Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Vấn đề miêu tả tâm lý con người trong tác phẩm nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.98 KB, 108 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Phương Nam

VẤN ĐỀ MIÊU TẢ TÂM LÝ CON NGƯỜI
TRONG TÁC PHẨM NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Phương Nam

VẤN ĐỀ MIÊU TẢ TÂM LÝ CON NGƯỜI
TRONG TÁC PHẨM NAM CAO
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÂM VINH



Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn và tri ân sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban giám hiệu
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, phịng sau đại học, tập thể thầy
cô khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt khóa
học.
Tơi xin đặc biệt tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lâm Vinh,
thầy đã tận tụy chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện,
động viên tơi hồn thành để tài nghiên cứu này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2015
Nguyễn Thị Phương Nam


4

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳcơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương Nam



5

MỤC LỤC
Lời cảm ơn

Lời cam đoan
Mục lục

Lời cảm ơn.................................................................................................................. 5
Lời cam đoan .............................................................................................................. 5
Mục lục ....................................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................. 7
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................... 8
3. Lịch sử vấn đề: .................................................................................................. 8
4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................... 11
5. Ý nghĩa khoa học: ........................................................................................... 12
6. Ý nghĩa thực tiễn: ........................................................................................... 12
7. Cấu trúc luận văn: ............................................................................................. 12
Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT ....................................................... 13
1.1.Khái niệm tâm lý và tâm lý nhân vật nghệ thuật ............................................ 13
1.2. Tâm lý nhân vật trong các loại hình nghệ thuật ............................................. 15
1.3.Tâm lý nhân vật văn học ................................................................................. 18


6

Chương 2.TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM NAM CAO............... 27
2.1.Tâm lý nhân vật nông dân ............................................................................... 27
2.2. Tâm lý nhân vật trí thức ................................................................................. 36

2.3. Tâm lý nhân vật địa chủ cường hào ............................................................... 48
2.4.Tâm lý những người nghèo khác .................................................................... 52
2.5.Tâm lý người kể chuyện ................................................................................. 63
Chương 3.NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG ........... 70
TÁC PHẨM NAM CAO. ........................................................................................ 70
3.1. Kết cấu tâm lý ................................................................................................ 70
3.2. Miêu tả tâm lý qua hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.......................... 79
3.3. Ngôn từ và giọng điệu của người kể chuyện ................................................. 89
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 100


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nói đến văn học Việt Nam thời kỳ 1930-1945 chúng ta không thể không
nhắc đến Nam Cao, bởi lẽ ông là một trong những nhà văn hiện thực phê phán xuất
sắc nhất. Trong sáng tác của Nam Cao, cái hằng ngày trong cuộc sống là cái phổ
biến; con người đời thường, tâm lý đời thường có sức hút đặc biệt đối với ngịi bút
của ông. Với Nam Cao, cái làm nên sức sống và sự hấp dẫn của nhân vật không
phái là vẻ đẹp kỳ vĩ, phi thường được thể hiện trong một không gian rộng lớn,
hoành tráng. Ta chỉ bắt gặp trong thế giới nghệ thuật của ơng những con người bình
dị, trong một không gian hẹp, với những cảm xúc, tâm trạng và những nét tâm lý
vốn có của một con người đời thường.
Đã có hàng trăm cơng trình, bài viết về Nam Cao từ nhiều góc độ khác nhau.
Có những cơng trình nghiên cứu rất chi tiết về quê hương, gia đình, về quan niệm
nghệ thuật,về phong cách nghệ thuật, về thi pháp nghệ thuật của Nam Cao, đặc biệt
là những tác phẩm truyện ngắn trước năm 1945. Những vấn đề được bàn kỹ nhất lại
hầu như tập trung vào những vấn đề nhưngôn ngữ nghệ thuật, nhân vật,phương

thức trần thuật, cốt truyện, giọng điệu trần thuật, điểm nhìn trần . Tuy nhiên,chưa
có một cơng trình nào chun nghiên cứu về phương diện miêu tả tâm lý nhân vật
trong sáng tác Nam Cao. Trên cơ sở nhận định của những người đi trước và qua
quá trình thâm nhập vào tác phẩm để tìm hiểu một nét về phong cách nhà văn qua
cách miêu tả tâm lý nhân vật, chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề miêu tả tâm lý con
người trong tác phẩm của Nam Cao”.


8

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về vấn đề miêu tả tâm lý con người trong tác phẩm
Nam Cao thể hiện trong các tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao chủ
yếu trước năm 1945 (khoảng 42 tác phẩm). Qua đó khẳng định thêm một nét riêng
về đặc trưng phong cách của Nam Cao trong số các nhà văn cùng khuynh hướng
hiện thực phê phán. Đồng thời luận văn cũng tham khảo một số ý kiến đánh giá của
các nhà nghiên cứu- phê bình về sáng tác của Nam Cao.
3. Lịch sử vấn đề:
Nói đến con người tâm lý tức là nói đến một quan niệm nghệ thuật về con
người với chiều sâu nội tâm, thể hiện sự chiếm lĩnh sâu sắc về con người của nhà
văn. Để việc miêu tả tâm lý con người đạt đến chiều sâu, trở thành đặc điểm nổi
bật, thì trong nền văn học Việt Nam hiện đại, chỉ thực sự xuất hiện trong sáng tác
của Nam Cao.
Con người tâm lý đã xuất hiện trong nhiều sáng tác của các nhà văn hiện
thực giai đoạn 1930-1945. Với việc miêu tả tâm lý con người, miêu tả con người
bên trong con người đã góp phần đi sâu khám phá những phương diện khác nhau
trong cấu trúc nhân cách con người, tạo nên chiều sâu mới trong việc phản ánh hiện
thực và thể hiện con người.Nguyễn Đăng Mạnh, một nhà nghiên cứu có nhiều cơng
trình về Nam Cao đã đề cập đến những nét lớn trong phong cách nhà văn này: “Nỗi
đau trước tình trạng con người vì miếng cơm manh áo mà không sao đứng thẳng

