Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tìm hiểu con người mất mát trong tiểu thuyết di sản của mất mát của kiran desai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Cơng Tỉnh

TÌM HIỂU “CON NGƯỜI MẤT MÁT”
TRONG TIỂU THUYẾT DI SẢN CỦA MẤT MÁT
CỦA KIRAN DESAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Cơng Tỉnh

TÌM HIỂU “CON NGƯỜI MẤT MÁT”
TRONG TIỂU THUYẾT DI SẢN CỦA MẤT MÁT
CỦA KIRAN DESAI
Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
Mã số

: 60 22 02 45

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng cơng bố ở
các cơng trình nghiên cứu khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.

Người viết

Nguyễn Công Tỉnh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tận
tình của TS. Nguyễn Thị Bích Thúy. Xin gửi đến cơ lời cảm ơn chân thành nhất!
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu và Phịng Sau Đại học cùng
q thầy cơ trong Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện để tôi học tập và hồn thành
khóa học.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn Sở GD & ĐT Ninh Thuận, Ban Giám hiệu
trường THPT Phan Chu Trinh (Ninh Thuận) cùng các đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua.
Đồng thời, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình cùng bạn bè!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2015

Học viên


Nguyễn Cơng Tỉnh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1. VĂN HÓA ẤN ĐỘ VÀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI MẤT MÁT ................ 8
1.1. Văn hóa Ấn Độ - bản sắc và sự ảnh hưởng ........................................................... 8
1.1.1. Bản sắc .......................................................................................................... 8
1.1.2. Sự ảnh hưởng .............................................................................................. 11
1.2. Vấn đề “Con người mất mát” .............................................................................. 15
1.2.1. Cơ sở văn hóa, tơn giáo Ấn Độ................................................................... 15
1.2.2. Những người chịu sự “mất mát” ................................................................ 17
1.3. Nhà văn Kiran Desai và Di sản của mất mát ...................................................... 21
1.3.1. Nhà văn Kiran Desai – người không kế thừa sự “mất mát” ...................... 21
1.3.2. Tóm tắt tác phẩm Di sản của mất mát ........................................................ 23
Chương 2. NHỮNG PHƯƠNG DIỆN “MẤT MÁT” CỦA “CON NGƯỜI MẤT
MÁT” ......................................................................................................... 27
2.1. Hành trình “mất mát” trong văn học Ấn Độ....................................................... 28
2.1.1. Văn học cổ đại ............................................................................................ 28
2.1.2. Văn học trung đại........................................................................................ 30
2.1.3. Văn học hiện đại ......................................................................................... 31
2.1.4. Văn học đương đại ...................................................................................... 33
2.2. “Con người mất mát” trong Di sản của mất mát ................................................ 35
2.2.1. Nguyên nhân của sự “mất mát” .................................................................. 35
2.2.2. Biểu hiện của sự “mất mát” ....................................................................... 43
Chương 3. CÁCH THỨC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG “CON NGƯỜI MẤT

MÁT” ......................................................................................................... 61
3.1. Nhân vật “mất mát” ............................................................................................ 61
3.1.1. Con người đi tìm lý tưởng .......................................................................... 62


3.1.2. Con người bi kịch ....................................................................................... 64
3.1.3. Con người cô đơn ....................................................................................... 66
3.1.4. Con người tự ý thức .................................................................................... 68
3.2. Không gian “mất mát”........................................................................................ 70
3.2.1. Không gian hiện hữu................................................................................... 71
3.2.2. Không gian tâm linh ................................................................................... 79
3.3. Thời gian “mất mát” .......................................................................................... 86
3.3.1. Thời gian đa chiều ...................................................................................... 87
3.3.2. Thời gian hồi tưởng .................................................................................... 91
3.3.3. Nhịp điệu, sự vận động của thời gian ......................................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 100


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Ấn Độ đã được khẳng định từ lâu chính bởi sự độc đáo về đề tài, đa
dạng và phong phú về thể loại. Tuy nhiên, xét trên nhiều phương diện, văn học Ấn Độ
đến với Việt Nam còn hạn chế, chưa thật sự phổ biến sâu rộng và vẫn chưa đáp ứng
đầy đủ nhu cầu của bạn đọc. Hiện nay, nền văn học Ấn Độ đương đại với những tên
tuổi của các nhà văn trẻ đã tạo một “dấu nhấn” trên văn đàn thế giới. Ở Việt Nam,
các tác phẩm văn học Ấn Độ đương đại viết bằng Tiếng Anh đã được dịch và giới
thiệu đến độc giả: Chúa trời những chuyện vụn vặt (Arundhati Roy), Triệu phú khu ổ

chuột (Vikas Swarup), Cọp trắng (Aravind Adiga), Di sản của mất mát (Kiran
Desai),… Nhưng có thể thấy người đọc đang có xu hướng tìm đến dịng văn học Ấn
Độ và đang bị thu hút bởi chính dịng văn học Ấn viết bằng Tiếng Anh. Trong số các
tác phẩm thuộc dòng văn học Ấn Độ đương đại viết bằng Tiếng Anh được dịch ở Việt
Nam, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến cuốn tiểu thuyết Di sản của mất mát của Kiran
Desai và chọn nghiên cứu với những lý do sau:
1.1. Tác phẩm Di sản của mất mát của K. Desai được giới phê bình ca ngợi khắp
Âu Á và Mỹ. Câu chuyện về Ấn Độ những năm 80 này đã đem lại cho cô nhiều đề cử
cũng như những giải thưởng danh giá: đề cử cho giải Orange, lọt vào vòng chung
khảo giải Kiriyama, lọt vào danh sách mười cuốn tiểu thuyết hay nhất do tạp chí
Observer bình chọn, giành giải thưởng cho tiểu tuyết của hiệp hội các nhà phê bình
Mỹ,… và đặc biệt giành giải thưởng Man Booker năm 2006. Tác phẩm được dịch ra
nhiều thứ tiếng trên thế giới, làm say mê hàng triệu đọc giả. Vào năm 2008,
Inheritance of loss của Kiran Desai được dịch giả Nham Hoa giới thiệu với độc giả
Việt Nam với nhan đề Di sản của mất mát. Tuy nhiên, việc tiếp nhận tác giả cũng
như tác phẩm này ở Việt Nam vẫn chưa thật sự sâu rộng
1.2. Trước nền văn hóa Ấn Độ, mỗi người đều trở nên nhỏ bé. Vì trong nền văn
hóa đó cái gì cũng đồ sộ, hùng vĩ. Hơn nữa, thành phần quan trọng tạo nên khuôn mặt
thống nhất và đa dạng của Ấn Độ là văn hóa. Văn hóa Ấn Độ là cả một gia sản lớn.
Tuy vậy trong bản thân nó đã chứa đựng những sai lệch, mất mát. Với Kiran Desai,
“Inheritance of loss” là “một sự mất mát có tính kế thừa”, “lại là cả một danh sách


