Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút thị trường khách công vụ tại Nhà Khách Dân Tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.56 KB, 48 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
A- Lời mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã có những bước phát
triển to lớn. Hoạt động kinh doanh khách sạn là bộ phận của du lịch Việt Nam
cũng không nằm ngoài những bước phát triển đó. Cùng với sự phát triển của
du lịch Việt Nam, hàng loạt các khách sạn mới được xây dựng để phục vụ
mọi đối tượng khách du lịch.
Thủ Đô Hà Nội là một trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa, xã hội của
cả nước. Là thành phố vì hòa bình của thế giới. Với những tài nguyên thiên
nhiên và gần 1000 năm văn hiến, đã giúp cho Hà Nội trở thành một điểm đến
của khách du lịch. Cùng với xu thế đó các khách sạn trên địa bàn Hà Nội,
không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng dịch vụ để thu hút khách du lịch
đến với mình. Nhằm mục đích tăng doanh thu cho khách sạn . Ngoài ra còn
nhiều khách sạn mới được xây dựng, cho thấy bộ mặt của ngành kinh doanh
khách sạn nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung đang từng ngày “ thay da
đổi thịt “. Đây là một điều đáng mừng cho nền kinh tế nước ta.
Nhà Khách Dân Tộc là một đơn vị nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội,
trực thuộc Ủy Ban Dân Tộc với mục đích ban đầu là phục vụ công tác chính
trị của Ủy Ban Dân Tộc. Xong để đáp ứng việc thu chi của Nhà Khách, Ủy
Ban đã đồng ý cho nhà khách được phép kinh doanh dịch vụ lưu trú . ăn uống
và các dịch vụ bổ xung khác. Do đó Nhà Khách Dân Tộc đã có thị trường
khách truyền thống là khách công vụ của Ủy Ban Dân Tộc. Đây là một trong
những thế mạnh của Nhà Khách Dân Tộc. Vì vậy cần tiếp tục khai thác sâu
hơn nữa thị trường khách công vụ với các điều kiện sẵn có phù hợp với thị
trường khách này. Ngoài khách của Ủy Ban nhà khách cần có các chiến lược
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a1
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
nhằm thu hút thị trường khách công vụ và khách thương gia từ nhiều nguồn
khác nhau nữa. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài “ thực trạng và một số giải
pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút thị trường khách công vụ tại Nhà Khách


Dân Tộc ‘
2. Nhiệm vụ và mục đích của đề tài.
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu đặc điểm tâm lý và tiêu dung của thị
trường khách công vụ và chỉ rõ được thực trạng khai thác của Nhà Khách Dân
Tộc.
Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy việc thu hút thị trường
khách công vụ tại Nhà Khách Dân Tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nhà Khách Dân Tộc số 349 Phố Đội Cấn là đối tượng nghiên cứu
chính của đề tài này .
Thị trường khách công vụ trong 3 năm 2004,2005,2006 của Nhà Khách
Dân Tộc là phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phuơng pháp nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phuơng pháp nghiên cứu thong tin sơ cấp.
Phương pháp xử lý thong tin.
Phương pháp nghiên cứu tình huống.
5. Bố cục.
Nội dung chuyên đề bao gồm các phần chính sau:
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a2
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
Chương I : Thực trạng hoạt động thu hút thị trường khách công vụ tại
Nhà Khách Dân Tộc
Chương II: Giải pháp thu hút thị trường khách công vụ tại Nhà Khách
Dân Tộc.
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a3
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
B -Nội dung
Chương I Thực trạng hoạt động thu hút thị trường

