Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.56 KB, 45 trang )

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH TÀI
CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT
THANH XUÂN THỜI GIAN QUA (GIAI ĐOẠN 2005 - 2008).
2.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh NHCT Thanh Xuân
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh NHCT Thanh Xuân là một thành viên trong đại gia đình NHCT VN,
được thành lập từ ngày 01/04/1997 trên cơ sở phòng giao dịch Thượng Đình trực
thuộc NHCT Đống Đa theo quyết định số 17/HĐQT-QĐ ngày 08/03/1997. Sau 2
năm thành lập và trưởng thành đến ngày 01/03/1999 NHCT Thanh Xuân được tách
khỏi NHCT Đống Đa, hạch toán trực thuộc NHCT VN, theo quyết định số1/HĐQT
- NHCT1 ngày 20/02/1999 của chủ tịch HĐQT-NHCT Việt Nam .
Trụ sở chính của NHCT Thanh Xuân đặt tại số 275 đường Nguyễn Trãi-
Quận Thanh Xuân - TP.Hà Nội. Đây là địa điểm rất thuận lợi để mở rộng hoạt
động và thu hút được nhiều khách hàng trên địa bàn khu vực Hà Nội đặc biệt là các
xí nghiệp lớn.
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, NHCT Thanh Xuân đã đứng vững và phát
triển, lớn mạnh và đi lên bằng chính nỗ lực bản thân, ngân hàng đã vượt qua được
“bước khởi đầu nan” đảm bảo bù đắp chi phí và kinh doanh có lãi. Tỷ lệ tăng
trưởng hàng năm luôn đặt ở mức cao. Đến nay NHCT Thanh Xuân luôn mở rộng
cả về chất và lượng, và luôn là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả,
hàng năm đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
* Cơ cấu tổ chức
Xuất phát từ yêu cầu phù hợp với hoạt động kinh doanh, bộ máy tổ chức bao gồm:
Ban lãnh đạo gồm: 1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc.
Phòng nghiệp vụ gồm: 9 phòng
1, Phòng khách hàng doanh nghiệp
2, Phòng khách hàng cá nhân
3, Phòng tài trợ thương mại
4, Phòng kế toán
5, Phòng tiền tệ kho quỹ


6, Phòng tổng hợp tiếp thị
7, Phòng thông tin điện toán
8, Phòng kiểm tra nội bộ
9, Phòng tổ chức hành chính
Trong đó có 3 phòng được đổi tên là phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp, phòng Khách Hàng Cá
Nhân, phòng Tài Trợ Thương Mại tiền thân từ phòng Kinh doanh, phòng khai Thác Quản Lý
Nguồn Vốn, phòng tài Trợ Thương Mại. 2 phòng được thành lập mới là: Phòng Tổng Hợp Tiếp
Thị, Phòng Thông Tin Điện Toán. Được thực hiện theo quyết định số 131/QĐ - NHCT ngày
15/01/2005 và quyết định số 066/QĐ - HĐQT - NHCT1 ngày 30/03/2004 của hội đồng quản trị
NHCT VN ban hành chức năng nghiệm vụ của các phòng ban tại các chi nhánh tham gia hiện đại
hóa.
Chi nhánh NHCT Thanh Xuân hoạt động theo mô hình trực tuyến, đây là mô hình phổ biến trong
nền kinh tế hiện nay.






Mô hình tổ chức điều hành của NHCT Thanh Xuân









Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức điều hành của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân


