Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu 12 kinh nghiệm thành công của Microsoft1. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.79 KB, 7 trang )

12 kinh nghiệm thành công của Microsoft






1. Phải chiếm lĩnh 100% thị trường
Đây là mục tiêu chính được đặt ra cho tất cả các
nhân viên trong toàn công ty. Mỗi quyết định, mỗi
cuộc họp, mỗi sáng kiến, mỗi mẫu thiết kế sản
phẩm... đều phải hướng tới mục tiêu cơ bản và
hàng đầu này.

2. Chỉ tập hợp những người giỏi nhất
Microsoft tuyển dụng nhân sự rất khắt khe, kiên
quyết chỉ thuê nhận vào làm việc những người giỏi,
thực sự có năng lực. Bởi những người mới được
tuyển dụng sẽ là đồng nghiệp, đồng sự, và sẽ cùng
làm việc; không ai được trở thành gánh nặng cho
người khác. Microsoft cho rằng, chất lượng nhân sự
là quan trọng nhất, và quyết định đến năng suất của
công ty. Không có hệ thống quản lý nào dù tốt đến
đâu có thể bù đắp được sự thiếu thốn lực lượng
nhân viên giỏi, nhưng có thễ ngược lại
3. Dám đánh cược cả công ty
"Chúng ta sẵn sàng đặt cược tương lai cả công ty
cho hệ điều hành Windows" - Bill Gates từng tuyên
bố như vậy, nhưng 3 năm sau ông lại tuyên bố:
"Chúng ta đặt cược tương lai cả công ty cho mạng
Internet". Ngay sau khi một sản phẩm mới của công


ty chiếm lĩnh được thị trường, Microsoft liền nhanh
chóng tìm cách loại bỏ nó, thay nó bằng một sản
phẩm mới tốt hơn. Điều này có nghĩa là Microsoft
luôn luôn tìm cách cải tiến các sản phẩm của mình.
4. Sẵn sàng chịu thất bại
Những nhân viên của Microsoft không bao giờ bị
khiển trách khi không may gặp những sai lầm, hay
thất bại trong quá trình làm việc (trừ những trường
hợp quá mức); và sẽ được thưởng xứng đáng khi
thành công. Do đó, mọi người luôn cố gắng, mà
không phải lo lắng về những thất bại cò thể xảy ra.
Với Microsoft, thất bại là điều bình thường! Không ai
có thể thành công mà không từng thất bại.
5. Nâng cao năng lực của nhà quản lý
Các nhà quản lý phải có kiến thức về chuyên môn.
Yêu cầu của Microsoft là các nhà quản lý phải hoàn
toàn hiểu rõ, và thực sự có khả năng làm được công
việc mà nhân viên cấp dưới đang thực hiện. Ví dụ
các nhà quản lý các nhóm lập trình đều là những lập
trình viên có trình độ thuộc loại khá đến xuất sắc, kể
cả chính Bill Gates.
6. Sự quan tâm cao nhất của người quản lý
Tại Microsoft, công việc của từng người và từng bộ
phận luôn được các nhà quản lý kiểm soát chặt chẽ,
và điều chỉnh kịp thời nhằm đạt tới mục tiêu chung
của toàn công ty. Các nhà quản lý, kể từ Bill Gates,
đều có thể nhanh chóng tập trung mọi năng lực để
dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh.
7. Tính đoàn kết và tinh thần đồng đội
Đây là một yếu tố quan trọng đối với mọi công ty,

nhất là các công ty mới thành lập. Tại Microsoft, mọi
người đều ý thức rõ rệt được tinh thần này. Đoàn
kết và tinh thần đồng đội là ưu thế quan trọng của
công ty đối với sự cạnh tranh gay gắt để phát triển
trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
8. Qui mô và cấu trúc công ty năng động, hiệu
quả
Microsoft nhận ra rằng: một công ty phát triển càng
lớn thì càng dễ trở nên trì trệ; và các thủ tục hành
chánh rườm rà sẽ trở nên quan trọng hơn chính
công việc... Do đó, Microsoft đã được tổ chức như
một tập hợp nhiều công ty nhỏ, với các chức năng
độc lập: thiết kế, thử nghiệm, tiếp thị, kinh doanh.
phần lớn các chức năng được công ty thực hiện một
cách riêng biệt trong mỗi dự án, bằng cách tổ chức
nhiều nhóm nhân viên riêng biệt trong công ty, mỗi
nhóm có một tiến trình hoạt động tốt nhất cho mình.
Nhờ vậy, hoạt động của công ty năng động và có
hiệu quả hơn.
9. Thực hiện tiết kiệm tối đa
Tại Microsoft không hề sử dụng một thư ký nào làm
việc. Ngay cả Bill Gates và các phó chủ tịch, mỗi
người chỉ có một trợ lý với trách nhiệm rất khác xa
so với trách nhiệm của một thư ký. Các trợ lý này
giúp nhà quản lý trong việc điều hành các nhóm
nhân viên, họ được phép có những quyết định khi
cần thiết. Tất cả mọi người trong công ty, kể cả Bill
Gates đều tự mình đánh máy, đọc e-mail khi làm
việc.
10. Tạo ra động lực để mọi người luôn nỗ lực

Động lực chính để thúc đẩy mọi người tích cực và
hứng thú làm việc là mọi người được đánh gía qua
hiệu suất và mức độ thành công. Nỗ lực làm việc
của người này cũng là áp lực để đồng nghiệp tích
cực làm việc hơn.
11. Không nên phổ biến hóa những sai phạm

×