2

kế thừa kéo dài”. Đây là cuốn tiểu thuyết kể về niềm hân hoan đi đôi với nỗi thất vọng
của các nhân vật khi phải đối diện với biết bao lựa chọn trong cuộc sống. Cho nên, có
thể xem cuốn tiểu thuyết là tiếng nói đầy nhức nhối cho một sự kế thừa đầy rẫy sự mất
mát ẩn chứa trong một gia sản lớn lao được truyền lại từ đời này sang đời khác.
1.3. Văn học đương đại Ấn Độ với sự xuất hiện của nhiều cây bút trẻ tài năng đã

tạo được dấu ấn và gây tiếng vang khi liên tục đạt được những giải thưởng văn học có
giá trị. Có thể nói, văn học đương đại Ấn Độ gây được sự chú ý lớn là nhờ đề tài mà
các nhà văn phản ánh. Đó là sự ảnh hưởng toàn diện, nặng nề mà chủ nghĩa thực dân
để lại trên đất nước Ấn Độ. Văn học đương đại gắn với bối cảnh hậu thuộc địa vơ tình
trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà văn khai thác. Hòa chung trong dòng chảy ấy,
Kiran Disai đã khéo léo dệt nên tác phẩm giúp cô trở thành người phụ nữ trẻ tuổi nhất
đoạt giải Man Booker (2006). Vấn đề đặt ra trong tác phẩm không mới nhưng thu hút
người đọc ở cách kể chuyện, dẫn chuyện. Di sản của mất mát thể hiện rõ tài năng của
một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và đặc biệt là sự đồng cảm với những cảm giác mà
chính cơ đã từng trải qua trong cuộc đời. Điều đặc biệt ở cuốn tiểu thuyết này là nó đã
“bắt được” những cảm xúc thật, những tình cảm của người dân di cư, soi vào nỗi đau
lưu đày và sự mơ hồ về thời kỳ hậu thuộc địa của thế giới nhân vật được thêu dệt với
những gam màu tươi mới.
Tìm hiểu việc tiếp nhận tác phẩm của Kiran Desai ở Việt Nam, chúng tôi nhận
thấy chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu về cuốn tiểu thuyết đương đại
này. Vì thế, với đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu “Con người mất mát” trong tiểu thuyết
Di sản của mất mát của Kiran Desai, chúng tôi hy vọng sẽ phần nào tìm hiểu, giới
thiệu tác phẩm của nhà văn Kiran Desai đến độc giả Việt Nam. Đồng thời góp thêm
một góc nhìn mới về cuộc sống con người trong bối cảnh tồn cầu hóa và hệ lụy mà
chủ nghĩa thực dân mang lại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
(1) Tiểu luận Di sản của mất mát – Nối dài danh sách thừa kế của nhà nghiên
cứu, phê bình văn học Hồ Anh Thái đã mang đến cho chúng tôi một góc nhìn thú vị để
có thể tiếp cận tác phẩm khi ông cho rằng: “Những cuộc đời mất mát có thể tiếp nối


3

như một lời nguyền muôn đời”.

(2) Trong lời giới thiệu về cuốn sách Di sản của mất mát, dịch giả Nham Hoa
đã đưa ra một số nhận định khái quát về tác phẩm: “Đó là một bức tranh tồn cảnh
của Ấn Độ thời kỳ hậu thuộc địa với những sắc màu mang đậm tính thời đại: Tồn
cầu hóa, đa văn hóa, bất bình đẳng kinh tế, xung đột sắc tộc,…”. Đằng sau bức tranh
ấy là số phận của những con người, những sản phẩm mà chủ nghĩa thực dân để lại trên
đất nước Ấn Độ.
(3) Bài giới thiệu về cuốn sách của tờ Lao Động đã nhận xét về cách thức thể
hiện nhân vật trong Di sản của mất mát, giúp người nghiên cứu có thể đi sâu tìm hiểu
những đặc sắc nghệ thuật mà Kiran Desai thể hiện trong tác phẩm.
(4) Tham luận “Di sản của mất mát” không gì khác chính là sự mất mát của
nhà văn Hồi Nam đã đưa ra những nhận định về tác phẩm. Ơng cho rằng “Di sản của
mất mát khơng gì khác chính là sự mất mát”. Kiran Desai đã viết về đất nước, dân tộc,
đồng bào mình bằng một cái nhìn và một giọng điệu vừa xót xa vừa giễu cợt. Xót xa
trong sự chân thành, giễu cợt trong sự điềm tĩnh và chia sẻ nhận thức về hai truyền
thống văn hóa Đơng – Tây.
(5) Trong tham luận Kiran Desai và tiểu thuyết Di sản của mất mát, nhà
nghiên cứu, phê bình văn học Đào Trung Đạo nhận định rằng: Di sản của mất mát
thuộc thể loại văn chương di dân và nhân vật trong tiểu thuyết thuộc thể loại văn
chương di dân ấy - nhân vật tiểu thuyết xa xứ. Đây là kiểu nhân vật quen thuộc trong
dòng văn học Ấn Độ đương đại và đã được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau.
(6) Tham luận Điều cuối cùng của Di sản của mất mát của nhà báo Sơn Phước
đã đánh giá về ngôn từ của tác phẩm. Qua đó, cung cấp những tư liệu hữu ích cho bài
nghiên cứu về tác phẩm Di sản của mất mát và nhà văn Kiran Desai.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
(7) Tham luận The Inheritance of loss by Kiran Desai – Wounded by the
West (tạm dịch tiểu thuyết Di sản của mất mát của nhà văn Kiran Desai – sự tổn
thương từ phương Tây) của tiểu thuyết gia Pankaj Mishra. Ông đã phân tích khá kỹ
lưỡng về sự ảnh hưởng của phương Tây đối với đất nước, con người Ấn Độ. Đó là
một sự tổn thương nghiêm trọng mà đặc biệt hơn là đối với con người. Tất cả các



4

nhân vật của Desai đã cịi cọc bởi chính cuộc gặp gỡ của họ với phương Tây. Họ chịu
đựng sự tổn thương mất mát đó như là một điều tất yếu trong cuộc sống.
(8) Tham luận Mutt and the mathstutor của nhà văn, nhà hoạt động nhân
quyền Natasha Watter đã nhận định tác phẩm về vấn đề hạnh phúc, số phận của cô
thiếu nữ Sai luôn gặp phải sự mất mát từ cuộc sống: Tình thương từ người thân, tình
yêu với Gyan và cuộc sống hạnh phúc mà cô hằng mong muốn sống an tồn bên trong
nó. Natasha cho rằng ngay cả chính người đọc cũng bị đánh đập một cách đau đớn bởi
những sự chồng chéo của câu chuyện và sự thất bại của các nhân vật khi họ cố vươn
tới những ước muốn trong cuộc sống của mình.
(9) Trên BBC News, nhà văn Fiona Pryor cho rằng: “Desai đề cập đến nhiều
vấn đề khác nhau trong suốt cuốn sách: tồn cầu hóa, đa văn hóa, bất bình đẳng và
các hình thức khác nhau của tình yêu”.
“Phải mất bảy năm để hình thành và Desai đã sử dụng kinh nghiệm của cô là
một người Ấn Độ sống ở Hoa Kỳ để viết tiểu thuyết”. “Ta cảm thấy gần như Desai
đang cố gắng truyền đạt một thông điệp tới người đọc về tầm quan trọng của những
điều trong cuốc sống mà có lẽ cơ thấy thường hay bị bỏ qua”.
(10) Trên The Boston Globe, nhà văn Ann Harleman nhận xét: “Nếu cuốn sách
này được đánh giá bằng cách chia nhỏ ra thì cơng việc đơn giản chỉ là: đọc. Đây là
cuốn tiểu thuyết rất tuyệt vời! Hãy đọc nó”.
(11) Tờ báo The New York Time đã đưa ra nhận định về tác phẩm: “Những gì
liên kết với những nhân vật này dường như khác nhau nhưng ở họ có một di sản lịch
sử chung và kinh nghiệm thông thường của sự bất lực và nhục nhã chính là sự mất
mát”.
(12) Tham luận Guardian book club: The Inheritance of loss by Kiran Desai
của giáo sư người Anh, tiểu thuyết gia John Mullan cho rằng: đây là cuốn tiểu thuyết
toàn diện về mặt địa lí khi từng chương trong tác phẩm di chuyển giữa Mỹ và Ấn Độ;
câu chuyện được chia thành nhiều mảng ghép như trị chơi ghép hình mà những mảng

ghép đó sẽ tạo nên một bức hình thống nhất, hồn chỉnh.
 Nhận xét chung
Từ những cơng trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy: việc tiếp cận tác