lên được, không sao giữ được nhân tính, nhân cách, nhân phẩm”; “tấm gương của
một cây bút ln ln tìm tịi, khám phá, sáng tạo”; “Nam Cao là nhà văn của chủ
nghĩa hiện thực tâm lý”; “cách kể chuyện biến hóa”…


9

Với Nam Cao, việc miêu tả tâm lý nhân vật thành cơng góp phần miêu tả con
người, cách nhìn riêng về con người của nhà văn. Viết về bất kỳ tầng lớp nào ở
trong xã hội, Nam Cao cũng quan tâm nhiều nhất đến thế giới tinh thần của con
người và chính điều này đã tạo thành nét độc đáo trong tác phẩm của ông. Bối cảnh
tác phẩm gần như là làng Đại Hồng q ơng, trường tư thục Cơng Thanh, ngoại ô
Hà Nội, nơi ông dạy học. Con người mà ông miêu tả là những người gần gũi quen
thuộc, có khi chính ơng là người trong cuộc.
Một số bài nghiên cứu về việc miêu tả tâm lý con người trong tác phẩm Nam
Cao như sau:
Nguyễn Hoành Khung- một nhà nghiên cứu hàng đầu về Nam Cao khẳng
định:“Nhà văn tỏ ra có sở trường miêu tả tâm lý con người, nhất là khi đi vào
những diễn biến tâm lý tinh tế, phức tạp” [150;1028].
Trong bài viếtchuyên luận vềNghệ thuật sáng tạo tâm lý của Nam Cao,Hà
Minh Đức nhận định: “Nhiều nhân vật trong Nam Cao đã bị cuộc đời làm biến
chất. Cuộc sống của họ là những tiếng kêu cho tình trạng cấp cứu của xã hội…
Nhân vật của Nam Cao có ý thức chống lại mọi trạng thái tha hóa, làm sai lạc bản
chất của mình. Phải biết giữ lại một nhân cách tốt lành giữa cảnh sống tầm
thường, nhỏ nhặt. Phải chống lại mọi bng thả để có trách nhiệm với cuộc sống
gia đình và bản thân mình. Ở mỗi nhân vật loại này của Nam Cao luôn có một
đường dây chuẩn mực để đối chiếu, so sánh và tự ngẫm lại mình. Ấy là giây phút
tỉnh táo trở về của lương tri và ý thức trách nhiệm… Tự phân tích, phê phán với
nhiều sắc thái khác nhau là một đảm bảo để nhân vật giữ lại được phẩm chất của
mình…”[92,75-76-77].

Trong lời giới thiệu cuốn Nam Cao tồn tập,Hà Minh Đức cho rằng: “Về
vấn đề miêu tả nhân vật Nam Cao đã đặc biệt thành công trong nghệ thuật phân


10

tích tâm lý. Nhân vật có chiều sâu tâm lý và tâm lý trong trạng thái vận động. Tâm
lý nảy sinh từ hoàn cảnh, chịu sự chi phối của hoàn cảnh từ tâm lý bao quát đến
những trạng thái tâm lý cụ thể. Nhiều nhân vật trong tác phẩm của Tự lực văn
đồn cũng có sự phát triển về chiều sâu tâm lý… Tuy nhiên khi chạy đuổi theo
những mơ mộng ảo tưởng, nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đồn mang nhiều
tính chất chủ quan, tâm lý khơng phát triển chặt chẽ. Tiểu thuyết hiện thực đặc biệt
với Vũ Trọng Phụng và Nam Cao, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật có bước phát
triển mới”[92,78].
Nguyễn Đăng Mạnh trong bài “Khải luận”,Tổng tập Văn học Việt Nam(tập
30A) đã nhấn mạnh đến tính “đặc sắc tân kỳ” của ngịi bút Nam Cao. Ơng viết:
“Truyện Nam Cao đạt tới trình độ điêu luyện trong nghệ thuật phân tích tâm lý.
Nam Cao có khả năng đi vào những trạng thái tâm lý khơng rõ ràng. Ơng hay đi
vào những tính cách phức tạp trong quá trình diễn biến” [69,51].
Phạm Xuân Nguyên trongNam Cao và sự lựa chọn nghĩa hiện thực mới đã
nhấn mạnh: “Nam Cao đã lấy sự phân tích tâm lý làm chính để dựng truyện, dựng
nhân vật. Dù nhân vật là nơng dân hay trí thức, kẻ lưu manh hay người lương
thiện, ngòi bút nhà văn đều khơi gợi đến phần cảm, phần nghĩ của chúng, bắt
chúng phải tự bộc lộ” [81,76]. Và trên hết, “cách viết tâm lý tạo cho Nam Cao một
mối quan hệ tác giả- nhân vật” [81,77]; “Nam Cao lớn và hiện đại chính là ở mảng
hiện thực tâm lý ” [81;147].
Bùi Công Thuấn cũng nhấn mạnh thêm rằng:“Cũng chính sự thể hiện tâm lý
và những nhận thức triết lý của Nam Cao là những đóng góp độc đáo làm nên
những giá trị riêng của Nam Cao. Phải chăng chúng ta có thể gọi Nam Cao là một
cây bút tâm lý- triết lý như đặc trưng phong cách Nam Cao”[122; 380].