khách công vụ tại nhà khách dân tộc
1.1 Khái quát về nhà khách dân tộc
1.1.1 Lịch sử hình thành của Nhà Khách Dân Tộc.
Nhà khách Dân Tộc tại địa chỉ 349 phố Đội Cấn được thành lập theo
quyết định số 109/2000/QĐ-UBDTMN ngày 24 tháng 07 năm 2002 của bộ
trưởng , chủ nhiệm UBDT, có chức năng làm công tác hậu cần, góp phần thực
hiện tốt nhiệm vụ chính trị của UBDT. Là đơn vị mới được thành lập và trong
2 năm đầu được thủ tướng chính phủ cho phép hoạt động thử, tạm thời áp
dụng cơ chế hoạt động như các nhà khách của cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn
thể.
Nhà khách Dân Tộc được thành lập chủ yếu là để phục vụ các già làng,
trưởng bản, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương – bệnh binh , gia đình liệt sĩ ,
thanh thiếu niên, học sinh tiêu biểu là người dân tộc thiểu số, các chức sắc tôn
giáo … Bên cạnh đó để đảm bảo tự trang trải các chí phí thường xuyên, tăng
doanh thu, tăng lợi nhuận, Nhà khách Dân Tộc còn kinh doanh thêm một số
lĩnh vực khác như : tổ chức các cuộc hội thảo, tiệc cưới, sinh nhật , hội nghị…
Nhà khách Dân Tộc là nhà khách đầu tiên được xây dựng để đón tiếp và phục
vụ đồng bào dân tộc, điều này đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
tới đồng bào các dân tộc nới chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói
riêng.
Sau 4 năm hoạt động có thể thấy rõ Nhà khách Dân Tộc thực sự là ngôi
nhà chung của đồng bào các dân tộc thiểu số ở mọi miền Tổ quốc khi về thăm
Hà Nội, là nơi giao lưu gặp gỡ giữa các cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam,
góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá đa dạng trong sự thống nhất
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a4
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc , củng cố tình
đoàn kết giữa các dân tộc,tăng cường hợp tác hữu nghị với bàn bè quốc tế.
1.1.2 Bộ máy tổ chức quản lý của Nhà khách Dân Tộc.
Là một doanh nghiệp nhà nước nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của

Nhà khách Dân Tộc hiện nay tương đối ổn định giúp cho việc quản lý dễ
dàng và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cũng như tình hình của nền kinh tế
hiện nay.
Tổng số lao động của nhà khách là 67 người, bao gồm 3 biên chế Văn
phòng Uỷ Ban hưởng lương tại nhà khách dân tộc, 59 hợp đồng lao động dài
hạn, 4 hợp đồng lao động ngắn hạn, 1 hợp đồng lao động vụ việc . Trong đó
có 29 lao động co trình độ đại học , cao đẳng, còn lại là trung cấp hoặc đ• qua
các lớp học nghề về nghiệp vụ khách sạn du lịch làm việc tại 8 bộ phận :
Lễ tân _ Buồng – giặt là_ Bàn- bếp_ Kế hoạch - dịch vụ_Kế toán_Hành chính
– tổ chức_ Quản trị _ Bảo vệ.
1.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà Khách Dân Tộc được thể hiện
dưới sơ đồ sau:
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a5
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
Giám đốc
(1 người)
Phó giám đốc
(1 người)
Bộ
phận lễ
tân
(5 người)
Bộ
phận
quản trị
(5 người)
Bộ
phận
buồng

giặt là
(15
người)
Bộ
phận
bàn bếp
(20
người)
Bộ
phận kế
hoạch
dịch vụ
(6 người)
Bộ
phận kế
toán
(5 người)
Bộ
phận tài
chính
hành
chính
(6 người)
Bộ
phận
bảo vệ
(3 người)
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a6

Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
Để bộ máy quản lý tổ chức hoạt động thực sự có hiệu quả các bộ phận
đều có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể :
+ Giám đốc : Là người quản lý chung toàn bộ nhà khách và chỉ đạo
trực tiếp các bộ phận , là người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động
kinh doanh của nhà khách .
+ Phó giám đốc : Chịu sự uỷ quyền của giám đốc và thay mặt giám
đốc quản lý các bộ phận trong nhà khách .
+ Bộ phận lễ tân : Có nhiệm vụ thay mặt giám đốc đón tiếp khách khi
khách đến hay rời khỏi nhà khách.
+ Bộ phần buồng- giặt là : Chuẩn bị phòng đón khách, vệ sinh phòng
mỗi ngày , phục vụ các nhu cầu của khách về giặt là .
+ Bộ phận bàn: Cung cấp các loại sản phẩm ăn uống và thông tin về
món ăn cho khách , tạo ra lợi nhuận cho nhà khách .
+ Bộ phận bếp: Làm ra các mon ăn theo yêu cầu của khách .
+ Bộ phận hành chính , tài chính , kế toán : Trực tiếp đảm nhận việc
theo dõi và thực hiện thanh toán công nợ phải trả , phải thu của nhà khách ,
thay mặt nhà khách thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước , định kỳ báo
cáo tài chính với ban l•nh đạo nhà khách .
+ Bộ phận kế hoạch dịch vụ :Giúp nhà khách hoạch định ra những kế
hoạch, chiến lược và cung cấp các dịch vu cho khách hàng một cách tốt nhất
để nhà khách thực hiện tốt mục tiêu của mình trên thị trường .
+ Bộ phận bảo vệ: Có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trong và ngoài
nhà khách , đảm bảo an toàn cho khách tại nhà khách .
1.1.3 Đặc điểm về nguồn khách của nhà khách.
Qua 5 năm hoạt động với rất nhiều khó khăn và thử thách. Xong lãnh
đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên đã không ngừng nỗ lực để vượt quá
khó khăn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhà Khách Dân Tộc nằm
trên địa bàn Hà Nội- trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của cả nước với
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a7

Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
nhiều ngồn tài nguyên nhân văn phong phú nhưng. Đối tượng khách của Nhà
Khách Dân Tộc không chỉ bao gồm những khách du lịch văn hóa đến Hà Nội
thăm thú… mà còn chú trọng đến những khách đi vì mục đích công việc đi ký
kết các hợp đồng ….. Tuy nhiên khách công vụ vẫn là thị trường khách truyền
thống của Nhà Khách Dân Tộc.
Dơn vị : lượt khách
STT Cơ cấu khách Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Khách du lịch 16573 16283 17162
2 Khách công vụ 8576 12641 13237
3 Các loại khách khác 1418 1837 1969
Tổng số khách 26567 30761 32368
Cơ cấu khách theo mục đích chuyên đi (2004-2006)
Nguồng Phòng tài chính
Từ cơ cấu nguồn khách trên ta có thể thấy rõ sự biến đổi của nguồn
khách khi biểu diễn trên biểu đồ sau:
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
20000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Khách du lịch
Khách công vụ

Các loại khách
khác
Biểu đồ biến động nguồn khách tại Nhà Khách Dân Tộc năm 2004-2006
Như vậy trong vòng 3 năm từ năm 2004 đến 2006, số lượng khách
công vụ luôn tăng và chiếng tỷ lệ khá cao từ 32.28% đến 41.09% tổng số
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a8
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
khách đến nhà khách. Đây là nguồn khách ổn định mang lại doanh thu cao
cho nhà khách.
Nhà Khách Dân Tộc nằm ngày trung tâm thành phố Hà Nội, rất thuận
lợi cho việc thu hút khách công vụ. Đây là thị trường khách truyền thống của
nhà khách và cũng là thị trường khách tiềm năng mà nhà khách chủ trương
khai thác. Sé mang lại cho một nguồn thu lơn cho nhà khách.
Khách công vụ
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Khách công vụ
Biến động nguồn khách cộng vụ tại Nhà Khách Dân Tộc 2004-2006