5

phẩm Di sản của mất mát của nhà văn Kiran Desai chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, đánh
giá, nhận xét chung. Hầu hết các bài nghiên cứu tập trung ở một số khía cạnh hoặc
những đánh giá chung chung chứ chưa thật sự chuyên sâu. Nhưng những kết quả
nghiên cứu này đã cung cấp cho chúng tôi một cái nhìn khái qt hơn về tác phẩm. Từ
đó, chúng tơi có thể đi sâu nghiên cứu vấn đề “Con người mất mát”của đề tài luận
văn. Đồng thời khẳng định: Di sản của mất mát của Kiran Desai đã lý giải về sự bất
thường trong những điều tưởng chừng là bình thường: sự mất dần đi bản sắc văn hóa
dân tộc ở mỗi con người thời kỳ hậu thuộc địa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn: vấn đề“Con người mất mát” và nghệ
thuật xây dựng hình tượng “Con người mất mát” trong tác phẩm của nhà văn Kiran
Desai.
Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Di sản của mất mát của Kiran Desai. Ngoài ra,
phạm vi nghiên cứu còn được mở rộng trong sự so sánh, đối chiếu với một số tác
phẩm tiêu biểu qua các thời kì văn học Ấn Độ từ văn học cổ đại đến văn học đương
đại để làm rõ hơn hành trình “mất mát” cũng như cách thức thể hiện “Con người mất
mát” của Kiran Desai trong tác phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiểu sử
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu về bối cảnh văn hóa – xã hội
của tác phẩm cũng như tiểu sử của nhà văn. Từ đó, có những cứ liệu xác thực chứng
minh cho sự tác động của hoàn cảnh thực tại đến tác phẩm và ngược lại.
4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phương pháp này được dùng để phân tích từng nhân vật cụ thể nhằm khái quát
được những nét đặc trưng của “Con người mất mát” trong tác phẩm.
4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Chúng tôi vận dụng trong quá trình khảo sát hình ảnh “Con người mất mát”
trong các thời kì văn học Ấn Độ, đối chiếu với các kiểu con người khác trong văn học.
4.4. Hướng tiếp cận văn hóa học
Phương pháp này được vận dụng để phát hiện những nét văn hóa đặc thù trong


6

tiểu thuyết của nhà văn. Việc nghiên cứu một tác phẩm văn học không thể tách rời
những yếu tố đặc điểm văn hóa dân tộc.
4.5. Phương pháp thi pháp học
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để làm rõ cách thức thể hiện “Con người
mất mát” trong tác phẩm Di sản của mất mát của Kiran Desai.
5. Đóng góp của luận văn
Ý nghĩa khoa học: với đề tài Tìm hiểu “Con người mất mát” trong Tiểu
thuyết Di sản của mất mát của Kiran Desai, chúng tơi mong muốn góp phần nghiên
cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Kiran Desai trong dòng văn học đương đại Ấn Độ
viết bằng tiếng Anh, từ đó có thể cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về dòng văn học
mà Kiran Desai là một trong những đại diện tiêu biểu.
Ý nghĩa thực tiễn: hiện nay, tên tuổi của Kiran Desai còn khá xa lạ với độc giả
Việt Nam. Vì vậy, cơng trình nghiên cứu này sẽ góp phần đưa Kiran Desai đến gần
hơn với người đọc và giới nghiên cứu tại Việt Nam.
Đề tài cung cấp thêm một góc nhìn mới về con người trong văn chương, đặc biệt
là “Con người mất mát” mà Kiran Desai đã thể hiện đậm nét trong tác phẩm của
mình. Qua đó, giúp chúng ta có cái nhìn chân thật hơn trong việc giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc thời kì hội nhập.
6. Bố cục luận văn

Luận văn gồm ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần mở đầu của luận văn gồm có sáu mục: Lý do chọn đề tài, Lịch sử nghiên
cứu vấn đề, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, Đóng góp
của luận văn và Bố cục luận văn.
Trong phần nội dung của luận văn gồm ba chương, trong đó chương một là cơ sở
lý luận chung để chương 2 và chương 3 triển khai vấn đề trọng tâm của đề tài.
- Chương một: Văn hóa Ấn Độ và vấn đề “con người mất mát”. Trong chương
này, chúng tôi giới thiệu khái quát về bản sắc và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ;
tìm hiểu vấn đề “con người mất mát”; giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
Kiran Desai và tiểu thuyết Di sản của mất mát.
- Chương hai: Những phương diện “mất mát” của “Con người mất mát”. Tìm


7

hiểu “Con người mất mát” trong tác phẩm là vấn đề trọng tâm của chương này cho
nên chúng tôi đi khảo sát hành trình “Con người mất mát” trong các tác phẩm tiêu
biểu qua các thời kì văn học Ấn Độ để có cơ sở tìm hiểu đề tài một cách sâu sắc. Sau
đó, chúng tơi tập trung tìm hiểu những phương diện mất mát của “Con người mất
mát” trong bối cảnh chính trị - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần và bản sắc văn hóa
dân tộc để làm rõ sự mất mát toàn diện, sự mất mát có tính bi kich, sự mất mát có tính
kế thừa, ý thức về sự mất mát,... của các nhân vật trong tác phẩm.
- Chương ba: Cách thức xây dựng hình tượng “Con người mất mát”. Nghệ
thuật kể chuyện là một vấn đề lớn nên trong chương này, chúng tôi chỉ tập trung tìm
hiểu cách thức thể hiện “Con người mất mát” thông qua: nhân vật “mất mát”, không
gian “mất mát” và Thời gian “mất mát”.
Trong phần kết luận chúng tôi sẽ tổng hợp và đánh giá những vấn đề đã trình
bày trong các chương và đề xuất hướng nghiên cứu mới.



