Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường công lập và tư thục tại tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.36 KB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đinh Thị Hậu

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
CÔNG LẬP VÀ TƯ THỤC TẠI TP HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đinh Thị Hậu
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
CÔNG LẬP VÀ TƯ THỤC TẠI TPHCM

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH



Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này là do chính tơi thực hiện. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Học viên cao học
Đinh Thị Hậu


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường ĐHSP Tp.HCM
và quý Thầy Cô khoa Giáo dục Mầm non đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho
tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn quý Thầy Cơ Phịng Sau Đại học trường ĐHSP
Tp.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học
tập, nghiên cứu và bảo vệ luận văn tại trường.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Thị Quốc Minh
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn này.
Tơi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu và giáo viên các Trường Mầm Non Hoa
Mai quận 3, Trường Mầm Non 11 quận Tân Bình, Trường mầm non Phường 11
quận 11, Trường Mầm Non Ánh Dương quận 3, Trường mầm non Accademy,
Trường mầm non Hạt Đậu Nhỏ đã hết sức tạo điều kiện cho tôi tiến hành khảo sát
khi nghiên cứu đề tài này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm
luận văn sẽ xem xét và đóng góp những ý kiến quý báu cho đề tài này được hoàn
thiện hơn.

Sau cùng, tơi cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tất cả những người
thân đã luôn ở bên tôi ủng hộ, động viên, chia sẻ với tôi khi tham gia chương trình
học Cao học cũng như hồn thành luận văn đúng hạn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015
Học viên cao học

Đinh Thị Hậu


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các bản đồ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................5
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề .........................................................5
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ..............................................................9
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu .................................13
1.2.1. Tính tự tin ...............................................................................................13
1.2.2. Giáo dục tính tự tin .................................................................................14
1.2.3. Biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ ....................................................15
1.2.4. Trường cơng lập và trường tư thục.........................................................17
1.3. Những biểu hiện tính tự tin của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ..................................17
1.3.1. Những biểu hiện về tính tự tin ................................................................17

1.3.2. Đặc điểm phát triển nhân cách của trẻ 5-6 tuổi. .....................................21
1.3.3. Biểu hiện tính tự tin của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ......................................24
1.4. Mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục tính tự tin cho trẻ Mẫu giáo 5-6
tuổi ở trường mầm non.................................................................................26
1.4.1. Mục tiêu ..................................................................................................26
1.4.2. Nội dung GDTTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi .........................................26
1.4.3. Các hoạt động trong trường mầm non ....................................................28
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................30


Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ
TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
CÔNG LẬP VÀ TƯ THỤC TẠI TP.HCM.....................................31
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ...........................................................................31
2.1.1. Mục đích khảo sát...................................................................................31
2.1.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................31
2.1.3. Đối tượng khảo sát .................................................................................31
2.1.4. Khách thể khảo sát .................................................................................31
2.1.5. Phương pháp khảo sát ............................................................................34
2.1.6. Tiến trình khảo sát ..................................................................................35
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng GDTTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số
trường Tư thục và cơng lập. .........................................................................36
2.2.1. Về phía GVMN ......................................................................................36
2.2.2. Về phía Phụ huynh .................................................................................76
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................80
Chương 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ......................................................................82
3.1. Đề xuất biện pháp giáo dục phát triển TTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi .........82
3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .........................................................................82
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp .......................................................82

3.1.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển TTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. ...84
3.2. Khảo sát mức độ hiệu quả của các biện pháp đề xuất ...................................95
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM...........................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105
PHỤ LỤC 109


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
GDMN

Giáo dục mầm non

GDTTT

Giáo dục tính tự tin

GV

Giáo viên

GVMN

Giáo viên mầm non

MN

Mầm non

MNAD


Mầm non Ánh Dương

MN11

Mầm non 11

MNHĐN

Mầm non Hạt Đậu Nhỏ

MNHM

Mầm non Hoa Mai

MNP11

Mầm non Phường 11

MNSGA

Mầm non Sài Gịn Accademy

PH

Phụ huynh

TTT

Tính tự tin



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 2.9.
Bảng 2.10.
Bảng 2.11.
Bảng 2.12.
Bảng 2.13.
Bảng 2.14.

Bảng 2.15.
Bảng 2.16.
Bảng 2.17.
Bảng 2.18.
Bảng 2.19.
Bảng 2.20.
Bảng 2.21.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.

Danh sách các trường khảo sát ..............................................................32

Trình độ chun mơn của GVMN các trường khảo sát ........................32
Thâm niên công tác của các GVMN trường khảo sát. ..........................33
Nhận thức của GVMN về TTT .............................................................37
Sự hình thành TTT ở trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. .........................................39
Nhận thức của GVMN về vai trò của GDTTT đối với trẻ Mẫu
giáo 5-6 tuổi ...........................................................................................40
Nhận thức của GVMN về nội dung GDTTT ........................................41
Nhận thức của GVMN về nội dung GDTTT cho trẻ Mẫu giáo
5-6 tuổi trong mục tiêu chương trình GDMN .......................................42
Nhận thức của GVMN về biểu hiện TTT của trẻ Mẫu giáo
5-6 tuổi...................................................................................................43
Nhận thức của GVMN về các yếu tố ảnh hưởng đến TTT của trẻ
Mẫu giáo 5-6 tuổi ..................................................................................44
Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp GDTTT cho trẻ Mẫu
giáo 5-6 tuổi ...........................................................................................48
Các biện pháp GV sử dụng để GDTTT cho trẻ ở trường tư thục..........54
Các biện pháp GV sử dụng để GDTTT cho trẻ ở trường công lập .......57
Khảo sát mức độ hiệu quả của các biện pháp GVMN sử dụng
trong việc GDTTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường công
lập và tư thục .........................................................................................61
Kết quả khảo sát biểu hiện TTT của trẻ ở 3 trường tư thục .................67
Kết quả khảo sát biểu hiện TTT của trẻ ở 3 trường cơng lập ...............68
Những khó khăn của GVMN trong quá trình GDTTT cho trẻ Mẫu
giáo 5-6 tuổi ...........................................................................................73
Những điều kiện để GDTTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi .......................75
Về nhận thức của PH về sự hình thành TTT của trẻ MG 5-6 tuổi ........76
Nhận thức của PH về vai trò của TTT đối với trẻ Mẫu giáo
5-6 tuổi...................................................................................................77
Những khó khăn PH thường gặp khi GDTTT cho trẻ ở nhà .................78
Điểm trung bình mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất. .............96

