và gián tiếp;
- Nghiên cứu các nhân tố ngữ dụng thuộc cấu trúc thông báo, cấu trúc lựa chọn
của phát ngôn chứa hành động hỏi thông qua hệ thống từ xưng hô, phương pháp lập
luận…;
- Nghiên cứu cấu trúc thông báo và cấu trúc lựa chọn của phát ngôn chứa hành
động hỏi trực tiếp và gián tiếp;
- Giải thích cơ chế hàm ẩn của phát ngơn chứa hành động hỏi dưới góc độ đặc
trưng văn hóa dân tộc và tư duy ngơn ngữ của người Việt; và
- Đề xuất hướng xây dựng lí thuyết và thực hành về Tiếng Việt thương mại
10. Hoàng Thị Quỳnh Ngân, Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xi Vi Hồng,
Luận văn ThS, 2008.
Tác giả luận văn đã trình bày cấu tạo ngữ pháp của lời thoại trong văn Vi Hồng,
tìm hiểu lời thoại trong văn Vi Hồng về phương diện dụng học đồng thời trình bày một
số yếu tố cơ bản thể hiện đặc điểm riêng trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng: hệ thống từ
ngữ tiếng dân tộc, phong tục tập quán người Tày…
11. Phạm Kim Thoa, Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều, Luận văn ThS, 2009.


5


Tác giả Phạm Kim Thoa đã phân tích hành vi cảm thán trong Truyện Kiều góp
phần vào việc tìm hiểu một khía cạnh trong nghệ thuật sử dụng ngơn từ của Nguyễn
Du đồng thời cho thấy vai trò của từ ngữ cảm thán và hành vi cảm thán trong việc biểu
thị thái độ, tình cảm của Nguyễn Du cũng như góp phần khắc họa rõ hơn tính cách các
nhân vật.
12. Vũ Thị Kỳ Hương, Hành động bác bỏ trong tiếng Việt, Luận văn ThS, 2010.
Tác giả Vũ Thị Kỳ Hương đã phân tích hành động bác bỏ trong tiếng Việt trong
mối tương quan với vấn đề lịch sự và vấn đề lập luận đồng thời chỉ ra những phương
thức, phương tiện biểu hiện của hành động bác bỏ trong tiếng Việt.
13. Phạm Thanh Vân, Hành động cảm thán trong tiếng Việt, Luận văn ThS, 2010.
Tác giả luận văn đã phân loại hành động cảm thán, chỉ ra những đặc điểm chủ yếu
và phương thức biểu thị hành động cảm thán.
14. Lê Thị Huyền Trân, Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng
Việt. Luận văn ThS, 2010.
Luận văn đi vào phân loại và miêu tả các hành động tại lời thường gặp trong ca dao
đối đáp giao dun và phân tích nghĩa hàm ngơn qua đó chỉ ra những “lẽ thường” phản
ánh bản sắc riêng trong tư duy của người Việt.
15. Trần Châu Ngọc, Truyện cười tiếng Việt nhìn từ lí thuyết hội thoại, Luận văn
ThS, 2011.
Sau khi phân tích ngữ liệu, tác giả luận văn đã phân tích đặc điểm của các đơn vị
trong cấu trúc hội thoại; miêu tả cấu trúc của một truyện cười làm cơ sở cho việc xác
lập nội dung trong phân tích hội thoại; phân tích các phương châm hội thoại; làm
phong phú thêm cách tiếp cận của lí thuyết hội thoại khi tìm hiểu một thể loại văn học.
16. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Hội thoại trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Luận
văn ThS, 2011.
Tác giả đã phân tích các cuộc hội thoại trong Truyện Kiều qua đó làm nổi bật lên
nét tính cách nhân vật qua đó góp phần tích cực trong việc giảng dạy truyện Kiều ở
phổ thông.
Xét về cặp thoại trao – đáp, chúng tơi chỉ tìm hiểu được rất ít tài liệu, cụ thể,
chúng tơi thấy có một vài bài nghiên cứu, và luận văn sau:



