Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) dạy các bài học đạo đức lớp 1 thông qua trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY CÁC BÀI ĐẠO ĐỨC LỚP 1 THƠNG QUA CÁC
TRỊ CHƠI

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Ngoan
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Đạo đức

THANH HĨA, NĂM 2019

1


MỤC LỤC
1. Mở dầu -----------------------------------------------------------------

1

1.1. Lý do chọn đề tài -----------------------------------------------------

1

1.2. Mục đích nghiên cứu -------------------------------------------------

1


1.3. Đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------

1

1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------

1

1.5. Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------

1

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ----------------------------------

2

2.1. Cơ sở lý luận của SKKN -------------------------------------------

2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN --------------------

4

2.3. Giải pháp và các tổ chức thực hiện -------------------------------

6

2.4. Hiệu quả của SKKN --------------------------------------------------


16

3. Kết luận và kiến nghị ------------------------------------------------

17

Kết luận -------------------------------------------------------------------

17

2. Bài học kinh nghiệm --------------------------------------------------

17

3. Đề xuất kiến nghị ------------------------------------------------------

18

1.

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục mà xã hội cần phải quan tâm. Trong
cuộc sống đổi mới hiện nay, khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng, được
đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất
lượng chất lượng hiệu quả của giờ dạy môn học đạo đức trong trường Tiểu học
là trách nhiệm và là việc làm vô cùng cần thiết của mỗi cán bộ giáo viên. Với

đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học thì giáo dục đạo đức cho trẻ không thể
nào là thuyết giảng hay áp đặt các bài học đạo đức mà cần phải sử dụng nhiều
phương pháp. Một trong những phương pháp, cách thức để đạt hiệu quả cao
trong tiết học đạo đức là thiết kế tổ chức trò chơi cho học sinh.
Ở lứa tuổi Tiểu học, phần lớn các em ở độ tuổi 6 - 11 tuổi, các em bắt đầu
có ý thức tự hình thành các hành vi đạo đức cũng như hình thành nhân cách cho
mình. Đặc biệt là ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ
rệt “cái tơi” của mình. Vì vạy, việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu
học là một việc làm rất quan trọng, nhất là các em mới bước vào lớp Một.
Nhận thức học sinh lớp Một cịn thiên về cảm tính, trực tiếp và cụ thể. Vì
vậy, các nội dung giáo dục cần phải chuyển đến học sinh một cách nhẹ nhàng
sinh động. Dù không phải là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai
trị rất quan trọng trong hoạt động sóng của em, có một ý nghĩa lớn lao đối với
các em. Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui
chơi mọt cách hợp lý, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trị
chơi, trẻ khơng những được phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà cịn
được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Chính vì vậy, trị chơi
được sử dụng trong các tiết dạy Đạo đức như là một phương pháp dạy học quan
trong để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Dạy các bài Đạo đức lớp
1 thông qua các trò chơi” nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra một số giải pháp về việc dạy các bài Đạo đức lớp 1 thông qua các
trị chơi. Giúp hình thành nhân cách giáo dục hành vi, phẩm chất đạo đức cho
học sinh thông qua môn đạo đức.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung chương trình mơn Đạo đức lớp 1 và tâm sinh lí của học sinh lớp
1 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
- Một số kinh nghiệm dạy Đạo đức cho học sinh lớp 1 thơng qua việc tổ
chức trị chơi học tập.

1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu và sách môn Đạo đức lớp 1.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thâp
thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Phương pháp trực quan.
2. NỘI DUNG
3


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Mục tiêu của môn Đao đức của Tiểu học
Môn Đạo đức ở lớp 1 hình thành những cơ sở ban đầu các phẩm chất đạo
đức cho học sinh theo 3 mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm.
* Về kiến thức:
- Môn Đạo đức cung cấp cho học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuản
mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của
các em đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc
thực hiện theo chuẩn mực đó.
* Về kỹ năng:
- Mơn Đạo đức từng bước hình kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản
thân và của những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kỹ năng lựa chọn
và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình
huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
* Về thái độ, tình cảm:
- Mơn Đạo đức từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương,
tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, khơng đồng tình với cái ác,
cái sai và cái xấu.
2.1.2. Cấu trúc chương trình mơn Đạo đức lớp 1.

- Chương trình Đạo đức lớp 1 được thiết kế theo hướng xác định quyền
trách nhiệm, bổn phận đối với học sinh. Bao gồm 14 chuẩn mực hành vi đạo đức
phù hợp với lứa tuổi học sinh theo năm mối quan hệ trong cuộc sống như:
+ Quan hệ của các em đối với bản thân ở các bài: Em là học sinh lớp Một;
gọn gàng, sạch sẽ.
+ Quan hệ của các em với gia đình ở các bài: Gia đình em; Lễ phép với anh
chị, nhường nhịn em nhỏ.
+ Quan hệ của các em với nhà trường ở các bài: Nghiêm trang khi chào cờ;
Đi học đều và đúng giờ; Trật tự trong giờ học; Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô
giáo; Em và các bạn.
+ Quan hệ của các em với cộng đồng xã hội ở các bài: Đi bộ đúng quy
định; Cám ơn và xin lỗi; Chào hỏi và tạm biệt.
+ Quan hệ của các em với môi trường tự nhiên ở các bài: Bảo vệ hoa và
cây nơi cơng cộng.
- Chương trình gồm 35 tuần, mỗi tuần 1 tiết, mỗi bài dạy trong 2 tiết:
+ 14 bài x 2 tiết =
28 tiết
+ Dành cho địa phương:
3 tiết
+ Ơn tập học kì 1:
1 tiết
+ Kiểm tra học kì 1:
1 tiết
+ Ơn tập cuối năm:
1 tiết
+ Kiểm tra cuối năm:
1 tiết
Tổng cộng:
35 tiết
- Dạy – học môn Đạo đức là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp

với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền của trẻ em trong các tình huống đơn
giản, cụ thể của cuộc sống hàng ngày. Nội dung môn Đạo đức kết hợp giữa giáo
dục quyền với giáo dục trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Hơn nữa, môn Đạo
4


đức không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà
trường, xã hội và mơi trường tự nhiên, mà cịn giáo dục kỹ năng sống, trách
nhiệm của các em đối với bản thân mình.