Điểm trung bình mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất. ................97
Tương quan trung bình giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của các biện pháp đề xuất. .....................................................................99


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Biểu đồ trình độ chuyên môn của GVMN các trường khảo sát ........33

Biểu đồ 2.2.

Biểu đồ thể hiện nhận thức của GVMN về TTT...............................37

Biểu đồ 2.3.

Nhận thức của GVMN về vai trò của GDTTT đối với trẻ Mẫu
giáo 5-6 tuổi ......................................................................................40

Biểu đồ 2.4.

Nhận thức của GVMN về GDTTT trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong
mục tiêu chương trình GDMN ..........................................................42

Biểu đồ 2.5.

Thực trạng hình thức GDTTT tại trường cho trẻ Mẫu giáo
5-6 tuổi ..............................................................................................46

Biểu đồ 2.6.


Biểu đồ so sánh mức độ phối hợp giữa GVMN và PH .....................52

Biểu đồ 2.7.

So sánh biểu hiện TTT của trẻ ở trường công lập và tư thục ............69

Biểu đồ 2.8.

Biểu đồ so sánh nhận thức của GVMN và PH về vai trò của
TTT đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ....................................................77


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI, mục tiêu của nước ta sang thế kỉ mới đó
là thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng
định: “Phát huy nguồn lực con người là nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh
chóng và bền vững của xã hội. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự
phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố quyết định cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” [4].
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới coi giáo dục là nhân tố
quyết định sự phát triển của xã hội. Đảng ta khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo là
quốc sách hàng đầu” và “Mục tiêu giáo dục là bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và
năng lực của công dân” [49].
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc
dân, là thời kì vàng để phát triển nhân cách của trẻ. Mục tiêu của GDMN “Giúp trẻ
em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu

tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một” [5].
Jan Dargatz cũng cho rằng: Bí quyết quan trọng nhất trong việc ni dạy trẻ là
làm cho trẻ có được tính tự tin. Đứa trẻ tự tin là đứa trẻ sau này sẽ đi bằng chính
đơi chân, nghị lực và trí tuệ của nó. Đứa trẻ tự tin sẽ làm nhẹ đi rất nhiều nỗ lực
dạy dỗ của gia đình, nhà trường và xã hội. Khi trẻ tự tin sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội
thành đạt trong cuộc sống [25]. Tính tự tin (TTT) là một phẩm chất nhân cách,
phẩm chất này là điều kiện đảm bảo cho con người phát huy cao độ mọi tiềm năng
vốn có của bản thân, thích nghi với mọi điều kiện biến đổi của xã hội. Theo tác giả
Đinh Phương Duy chia sẻ: “Sự tự tin khơng phải tự nhiên mà có. Đó là q trình
giáo dục của gia đình và xã hội, sự trải nghiệm và nỗ lực bản thân” [12]. Có thể nói
TTT là kết quả của nhiều q trình trong đó có quá trình giáo dục. TTT càng phát
triển thì con người càng có nhiều cơ hội thành cơng trong cuộc sống. Chính vì vậy
giáo dục tính tự tin (GDTTT) cho trẻ ngay từ bậc học mầm non là quan trọng và cần
thiết.


2
Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là lứa tuổi đang hình thành nhân cách. TTT là một
trong những phẩm chất nhân cách cần được hình thành ở trẻ ngay từ nhỏ, để chuẩn
bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường phổ thông theo đúng định hướng
đổi mới GDMN hiện nay. Nhưng thực tiễn hiện nay, việc GDTTT cho trẻ chưa
được quan tâm đầy đủ. Giáo viên (GV) chưa thực sự quan tâm cũng như chưa nắm
được tầm quan trọng của phẩm chất này để giáo dục cho trẻ. Nhiều GV còn hay gắt
gỏng với trẻ, áp đặt trẻ, không tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ mình. Có lúc GV cịn có
những hành vi khơng tế nhị đối với trẻ làm cho trẻ trở nên nhút nhát thiếu tự tin
không dám thể hiện bản thân, thậm chí có trẻ khơng đủ can đảm để tiếp tục vui chơi
nữa... Như vậy GV đã vơ tình làm trẻ nhút nhát, kém tự tin, từ đó trẻ khơng thích
tham gia vào các trò chơi cũng như các hoạt động khác.
Tp.HCM là thành phố lớn thứ hai của cả nước, nổi bật với hai hệ thống trường
mầm non công lập và tư thục, câu hỏi đặt ra ở đây là: Nhận thức về TTT của giáo

viên mầm non (GVMN) và thực trạng sử dụng các biện pháp để GDTTT cho ở các
trường công lập và tư thục tại Tp.HCM như thế nào? Có sự khác biệt trong việc sử
dụng các biện pháp GDTTT cho trẻ ở hai loại hình trường mầm non đó khơng? Đây
là những câu hỏi lớn cần có sự nghiên cứu.
Do vậy, chúng tơi lựa chọn đề tài: “Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo
dục tính tự tin cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường công lập và tư thục
tại Tp HCM” với mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng GDMN trên địa
bàn Tp. HCM nói riêng và GDMN nước ta nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp GDTTT cho trẻ 5-6 tuổi ở một số
trường công lập và tư thục tại Tp.HCM.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDTTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sử dụng các biện pháp GDTTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số
trường công lập và tư thục tại Tp.HCM.