Từ trước đến nay, khách công vụ đến với nhà khách chủ yếu là các
đoàn khách của ủy ban dân tộc. Ví dụ như đoàn cán bộ của UBND huyện
Nguyễn Bình- Cao Bằng, HĐND và UBND tỉnh Sơn La…. Đây là những
đoàn khách với số lượng lớn về tham dự các cuộc hội nghị hội thảo của ủy
ban . Hiện nay thì trường khách công vụ đang có xu hướng mở rộng, cùng với
xu thế đó nhà khách cũng đang có những biện pháp để mở rộng nguồn khách .
1.1.4 Đặc điểm về lao động
Lao động là hoạt động có mực đích của con người . Lao động là hoạt
động diễn ra giữua con người và giới tự nhiên , lao động là sử dụng sức lực và
tiềm năng trong thân thể của con người sử dụng công cụ để tác động vào giới
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a9
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
tự nhiên chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi các vật chất và làm
cho nó thích ứng để thỏa mãn nhu của mình.
Ngày này khi trình độ khoa học phát triển, thì rất nhiều công việc của
con người được thay thế bằng máy móc, đó là lao động trong các nghành
khác. Riêng với ngành kinh doanh khách sạn, do đặc điểm của sản phẩm chủ
yếu là dịch vụ nên khó có thể cơ giới hóa.
Một đặc chưng nữa của lao động trong ngành du lịch là rất đa dạng ở
mọi trình độ. Mỗi lao động phải có trình độ tương ứng để có thể đáp ứng tốt
nhiệm vụ được giao. Chất lượng lao động là nhân tó quyết định trong quản trị
và sản xuất. Đặc biệt là trong du lịch, do đó chất lượng lao động đã trở thành
một yếu tố quan trọng cấu thành nên sản phẩm.
Chất lượng đội ngũ lao động được thể hiện thông qua các chỉ tiêu trình
độ chuyên môn nghiệp vụ ,cơ cấu theo giới tính…..
Trình độ Số lượng
Trên Đại Học 02
Cao đẳng , đai học 25
Trung cấp 28
Lao động phổ thông 05

Tổng 67
Bảng thóng kê trình độ cán bộ nhân viên của Nhà Khác Dân Tộc
Nguồn Phòng tài chính
Lao động trong nhà khách đầy đủ ở mọi trình độ. Có như vậy mới đáp
ứng được yêu cầu của một đơn vị kinh doanh dịch vụ là chủ yếu, như nhà
khách.
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a10
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
Số lượng
3%
37%
53%
7%
Trên Đại Học
Cao đẳng , đai
học
Trung cấp
Lao động phổ
thông
Tỷ lệ trình độ lao đông trong nhà khách dân tộc
Qua biểu dồ ta thấy, lao động có trình độ trung cấp có tỷ trọng lớn nhất.
Do đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn chủ yếu là lao động trực tiếp,
phục vụ khách cho nên cần nhiều lao động co chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng
nghề nghiệp cao. Điều này được trang bị tại các trường trung cấp và các
trường dạy nghề. Đây chính là lực lượng sẽ tham gia vào quá trình lao động
trực tiếp phục vụ khách tại nhà khách.
Sau đó đến trình độ cao đẳng và đại học, chiếm tỷ trọng cũng khá cao
37.32% đây là lực lượng sẽ đảm nhận vai trò quản lý trong nhà khách. Những
nhân viên này sẽ được bố trí, sắp xếp vào các phòng ban trợ giúp cho ban lãnh
đạo cảu nhà khách. Để quản lý các bộ phận trong nhà khách, đăm bảo các

