Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Hạn chế sâu xanh da láng hại hành ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.39 KB, 2 trang )

Hạn chế sâu xanh da láng hại hành
Vào mùa khô, hành lá thường bị sâu xanh da láng gây hại rất nặng, gây thất
thu lớn cho người trồng hành. Dù đã hiện nay người dân đã áp dụng nhiều
phương pháp phòng trừ và xịt nhiều thứ thuốc nhưng hiệu quả không cao.
Nhiều người trồng hành đã lo lắng và từ chối trồng tiếp cũng do loại sâu này.
Nay chúng tôi xin giới thiệu với bà con về những đặc điểm của loại sâu xanh
da láng này và những phương pháp để hạn chế tác hại của chúng.
Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), đây là một loài sâu đa thực, ngoài cây
hành chúng còn gây hại khá nhiều loại cây trồng khác thuộc họ đậu đỗ, họ
bầu bí, họ thập tự, họ cà, cây bông vải, cây bắp, cây nho... vì thế việc phòng
trị chúng vốn đã khó (vì loài này kháng thuốc rất nhanh) lại càng khó hơn.
Con trưởng thành cái đẻ trứng thành từng ổ trên cọng (lá) hành. Sau khi nở
vài ngày sâu non đục lỗ chui vào bên trong cọng hành ăn phần xanh của lá
chỉ để lại một màng trắng bên ngoài. Lúc còn nhỏ, sâu thường sống tập trung
trong một cọng hành, khi lớn chúng phân tán dần sang các lá khác. Sâu tuổi
lớn có mầu xanh lợt, dễ lẫn với mầu của cọng hành.
Khi trời nắng nóng hoặc vào lúc ban trưa sâu thường chui xuống phía dưới.
Lúc trời mát sâu bò lên phía ngọn để cắn phá. Theo một số bà con chuyên
canh rau thì: thì ban đêm sâu thường chui ra bên ngoài cọng hành để “hóng
sương”.
Nếu không phát hiện sớm và diệt trừ kịp thời, sâu sẽ tích lũy số lượng rất
nhanh cắn phá rất mạnh, làm cho cọng hành bị khô héo, chết, gẫy gập, xơ
xác, cả bụi hành trở nên vàng úa, còi cọc, cả ruộng hành bị trắng xoá, tàn lụi.
Để hạn chế tác hại của sâu, các bạn phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp
trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp. Sau đây là một số biện pháp chính:
- Tuyệt đối không lấy hành ở những ruộng đã bị sâu gây hại để làm giống cho
vụ sau, nếu thiếu giống bắt buộc phải lấy thì chỉ lấy ở những ruộng bị hại nhẹ,
và trước khi trồng nên nhúng hành vào dung dịch thuốc Mimic 20F (cứ 1 lít
nước thì pha 1,5 cc thuốc) sau đó vớt ra để ráo nước rồi đem trồng (khi trồng
nhớ đeo găng tay cao su để tránh bị nhiễm thuốc), số hành giống này phải
trồng riêng ra một khu vực để sau này dễ theo dõi, phòng trị.


- Phải kiểm tra ruộng hành thường xuyên để phát hiện sớm và thu gom các ổ
trứng của sâu đem tiêu hủy.
- Sâu có sức đề kháng với thuốc rất mạnh, vì vậy việc dùng thuốc hóa học để
phun xịt thường cho kết quả không cao nhất là khi sâu đã lớn tuổi (có sức
chống đỡ với thuốc mạnh). Muốn có kết quả cao, nên dùng thuốc khi sâu vừa
nở. Bằng cách phải kiểm tra ruộng hành thường xuyên, để phát hiện sớm các
đợt sâu non vừa nở, rồi phun thuốc kịp thời trước khi sâu non chui vào bên
trong cọng hành thì hiệu quả diệt sâu mới cao.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và giảm bớt áp lực kháng thuốc của
sâu, các bạn nên dùng các loại thuốc vi sinh như: Biocin 16WP; Olong 55WP;
Biocin 8000SC; Vi-BT; Xentari 15FC; Delfin WG... (nhớ đọc kỹ hướng dẫn
của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì). Hành là loại rau ăn lá, ngắn ngày vì
thế khi dùng thuốc các bạn phải tuyệt đối bảo đảm thời gian cách ly của thuốc
để không gây ngộ độc cho người ăn.
Nên phun xịt thuốc vào các buổi chiều mát để đến đêm sâu chui ra ngoài
“hóng sương” dễ bị trúng thuốc hơn. Những ruộng đã bị sâu gây hại nhiều,
sau khi xịt thuôc nên bón bổ sung phân để cây nhanh phục hồi.
- Những nơi thường xuyên bị sâu gây hại nặng, nên luân canh với cây trồng
nước một vài vụ.

×