Chi nhánh NHCT Thanh Xuân là một trong những chi nhánh lớn mạnh của NHCT VN, với gần
200 cán bộ công nhân viên có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt trình độ chính trị vững vàng.
Trong đó trình độ đại học và trên đại học là 80%, còn lại là cao đẳng và trung cấp. Cán bộ công
nhân viên trong ngân hàng luôn có tinh thần học hỏi, cùng với sự điều hành đúng đắn của ban lãnh
đạo đã đưa Chi nhánh NHCT Thanh Xuân phát triển đi lên, và góp phần vào sự tăng trưởng chung
của nền kinh tế đất nước.
*Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Phòng Khách hàng Doanh nghiệp
* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh
nghiệp lớn, vừa và nhỏ.
* Nhiệm vụ: Để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên
quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ thể lệ hiện
hành của NHNN và hướng dẫn hịên hành của NHCT VN.
Phòng Khách hàng Cá nhân
* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá
nhân.
* Nhiệm vụ: Huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan
đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành
của NHNN và hướng dẫn của NHCT VN; quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm,
điểm giao dịch.
Phòng Tài trợ Thương mại
* Chức năng: Là phòng tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi
nhánh theo qui định của NHCT VN.
* Nhiệm vụ: Tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp:
- Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ
- Phối hợp với phòng kế toán giao dịch thực hiện chuyển tiền
- Thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh
- Tư vấn khách hàng sử dụng các dịch vụ tài trợ thương mại
Phòng Kế Toán

* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng
* Nhiệm vụ: Cung cấp các dịch vụ NH liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý
hoạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và của NHCT VN. Quản lý
và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến
từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản
phẩm của NH. Đồng thời giúp cho giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính
và thực hiện các nghiệp vụ chi tiêu nội bộ theo đúng quy định của Nhà nước và của
NHCT VN.
Phòng Tiền tệ kho quỹ
* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt
theo quy định của NHNN và NHCT.
* Nhiệm vụ: Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và
ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn. Quản lý
an toàn kho quỹ…
Phòng Tổng hợp tiếp thị
* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh dự kiến kế
hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh,
thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
* Nhiệm vụ: Tư vấn cho khách hàng, thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ, Thực
hiện công tác tiếp thị, chính sách khách hàng. Dự kiến kế hoạch kinh doanh.
Phòng Thông tin điện toán
* Chức năng: Thực hiện quản lý, bảo trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh.
Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt của hệ thống mạng, máy tính của
chi nhánh.
* Nhiệm vụ: Quản lý hệ thống giao dịch trên máy, gửi các báo cáo bằng File theo
quy định, làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh và hệ thống
NHCT VN.
Phòng Kiểm tra nội bộ
* Chức năng: Giúp giám đốc giám sát, kiểm tra kiểm toán các mặt hoạt động kinh
doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng pháp luật của nhà nước và

cơ chế quản lý của nghành.
* Nhiệm vụ:
- Giám sát kiểm tra, kiểm toán theo trương trình kế hoạch
- Kiểm tra hàng ngày các dao dịch lớn, các nghiệp vụ theo quy định
- Thực hiện kiểm tra hoặc phối hợp với các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo yêu cầu
của giám đốc
Phòng Tổ chức hành chính
* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại
chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT
VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại
chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
* Nhiệm vụ: Thực hiện quy định của nhà nước và NHCT có liên quan đến chính
sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lao động, tuyển dụng,
thực hiện bồi dưỡng cán bộ, và sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực trình độ và
yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005 - 2008
Trong những năm vừa qua, với sự biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội diễn ra
trên toàn thế giới. Bên cạnh những khó khăn nội tại đã bộc lộ, nền kinh tế Việt
Nam lại gánh chịu những ảnh hưởng bất lợi từ bên ngoài. Thị trường tài chính toàn
cầu lâm vào khủng hoảng dây chuyền, nhiều NH lớn của Mỹ và châu Âu phá sản,
các nền kinh tế lớn đều suy thoái. Trong nước, chỉ số giá bình quân tăng 22,97%,
nhập siêu 17 tỷ USD, nhiều đợt biến động với biên độ rất lớn đối với giá cả các
loại nguyên nhiên vật liệu chính cho sản xuất kinh doanh, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ
đã gây ra rất nhiều khó khăn điêu đứng cho hầu hết các ngành SXKD, đặc biệt là
DN vừa và nhỏ, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản suy giảm rất
lớn về giá trị và tính thanh khoản.
Trong bối cảnh chung đó, tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT
Thanh Xuân trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến, tăng trưởng tích cực,
cụ thể như sau:
* Tình hình huy động vốn