8

Chương 1. VĂN HÓA ẤN ĐỘ VÀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI
MẤT MÁT
1.1. Văn hóa Ấn Độ - bản sắc và sự ảnh hưởng
Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác, ba mặt giáp biển, phía
Bắc giáp đất liền và bị chắn bởi dãy núi cao nhất thế giới – dãy Himalaya nên nó cịn
được gọi là tiểu lục địa Nam Á. Ấn Độ cổ đại bao gồm cả sông ở Tây Bắc là sông
Ấn (Indus) và vùng đất ở các nước như: Pakistan, Nepan, Bangladesh ngày nay, tạo
thành tiểu lục địa Hindustan. Ấn Độ là một đất nước có nền văn hóa đa dạng, di sản
văn hoá phong phú và giá trị truyền thống sâu sắc ln gợi lên vẻ thần bí đối với
cộng đồng quốc tế. Với sự chia cắt tự nhiên của địa hình sông, núi khiến Ấn Độ trở
thành một khu vực riêng biệt và cịn giữ trong mình nhiều nét văn hóa truyền thống
tốt đẹp cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, trải qua q trình giao lưu và hội nhập, văn
hóa Ấn đứng trước những thử thách lớn trong việc bảo tồn và phát huy những truyền
thống văn hóa dân tộc.
1.1.1. Bản sắc
Ấn Độ là cái nôi của nền văn minh nhân loại bởi bề dày lịch sử hàng ngàn năm
với những giá trị văn hóa tâm linh vơ cùng đặc sắc và phong phú còn tồn tại đến nay.
Từ thiên niên kỷ thứ III TCN, trên vùng Tây Bắc - Ấn Độ cổ đã từng tồn tại nền văn
minh đô thị sơng Ấn, có tổ chức đời sống xã hội khá cao và đỉnh cao của nền văn
minh là thời kỳ Veđa (khoảng 1500 TCN). Đây được xem như di sản và là nền tảng
tinh thần vô giá của văn hóa Ấn Độ cịn trường tồn đến hơm nay.
Nền văn minh đô thị sông Ấn là cơ sở cho việc hình thành các tơn giáo như
Bàlamơn giáo (thế kỷ VII đến thế kỷ VI TCN) hay Hinđu giáo sau này. Sang thế kỷ
VII – VI TCN, bên cạnh truyền thống Veđa giáo nay đã chuyển thành Bàlamôn giáo
hay Ấn Độ giáo đã xuất hiện nhiều luồng triết học, tôn giáo mới mà tiêu biểu là Phật
giáo. Đạo Phật ra đời cùng với nhiều giáo lý tốt đẹp như đề cao đạo đức cá nhân,
chối bỏ thần linh,… đã thực sự làm một cuộc thay đổi lớn trong nhận thức và đời
sống của con người Ấn Độ lúc bấy giờ, khi mà Bàlamôn giáo với chế độ đẳng cấp

khắc nghiệt đang thống trị.


9

Ấn Độ được coi là “Thiên đường của tôn giáo”, là nguồn gốc của những tôn
giáo lớn trên thế giới bởi tính cách “Mộ đạo” của người Ấn. Cho nên, cuộc sống của
người Ấn gắn liền với tôn giáo, với thế giới tâm linh. Tôn giáo trở thành điểm tựa
tinh thần của dân tộc Ấn. Ấn độ cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo như: Bàlamôn
giáo, Phật giáo, Sikh giáo,… Tuy nhiên, trải qua quá trình tồn tại, phát triển và ổn
định, người Ấn Độ đã khẳng định tơn giáo chính thống của mình là Hinđu giáo (Ấn
Độ giáo). Thế giới thần linh của họ có đến hàng ngàn vị thần mà đại diện là nhóm
tam vị nhất thần gồm: thần sáng tạo Brahama, thần bảo vệ Vishnu và thần hủy diệt
Shiva. Ngồi ra, cịn nhiều vị thần nổi bật khác như: nữ thần Durga, thần khỉ
Hanuman, nữ thần sông Hằng,… với nhiều vật thiêng như đá Salagrama, chim
công,…
Đời sống tâm linh của người Ấn đa dạng, phức tạp và luôn được đề cao, coi
trọng. Họ dành nhiều tình cảm đặc biệt với những con sơng, họ ngưỡng mộ tơn thờ
chúng. Dịng sơng Ganga (sơng Hằng), cịn được người Ấn tha thiết gọi là sông mẹ
Ganga, được tôn vinh như những vị thần. Các hoạt động diễn ra ven con sông được
tôn lên như một hành vi tôn giáo. Hằng năm, người ta tắm nước sông Hằng, thả tro
cốt người chết vào dịng sơng với những ước nguyện tốt đẹp mà con sông sẽ mang
lại. Ở Ấn Độ, hàng năm người ta còn tổ chức nhiều lễ hội tôn giáo để chào mừng
ngày sinh của các vị thần, thánh. Có thể nói, khơng có một đất nước nào mà cuộc
sống của con người lại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, với thần linh như ở Ấn Độ.
Hàng ngày ta có thể bắt gặp các hành vi tơn giáo ở bất kì đâu như dâng hoa, tắm sữa,
cầu nguyện…
Một vùng đất mang đặc trưng của văn hóa tơn giáo cùng một địa hình tự nhiên
bị chia cắt một cách phức tạp khiến Ấn Độ trở thành một đất nước có nền văn hóa
phong phú, độc đáo và bền vững một cách sâu sắc. Sự chia cắt của tự nhiên cũng

giúp cho Ấn Độ hình thành nên nhiều vùng văn hóa riêng biệt, đặc sắc. Theo như Hồ
Anh Thái trong lời mở đầu Namaskar! Xin chào Ấn Độ đã khẳng định: đến với văn
hóa Ấn Độ là đến một nơi mà “càng đi càng khó thấy bờ” bởi sự phong phú, nhiều
màu, nhiều vẻ. Mỗi vùng văn hóa của đất Ấn lại mang một dáng vẻ riêng song lại
thống nhất trong một nền văn hóa chung của đất nước. Văn hóa Ấn Độ là cả một quá


10

trình pha trộn giữa nhiều vùng văn hóa với nhau và nổi bật hơn cả là vùng văn hóa
Bắc Ấn và Nam Ấn.
Bắc Ấn là một vùng đồng bằng rộng lớn, khu vực này được hình thành bởi hai
dịng sơng lớn là Ganga và Juma, đây được xem là cái nôi của nền văn minh Ấn Độ,
là mảnh đất của văn hóa nghệ thuật Ấn. Nền văn hóa ở đây đã tỏa ảnh hưởng đi khắp
các vùng khác của đất nước. Bên cạnh đó, văn hóa Nam Ấn hình thành tương đối
muộn và có tầm ảnh hưởng ít hơn nên còn mang dấu ấn địa phương. Khu vực này
dường như tách biệt với thế giới cho nên nó nghiễm nhiên trở thành cái rương cất
giữ những giá trị văn hóa quý báu, tinh khiết trong khi nền văn hóa Bắc Ấn bị tàn
phá do các cuộc viễn chinh của người nước ngồi. Giữa Bắc Ấn và Nam Ấn có sự
pha trộn về văn hóa một cách đặc sắc, tạo nên một nền văn hóa đa dạng nhưng thống
nhất. Đó là cả một q trình hịa trộn giữa nền văn hóa Bắc Ấn vào nền văn hóa Nam
Ấn và sự góp mặt của nền văn hóa Nam Ấn vào văn hóa chung của Ấn Độ.
Mặc khác, bản sắc văn hóa Ấn cịn được nhìn nhận và đánh giá ở tinh thần
hướng về cái tối thượng, phổ qt. Chính vì vậy mà người Ấn có phần coi nhẹ cái cá
biệt, cụ thể của đời sống. Họ ln xây dựng nên các hình tượng phổ biến, có sức ảnh
hưởng tới cuộc sống. Họ thường hướng đến những cái vô biên của vũ trụ:“Những
đồng nhất giữa mọi vật trong vũ trụ, giữa con người và thần linh, giữa tiểu ngã
Atman và đại ngã Brahman” [19, tr.13]. Chính điểm này đã giúp Ấn Độ ln tìm
tịi và sáng tạo ra nhiều cơng trình độc đáo cịn được bảo tồn đến hơm nay.
Bên cạnh đó, tơn giáo và triết học đã tác động nhiều đến nhận thức của người