6

1. Nguyễn Thị Hồng Ngân, Cặp thoại trong hội thoại dạy học, Luận án TS, 2012.
2. Lê Thu Lan, Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi – đáp trong sách dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài, 2012.
Trong luận văn này, tác giả đã khảo sát và phân tích cặp thoại hỏi – đáp trong các
sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đồng thời nêu ra những nhận xét và kiến
nghị tích cực cho việc biên soạn và giảng dạy các cấu trúc hỏi – đáp tiếng Việt cho
người nước ngồi.
Nhìn chung, những bài viết, bài nghiên cứu mà chúng tơi thu thập được chỉ tìm
hiểu chung chung về hội thoại hoặc tìm hiểu một khía cạnh nào đó của hội thoại (lập
luận, lượt lời, các hành động trong hội thoại…) chứ chưa có tài liệu nào đi sâu nghiên
cứu cụ thể về cặp trao – đáp biểu đạt tình cảm, đặc biệt là cặp trao – đáp biểu đạt tình
cảm lứa đơi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành luận văn, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp và thủ pháp
nghiên cứu khác nhau, trong đó có thể kể đến những phương pháp tiêu biểu như:
- Khảo sát:
+ Thu thập ngữ liệu: chúng tôi tiến hành thu thập ngữ liệu từ các tác phẩm văn
xuôi hiện đại;
+ Thống kê ngữ liệu: sau khi thu thập ngữ liệu chúng tơi sẽ xử lí ngữ liệu bằng
cách tổng hợp, thống kê;
+ Lập bảng biểu: nhằm hệ thống hóa số liệu đã xử lí hoặc phục vụ cho mục đích
so sánh các đối tượng;
- Phân tích ngơn ngữ:
+ Miêu tả: trong q trình phân tích ngữ liệu để phục vụ cho việc làm rõ các luận
điểm chúng tôi thực hiện thao tác miêu tả ngữ liệu;
+ So sánh, đối chiếu: sau khi thu thập và phân tích ngữ liệu, chúng tơi đưa ra

những nhận định đánh giá đồng thời có sự so sánh đối chiếu kết quả thu được với nhau
nhằm làm bật lên các luận điểm của đề tài; và:
+ Phân tích ngữ liệu từ góc độ phân tích ngữ nghĩa, ngữ dụng (phân tích hàm ý,
tiền giả định, cách lập luận, các phương châm hội thoại…).


7

- Tổng hợp: sau khi phân tích, chúng tơi tiến tổng hợp và đưa ra những nhận xét,
đánh giá.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Với việc thực hiện đề tài này, về mặt lý luận, chúng tôi mong muốn được đóng
góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu ngữ dụng học. Về mặt thực tiễn, chúng tôi hy
vọng những kết luận của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo mang tính nghiên cứu
liên ngành: ngơn ngữ học – xã hội học, ngôn ngữ học – tâm lí học, ngơn ngữ học – văn
học.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết thúc, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: Ở chương này, chúng tơi trình
bày những lí thuyết liên quan đến đề tài để làm cơ sở nền có tính định hướng cho phần
nghiên cứu về sau. Theo đó, trong chương 1 sẽ có các nội dung chính như sau:
- Lí thuyết ngữ dụng học: trong phần này chúng tơi sẽ trình bày những phần lí
thuyết cơ bản về ngữ dụng học sẽ được vận dụng trong phân tích dữ liệu, như: lí thuyết
chiếu vật và chỉ xuất, lí thuyết hành động ngơn từ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội
thoại.
- Một vài vấn đề về tâm lí học (tâm lí học lứa tuổi; tâm lí học xã hội…)
- Một vài vấn đề về xã hội học (văn hóa, phong tục, tập quán; tính thời đại…)
Hai phần này chúng tơi chỉ sơ lược những nét cơ bản liên quan đến đề tài để làm
cơ sở phân tích và biện luận ở chương 3.

Chương 2: Khảo sát cặp trao – đáp biểu đạt tình cảm lứa đôi trong một số tác
phẩm văn xuôi từ 1975 đến nay
Chương này sẽ trình bày những vấn đề sau đây:
- Q trình khảo sát
- Q trình xử lí ngữ liệu
- Cuối cùng chúng tơi trình bày những kết quả thu thập được của q trình khảo
sát thơng qua các bảng biểu và tiến hành phân tích…