11

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều có chung nhận xét: Nam Cao tỏ ra có sở
trường trong miêu tả tâm trạng, quá trình diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật,
làm nổi bật bi kịch đời thường, bi kịch nhân cách, bi kịch tinh thần của con người.
Và điều quan trọng hơn là vượt lên trên cái khung đề tài là vấn đề kiếp người, thân
phận con người…
Có thể nói, với quan niệm con người tâm lý và ngịi bút có biệt tài miêu tả
tâm lý, Nam Cao đã khám phá cái phần sâu kín, tinh tế và nhạy cảm nhất của con
người. Vì vậy, luận văn mong muốn sẽ nêu ra được đặc điểm nổi bật của phong
cách Nam Cao trong việc miêu tả tâm lý con người.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu trên, luận
văn kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp hệ thống: xem xét tác phẩm như một chỉnh thể, toàn bộ tác
phẩm Nam Cao như một hệ thống.
Phương pháp so sánh: ở hai cấp độ:
So sánh các tác phẩm của Nam Cao để thấy sự ổn định, bền vững và sự phát
triển phong cách nghệ thuật nhà văn theo hướng vừa thống nhất vừa đa dạng.
So sánh các tác phẩm của các tác giả khác để thấy được sự độc đáo, mới mẻ
của phong cách nghệ thuật Nam Cao.
Phương pháp phân tích- tổng hợp: đưa ra những dữ kiện để phân tích và tổng
hợp.
Phương pháp thống kê: đi tìm tần số lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo nên chủ
đề và phong cách sáng tác có liên quan đến vấn đề miêu tả tâm lý.


12


5. Ý nghĩa khoa học:
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Nam Cao, luận văn này có sự kế thừa
và phát huy những thành tựu rất đáng trân trọng của những người đi trước khi
nghiên cứu về Nam Cao. Luận văn nêu lên và đi sâu vào một phương diện trong tư
tưởng nhân văn và phong cách sáng tạo của Nam Cao trên phương diện miêu tả tâm
lý nhân vật.
6. Ý nghĩa thực tiễn:
Người viết mong muốn đề tài này sẽ góp phần làm tài liệu tham khảo về
những đóng góp của nhà văn trong trào lưu chủ nghĩa hiện thực phê phán của Văn
học Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết
Chương 2: Tâm lý nhân vật trong tác phẩm Nam Cao
Chương 3: Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tác phẩm Nam Cao
KẾT LUẬN


13

Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
1.1.Khái niệm tâm lý và tâm lý nhân vật nghệ thuật
Khái niệm tâm lý
Tâm lý là một khái niệm, một từ, được dùng trong đời sống con người, đi
đôi với những từ tương quan như tâm lý và sinh lý, tâm lý và hành động.Tâm lý
tương đồng với khái niệm ý thức.
Thuật ngữ “tâm lý” trong khoa học rất rộng. Từ thời xa xưa, trong tiếng
Latinh “Psyche” có nghĩa là “linh hồn”, “tinh thần”. Tâm lý gồm tất cả các hiện

tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền với mọi hoạt động của con
người. Tâm lý giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người. Nó điều hành mọi
hoạt động, hành vi của con người.
Từ điển Triết học giản yếuđịnh nghĩa:“Tâm lý là khái niệm tổng quát để chỉ
tất cả những chức năng; quá trình, hoạt động tâm lý và những kết quả của chúng,
phát sinh trên cơ sở những chức năng, quá trình và hoạt động sinh lý học của hệ
thống thần kinh cấp cao” [148;421]. Từ điển Tâm lý học định nghĩa:“Tâm lý là
thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao, là sự phản ảnh hiện thực khách
quan đảm bảo cho cơ thể sống thích ứng với môi trường một cách hiệu quả” [152,
354].
P.A.Ruddich cho rằng: “Những hiện tượng và những quá trình tâm lý bao
gồm: cảm giác, tri giác, biểu tượng, tưởng tượng, tư duy, cảm xúc, nguyện vọng, trí
nhớ, chú ý…” [150; 359].
Tâm lý có chức năng chung là định hướng cho mọi hoạt động thơng qua hệ
thống động cơ, mục đích của hoạt động, hướng hoạt động vào mục đích đã được