Ấn. Họ ln cố gắng đi tìm nguồn gốc của vũ trụ, sự tồn tại của cá thể với mong
muốn giải thốt và hồn thiện đời sống tâm linh, tìm sự hịa hợp trong bản ngã con
người. Đây chính là phương tiện để chuyển hóa nội tâm, sự khát khao của con người
trong cuộc sống thực tại.
Tuy nhiên, để đạt tới sự giải thoát thực sự là cả một vấn đề. Tôn giáo, triết học
Ấn Độ cho chúng ta thấy chỉ khi nào con người khơng cịn phụ thuộc vào vật chất,
đồng nhất giữa bản ngã và tiểu ngã trong một cá thể, bấy giờ họ mới được hưởng
hạnh phúc viên mãn. Chính vì lẽ đó, tất cả mọi người Ấn phải đảm bảo thực hiện
đúng darma của mình, tu luyện đạo đức (karma yoga), tri thức (jnàra yoga), rũ bỏ tất


11

cả mọi phiền muộn, ưu tư, dục vọng hư ảo, vơ thường của thế giới trần tục. Đó là cả
một q trình tu luyện để đạt đến sự hồn thiện bản tính con người cũng như trong
niềm tin vào thế giới thần linh. Tôn giáo, triết học Ấn Độ với lý luận của mình đã
biến giải thốt thành cứu cánh để đưa người Ấn đến với quá trình khổ luyện để
hướng tới mục đích chân lí tối thượng – hịa nhập vào bản thể tuyệt đối.
Hơn nữa, giữa triết học và tơn giáo cịn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Với
nhiều tư tưởng tiến bộ như sự đồng cảm, tình yêu thương, con người được xem là vật
thể quý giá, là trung tâm của vũ trụ. Cùng với sự tách biệt với thế giới bên ngoài làm
cho Ấn Độ trở thành một đất nước u chuộng hịa bình, khơng thích chiến tranh.
Người Ấn đã truyền bá nền văn hóa của mình ra thế giới bằng con đường hịa bình,
nhân ái.
Có thể nói, trên thế giới hiếm có đất nước nào có một nền văn hóa cịn giữ
được những nét độc đáo khác biệt như văn hóa Ấn Độ. Hầu như rất nhiều phong tục
tập quán từ mấy nghìn năm trước còn được lưu giữ trọn vẹn cho tới ngày nay. Tuy
nhiên trong quá trình phát triển, với sự xâm lược của Hồi giáo (thế kỷ XIII) và văn
hóa phương Tây - chủ yếu là thực dân Anh (thế kỷ XVIII), văn hóa Ấn Độ có nhiều
biến động.

1.1.2. Sự ảnh hưởng
Sự phong phú đa dạng nhưng thống nhất của văn hóa đồng thời gắn liền tơn
giáo với đời sống tâm linh đã góp phần tạo nên một tinh thần, một tính cách kiên
cường cùng một con người Ấn Độ an phận. Theo như Hồ Anh Thái nhận xét:
“Người Ấn tốt nhịn. Một tinh thần bao dung, nhẫn chịu chi phối trên toàn xã hội”
[56, tr.155]. Song người Nam Ấn cịn là những con người: “cởi mở, hồn hậu và
phóng khống” [56, tr.157]. Tất cả những tính cách ấy hịa vào nhau tạo nên một
tính cách, một con người rất Ấn.
Ta có thể nhận thấy, một đất nước được mệnh danh “cái nôi của mọi nền văn
minh” này cũng đã có sự ảnh hưởng khá lớn ra bên ngồi (chủ yếu ở các nước
phương Đông) ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, sự huy hoàng của một xã hội tốt đẹp với
những giá trị văn minh dưới sự va chạm với thế giới hiện đại đã bắt đầu thay đổi, tuy
chỉ trên bề mặt nhưng nó cũng có sự tác động tới tư tưởng của người Ấn. Qua thời


12

gian, nhiều mặt về xã hội đã dần biến đổi trong một số bộ phận nhỏ người Ấn. Sự
tiếp xúc với thế giới mà đặc biệt là sự ảnh hưởng từ đời sống hiện đại (chủ yếu dựa
vào công nghệ) của người Anh đã tác động không nhỏ đến những bản sắc văn hóa
của người Ấn (dù người Anh vẫn tơn trọng nền văn hóa của họ). Sự ảnh hưởng và
thay đổi ấy có thể nhìn nhận qua nhiều khía cạnh của bản sắc văn hóa như: lễ hội, tín
ngưỡng, ẩm thực cũng như trang phục,…
Trải qua thời gian, các tơn giáo ở Ấn bắt đầu có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này
chủ yếu được nhìn ở góc độ các hình thức lễ nghi và các lễ hội. Các hình thức lễ nghi
trở nên phổ biến và lớn hơn, các nghi lễ cũng bớt phức tạp hơn so với trước. Trong
năm có rất nhiều lễ hội, nổi bật là tết Diwali, ngồi ra cịn nhiều lễ hội khác của các
vị thần như: ngày lễ thần Durga (Durga Puja), lễ của Ganesha (Ganesha –
chaturthi),…. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, thời gian con người trở nên eo hẹp,
nhu cầu xã hội đổi khác dẫn đến mục đích tìm đến tôn giáo thuở sơ khai cũng bị kéo

theo nên các nghi thức cùng lễ hội cũng bắt đầu có phát triển theo nhu cầu của các
tín đồ. Nhiều lễ hội khơng quan trọng được xóa bỏ như việc thờ cúng thần sáng tạo
Brahma, các nghi thức thờ cúng cũng ít phức tạp hơn và thời gian cũng được giảm
đi. Như một lễ Pooja ở dạng cơng phu của nó phải được thực hiện hàng ngày. Mặc
khác, vì nhiều mục đích (tạo thế độc tôn của các giáo sĩ, nhu cầu cuộc sống) số
lượng các vị thần cũng dần tăng lên cho phù hợp với tâm tính của quảng đại quần
chúng. Tất cả tạo thành một dòng chảy trên cái nền sẵn có thuở sơ khai, tạo nên một
tơn giáo hiện đại đậm đà, rất riêng, chỉ có ở Ấn Độ.
Một điểm nữa ảnh hưởng rõ rệt từ những yếu tố bên ngồi, chúng ta có thể
nhận thấy bởi sự thay đổi trong ẩm thực, trang phục của người Ấn Độ.
Đối với người Ấn xưa, quan niệm về ẩm thực của họ rất cầu kì và nghiêm ngặt:
“Tinh khiết và nhơ bẩn là hai vấn đề vô cùng quan trọng đối với người Ấn Độ”
[18, tr.259]. Việc ăn uống còn ảnh hưởng đến tính thần thánh của họ. Nước chính là
thức uống được tán thành nhất ở Ấn Độ. Ở đây, việc ăn thịt và mời thịt người khác là
một điều xỉ nhục mà đặc biệt là thịt bò (đối với người theo Hindu giáo), hay thịt heo
(đối với người theo Hồi giáo). Và họ cũng rất cẩn trọng trong cách ăn uống, họ phải
dùng tay để bốc thức ăn đối với tất cả thực phẩm như cơm, bánh chapati, các loại rau


