Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Kỹ năng tham vấn của người tham vấn học đường ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Cao Phương Diễm

KỸ NĂNG THAM VẤN CỦA NGƯỜI
THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Cao Phương Diễm

KỸ NĂNG THAM VẤN CỦA NGƯỜI
THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Chun ngành : Tâm lí học
Mã số

: 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ THỊ TƯỜNG VY



Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào.
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Quý Thầy Cô Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập tại lớp Cao học Tâm lý
học khóa 27.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Thị Tường Vy – người ln theo sát,
động viên, hướng dẫn tận tình và tiếp thêm niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho
tôi trong suốt q trình tơi thực hiện luận văn.
Cảm ơn Q Thầy Cơ, chun viên, cán bộ phịng Sau Đại học, Trường Đại học
Sư phạm TP.HCM đã tổ chức, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho học viên cao học
Tâm lý học khóa 27.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường THPT Gia Định đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện tốt công việc ở trường trong suốt quá trình học cao học và làm luận
văn.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Quý Thầy Cô hiện đang làm công tác
tham vấn học đường ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã
không ngần ngại giúp đỡ tôi thực hiện các khảo sát.
Cảm ơn Tiến sĩ Phạm Sơn Tùng đã hỗ trợ tôi trong vấn đề dịch thuật và nghiên
cứu tài liệu nước ngồi. Cảm ơn gia đình đã ln đồng hành và hỗ trợ tơi trong mọi

hồn cảnh.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU

.......................................................................................................................... 1

Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KỸ NĂNG THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................................... 6

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 6
1.1.1. Tổng quan tham vấn học đường trên thế giới .............................................. 6
1.1.2. Tổng quan tham vấn học đường ở Việt Nam ............................................. 10
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài...................................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm tham vấn học đường ................................................................. 14
1.2.2. Nguyên tắc đạo đức trong tham vấn học đường......................................... 17
1.2.3. Phẩm chất của tham vấn học đường ........................................................... 20
1.2.4. Nội dung tham vấn học đường ở trường THPT ......................................... 20
1.3. Lý luận về kỹ năng, kỹ năng tham vấn học đường ............................................ 22
1.3.1. Khái niệm kỹ năng ..................................................................................... 22
1.3.2. Khái niệm kỹ năng tham vấn ...................................................................... 26
1.3.3. Một số tiêu chí đánh giá kỹ năng tham vấn................................................ 28

1.3.4. Một số kỹ năng trong tham vấn học đường ở trường THPT ...................... 29
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn của người tham vấn học đường ở
trường THPT ..................................................................................................... 46
1.4.1. Yếu tố chủ quan .......................................................................................... 46
1.4.2. Yếu tố khách quan ...................................................................................... 47


Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI THAM VẤN HỌC
ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................... 50

2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 50
2.1.1. Mẫu khách thể nghiên cứu ........................................................................ 50
2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..................................................... 50
2.1.3. Tiêu chí đánh giá kỹ năng tham vấn của người tham vấn học đường ở
trường THPT tại Tp.HCM ......................................................................... 55
2.2. Thực trạng kỹ năng tham vấn của người tham vấn học đường ở trường
THPT tại Tp.HCM ............................................................................................. 56
2.2.1. Kỹ năng phối hợp giữa người tham vấn học đường với phụ huynh ......... 57
2.2.2. Kỹ năng phối hợp giữa người tham vấn học đường với giáo viên ............ 60
2.2.3. Kỹ năng hỗ trợ học sinh ............................................................................ 61
2.2.4. Mối tương quan giữa các kỹ năng: kỹ năng phối hợp với phụ huynh,
kỹ năng phối hợp với đồng nghiệp và kỹ năng hỗ trợ học sinh ................ 63
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn của người tham vấn học
đường ở trường THPT tại Tp.HCM .................................................................. 64
2.3.1.

Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn với chuyên ngành
đào tạo ..................................................................................................... 64


2.3.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn và mức độ hài lòng của
nhà TVHĐ với thời gian tham vấn. ......................................................... 67

2.3.3.

Mối tương quan giữa yếu tố ảnh hưởng và mức độ hài lòng của nhà
TVHĐ về hệ thống trường học ................................................................ 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 79
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự

Danh mục viết tắt

Từ đầy đủ

1

ANOVA

Analysis of variance (Phân tích phương sai)

2


ACA

3

ASCA

4

BGDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

5

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

6

Sig.

7

SPSS

8

THPT


9

Tp.HCM

10

TVHĐ

American Counseling Association (Hiệp
hội tâm lý Mỹ)
American School Counselor Association
(Hiệp hội các nhà tâm lý học đường Mỹ)

Statistical significance (Chỉ số để xác định
độ tin cậy mang tính thống kê)
Statistical Package for the Social Sciences
(Phần mềm thống kê cho Khoa học Xã hội)
Trung học phổ thơng
Thành phố Hồ Chí Minh
Tham vấn học đường


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Bảng phân chia các mức độ kỹ năng theo quan điểm của K.K.
Platonov và G.G .................................................................................... 26

Bảng 1.2.


Bảng phân chia các mức độ kỹ năng TVHĐ ........................................ 28

Bảng 2.1.

Đánh giá mức độ kỹ năng tham vấn học đường ................................... 51

Bảng 2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc TVHĐ ................... 53

Bảng 2.3.

Mức độ hài lịng của người làm TVHĐ trong cơng việc ...................... 53

Bảng 2.4.

Mức độ kỹ năng quy ra điểm số ............................................................ 56

Bảng 2.5.

Mức độ kỹ năng tham vấn của người tham vấn học đường .................. 57

Bảng 2.6.

Mẫu khách thể nghiên cứu .................................................................... 50

Bảng 2.7.

Mức độ sự phối hợp giữa người tham vấn học đường với
phụ huynh .............................................................................................. 59


Bảng 2.8.