8

Cụ thể, chúng tơi sẽ trình bày kết quả khảo sát được từ lời trao và lời đáp của các
nhóm đối tượng trong việc biểu đạt tình cảm lứa đơi; đồng thời tiến hành so sánh đối
chiếu để tìm ra sự giống và khác nhau giữa các nhóm đối tượng được khảo sát.
Chương 3: Đặc điểm cặp trao – đáp biểu đạt tình cảm lứa đơi trong một số tác
phẩm văn xuôi từ 1975 đến nay với ảnh hưởng của xã hội và phong cách tác giả:
Trong chương này chúng tôi dựa vào những kết quả khảo sát được ở chương 2 để
đưa ra những nhận xét đánh giá của mình về đặc điểm cặp trao – đáp biểu đạt tình cảm
lứa đơi.
Sau đó chúng tơi trình bày những yếu tố tác động đến các đặc điểm của cặp trao
– đáp biểu đạt tình cảm lứa đơi trong các tác phẩm văn xi hiện đại (từ 1975 đến
nay). Vì hạn chế của phạm vi nghiên cứu nên vấn đề ảnh hưởng của yếu tố thời đại
chúng tơi chỉ trình bày về văn hóa xã hội và phong cách tác giả.
Theo đó chương 3 dự kiến sẽ có 2 phần cơ bản:
- Đặc điểm cặp trao – đáp biểu đạt tình cảm lứa đôi trong các tác phẩm văn xuôi
từ 1975 đến nay;
- Ảnh hưởng của tính thời đại và phong cách tác giả đến đặc điểm cặp trao – đáp
biểu đạt tình cảm lứa đơi trong tác phẩm văn xi từ 1975 đến nay.



9

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Lí thuyết ngữ dụng học
1.1.1. Lí thuyết hành động ngôn từ
1.1.1.1. Khái niệm hành động ngôn từ
Thuật ngữ hành động ngôn từ (speech act) do nhà triết học Anh là J. Austin đề
xuất và được một nhà triết học khác là J. Searle phát triển. Họ tin rằng, ngôn ngữ
không chỉ được dùng để thông báo hoặc miêu tả cái gì đó mà nó cịn được dùng để thể
hiện các hành động. Các hành động được thực hiện bằng lời được gọi là hành động
ngôn từ.
J. L. Austin (1911-1960) là người đầu tiên chú ý đến nhiều chức năng được thực
hiện bằng các phát ngôn với tư cách là một phần của giao tiếp liên nhân. Đặc biệt ông
đã chỉ ra được nhiều phát ngôn không truyền đạt thông tin mà là cái tương đương với
hành động. Khi ai đó nói: “Tơi xin lỗi…”, “Tơi hứa…” thì phát ngơn đó ngay lập tức
truyền đạt một thực tế tâm lí và xã hội mới. Khi nói xin lỗi tức là hành động xin lỗi đã
được thực hiện. Austin gọi những phát ngôn như thế là những phát ngôn ngôn hành
(performatives utterances). Ơng phân biệt phát ngơn ngơn hành với phát ngôn trần
thuật. Phát ngôn trần thuật là phát ngôn truyền đạt thơng tin về mặt ngữ nghĩa đều có
thể được đánh giá theo tiêu chuẩn đúng sai. Các phát ngôn ngôn hành không thể đánh
giá nội dung theo tiêu chuẩn logic đúng sai. Cả Austin và Searle đều xác nhận rằng khi
sử dụng ngôn ngữ chúng ta không chỉ tạo ra những phát ngơn có chứa mệnh đề về
những đối tượng, những thực thể, sự kiện mà chúng ta còn thực hiện chức năng như
yêu cầu, phủ nhận, xin lỗi… Chúng ta chỉ có thể nhận dạng ra hành động ngơn từ do
một phát ngơn nào đó thực hiện khi chúng ta biết được ngữ cảnh mà phát ngơn đó diễn
ra. Hành động ngơn từ chính là ý định về mặt chức năng của một phát ngôn.
1.1.1.2. Các hành động ngôn từ
Trong bất cứ trường hợp nào cái hành động được thực hiện bằng cách tạo ra một
phát ngôn cũng đều bao gồm 3 hành động liên quan. Đó là hành động ngôn tại, hành

động ngôn trung và hành động ngôn tác.