3
4. Giả thuyết khoa học
Ở các trường mầm non, GVMN đã sử dụng nhiều biện pháp GDTTT cho trẻ.
Có nhiều biện pháp tốt giáo dục có hiệu quả nhưng cũng có những biện pháp chưa
tốt hoặc ít biện pháp nên hiệu quả GDTTT cho trẻ chưa cao. Bên cạnh đó có sự
khác biệt trong việc sử dụng các biện pháp ở trường cơng lập và tư thục.
Có nhiều khó khăn trong việc sử dụng các biện pháp GDTTT cho trẻ như: số
cháu đơng, việc thực hiện chương trình, mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp GDTTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
5.2. Khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp GDTTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi

ở một số trường công lập và tư thục tại Tp.HCM.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng sử dụng các biện pháp GDTTT cho trẻ Mẫu
giáo 5-6 tuổi.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu 3 trường tư thục và 3 trường công lập trên địa bàn Tp.HCM.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận làm cơ sở cho đề tài
như lịch sử nghiên cứu vấn đề, tính tự tin, biện pháp giáo dục tính tự tin…
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu (anket)
Sử dụng bảng hỏi nhằm tìm hiểu:
- Nhận thức của GV về TTT của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Các biện pháp GVMN đã sử dụng để GDTTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Sự đánh giá của các GVMN về tính cấp thiết, mức độ sử dụng và tính hiệu quả
sử dụng các biện pháp GDTTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Những khó khăn trong q trình thực hiện các biện pháp GDTTT cho trẻ Mẫu
giáo 5-6 tuổi.


4
- Mức độ quan tâm của phụ huynh (PH) về GDTTT cho trẻ, mối quan hệ giữa
PH và nhà trường.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát quá trình tổ chức hoạt động của GV.
7.2.3. Nghiên cứu tài liệu giảng dạy
Nghiên cứu kế hoạch, giáo án giảng dạy của GV.
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn GVMN để thu thập thông tin sau khi làm phiếu điều tra.
Phỏng vấn với Ban giám hiệu để đánh giá các biện pháp giáo dục mà GV đã
sử dụng nhằm GDTTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
Phỏng vấn PH để tìm hiểu điều kiện giáo dục của gia đình, mối quan hệ của
GV và PH trong việc GDTTT cho trẻ.
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS 16.0
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về các biện pháp GDTTT cho trẻ Mẫu
giáo 5-6 tuổi.
8.2. Làm rõ thực trạng sử dụng các biện pháp GDTTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6
tuổi ở một số trường công lập và tư thục tại Tp HCM và đề xuất một số biện pháp.


5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
TTT có vai trị quan trọng trong đời sống của chúng ta nói chung và đối với trẻ
nói riêng. Nó là chìa khóa, là điều kiện cần có của một người thành cơng. Chính vì
vậy mà GDTTT cho trẻ đã được quan tâm từ lâu và trở thành đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học ở trong nước và ngoài nước.
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Người sử dụng từ “tự tin” đầu tiên là nhà tâm thần học người Nam Phi Joseph
Wolpe. Việc nghiên cứu TTT bắt nguồn từ lý thuyết tâm lý học hành vi do Ivan
Paplov, Andew Salter và Joseph Wolpe đã sáng lập vào những năm đầu thế kỷ XX.
Nó bao gồm: Quan sát, cách ly, phân tích và phân loại hành vi tự tin. Năm 1927
Ivan Paplov đã phát hiện ra hai yếu tố lớn về hoạt động của hệ thần kinh đó là kích
thích và ức chế. Sau đó, Andew Salter đã vận dụng quan điểm lý luận trên để trình
bày nhiều phương pháp trị liệu làm tăng hành vi của cá nhân, tác động trở lại với

hoàn cảnh ngoại tại. Joseph Wolpe phát hiện ra con người không thể hiện hai trạng
thái mâu thuẫn với nhau cùng một lúc, nghĩa là không thể vừa thấy nhẹ nhõm, vừa
thấy lo âu. Ông cho rằng, sự biểu hiện trong phẫn nộ, yêu thương và vui vẻ đều
thuộc về phản ứng tự tin. Các ông cho rằng hành vi tự tin không phải là phát minh
của con người mà là một phần vốn có trong hành vi của loài người.
Từ những lý luận trên được các nhà nghiên cứu khác phát triển thêm và mở
rộng nghiên cứu dần dần hình thành việc rèn luyện TTT.
Sa Tư có viết: “Nếu một người mà sự tự ti lớn hơn lòng tự tin lại quen đánh
giá thấp bản thân, thất bại sẽ là điều khó tránh khỏi” [44, tr.7]. Còn theo nhà tâm lý
học người Anh - Rostaylor tác giả của cuốn “ Tự tin trong công việc” lại cho rằng: “
Để có được sự tự tin là cả một chặng đường dài” , bà cho rằng tự tin khơng phải là
thứ tự nhiên mà có, nó là “ Kết quả của rất nhiều thứ: lối tư duy, khả năng làm chủ
cảm xúc, sự trải nghiệm, cơ hội, sự tiên đốn, cá tính, năng lực lãnh đạo…Sự tự tin
ln đóng vai trị cốt yếu”. Bà nhận định rằng: “Lịng tự tin không tồn tại trong sự
biệt lập. Bạn phải tương tác với những người khác, và tính chất của sự tương tác
này trở thành nền tảng cho sự tự tin trong công việc” [34, tr.7].