Mức độ sự phối hợp giữa người tham vấn học đường với
đồng nghiệp ........................................................................................... 60

Bảng 2.9.

Kỹ năng hỗ trợ học sinh ở mặt nhận thức, thái độ và hành vi .............. 62

Bảng 2.10. Mối tương quan giữa các kỹ năng ......................................................... 63
Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn ....................................... 64
Bảng 2.12. Mức độ hài lòng của nhà TVHĐ với thời gian tham vấn ..................... 68
Bảng 2.13. Mức độ hài lòng của người tham vấn học đường và thời gian
làm việc ................................................................................................. 69
Bảng 2.14. Yếu tố ảnh hưởng và hệ thống trường học............................................ 72
Bảng 2.15. Mức độ hài lòng của nhà TVHĐ về nơi làm việc ................................. 74


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ kỹ năng tham vấn chung 3 kỹ năng ....................................... 57
Biều đồ 2.2. Mức độ kỹ năng phối hợp với phụ huynh ........................................... 58
Biểu đồ 2.3. Mức độ kỹ năng phối hợp với giáo viên ............................................. 60
Biểu đồ 2.4. Mức độ kỹ năng hỗ trợ học sinh ......................................................... 61
Biểu đồ 2.5. Người tham vấn tâm lý có nhiều đặc điểm tâm lý phù hợp
với nghề............................................................................................... 66
Biểu đồ 2.6. Yếu tố sự cộng tác và ý thức tự giác của học sinh và gia đình trong
cơng việc tham vấn. ............................................................................ 67
Biểu đồ 2.7. Có kiến thức về lý thuyết vủa nhà TVHĐ .......................................... 69
Biểu đồ 2.8. Anh/chị có u thích việc tham vấn không? ....................................... 71

Biểu đồ 2.9. Sự hỗ trợ của ban giám hiệu đến đời sống tinh thần của nhà
TVHĐ. ................................................................................................ 72


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tham vấn học đường là một lĩnh vực khoa học khá mới tại Việt Nam, lĩnh vực
này hiện đang được quan tâm và thúc đẩy phát triển ở một số thành phố lớn như thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngày 31/08/2012 Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh
đã ra quyết định tạm thời về tổ chức và hoạt động công tác tư vấn học đường, số
1090/QĐ-GDĐT-TC. Người tham vấn học đường được gọi là giáo viên tâm lý. Giáo
viên làm công tác tư vấn được bố trí thời gian làm việc, phịng tư vấn thích hợp và
tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức và tham gia các hoạt động. Giáo viên được ưu tiên
học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, văn
hóa, xã hội… để phục vụ tốt nhất cho công tác tư vấn học sinh. Giáo viên tư vấn học
đường được hưởng lương, chế độ và chính sách theo ngạch giáo viên đúng quy định
hiện hành chung và được hỗ trợ hoạt động phí. Ngày 2/2/2018 Bộ Giáo dục ban hành
thơng tư 31/2017/TT-BGDĐT “Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học
sinh trong trường phổ thơng”. Thơng tư có sự tiến bộ khi ra chỉ thị cần phòng tham
vấn học đường vì nhu cầu cấp thiết nhìn từ thực tế vì sự khủng hoảng lứa tuổi, sự
căng thẳng trong học tập và các mối quan hệ với gia đình, thầy cô và bạn bè. Tuy
nhiên, khi lựa chọn giải pháp kiêm nhiệm cho vị trí tham vấn học đường dù có đào
tạo sẽ có những khó khăn nhất định về mức độ chuyên sâu khi gặp các ca khó và sự
quá tải cho vai trò kiêm nhiệm. Điều này cũng làm giảm vai trò của những người
được đào tạo đúng chun ngành vì khơng tuyển nhân sự ở vị trí chuyên trách.
Tham vấn học đường ở Việt Nam được xây dựng và phát triển mạnh khoảng
hơn 10 năm trở lại đây. Mặc dù tham vấn học đường là nhu cầu thiết thực của học
sinh, tuy nhiên công tác này tại các trường cịn có nhiều khó khăn. Chính vì chưa có

sự chuẩn hóa về thời gian và qui trình làm việc nên hoạt động tham vấn tùy thuộc vào
tổ chức riêng của mỗi trường. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm do Sở GDĐT
Tp.HCM cũng cần được lưu tâm dựa trên khảo sát nhu cầu thực tiễn. Hơn thế nữa,
nhận thức của học sinh về tham vấn vẫn còn hạn chế, cần khuyến khích vì sự e ngại
và thiếu hiểu biết của các em khi đến tham vấn. Ngoài ra, cần có kỹ năng sự hợp tác
giữa tham vấn viên với Ban Giám Hiệu, giáo viên và phụ huynh. Do đó cần có sự liên


2
kết, chuyển ca và hỗ trợ những em có khó khăn về tâm lý. Điều này cho thấy rằng,
ngoài kỹ năng tham vấn, còn nhiều kỹ năng khác cần hỗ trợ và phát triển để người
tham vấn học đường làm việc hiệu quả hơn. Học sinh THPT ở độ tuổi dưới 18 nên
các em cần sự đồng hành và giám sát từ gia đình vì thế người tham vấn học đường
cần phối hợp với đồng nghiệp và phụ huynh. Người tham vấn học đường có kỹ năng
tham vấn tốt sẽ hỗ trợ cho học sinh hiệu quả hơn. Chính vì thế, cần nâng cao kỹ năng
tham vấn của người tham vấn học đường và khẳng định vai trò quan trọng của người
tham vấn học đường để tham vấn học đường ngày càng phát triển, chuyên nghiệp và
phổ quát.
Từ những thực tế trên mà đề tài: “Kỹ năng tham vấn của người tham vấn học
đường ở trường THPT” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng kỹ năng tham vấn của người tham vấn học đường
ở Trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao
kỹ năng cho người tham vấn học đường để họ tiếp tục phát triển nghề.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng tham vấn của người tham vấn học đường ở Trường THPT.
3.2. Khách thể nghiên cứu
50 người làm công tác tham vấn học đường ở Trường THPT tạiThành phố Hồ
Chí Minh.

