Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu động thái phục hồi rừng sau nương rẫy tại vườn quốc gia cúc phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRƯƠNG QUANG BÍCH

NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI
PHỤC HỒI RỪNG SAU NƯƠNG RẪY TẠI
VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI - 2008


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRƯƠNG QUANG BÍCH

NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI
PHỤC HỒI RỪNG SAU NƯƠNG RẪY TẠI
VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM XUÂN HOÀN

HÀ NỘI - 2008



i

MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU,CHỮ VIẾT TẮT ................................................. IV
DANH MỤC BẢN ĐỒ ........................................................................................... IV
DANH MỤC BIỂU ................................................................................................. IV
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. V
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................2
CHƢƠNG 1................................................................................................................4
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................4
1.1 Trên thế giới .........................................................................................................4
1.2 Ở Việt Nam ..........................................................................................................6
CHƢƠNG 2..............................................................................................................10
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................10
2.1 Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài. .......................................................10
2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu. ....................................................................................10
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu. .....................................................................................10
2.2 Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu...................................................................11
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu. ..................................................................................11
2.2.2 Nội dung nghiên cứu. ...................................................................................11

2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................12
2.3.1 Phương pháp luận tổng quát. .......................................................................12
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu. .....................................................................12
2.3.3 Phương pháp tính tốn và đánh giá động thái của một số chỉ tiêu cần thiết.
...............................................................................................................................15


ii

CHƢƠNG 3..............................................................................................................22
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................22
3.1 Điều kiện tự nhiên. ............................................................................................22
3.1.1 Vị trí địa lý. ...................................................................................................22
3.1.2 Lịch sử địa chất và địa hình. ........................................................................22
3.1.3 Thổ nhưỡng...................................................................................................25
3.1.4 Khí hậu thủy văn. ..........................................................................................26
3.1.5 Tài nguyên động thực vật rừng. ...................................................................29
3.2 Điều kiện xã hội. ................................................................................................32
CHƢƠNG 4..............................................................................................................33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................................33
4.1. Động thái các nhân tố cấu trúc quần xã.........................................................33
4.1.1. Biến đổi độ tàn che. .....................................................................................33
4.1.2 Biến đổi số lượng và mật độ tầng cây gỗ. ....................................................35
4.1.3 Biến đổi tổ thành tầng cây gỗ. ......................................................................38
4.1.4 Biến đổi đường kính bình qn. ...................................................................42
4.1.5 Biến đổi chiều cao bình quân. ......................................................................46
4.1.6 Biến đổi tổng tiết diện ngang. ......................................................................49
4.1.7 Biến đổi trữ lượng. .......................................................................................51
4.1.8 Biến đổi phân bố số cây theo đường kính (N/D). .........................................53
4.2 Động thái quá trình tái sinh rừng. ...................................................................56

4.2.1 Biến đổi mật độ cây tái sinh. ........................................................................56
4.2.2 Biến đổi tổ thành cây tái sinh. ......................................................................59
4.3 Động thái cây bụi thảm tƣơi. ............................................................................64
4.3.1 Biến đổi chiều cao trung bình và độ che phủ của lớp cây bụi thảm tươi. ....64
4.3.2. Biến đổi thành phần loài trong lớp cây bụi thảm tươi. ...............................65
4.4 Động thái một số nhóm vi sinh vật đất. ...........................................................68
4.5 Động thái biến đổi tiểu hoàn cảnh rừng. .........................................................73
4.5.1 Biến đổi tính chất lý, hóa học đất. ................................................................73
4.5.2 Biến đổi một số nhân tố tiểu khí hậu rừng.. .................................................75
CHƢƠNG 5..............................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................79


iii

5.1 Kết luận. .............................................................................................................79
5.2 Những vấn đề cần đƣợc nghiên cứu tiếp. ........................................................81
5.3 Khuyến nghị .......................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82
PHẦN PHỤ LỤC.....................................................................................................90
PHỤ LỤC 1. .............................................................................................................91
CÁC PHỤ BIỂU ......................................................................................................91
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................128
MỘT SỐ ẢNH CHỤP TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU........................128


iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU,CHỮ VIẾT TẮT
IUCN


Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế

NN và PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn

ƠTC

Ơ tiêu chuẩn định vị lập trong rừng phục hồi

ƠTN

Ơ tiêu chuẩn điển hình tạm thời lập trong rừng già

VQG

Vƣờn quốc gia

VSV

Vi sinh vật

DANH MỤC BẢN ĐỒ
TÊN BẢN ĐỒ

TT

Trang


3.1

Vị trí Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng trong hệ thống các khu
bảo tồn thiên nhiên Việt Nam