hoạt động của nhà khách diễn ra thuận lợi.
Lao động phổ thông chiếm 7%, đây là những người lao động thuần túy.
Đảm nhận các công việc phụ trong nhà khách như vệ sinh, bảo vệ. Đây cũng
là bộ phận khá quan trọng, giúp cho quang cảnh nhà khách luôn sạch sẽ giữ
gìn và bảo vệ tài sản cho nhà khách.
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a11
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
Trình độ có tỷ lệ ít nhất xong lại có vai trò quan trọng nhất, đó chính là
trình độ trên đại học. Đây là đội ngũ lãnh đạo của nhà khách, có trình độ cao
trong quản lý và nghiệp vụ để quản lý mọi hoạt động của nhà khách.
Để nâng cao trình độ cho người lao động, nhà khách đã phối hợp với
khoa du lịch và khách sạn trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân mở khóa đào
tạo cán bộ quản lý và nghiệp vụ khách sạn du lịch, Để bồi dưỡng, nâng cao kỹ
năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý. Nâng cao kiến thức trình độ nghiệp
vụ cho đội ngũ nhân viên. Tất cả cán bộ quản lý và nhân được cấp chứng chỉ
hoàn thành khoa học và đạt kết quả cao trong học tập. Bên cạnh đó để hỗ trợ
tốt hơn cho việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nhà khách đã cử cán bộ
nhân viên đi hộc các lớp tin học và tiếng mông do ủy ban dân tộc tổ chức.
Nhằm giúp cán bộ nhân viên có kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ. Có khả
năng giao tiếp với đồng bào dân tôc trong quá trình tiếp đón phục vụ tại nhà
khách.
Cơ cấu lao động về giới tính cũng là một trong những yếu tố nói lên
đặc điểm của ngành kinh doanh dịch vụ.
Giới tính Số lượng
Nam 19
Nữ 48
Cơ cấu lao động theo giới tính tại nhà khách dân tộc
Nguồn Phòng tài chính
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy số lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng
nhiều hơn hẳn so với lao động nam. Lao động trực tiếp có độ tuổi chủ yếu từ

22 đến 32 tuổi. Các sản phẩm của nhà khách chủ yếu là dịch vụ do đó cần có
sự khéo léo và tỷ mỉ của lao đọng nữ và sự linh hoạt của lao động trẻ.
1.1.5 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Về cơ sỏ vật chất mặc dù đã bước sang năm thư 5 hoạt động tài sản cơ
sở vật chất đã được mua sắm , thay thế sữa chữa khá nhiều. Nhưng nhìn
chung cơ sở vật chất của nhà khách dân tộc vẫn còn thiếu thốn và chưa đồng
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a12
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
bộ. Cơ sỏ vật chất tại nhà khách dân tộc bao gồm một tòa nhà 8 tầng với tổng
diện tích sử dụng gần 4000m2, 2 thang máy và hai thang bên giành cho
khách, 40 phòng ngủ thoáng mát, được trang trí theo phong cách các dân tộc (
vì nhà khách mới được đầu tư giai đoạn 1). Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động
được trang bị những kiến thức cơ bản cũng như kinh nghiệm thực tế về quản
lý và phục vụ nhà khách vẫn còn yếu. Do đó hoạt động kinh doanh của nhà
khách dân tộc vẵn còn gặp nhiều khó khăn. Xong với sự doàn kết nỗ lực phấn
đấu của toàn bộ nhân viên đặc biệt là sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp
lãnh đạo, sự ủng hộ nhiệt tình của bộ tài chính, các đơn vị trong và ngoài ủy
ban, các ban dân tộc trong cả nước và các nhà khách, các công ty du lịch đã
giúp đỡ cho nhà khách vượt qua khó khăn. Đên nay đã có được nhiều kết quả
đáng ghi nhận.
Tuy số lượng phòng còn hạn chế, với 40 phòng ngủ bao gồm các loại
phòng: phòng tiêu chuẩn, phòng loại một với các mức giá phù hợp cho khách
là người Việt Nam và người nước ngoài. Trong phòng tiêu chuẩn và phòng
loại một được chia ra 3 cấp độ phòng khác nhau, giá cụ thể được thể hiện chi
tiết trong báo giá phòng ngủ của nhà khách.
Loại phòng Phòng tiểu chuẩn Phòng loại 1
Đối tượng
Phòng
2 người
Phòng