10

a. Hành động ngôn tại
Hành động ngôn tại là hành động cơ sở của phát ngôn, là hành động phát ra một
câu với ý nghĩa và sở chỉ xác định. Mỗi phát ngôn là một đơn vị hành chức trong giao
tiếp. Mỗi phát ngơn có hai loại ý nghĩa là ý nghĩa mệnh đề (propositional meaning)
hay còn được hiểu là ý nghĩa ngôn tại (locutionnary meaning) và ý nghĩa ngôn trung
(illocutionnary meaning) hay cịn được hiểu là hiệu lực ngơn trung. Ý nghĩa ngơn tại
chính là ý nghĩa ngun văn cơ bản của phát ngôn được rút ra từ ý nghĩa riêng của các
từ và cấu trúc của chúng. Hành động ngơn tại là nói cái gì đó có ý nghĩa và có thể hiểu
được.
b. Hành động ngơn trung
Hành động ngôn trung là dùng một câu để thực hiện một chức năng. Hành động
ngôn trung là hành động tạo ra một lời tuyên bố, một lời hẹn, một lời chào khi phát ra
một câu nhờ hiệu lực của những quy ước liên quan với nó. Hầu như chúng ta khơng
chỉ tạo ra những phát ngôn chuẩn tắc (wel-formed) mà không có mục đích gì. Chúng
ta tạo ra một phát ngơn nhằm một chức năng nào đó trong ý nghĩ. Đó chính là hành
động ngơn trung. Hành động ngơn trung được thực hiện nhờ hiệu lực giao tiếp của
phát ngôn. Chẳng hạn, chúng ta có thể nói câu sau: “Tơi vừa mới pha một ấm trà
ngon” hoặc để tạo ra một phán đốn hoặc để mời chào hoặc để giải thích hay vì một
mục đích giao tiếp nào khác. Ý nghĩa ngơn trung (illocutionnary meaning) hay lực
ngơn trung (illocutionnary force) chính là tác động mà người nói muốn phát ngơn có ở
người đọc và người nghe.
c. Hành động ngôn tác
Hành động ngôn tác là những kết quả hoặc hiệu lực được tạo ra nhờ nói cái gì đó.
Nói cách khác, hành động ngôn tác là hành động gây được hiệu quả ở người nghe nhờ
phát ra một câu. Hiệu quả như thế là chỉ riêng cho hồn cảnh phát ngơn. Tất nhiên

người ta không chỉ đơn giản là tạo ra một phát ngôn với chức năng nhất định mà
không dự định nó sẽ có hiệu quả như thế nào.
Hành động ngơn trung của phát ngôn là ý đồ giao tiếp của người nói hoặc chức
năng mà phát ngơn nhằm thực hiện. Hành động ngơn tác của phát ngơn có thể giống
với hành động ngôn trung nếu hành động ngôn trung được chấp nhận và thực hiện, có


11

thể khác hành động ngôn trung nếu hành động ngôn trung không được chấp nhận hoặc
bị coi thường.
1.1.1.3. Các kiểu hành động ngơn trung
Lí thuyết hành động ngơn từ chủ yếu liên quan đến các hành động ngôn trung.
Người ta cố gắng tìm cách truyền đạt được nhiều hơn cái người ta nói. Vì thế hành
động ngơn trung được thảo luận nhiều nhất. Nói chung, thuật ngữ hành động ngơn từ
thường được giải thích theo nghĩa hẹp là hành động ngơn trung. Có thể có hàng trăm
hành động ngơn trung và người ta đã cố gắng phân chúng ra thành một số kiểu nhỏ. J.
Searle đã phân ra thành 5 kiểu cơ bản của hành động ngôn trung là: hành động biểu
kiến (representatives), hành động cầu khiến (directives), hành động ước kết
(commissives), hành động biểu cảm (expressives), hành động tuyên bố (declarations).
a. Hành động tuyên bố (declarations)
Hành động tuyên bố: người nói làm thay đổi địa vị hoặc điều kiện bên ngoài của
một đối tượng hoặc hoàn cảnh chỉ bằng cách tạo ra phát ngôn, như: từ bỏ, đặt tên, sa
thải, khai mạc… Đặc trưng của hành động tuyên bố là: từ ngữ làm thay đổi thực tại,
người nói gây ra tình huống.
b. Hành động biểu kiến (representatives)
Hành động biểu kiến là hành động thể hiện cái mà người nói tin tưởng. Hành
động này thể hiện ở những câu mà người nói phải chịu trách nhiệm về giá trị chân lí
của mệnh đề được biểu đạt. Ví dụ: “Tơi tin Hoa chưa có người u”. Người nói đã
cam kết tính chân thực của mệnh đề với mức độ khác nhau, như xác nhận, kết luận, tin

tưởng, phủ nhận, tường thuật. Mức độ khẳng định trong câu: “Tơi đốn nó có vợ rồi.”
thấp hơn trong câu: “Tơi thề rằng nó có vợ rồi”. Nhóm biểu kiến có thể bao gồm các
hành động như: khẳng định, quả quyết, phỏng đoán, miêu tả, thông báo, từ chối, tán
thành, phản đối, giả định, gợi ý, tranh cãi, hưởng ứng, giải thích… Đặc trưng của hành
động biểu kiến là làm từ ngữ khớp với thực tại, người nói tin tình huống.
c. Hành động biểu cảm (expressives)
Hành động biểu cảm: người nói thể hiện trạng thái tâm lí của mình đối với sự
tình trong nội dung mệnh đề như: xin lỗi, phàn nàn, chúc mừng, cảm ơn, hoan nghênh.