6
Dale Caregie tác giả của cuốn sách “Phát triển lòng tự tin tạo ảnh hưởng bằng
diễn thuyết” nhận định rằng tự tin là một trong bốn yếu tố dẫn đến thành công của
một nhà diễn thuyết: “Đạt được sự tự tin và vững dạ, cùng và khả năng tư duy thoải
mái, rõ ràng trong khi nói trước một nhóm người thì đâu có gì là khó như người ta
thường nghĩ” [10, tr.11]. Theo tác giả để có lịng tự tin cần phải rèn luyện, luyện tập
và lòng dũng cảm vững vàng, điều đó sẽ đánh tan đi nỗi sợ hãi và mang lại sự tự tin.
Như vậy các nhà tâm lý, giáo dục đều chỉ rõ tầm quan trọng của TTT trong
đời sống của chúng ta. Nó là chìa khóa cơ bản, là gốc rễ của sự thành công, như
Bower khẳng định: “Thiếu tự tin là nguyên nhân của hầu hết mọi thất bại”.
Richard Woolfson cũng chỉ rõ: Tạo cho trẻ sự tự tin là việc làm vô cùng quan
trọng. Nếu trẻ cảm thấy tự tin chúng sẽ có can đảm khám phá mọi thế giới xung

quanh dù chỉ một lần. Đây là một điều đáng quan tâm khi trẻ lên 5-6 tuổi, trẻ có
những trải nghiệm mới về vui chơi và học tập. Trẻ cần có sự tự tin để ứng phó giải
quyết những trải nghiệm đó. Do vậy tự tin rất quan trọng cho con người nói chung
và đặc biệt cho trẻ nói riêng [54]. Đồng ý kiến với ông, Jim Fannin (người Mỹ) cho
rằng việc GDTTT cho trẻ ngay từ khi còn bé là rất quan trọng. Tác giả khuyên các
cha mẹ: “Hãy bắt đầu dạy con bạn sự tự tin, tinh thần độc lập và lòng dũng cảm từ
năm hai tuổi” [26].
Trong tác phẩm “Giúp trẻ tự tin”, Gael Lindefield đã quả quyết rằng: “Mỗi
người trong chúng ta khi sinh ra dù ít, dù nhiều đều có sẵn trong người một cái hộp
nhỏ đựng những nguyên liệu cơ bản để tác thành lên sự tự tin sau này và mỗi người
chúng ta đều có được những tiềm năng riêng để xây dựng sự tự tin trên những nền
tảng đó” [15, tr.18]. Theo ơng thì TTT ở trẻ có thể phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh,
thể chất, sức khỏe, tinh thần và đặc biệt là còn phụ thuộc vào yếu tố giáo dục
“Những phẩm chất tốt đẹp của tính tự tin của con cái chúng ta có thể được ni
dưỡng, phát triển hay thay vào đó bị thu hẹp lại bởi chính thái độ, hành động của
những người làm cha làm mẹ chúng ta” [15]. Và qua những quan sát cơ bản Gael
Lindefield hoàn toàn quả quyết, khẳng định về TTT là: “Khi chúng ta sinh ra đời,
điều quan trọng không phải là ta là ai, làm nghề gì mà chính là cách chúng ta sẽ
được nuôi nấng dạy bảo và động viên làm công việc gì” [15, tr.19].


7
Các tác giả cuốn "Giúp con bạn thành công trong trường học" khi nghiên cứu
về tự tin của trẻ cho rằng:" Một đứa học trò đầy tự tin là một đứa trẻ biết đánh giá
cao bản thân, gia đình và những người xung quanh quan tâm chăm sóc trẻ trong
những năm đầu đời cần phát triển" [64].
Trong nghiên cứu của mình “Tự tin là điều kiện để phát triển nhân”,
T.P.Xkripkina đã cho thấy trong hàng loạt vấn đề nghiên cứu nhân cách của các nhà
tâm lý học Nga, vấn đề tự tin rất ít được đề cập đến. Nghiên cứu sự tự tin là rất quan
trọng để hiểu rõ cơ chế hình thành một nhân cách sáng tạo, chủ động, độc lập.