3 người
Phòng
4 người
Phòng
1 người
Phòng
2 người
Phòng 3
người
Khách Việt Nam 220000 270000 320000 250000 300000 350000
Khách nước ngoài 25$ 32$ 28$ 32$ 38$
Nguồn Bộ phận lễ tân
Tiện nghi trong phòng bao gồm: giường pơmu, điều hòa nhiệt độ, tủ
lạnh, ti vi, điện thoại, bình nóng lạnh, truyền hình cáp, cầu thag máy.
Giá phòng trên đã bao gồm hóa đơn tài chính, không bao gồm ăn sáng.
Bên cạnh hệ thống phòng ngủ là hệ thống phòng họp được trang bị hiện đại
dàn âm thanh đạt tiểu chuẩn phục vụ các hội nghị lớn. Bao gồm 3 phòng họp
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a13
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
nhỏ và 1 phòng họp lớn khi cần có thể chia ra thành 4 phòng họp nhỏ. Phòng
họp nhỏ nhất có sức chứa từ 40 dến 50 người, 2 phòng còn lại có sức chứa từ
90 đến 100 người, phòng họp lớn nhất có sức chứa từ 150 đến 160 người. Với
hệ thống phòng họp như vậy đã có rất nhiều các của hội nghị hội thảo được tổ
chức tại nhà khách. Giá tổ chức hội nghị tại nhà khách dân tộc đượ thể hiện
trong báo giá các dịch vụ cụ thể như sau:
Giá (VNĐ/ ngày) Số lượng khách ( người)
80000 20- 40
1500000 40 – 60
2000000 60 – 100
2500000 100 – 160

Nguồn Bộ phận lễ tân
Trang thiết bị trong phòng họp bao gồm, trang âm, ánh sáng, diều hòa
nhiệt độ, nước trà …
Bên cạnh đó nhà khách còn phục vụ các trang bị cao cấp và các dịch vụ
bổ xung như máy chiếu, giải khát giữa giờ để phục vụ hội nghị nếu khách
hàng có yếu cầu.
Giá thuê máy chiếu 35 –53 USĐ/ ngày
Giá phục vụ giải khát giữa giờ 10000VNĐ/người / buổi trở lên ( gồm
có trà lipton , hoa quả và bánh ngọt )
1.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh
Để nhận xét hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có phát triển
không chúng ta cần phi dựa vào nhiều yếu tố như : Ban lãnh đạo , đội ngũ
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a14
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
nhân viên, vốn đầu tư …. Nhưng đối với các yếu tố này ta phải đi nghiên cứu
trong tình hình doanh nghiệp . Tuy nhiên, để nhận xét một cách nhanh chóng
chúng ta chỉ cần nhìn vào bảng doanh thu của doanh nghiệp đó thì chúng ta
cũng có thể nhận biết được doanh nghiệp hoạt động tốt hay yếu kém
1.1.6.1 Doanh thu.
Doanh thu của nhà khách dân tộc trong 3 năm 2004.2005,2006 được
biểu hiện qua bng số liệu sau:
STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Tr.d Tr.d Tr.d
1 Donh thu lưu trú 1450 1600 1700
2 Doanh thu ăn uống 1300 1400 1550
3 Doanh thu dịch vụ khác 550 700 750
Tổng doanh thu 3300 3700 4000
Biểu doanh thu của nhà khách .
Nguồn Phòng tài chính
Qua biểu doanh thu của nhà khách dân tộc trong 3 năm gần đây

2004.2005.2006 ta co thể thấy rõ doanh thu của nhà khách tăng dân qua các
năm điều đó được thể hiện rõ nét qua biểu đồ sau:
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a15
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
năm năm năm
2004 2005 2006
1 Donh thu lưu trú
2 Doanh thu ăn
uống
3 Doanh thu dịch
vụ khác
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
Biểu đồ thể hiện sự gia tăng về doanh thu của nhà khách dân tộc
Daonh thu từ hoạt động lưu trú năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là
150 Tr.d và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 100 Tr.d. Thể hiện sự gia tăng
về doanh thu qua các năm này là tương đôi đều. Đây chính là kết quả của sự
nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên nhà khách. Bên cạnh đó
doanh thu từ hoạt động ăn uống và các dịch vụ khác cũng tăng tương ứng làm
cho tổng doanh thu của nhà khách tăng lên rõ rệt năm 2006 tăng hơn so với
2005 là 300 Tr.d một con số không phải là ít. Những con số trên đã cho chúng
ta thấy sự lớn mạnh của nhà khách trong những năm gần đây. Là đà cho các