2.1.3. Tác dụng và ý nghĩa của trị chơi trong mơn Đạo đức.
Trò chơi học tập trong thực tiễn dạy học ở Tiểu học được coi là một trong
những phương tiện, biện pháp hay như là một hình thức tổ chức dạy học hiệu
quả đối với việc lĩnh hội chi thức của học sinh, có có những tác dụng cơ bản như
sau:
- Một số trò chơi sẽ minh họa một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo
đức. Nhờ vậy, những hành vi này sẽ tạo được những biểu tượng rõ rệt ở học
sinh, giúp các em ghi nhớ rõ ràng và lâu dài.
- Qua trò chơi, học sinh được luyện tập những kỹ năng, những thao tác
hành vi đạo đức, được thể hiện hành vi một cách đúng đắn tự nhiên.
- Qua trò chơi, học sinh sẽ được rèn luyện khả năng biết lựa chọn cho mình
cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống.
- Qua trị chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện
kỹ năng nhận xét, biết đánh giá hành vi của người khác là phù hợp hay không
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Bằng trò chơi, việc luyện tập hành vi đạo đức được tiến hành một cách
nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lơi cuốn vào
q trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm,
đồng thời giải tỏa được những mệt mỏi, căng thẳng.
2.1.4. Điều kiện cần thiết để thiết kế và tổ chức trò chơi có hiệu quả.

- Đối với học sinh Tiểu học, thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt
động học tập là phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Mỗi trị chơi học tập góp
phần thực hiện mục tiêu dạy học. Nói cách khác mục đích trị chơi phải hướng
vào việc củng cố kiến thức, kỹ năng của từng nhóm bài, từng bài của chương
trình mơn học. Trị chơi học tập phải mang tính chất học tập, cụ thể là trò chơi
học tập phải xác định rõ mục đích hình thành hay khắc sâu, củng cố kiến thức và
5


kỹ năng nào lien quan đến bài học. Và như vậy, trong quá trình thiết kế và tổ
chức hướng dẫn trị chơi phải ln bám sát mục đích đó khi đánh giá người chơi.
- Trò chơi phải được tổ chức một cách hợp lý và nhất thiết phải trở thành
một bộ phận của q trình tổ chức giờ học. Khơng tổ chức trị chơi có nội dung
hồn tồn tách biệt với nội dung bài học, không để thời gian kéo dài, làm ảnh
hưởng đến giờ học hoặc làm cho học sinh mất đi sự hứng thú.
* Trị chơi nào có thể đưa vào lớp học?
Bất kỳ trò chơi nào cũng có tác dụng nhất định trong việc bồi dưỡng kiến
thức rèn luyện kỹ năng cho người tham dự trò chơi và người chứng kiến cuộc
chơi, nên đều có thể đưa vào lớp học. Nhưng một tiết học bao giờ cũng có một
u cầu cần đạt được chương trình quy định rất chặt chẽ về kiến thức cơ bản
cũng như kỹ năng thực hành. Trò chơi một khi thâm nhập vào lớp học nhất thiết
phải là bộ phận nội dung của bài học, phải là một phần cấu tạo nên tiết học, phải
góp phần vào việc hình thành nên kiến thức cơ bản hoặc rèn luyện kỹ năng cơ
bản của tiết học. Nội dung của trò chơi phải là một phần nội dung của bài học.
* Tổ chức trò chơi trong giờ học như thế nào?
Học mà chơi, chơi mà học. Cho các em vui chơi trong giờ học là để các em
học. Sau cái vui đó là bài học, nhận thức bài học, các chuẩn mực hành vi đạo
đức thể hiện qua trị chơi. Vì vậy, đưa trị chơi vào lớp học nhất thiết phải có hai
bước:
- Bước 1: Tổ chức chơi để làm quen với kiến thức, thành thạo kỹ năng.

- Bước 2: Rút ra bài học để các em nhận thức rõ bài học từ trò chơi.
Tổ chức trị chơi sao cho tất cả học sinh trong nhóm đều được tham gia.
Giáo viên hướng dẫn luật chơi, cách chơi, nếu cần giáo viên vừa hướng dẫn vừa
thực hành.
Tránh lạm dụng hình thức trị chơi học tập. Với mỗi tiết học giáo viên chỉ
nên tổ chức cho học sinh chơi từ 1 đén 2 trò chơi trong khoảng thời gian từ 4
đến 5 phút.
Ln quan tâm, khích lệ, động viên kịp thời các em tham gia trò chơi, tránh
làm cho học sinh khơng hồn thành nhiệm vụ lúng túng, mất tự tin trong q
trình tham gia trị chơi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sángkiến kinh nghiệm.
2.2.1. Nhà trường:
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 3,
trường có truyền thống Dạy tốt – Học tốt, đạt nhiều thành tích cao trong các hoạt
động chuyên môn và các hội thi văn nghệ thể dục thể thao. Nhà trường có đội
ngũ giáo viên khá vững vàng về chun mơn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong
dạy học. Trong những năm thực hiện thay sách, đội ngũ giáo viên đã được tập
huấn kỹ càng, được trao đổi, học tập trong các tổ khối chuyên môn. Đặc biệt có
sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, nên đội ngũ giáo viên nhanh chóng tiếp cận được
phương pháp giảng dạy của chương trình thay sách, tất cả các mơn học nói
chung và mơn Đạo đức nói riêng.
Năm học 2017-2018 là năm thứ tư thực hiện đánh giá học sinh theo thông
tư 30 của Bộ giáo dục và đào tạo đánh giá bằng nhận xét tất cả các môn học.
6