R.U.Emerson trong tác phẩm “Niềm tin vào bản thân” đã cho rằng có hai nỗi
sợ hãi chi phối sự tự tin, nỗi sợ hãi phải đối mặt với ý kiến của đa số (chính vì vậy
con người thường có hành động không chân thực, dối trá) và nỗi sợ phải đối mặt
với chính mình [43].
Theo Rudaki: “Tính tự tin chính là trụ cột của tinh thần phong độ, khiến con
người cởi mở lạc quan, làm tiêu trừ và ngăn ngừa sinh sản lòng tự ti, biết sử lý vấn
đề một cách quyết đoán, nhanh gọn” [35, tr.107].
Như vậy, các tác giả đều thấy TTT là một trong những phẩm chất nhân cách
quan trọng của con người và việc GDTTT ngay từ nhỏ cho trẻ là cần thiết.
Tác giả Emmanuelle Rigon khi nghiên cứu về TTT của trẻ đã đề ra những
biện pháp khác nhau giúp trẻ tự tin [14]:
- Cần phải nhận ra nhu cầu cơ bản ở trẻ.
- Đưa ra nhiều giả thiết, trẻ có thể lựa chọn trong đó một giả thiết thích hợp nhất.
Như thế trẻ sẽ thấy mình có giá trị vì bố mẹ cho mình quyền lựa chọn.
- Phát triển khả năng tự chủ, trong đó tạo niềm tin và phát huy năng lực của trẻ.
Cần đề cao những thành công của trẻ, coi đó là bước tiến bộ quan trọng của trẻ.
- Ảnh hưởng của những người xung quanh, đặc biệt là cô giáo trong việc giáo
dục tính tự tin cho trẻ.
- Vấn đề thành tích, trẻ nhận ra rằng thành cơng là tiêu chí đánh giá giá trị của
trẻ.
Nhà tâm lý học Richard C. Woolfson nêu một số biện pháp GDTTT cho trẻ
[54]:


8
 Nhóm biện pháp dùng lời:
- Khuyến khích con nêu ra những câu hỏi và biết cách trả lời khi con hỏi.
- Hãy nói lời yêu thương với trẻ.
- Nhấn mạnh, khen ngợi những điểm mạnh của trẻ.
- Giải thích cho trẻ hiểu những điều trẻ cần làm.

 Nhóm biện pháp tạo tình huống
- Hãy để trẻ có quyền lựa chọn và tham gia giải quyết vấn đề.
- Dạy con chịu trách nhiệm về hành động của mình.
 Nhóm biện pháp cho trẻ tự khám phá
- Hãy khuyến khích cho trẻ tự do khám phá.
- Hãy cho trẻ làm thử dù rất ít.
- Tạo những điều thú vị, mới lạ
 Nhóm biện pháp tập thể
- Hãy tập cho con bạn biết chia sẻ.
- Dạy trẻ tinh thần làm việc vì tập thể.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động có tính chất đồng đội.
- Khơng nên so sánh các trẻ với nhau.
Những biện pháp mà Richard C. Woolfson nêu ra tương đồng với các biện
pháp mà tác giả Gael Lindenfield viết trong tác phẩm “Giúp trẻ tự tin” [15]. Theo
tác giả, để giúp trẻ tự tin biện pháp phải tác động vào cả tự tin bên trong và bên
ngoài. Cụ thể những biện pháp sau:
- Gần gũi trẻ, hãy nói lời u thương với trẻ.
- Động viên, khích lệ trẻ.
- Khen ngợi, góp ý cụ thể
- Giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
- Tin tưởng trẻ làm được
- Bảo vệ trẻ, cho trẻ cảm giác an tồn.
- Trị chuyện với trẻ, lắng nghe trẻ.
- Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện trước đám đông.
- Tôn trọng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn.


9
- Không nên trừng phạt trẻ.
- Để trẻ tự làm một số công việc cá nhân của trẻ.

Trong bài “Giúp con bạn phát triển lịng tự tin” có đưa ra những biện pháp
giúp trẻ tự tin hơn [16]:
- Tạo cho trẻ thói quen
- Cho trẻ lập ra những mục tiêu, khi trẻ làm việc có mục tiêu thì trẻ tự tin hơn.
- Ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của trẻ. Trẻ ln nỗ lực hết sức đề hồn thành
cơng việc, để thành cơng, chính vì thế hãy ghi nhận quá trình nỗ lực của trẻ.
- Khen ngợi đúng khả năng của trẻ.
- Dạy trẻ chấp nhận những thất bại của bản thân, rút ra những bài học từ những
thất bại đó.
Jim Fannin, người từng chủ trì nhiều buổi thảo luận cho gần nửa triệu cặp bố
mẹ tại Mỹ nhằm nâng cao sự tự tin cho trẻ. Trong nội dung chia sẻ “Giúp bé mạnh
mẽ, độc lập, tự tin” [26]. Ông đã đưa ra những biện pháp như sau:
- Khuyến khích con bằng hoạt động tích cực, những hoạt động sẽ giúp trẻ thấy
thoải mái hơn.
- Hãy là chỗ dựa an tồn cho trẻ.
- Ni dưỡng ý thức phân biệt đúng sai
- Khuyến khích lịng dũng cảm của trẻ trước khi đi ngủ.
- Kiên trì cùng con thích nghi điều mới lạ.
- Chơi cùng con
- Lằng nghe nỗi sợ hãi cùng con.
Như vậy, điểm qua vài nét về lịch sử nghiên cứu TTT của các nhà tâm lý giáo
dục học ngoài nước cho thấy, vấn đề TTT và GDTTT đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm, tìm hiểu và đưa ra quan điểm của mình. Những cơng trình nghiên
cứu trên đã phần nào cho thấy vai trò quan trọng của TTT trong cuộc sống. Do vậy
cần phải GDTTT cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, những năm gần đây vấn đề về TTT cũng được các nhà giáo dục
Việt Nam quan tâm nghiên cứu.