bước phát triển trong những năm tiếp theo.
1.1.6.2 Lợi nhuận.
Giống như doanh thu , lợi nhuận cũng là một yếu tố để xem xét liệu
doanh nghiệp hoạt động ngày càng phát triển hay không ? Phần lợi nhuận của
nhà khách được chi tiết qua bảng sau:
STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Tr.d Tr.d Tr.d
1 Lợi nhuận trước thuế 205 220 230
2 Lợi nhuận sau thuế 199 210 220
Biểu lợi nhuận của nhà khách.
Nguồn Phòng tài chính
Do tổng doanh thu của nhà khách tăng dần qua các năm kéo theo sự gia
tăng về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Năm 2006 tăng hơn so với
năm 2004 về lợi nhuận trước thuế là 25 Tr.d, còn về lợi nhuận sau thuế tăng
21 Tr.d. Lợi nhuận gia tăng đem lại cho khách những điều kiện tôt hơn có
điều kiện đầu tư thêm trang thiết bị, nâng cấp phòng nghỉ, phòng họp có
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a16
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
nguồn kinh phí đào tạo cán bộ nhân viên. Nâng cao trình độ chuyên môn từ
đó nâng cao chất lượng dịch vụ tăng khả năng cạnh tranh của nhà khách.
1.1.6.3 Vốn.
Là một dơn vị kinh doanh chủ yếu là dịch vụ lưu trú ,để nâng cao hiểu
quả kinh doanh và nâng cao chất lượng phục vụ ,đáp ứng yêu cầu của khách
hàng, nhà khách xây dựng cần có vốn để kinh doanh. Do nhà khách la đn vị
kinh doanh thuộc quốc doanh nên nguồn vốn chủ yếu của mình là nguồn vốn
từ ngân sách và nguồn vốn còn lại được bổ xung định kỳ từ lợi nhuận kinh
doanh của nhà khách .
STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Tr.d Tr.d Tr.d
1 Vốn cố định 1250 1500 1800

2 Vốn lưu động 900 1000 1200
Tổng vốn kinh doanh 2150 2500 3000
Biểu vốn kinh doanh của nhà khách.
Nguồn Phòng tài chính
Nhìn vào bảng trên ta thấy vốn kinh doanh cảu nhà khach được phân bố
hợp lý tổng vốn kinh doanh của nhà khách năm 2005 so với năm 2004 tăng
16.27% tương ứng với 350 Tr.d năm 2006 tăng so với năm 2005 là 20%
tương ứng với 500 Tr.d sự gia tăng về vốn tạo điều kiện cho nhà khách mở
rộng kinh doanh thu hút được nhiều hơn nữa khách đến với nhà khách .
1.2 Hoạt động thu hút thị trường khách công vụ
1.2.1 Công tác nghiên cứu thị trường khách công vụ
Hà Nội là một trung tâm kinh tế của đất nước, là một thị trường rộng
lớn và nhộn nhịp. Điều này sẽ giúp cho việc thu hút các nhà đầu tư đến đây
nghiên cứu thị trường để tiến hành đầu tư. Vì vậy đã mở ra một thị trường
khách công vụ trên địa bàn hà nội. Đứng trước thời cơ thị trường khách công
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a17
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
vụ được mở rộng Nhà Khách Dân Tộc với những điều kiện sẵn có về cơ sở
vật chất sẽ tập trung mọi nguồn lực để khai thác một cách có hiệu quả thị
trường khách này. Đây là đối tượng khách sẽ mang lại nguồn thu lớn cho Nhà
Khách Dân Tộc. Bộ phận điều tra và tìm hiểu thị trường khách công vụ là bô
phận thuộc phòng kế hoạch dịch vụ bao gồm 4 thành viên làm việc dưới sự
chỉ đạo của ban lãnh đạo. Tất cả các thành viên của bộ phận này đều đã tốt
nghiệp tại các trường đại học có trình độ và đủ khả năng đảm đương các công
việc của mình. Văn phòng làm việc của bộ phận này được trang bị 3 máy tính,
máy điện thoại, máy fax và máy photo tất cả các trang thiết bị đó nhằm hỗ trợ
cho công tác của bộ phận thuận lợi hơn và nhanh chóng hơn. Bộ phận này có
trách nhiện tìm hiểu thị trường và đưa ra các bao cáo về tình hình chung của
nghành từ đó giúp cho ban lãnh đạo đưa ra các chiến lược kinh doanh trong
tương lai cũng như định hướng xây dựng sản phẩm cho phù hợp. Để lấy được