Các hình thức huy động vốn mà NHCT Thanh Xuân áp dụng:
- Mở tài khoản và nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm miễn phí, tiền gửi không kỳ hạn
và có kỳ hạn (ngắn, trung, dài hạn) của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước
bằng VNĐ và ngoại tệ ( được NHNN cho phép).
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
- Rút tiền tự động, thanh toán đơn trên máy ATM, thẻ rút tiền mặt
- Gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi tại các điểm giao dịch một cửa của chi nhánh
và trong hệ thống nhanh chóng, chính xác, an toàn.
- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước.
Công tác huy động vốn là tiền đề thực hiện các nghiệp vụ tiếp theo của NH là nền
tảng là bước cơ bản đầu tiên trong suốt quá trình kinh doanh của NH. Chính vì vậy
mà việc cạnh tranh thu hút khách hàng tiền gửi là vấn đề sống còn đối với mỗi NH.
Như vậy nên NHCT Thanh Xuân luôn cải tiến mở rộng các hình thức huy động
vốn một cách linh hoạt theo xu hướng chung của thị trường tích cực đổi mới phong
cách phục vụ để khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn phục vụ cho các
nhu cầu phát triển kinh tế.



Bảng 2.1. Tình hình nguồn huy động vốn của NHCT Thanh Xuân.
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm
Tiêu thức
2005 2006 2007 2008

Công tác huy động vốn
Tổng nguồn vốn huy động
+ Doanh nghiệp

+ Dân cư
+ Phát hành thẻ ATM
+ Dịch vụ, tổ chức khác
Tổng nguồn vốn vay



2.083
467
986,6
6
1.018
758


2.856,8
591,5
1.040
8
1.217,3
985



3.714
769
1.352
24
1.569
1.568




4.828,2
965
1.576,6
37
2.249,6
2.064
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Thanh Xuân các năm)

Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động xấu gây khó
khăn cho hoạt động huy động vốn. Chi nhánh đã có nhiều biện pháp như điều chỉnh lại địa điểm
giao dịch , thay đổi nhiều hình thức huy động vốn phù hợp theo từng thời kì, trú trọng hơn đến
hình thức quảng cáo quảng bá sản phẩm…Kết quả đạt được như sau:
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng liên tục qua các năm, đặc biệt năm 2008 Chi
nhánh đã huy động được 4.828,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng là 130%, so với chỉ tiêu kế hoạch NHCT
VN giao đạt 103,5%. Vốn đi vay bình quân ở mức 1500 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng so với năm
2007 đã tạo ra khoản lợi nhận đáng kể cho hoạt động kinh doanh. Dựa trên kết quả đạt được chi
nhánh đã nộp vốn về trung ương bình quân là 2.064 tỷ đồng vào năm 2008.
Công tác huy động của Chi nhánh luôn được quan tâm triển khai bằng nhiều biện
pháp, từ việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng bá, áp dụng hợp lý các
chính sách khách hàng, thực hiện áp dụng chính sách lãi suất phù hợp, khai thác
phát triển mở rộng các kênh huy động vốn. Đặc biệt trong năm 2008, Chi nhánh đã
triển khai nâng cấp cải tạo lại các ĐGD-QTK ( năm 2008 Chi nhánh đã chuyển đổi
7 quỹ tiết kiệm thành 01 ĐGD mẫu và 06 ĐGD thường), đầu tư nâng cấp máy móc
thiết bị tạo ra bộ mặt mới đối với hệ thống mạng lưới của Chi nhánh. Công tác đào
tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch của đội ngũ cán bộ thường
xuyên được quan tâm, do đó:
Đến thời điểm 31/12/2008 tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 4.828,2 tỷ đồng tăng