14

xác định.Tâm lý là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động, khắc phục
mọi khó khăn vươn tới mục đích đề ra.Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt
động bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động,
làm cho hoạt động con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.Tâm lý
giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, với
điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép. Như vậy, tâm lý giúp con người khơng
những thích ứng với hồn cảnh khách quan mà còn nhận thức, cải tạo và sáng tạo
thế giới và chính trong q trình đó con người cũng nhận thức, cải tạo chính bản
thân mình.
Theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thì tâm lý con người
là chức năng của bộ não, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua

chủ thể mỗi người. Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất có trước, tinh thần, tâm lý
có sau, song khơng phải ở đâu có vật chất thì ở đó có tâm lý, dù hiện tượng tâm lý
đơn giản đến các hiện tượng tâm lý phức tạp bậc cao đều thực hiện thông qua chức
năng của bộ não người- thứ vật chất đặc biệt, có tổ chức cao nhất.
Hình ảnh tâm lý có được là do hiện thực khách quan tác động vào giác quan
rồi chuyển lên não. Não hoạt động theo cơ chế phản xạ, từ đó sinh ra các hiện
tượng tâm lý. Sự hình thành và thể hiện tâm lý người chịu sự chi phối chặt chẽ của
sự tác động qua lại giữa hai hệ thống tín hiệu, trong đó hệ thống tín hiệu thứ nhất là
cơ sở của hoạt động trực quan cảm tính, cảm xúc, cịn hệ thống tín hiệu thứ hai là
cơ sở sinh lý của tư duy, ngôn ngữ, ý thức, tình cảm và các chức năng tâm lý cấp
cao của con người.
Tâm lý người không phải do lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra, cũng
khơng phải do não “tiết ra” mà là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thơng
qua “lăng kính chủ quan”. Tâm lý là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh


15

và diễn biến ở trong não tạo nên cái mà ta gọi là nội tâm của mỗi người và có thể
biểu lộ ra thành hành vi.
Trên đây là một vài định nghĩa và một số tìm hiểu khái quát về tâm lý con
người, sau đây đi vào tìm hiểu khái niệm tâm lý trong hoạt động sáng tạo nghệ
thuật nói chung và văn học nói riêng.
Tâm lý nhân vật nghệ thuật
Tâm lý con người như đã tìm hiểu ở trên và tâm lý nhân vật là hai khái
niệm hoàn toàn khác nhau. Bởi vì tâm lý nhân vật khơng phải là các hiện tượng tâm
lý trong đời sống hàng ngày, mà là các hiện tượng tâm lý diễn ra trong tác phẩm
nghệ thuật, kết quả của sự phản ánh và sáng tạo của người nghệ sỹ thuộc các ngành
văn học và nghệ thuật.

Khác với các nhân vật có thật trong văn bản khoa học, lịch sử hoặc báo chí,
nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật là những hình tượng do người do người nghệ sỹ
hư cấu xây dựng nên trong tác phẩm..
Phần lớn các loại hình nghệ thuật đều có hình tượng nhân vật, nói theo một
ý nghĩa rộng rãi nhất của khái niệm nhân vật. Nhưng có một số loại hình nghệ thuật
theo phương thức miêu tả- tự sự, như sân khấu, điện ảnh, hình tượng nhân vật và
tâm lý nhân vật có sự tương đồng, gần nghĩa với nhân vật văn học rõ rệt nhất.
1.2. Tâm lý nhân vật trong các loại hình nghệ thuật
Nhân vật trong các loại hình nghệ thuật mang tính tự sự: sân khấu, điện ảnh.
Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành
cơng cho tác phẩm nghệ thuật. Ở bất cứ bộ môn nghệ thuật nào, việc xây dựng
nhân vật luôn được xem trọng và cần sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
Tác phẩm kịch được viết ra chủ yếu để diễn trên sân khấu. Tính cách nhân
vật trong kịch sân khấu được thể hiện tập trung, nổi bật và xác định nhằm gây ấn


16

tượng mạnh liệt và sâu sắc cho khán giả. Nhân vật của kịch sân khấu thường chứa
đựng những cuộc đấu tranh nội tâm. Do đặc trưng của kịch sân khấu là là xung đột
nên khi đứng trước những xung đột đó, con người bắt buộc phải hành động và vì
vậy, con người không thể không đắn đo, suy nghĩ, cân nhắc, băn khoăn, dằn
vặt…Tâm lý của nhân vật trong kịch thường được thể hiện qua đối thoại giữa các
nhân vật với nhau, qua đối thoại là lời nhân vật tự nói với mình và qua lời nói của
nhân vật với khán giả. Trong đó, độc thoại qua lời của nhân vật tự nói với mình là
nơi bộc lộ những dằn vặt nội tâm và những ý nghĩ thầm kín.
Với nghệ thuật điện ảnh, để nhân vật có sức sống, để có phim hay nhân vật
phải có linh hồn, phải có đầy đủ tính cách của một con người với tâm lý sâu sắc.
Các nhà điện ảnh đã tìm ra chìa khóa mở cửa sổ tâm hồn nhân vật bằng hai phương
pháp chủ yếu là qua hành động và lời nói của nhân vật.

Tâm lý nhân vật trong phim bộc lộ qua hành động, qua q trình vận động
khơng ngừng của số phận. Vận động để tự bộc lộ, biến đổi mình và phát triển tính
cách tâm lý. Tâm lý nhân vật thể hiện bằng những những biến cố thăng trầm ởcuộc
sống bên trong. Những biến cố này phải liên tục biến đổi theo chiều dài và theo
từng phút của phim. Nhân vật trong phim thực sự chỉ tồn tại lâu bền khi nó được
sống, chết, nghĩ và hành động… theo quy luật phát triển tự nhiên hợp logic.Vì vậy
muốn tạo được sự chú ý, lấy được cảm xúc của người xem thì nhân vật trong tác
phẩm điện ảnh phải ln luôn suy nghĩ và hành động.
Nhân vật trong các nghệ thuật khác:
Con người là đối tượng trung tâm của tất cả các loại hình nghệ thuật. Vì
vậy, các loại hình như nghệ thuật như múa, điêu khắc, hội họa… cũng có hình
tượng nhân vật.