23

3.2

Địa hình Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng và vị trí đặt các ơ
tiêu chuẩn định vị

24

3.3

Thảm thực vật Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng

31

DANH MỤC BIỂU
TÊN BIỂU

TT

Trang

2.1

Ký hiệu độ nhiều của thực bì theo Drude


19

3.1

Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản khu vực Vƣờn Quốc gia Cúc
Phƣơng

27

3.2

Số lƣợng Taxon trong các ngành thực vật bậc cao ở Cúc
Phƣơng

29

3.3

Mƣời họ có số lồi lớn nhất Cúc Phƣơng

30

4.1

Biến đổi độ tàn che trên các ô tiêu chuẩn định vị

33

4.2


Các loài thực vật phụ sinh và ký sinh

34

4.3

Biến đổi mật độ tầng cây gỗ

35

4.4

Biến đổi số cây bổ sung, cây chết và cây tăng thêm

36

4.5

Biến đổi số loài cây gỗ

38

4.6

Tổng hợp q trình biến đổi tổ thành lồi cây gỗ

40

4.7


Biến đổi đƣờng kính bình qn

43


v

4.8

Biến đổi đƣờng kính bình qn theo tuổi rừng phục hồi

43

4.9

Biến đổi chiều cao bình quân

46

4.10

Biến đổi tổng tiết diện ngang cây gỗ

49

4.11

Biến đổi tổng trữ lƣợng


52

4.12

Các hệ số trong phân bố N/D theo hàm khoảng cách

54

4.13

Biến đổi mật độ cây tái sinh

56

4.14

Ảnh hƣởng của chiều cao lớp cây bụi thảm tƣơi đến số lƣợng
cây tái sinh

58

4.15

Biến đổi số loài cây tái sinh

59

4.16

Ảnh hƣởng của độ tàn che đến số lƣợng lồi tái sinh chịu bóng


60

4.17

So sánh một số chỉ tiêu giữa rừng phục hồi với rừng già đối
chứng

62

4.18

Biến đổi chiều cao và độ che phủ của lớp cây bụi, thảm tƣơi

64

4.19

Biến đổi thành phần loài chủ yếu trong lớp cây bụi thảm tƣơi

66

4.20

Kết quả phân tích tổng hợp 5 nhóm VSV đất tại VQG Cúc
Phƣơng

69

4.21


Biến đổi tính chất lý hóa học đất

73

4.22

Độ ẩm khơng khí bình qn

76

4.23

Nhiệt độ khơng khí trung bình

77

4.24

Nhiệt độ đất trung bình

78

DANH MỤC HÌNH
TT

TÊN HÌNH

Trang


2.1

Sơ đồ một ơ điều tra định vị

13

3.1

Biểu đồ khí hậu Gaussen - Walter khu vực Cúc Phƣơng

28

4.1

Biến đổi đƣờng kính cây gỗ

46

4.2

Biến đổi chiều cao cây gỗ

48

4.3

Tăng trƣởng tổng tiết diện ngang

51


4.4

Tăng trƣởng trữ lƣợng

53

4.5

Phân bố số cây theo đƣờng kính (N/D)

55


1
LỜI CẢM ƠN
Sau ba năm học tập tại khoa Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Lâm
nghiệp, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu động thái phục hồi rừng sau
nương rẫy tại Vườn Quốc gia Cúc Phương”. Trong q trình học tập và triển khai
đề tài, tơi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và chân thành của các thầy cô
giáo tham gia giảng dậy khóa học của tơi và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Xuân Hồn, người đã trực tiếp hướng
dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi nghiên cứu và hoàn thành
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Tiến sỹ, các Cán bộ giảng dậy đã tham
gia giảng dậy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập; xin cảm ơn tới Ban Giám hiệu
và khoa đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi học tập tại Trường.
Xin cảm ơn tới Ban Giám đốc, các cán bộ khoa học tại Trạm Nghiên cứu và
Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Vườn Quốc gia Cúc Phương, cảm ơn tới tất cả
đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện

đề tài.
Mặc dù đã rất cố gắng trong khi thực hiện luận văn nhưng do kiến thức có hạn,
điều kiện về thời gian và tư liệu tham khảo cịn hạn chế nên chắc chắn khơng tránh
khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà
khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm
ơn.