10
TTT là cơ sở tâm lý của sự phát triển và thành công của đời người, là chất xúc
tác của năng lực và ý chí. Với số đơng người, trí lực bình thường cộng thêm TTT
cao là có thể đạt được thành công.
Tác giả Huỳnh Văn Sơn trong phần kĩ năng thể hiện và ni dưỡng sự tự tin
có viết: “Hãy nhớ rằng sự tự tin không phải là quà tặng thiên bẩm mà nó lại chính
là sản phẩm của sự tự rèn luyện thường xuyên...Sẽ không thừa nếu chúng ta rèn
luyện sự tự tin từ rất sớm” [37, tr.28]. Tác giả khẳng định TTT khơng phải sinh ra
đã có, muốn có được chúng ta phải trải qua q trình rèn luyện của bản thân, sự
giáo dục của gia đình và xã hội. Tác giả nhấn mạnh, việc GDTTT ngay từ khi còn
nhỏ là cần thiết.
Tác giả Hà Sơn trong cuốn "Hình thành lịng tự tin cho trẻ" và cuốn "Khai phá
tiềm năng nâng cao khả năng can đảm cho trẻ" có viết: "Khi khơng có lịng tin, mọi
việc chúng ta đều không thể làm được. Một người đạt được thành cơng to lớn trước
tiên là bởi vì người đó có lịng tin. Cho nên tự tin là sức mạnh thần kỳ, chúng biến
cái khơng thể thành cái có thể, biến cái có thể trở thành hiện thực. Ngược lại khơng
có lịng tin sẽ làm cho điều có thể biến thành khơng thể "[36, tr.141]. Tác giả cho
rằng có thể thay đổi, biến cái khơng thể thành có thể đó chính là lịng tự tin. Chỉ cần
có lịng tin vào bản thân thì chúng ta có thể làm được mọi việc trong cuộc sống.
Tác giả Nguyễn Thanh Huyền nêu rõ niềm tin vào bản thân (tính tự tin):
Trong cơ chế thể hiện của tính tự lực, có sự tham gia của cảm xúc, sự tự tin. Khi trẻ
thiếu lòng tin vào bản thân, trẻ không thể hoạt động tự lực. Sự thành công tạo cho
trẻ cảm giác hạnh phúc, vui sướng tin yêu bản thân - cội nguồn của sự phát triển
tính tự lực. Nếu gặp thất bại nhiều trẻ dễ chán, mất lòng tin vào bản thân. Khi giao
nhiệm vụ cho trẻ hoạt động, giáo viên phải tạo cho trẻ cảm xúc tích cực về bản thân,
làm nền cho q trình phát triển trí lực [24].
Đinh Trí Viễn – Đơng Phương Tri cho rằng: “Tự tin chính là một chiếc quyền
trượng, một khi bạn có sự tự tin thì cách nhìn cuộc sống và nhìn vào chính bản thân
bạn cũng sẽ thay đổi, khí chất sẽ càng ưu tú hơn, bạn sẽ càng lạc quan hơn” [51].
Như vậy, các nhà tâm lý, giáo dục học Việt Nam đều khẳng định vai trị quan

trọng của TTT đối với sự hình và phát triển nhân cách của con người, đặc biệt là trẻ


11
ở lứa tuổi mầm non và muốn có sự tự tin đó thì phải trải qua q trình luyện tâp, rèn
luyện.
Đã có một số nghiên cứu về biện pháp GDTTT cho trẻ như trong luận văn
thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thủy với đề tài: “Thực trạng biện pháp giáo dục
tính tự tin cho trê 4-5 tuổi thơng qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non” (2013).
Trong nghiên cứu mình tác giả đã đưa ra 6 biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tự tin thông
qua hoạt động vui chơi. Một là: “Tạo cơ hội và tình huống để trẻ thể hiện hết mình
trong trị chơi”. Hai là: “Tạo cho trẻ quyền quyết định, giao nhiệm vụ, không làm
hộ trẻ, chỉ giúp đỡ khi cần thiết”. Ba là: “Khen ngợi, động viên, khuyến khích, cổ vũ
trẻ đúng lúc”. Bốn là: “Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản
thân trong và sau khi chơi”. Năm là: “Cá biệt hóa những trẻ kém tự tin để giúp đỡ
trẻ”. Sáu là: “Luôn ủng hộ trẻ, tạo cảm giác an tồn, tin tưởng, tạo mối thân tình
gần gũi giữa cô và trẻ trong khi chơi”. Tác giả đã đưa ra cách thực hiện cụ thể từng
biện pháp và thu được hiệu quả và độ tin cậy khi thực nghiệm tại trường mầm non,
tuy nhiên tác giả khẳng định: “Khơng có biện pháp nào là quan trọng nhất, các biện
pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi vận dụng các biện pháp này giáo viên
phải có sự phối kết hợp một cách khéo léo và linh hoạt các biện pháp” [40, tr.98].
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Túy với đề tài: “Một số biện pháp giáo dục tính tự
tin cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” [43]. Tác giả đã đưa ra một số biện
pháp GDTTT cho tr ẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi:
 Nhóm biện pháp dùng lời
- Biện pháp khuyến khích, khen ngợi nêu gương
- Biện pháp nhẹ nhàng khi giao tiếp với trẻ để tạo cảm giác an tồn
- Biện pháp trị chuyện đàm thoại
- Biện pháp sử dụng lời nói làm tăng TTT, đồng thời giảm và khơng sử dụng lời
nói làm giảm và mất đi tính tự tin ở trẻ.