30% so với thực hiện đến 31/12/2007 và đạt 90,4% so với kế hoạch năm 2008.
Nguồn vốn bình quân đạt 3.955 tỷ đồng bằng 115% so với năm 2007. Trong đó:
Tiền gửi DN: Mặc dù trong thời gian qua các DN luôn sử dụng nguồn vốn ở mức
tối đa, nhưng số dư tiền gửi DN tại chi nhánh vẫn duy trì được ổn định. Số dư tiền
gửi DN đến 31/12/2008 đạt 965 tỷ đồng, chiếm 20,7% trong tổng nguồn vốn và
bằng 112% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư đạt 1.576,6 tỷ đồng chiếm 36% trên tổng
nguồn vốn huy động, mặc dù số dư những tháng đầu năm tăng cao có thời điểm lên
đến trên 1.500 tỷ đồng nhưng những tháng cuối năm phần lớn do kỳ phiếu và
chứng chỉ tiền gửi đến hạn cùng với sự chênh lệch lãi suất huy động quá lớn trên
thị trường tiền tệ nên tiền gửi dân cư đến thời điểm 31/12/2007 chỉ đạt ở mức như
thời điểm 31/12/2006.
Đặc biệt năm 2008, việc triển khai tốt dịch vụ phát hành thẻ ATM, từ đó đã góp
phần tăng thêm một kênh huy động nguồn vốn ổn định và hiệu quả của Chi nhánh.
Với nguồn vốn từ số dư trên tài khoản ATM tại Chi nhánh đến thời điểm
31/12/2008 đạt trên 37 tỷ đồng.
Nguồn vốn vay: Đến 31/12/2008 nguồn vốn vay của Chi nhánh là 2.064 tỷ đồng.
Đây là một kênh huy động rất quan trọng, trong năm 2008 Chi nhánh đã triển khai
tốt công tác khai thác mở rộng quan hệ đối với các tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi
lớn để huy động. Thời điểm cao nhất nguồn vốn khai thác từ các định chế tài chính
tại Chi nhánh đạt trên 2.500 tỷ đồng, mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ từ hoạt
động gửi vốn điều hòa trong hệ thống.
* Công tác cho vay
Trong những năm qua, thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Tổng Giám
đốc với hoạt động đầu tư, đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả, không chạy theo số
lượng, Chi nhánh luôn đẩy mạnh công tác khai thác, tìm kiếm các dự án mới,
khách hàng mới, phát triển mạnh cho vay đối với khách hàng vừa và nhỏ, khách
hàng cá nhân. Đặc biệt là phát triển hình thức cho vay ứng trước chứng khoán đối
với khách hàng của 8 Công ty Chứng khoán trên địa bàn Hà Nội, dư nợ cho vay
loại hình này những tháng cuối năm luôn đạt ở mức trên 30 tỷ đồng. Dự kiến trong

thời gian tới loại hình cho vay này sẽ được phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Bảng 2.2. Công tác cho vay của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân
Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm Chỉ
tiêu


2006

2007

2008
Tổng các khoản
đầu tư cho vay

1.102

1.344

1.482
Dư nợ cho vay 1.264 1.328,4 1.476
Doanh số cho vay 2.035 2.046 2.010
Doanh số thu nợ 2.365 2.197,5 1.875
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Thanh Xuân các năm)

- Tổng các khoản đầu tư cho vay đến 31/12/2008 đạt 1.482 tỷ đồng bằng 109,3%
so với thực hiện đến 31/12/2007.

- Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.476 tỷ đồng tăng 10% (135 tỷ đồng) so với thực
hiện đến 31/12/2007.
- Doanh số cho vay năm 2008 đạt: 2.010 tỷ đồng, bằng 98,2% so với năm 2007.
- Doanh số thu nợ năm 2008 đạt: 1.875 tỷ đồng, bằng 82,8% so với năm 2007.
* Về cơ cấu đâu tư
Bảng 2.3. Cơ cấu đầu tư của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm
Chỉ tiêu


2006

2007

2008
Dư nợ ngắn hạn 430 670 580
Cho vay DNNN 2.437 1.846 1.264,1
Cho vay không có TSBĐ 65 48 34
Cho vay khách hàng
Cá nhân
- Dư nợ cho vay ứng
trước chứng khoán
- Cho vay khác cầm cố,
thế chấp
89,6

26,7


54,3

68,9

34,6

37.8
67

37,2

29,8
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Thanh Xuân các năm)