Môn Đạo đức đánh giá các chuẩn mực hành vi theo nội dung bài học, kết hợp
với đánh giá năng lực phẩm chất cả quá trình học tập.
Mặc dù là khn viên diện tích trường cịn hẹp, song nhà trường đã cải tạo
khn viên, trang trí lớp học, tổ chức các hoạt động tập thể tạo khơng khí thân

thiện, học sinh tích cực, phấn khởi trong các hoạt động của nhà trường.

2.2.2. Giáo viên
- Đội ngũ giáo viên trog nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của
ban giám hiệu, đã được tạp huấn về Chuẩn kiến thức kỹ năng; Rèn kỹ năng
sống; Giáo dục bảo vệ môi trường; Phương pháp giảng dạy các môn …
- Đa số giáo viên nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy, u nghề, có năng lực
sư phạm. Ln khắc phục mọi khó khăn, học hỏi kin nghiệm, trau dồi kiến thức
để phục vụ cho công tác dạy – học đạt kết quả tốt.
2.2.3. Học sinh:
- Về đạo đức tác phong: Phần lớn các em ngoan, vâng lời thầy cơ giáo,
đồn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Đa số học sinh học đúng độ tuổi, đã qua mẫu giáo. Có sức khỏe tốt, ăn
mặc gọn gàng, sạch sẽ, sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nân cao chất lượng
học tập.
- Học sinh lớp 1 rất thích học môn Đạo đức, đây là mô học gắn với thực tế,
sử dụng nhiều ví dụ thực tế để liên hệ rong học tập. Các em rất thích hoạt động
của mơn học như sắm vai, trị chơi, kể chuyện, múa hát, quan sát tranh …
2.2.4. Hạn chế:
Qua việc dự giờ thao giảng của giáo viên trong trường và quá trình dạy
học, tơi nhận thấy có giáo viên dạy các mơn văn hóa cơ bản như Tốn, Tiếng
Việt rất tốt nhưng khi dạy Đạo đức vẫn còn lúng túng hay rất ngại khi thao giảng
các tiết Đạo đức.

7


Trong giờ học Đạo đức, giáo viên ít khi tổ chức các trị chơi cho học sinh
nếu có thì các hình thức chơi đang cịn nghèo nàn, vẫn cịn mang tính hình thức,

đối phó. Trong các giờ dạy khơng có người dự, giáo viên vẫn ngại tổ chức trị
chơi. Vì vậy, việc tổ chức các trò chơi trong giờ dạy học Đạo đức chưa được chú
ý đúng mức.
Việc sinh hoạt chun mơn của các tổ khối tuy được duy trì thường xuyên,
đều đặn nhưng trong các buổi sinh hoạt này mới chỉ dừng lại ở việc thống nhất
bài dạy, hay đi sâu vào việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
ở một số bài chứ chưa chú ý đúng mức tới việc trao đổi kinh nghiệm về thiết kế
và tổ chức trò chơi trong dạy học Đạo đức.
Trong các năm học gần đây, giáo viên đã bắt đầu chú ý thiết kế và tổ chức
trò chơi trong dạy học nhưng vẫn còn là hiện tượng đơn lẻ chưa thường xuyên.
Vì thấy hiệu quả đem lại chưa cao, chưa có tính thuyết phục.
Về phía học sinh, sỉ số lớp đông lại không được tiếp xúc thường xuyên với
các trị chơi trong giờ học Đạo đức nên nhìn chung khả năng diễn đạt, ứng xử,
giải quyết các tình huống có vấn đề chưa thể hiện được tính linh hoạt, sáng tạo.
Giờ học Đạo đức đang còn đơn điệu, chưa tạo ra sự hứng thú hấp dẫn, chưa tạo
nhu càu ham hiểu biết cho học sinh vì vậy học sinh chưa có điều kiện để bộc lộ
và thể hiện mình, chưa phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học
tập.
Đối với học sinh ở lứa tuổi lớp 1, các em chưa phân biệt được những việc
làm nào là đúng, những việc làm nào là sai, những cử chỉ nào là tốt hay xấu mà
chưa có sự diu dắt, nhắc nhở của gia đình. Khi đến lớp, các em chưa được giáo
viên giải thích rõ ràng về hành vi đúng, sai của chuẩn mực đạo đức vì thế các em
cịn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện tốt các hành vi đạo đức.
Trong thực tế, ở nhiều gia đình hiện nay chưa thực sự là tấm gương sáng để
các em noi theo mà họ cịn có những hành vi đạo đức khơng hay, những lời nói
khơng hay ngay trước mặt các em. Mà ở lứa tuổi các em lại nhạy cảm với những
điều khơng tót từ người lớn nên các em nhanh chóng học theo, các em không
biết những điều các em bắt chước là không hay.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Xác định rõ mục tiêu của bài học để lựa chọn trò chơi cho phù

hợp.
Mỗi trị chơi học tập góp phần thực hiện mục tiêu dạy học. Nói cách khác
mục đích trị chơi phải hướng vào việc hình thành các chuẩn mực, hành vi đạo
đức cho học sinh. Trò chơi học tập phải mang rõ tính chất học tập, cụ thể là trị
chơi học tập phải xác định rõ mục đích của bài học là xây dựng các chuẩn mực,
hành vi đạo đức đã được xây dựng.