12

Đặc trưng của hành động biểu cảm là làm từ ngữ khớp với thực tại, người nói cảm
thấy tình huống.
d. Hành động cầu khiến (directives)
Người nói cố gắng làm cho người nghe làm cái gì đó, chẳng hạn: hỏi, u cầu, ra
lệnh, nài ép, thỉnh cầu… Đặc trưng của hành động cầu khiến là làm cho thực tại khớp
với từ ngữ.
e. Hành động ước kết (commissives)
Người nói cam kết một hành động tương lai nào đó, chẳng hạn: bảo đảm, hứa
hẹn, cam đoan, thề, tuyên thệ… Đặc trưng của hành động ước kết là: làm thực tại khớp
với từ ngữ, người nói định tình huống.
Năm nhóm hành động ngơn từ trên đây được J. Searle phân ra trên cơ sở ba tiêu
chuẩn cơ bản là:
(1) Đích ngơn trung (illocutionary goal)
Đó chính là mục đích của hành động ngơn từ. Chẳng hạn, đích ngơn trung của
hành động ước kết là tự gán cho mình trách nhiệm thực hiện việc gì đó. Đích ngơn
trung khơng trùng với lực ngơn trung (illocutionary force). Lực ngôn trung cũng được
hiểu là ý nghĩa ngôn trung (illocutionary meaning). Đó là tác động của phát ngơn hoặc
văn bản viết đối với người đọc hoặc người nghe. Hai hành động khác nhau có thể có

cùng một mục đích, nhưng hiệu lực của chúng lại khác nhau. Chẳng hạn ra lệnh và
thỉnh cầu có cùng một mục đích là điều khiển người nghe: ra lệnh thì bắt buộc người
nghe phải thực hiện, cịn thỉnh cầu thì chỉ kêu gọi thiện chí của người nghe mà thơi.
(2) Hướng khớp ghép giữa từ ngữ và thực tại
Tiêu chuẩn này quy định mối quan hệ giữa từ ngữ và thực tại mà hành động đề
ra. Hướng khớp ghép có thể được xây dựng theo hai chiều: từ từ ngữ tới thực tại hoặc
từ thực tại tới từ ngữ. Chẳng hạn, trong cầu khiến hay trong ước kết, hướng khớp ghép
là từ ngữ tới thực tại, nghĩa là lời có trước sau đó hành động mới theo lời mà thực hiện
cho phù hợp. Trong hành động biểu kiến và biểu cảm thì thực tại có trước, lời nói phải
làm sao phù hợp với thực tại.


13

(3) Trạng thái tâm lí được thể hiện
Trong hành động cầu khiến, trạng thái tâm lí của người nói là phải có lịng tin
vào mệnh đề được nói ra. Trong hành động cầu khiến, trạng thái tâm lí và mong muốn
người nghe thực hiện hành động. Trong hành động biểu cảm, trạng thái tâm lí phụ
thuộc vào mục đích của hành động ngôn từ. Trong hành động ước kết, trạng thái tâm lí
của người nói là định làm cái gì đó. J. Searle đã tóm tắt năm chức năng của các hành
động ngôn từ với các đặc trưng của chúng trong bảng sau:
Kiểu hành động
ngôn từ

Tuyên bố

Biểu kiến

Biểu cảm


Cầu khiến
Ước kết

Hướng khớp ghép
giữa thực tại với từ
ngữ
Từ ngữ làm thay đổi
thực tại
Làm từ ngữ khớp với
thực tại
Làm từ ngữ khớp với
thực tại
Làm thực tại khớp với
từ ngữ
Làm thực tại khớp với
từ ngữ

S: Người nói
X: Tình huống

S gây ra X

S tin là X

S cảm thấy X

S muốn X
S định X

1.1.1.4. Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp

Ngữ pháp truyền thống, khi nghiên cứu các câu phân loại theo mục đích nói, thì
thực tế đã nghiên cứu các biểu thức ngôn hành của những hành động ngơn từ tương
ứng.
Căn cứ vào mục đích giao tiếp, người ta thường chia câu tiếng Việt thành bốn
loại: câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh và câu cảm thán.
Những phát ngơn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng là
những phát ngơn có hành động ngơn từ trực tiếp (direct speech act). Nói cách khác,