13

củ,… Tuy nhiên, việc ăn uống thời xa xưa và ngày nay đã có sự khác nhau vì thời
cuộc thay đổi, khiến cho quan niệm của người Ấn cũng thay đổi theo.
Thói quen ăn uống của người Ấn dần thay đổi do cơng cuộc hiện đại hóa. Sự
nhơ bẩn và tinh khiết khơng cịn quan trọng như trước nữa và họ có thể dùng chung
nước uống nơi cơng cộng trong các túi da, dùng các thức ăn sản xuất công nghiệp,...
Thói quen ăn thịt bắt đầu xuất hiện ở các đẳng cấp cao hơn và nó được xem như một
dấu hiệu của sự văn minh. Thức ăn nhanh dần được hình thành và được chấp nhận
trong xã hội cơng nghiệp của người Ấn. Giờ đây việc ăn bằng tay được thay bằng
dao, nĩa,… Với cách ăn uống cầu kì của phương Tây và một bộ phận cho rằng việc

ăn bốc là không văn minh. Trong bối cảnh thế giới mới, khoa học phát triển, người
Ấn bắt đầu tin rằng thực phẩm có thể chữa được một số bệnh và quan tâm nhiều hơn
đến nó. Như vậy, cuộc sống hiện đại đã mang đến những thay đổi trong quan niệm
của người Ấn Độ.
Ấn Độ ngày nay vẫn là một bảo tàng sống lưu giữ đầy đủ phong tục, tập quán,
nếp sống văn hóa Ấn Độ xưa nếu như chúng ta được nhìn người phụ nữ Ấn trong
tấm áo truyền thống: “Tấm Sari ấy, dáng đi khoan thai duyên dáng ấy hẳn là sự kế
thừa nguyên vẹn từ người phụ nữ Ấn mấy nghìn năm trước.” [56, tr.190]. Trang
phục của người Ấn xưa chủ yếu được tạo nên từ sợi bông, len, dạ,…. Tuy nhiên,
bông được dùng phổ biến tại đất nước này hơn các loại chất liệu khác do đặc điểm
khí hậu nóng trên diện rộng của Ấn Độ. Người Ấn Độ có câu tục ngữ về trang phục
nói lên quan điểm thời trang của mình rất rõ ràng: “Hãy ăn tùy theo sở thích nhưng
hãy mặc theo tập tục” [18, tr.253]. Bởi thế trang phục ngày nay của họ vẫn giữ được
nhiều nét truyền thống xưa. Bản thân câu chuyện Adam và Eva cũng phản ánh phần
nào cách ăn mặc của người tiền sử. Người Ấn xưa cũng vậy, trang phục tiền sử của
họ là các loại khố. Đối với họ việc may vải thành đồ mặc không được chú trọng cho
lắm. Ngày nay nét truyền thống ấy vẫn còn được lưu giữ, như tại thánh địa Mecca:
“Những người theo đạo Hồi đến tế lễ cũng bỏ hết các loại quần áo may sẵn hoặc
may bằng máy và ăn mặc theo kiểu những người Ảrập cổ đại” [18, tr.255]. Hay nó
cịn được phản ánh trong trang phục dhoti xưa của họ. Đó là: một mảnh anh ta mặc
bằng cách quấn giữa hai chân, một mảnh khác anh ta đội lên đầu và mảnh cuối cùng,


14

anh ta dùng để chia cả người. Ngoài ra tấm Sari của phụ nữ Ấn Độ dùng ngày nay
cũng bắt nguồn từ trang phục chia phần dưới của người Ấn cổ đại. Nét truyền thống
trong trang phục của họ vẫn được gìn giữ, mặc dù nó cũng bị thay đổi nhiều so với
hình dạng ban đầu.
Tuy nhiên, trong quá trình du nhập với văn hóa phương Tây, chủ yếu là của

thực dân Anh, trang phục của người Ấn đã bắt đầu có sự thay đổi, mặc dù khơng phổ
biến. Hàng dệt rẻ tiền của Anh tràn vào làm mất đi giá trị của những tấm vải dệt quý
giá bằng thủ công của người Ấn. Quần dài hiện nay được sử dụng rộng rãi, họ bắt
đầu chịu mặc những trang phục bó sát người, có thắt lưng. Các mốt thời trang hiện
đại bắt đầu tràn vào thay thế dần những tấm Sari truyền thống và bản thân tấm Sari
ngày nay cũng có nhiều thay đổi về chiều dài, chiều rộng cho phù hợp với thời đại.
Dường như thời trang của thế giới đã bắt đầu xâm nhập vào Ấn Độ nhưng chưa
sâu sắc như các quốc gia khác. Ngày nay, trong các phim ảnh của Bollywood, các
diễn viên xuất hiện trong tấm Sari truyền thống nhưng vẫn có những cảnh họ mặc
thời trang của nước ngồi. Tuy có sự du nhập thời trang của phương Tây và bị ảnh
hưởng, nhưng người Ấn ngày nay vẫn đẹp trong tấm Sari truyền thống của họ, khơng
gì có thể thay thế được. Nó giống như một cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hết
sức tự nhiên.
Tất cả những bản sắc văn hóa tốt đẹp của Ấn Độ không ngừng phát triển và
được bảo lưu nhưng phần nào cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây (chủ yếu
là Anh). Nó được nhìn nhận ở hai phương diện. Một là, một số bộ phận nhỏ những
người trí thức Ấn góp phần truyền bá nó. Hai là, đó là q trình cộng đồng tiếp nhận
những nét văn hóa của phương Tây như việc sử dụng công nghệ mới hay thức ăn, đồ
uống trong đời sống.
Có thể nhận thấy văn hóa Anh bắt đầu ảnh hưởng ở Ấn Độ qua các lĩnh vực
như khoa học, văn học nghệ thuật. Các nhà thơ Ấn Độ bắt đầu sáng tác bằng tiếng
Anh cũng như nhiều tác phẩm tiểu thuyết được phóng tác theo khn mẫu của các
tiểu thuyết Anh. Ngoài ra, triết học phương Tây cũng tác động mạnh mẽ lên văn học
Ấn. Có thể nói chính những tác phẩm này đã: “Trung chuyển rất nhiều các giá trị
phương Tây tới người đọc Ấn Độ” [18, tr.229]. Sự hịa trộn giữa nền văn hóa bản địa