8


Nội dung của trò chơi phải là
một phần nội dung của bài học. Trò
chơi một khi xâm nhập vào lớp học
nhất thiết phải là bộ phận nội dung
của bài học, phải là một thành phần
cấu tạo nên tiết học, phải góp phần
vào việc hình thành các chuẩn mực,
hành vi đạo đức cho học sinh.

Ngoài việc xác định mục tiêu bài học, giáo viên phải xác định mục tiêu
từng hoạt động cụ thể. Trong một bài học, mỗi hoạt động có mục tiêu riêng và là
một mục tiêu nhỏ của bài học. Mục tiêu hoạt động chính là cái đích cần đạt của
hoạt động đó. Mục tiêu hoạt động sẽ chi phối việc lựa chọn phương pháp, hình
thức tổ chức hoạt động. Hiện nay, sách Đạo đức dành cho giáo viên lớp 1 không
xác định mục tiêu từng hoạt động do đó giáo viên cũng khơng xác định mục tiêu
cho mõi hoạt động của tiết dạy, do đó sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương
pháp dạy học cho từng hoạt động. Vì vậy, giáo viên cần xác định mục tiêu từng
hoạt động cho mỗi tiết học Đạo đức ở lớp 1 mà không phụ thuộc sách giáo viên.
Từ việc xác định mục tiêu hoạt động để giáo viên lựa chọn trị chơi cho phù hơp.
Ví dụ: Khi dạy bài “Em và các bạn”

- Với mục tiêu là giúp học sinh nhận
biết ích lợi của việc cư xử tốt với bạn, tơi
đã cho học sinh tham gia trị chơi “Tặng
hoa” thơng qua trò chơi này học sinh
thấy được bạn tặng nhiều hoa vì bạn đã
biết cư xử đúng với các bạn khi học khi
chơi.
- Với mục tiêu để học sinh phân biệt
đúng – sai trong cư xử với bạn bè tôi cho
học sinh chơi trò chơi “ Tiếp sức” (Được
thiết kế ở mục thiết kế một số trò chơi)

2.3.2. Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng, phương tiện phục vụ cho việc tổ
chức trò chơi.
Trò chơi học tập phải chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh.
Trò chơi học tập chỉ có thể đạt được mục đích mong muốn khi giáo viên có sự
chuẩn bị chu đáo các phương tiện cũng như điều kiện vật chất cho trị chơi đó.
9


Để việc tổ chức trị chơi học tập có hiệu quả khơng thể khơng có sự góp mặt của
đồ dung dạy học và đặc biệt là các phương tiện phục vụ cho trị chơi như băng
hình, máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ, phiếu học tập, thẻ màu, tranh ảnh, bảng con
…. Trong thiết kế phương tiện, đồ dùng phục vụ trị chơi, người giáo viên cần
chú ý tới tính khoa học, tính thẩm mĩ, tính giáo dục và đặc biệt tính tiện dụng
trong q trình sử dụng các phương tiện đó trong q trình tổ chức trị chơi.
Ví dụ:
- Khi tổ chức trò chơi “Tiếp sức”, “Ai nhanh, ai đúng” giáo viên cấn chuẩn
bị bảng phụ, bút dạ, hệ thống câu hỏi, tình huống hay bộ tranh của các bài tập
trong sách giáo khoa.

- Khi tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”, trò chơi “Kết hoa cho cây” giáo
viên cần chuẩn bị cây cảnh, các bong hoa giấy có ghi âm câu hỏi cho tình
huống.
Ngồi việc tổ chức trị chơi trong tiết học, giáo viên còn tổ chức trò chơi
cho học sinh trong các tiết thực hành Đạo đức.
2.3.3. Thiết kế một số trò chơi.
- Trò chơi để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1 rất phong phú,
đa dạng. Có thể là: Trị chơi tiếp sức, hay hái hoa dân chủ, kết hoa cho cây, em
làm phóng viên, chơi tặng hoa, sắm vai, kể chuyện, tiểu phẩm …..
Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trị chơi tiêu biểu mà tơi đã áp dụng trong
q trình dạy học mơn Đạo đức lớp 1.
Trị chơi 1: Ném bóng
Dạy bài: “ Em là học sinh lớp 1”
1. Mục đích:
- Giúp học sinh nhớ tên nhau một cách vui vẻ.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 6 đến 7 học sinh,
đứng thành vòng tròn.
- Một quả bong bằng nhựa hoặc bàng giấy báo vo tròn.
3. Cách chơi:
- Nêu tên trò chơi: Trị chơi mang tên “Ném bóng”
- Phổ biến ḷt chơi: Các nhóm đứng thành vịng trịn, bóng được truyền từ
bạn này sang bạn khác một cách từ từ. Ai nhận được bóng phải nói to tên của
mình để cả lớp nghe rõ. Sauk hi cả nhóm đã lần lượt nhận được bóng thì đổi
cách chơi. Lần này người nhận bóng phải gọi đúng tên người đã ném bóng cho.
Cứ như vậy cho đến khi mọi người trong nhóm đều được gọi tên. Ai nói sai hoặc
khơng nhớ tên bạn, sẽ phải nhày lò cò một vòng. Giáo viên cử ra nhóm trọng tài
gồm ba em.
- Tiến hành trị chơi: Giáo viên tổ chức cho một nhóm làm mẫu. Giáo viên
rút kinh nghiệm và cho cả lớp tiến hành chơi thật. Giáo viên hơ (có dự lệnh –

động lệnh) “Trị chơi – bắt đầu”. Giáo viên cùng trọng tài quan sát và điều chỉnh
cho các nhóm hoạt động khẩn trương, đúng luật.