2 chuyên gia về tham vấn học đường.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Có rất nhiều kỹ năng của người tham vấn học đường. Đề tài này chỉ tập trung
nghiên cứu vào một số kỹ năng sau: Kỹ năng phối hợp với phụ huynh, kỹ năng phối
hợp với đồng nghiệp và kỹ năng hỗ trợ học sinh.
4.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Một số trường THPT có phịng tham vấn học đường trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.


3
5. Giả thuyết khoa học
- Người tham vấn học đường thực hiện kỹ năng hỗ trợ học sinh tốt hơn kỹ năng
phối hợp với phụ huynh và kỹ năng phối hợp với đồng nghiệp.
- Sự phối hợp với phụ huynh và đồng nghiệp của người làm tham vấn học đường
tùy thuộc vào nhận thức của thân chủ.
- Sự phối hợp với phụ huynh và đồng nghiệp của người làm tham vấn học đường
mang tính bị động.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về tham vấn học đường của người
tham vấn học đường ở trường THPT gồm: tham vấn học đường, kỹ năng tham vấn
của người tham vấn học đường.
6.2. Khảo sát thực trạng tham về các kỹ năng tham vấn của người làm tham vấn
học đường ở Trường THPT tại Tp.HCM.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm tiếp cận
7.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như tham vấn tâm lý,
tham vấn học đường, kỹ năng của người tham vấn học đường. Nghiên cứu đề tài (xây

dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập
theo quan điểm hệ thống cấu trúc tồn vẹn nhưng có tính động.
7.1.2. Quan điểm tiếp cận hệ thống thực tiễn
Vấn đề tham vấn tâm lý nói chung và tham vấn học đường bậc THPT nói riêng
ngày nay đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Các nghiên cứu tâm lý học, xã hội
học, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây đưa tin
về sự cần thiết của tham vấn học đường trong trường học. Do đó, việc nghiên cứu kỹ
năng của người tham vấn học đường bậc THPT là cần thiết để từ đó đề xuất các kiến
nghị góp phần nâng cao kỹ năng của người tham vấn học đường đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn đề ra.


4
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng phối hợp đồng
bộ các phương pháp nghiên cứu sau:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập các sách, báo, tạp chí, cẩm nang, các nghiên cứu trong và ngồi nước
có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng khung lý thuyết cho đề
tài.
- Phân loại, phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận để từ đó thiết kế công cụ
nghiên cứu và là cứ liệu cần thiết cho việc bình luận kết quả nghiên cứu.
- Xác định khái niệm cơng cụ và các khái niệm có liên quan: tham vấn học
đường, kỹ năng tham vấn học đường.
- Xác định nội dung nghiên cứu gồm những kỹ năng nào, đưa ra giả thuyết
nghiên cứu, lựa chọn những yếu tố để khảo sát, tìm hiểu về mức độ kỹ năng tham vấn
của người làm tham vấn học đường ở trường THPT tại TP.HCM.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi: Dành cho người tham vấn học đường ở Trường THPT tại thành phố

Hồ Chí Minh.
Đây là phương pháp chính để khảo sát kỹ năng tham vấn của người làm tham
vấn học đường. Mục đích của của việc sử dụng phương pháp này là thu thập thơng
tin từ phía người làm tham vấn học đường để đánh giá sơ bộ về kỹ năng tham vấn
của người tham vấn học đường ở trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát trả lời những câu hỏi (bao gồm câu hỏi mở và câu hỏi đóng) trên
các phiếu thăm dị ý kiến.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Soạn hệ thống câu hỏi, sau đó trực tiếp nêu hệ thống câu hỏi cho những đối
tượng liên quan để thu lượm những dữ liệu phục vụ cho việc tìm hiểu kỹ năng người
của tham vấn học đường và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng tham
vấn của người làm công tác tham vấn học đường.
7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu


5
Xử lý các thông tin thu được từ phương pháp nghiên cứu thực tiễn ở trên, kiểm
định tính khách quan, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu.
Nội dung: thống kê mơ tả và phân tích để trình bày kết quả nghiên cứu dưới
dạng bảng.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học dưới sự trợ giúp của phần mềm SPSS
20.0 và phần mềm Microsoft Excel 2013.