thông tin và số liệu về thị trường bộ phận này đã sử dụng số liệu thông kê của
toàn nghành đã được công bố trên mạng và các phương tiện thông tin đại
chúng của tổng cục du lịch Việt Nam. Đặc biệt số liệu thống kê khách du lịch
theo mục đích chuyên đi của từng tháng, quí, năm mà tổng cục thông kê đã
đưa ra như sau:
Mục đích Lượt khách So với cùng kỳ năm 2004
Du lịch nghỉ ngơi 1.583.985 +27.9%
Công vụ 521.666 +11.4%
Thăm thân 467.404 +19.2%
Mục đích khác 354.821 +7.4%
Thống kê thị trường khách theo mục đích chuyên đi năm 2005
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a18
Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa du lịch và khách sạn
Mục đích Lượt khách So với cùng kỳ năm 2005
Du lịch nghỉ ngơi 2.041.529 +28.9%
Công vụ 493.335 -5.4%
Thăm thân 505.327 +8.1%
Mục đích khác 427.566 20.5%
Thống kê thị trường khách theo mục đích chuyên đi năm 2005
Nguồn tổng cục thống kê
Đây là số liệu giúp cho nhà khách định hướng và dự đoán số lượng
khách trong các năm sau. Đây là nguồn thông tin được công bố cho nên chi
phí thu thập thấp mà đem lại hiệu quả cho nhà khách. Cần phát huy việc thu
thập thông tin từ nguồn này.
Bên cạnh đó bộ phận nghiên cứu thị trường này còn thu thập thông tin
từ các phương tiện thông tin về các cuộc hội nghị diễn ra tại Hà Nội. Để có sự
chuẩn bị về cơ sơ vật chất lưu trú, ăn uống, bổ xung để thu hút đối tượng
khách đến Hà Nội tham dự các cuộc hội nghị đó. Thông thường các thông tin
này được công bố từ rất sớm đủ thời gian cho nhà khách chuẩn bị tiếp đón.
Để thu hút được khối lượng lớn khách về với nhà khách thì cần có mối quan

hệ tốt với ban tổ chức của các cuộc hội nghị đó.Với Nhà Khách Dân Tộc đây
chắc chắn là thế mạnh bởi Nhà Khách Dân Tộc trực thuộc ủy ban dân tộc do
đó có sẵn nguồn khách từ các ban dân tộc của tất cả các tỉnh thành về Hà Nội
dự các cuộc hội nghị hội thảo do ủy ban tổ chức . Bên cạnh đó ủy ban dân tộc
cũng có nhiều mối quan hệ với các ban ngành khác nhờ đó có thể biết được
nhiều thông tin về các hội nghị do cac cơ quan đó tổ chức và có thể hộ trỡ nhà
khách ký kết được các hợp đồng lưu trú và ăn uống. Điều này giúp cho nhà
khách tăng nguồn thu .
Bên cạnh đó bộ phận nghiên cứu thị trường của nhà khách cần phối hợp
với các bộ phận khác trong nhà khách như lễ tân … Để có thể thấy được xu
Sinh viên: Nguyễn Chính Hoàng Lớp :Du lịch 45a19

×