+ Dư nợ ngắn hạn đến 31/12/2008 là 580 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 39% trên tổng dư
nợ cho vay nền kinh tế.
+ Cho vay Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 85% tổng dư nợ cho vay, tương ứng với
kế hoạch được giao.
+ Cho vay không có TSBĐ chiếm 28% tương ứng với kế hoạch được giao.
+ Cho vay khách hàng Cá nhân đến 31/12/2008 là 67 tỷ đồng đạt 67% kế hoạch đề
ra, trong đó:
- Dư nợ cho vay ứng trước chứng khoán là 37,2 tỷ đồng
- Cho vay khác cầm cố, thế chấp đạt 29,8 tỷ đồng
* Về chất lượng tín dụng
Trong những năm qua, công tác khắc phục, thu hồi nợ xấu của Chi nhánh luôn
được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Các
phòng nghiệp vụ đã nghiêm túc thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc,
thường xuyên theo dõi bám sát từng khách hàng, từng khoản vay, kịp thời thu hồi
các khoản nợ đến hạn và các khoản nợ gia hạn, nợ quá hạn. Do đó kết thúc năm
2008, Chi nhánh đã không còn nợ xấu.

* Các hoạt động tín dụng:
- Vay ngắn, trung và dài hạn.
- Đồng tài trợ với những dự án có quy mô lớn và thời gian hoàn vốn dài.
- Bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, vay vốn với bảo lãnh của bên thứ ba, bảo lãnh tiền đặt cọc….
- Các chương trình cho vay vốn ưu đãi.
* Công tác thu hồi nợ ngoại bảng
Đây là nhiệm vụ, mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong công tác chỉ đạo, triển khai
thực hiện trong những năm gần đây.
Đến 31/12/2008 thu nợ ngoại bảng của Chi nhánh đạt 107,4 tỷ đồng bằng 112,2%
kế hoạch được giao.
Công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng trong thời gian qua đã được coi trọng, đi sâu
kiểm tra từng công trình, dự án vay vốn, giám sát giải ngân theo tiến độ thi công
từng công trình, từng hạng mục đảm bảo DN sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Mặc dù năm 2008 nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các NHTM cạnh tranh khốc liệt
để lôi khéo khách hàng nhưng đầu tư tín dụng của Chi nhánh vẫn tăng trưởng ổn
định.
Bảng 2.4. Tình hình cho vay của NHCT Thanh Xuân
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Tiêu thức

2005

2006

2007

2008
Tổng dư nợ cho vay

+ VND
+ Ngoại tệ
Cơ cấu cho vay
- Trung dài hạn
+ VND
+ Ngoại tệ
- Ngắn hạn
1.007,5
647,56
196,34

243,06
189,46
113,04
752,45
1.034,92
848,63
186,29

341,08
221,70
119,38
693,09
1.157,14
1.001.71
155,43

516,06
359,96
156,10

640,39

1.316,02
1.155,01
161,01

655,11
439,08
162,03
640,00

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Thanh Xuân các năm)
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2008 đạt 1316 tỷ, trong đó có 1155 tỷ VND chiếm
87,77%, ngoại tệ là161 tỷ chiếm12,23%.Tăng 159 tỷ so với năm 2007 tương ứng là
13.7% đạt 94,8% chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Về chất lượng tín dụng 100% dư nợ trong tầm kiểm soát, đến ngày 31/12/2008
chưa có phát sinh nợ quá hạn.
Về cơ cấu cho vay: dư nợ trung dài hạn 655 tỷ chiếm tỷ trọng 50,57% tổng dư nợ
cho vay nền kinh tế (227 tỷ dư nợ cho vay vốn lưu động của công ty lương thực
miền bắc). Dư nợ vốn ngắn hạn 640 tỷ chiếm tỷ trọng 49,43 % tổng dư nợ cho vay
nền kinh tế, dư nợ quốc doanh đạt 81,6% đạt 98% chi têu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ dư
nợ cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm 59% đạt 105% chỉ tiêu. Nợ gia hạn
tính đến ngày 31/12/2008 là 112 tỷ giảm 73 tỷ so với thời điểm cao nhất trong năm
là 185 tỷ. Doanh số cho vay là 1821 tỷ, trong đó tiền VND là 1772 tỷ chiếm
97,31%, ngoại tệ là 49 tỷ chiếm 2,69%.
Về hoạt động bảo lãnh: tính đến ngày 31/12/2008 tổng doanh số là 86,6 tỷ
với 159 món. Đảm bảo 100% trong tầm kiểm soát. Lưu lượng giao dịch là 1045 lần
tương ứng 1821 tỷ. Số khách hàng quan hệ tín dụng với chi nhánh liên tục tăng đặc
biệt ở những ngành như: đóng tàu, vận tải biển….
* Công tác kinh doanh đối ngoại - Tài trợ thương mại