6

Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KỸ NĂNG THAM VẤN
HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Tổng quan tham vấn học đường trên thế giới
- Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX: Đây là giai đoạn khởi đầu
của công tác hướng nghiệp và tham vấn nghề. Được khởi đi từ việc cung cấp thông
tin và cho lời khuyên mang tính giáo dục đặc biệt là cho giới trẻ để sống tốt hơn và
khả năng thích ứng với lao động công nghiệp trong giai đoạn đầu của cách mạng cơng
nghiệp. Chính vì thế, giai đoạn đầu là cơng tác hướng dẫn nghề, sau đó là tham vấn
nghề và tiếp theo là sự phát triển các thang đo trắc nghiệm, các lý thuyết nghiên cứu
về tâm lý cá nhân và sự ứng dụng của phân tâm học vào các rối loạn tâm lý của con
người.
Một số nhà tâm lý điển hình như Wilhelm Wundt (1832-1920), người Đức và
Franics Galton (1822-1911) người Anh là những nhà tâm lý học thực nghiệm đầu tiên
đã kiểm tra được sự khác biệt về thể chất con người như sức mạnh cơ bắp, kích cỡ
đầu và thời gian phản ứng. Tiếp theo lĩnh vực này, ở Mỹ hai nhà tâm lý học là
G.Stanley Hall (1846-1942) và James Cattell (1860-1940) đã mở phòng thực nghiệm
đầu tiên tại Harvard và đại học Pennsylvania (Capshew, 1992) đã phát triển thang đo
nhân cách, trắc nghiệm áp dụng vào tham vấn nghề. Taị Pháp thì Alfred Binet (18571911) đã phát triển trắc nghiệm kiểm tra trí thơng minh đầu tiên cho bộ giáo dục.
Năm 1907, Jesse Davis (1817-1955) đã xây dựng cơ sở đào tạo nghề đầu tiên
tại Michigan nhưng người có ảnh hưởng lớn đến cơng tác hướng nghiệp Mỹ là Frank
Parsons (1854-1908).
- Giai đoạn giữa thế kỷ XX: Tham vấn được phát triển như một ngành chuyên
nghiệp: E.G. Williamson đưa ra một lý thuyết hoàn chỉnh về tham vấn với tên gọi là
“Tiếp cận đặc điểm và nhân tố” năm 1930.
Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ (APA) được sáng lập năm 1892 như là hiệp hội chủ
yếu của các nhà tâm lý kinh nghiệm.


7
- Giai đoạn từ cuối thế kỷ XX đến nay: Tham vấn theo xu hướng đa văn hóa:
Các nhà tâm lý học sẽ rất khó khăn trong việc giúp đỡ khách hàng nếu người tham
vấn không nắm được nền tảng văn hóa của khách hàng.

Hầu hết các tài liệu lịch sử chỉ ra rằng tham vấn học đường xuất hiện trong giai
đoạn Cách mạng Công nghiệp Mỹ vào đầu thế kỷ 20 (Schmidt, 2008; Sciarra, 2004).
Tăng trưởng cơng nghiệp nóng thời kỳ này đã gây ra một số hậu quả xấu như là sự
hình thành các khu ổ chuột, những thách thức của cuộc sống đô thị, sự bỏ qua những
quyền cá nhân, quyền tự do và giá trị con người. Để khắc phục tình trạng này, một số
nhà giáo dục và nhà hoạt động xã hội đã đề xuất các chương trình nhằm giúp học sinh
phát triển, đặc biệt nhấn mạnh vào việc giúp học sinh định hướng nghề nghiệp
(Schmidt, 2008). George Merrill bắt đầu thực hiện định hướng nghề nghiệp cho học
sinh tại trường California School of Mechanical Arts, Sanfrancisco vào nằm 1895
(Miller, 1968), bằng cách cho học sinh khám phá thực tiễn các ngành nghề được dạy
học tại trường và trong xã hội.
Bên cạnh việc định hướng nghề nghiệp, các chương trình này cịn giúp học sinh
phát triển đạo đức, kỹ năng xã hội và các mối quan hệ cá nhân. Những nhà tiên phong
trong lĩnh vực này là Jesse B. Davis ở Michigan, Frank Goodwin ở Ohio, Anna Reed
ở Washington, Frank Parsons ở Massachusetts và Eli Weaver ở New York (Hardin
and Christine, 2011). Jesse B. Davis đã giới thiệu một chương trình “Những hướng
dẫn về nghề nghiệp và đạo đức” (Vocational and Moral Guidance) cho học sinh các
trường học công. Frank Parson đã viết cuốn sách “Chọn lựa một nghề” (Choosing a
Vocation) vào năm 1909 trong đó ơng trình bày phương pháp kết nối những đặc điểm
tính cách cá nhân với nghề nghiệp (Frank Parson, 2009). Có thể nói đây là những
người đã góp phần tạo thành một trào lưu thúc đẩy sự phát triển của ngành Tham vấn
Học đường.
Hiệp hội Khải đạo Quốc gia (National Vocational Guidance Association) được
thành lập tại Mỹ năm 1913. Hiệp hội này xuất bản tạp chí Khải đạo Quốc gia
(National Vocational Guidance Bulletin) còn tồn tại cho đến ngày nay và được đổi
tên là tạp chí Phát triển nghề (Career Development Quarterly) hiện được quản lý bởi
Hiệp hội Phát triển nghề Quốc gia (National Career Development Association). Từ


8

xuất phát điểm là định hướng nghề nghiệp, Hiệp hội này ngày nay đã trở thành nơi
hoạt động các người tham vấn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đặc biệt là
tham vấn học đường. Trong thời kỳ này, sự phát triển của phong trào khải đạo có liên
hệ mật thiết với sự phát triển công nghiệp của Mỹ khi mà sự đo lường và đánh giá
các đặc điểm, năng khiếu của con người ngày càng được quan tâm. Chiến tranh thế
giới thứ nhất xảy ra khiến sự quan tâm này càng được tăng lên bởi quân đội Mỹ đã
sử dụng định hướng nghề nhằm sàng lọc, tuyển chọn các quân nhân (Hardin and
Christine, 2011). Bên cạnh đó, cũng xuất hiện thuật ngữ người tham vấn (Counseler)
thường được đề cập như là những chuyên gia làm việc với người trầm cảm và chịu di
chứng tâm lý chiến tranh (Thế chiến thứ nhất và thứ hai).
E.G. Williamson, giáo sư của trường đại học Minnesota, năm 1950 đã đưa ra
Lý thuyết về các Nhân tố và Đặc điểm (Trait-Factor Theory) được phát triển lên từ
các nghiên cứu của ông trong những năm 1930 về hoạt động tham vấn học đường
(Williamson, 1950). Cách tiếp cận của Lý thuyết này bao gồm 6 bước: 1) Phân tích:
thu thập số liệu, thơng tin về học sinh, sinh viên và môi trường sống của họ; 2) Tổng
hợp: tổng hợp các số liệu có liên quan để hiểu rõ hơn về đối tượng; 3) Chuẩn đoán;
4) Tiên lượng hoặc dự đốn kết quả có nhiều khả năng sẽ xảy ra do hành vi của đối
tượng; 5) Điều trị: trong đó đưa ra các chiến lược và kỹ thuật khác nhau mà người
tham vấn có thể sử dụng để hỗ trợ đối tượng; 6) Theo dõi, đánh giá kết quả.Lý thuyết
Nhân tố và Đặc điểm của E.G. Williamson đã trở nên nổi tiếng như là một sự chỉ đạo
cho hoạt động tham vấn.
Mặc dù xuất phát điểm của tham vấn học đường là định hướng nghề nghiệp cho
học sinh, nhưng một số nhà giáo dục thời đó đã cho rằng việc quyết định lựa chọn
nghề nào chỉ là một phần trong sự phát triển cá nhân học sinh. Tiếng nói của các
chuyên gia này đã thu hút được sự chú ý của dư luận, và kết quả là hoạt động tham
vấn học đường đã mở rộng ra thêm, bao gồm cả định hướng về đạo đức và sự phát
triển các kỹ năng xã hội cũng như các mối quan hệ cá nhân. Vai trò của tham vấn học
được kể từ đó ngày càng được đề cao trong trường học tại Mỹ. Năm 1958 đạo luật
National Defense Education Act ra đời nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của tham
vấn học đường. Đạo luật này yêu cầu cung cấp nguồn lực để các bang của Mỹ thiết