14

hành động ngôn từ trực tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngơn
có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng. Một câu trần thuật được
dùng để nhận định thì đó là một hành động ngôn từ trực tiếp, một câu nghi vấn dùng
để hỏi thì đó là một hành động ngơn từ trực tiếp.
Khi nào có quan hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có
một hành động ngơn từ gián tiếp (indirect speech act). Nói cách khác hành động ngơn
từ gián tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngơn có quan hệ gián
tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc. Một câu trần thuật được dùng để nhận định
thì nó là hành động trực tiếp, nhưng câu trần thuật được dùng để cầu khiến thì nó là
một hành động ngơn từ gián tiếp. Ví dụ: “Ngồi hành lang ồn ào quá.” là một câu trần
thuật. Khi nó được dùng để nhận định, tức là để nói về tình huống của phịng học thì
nó thực hiện một hành động ngơn từ trực tiếp, khi nó được dùng để u cầu đóng cửa
lại thì nó là một hành động ngôn từ gián tiếp. Vấn đề ở đây là làm thế nào mà người
nghe có thể hiểu được hành động ngơn từ gián tiếp. Người ta giải thích rằng trong
những trường hợp như vậy nó đã dựa vào thơng tin cơ bản đã có được, vào lẽ thường
và vào khả năng suy luận của người nghe.
1.1.2. Lí thuyết hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngơn ngữ, nó cũng là
hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.

Đầu tiên, hội thoại được xã hội học, xã hội ngôn ngữ học, dân tộc ngơn ngữ học
Mĩ nghiên cứu. Từ 1970 nó là đối tượng chính thức của một phân ngành ngơn ngữ học
Mĩ, phân ngành phân tích hội thoại (conversation analysis). Sau đó phân tích hội thoại
được tiếp nhận ở Anh với tên gọi phân tích diễn ngơn (discourse analysis), ở Pháp
(khoảng 1980) và ở các nước thuộc cựu lục địa. Cho đến nay thì ngơn ngữ học của hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều bàn đến hội thoại.
Các cuộc hội thoại có thể khác nhau ở:
Thứ nhất, đặc điểm của thoại trường (khơng gian, thời gian) ở đó diễn ra các
cuộc hội thoại. Thoại trường hội thoại có thể là nơi cơng cộng (mít tinh, hội nghị, hội
thảo, ngồi chợ, trong tiệm ăn, quán giải khát…) hay riêng tư (trong phòng ngủ giữa
vợ và chồng, trong phòng khách giữa chủ với khách…) Thoại trường không phải chỉ


15

có nghĩa khơng gian, thời gian tuyệt đối mà gắn với khả năng can thiệp của người thứ
ba đối với cuộc hội thoại đang diễn ra. Ví dụ cuộc hội thoại ngồi cơng viên của một
đơi nam nữ vẫn là cuộc hội thoại riêng tư mặc dù công viên là khơng gian cơng cộng.
Nhìn chung thoại trường với sự hiện diện của những nhân vật đang hội thoại ảnh
hưởng ít hay nhiều đến cuộc hội thoại cả về nội dung, cả về hình thức.
Thứ hai, ở số lượng người tham gia. Số lượng nhân vật hội thoại – còn gọi là đối
tác hội thoại hay đối tác – thay đổi từ hai đến một số lượng lớn. Có những cuộc hội
thoại tay đôi, tay ba (trilogue), tay tư hay nhiều hơn nữa (đa thoại – polylogue). Những
cuộc hội thoại như hội nghị, mít tinh… thì khơng thể cố định được số lượng.
Thứ ba, cương vị và tư cách của người tham gia hội thoại. Sự thực, tiêu chí số
lượng có quan hệ với tiêu chí cương vị và tư cách người tham gia. Cương vị và tư cách
người hội thoại rất khác nhau tùy theo các cuộc hội thoại, tựu trung có thể kể đến như
sau:
- Tính chủ động hay thụ động của các đối tác. Trong hội thoại có vai nói và vai
nghe. Cuộc hội thoại chủ động là cuộc hội thoại trong đó cả hai vai đều có quyền chủ

động tham dự vào cuộc hội thoại như nhau theo ngun tắc anh nói tơi nghe, tơi nói
anh nghe; tơi và anh ln phiên nhau nói và nghe. Cuộc hội thoại thụ động là cuộc hội
thoại mà trong đó chỉ một người giữ cương vị vai nói cịn người kia (những người kia)
chỉ nghe, không tham gia được vào hội thoại hoặc có tham gia cũng rất hạn chế,
thường chỉ để bày tỏ thái độ tiếp nhận của mình hoặc để u cầu người nói giải thích
hoặc bổ sung thêm một thơng tin nào đó cho nội dung diễn ngơn của người này.
- Sự có mặt hay vắng mặt của vai nghe trong cuộc hội thoại. Thí dụ phát thanh
truyền hình là những hội thoại mà người nghe vắng mặt. Trị chuyện tay đơi, tay ba,
những cuộc hội nghị, mít tinh là những cuộc thoại trong đó người nghe có mặt. Hội
thoại qua điện thoại (trừ điện thoại tối tân có màn hình) tuy khơng nhìn thấy nhau
nhưng vẫn có mặt trong hội thoại.
Lại có những cuộc hội thoại trong đó cặp vai nói/nghe đồng thời thuộc những lớp
khác nhau.
Các cuộc hội thoại cịn được phân biệt theo tính chất được điều khiển hay không
được điều khiển. Những cuộc hội thảo, đại hội, hội nghị thường diễn ra dưới sự điều