17

Âm nhạc là loại hình thể hiện tâm tư tình cảm của con người một cách sâu
sắc nhất nhờ ngôn ngữ âm thanh gợi cảm. Với những bài ca có sự kết hợp âm nhạc
và ca từ, khả năng đó càng được nhân lên.
Trong loại hình nghệ thuật múa, chẳng hạn các nhân vật nữ trong điệu múa
“Cánh chim mặt trời”, “Cơ tu”, “Chàm rơng”, “Múa chăm”; ngồi việc dùng các
động tác thể hiện sự uyển chuyển của cơ thể còn nhằm biểu cảm trực tiếp nội tâm
con người. Với vở vũ kịch như “Hồ Thiên Nga”, tâm lý nhân vật được thể hiện gần
như một thiên tiểu thuyết.
Với nghệ thuật điêu khắc, khi chiêm ngưỡng một tác phẩm, người xem
khơng chỉ cảm nhận được vẻ đẹp hình thể của nhân vật, thấy được tài năng của
người sáng tác, mà còn đọc được biểu cảm của nét mặt, của động tác và cảm nhận
được biểu hiện tâm lý của nhân vật như tượng “Thần Vệ Nữ”, tượng “Võ Thị
Sáu”…
Trong nghệ thuật hội họa, người họa sỹ bằng tài năng của mình đem đến

cho người xem những bức tranh mơ tả một khoảnh khắc nào đó của cuộc sống con
người. Khi chiêm ngưỡng các bức tranh như “MonaLida”, “Thiếu nữ bên hoa
huệ”… người xem sẽ một phần nào đó đọc được tâm lý của các nhân vật trong
tranh. Đó cũng là lý do cho đến nay người ta vẫn con bàn cãi về “nụ cười
MonaLida”. Khuôn mặt nàng MonaLisa trong tranh khiến người ta khơng thể đốn
định rằng nàng có đang cười hay khơng. Nhìn riêng đơi mắt, ta sẽ thấy ánh lên rất
nhiều ý vui, ý lạc quan, yêu đời. Nhưng nhìn thấp xuống khoé miệng, ta lại thấy
nàng nghiêm nghị đến kỳ lạ...
Các loại nhân vật nghệ thuật trong các loại hình nghệ thuật đã nêu ở trên ít
nhiều đều có thể hiện tâm lý, tuy nhiên phải đến loại hình văn học, tâm lý nhân vật
mới được mơ tả một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng nhất nhờ có phương tiện ngơn ngữ
tạo lợi thế cho văn học.


18

1.3.Tâm lý nhân vật văn học
Nhân vật văn học:
Từ điển Văn học định nghĩa: “Nhân vật văn học là một trong những khái
niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường
phái hoặc dòng phong cách” [150, 1250]. Cùng khái niệm này, Từ điển thuật ngữ
văn học định nghĩa: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước
lệ, khơng thể bị đồng nhất với con người, có thật trong đời sống” [151; 163].
Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn. Đó là
mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật khác.
Nhờ được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn, nên khác với hình tượng hội họa và
điêu khắc…, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc lộ
dần trong khơng gian, thời gian, mang tính chất q trình.
Nhà văn M.Gorki đã đúc kết rằng “Văn học là nhân học”, con người là đối
tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Nhân vật văn học là hình thức miêu tả con

người một cách tập trung nhất, là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện
thực một cách hình tượng nhất. Trong đó, miêu tả tâm lý nhân vật là một yếu tố
quan trọng góp phần vào việc xây dựng thành cơng hình tượng nhân vật trong tác
phẩm văn học. Nội tâm nhân vật trong tác phẩm văn học có thể được biểu hiện
bằng ngơn ngữ trực tiếp của nhân vật hoặc với tư cách là người kể chuyện.
Văn học là phương tiện khám phá thế giới tâm hồn đầy bí ẩn của con người
bên trong con người. Cho nên, tác phẩm văn học dù ở thời đại nào cũng miêu tả
tâm lý, miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. Tâm lý nhân vật là vấn đề muôn thuở của
văn học.
Nhân vật thuộc các dòng văn học, các trường phái văn học.


19

Nhân vật thuộc dòng văn học dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…)
xây dựng những tính cách là năng lực và sức mạnh của con người, những tính cách
tiêu biểu của chuẩn mực đạo lý đạo đức…Chính điều đó đã quy định tính “bất
biến” của nhân cách con người giữa hai phe đối lập thiện-ác và khơng chấp nhận
tính hai mặt trong tính cách. Vì vậy tâm lý nhân vật là tâm lý ổn định, nó mang
tính chất chung của cả cộng đồng.
Nhân vật thuộc các khuynh hướng trường phái văn học: với sử thi là nhân
vật lý tưởng hóa, với chủ nghĩa cổ điển là “nhân vật mặt nạ”, với chủ nghĩa lãng
mạn là loại nhân vật bị giằng xé bởi những tâm lý tiểu thuyết, mâu thuẫn…
Chẳng hạn, chủ nghĩa cổ điển với nguyên tắc “lý tính” và “mơ phỏng tự
nhiên” đã làm cho tính cách nhân vật bị mờ nhạt, tính cách nhân vật có dáng dấp
như là một sản phẩm của hoạt động tư duy nhằm trừu tượng hóa nhân vật. Các nhà
văn cổ điển chủ nghĩa muốn đi tìm cái bản chất tinh túy cố định, vĩnh cửu của con
người, gạt bỏ đi cái riêng, phủ nhận cái đột biến. Vì vậy, tâm lý riêng của con
người không được các nhà văn chú ý thể hiện. Ở chủ nghĩa cổ điển, người đọc chỉ
thấy được tâm lý con người rất chung, của những quy phạm về đạo đức, về những