9
lập và duy trì các hoạt động tham vấn và khải đạo trong trường học. Bên cạnh đó cịn
ủy quyền và cho phép các trường cao đẳng và đại học thiết kế các chương trình đào
tạo tham vấn học đường. Kết quả của đạo luật National Defense Education Act năm
1958 là rất đáng chú ý. Chỉ trong khoảng thời gian 5 năm kể từ năm 1958, số người
tham vấn học đường đã tăng từ 12000 tới trên 27000 trên toàn nước Mỹ, giúp tăng tỷ
lệ tham vấn/học sinh từ 1:960 lên 1:530, và chính phủ tiếp tục tài trợ cho các trường
cao đẳng, đại học để đào tạo tiếp 13000 người tham vấn học đường trong giai đoạn
này (Miller, 1968).
Năm 1958 Hiệp hội các nhà tâm lý học đường Mỹ (American School Counselor
Association - ASCA) được thành lập như là một nhánh của Hiệp hội APGA
(American Personal and Guidance Association) tiền thân của Hiệp hội Tâm lý Mỹ
ACA (American Counseling Association) (Lambie and Williamson, 2004). Năm
1997, Tiêu chuẩn quốc gia dành cho các chương trình tham vấn học đường ra đời và
kể từ đó ngành tham vấn học đường được xem là đã hoàn thiện. Hiện nay Hiệp hội
các nhà tâm lý học đường Mỹ ASCA được xem là nguồn tham khảo và kiểu mẫu cho
các chương trình tham vấn tâm lý học đường của hầu hết các nước trên thế giới.
Tham vấn học đường ở Hàn Quốc bắt đầu được nhen nhóm vào những năm
1950 khi Đồn đại biểu giáo dục Hoa Kỳ (United States Educational Delegation) đến
thăm Hàn Quốc và truyền đạt các lý thuyết và phương pháp về tham vấn học đường
và định hướng nghề nghiệp cho các nhà giáo dục Hàn Quốc (Yoo, 1996). Những kiến
thức này rất khác so với những quan niệm truyền thống của Hàn Quốc về giáo dục
thời bấy giờ là trừng phạt về thể xác (Coporal punishment). Những hoạt động này đã
dẫn tới nhiều cải cách trong Luật giáo dục của Hàn Quốc (Education Act), khi mà
năm 1963 quy định rằng “các trường phổ thơng và trung học cần có các giáo viên
hướng dẫn kỷ luật” (disciplinay guidance teachers). Mặc dù vậy vai trò và chức năng
của những giáo viên hướng dẫn này tại thời điểm đó vẫn chưa định nghĩa một cách
đầy đủ (Lee et al., 2007). Phải đợi đến tận năm 1990 Bộ Giáo dục Hàn Quốc mới đổi

chức danh của những giáo viên này thành giáo viên tham vấn nghề (career counseling
teacher). Tuy nhiên hầu hết những người làm nghề này thời đó đều là giáo viên kiêm
nhiệm. Những giáo viên kiêm nhiệm này chỉ cần học khoảng 2 môn học về tham vấn


10
là có được chứng chỉ trở thành giáo viên tham vấn. Do đó những giáo viên này khơng
có chun mơn sâu cũng như khơng có các kỹ năng cần thiết về tham vấn học đường.
Khơng có chương trình đào tạo bài bản, thiếu vắng sự chuẩn bị nghiêm túc khiến cho
nhiều giáo viên tham vấn Hàn Quốc gần như trở thành các nhân viên hành chính trong
trường (Lee and Ahn, 2003). Vấn đề này bắt đầu được giải quyết khi Bộ giáo dục
Hàn Quốc năm 1997 yêu cầu thành lập một hệ thống quản lý các chuyên gia tham
vấn học đường cùng với đó là yêu cầu về đào tạo tham vấn học đường có phần khắt
khe hơn. Tuy nhiên phải đợi đến năm 2004 Luật giáo dục cơ sở và phổ thông của Hàn
Quốc (Elementary and Secondary School Education Act) mới công nhận chức danh
nghề tham vấn học đường và yêu cầu các trường đại học mở ra các khóa đào tạo
chuyên về ngành này. Kể từ đó, tham vấn học đường được coi là một nghề chính thức
trong trường học (full-time job).
Tham vấn học đường bắt đầu xuất hiện tại Nhật Bản vào khoảng giữa những
năm 1950-1960, với sự xuất hiện của Trung tâm tham vấn Kyoto (Kyoto Counseling
Center) gồm những giáo viên phổ thông và giảng viên đại học. Nhiệm vụ chính của
họ là tham vấn cho phụ huynh học sinh. Năm 1995, Bộ Giáo dục Nhật Bản khởi động
chương trình tham vấn học đường với kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và các
chuyên gia tâm lý tại các bệnh viện nhằm giải quyết những vấn đề tâm lý cho học
sinh. Những chuyên gia tâm lý này được đổi tên từ “clinical school counselors” sang
“school counselors” (Takizo Yagi, 2008).
1.1.2. Tổng quan tham vấn học đường ở Việt Nam
Tham vấn tâm lý ở Việt Nam khởi đầu với những thuật ngữ thực tế như trợ giúp
tâm lý cho người có khó khăn dưới cái nhìn của nhân viên công tác xã hội. Trước
năm 1945, tại một trong những bệnh viện miền Bắc như Bạch Mai đã sử dụng tham