Hà Nội, tháng 9 năm 2008

Trƣơng Quang Bích


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,
nhu cầu về lâm sản cũng như các sản phẩm ngoài gỗ ngày càng lớn. Mặt khác tốc
độ tăng dân số đang rất cao nên nhu cầu khai phá thêm các vùng đất làm nương rẫy,
khai thác gỗ xây dựng nhà cửa, khai thác củi làm chất đốt, khai thác dược liệu để
chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe...đã làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp, chất
lượng rừng ngày càng xuống cấp, đa dạng sinh học ngày càng suy giảm. Đứng
trước thực trạng báo động đó, chính phủ đã đề ra nhiều chính sách và giải pháp
nhằm phục hồi lại những diện tích rừng đã bị mất trong đó có giải pháp khoanh ni
phục hồi rừng. Nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này cũng đã được triển khai
và thu được những kết quả rất thiết thực.
Ở nước ta đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu khả năng tái sinh của cây
rừng cũng như khả năng phục hồi các hệ sinh thái rừng sau khi rừng bị tàn phá hoặc
khai thác kiệt. Những nghiên cứu này không chỉ đáp ứng mối quan tâm về mặt khoa
học mà còn cung cấp những cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc ứng dụng trong lâm
sinh và bảo tồn thiên nhiên.

Tái sinh rừng là một q trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái
rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của
những lồi cây gỗ ở các nơi có hồn cảnh rừng. Các thế hệ cây gỗ ln sinh trưởng
và phát triển để rồi thay thế lẫn nhau làm cho rừng luôn luôn vận động trước khi đạt
đến sự cân bằng tương đối ở thời kỳ cao đỉnh khí hậu.
Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây, điều kiện địa lý, thổ nhưỡng
và tiểu hoàn cảnh rừng là cơ sở tự nhiên quan trọng có tác dụng quyết định chi phối
sự hình thành nên những qui luật diễn thế rừng. Ở các vùng địa lý khác nhau, diễn
thế rừng diễn ra khác nhau. Để nghiên cứu tương đối đầy đủ và hệ thống động thái
diễn thế phục hồi rừng ở một quần xã nào đó địi hỏi phải nghiên cứu và theo dõi
trên các ô định vị trong một thời gian khá dài. Những nghiên cứu của các tác giả
trước đây về động thái phục hồi rừng chủ yếu thu thập số liệu trong một thời gian
ngắn và thường không theo dõi được từ khi rừng mới phục hồi. Trong trường hợp


3

này các tác giả thường dùng phương pháp lấy không gian thay thế thời gian. Vì thế
chưa phản ánh thật khách quan những biến đổi nội tại và những qui luật diễn ra trên
một đối tượng nghiên cứu. Mặt khác, các đối tượng nghiên cứu thường bị tác động
ngoài mong muốn, thậm chí bị phá hủy sau một thời gian khơng lâu nên khó theo
dõi lâu dài được.
Vườn Quốc gia Cúc Phương là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở Việt
Nam. Trước đây, ở khu vực Trung tâm Vườn có 8 xóm dân sinh sống. Từ năm 1988
đến năm 1995 nhân dân các xóm này đã chuyển ra định cư ở khu vực vùng đệm của
Cúc Phương và để lại một diện tích nương rẫy khá lớn ở khu vực Trung tâm. Vấn
đề phục hồi lại các hệ sinh thái rừng đã bị phá để làm nương rẫy tại đây là nhiệm vụ
quan trọng của Vườn Quốc gia Cúc Phương nhằm phục hồi đa dạng sinh học đã mất
tại khu vực này. Nhận thấy đây là một hiện trường lý tưởng để nghiên cứu diễn thế
phục hồi rừng sau nương rẫy nhằm bổ sung thêm hiểu biết về động thái phục hồi