giáo lý trói buộc con người, buộc con người hành động theo những quy ước của xã
hội.
Chủ nghĩa lãng mạn phá vỡ mọi quy định ràng buộc của chủ nghĩa cổ điển
“các nhà lãng mạn đã phát hiện ra tính phức tạp của thế giới tinh thần con người,
tính vơ tận nội tại của cá nhân con người. Đối với họ, con người là cả một tiểu vũ
trụ. Chú ý đến những tình cảm mạnh mẽ, chói rực; đến những vận động bí ẩn của
tâm hồn; đến những mặt “đen tối” của tâm hồn; đến trực giác và vô thức- là
những nét cốt yếu của cảm quan lãng mạn chủ nghĩa” [153;97]. Tuy nhiên, trong
sáng tác của các nhà văn lãng mạn, nhân vật thiếu sự vận động, phát triển trong mối
quan hệ với hoàn cảnh xã hội. Vì chỉ khép kín trong thế giới nội tâm nên tâm lý


20

nhân vật trong tiểu thuyết của các nhà văn lãng mạn thiếu đi sự khái quát mang tính
quy luật.
Các trường phái thể loại văn học tô đậm hướng tâm lý miêu tả như tiểu
thuyết tâm lý, tiểu thuyết dòng ý thức…. Trong đó, tiểu thuyết tâm lýđặt trọng tâm
ở miêu tả diễn biến tâm lý, động cơ, cảnh ngộ của nhân vật, “Trong cuốn tiểu
thuyết này, những biến cố, những hành động phiêu lưu bị rút xuống mức độ tối
thiểu, tác giả dành vị trí ưu tiên cho sự miêu tả những diễn biến tâm lý phức tạp
của con người.” [74,29].Trong những năm 20 của thế kỷ trước, tiểu thuyết tâm lý
Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách xuất hiện như một sự kiện, làm đảo lộn những lối
viết tiểu thuyết truyền thống. Trong đó, những biến cố, những hành động phiêu lưu
bị rút xuống mức độ tối thiểu, tác giả dành vị trí ưu tiên cho sự miêu tả những diễn
biến tâm lý phức tạp của con người.
Dòng ý thức là khái niệm chỉ một xu hướng sáng tạo văn học ở thế kỷ XX,
tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, những xúc cảm, những liên tưởng ở con người.
Nó nhanh chóng trở thành một xu hướng sáng tạo văn học ở thế kỷ XX vì có khả
năng đi sâu vào đời sống nội tâm, tầng sâu tiềm thức, vô thức con người . “Tác

phẩm được xem là đỉnh cao của văn học “dòng ý thức” là Ulyxiz (1922), “đã
nghiên cứu đời sống nội tâm con người kết hợp với sự xói mịn ranh giới tính cách,
sự phân tích tâm lý đơi khi trở thành mục đích tự thân” [150,350].
Nam Cao là nhà văn có ảnh hưởng của khuynh hướng văn học dòng ý thức,
GS Hà Minh Đức nhận định “Dòng tâm lý trong tác phẩm của Nam Cao … có
những trạng thái tâm lý gần gũi với miêu tả tâm lý của Dostôiepxki và đặc biệt là
Sekhop’ [92,73] là vì vậy.
Cùng với sự phát triển của loại hình văn học từ văn học dân gian đến văn học
hiện đại, việc mơ tả tâm lý con người cũng có những bước phát triển. Ban đầu tính


21

cách con người bị “số đông”cộng đồng chi phối, dần dần con người đã bộc lộ
những tính cách riêng biệt, những góc khuất trong tâm hồn. Tuy nhiên phải đến
khuynh hướng văn học hiện thực chủ nghĩa, góc khuất tâm hồn của con người mới
được lột tả một cách sâu sắc nhất.
Tâm lý nhân vật trong sáng tác theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa.
Chủ nghĩa hiện thực là một khuynh hướng sáng tác mơ tả cuộc sống bằng
hình tượng tương ứng với bản chất những hiện tượng của chính cuộc sống theo
phương thức điển hình hóa, chú trọng mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh,
chú trọng miêu tả chi tiết hiện thực về con người và môi trường sống trong sự phát
triển của lịch sử. Văn học hiện thực rất quan tâm miêu tả đời sống tâm lý của nhân
vật.
Ph.Ăngghen đã đưa ra một định nghĩa có tính kinh điển về chủ nghĩa hiện
thực: “chủ nghĩa hiện thực địi hỏi, bên cạnh tính chân thực của những chi tiết, sự
tái hiện chân thực những tính cách điển hình trong những hồn cảnh điển hình”
[64,383]. Qua định nghĩa này, chúng ta có thể thấy nguyên tắc của chủ nghĩa hiện
thực là: tính lịch sử- cụ thể, tính khoa học và quy định luận nguyên nhân-kết quả.
Những tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn như Balzac, Dostoevski, Tolstoi… đã

xác định vị thế của trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa. Với nguyên tắc mô tả
cuộc sống bằng hình tượng tương ứng với bản chất những hiện tượng của chính
cuộc sống và bằng điển hình hóa các sự kiện của thực tế đời sống, đồng thời thừa
nhận sự tác động qua lại giữa con người và môi trường sống, giữa tính cách và
hồn cảnh.
Với trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa, các nhà văn đã xây dựng được tính
cách nhân vật rõ nét, đạt đến độ “điển hình”. Đây là một đóng góp mới mẻ so với
văn học hiện thực trong quá khứ. Và để cá biệt hóa tính cách, các nhà văn đã cố