vấn như một kỹ năng quan trọng để hỗ trợ bệnh nhân; ở miền Nam bên cạnh hoạt
động theo hướng xã hội có tồn tại các hoạt động tham vấn cá nhân, gia đình và cộng
đồng như trường đào tạo Cán sự Xã hội Caritas tại 43 Tú Xương, thành phố Hồ Chí
Minh (Nguyễn Thị Oanh, 2009).
Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Đức, nghề tham vấn tâm lý khởi đầu từ công tác
tư vấn tâm lý, xuất hiện trong thời kỳ chuyển đổi bao cấp sang kinh tế thị trường


11
những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 thế kỷ XX, vào thời kỳ này hoạt
động tâm lý được đi kèm với các chương trình cải thiện cuộc sống và kinh tế cho các
đối tượng thuộc diện chính sách xã hội. Cơng tác tư vấn là một phần trong các hoạt
động của công tác từ thiện, xã hội để giúp những người đói nghèo, trẻ lang thang, mồ
cơi, mại dâm, người có HIV, người bệnh tật,...(Nguyễn Thị Oanh, 2009)
Theo Th.S Nguyễn Thị Oanh thì phịng tâm lý đầu tiên được thành lập tại thành
phố Hồ Chí Minh năm 1988 do TS. Tô Thị Ánh phụ trách (Nguyễn Thị Oanh, 2009).
1997-2000 tại thành phố Hồ Chí Minh có đến hàng chục phòng tham vấn HIV,
các trung tâm tư vấn tình u, hơn nhân, gia đình thuộc hội tâm lý giáo dục thành phố
Hồ Chí Minh. TS. Trần Thị Giồng đã dần làm thay đổi tính chất của hoạt động tham
vấn từ cho lời khuyên chủ yếu bằng điện thoại dần sang trực tiếp, tập trung sâu vào
vấn đề tâm lý của người xin trợ giúp.
Đến nay, dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý đã được thành lập từ nhiều tổ chức,
trường học, công ty và cá nhân và đang trên đà phát triển.
1958-1965, những chuyên gia tâm lý đầu tiên được đào tạo là tư vấn nghề, hầu
hết được học ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Cho tới năm 1975, tư vấn nghề mới
được Viện Khoa học Giáo dục đề cập đến. Năm 1975-1976, tham vấn chủ yếu cho
người vừa hết chiến tranh trở về, năm 1977-7980 tư vấn nghề được tiến hành ở một
số trường cấp 3 ở Hà Nội, năm 1980-1981 công tác hướng nghiệp được đưa vào
trường phổ thông, năm 1981-1986 tài liệu sinh hoạt cho học sinh cuối cấp trung học
phổ thông được biên soạn. Nhưng đến năm 1987-1991 phong trào hướng nghiệp ở

các địa phương bị sa sút nghiêm trọng, công tác tư vấn tạm thời bị dừng lại. Tháng
3/1991 hướng nghiệp được khôi phục và trung tâm hướng nghiệp trực thuộc Bộ Giáo
dục được thành lập.
Năm 2000, một sô trường trung học tư thục, dân lập thành lập phòng tư vấn tâm
lý như THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Tất Thành, Trần Hưng Đạo với sự
hỗ trợ đào tạo của văn phòng tư vấn tâm lý trẻ em thuộc Ủy ban dân số gia đình trẻ
em thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các Ủy ban dân số gia đình trẻ em và phịng
giáo dục.


12
Năm 2004, dự án xây dựng phòng tham vấn học đường với sự hỗ trợ của Unicef
Việt Nam bao gồm các hoạt động điều tra nhu cầu tham vấn học đường của học sinh
trung học phổ thông tại hai trường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Tất Thành ở Hà Nội
(Đại học sư phạm Hà Nội, 2011).
Năm 2005, UNICEF Việt Nam, dưới sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia
tham vấn tâm lý nước ngoài đã biên soạn và xuất bản cuốn Tài liệu tập huấn “Kỹ
năng cơ bản trong tham vấn”, tài liệu xác định các kỹ năng tham vấn cơ bản chính là
các kỹ năng giao tiếp khơng lời và bằng lời như: kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng phản ánh cảm xúc, kỹ năng diễn đạt lại và khuyến khích, kỹ năng thấu
hiểu, kỹ năng tóm tắt…
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thơ Sinh trong cuốn “Tư vấn tâm lý căn bản” đã chỉ
ra một số kỹ năng cần có của nhà tư vấn như: kỹ năng thuyết phục thân chủ, kỹ năng
chia sẻ, kỹ năng giúp thân chủ thay đổi cách nhìn, kỹ năng nắm bắt kịp thời, kỹ năng
chất vấn, kỹ năng nhắc lại tiến trình, kỹ năng hài hước, kỹ năng hợp đồng…
Năm 2007, hai tác giả Kiến Văn, Lý Chủ Hưng trong cuốn “Tư vấn tâm lý học
đường” đã tìm hiểu đối tượng được tư vấn, đó là các kỹ năng: lắng nghe; đặt câu hỏi
đóng, câu hỏi mở; động viên khích lệ; diễn nghĩa; phản ánh tình cảm; khái quát. Trong
đó các tác giả đã chỉ rõ cách thức thực hiện các kỹ năng như thế nào và viện dẫn các
ví dụ cụ thể trong các tình huống tư vấn cho từng kỹ năng.