rừng bởi lẽ có thể nghiên cứu ngay từ những năm đầu khi rừng mới phục hồi mà
những nghiên cứu trước đây ít khi triển khai được. Mặt khác khu vực này lại được
bảo vệ nghiêm ngặt tránh sự tác động phá hoại trực tiếp từ con người nên vẫn bảo
toàn được những qui luật diễn thế nội tại của nó và có thể theo dõi, nghiên cứu lâu
dài. Những nghiên cứu này cũng góp thêm cơ sở thực tiễn cho công tác phục hồi và
bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Từ thực tế đó tác giả đã
chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình là: “ Nghiên cứu
động thái phục hồi rừng sau nương rẫy tại Vườn Quốc gia Cúc Phương”.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
Nghiên cứu tái sinh và diễn thế rừng đã được tiến hành ở rất nhiều khu vực
trên thế giới từ hàng trăm năm trước, tuy nhiên nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới
mới được quan tâm nghiên cứu từ những năm 1930 trở lại đây.
Căn cứ vào đặc điểm của quá trình tái sinh, Van Stenis (1956) đã phân biệt hai
kiểu tái sinh phổ biến đó là kiểu tái sinh phân tán, liên tục dưới tán rừng của các loài
cây chịu bóng và kiểu tái sinh theo vệt trên các lỗ trống của các loài cây ưa sáng
(dẫn theo Thái Văn Trừng, 1978 [72]; Phùng Ngọc Lan, 1986 [37]).
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh rừng: ánh sáng, độ ẩm đất,
thảm mục, độ dầy đặc của thảm tươi, khả năng phát tán hạt..., trong đó ánh sáng
được coi là yếu tố chủ đạo có vai trị điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên [2], [53].
P.W.Richards (1952) [53] đưa ra nhận xét rằng ở rừng nhiệt đới, sự phân bố số
lượng cá thể của các loài trong các lớp cây tái sinh có kích thước rất khác nhau.
Phần lớn các loài cây ưu thế ở tầng trên trong rừng ngun sinh thường có rất ít
thậm chí vắng mặt ở những tầng thấp hay cấp thể tích nhỏ. Ngược lại ở những rừng
đơn ưu lại có đầy đủ đại diện ở các lớp kích thước. Theo tác giả, sự phân bố này do

đặc tính di truyền của các loài cây được thể hiện ở khả năng sinh sản và tập tính của
chúng trong các giai đoạn phát triển.
H. Lamprecht (1989) [79] căn cứ vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của các lồi
cây trong q trình tái sinh cũng như trong suốt quá trình sống của chúng để phân
chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ưa sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm
cây chịu bóng. Do tính chất tái sinh tự nhiên của rừng mưa nhiệt đới phức tạp nên
phần lớn các nghiên cứu thường tập trung ở một số lồi cây mục đích có giá trị kinh
tế.
Việc nghiên cứu diễn thế phục hồi các thảm thực vật theo thời gian tức là
nghiên cứu động thái phục hồi rừng đã được tiến hành từ đầu thế kỷ XIX. De Luc
(1809) đã mô tả sự thay đổi thực vật ở môi trường ẩm ở Bắc nước Đức. Kener


5

(1863) đã mơ tả q trình diễn thế thảm thực vật ở khu vực ranh giới núi cao từ khi
có một số loài cây cư trú đầu tiên đến giai đoạn các nhóm đỗ quyên đến sinh sống
được coi là “khâu chót trong dây chuyền chuyển hóa”. Cowler (1899) là người đầu
tiên nghiên cứu một cách cơ bản diễn thế thảm thực vật trên những diện tích đất lộ
ra sau khi mực nước hạ thấp ở vùng hồ Michigan [56].
Tuy nhiên, mãi đến đầu thế kỷ XX khái niệm về diễn thế mới lần lượt được
các nhà khoa học làm rõ.
Theo Clement (1916) thì diễn thế là sự phát triển của tất cả các quần xã thực
vật hướng về một trạng thái cuối cùng bền vững do khí hậu quyết định [56].
Theo P.W. Richards (1952) [53], đối với rừng mưa, diễn thế là sự phát triển
tiếp theo từng giai đoạn hay quá trình diễn thế qua một loạt các quần lạc thực vật
dẫn tới bước kiến lập rừng mưa cao đỉnh.
Về phương diện sinh thái học, diễn thế là quá trình thay thế kế tiếp nhau quần
xã này bằng quần xã khác trong từng vùng cho đến khi có quần xã ổn định [2].Tuy
nhiên, nhiều nơi do hoạt động của con người hay do cháy rừng đã làm cho diễn thế