16

khiển của đoàn chủ tịch, những cuộc hội thoại hằng ngày của bạn bè, những cuộc mua
bán là những cuộc hội thoại khơng có người điều khiển, chúng diễn ra theo kiểu “tự
mình dẫn mình đi”.
Thứ tư là các cuộc hội thoại khác nhau ở tính có đích hay khơng có đích. Những
cuộc hội thoại như thương thuyết ngoại giao, hội thảo khoa học có đích được xác định
trước rõ ràng. Những cuộc tán gẫu được xem là khơng có đích. Thực ra do chỗ hoạt
động của con người tự chúng đã có đích vì vậy nên nói hội thoại có đích hướng ngoại
phân biệt với hội thoại có đích hướng nội hơn là nói hội thoại có đích và hội thoại
khơng có đích. Bởi vì các cuộc hội thoại tuy khơng có đích hướng ngoại nhưng cũng
có đích hướng nội.
Nói đến đích của hội thoại cũng là nói đến đặc tính nội dung của cuộc hội thoại:

có những cuộc hội thoại được định trước về nội dung, có những cuộc hội thoại nội
dung nghiêm túc và những cuộc hội thoại khơng nghiêm túc hoặc khơng rõ chủ đề, có
những cuộc hội thoại về những nỗi niềm riêng tư và những cuộc hội thoại bàn về
những vấn đề chung của một đơn vị, một xã hội, một quốc gia…
Nói đến đích hội thoại, đặc biệt nói đến đích hướng nội thì các cuộc hội thoại có
thể khác nhau ở hành vi ngơn ngữ chủ đạo. Theo tiêu chí này có thể nói đến những
cuộc hội thoại miêu tả, tư sự, biểu cảm, lập luận. Những hình thức hội thoại phân chia
theo cấu trúc hành vi ngôn ngữ vĩ mô này lại có thể chia thành những kiểu nhỏ hơn
nữa, thí dụ trong kiểu tự sự có kiểu tường thuật, tường trình hay kể lể (tâm sự), trong
hội thoại lập luận có những kiểu như: giao ban, hội ý, cãi cọ… Trong những cuộc hội
thoại biểu cảm có an ủi, than thở, chửi mắng…
Thứ năm, các cuộc hội thoại có thể khác nhau về tính có hình thức hay khơng có
hình thức. Những cuộc thương nghị, hội thảo… là những cuộc hội thoại mà hình thức
tổ chức khá chặt chẽ, trang trọng đến mức thành nghi lễ còn những chuyện trò đời
thường thì khơng có một hình thức tổ chức nào cả.
Cuối cùng là vấn đề ngữ vực. Do có tính hình thức hay khơng có tính hình thức
mà các cuộc hội thoại có thể diễn ra ở một trong ba ngữ vực đã biết.


17

1.1.2.1. Vận động hội thoại
Trong bất kì cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: trao lời, đáp lời và
tương tác.
a. Sự trao lời (allocution, allocution)
Chuỗi đơn vị ngơn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu cho
đến lúc chấm dứt để cho nhân vật kia nói chuỗi của mình là một lượt lời (turn at talk)
chúng ta dùng kí hiệu Sp để chỉ người tham gia hội thoại, Sp1 là vai người nói, Sp2 là
vai người nghe. Sp1, Sp2, Spn là các đối tác hội thoại.
Trao lời là vận động mà Sp1 nói ra lượt lời của mình và hướng lượt lời của mình