 Nhóm biện pháp thi đua
- Tổ chức các hình thức thi đua, kích thích gây hứng thú như trị chơi, hoạt động
nhóm tập thể.
 Nhóm biện pháp tạo tình huống giáo dục


12
- Tạo tình huống, cơ hội cho trẻ tự khẳng định mình
- Giao nhiệm vụ, khơng làm hộ trẻ, chỉ giúp đỡ trẻ khi cần thiết
 Nhóm biện pháp giáo dục cá biệt
- Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của trẻ để cùng giải quyết
- Cá biệt hóa những trẻ nhút nhát để giúp đỡ theo những hạn chế của bản thân
 Nhóm biện pháp phối hợp với gia đình
- Trao đổi với PH về trẻ
- Hướng dẫn bài tập, truyện kể, thơ để PH dạy trẻ ở nhà
- Hướng dẫn PH sử dụng các biện pháp sẽ tiến hành ở nhóm trẻ.
Tác giả đã chứng minh được tính hiệu quả của các biện pháp thông qua kết
quả thực nghiệm và đi đến kết luận: “cần phối hợp các biện pháp và GDTTT cho trẻ
mọi lúc mọi nơi” [43, tr.97].
Trong bài “Giúp con bạn phát triển lòng tự tin” [16] đã đưa ra những biện
pháp xây dựng lòng tự tin cho trẻ như:
- GV lắng nghe ý kiến của trẻ.
- Luôn gần gũi, nhẹ nhàng với trẻ.
- Tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ thể hiện trước đám đông.
- GV không được cáu gắt với trẻ.
- Trẻ làm đúng thì khen trẻ, sai thì khuyến khích trẻ làm lại.
- GV tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi sáng tạo.
Trong bài “Giúp trẻ tự tin” của Hữu Tùng [42]. Tác giả đã đưa ra 4 biện pháp
cho cha mẹ giúp trẻ trở lên tự tin hơn:
Một là “Biết cách động viên và khen ngợi trẻ”, trẻ mầm non cần lời động viên

khen ngợi như cần khơng khí để thở, lời động viên khen thưởng có giá trị hơn
những lời dạy mang tính lý thuyết.
Hai là “Khơng bao giờ mạt sát trẻ”, đối với trẻ lời người lớn nói ln đúng,
chính vì vậy mà người lớn cần hết sức thận trọng lời nói và cử chỉ của mình.
Ba là “Chỉ cho con biết một số cách đề phòng bất trắc”. Đứa trẻ tự tin là đứa
trẻ khi gặp bất trắc khơng luống cuống mà biết cách đối phó, vì vậy cần phải chuẩn
bị trước cho trẻ, để khi xảy ra trẻ không bất ngờ.


13
Bốn là “Hãy để trẻ có một ngày nghỉ vui chơi thật sự”. Tác giả khuyến khích
Các bậc cha mẹ hãy bớt chút thời gian để vui chơi cùng con cái.
Như vậy, các nhà tâm lý - giáo dục học ở Việt Nam từ trước đến nay đã
nghiên cứu bản chất, biểu hiện và biện pháp để giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống.
Họ khẳng định vị trí quan trọng của TTT trong việc hình thành và phát triển nhân
cách tồn diện cho trẻ. Do đó GV cần phải có những biện pháp nhằm GDTTT cho
trẻ lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên những nghiên cứu về các biện pháp mà các GV sử
dụng để GDTTT ở trường mầm non, trong trường cơng lập và tư thục cịn ít.
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Để tìm hiểu một cách tổng thể và khoa học về GDTTT cho trẻ Mẫu giáo 5-6
tuổi, chúng ta cần tìm hiểu các khái niệm liên quan như: tính tự tin, giáo dục tính tự
tin, biện pháp giáo dục, biện pháp giáo dục tính tự tin
1.2.1. Tính tự tin
Theo Đại từ điển tiếng việt: TTT được định nghĩa là: “Tin vào bản thân mình,
một người tự tin, nói một cách tự tin” [52].
Theo từ điển tiếng việt của viện ngôn ngữ học thì “TTT là hiện tượng tâm lý
thể hiện trạng thái tin tưởng vào tài năng và năng lực trong chính bản thân của mỗi
người” [53].
Theo tác giả Trí Đức: Theo như một số người thì TTT là biết tin tưởng vào
khả năng phẩm chất của mình, tin tưởng vào khả năng to lớn và phẩm chất tốt đẹp

của mình có thể đạt được qua rèn luyện trong học tập và lao động. Tự tin phải đi đôi
với nỗ lực, bền bỉ và kiên trì phấn đấu…Tự tin là dám chịu trách nhiệm về một việc
mình làm và chủ động tìm cách khắc phục trong mọi hồn cảnh khó khăn [13].
Trong từ điển giáo dục học do Hoàng Phê chủ biên thì “Tính tự tin là ý nghĩ về
một kết quả chắc chắn sẽ đạt được” [33].
Theo Rudaki trong cuốn sách “Hãy tin tưởng vào bản thân mình” cho rằng:
“Tính tự tin chính là trụ cột của tinh thần, phong độ khiến con người cởi mở, lạc
quan, làm tiêu trừ và ngăn ngừa sinh sản lòng tự ti, biết xử lý vấn đề một cách
quyết đoán, nhanh gọn” [35].


14
Trong luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Túy với đề tài “Một số biện pháp
giáo dục tính tự tin cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non” có viết “Tính
tự tin là phẩm chất nhân cách, là chất xúc tác của năng lực và ý chí, tự tin chính là
khả năng tin vào bản thân của mỗi người giúp cho họ có sức mạnh ý chí để tiến
hành chắc chắn một việc nào đó” [43].
Trong cuốn “Đạo làm người và xử thế” có viết “Tự tin là một hành vi, một
phần vốn có trong hành vi của lồi người” [51].
Ngơ Cơng Hồn trong “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi lọt lòng đến 6 tuổi” cũng
cho rằng: “Tự tin là một trong những phẩm chất nhân cách. Tự tin là tin vào mình
và tin vào người. Đúng hẹn đúng giờ, đúng việc” [20].
Trong “Dạy con sự tự tin và độc lập” của Nhất Việt thì lại cho rằng: “Tự tin là
cảm nhận về bản thân và biết được mình là ai, ln tin tưởng vào bản thân và
những gì mình có thể làm tốt hơn và ln sẵn sàng vươn lên. Người có tính tự tin là
người biết được vấn đề của bản thân và nơi đâu bản thân mình phù hợp” [56].
Tác giả Kiều Tố Uyên cho rằng: “Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân,
là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ khơng có nghĩa là tin tưởng bản
thân một cách mù quáng. Muốn rèn luyện sự tự tin, trước tiên bạn phải tin vào bản
thân mình” [57].