đi vào “ngõ cụt” như quần xã Imperata cylindrica do cháy rừng tạo nên (Dẫn theo
Nguyễn Văn Sinh) [56].
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về diễn thế đã được cơng bố. Ở vùng nhiệt đới
đáng chú ý nhất là tác phẩm “Rừng mưa nhiệt đới” của P. W. Richards (1952). Ơng
đã mơ tả q trình diễn thế ngun sinh, thứ sinh cả trên cạn và dưới nước ở nhiều
châu lục. Ông cho rằng quá trình diễn thế thứ sinh trên cạn lập lại quá trình tái sinh
tự nhiên trên các lỗ trống trong rừng nguyên sinh trên diện rộng. So sánh với q
trình diễn thế ngun sinh, ơng cho rằng hai quá trình này về cơ bản là tương tự
nhau. Đất càng bị phá hủy thì quá trình diễn thế thứ sinh càng giống với quá trình
diễn thế nguyên sinh trên cạn [53].
Trên thế giới cũng đã có rất nhiều nghiên cứu diễn thế được tiến hành ở miền
ôn đới.
THORNBURGH (1981): Đã nghiên cứu diễn thế ở các khu rừng hỗn giao
thường xanh ở Tây- Bắc California và rút ra kết luận rằng: mật độ tương đối của các


6

lồi cây ở thời kỳ đầu của q trình diễn thế phụ thuộc vào kiểu và mức độ chặt
phá, vào mật độ của chồi rễ, vào nguồn hạt có được và vào những điều kiện lập địa.
Tất cả những giai đoạn phát triển sau đó về lâu dài đều dẫn đến rừng hỗn giao
thường xanh, là rừng cao đỉnh khí hậu tương ứng với điều kiện lập địa. Những
nghiên cứu ở Viện nghiên cứu về rừng của Phần Lan trong khoảng thời gian từ
1971 đến 1983 (JUKOLA - SULONEN, 1983) đã cho thấy, ở những phần nằm gần
rừng của các diện tích thí nghiệm, số lượng cá thể thuộc các lồi cây gỗ ở những nơi
trước đó có rừng thứ sinh tiến triển nhanh hơn (dẫn theo Nguyễn Văn Sinh) [56].
STICKNEY (1986) đã nghiên cứu diễn thế sau một vụ cháy ở Bắc Idaho
(USA) phát hiện thấy trên những khu trước đây có rừng thứ sinh phát triển tốt thì
có các loài cây tiên phong chiếm ưu thế, trong khi ở những khu trước đó rừng thứ
sinh cịn chưa khép tán ưu thế lại thuộc về các lồi sống sót [56].

BURSCHEL và HUSS (1997) nhấn mạnh rằng diễn thế không phải bao giờ
cũng đi theo quy luật mà thường do những yếu tố ngẫu nhiên của điều kiện ban đầu
quyết định [56].
WHITHMORE (1975): Khi phân tích sự phát triển của thảm thực vật thứ sinh,
trên các khu nương rẫy ở Viễn Đông đã nhấn mạnh rằng khoảng thời gian để các
khu rừng thứ sinh đạt được thành phần loài giống như rừng nguyên sinh không phải
chỉ là mấy chục năm mà hàng trăm năm. Các khu rừng thuần loại được tạo bởi
những lồi mà hạt của chúng có thể nảy mầm mà trụ được trên các khu đất trống
vào thời điểm phù hợp [56].

1.2 Ở Việt Nam
Chuyên đề tái sinh rừng đã được Viện Điều tra qui hoạch rừng tiến hành từ
những năm 1960 tại một số khu rừng trọng điểm thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Yên
Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Các kết quả được Nguyễn Vạn Thường
(1991) [71] tổng kết và đưa ra kết luận rằng, hiện tượng tái sinh dưới tán rừng của
các loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, khơng mang tính chu kỳ.