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong cơ chế
hoạt động. Những thay đổi do việc hội nhập WTO làm cho chính sách về đầu tư tín
dụng của hệ thống NHCT Thanh Xuân có nhiều thay đổi chặt chẽ hơn, đã làm
giảm đáng kể lượng cho vay xuất nhập khẩu. Tuy vậy với những cố gắng không
ngừng, Công tác kinh doanh đối ngoại-Tài trợ thương mại nói chung của Chi
nhánh đã có những chuyển biến đáng kể so với năm 2007 về mặt chất lượng.
- Mua bán ngoại tệ: Doanh số bán ngoại tệ năm 2008 đạt 102 triệu USD bằng 58%
so với năm 2007. Thu phí bán ngoại tệ lên NHCT VN đạt 278 triệu VND.
- Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, 100% giao dịch được thực hiện an toàn chính
xác và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Quốc gia, thông lệ, pháp luật Quốc tế
- Việc chi trả kiều hối, thanh toán Western Union chính xác, an toàn. Đến ngày
31/12/2008 đã thực hiện chi trả kiều hối và thanh toán Western Union là 613 món
với giá trị quy đổi là 2,4 triệu USD. So với năm 2007 tăng 62 món và tăng 0,4 triệu
USD giá trị quy đổi.
- Trong năm 2008, Chi nhánh đã thực hiện phát hành 19 L/C nhập khẩu, giá trị trên
5 triệu USD. Thanh toán 26 món L/C nhập khẩu trị giá 11,8 triệu USD. Thông báo
27 L/C xuất khẩu giá trị hơn 438 triệu USD. Thanh toán 18 bộ L/C chứng từ xuất
khẩu trị giá 837 ngàn USD. Thông báo 46 món nhờ thu đến với tổng giá trị trên
1.398 ngàn USD. Thanh toán 42 món nhờ thu đến với tổng số tiền là 1.296 ngàn
USD.
Công tác phát hành bảo lãnh cũng được phát triển rất mạnh, đây là dịch vụ mang
lại nguồn thu phí dịch vụ rất lớn. Tổng số bảo lãnh phát hành năm 2008 là 450
món tương đương với số tiền là 111,6 tỷ đồng, số món tăng 63% và giá trị tăng
13% so với năm 2007. Toàn bộ số dư bảo lãnh trên đều nằm trong tầm kiểm soát
của NH. Trong năm 2008 không có trường hợp nào NH phải thực hiện nghĩa vụ trả
thay. Tổng thu phí dịch vụ của hoạt động tài trợ Thương mại đạt 1,4 tỷ đồng bằng
213% so với năm 2007.
Bảng 2.5. Tình hình kinh doanh đối ngoại của chi nhánh NHCT
Thanh Xuân
Đơn vị: 1000 USD

Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008
Kinh doanh đối ngoại
- Doanh số mua bán ngoại tệ
- Doanh số chi trả kiều hối
- - Doanh số tín
dụng chứng từ
- Doanh số nhờ thu