10


- Tổng kết trò chơi: Giáo viên đánh giá chung ca lớp và riêng từng nhóm.
Giáo viên rút ra kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền
có họ tên.

Trị chơi 2: Cây nở hoa
Khi dạy bài: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 2)
1. Mục đích.
- Học sinh biết cách xử lý những tình huống cụ thể khi thực hiện hành vi
bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.
2. Chuẩn bị.
- 1 cây cảnh có nhiều móc để treo hoa.
- Các bơng hoa, mặt sau có ghi các câu hỏi, các tình huống để học sinh trả
lời. Hoa chia thành bốn loại có màu sắc khác nhau: Đỏ, vàng, da cam, tím. Một
số câu hỏi, tình huống sau:
+ Nếu em ra chơi ở công viên, thấy một bạn ngắt hoa, em sẽ làm gì?
+ Nếu em ra chơi ở cơng viên, thấy các bạn bẻ rào chắn của cây hoa, em sẽ
làm gì?
+ Hãy nói lời khun với các bạn em khi thấy các bạn bẻ cành của cây
xanh.
+ Một bạn nhỏ chạy và giẫm lên các thảm cỏ trong sân trường, em sẽ nói gì
với bạn?
+ Trường em phát động phong trào thi đua giữ cho trường xanh – sạch –
đẹp. Hãy kể những việc em có thể làm để tham gia phong trào này.
+ Hãy kể một số quy định em thấy ở công viên, vườn hoa.

+ Ở nhà em có trồng cây gì khơng? Em đã chăm sóc cây như thế nào?
3. Cách chơi:
Chia lớp thành 4 đội.
- Các đội lần lượt cử đại diện lên thi. Mỗi một lần một đại diện lên. Bạn đã
lên rồi, không lên lại nữa. Các em sẽ bốc thăm một bông hoa, đọc câu hỏi và trả
lời, nếu trả lời đúng các em sẽ được treo bơng hoa đó lên cây. Đội một bốc các
11


bông hoa màu đỏ. Đội hai bốc các bông hoa màu vàng. Đội ba bốc các bông hoa
màu da cam. Đội bốn bốc các bơng hoa màu tím. Kết thúc trị chơi, đội nào có
nhiều hoa nhất thì đội đó thắng cuộc và được nhận phần thưởng.
- Thống nhất cách xử lý:
+ Nếu em ra công viên thấy một bạn ngắt hoa em sẽ khuyên bạn đừng hái
hoa vì hoa đó là của chung, làm đẹp cơng viên.
+ Nếu em ra công viên thấy một bạn bẻ rào chắn của cây xanh, em sẽ nhắc
nhở bạn không được bẻ rào chắn vì làm rào chắn để bảo vệ cây hoa.
+ Thấy các bạn bẻ cành, ngắt lá của cây xanh em sẽ khuyên: Các bạn
không được bẻ cành, ngắt lá của cây xanh vì cây xanh cho ta bóng mát, khơng
khí trong lành, mát mẻ…
+ Bạn giẫm lên thảm cỏ, em sẽ khuyên các bạn không được giẫm lên các
thảm cỏ làm cho cây cỏ bị chết và không lớn được. Chúng ta phải biết chăm sóc
và bảo vệ chúng.
+ Các việc để tham gia phong trào đó là: Trồng cây, vun xới cho cây, nhỏ
cỏ, bắt xâu, tưới cây ….
* Trị chơi này cịn có thể áp dụng khi dạy bài: Cám ơn và xin lỗi với hệ
thống câu hỏi, tình huống như sau:
+ Hà đến hà Nga, được mẹ Nga mời ăn bánh. Bạn lễ phép nói với mẹ Nga:
“Cháu cám ơn bác ạ!”. Theo em bạn làm như vậy đúng hay sai?
+ Mùa đông đến rồi mà bạn lan vẫn chưa có áo ấm để mặc. Thấy vậy, cả

lớp đã quyên góp tiền để mua tặng bạn một chiếc áo mới rất ấm. Lan rất xúc
động cảm ơn cả lớp. Theo em bạn Lan cư xử như thế đúng hay sai?
+ Sơn vô ý đánh mất quyển vở của bạn Sơn cho mượn, Tuấn bèn nói với
Sơn rằng: “Chắc ai đó đã lấy mất rồi”. Theo em, Tuấn cư xử như thế là đúng hay
sai? Vì sao?
+ hà không may làm rơi hộp bút của bạn xuống đất. Hà đã nhặt hộp bút lên,
trả lại và xin lỗi bạn. Theo em bạn Hà đúng hay sai?
Trò chơi 3: Tiếp sức
Khi dạy bài: Em và các bạn (Tiết 2)
1. Mục đích:
- Học sinh phân biệt hành vi đúng – sai trong cư xử với bạn bè.
- Biết đoàn kết, hợp tác với nhau để giải quyết công việc chung.
2. Chuẩn bị:
- Hai tờ giấy Rooki, mỗi tờ giấy được chia thành hai phần, một phần vẽ “
Khuôn mặt cười”, một phần vẽ “khuôn mặt mếu”.
- Hai bộ tranh trong bài tập 2, bài tập 3 photo, cắt rời từng tranh.
Bài tập 2: Các bạn trog mỗi tranh đang làm gì?

Tranh 1
Tranh 3

Tranh 2

12


Tranh 4
Bài tập 3: Xem tranh và nhận xét: Việc nào nên làm? Việc nào không
nên làm?