7

Thái Văn Trừng (1978) [72] nhận định rằng ánh sáng là nhân tố sinh thái
khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên cả ở rừng nguyên sinh và rừng
thứ sinh.
Nguyễn Văn Trương (1983) đã đề cập đến mối quan hệ giữa lớp cây tái sinh
với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên trong quá trình tái sinh tự nhiên dưới
tán rừng [74].
Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1993) [39] có nhận xét rằng nghiên cứu quá
trình tái sinh tự nhiên cho phép nắm vững các điều kiện cần và đủ để hướng sự can
thiệp của con người đi đúng hướng. Q trình đó tùy thuộc vào mức độ tác động
của con người mà ta thường gọi là xúc tiến tái sinh tự nhiên, với mức cao nhất là tái

sinh nhân tạo. Theo tác giả, quá trình tái sinh tự nhiên phụ thuộc vào 3 yếu tố chính
sau:
- Nguồn hạt giống, khả năng phát tán trên một đơn vị diện tích.
- Điều kiện để hạt có thể nẩy mầm, bám rễ (nhiệt độ, độ ẩm, thảm tươi v.v.).
- Điều kiện để cây mạ, cây con sinh trưởng và phát triển (đất, nước, ánh sáng).
Đinh Quang Diệp (1993) [14] nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên dưới
rừng khộp vùng Ea-Sup, Đắc Lắc kết luận rằng: độ tàn che của rừng, thảm mục, độ
dày đặc của thảm tươi, điều kiện lập địa là những nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc lên
số lượng và chất lượng cây con tái sinh dưới tán rừng. Về quy luật phân bố cây trên
mặt đất, tác giả nhận định khi tăng diện tích điều tra lên thì lớp cây tái sinh có phân
bố theo cụm.
Thành phần lớp cây tái sinh tự nhiên trong các trạng thái thực bì khác nhau và
đặc điểm chung về cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ở một số vùng sinh thái từ
Bắc, Trung, Nam của nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như Thái
Văn Trừng (1978) [72], Trần Ngũ Phương (1971) [49], Lê Đồng Tấn (1996) [61],
Nguyễn Ngọc Lung (1993) [39], Hà Văn Tuế (1995) [76]... và được Phạm Xn
Hồn (2004) [28] tổng kết thành quan điểm chung, đó là sự thay đổi tổ thành loài
cây phục hồi theo thời gian là một quá trình chiếm cứ và cạnh tranh, chọn lọc tự
nhiên giữa các loài với nhau và giữa các loài với hoàn cảnh sinh thái.


8

Những nghiên cứu về diễn thế cho đến nay còn rất hạn chế. Trần Ngũ Phương
(1970) [49], trong cơng trình “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” đã
đưa ra sơ đồ diễn thế suy thối hay tiến hóa một số kiểu rừng ở miền Bắc nước ta.
Tác giả nhận định: diễn thế là quá trình lâu dài, bao gồm nhiều giai đoạn. Mỗi giai
đoạn là một mắt xích, tập hợp các mắt xích đó tạo thành chuỗi diến thế. Đất đai
càng thối hóa chuỗi diễn thế càng dài, ngược lại đất đai càng ít bị thối hóa chuỗi
diễn thế càng ngắn.