22

gắng đi sâu vào miêu tả tâm lý, miêu tả đời sống bên trong của nhân vật.Các nhà
văn hiện thực phê phán quan niệm được “con người xã hội”. Có nghĩa là khi có
được tư duy lịch sử- cụ thể, họ sẽ đặt con người trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể
rồi triển khai sự phát triển tính cách của nó theo sự diễn biến của hồn cảnh đó.
Các nhà văn hiện thực chủ nghĩa nhìn cuộc sống dưới ánh sáng của chủ
nghĩa khách quan lịch sử. Họ mô tả cuộc sống một cách chân thật, khơng lý tưởng
hóa. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngơ Tất Tố,
Nam Cao, Ngun Hồng… những chi tiết chính xác đóng vai trị rất quan trọng.
Thành cơng của tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa là đã xây dựng được những tính
cách điển hình sinh động. Những nhân vật như Nghị Hách, Chí Phèo, Xn Tóc Đỏ
có một cá tính rất rõ, không thể nhầm lẫn với ai khác. Để cá biệt hóa tính cách, các
nhà văn đã đi sâu vào đời sống tâm lý bên trong của nhân vật. Và trong số các nhà
văn hiện thực chủ nghĩa, Nam Cao là người thành cơng hơn cả. Ơng chú trọng
nhiều hơn tới đời sống tinh thần, đi xa hơn các nhà văn lãng mạn của Tự lực văn
đoànkhi vượt qua được cái nhìn đơn giản, khn sáo về tâm lý, tính cách con
người. Chủ nghĩa hiện thực tâm lý kiểu Nam Cao được xem như là cột mốc quan
trọng đánh dấu bước phát triển mới của dòng văn học hiện thực giai đoạn 19301945. Chủ nghĩa hiện thực tâm lý là khái niệm để chỉ một chủ nghĩa hiện thực đi
sâu khám phá hiện thực của tâm hồn, “một chủ nghĩa hiện thực trong ý nghĩa cao

nhất, một chủ nghĩa hiện thực khám phá con người bên trong con người..."[109,8].
Giới thiệu đôi nét về nhà văn Nam Cao và hệ thống nhân vật trong tác
phẩm của ông:
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1917 trong
một gia đình trung nơng, tại làng Đại Hồng thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang,
phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).


23

Bút danh Nam Cao do ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng mà thành.Cha là Trần
Hữu Huệ, làm nghề chạm trỗ và bốc thuốc bắc, mẹ là Trần Thị Minh, làm ruộng,
dệt vải.
Nam Cao là con trai cả trong một gia đình đơng anh em và là người duy nhất
được ăn học tử tế. Năm 1922 ông học tại trường tư ở làng, sau đó theo học bậc Tiểu
học và Thành chung ở thành phố Nam Định. Đầu năm 1935, Nam Cao từ Nam
Định về quê chữa bệnh. Cuối năm này, ơng lập gia đình với bà Trần Thị Sen làm
nghề dệt vải, làm rộng. Sau đó ơng vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may và
sống ở đây gần ba năm. Năm 1941, Nam Cao tham gia nhóm văn hóa cứu quốc. Bị
khủng bố gay gắt, Nam Cao về làng tham gia phong trào Việt Minh ở địa phương.
Năm 1946 ơng đi theo đồn qn Nam tiến vào vùng Nam Trung Bộ một thời gian.
Năm 1948 ông lên chiến khu Việt Bắc, làm cơng tác báo chí. Năm 1950 ông theo
bộ đội tham gia chiến dịch biên giới. Tháng 11 năm 1951 trên đường vào công tác
vùng địch hậu liên khu ba, Nam Cao và những người đi cùng đã một tốn địch
phục kích bắn chết gần “bót” Hồng Đan, Ninh Bình.
Nam Cao sáng tác sớm. Ơng có thơ, truyện, kịch đăng báo từ năm 1936 với
các bút danh: Nguyệt, Thúy Rư, Nhiêu Khê, Xuân Du… Những sáng tác buổi đầu
của Nam Cao còn chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư sản đương
thời. Trong tác phẩm của mình, Nam Cao đã chú ý đến những cảnh ngộ đau khổ
trong xã hội, có khuynh hướng phê phán xã hội rõ nét. Những sáng tác buổi đầu đã

có một nội dung hiện thực, một giá trị phê phán nhất định nhưng chưa thật có sức
nặng. Mãi đến “Chí Phèo” (1941) Nam Cao đã thể hiện rõ tài năng của mình và
Chủ nghĩa hiện thực đã thật sự được khẳng định ở ông.
Kể từ thời điểm 1936 cho đến khi vĩnh biệt cõi đời (1951), Nam Cao đã có
q trình 15 năm gắn bó với văn chương. Ông để lại số lượng tác phảm tuy không