Tranh 1

Tranh 2

Tranh 3

Tranh 4

Tranh 5

Tranh 6

3. Luật chơi:
- Hình thức chơi: Tiếp sức.
- Thời gian chơi: 5 phút
13


Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, 5 thành viên trong đội tìm tranh và dán
vào các phần tương ứng. Trong thời gian 5 phút đội nào dán được nhiều tranh
đúng thì đội đó thắng cuộc.
4. Cách chơi:
- Khi có hiệu lệnh các thành viên trong đội có nhiệm vụ lên tìm tranh và
dán lên phần hình vẽ “khn mặt”. Các tranh đúng được dán vào phần tranh có
“Khn mặt cười”, các tranh có hành vi sai được dán vào phần tranh có “Khn
mặt mếu”.
- Sau khi dán tranh xong, 1 em đại diện cho tổ lên thuyết minh tranh, khi
thuyết minh tranh nào thì phải chỉ vào tranh ấy.
Tranh 1: Hai bạn cùng đi học.Đúng
Tranh 2: Cùng nhau chơi kéo co.Đúng

Tranh 3: Cùng nhau học bài.Đúng
Tranh 4: Cùng nhau nhảy dây vui vẻ. Đúng
Tranh 5: Giúp bạn học bài.
Đúng
Tranh 6: Kéo tóc bạn, làm bạn đau.
Sai
Tranh 7: Đỡ bạn dậy khi bạn bị ngã. Đúng
Tranh 8: Đánh nhau với bạn.
Sai
Tranh 9, 10: Cùng nhau vui múa hát với bạn. Đúng
- Sau trị chơi giáo viên có thể hỏi học sinh trong nhóm:
+ Em cảm thấy như thế nào khi có nhiều bạn?
+ Em cảm thấy như thế nào khi khơng có bạn chơi với mình?
- Trị chơi này có thể áp dụng cho:
+ Bài tập 4 khi dạy bài: Đi bộ đúng quy định (Tiết 2),
+ Bài tập 3 khi dạy bài: bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (Tiết 2).
Trò chơi 4: Cờ đỏ phất phới
Khi dạy bài: Nghiêm trang chào cờ (Tiết 2)

14


1. Mục đích:
- Nhận biết tư thế đúng – sai.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên và mỗi học sinh có một là cờ nhỏ bằng giấy.
3. Cách chơi:
Trong trò chơi này cơ sẽ lần lượt nêu các tình huống khác nhau. Khi thấy
các bạn trong tình huống xử lý đúng các em hay giơ cao lá cờ của mình lên. Nếu
các bạn xử lý không đúng như thế sẽ bị mời lên bảng và tập chào nhiều lần cho

đúng.
Lưu ý trong tay cơ cũng có một lá cờ nhưng có thể cô sẽ không thực hiện
đúng với yêu cầu. Vậy các em phải chú ý nghe rõ tình huống để biết mình cần
giwo cờ hay hạ cờ.
Giáo viên cử 3 em làm thư ký để theo dõi 3 tổ chơi và mời các bạn chơi
khơng đúng lên bảng.
Các tình huống đưa ra:
+ Bạn Mai nghiêm trang, kính cẩn khi chào cờ.
+ Trong giờ chào cờ đầu tuần, bạn Hà đã nói chuyện với bạn Ngân.
+ Bạn nam đội mũ khi hát Quốc ca.
+ Nga và Tiến cố nhìn theo đám mây bay khi chào cờ.
+ Trước khi chào cờ bạn Lan đã sửa sang lại đầu tóc, cho chỉnh tề.
+ Khi hát Quốc ca bạn Hải quay xuống true chọc bạn Hùng.
+ Mắt bạn Ngọc hướng nhìn lá Quốc kỳ khi hát Quốc ca.
Tổng kết trò chơi giáo viên khen các em chơi tốt, xử lý đúng tình huống.
Giáo viên cho học sinh chơi chưa đúng, đứng chào cờ trước lớp để cả lớp theo
dõi.
Trị chơi 5: Em làm phóng viên
Khi dạy bài: Gia đình em (Tiết 1)
1. Mục đích:
- Biết được những thành viên trong gia đình. Nhớ lại những kỷ niệm đẹp,
vui, buồn trong gia đình và từ đó them yêu quý gia đình của mình.
2. Chuẩn bị:
- Một ống nhựa nhỏ làm micro, 1 quyển sổ nhỏ có ghi các câu hỏi để phỏng
vấn.
+ Gia đình bạn có những ai?
+ Bố mẹ bạn làm nghề gì?
+ Anh (chị/em) bạn bao nhiêu tuổi? Học lớp mấy, trường nào?
+ Bạn đã làm gì để mọi người trong gia đình yêu thương bạn?
+ Bạn hãy kể lại một kỷ niệm của gia đình bạn. (Cả nhà cùng đi chơi, bố

mẹ dạy bạn học bài, bạn giúp đỡ ông bà, bố mẹ, bạn chưa nghe lời bố mẹ và rất
hối hận…)
3. Cách chơi:
- Một em được làm phóng viên khi phỏng vấn một bạn bất kỳ trong lớp.
Em làm phóng viên chỉ cần phỏng vấn từ 1 đến 2 câu. Nếu bạn trả lời phỏng vấn
trả lời tốt thì sẽ được làm phóng viên đi phỏng vấn các bạn khác trong lớp.
15


- Cuối trị chơi giáo viên có thể hỏi: Em cảm thấy như thế nào khi được làm
phóng viên? Sau này em có muốn mình trở thành một phóng viên hay khơng?
Trị chơi 6: Ai nhanh, ai đúng
Khi dạy bài: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ
1. Mục đích:
- Học sinh phân biệt hành vi đúng – sai đối với anh chị và em nhỏ.
2. Chuẩn bị:
- 2 bút dạ viết bảng, 2 bảng nhóm, mỗi bảng nhóm được chia thành hai
phần. Một phần viết các hành vi, một phần viết từ nên và không nên.