Như vậy, các tác giả sử dụng thuật ngữ “tự tin”; “ sự tự tin” và “tính tự tin”
khơng thống nhất với nhau, nhưng nội hàm hai khái niệm này thì thống nhất với
nhau, nghĩa là: Tự tin là tin vào bản thân mình, nhận thức rõ được bản thân.
Trong luận văn này chúng tơi sử dụng thuật ngữ “tính tự tin” và trong đề tài
này khái niệm "Tính tự tin" được hiểu như sau:
Tính tự tin là một phẩm chất nhân cách, là khả năng tin vào bản thân của mỗi
người, giúp họ có sức mạnh, ý chí để tiến hành chắc chắn một việc nào đó.
1.2.2. Giáo dục tính tự tin
Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó
kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu [3].


15
Giáo dục theo nghĩa hẹp: là bộ phận của quá trình sư phạm (quá trình giáo
dục), là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những
nét tính cách, những hành vi, và thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thuộc các
lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẫm mỹ, vệ sinh [1].
Giáo dục theo nghĩa rộng: là một q trình tồn vẹn hình thành nhân cách
được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các
quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh
những kinh nghiệm xã hội của loài người [1].
Như vậy có thể hiểu: GDTTT cho trẻ là truyền cho trẻ những kiến thức, kỹ
năng, thói quen để trẻ tin vào bản thân, có sức mạnh, ý chỉ để làm một cơng việc
nào đó.
1.2.3. Biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ
1.2.3.1. Khái niệm Biện pháp, biện pháp giáo dục
 Khái niệm biện pháp
Biện pháp là con đường, là cách thức để đạt tới mục đích đã đề ra.
Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể [50].

Theo tác giả Vũ Thị Ngân: Trong giáo dục, biện pháp là những thành tố cụ thể
của phương pháp, là mặt kỹ thuật của phương pháp. Biện pháp là một khái niệm
thuộc phạm trù phương pháp. Phương pháp dạy học hướng đến giải quyết trọn vẹn,
tồn thể những nhiệm vụ cịn biện pháp hướng đến giải quyết những nhiệm vụ đơn
lẻ, cụ thể [30].
Chúng ta có thể hiểu biện pháp là cách làm cụ thể, là cách giải quyết một vấn
đề cụ thể hay hướng tới giải quyết nhiệm vụ từng phần, cụ thể. Tuy nhiên trong một
số trường hợp biện pháp có thể giải quyết được các nhiệm vụ khác như một phương
pháp.
Vậy biện pháp được hiểu: là cách thức cụ thể, là thủ thuật tác động vào q
trình hoạt động có được hiệu quả tốt nhất trong những điều kiện, đối tượng xác
định.
 Khái niệm biện pháp giáo dục


16
Biện pháp giáo dục là con đường, là cách thức và biện pháp hoạt động của
người giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành một kiểu nhân cách nhất
định.
Biện pháp giáo dục là cách tác động có định hướng, có chủ định phù hợp với
tâm lý đối tượng giáo dục nhằm bồi dưỡng hoặc làm thay đổi những phẩm chất
năng lực của đối tượng, những biện pháp giáo dục thường được áp dụng là giáo dục
cá thể, giáo dục tập thể, giáo dục phối hợp, giáo dục đồng đẳng…Mỗi biện pháp
giáo dục đều có những ưu điểm riêng của mình [19].
Theo tác giả Phạm Thị Nguyên Chi “Biện pháp giáo dục là một trong các
thành tố của quá trình giáo dục, nó có quan hệ mật thiết và có tính biện chứng với
các thành tố khác của q trình giáo dục, đặc biệt là phương pháp giáo dục” [8].
Như vậy khái niệm biện pháp giáo dục theo từ điển giáo dục học cho rằng:
“Biện pháp giáo dục là cách tác động có định hướng, có chủ đích, phù hợp với tâm
lý đến đối tượng giáo dục nhằm bồi dưỡng hoặc làm thay đổi những phẩm chất và

năng lực của đối tượng” [33].
1.2.3.1. Biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
Theo Nguyễn Thị Hòa: “Biện pháp giáo dục mầm non là cách làm cụ thể trong
hoạt động hợp tác cùng nhau giữa cô và trẻ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo
dục đã đặt ra ở lứa tuổi mầm non”[21].
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Túy trong đề tài “ Một số biện pháp giáo dục tính tự
tin cho trẻ 5-6 tuổi” đã trình bày “Biện pháp giáo dục tính tự tin là những cách thức
cụ thể mà giáo viên mầm non sử dụng để tác động đến trẻ em nhằm giáo dục tính tư
tin cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non” [43].
Tác giả Nguyễn Thị Thủy đưa ra khái niệm “ Biện pháp giáo dục tính tự tin
cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non là cách thức hoạt
động cùng nhau giữa cô và trẻ trong hoạt động vui chơi nhằm giáo dục tính tự tin
cho trẻ” [ 40].
Từ những nhận định trên, định nghĩa biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ
Mẫu giáo 5-6 tuổi trong phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:


×