110.365
267.356
537.876
14.749

122.718
183.606
316.737
24.864


45.000

17.868
8.450
32.107


64.400
1.215
11.283
3.686,25

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Thanh Xuân các năm)
Hoạt động kinh doanh đối ngoại thời gian qua gặp nhiều khó khăn nguyên do tỷ
giá đồng USD giảm giá mạnh, cạnh tranh giữa các NH càng gay gắt, hoạt động
kinh doanh ngoại tệ tập trung vào mục đích là giữ vững, củng cố quan hệ kinh
doanh giữa NH và khách hàng, phục vụ cho tăng trưởng dư nợ và hiệu quả chung
của Chi nhánh. Doanh số mua ngoại tệ năm 2008 đạt 64 400 000 USD tăng so với
cùng kỳ năm 2006 là 19,4 triệu USD tương ứng với tốc độ tăng 43%. Lãi mua bán
ngoại tệ trong năm qua đạt trên 860 triệu đồng.
2.2. Thực trạng áp dụng các phương pháp chủ yếu trong thẩm định tài chính
dự án tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân thời gian qua.
2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Sơ đồ 2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT Thanh
Xuân






















Quy trình thẩm định được tiến hành trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của
khách hàng đối với những dự án vay vốn ngắn hạn và không quá 30 ngày với những dự án vay vốn
trung và dài hạn.
2.2.2. Nội dung và các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư
mà Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã sử dụng.
Công tác thẩm định tài chính DAĐT đã được Chi nhánh tổ chức xem xét đánh giá một cách khách
quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và
hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định tài trợ vốn cho dự án.
Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt
với quá trình soạn thảo dự án. Công tác thẩm định tài chính DAĐT tạo cơ sở vững chắc cho hoạt
động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để Chi nhánh ra quyết
định đầu tư hay không, cho phép tài trợ cho dự án.
2.2.2.1. Mục đích cho công tác thẩm định tài chính DAĐT mà Chi nhánh đã đưa ra.
Mục đích của thẩm định tài chính DAĐT nhằm lựa chọn được những dự án có tính khả thi cao,
đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư cũng như NH cho vay vốn. Bởi vậy, mục đích cụ thể mà Chi

nhánh đặt ra cho công tác thẩm định tài chính DAĐT là:
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên phương diện là hiệu quả
tài chính.
- Đánh giá khả năng thực hiện của dự án: Đây là mục đích hết sức quan trọng trong quá trình thẩm
định. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có khả năng thực hiện.
2.2.2.2. Yêu cầu về công tác thẩm định tài chính DAĐT tại Chi nhánh
Yêu cầu chung mà Chi nhánh đặt ra cho các CBTD để công tác thẩm định tài chính DAĐT đạt
chất lượng tốt như sau:
- Các CBTD phải nắm vững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nướ, của ngành, của địa
phương và các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của
Nhà nước.
- Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình hình và trình độ kinh tế chung
của địa phương, đất nước và thế giới. Nắm vững tình hình SXKD, các số liệu tài chính của DN,
các quan hệ tài chính - kinh tế tín dụng của DN (hoặc của chủ đầu tư khác), với NH và ngân sách
Nhà nước.
- Biết khai thác số liệu trong báo cáo tài chính của DN (hoặc chủ đầu tư), các thông tin về giá cả,
thị trường để phân tích hoạt động chung của DN, từ đó có thêm căn cứ vững chắc để quyết định
cho vay vốn.
- Biết xác định và kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của dự án, đồng thời thường xuyên
thu thập, đúc kết, xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế tổng hợp trong và ngoài nước để phục vụ
cho công tác thẩm định tài chính DAĐT.
- Đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện nội dung tài chính của dự án, có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong và ngoài ngành có liên quan ở trong và
ngoài nước.
- Thẩm định kịp thời, tham gia ý kiến ngay từ khi nhận được hồ sơ.
- Thường xuyên hoàn thiện quy trình thẩm định, phối hợp và phát huy được trí tuệ tập thể.
2.2.2.3. Nội dung thẩm định tài chính DAĐT tại Chi nhánh
* Kiểm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn:
- Vốn đầu tư xây dựng: CBTD tiến hành kiểm tra nhu cầu xây dựng các hạng mục
công trình, mức độ hợp lý của đơn giá xây dựng (bằng kinh nghiệm từ các dự án đã