Tranh 1

Tranh 2

Tranh 3

Tranh 4

Các hình vi đưa ra:
+ Anh khơng cho chơi chung đồ chơi.
+ Chị hướng dẫn em học bài.

+ Hai chị em cùng nhau làm việc nhà.
+ Chị tranh nhau với em quyển truyện.
+ Chị biết dỗ em để mẹ làm việc nhà.
3. Luật chơi:
Mỗi đơi sẽ có 5 bạn lên chơi. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, học sinh
mới bắt đầu chơi. Mỗi học sinh tham gia chơi chỉ được nối một hành vi. Nếu
16


bạn chơi trong đội chưa xuống mà bạn khác chạy lên hoặc 1 bạn nối 2 hành vi
thì đội đó bị phạm ḷt, khơng được tính điểm.
4. Cách chơi:
Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, một thành viên trong đội lên nối một
hành vi với từ nên hay không nên rồi trở về chỗ để bạn thứ 2 lên nối. Trò chơi
cứ tiếp tục như thế cho đến hết thời gian. Sau thời gian 2 phút đội nào nối được
nhiều hành vi đúng thì đội đó thắng cuộc.
Trị chơi 7: Em là ca sĩ thông minh
Dạy bài: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cơ giáo.
1. Mục đích:
- Giáo dục học sinh yêu quý, lễ phép, vâng lời thầy cô. Tạo khơng khí vui
vẻ, sơi nổi trong giờ học.
2. Chuẩn bị:
- Nhắc học sinh sưu tầm các bài hát về mái trường, thầy cô như: Em yêu
trường em, cô giáo như mẹ hiền, bụi phấn, con chim vành khuyên …
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 em.
3. Cách chơi:
- Phổ biến luật chơi: Lớp chia thành 3, 4 nhóm, hai bàn quay mặt vào nhau.
Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm hoặc oản tù tì để xác định thứ tự nhóm hát
trước, nhóm hát sau. Sauk hi nhóm thứ nhất hát một đoạn của một bài hát nói về
lễ phép, vâng lời thầy cơ giáo thì nhóm thứ hai phải tiếp tục hát ngay một đoạn

của bài hát khác cũng nói về chủ đề “Thầy cơ”. Rồi tiếp theo đến nhóm thứ 3 hát
và nhóm thứ 4 … sau đó lại quay lại nhóm thứ nhất hát, song không được hát lại
bài hát mà đã có nhóm khác hát rồi. Nhóm nào khơng tìm ra bài hát khác để hát
hoặc phản ứng chậm sẽ bị loại. Nhóm nào cịn lại đến sau cùng, nhóm đó sẽ
thắng cuộc.
- Tiến hành trị chơi giáo viên hơ: “Trị chơi – bắt đâu” các nhóm bắt đầu
thực hiện. Giáo viên quan sát và nhắc nhở học sinh chơi đúng luật.
Tổng kết trò chơi: Giáo viên tổng kết đánh giá khen thưởng cho nhóm
thắng cuộc.
(Trị chơi này cũng có thể áp dụng với bài 2, bài 3, bài 7, bài 10, bài 11, bài
14 bằng cách thay tên bài hát theo chủ đề, nội dung bài học như sau: Các bài hát
về an tồn giao thơng, giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp, bảo vệ môi trường …..)
2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, đánh giá
2.4.1. Khảo nghiệm:
Với những cố gắng kể trên, việc tổ chức trò chơi trong môn Đạo đức đã trở
thành việc làm thường xuyên và giúp tơi hồn tồn tự tin và chủ động trong việc
hình thành các chuẩn mực, hành vi đạo đức cho học sinh trong lớp.
Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, tôi cùng giáo viên trong khối đã xây
dựng và thiết kế nhiều tiết dạy có ban giám hiệu và giáo viên trong khối cùng dự
và rút kinh nghiệm. Tôi nhận thấy, dù vẫn còn những hạn chế nhất định trong
tiết dạy nhưng nhìn chung tiết dạy đã nhẹ nhàng hơn, phong phú hơn, hiệu quả
hơn. Đặc biệt giáo viên trong khối đã khắc phục hiện tượng ngại dạy các tiết
Đạo đức, các tiết dạy khơng cịn đơn điệu, nhàm chán như trước kia nữa. Học
17


sinh tập trung, hứng thú và tích cực hơn. Các chuẩn mực, hành vi đạo đức được
khắc sâu trong nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện
cho nhà trường
2.4.2. Kết quả đạt được:

Trong năm học 2017 – 2018, đề tài này đã được tôi nghiên cứu và đưa vào
thực hiện. Sau một năm học thực hiện đề tài, năm học 2018-2019, tôi tổng kết,
so sánh về mức độ tiếp thu bài học Đạo đức của học sinh lớp 1 trước khi thực
hiện đề tài (đầu năm học 2017-2018) và sau khi thực hiện đề tài ( năm học 20182019) như sau:
Mức độ tiếp thu
bài học Đạo đức
lớp 1 thơng qua
các trị chơi

