Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Phương pháp kiểm tra chất lượng thóc giống doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.96 KB, 3 trang )

Phương pháp kiểm tra chất lượng
thóc giống
Chọn thóc giống là một khâu rất quan trọng trong sản xuất,
ảnh hưởng lớn đến năng suất mùa vụ và kinh tế của người nông dân. Nên khi
chọn thóc giống bà con nên chú ý đến những đặc điểm sau:
Khi mua thóc giống bà con nên chọn mua thóc ở những cửa hàng vật tư lớn,
có uy tín. Giống mua là sản phẩm của các công ty giống Trung ương hoặc
các tỉnh, hợp tác xã,… có tên tuổi rõ ràng, có hóa đơn bảo hành chất lượng
giống.

Bao chứa hạt giống phải ghi rõ các đặc điểm về giống như: tên giống, phẩm
cấp giống (là nguyên chủng hay xác nhận), khối lượng giống, ngày sản xuất,
thời hạn sử dụng. Đối với những giống bà con tự chọn lọc và bảo quản từ vụ
trước nên tiến hành kiểm tra chất lượng giống trước khi gieo.
Bà con có thể tự kiểm tra chất lượng giống bằng 2 chỉ tiêu cơ bản là tỷ lệ nảy
mầm và sức nảy mầm hạt giống
Có 2 cách kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của hạt giống:
Phương pháp tờ giấy:
- Nguyên liệu: dùng 4-5 tờ giấy (có thể sử dụng nhiều loại giấy như
giấy bản, giấy đánh máy, giấy phô tô), loại A4, màu trắng, chưa qua sử
dụng; 1 túi nilon màu trắng (30x60cm); 1 giây chun nhỏ.
- Phương pháp tiến hành: trộn thóc giống định thử rồi lấy ngẫu nhiên
100 hạt (thử cho 5-10 kg thóc giống). Nhúng ướt tờ giấy sau đó trải
giấy ra mặt bàn rộng, tiến hành xếp thóc giống thành 4-5 hàng theo
chiều dọc tờ giấy, mỗi hàng từ 5-4 hạt, cách nhau 1,5-2cm. Sau đó
gấp 4 mép giấy sao cho giấy chứa thóc giống thành hình chữ nhật
rộng, cho giấy theo chiều đứng vào túi nilon, dùng dây buộc chặt đầu
túi. Treo túi nilon vào nơi có ẩm nhiệt từ 25-35
o
C.
Phương pháp bát cát


- Nguyên liệu: cát vàng, cát đen đã qua rửa sạch đất và phơi dướ
nắng to. Thóc giống (cũng đã được xử lý như cát), 1 túi nilon sạch.
- Phương pháp:
Thóc giống: được ngâm đến no nước (vụ xuân: giống thuần 72 giờ,
giống lai 48 giờ. Vụ mùa: giống thuần 60 giờ, giống lai 36 giờ).
Cát: trộn nước cho cát đủ ẩm (nắm cát được thành nắm khong chảy
nước).
Cho cát vào bát ấn nhẹ sau đó dùng tay gạt cho cát bằng với miệng
bát. Sau đó cho hạt đã xử lý vào bát ấn nhẹ cho cát kín hạt, đặt bát
vào túi nilon buộc chặt miệng treo nơi ấm.
Cách xác định tỷ lệ nảy mầm (đối với vụ xuân sau khi gieo 8-9 ngày, vụ mùa
sau 6-7 ngày)
Tỷ lệ nảy mầm (%) = (Số hạt nảy mầm bình thường : Tổng số hạt gieo)
x 100. Đối với thóc giống tỷ lệ nảy mầm từ 80% trở lên là giống đạt yêu cầu.
Hạt nảy mầm bình thường là hạt có ít nhất 1 mầm, 1 rễ; mầm mọc
thẳng khoẻ mạnh, ít nhất dài bằng hạt thóc, rễ dài ít nhất bằng hai hạt thóc.
Xác định sức nảy mầm (sau khi gieo đối với vụ xuân là 6 ngày, vụ mùa là 4
ngày ta có thể xác định được ): hạt giống có sức nảy mầm cao thì hạt giống
nảy mầm nhanh, đồng đều, sức nảy mầm tốt và ngược lại.
Nếu bà con chọn được giống có sức nẩy mầm tốt sau khi gieo, giống
sẽ mọc nhanh, đồng đều, cây mạ to khỏe có thể áp dụng các biện pháp thâm
canh.
Sức nảy mầm (SNM) = (Số cây mầm bình thường : Tổng số hạt gieo) x
100.
Lô hạt giống tốt có sức nảy mầm gần bằng tỷ lệ nảy mầm.

×