15

với văn hóa phương Tây đã góp phần tạo nên nhiều cái mới đầy giá trị cho nền văn

hóa Ấn mà văn học là phương tiện truyền tải đầy đủ nhất.
1.2. Vấn đề “Con người mất mát”
“Con người mất mát” là những người chịu thiệt thòi, bị đối xử bất công, không
địa vị, không quyền lợi trong xã hội được quy định bởi hệ thống đẳng cấp. Số phận
của họ có cơ sở từ văn hóa, tơn giáo nên họ chỉ biết cam chịu, nhẫn nhục.
1.2.1. Cơ sở văn hóa, tơn giáo Ấn Độ
Trong suốt tiến trình lịch sử, đất nước Ấn Độ ln có sự thay đổi, đó là cả một
q trình chuyển mình liên tục của văn hóa Ấn. Giờ đây dịng văn hóa truyền thống
ấy khơng ngừng phát triển vẫn tiếp tục đóng vai trị là trào lưu văn hóa chủ đạo của
người Ấn. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển liên tục của văn hóa đã kéo theo
nhiều thay đổi trong xã hội. Con người, đất nước trong hồn cảnh đó bỗng nhiên
phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là sự mất dần trong địa vị của người phụ nữ,
những định kiến khắc khe đối với những người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội,…
thậm chí cịn là cả sự mất mát to lớn của một đất nước, và điều này có thể nhận thấy
ở nhiều khía cạnh mà chế độ đẳng cấp mang lại.
Chế độ đẳng cấp khắc nghiệt ở Ấn Độ đã khiến con người trở thành những cá
nhân cam chịu và mang trong mình một số phận đã được ấn định. Đó là sự “mất
mát” toàn diện về thể xác lẫn tinh thần. Đối với những đẳng cấp thấp trong xã hội,
thậm chí đến thể xác của mình họ cũng khơng có quyền làm chủ nói gì đến các
quyền lợi khác.
Tất cả xuất phát từ hệ thống cai trị được người Ấn – Aryan thực hiện đối với
những bộ tộc họ xâm lược. Đầu tiên, nó xuất hiện như một cơng cụ phục vụ cho giai
cấp thống trị. Tuy nhiên, giai đoạn sau này, để củng cố quyền lợi của mình các giáo
sĩ Bàlamơn đã góp phần truyền bá và khiến nó ngày càng sâu sắc, với 4 đẳng cấp
lớn: Brahamin (tăng lữ) các giáo sĩ; Kshatrya (vũ sĩ) tướng lĩnh cầm quyền và binh
lính; Vaishya (bình dân tự do) thương nhân, chủ đất; Sudra (tiện dân) thợ thủ công,
đầy tớ. Mọi bổn phận, quyền lợi của từng giai cấp được quy định trong luật Manu (là
một bộ luật cổ nhất của Ấn Độ gồm 2685 câu thơ). Và mỗi người trong xã hội hồn
tồn phụ thuộc và các giáo sĩ Bàlamơn: “Hết thảy cái gì ở trong vũ trụ đều là vật sỡ



16

hữu của các người Bàlamôn cả” [66, tr.180].
Với đẳng cấp đã được quy định, với dharma (bổn phận của từng giai cấp), với
karma hay nghiệp báo, luật nhân quả đã khiến cho con người chấp nhận định mệnh
và không đấu tranh chống lại sự bất hạnh. Con người chấp nhận đẳng cấp thấp kém
của mình, hồn tồn khơng nhận thức được mình là một thực thể tồn tại có mọi
quyền hành như những đẳng cấp khác. Họ chỉ biết làm trịn bổn phận và phụ thuộc
vào đẳng cấp của mình. Họ tự đánh mất ý thức cá nhân. Đó quả là một sự bất công
quá lớn, bởi khi nào ý thức cá nhân và quyền lợi chưa được nhận thức đầy đủ thì họ
vẫn phải sống với việc chấp nhận số phận đã được sắp đặt.
Có thể nói, khơng có một đất nước nào mà tơn giáo có thế lực và đóng một vai
trị quan trọng như ở Ấn Độ. Tuy nhiên, một mặt tôn giáo nâng đỡ tinh thần của
người dân, mặt khác nó lại chi phối tới cuộc sống và khiến cho họ trở thành những
con người lệ thuộc trong chính tơn giáo của mình. Lịng mộ đạo mù quáng đã khiến
cho con người mất đi nhận thức về cuộc sống thực tại. Đối với họ, cuộc sống này là
của thần linh. Hầu như người Ấn nào cũng cần đến một vị thần bảo trợ và để phục vụ
như nữ thần Durga, thần Laksmi,… Con người trở nên thụ động trong hành động và
trông chờ vào chỉ dụ của thần linh thông qua các giáo sĩ. Điều này làm tôn lên cái địa
vị tối cao của các giáo sĩ Bàlamôn đồng thời cũng làm cho các đấng thần linh bộc lộ
những điểm xấu vì nhu cầu của các giáo sĩ, sự cầu xin của người dân,… Vơ tình
những con người thuộc đẳng cấp thấp trở thành những vật thế thân. Họ chịu sự sắp
đặt bởi các giáo sĩ mà không hề hay biết. Ở đây, họ đánh mất đi chính cái hành động
độc lập của mình và đau đớn hơn cả là dù mang trong mình một số phận đau thương
nhưng họ không hề ý thức được điều đó.
Hơn nữa, người Ấn cũng cho rằng cuộc sống này từ thần linh mà ra và phục vụ,
cống hiến cho tôn giáo, cho thần linh là cái dharma mà mỗi đẳng cấp phải thực hiện.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua tính cách, hành động cũng như những suy nghĩ
của họ. Triết lý tôn giáo thâm nhập vào ý thức con người (các tín đồ, các giáo dân và

quần chúng chịu ảnh hưởng của tơn giáo), nó làm cho con người lãng quên hiện
thực, đặt tất cả tinh thần, tâm tưởng vào thần thánh hư ảo mà họ tin đó là giá trị đích
thực. Hạnh phúc trong tơn giáo thật mơ hồ nhưng các tín đồ cứ chìm đắm vào trong


17

ấy. Mặt khác, nó khuyên con người nhẫn nhục trước tình cảnh nơ lệ, biết sợ hãi trước
sức mạnh siêu nhiên và nó đã biến các tín đồ thành cơng cụ phục vụ cho mình. Tơn
giáo trở thành cơng cụ phục vụ đắc lực cho lợi ích của giai cấp thống trị (dù rằng, lúc
đầu tôn giáo không phải là của giai cấp thống trị). Tôn giáo làm cho người dân mất
đi sức phản kháng, tê liệt ý chí đấu tranh giai cấp.
Như vậy, từ lâu con người sống ngu muội trong cái bóng của tơn giáo và bị nó
chi phối. Tinh thần nhẫn nhục mà các tôn giáo đề ra thể hiện thái độ cực đoan, thủ
tiêu đấu tranh. Nó tạo cho các tín đồ thái độ bàng quan trước thế giới hiện thực, bằng
lịng với số phận, khơng tích cực đấu tranh chống lại những cái xấu, cái ác, an ủi và
ru ngủ con người trong niềm tin rằng kẻ gây tội ác sẽ phải chịu “quả báo” hoặc bị
trừng trị ở “kiếp sau”. Chính tâm lý đó đã ngăn cản con người đi đến hạnh phúc thực
sự của mình nơi trần thế. Họ hồn tồn mất quyền làm chủ ngay cả những vấn đề
thuộc về họ, về sự tự do, về tinh thần và cuộc sống.
1.2.2. Những người chịu sự “mất mát”
Hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều
mặt đời sống của người dân Ấn, đặc biệt là những con người thuộc tầng lớp dưới
đáy. Những người thuộc tầng lớp thấp kém như Sudra, Dalit,… thường bị xem
thường, coi là thứ “tiện dân” và cả những người phụ nữ.
1.2.2.1. Người thuộc đẳng cấp thấp
Hinđu giáo tồn tại dựa trên những nguyên tắc của sự bất công, và vì vậy mà
những người thuộc đẳng cấp thấp ln phải sống trong nỗi sợ hãi vì thân phận thấp
hèn. Dường như sự “mất mát” là dấu hiệu muôn thuở để ta nhận biết được họ trong
muôn vàn những dấu hiệu khác. Được sinh ra là người Ấn Độ theo đạo Hinđu là