Trước khi thực hiện đề tài

Sau khi thực hiện đề tài

Năm học 2017 - 2018
Nhận biết Chưa nhận biết
59%
41%

Năm học 2018-2019
Nhận biết Chưa nhận biết
91%
9%

18


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Trong quá trình nghiên cứu thiết kế và tổ chức trò chơi học tập môn Đạo
đức, tôi đã thu được những kết quả bước đầu, rút ra bài học cho bản thân và

đồng nghiệp như sau:
Sau khi tìm hiểu và nắm bắt một số vấn đề cơ bản về đổi mới phương pháp
dạy học Đạo đức ở Tiểu học nói chung và phương pháp dạy học Đạo đức nói
riêng, tìm hiểu những vấn đề có tính chất lý ḷn và thực tiễn về thiết kế và tổ
chức trò chơi ở Tiểu học. Thiết kế và tổ chức trị chơi dạy học, chúng tơi đưa ra
một số kinh nghiệm trong việc thiết kế và tổ chức trị chơi nhằm từng bước góp
phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Sau khi áp dụng tổ chức thiết kế trị chơi vào mơn Đạo đức ở lớp chủ
nhiệm và triển khai trong tổ khối, chất lượng môn Đạo đức được nâng cao, hành
vi ứng xử của học sinh đã đúng với các chuẩn mực đạo đức, khơng khí lớp học
cởi mở thân thiện, đặc biệt học sinh rất thích tham gia trị chơi và tự tin trong
giao tiếp, lễ phép với thầy cô, người lớn, chan hịa với các bạn.
Qua q trình nghiên cứu và thực tiễn dạy học, tôi nhận thấy việc đưa các
trò chơi vào dạy học Đạo đức lớp 1 là rất cần thiết. Trò chơi học tập là mọt trong
những phương tiện tốt và đem lại hiệu quả trong dạy học ở Tiểu học.
3.2. Bài học kinh nghiệm:
Để tổ chức tốt trò chơi trong giờ dạy Đạo đức ở lớp 1, giáo viên cần:
- Lựa chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung bài, với yêu cầu cần giáo
dục. Trò chơi phải để tổ chức và thực hiện phù hợp với đặc điểm trình độ học
sinh, với quỹ thời gian với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học đồng thời
phải không gây nguy hiểm cho học sinh.
- Khi tổ chức cho học sinh chơi giáo viên phải phổ biến rõ luật chơi để học
sinh nắm được quy tắc và nhắc nhở học sinh tôn trọng luật chơi.
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.
- Giáo viên cần phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh,
tạo điều kiện cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: Từ
chuẩn bị, tiến hành trò chơi đến đánh giá sau khi thực hiện xong.
- Trò chơi phải được luân phiên thay đổi một cách hợp lý, để không gây
nhàm chán cho học sinh.
- Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo

dục của trò chơi.
Trên đây là một số điểm quan trọng mà giáo viên cần lưu ý khi tổ chức trị
chơi học tập mơn Đạo đức ở lớp 1. Điều này bản thân tôi đã đúc rút được qua
thực tế. Tôi nghĩ nếu chúng ta thực hiện tốt những điểm cần lưu ý trên thì chắc
chắn chất lượng của mỗi trị chơi nói riêng và chất lượng giáo dục mơn Đạo đức
nói chung sẽ đạt kết quả tốt.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên, trong quá trình tổ chức trị chơi
cho học sinh các lớp tơi phụ trách, tơi thấy có một số hạn chế sau:
- Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cịn thiếu, sĩ số lớp
đơng, diện tích lớp hẹp nên một số trị chơi, giáo viên khơng có điều kiện để tổ
chức.
19


- Mặc dù các em được luyện tập những kỹ năng, những thao tác hành vi
đạo đức trong các giờ học, song việc thể hiện các hành vi đúng ở ngồi thực tế
cuộc sống cịn nhiều hạn chế. Một số các em vẫn cịn thấy ngượng ngùng, xấu
hổ khi nói lời “cảm ơn, xin lỗi” …
- Khả năng giao tiếp, diễn đạt của học sinh còn hạn chế chưa thực sự mạnh
dạn, tự tin.
3.3. Kiến nghị.
- Đối với sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT: Tổ chức các lớp tập huấn, bồi
dưỡng về chuyên đề thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học Đạo đức nói riêng
và các mơn học khác nói chung.
- Đối với nhà trường Tiểu học: Cần tổ chức hội thảo về thiết kế và tổ chức
trò chơi nhằm góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Tăng cường chỉ đạo sinh hoạt chuyên mơn để cơng tác này thật sự có chất
lượng, trong đó thường xuyên bàn sâu về thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy
học.
- Đối với giáo viên Tiểu học: Cần tăng cường việc tự học, tự bồi dưỡng,

nâng cao trình độ nghiệp vụ bản thân. Trên cơ sở đó có đủ khả năng để nghiên
cứu, tìm tịi, vận dụng sáng tạo phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, trong
đó có việc thiết kế và tổ chức trò chơi trong việc dạy học Đạo đức.
Trên đây là một số việc làm mà tôi thực hiện trong việc tổ chức trị chơi
học tập ở phân mơn Đạo đức lớp 1. Sự hứng thú hơn trong giờ học của học sinh
đã phần nào khích lệ tơi rất nhiều trong việc đổi mới phương pháp dạy học để
nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Những kinh nghiệm này tơi đã vận
dụng trong dạy học Đạo đức những năm gần đây ở trường Tiểu học Nguyễn Văn
trỗi. Tuy nhiên, trong q trình nghiên cứu chắc khơng tránh khỏi thiếu sót. Tơi
rất mong được sự chỉ đạo, góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và các bạn
đồng nghiệp.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
TRƯỜNG
mình viết khơn sao chép nội dung của
người khác.

Lê Thị Hồng Ngoan

20



×