triển khai, tương tự)
- Vốn đầu tư thiết bị: CBTD kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp
đặt, chi phí CGCN (nếu có).
- Xem xét chi phí trã lãi vay NH trong thời gian thi công
- Xem xét nhu cầu vốn lưu động ban đầu (đối với dự án xây dựng mới) hoặc nhu
cầu vốn lưu động bổ sung (đối với dự án mở rộng bổ sung thiết bị) để dự án sau
khi hoàn thành có thể hoạt động bình thường.
Việc xác định đúng đắn vốn đầu tư của dự án là rất cần thiết, tránh hai khuynh
hướng là tính quá cao hoặc quá thấp (cần so sánh suất đầu tư với các dự án tương
tự).
Sau khi kiểm tra tổng mức vốn đầu tư, CBTD tiếp tục xem xét việc phân bổ vốn
đầu tư theo tiến độ thực hiện đầu tư. Việc này rất cần thiết đặc biệt đối với các
công trình có thời gian xây dựng dài.
* Kiểm tra nguồn vốn huy động cho dự án:
- Vốn tự có: khả năng chủ đầu tư góp vốn, phương thức góp vốn, tiến độ góp vốn
- Vốn vay nước ngoài: CBTD xem xét khả năng thực hiện
- Vốn vay ưu đãi, bảo lãnh, thương mại: khả năng, tiến độ thực hiện
- Nguồn vốn khác
Việc thẩm định các nội dung này NH yêu cầu CBTD cần làm rõ mức vốn đầu tư
cần thiết của từng nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích tìm hiểu khả năng thực
hiện của các nguồn vốn đó.
* Kiểm tra việc tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm:
Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng…CBTD xem xét sự hợp
lý của các định mức sản xuất tiêu hao…Có so sánh các định mức và các kinh
nghiệm từ các dự án đang hoạt động.
- Kiểm tra chi phí nhân công: CBTD xem xét lại nhu cầu lao động, số lượng, chất
lượng lao động, đào tạo, thu nhập lao động so với các địa phương.
- CBTD kiểm tra lại cách xác định khấu hao và mức khấu hao của chủ đầu tư đưa
ra.
- Kiểm tra chi phí về lãi vay ngân hàng (lãi vay dài hạn và ngắn hạn) và các khoản

thuế của dự án.
* Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hàng năm
* Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài chính dự án. Căn cứ
vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động.
* Thẩm định dòng tiền của dự án.
* Kiểm tra và so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính:
- Kiểm tra sự tính toán, phát hiện những sai sót trong quá trình tính toán
- Kiểm tra độ nhạy của dự án để đánh giá độ an toàn của các chỉ tiêu hiệu quả tài
chính xem xét của dự án.
- Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)
- Tỷ lệ lợi nhuận / vốn đầu tư (càng cao càng tốt)
- Tỷ lệ lợi ích / chi phí (B/C -nguyên tắc B/C=1, nhưng B/C>1 càng tốt)
- Giá trị hiện tại thuần (NPV - NPV<0 loại, NPV>0 chấp nhận, trường hợp nhiều
dự án chọn PNV lớn nhất)
- Điểm hòa vốn (40% - 50% là hợp lý)
- Tỷ suất thu lợi nội bộ (IRR - IRR> lãi suất năm tại thời điểm thẩm định, trường
hợp nhiều dự án chọn IRR cao nhất)
* Kiểm tra độ an toàn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả
nợ của dự án:
- Tỷ lệ “vốn tự có / vốn đầu tư” (giá trị >0,5 độ an toàn cao)
- Tỷ lệ lưu hoạt (tỷ lệ thanh khoản - cần đạt từ 1,5 2)
- Tỷ lệ thanh toán nhanh ( cần >1,2)
- Khả năng trả nợ vay dài hạn (cần >1)
2.2.2.4. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong thẩm định tài chính DAĐT
taị Chi nhánh NHCT Thanh Xuân.
Một dự án đầu tư được coi là khả thi khi đảm bảo các điều kiện: số liệu đầy đủ và
chính xác, đảm bảo các nguồn lực cho dự án hoạt động, đảm bảo các yêu cầu về
hiệu quả và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Muốn đảm bảo xác định được dự
án có đáp ứng các yêu cầu trên hay không, dự án phải được thẩm định đầy đủ và

×