24

nhiều: hai tiểu thuyết, dăm bảy chục truyện ngắn, ký; một kịch bản, khoảng mười
truyện ngắn viết cho thiếu nhi. Nhưng với số lượng khiêm nhường ấy, tác phẩm của
Nam Cao vẫn luôn ám ảnh người đọc cho đến tận hôm nay .
Tác phẩm của Nam Cao tập trung miêu tả một hệ thống nhân vật gồm ba
loại:
• Những người nông dân cùng khổ và những kiểu người nghèo khổkhác. Là
nhà văn của người nơng dân, Nam Cao đã có khoảng hai chục truyện ngắn viết về
cuộc sống tối tăm, số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ, trong đó
Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận, Một bữa no, Mua danh, Điếu văn, Trẻ
con không được ăn thịt chó, Tư cách mõ, Nửa đêm… là những tác phẩm tiêu
biểu. Các thành phần, lứa tuổi của nhân vật nông dân: là những người đàn ông
nghèo khổ, bần cùng, tha hóa, lưu manh hóa, người phụ nữ, người già, trẻ em,
người có ngoại hình xấu xí,.. Đó là bức tranh nông thôn Việt Nam trước Cách
mạng Tháng tám năm 1945 tiêu điều và xơ xác. Cuộc sống của người nơng dân
ngày càng đắm chìm trong đói nghèo, bần cùng, họ thiếu từ hạt muối đến cả việc
cho trẻ em đi ở để bớt đi miếng ăn hoặc vì khơng có tiền lấy vợ đành bỏ làng ra đi
…“Nam Cao đã dựng nên bức tranh chân thực về nông dân Việt Nam bần cùng thê
thảm những năm 1940-1945 và xứng đáng được coi là “nhà văn của nông dân”.
Nhà văn thường đi vào cuộc sống những kẻ cùng khổ, thấp cổ bé họng, bị ức hiếp
nhiều nhất, càng hiền lành nhẫn nhục thì thì càng bị chà đạp phũ phàng; ơng đặc
biệt đí sâu vào nỗi khổ của người nông dân tâm hồn bị đày đọa, nhân phẩm bị xúc

phạm và đã khẳng định mạnh mẽ bản chất đẹp đẽ của họ ngay cả khi họ bị vùi dập
đến mất cả hình người, tình người”[150,1028].
• Những trí thức tiểu tư sản nghèo. Đó là những viên chức nghèo, học sinh
thất nghiệp, “giáo khổ trường tư”, nhà văn nghèo... Miêu tả chân thực cuộc sống


25

nghèo khổ, tủi nhục của người tiểu tư sản, Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những quằn
quại đau đớn trong tâm hồn của họ và đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu
sắc, vượt khỏi phạm vi của đề tài. Đó là cái bi kịch của những kẻ có ý thức sâu sắc
về giá trị sự sống, khao khát một cuộc sống có ý nghĩa chân chính, mà cứ bị những
lo lắng cơm áo hằng ngày giày vị, phải sống cuộc “đời thừa” vơ nghĩa như Hộ
(Đời thừa), Điền(Trăng sáng), Thứ, San (Sống mòn)... Nhiều truyện của Nam
Cao cũng ghi lại cuộc vật lộn tư tưởng của người tiểu tư sản, đấu tranh với sự cám
dỗ của cuộc sống hưởng lạc (Quên điều độ, Trăng sáng, Truyện tình) và lối sống
ích kỷ, dung tục tiểu tư sản để vươn tới lẽ sống nhân đạo. Truyện dài Sống mòn là
sự tổng hợp những sáng tác về đề tài tiểu tư sản của Nam Cao, xoáy sâu vào bi kịch
“chết mòn” về tinh thần của con người trong cái xã hội ngột ngạt đầy bất công vô
lý tước đi giá trị sự sống, đồng thời, đã phê phán khá trung thực, sâu sắc tâm lý và
lối “sống mòn” tiểu tư sản.
• Những tên địa chủ cường hào gian ác. Nhân vật phú hào của Nam Cao
như Bá Kiến (Chí Phèo), Lý Nhưng (Rửa hờn), Ấm Háo (Truyện người hàng
xóm)… là loại cường hào, cáo già rất lọc lõi. Đây là loại nhân vật mang rõ nét
phong cách nghệ thuật độc đáo đầy tài năng của Nam Cao. Chúng là những tên hào
lý lắm mưu nhiều kế, đặc biệt là thâm độc và nham hiểm. Khắc họa loại nhân vật
này, Nam Cao khơng nhấn mạnh khía cạnh bóc lột người nông dân của những tên
cường hào mà khắc sâu một nét bản chất đặc biệt của bọn họ, đấy là những tên có
nghệ thuật thống trị, đàn áp người nơng dân rất thâm hiểm.
• Nhân vật người kể chuyện.Người kể chuyện trong văn Nam Cao, đó là ơng

giáo nhân vật “tôi”- nhà văn Độ trong Đôi mắt cũng như ông giáo trong Lão Hạc,
là Tôi trong Mua nhà… Mỗi nhân vật là một mảnh hồn của nhà văn, nhiều nhân
vật thật sự là hiện thân của nhà văn.


×