Năm 2007, luận án Tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Xuân Mai với đề tài “Một số
kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ xã hội” đánh giá khái quát thực trạng tham vấn
ở Việt Nam và thực trạng 4 kỹ năng tham vấn cơ bản (kỹ năng lắng nghe, kỹ năng
hỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng thấu hiểu) của các cán bộ xã hội trong các trung tâm,
cộng đồng trong ngành lao động, thương binh và xã hội.
Năm 2007, tác giả Trần Thị Minh Đức trong cuốn “Giáo trình tham vấn tâm lý”
đã dành một chương bàn về các kỹ năng tham vấn tâm lý. Theo tác giả có một số kỹ
năng tham vấn thông dụng như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng xây dựng lòng tự trọng,
kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng thông đạt, kỹ năng phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng
thách thức, đối chất, kỹ năng diễn đạt lại, kỹ năng khuyến khích, động viên, kỹ năng


13
thăm dò, kỹ năng làm sáng tỏ, kỹ năng xử lý im lặng, kỹ năng trấn an, kỹ năng tự bộc
lộ, kỹ năng khái quát hóa ca…
Đến năm 2010, tác giả Trần Thị Minh Đức đã biên soạn cuốn “Kỹ năng tham
vấn – cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật”. Trong đó tác giả chỉ rõ các kỹ
năng tham vấn cơ bản bao gồm 6 kỹ năng sau: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hỏi, kỹ
năng phản hồi, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng xử lý im lặng và kỹ năng thách thức. Đây
là các kỹ năng cơ bản nhất trong tham vấn giúp các nhà tham vấn nói chung và tham
vấn cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng thực hiện tham vấn có
hiệu quả.
Năm 2012, luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Anh Phước vói đề tài “Kỹ năng
tham vấn của cán bộ tham vấn học đường” gồm 2 nhóm kỹ năng sau: nhóm kỹ năng
tham vấn cơ bản và nhóm kỹ năng tham vấn chuyên biệt. Kỹ năng tham vấn cơ bản:
là những kỹ năng nền tảng giúp cho việc thực hiện có hiệu quả hoạt động tham vấn
nói chung: kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng
quan sát, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng phản hồi. Nhóm kỹ năng tham vấn chuyên biệt:
là những kỹ năng riêng, được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ của tham vấn học đường,
bao gồm các kỹ năng: kỹ năng phát hiện sớm, kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh, kỹ

năng xây dựng và tổ chức các hoạt động phịng ngừa tồn trường, kỹ năng can thiệp,
kỹ năng phối hợp các lực lượng giáo dục, kỹ năng lập và lưu trữ hồ sơ tâm lý của học
sinh.
Các nghiên cứu trên là những tài liệu hỗ trợ cho công tác tham vấn tâm lý.
Những kỹ năng tham vấn giúp tạo lập mối quan hệ với thân chủ và giúp việc tham
vấn hiệu quả hơn. Các nghiên cứu bổ sung giúp người làm tham vấn thêm kiến thức
chuyên môn để làm việc hiệu quả hơn. Nghiên cứu gần nhất là của tác giả Hoàng Anh
Phước, tác giả chia kỹ năng tham vấn thành nhóm kỹ năng cơ bản và nhóm kỹ kỹ
năng chuyên biệt. Phần kỹ năng cơ bản tác giả đưa ra nhóm kỹ năng chung về tham
vấn, những kỹ năng này chúng ta có thể thấy ở những nghiên cứu của các tác giả
trước đó như Bùi Thị Xuân Mai, Trần Thị Minh Đức,… Kỹ năng chuyên biệt, đề tài
mà tác giả muốn nói ở đây là kỹ năng tham vấn học đường nội dung khá đầy đủ, đây
có thể là nguồn tham khảo cho người làm tham vấn học đường.


14
Tham vấn học đường còn khá mới ở Việt Nam nên cịn cần thêm những đóng
góp trong nghiên cứu mang tính thực tiễn và phát triển hơn dựa trên những nghiên
cứu đã có. Trong tham vấn học đường cần nhấn mạnh sự phối hợp giữa nhà tham vấn
học đường với giáo viên và phụ huynh, cũng như nâng cao kỹ năng hỗ trợ học sinh.
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1. Khái niệm tham vấn học đường
Theo hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ (ACA, 1997) "Tham vấn là sự áp dụng
các nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người,
qua đó có các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, xúc cảm, hành
vi, tập trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp và các
vấn đề bệnh lý." Hiệp hội tham vấn Hoa Kỳ định nghĩa tham vấn như một mối quan
hệ tự nguyện giữa người tham vấn và khách hàng. Trong mối quan hệ này người tham
vấn giúp khách hàng xác định và giải quyết vấn đề của chính bản thân họ.
P.K Odhner cho rằng tham vấn là q trình, nó địi hỏi các người tham vấn cần

giúp đỡ thân chủ tìm hiểu, xác định vấn đề của bản thân và triển khai các giải pháp
trong điều kiện cho phép và khoảng thời gian nhất định. Tham vấn là một khoa học
thực hành nhằm giúp con người vượt qua những khó khăn của mình để học có khả
năng hoạt động độc lập trong đời sống xã hội bằng chính kỹ năng sống và năng lực
của mình (Trần Thị Minh Đức, 2014).
Theo Hoàng Anh Phước, tham vấn là một hoạt động trợ giúp dựa trên sự tương
tác giữa người tham vấn và thân chủ, trong đó người tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ
năng chuyên môn giúp thân chủ nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn,
vướng mắc trong cuộc sống (Hoàng Anh Phước, 2012).
Theo TS. Nguyễn Thị Minh Đức: Tham vấn là một quá trình tương tác giữa
người tham vấn (người có chun mơn và kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo
đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (cịn gọi là khách
hàng – người đang có khó khăn về tâm lý cần được giúp đỡ). Thông qua các kỹ năng
trao đổi và chia sẻ tình (dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính
nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản
thân để giải quyết vấn đề của chính mình (Trần Thị Minh Đức, 2014).