về Sp2 nhằm làm cho Sp2 biết được rằng lượt lời được nói ra đó là dành cho Sp2.
Trong một song thoại, vấn đề xác định Sp2 khơng đặt ra bởi vì chỉ có một người nói và
một người nghe. Nhưng đối với những cuộc đa thoại thì vận động đa thoại có khi
hướng vào tồn thể người nghe trong cuộc hội thọai nhưng cũng có khi chỉ nhằm vào
một (hoặc một số) người trong toàn bộ người nghe đương trường.
b. Sự trao đáp (exchange)
Cuộc hội thoại chính thức hình thành khi Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của
Sp1. Vận động trao đáp, cái lõi của hội thoại sẽ diễn ra liên tục, lúc nhịp nhàng, lúc
khúc mắc, lúc nhanh lúc chậm với sự thay đổi của vai nói, vai nghe.
Cũng như sự trao lời, sự trao đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc
bằng lời, thường thì hai loại yếu tố này đồng hành với nhau.
Chúng ta đã biết diễn ngôn là sản phẩm của các hành động ngôn từ. Tất cả các
hành động ngơn từ đều địi hỏi sự hồi đáp. Sự hồi đáp có thể bằng tất cả hành động
ngơn từ tương thích với hành động dẫn nhập lập thành cặp như hỏi – trả lời, chào –
chào, xin lỗi – đáp lời… (sau này sẽ được gọi là cặp kế cận), mà cũng có thể được thực
hiện bằng những hành vi bất kì, khơng tương thích với hành động dẫn nhập.
Tất nhiên có những diễn ngơn mà người nghe không thể hồi đáp được như những
diễn ngôn viết, những diễn ngôn trong những cuộc hội thoại mà người nghe không
đương diện hoặc những cuộc hội thoại miệng trong đó người nghe khơng có quyền hồi
đáp nếu khơng được phép như lời tun án của quan tịa. Tuy nhiên đây là sự hồi đáp,
đương trường. Trong chiều sâu, những diễn ngơn trên vẫn phải tính đến khả năng cũng


18

như cách thức hồi đáp có thể của người tiếp nhận để nói ra sao cho khơng thể phản bác
được nếu người tiếp nhận muốn phản bác.
c. Sự tương tác
Trong hội thoại các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại lẫn
nhau làm biến đổi lẫn nhau. Trước cuộc hội thoại của các nhân vật có sự khác biệt, đối

lập, thậm chí trái ngược về các mặt (hiểu biết, tâm lí, tình cảm hay ý muốn…) Khơng
có sự khác biệt này thì giao tiếp thành thừa. Trong hội thoại và qua hội thoại những
khác biệt này giảm đi hoặc mở rộng ra, căng lên có khi thành xung đột.
Trong hội thoại, nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên tương tác. Họ tác động
lẫn nhau về mọi phương diện, đối với ngữ dụng học quan trọng nhất là tác động đến
lời nói (và ngơn ngữ) của nhau. Liên tương tác trong hội thoại trước hết là liên tương
tác giữa các lượt lời của Sp1 và Sp2… Như thế, lượt lời vừa là cái chịu tác động, vừa
là phương tiện mà Sp1, Sp2 sử dụng để gây ra tác động đối với lời nói và qua lời nói
mà tác động đến tâm lí, sinh lí, vật lí của nhau.
Hội thoại có thể ở hai cực: điều hòa, nhịp nhàng hoặc hỗn độn, vướng mắc mà
tiêu biểu là những cuộc cãi lộn. Ở những cuộc cãi lộn ngoài cử chỉ, điệu bộ và ngữ
điệu, sự trùng lời, dẫm đạp lên lượt lời của nhau, cướp lời nhau là dấu hiệu của các
cuộc chiến bằng lời này. Như vậy có nghĩa là trong các cuộc đối thoại đều phải có sự
hịa phối các hoạt động của các đối tác về mọi mặt, trước hết là hòa phối các lượt lời.
1.1.2.2. Nguyên tắc hợp tác trong hội thoại
a. Nguyên tắc hợp tác
Như ta biết, người nói ln muốn truyền đạt nhiều hơn cái được nói. Bao giờ
cũng có những điều mà người ta thấy khơng cần phải nói ra, những điều khơng tiện nói
ra, khơng thể nói thẳng. Hơn nữa, khơng phải tất cả những gì người ta muốn biểu đạt
đều có thể nói ra được. Nhận thức của con người phong phú và phức tạp. Làm cho
người khác nhận thức được đầy đủ và chính xác nhận thức của mình khơng phải
chuyện dễ. Vấn đề là phải giải thích thế nào để người nghe lĩnh hội được ý người nói.
P. Grice tin rằng phải có một cơ chế chi phối việc sáng tạo và lĩnh hội những phát
ngôn ấy. Đó là cái được gọi là nguyên tắc hợp tác (cooperative principle). Nguyên tắc
này được ông phát biểu như sau: Hãy làm cho phần đóng góp của anh đáp ứng đòi hỏi


×