đồng nghĩa với việc chấp nhận sự phân chia đẳng cấp và gánh chịu tất cả những gì
đã được quy định. Bởi thế, một con người bị xem là “tiện dân” dù bị phân biệt,
không được tự do lựa chọn nghề nghiệp vẫn khơng hề có ý định thay đổi số phận
đẳng cấp của mình.
Theo Bàlamơn giáo, con người mang những đặc tính khác nhau, theo đó có
những cơng việc và vị trí xã hội khác nhau. Chẳng hạn như một người thuộc đẳng
cấp Dalit phải làm các công việc dơ bẩn như: Dọn rác, lột da heo,… Điều này dường


18

như nhằm khuyên bảo con người hãy sống an phận với nó, đừng cố thay đổi, hãy
thực hiện đúng bổn phận (dharma) của mình, chỉ có như thế họ mới có một đời sống
tốt đẹp ở kiếp sau. Chính những hứa hẹn ấy của Bàlamôn giáo đã khiến con người
tin tưởng tuyệt đối để làm tròn bổn phận trong khi bị xem là “tiện dân”, một đẳng
cấp mang trong mình nhiều đặt tính xấu như: ngu muội, dơ bẩn, hơi hám,… Cái ý
thức về quyền con người đã bị lòng tin mù quáng vào tôn giáo che mất. Họ phải chấp
nhận một số phận ô uế mà từ khi lọt lòng mẹ đã gánh chịu một cách an phận. Hầu
như chưa bao giờ những con người ấy có ý thức là phải vùng lên bởi cái karma, luật
nhân quả cùng một kiếp sau tốt đẹp đã nhấn chìm họ và sự bất công kia như là một
điều hiển nhiên. Những con người bị xem là thấp hèn này đã bị kẹt dưới đáy của một
hệ thống đẳng cấp được vận hành thông qua việc phân biệt đối xử đã được quy định.
Cái đẳng cấp gắn liền với “tiện dân” như một bản án chung cho cuộc sống của họ.
Như vậy, hệ thống đẳng cấp cùng nhiều triết lý tôn giáo đầy rẫy những bất
công đã can thiệp sâu vào hành vi, đời sống của những con người bị xem là “tiện
dân”. Một con người sinh ra thuộc đẳng cấp Dalit, anh phải trả giá cho những tội lỗi
của mình ở kiếp trước và sống là để trả nợ. Họ không được hưởng bất kì quyền lợi
gì. Chính những định kiến bảo thủ của xã hội được quy định trong bộ luật Manu đã
định hình cuộc sống của họ. Cũng là con người, cũng là dân Ấn theo đạo Hinđu
nhưng tuyệt nhiên họ không được đến đền chùa hay vào nhà các đẳng cấp cao hơn,

thậm chí phải sống cơ lập, tách biệt với cộng đồng. Họ đã quá an phận và cam chịu
bởi chính những quy định khắt khe đến mức nghiệt ngã của chế độ đẳng cấp. Chính
cái bổn phận quái ác của từng đẳng cấp đã nhấn chìm họ, làm cho họ không thể vùng
lên. Cũng như một con voi lớn bị trói bởi một sợi dây bé, nó hồn tồn có thể phá bỏ
sợi dây nhưng với ý nghĩ là khơng thể nên nó đành chấp nhận. Họ khơng sao thốt ra
được và ngày càng bị lún sâu hơn trong vũng bùn của sự ô uế mà xã hội đã tạo ra
sẵn. Giờ đây, họ khơng cịn làm chủ được bản thân, hành vi của mình. Họ trở nên thụ
động và khơng cịn ý thức đấu tranh để thay đổi và mặc nhiên họ trở thành những
con người vơ danh, lu mờ, sống như một cái bóng trong xã hội.
1.2.2.2. Người phụ nữ
Bên cạnh người thuộc tầng lớp “tiện dân”, phụ nữ Ấn cũng là một trong những


19

đối tượng chịu nhiều thiệt thòi, bị đối xử bất công. Phụ nữ Ấn Độ ngày trước được đi
học và được tơn trọng: “Phụ nữ có thể đạt đến trình độ học vấn cao nhất và trong
lịch sử có nhiều phụ nữ là nhà tiên tri hoặc triết gia” [56, tr.274]. Qua quá trình xâm
lược của ngoại bang, sự thay đổi của xã hội đã khiến người phụ nữ mất dần địa vị xã
hội vốn có của mình và trở nên lu mờ chỉ núp sau bóng của người đàn ông: “Phụ nữ
Hinđu đã mất quyền độc lập của mình và trở thành những khách thể cần sự bảo vệ
của đàn ơng, trong q trình ấy họ cũng mất ln những cơ hội mà họ có trước đây
để có được tri thức và học vấn” [18, tr.314]. Nỗi đau khổ của người phụ nữ được thể
hiện trong những hủ tục, lề thói ràng buộc như những quy định trong hơn nhân hay
trong đời sống như tục hỏa thiêu, tục che mặt, nạn tảo hôn…
Giống như xã hội Việt Nam xưa, trai gái khơng có quyền lựa chọn hơn nhân, xã
hội Ấn Độ xưa cũng vậy, nó được quy định chặt chẽ. Luật Manu chỉ: “Chấp nhận
tám hình thức hơn nhân, mà hai hình thức thấp kém, xấu xa nhất là cách cướp vợ và
lối cưới nhau vì tình” [66, tr.190]. Trong hơn nhân Ấn, khơng gì bằng việc định đoạt
của cha mẹ. Con trai phải lấy vợ trong đẳng cấp của mình và trong gia đình người

cha có đủ mọi quyền hành. Trong hoàn cảnh ấy, những người phụ nữ khơng cịn giá
trị và quyền hạn. Khơng có tự do trong tình u, hơn nhân, họ tồn tại dưới bóng của
người chồng và phải cam chịu cái bổn phận thấp kém của mình.
Bên cạnh đó, nạn tảo hơn cũng khiến cho người phụ nữ gặp nhiều đau khổ. Trẻ
em đã phát triển đầy đủ về sinh lý thì cho lập gia đình. Dẫu chỉ là một hủ tục song
đối với người Ấn thì đó là thiêng liêng lại là biện pháp giúp họ ngăn cản các cuộc
hôn nhân giữa các tập cấp, giáo phái, thị tộc khác nhau. Những hệ lụy do tảo hôn ở
Ấn đã khiến con người, đất nước Ấn chịu nhiều hậu quả nặng nề. Có thể thấy rõ qua
chất lượng cuộc sống của chính họ. Hầu hết cuộc sống của những gia đình trẻ này
lâm vào cảnh khó khăn do chưa có kiến thức và hiểu biết để lo cho cuộc sống gia
đình. Nhiều trường hợp mâu thuẫn, cãi vã, thậm chí đánh đập nhau rồi ai đi đường
nấy. Đau lịng hơn cịn có những cặp vợ chồng lấy nhau quá sớm nên sự hiểu biết,
suy nghĩ chưa chín chắn, chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, hiểu lầm nhau mà dẫn đến
tự kết liễu cuộc đời. Có thể thấy những con người này đã mất đi quyền làm chủ cuộc
đời mình.


×