15
Theo tác giả Trần Thị Giồng: Tham vấn là sự tương tác giữa người tham vấn và
thân chủ, trong quá trình này người tham vấn sử dụng các kỹ năng chuyên môn giúp
thân chủ khơi dậy tiềm năng để họ có thể tự giải quyết được vấn đề đang gặp phải
(Trần Thị Giồng, 1996).
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, tham vấn được đánh giá như là một công cụ đắc
lực trong trợ giúp cá nhân hoặc gia đình trong giải quyết những vấn đề về tâm lý - xã
hội nảy sinh. Từ đó, tác giả định nghĩa khái niệm này như sau: "Tham vấn tâm lý là
một hoạt động mà nhà chuyên môn, bằng kiến thức, hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp
của mình, thấu hiểu những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của đối tượng (cá nhân, gia đình
hay nhóm), giúp họ khai thác nguồn lực, tiềm năng cho q trình giải quyết" (Bùi Thị
Xn Mai, 2003).

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau được nêu ở trên về tham vấn nhưng hầu hết
các tác giả đều thể hiện chung quan điểm rằng: Tham vấn là một hoạt động hay quá
trình trợ giúp. Người trợ giúp là người tham vấn cần có kiến thức chun mơn, kỹ
năng và một thời gian phù hợp dành cho thân chủ. Sự trợ giúp dựa trên sự tương tác
giữa người tham vấn với thân chủ và những đối tượng liên quan, qua đó giúp thân
chủ tự mình giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi thống nhất với quan điểm tham vấn của tác
giả Hoàng Anh Phước, tham vấn là một hoạt động trợ giúp dựa trên sự tương tác giữa
người tham vấn và thân chủ, trong đó người tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng
chuyên môn giúp thân chủ nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng
mắc trong cuộc sống (Hồng Anh Phước, 2012).
Từ những quan điểm được thể hiện qua các định nghĩa và đúc kết trên. Đề tài
tiếp tục tìm hiểu về định nghĩa về tham vấn học đường.
Hiệp hội tham vấn học đường của Mĩ – ASCA định nghĩa TVHĐ là “Giúp đỡ
tất cả các học sinh trong học tập, trong quan hệ xã hội, trong công việc, trong nâng
cao năng lực cá nhân, giúp họ trở thành người có trách nhiệm và hữu ích. Người tham
vấn học đường trợ giúp hình thành và tổ chức tất cả những chương trình này, cũng
như cung cấp các hoạt động can thiệp tham vấn thích hợp (ASCA, 2003).


16
Theo Edward Neukrug tác giả quyển sách Thế giới của người tham vấn, 2000
(The world of the counselor) cho rằng: “Tham vấn học đường là quá trình cộng tác
liên quan đến một người tham vấn làm việc với một giáo viên, nhà quản lý, phụ huynh
học sinh hay kết hợp với các chuyên gia khác để chia sẻ những quan tâm về trẻ, trong
việc nổ lực tìm ra những cách thức làm việc mới với trẻ để có thể đạt đến trình độ
thực của mình. Cơng tác tham vấn giúp các người tham vấn học được nhiều kiến thức
và kỹ năng hơn để tập trung vào vấn đề của học sinh và điều đó trợ giúp họ trong việc
khách quan hơn khi tiếp xúc với những mối quan tâm của trẻ (Neukrug, 1998).
Theo tác giả Hoàng Anh Phước: tham vấn học đường là hoạt động trợ giúp tất

cả các học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong
học tập, quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp; phát hiện sớm và phát triển các
chương trình phịng ngừa, can thiệp thích hợp trong nhà trường (Hoàng Anh Phước,
2012).
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức: tham vấn học đường là tất cả các hoạt động
can thiệp nhằm mục đích giúp cho học sinh được phát triển tốt nhất về mặt học tập,
nghề nghiệp, cá nhân và xã hội, bao gồm cả các hoạt động tham vấn cho giáo viên và
cha mẹ học sinh (Trần Thị Minh Đức, 2014).
Trên cơ sở tiếp thu các quan điểm trên về định nghĩa tham vấn học đường, đề
tài quyết định chọn định nghĩa của tác giả Hoàng Anh Phước “ tham vấn học đường
là hoạt động trợ giúp tất cả các học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết những khó
khăn, vướng mắc trong học tập, quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp; phát hiện
sớm và phát triển các chương trình phịng ngừa, can thiệp thích hợp trong nhà
trường.” (Hoàng Anh Phước, 2012).
Từ khái niệm tham vấn học đường, đề tài đưa ra khái niệm người tham vấn học
đường: “Người tham vấn học đường là những người đang làm công tác tham vấn
tại các trường THPT, thuộc khối chuyên ngành như tâm lý học, tâm lý giáo giáo
dục, tâm lý trị liệu hoặc khối ngành liên quan như xã hội học, công tác xã hội hoặc
giáo viên bộ môn đang làm công tác kiêm nhiệm như giáo dục cơng dân, chính
trị,…”


×