Theo Thái Văn Trừng (1978) [72], quá trình diễn thế thứ sinh diễn ra khi các
quần xã rừng nguyên sinh bị tác động làm thay đổi hoặc bị phá hủy. Q trình diễn
ra khơng khác gì sự phát triển trên diện rộng ở phương thức tái sinh theo vệt trên
các lỗ trống trong quần thể rừng nguyên sinh. Căn cứ vào mức độ thối hóa của đất
tác giả đã phân chia diễn thế thứ sinh làm 2 loạt: loạt trên đất rừng còn nguyên trạng
và loạt trên đất rừng thối hóa.
Phạm Xn Hồn (2004) [28] đưa ra nhận xét, bất kể quần xã thực vật nào tái
sinh sau nương rẫy đều là trạng thái trung gian trong chuỗi diễn thế thứ sinh. Quá
trình phục hồi rừng này phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ thối hóa đất sau canh tác
nơng nghiệp và nguồn giống
Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1997) [46] cho rằng diễn thế phục
hồi thảm thực vật sau cháy rừng ở Phan Si Pan diễn ra rất chậm, có thể kéo dài 200300 năm.
Phục hồi rừng tự nhiên là vấn đề được nhiều nhà khoa học trong nước và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Về thực chất, phục hồi rừng tự nhiên là quá trình
diễn thế thứ sinh phục hồi thảm thực vật. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc
tìm hiểu quy luật của quá trình diễn thế. Những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này
là cơ sở khoa học cho việc xác định các giải pháp lâm sinh trong việc xúc tiến tái
sinh rừng.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về diễn thế tái sinh rừng trên đây mới
đề cập một số nội dung liên quan đến đề tài. Những vấn đề này gần đây được nhiều
tác giả quan tâm hơn. Xu hướng nghiên cứu cũng chuyển dần từ định tính sang định
lượng, từ nghiên cứu lý thuyết sang ứng dụng thực tiễn. Tuy vậy, chưa có những


9

nghiên cứu phân tích định lượng về diễn thế được theo dõi lâu dài trên các ô định
vị. Việc nghiên cứu động thái phục hồi rừng sau nương rẫy ở Cúc Phương được
theo dõi trên các ô định vị và tiến hành khá sớm sau khi nương rẫy bỏ hóa sẽ góp
phần làm sáng tỏ thêm những qui luật diễn thế phục hồi rừng nói chung và đóng

góp tích cực vào việc bảo tồn nguồn gien, bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi các
hệ sinh thái rừng đã bị phá hủy tại Vườn quốc gia Cúc Phương.


10

CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu.
* Mục tiêu chung:
- Bổ sung hiểu biết về động thái phục hồi hệ sinh thái rừng sau nương rẫy
* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá chiều hướng và tốc độ phục hồi hệ sinh thái rừng sau nương rẫy tại
Vườn Quốc gia Cúc Phương;
- Đóng góp thêm cơ sở thực tiễn phục vụ cơng tác phục hồi và bảo tồn đa dạng
sinh học tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu.
Từ năm 1995 trở về trước, tại khu vực Trung tâm Vườn Quốc gia Cúc Phương
(nằm dọc thung lũng kẹp giữa hai dẫy núi đá vơi chạy từ khu vực sơng Bưởi phía
Tây Bắc Vườn về phía cổng Vườn ở phía phía Tây Nam) có 8 xóm dân sinh sống.
Từ năm 1988 - 1995 cả 8 xóm dân này chuyển ra định cư ngồi ranh giới Vườn. Tại
xóm Bống, xóm Mền, xóm Đăn, và xóm Đồng Cơn nhân dân chuyển hết ra ngồi
ranh giới Vườn trong năm 1988. Xóm Đang và xóm Mạc nhân dân chuyển hết trong
năm 1990. Xóm Cui trên và xóm Cui dưới nhân dân chuyển hết trong năm 1995.
Khu vực các xóm dân này sinh sống có canh tác nương rẫy, trồng lúa nước và có
diện tích thổ cư. Nếu xét về qui mơ diện tích thì diện tích nương rẫy chiếm tỷ trọng
khoảng trên 3/4 tổng diện tích mà 8 xóm dân này đã canh tác và định cư. Sau khi

nhân dân chuyển đi, tồn bộ diện tích khu vực này đang phục hồi lại rừng. Như vậy
tại khu vực trung tâm Vườn Quốc gia Cúc Phương rừng đang phục hồi trên ba trạng
thái. Đó là phục hồi rừng sau nương rẫy, phục hồi rừng trên đất thổ cư và phục hồi
rừng trên đất ruộng.


11

Đề tài này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong ranh giới Vườn Quốc gia
Cúc Phương, ở khu vực Trung tâm nơi rừng phục hồi sau nương rẫy từ khi nhân dân
chuyển ra định cư bên ngoài ranh giới Vườn.

2.2 Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu.
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu.
Rừng phục hồi sau nương rẫy từ năm 1988 tại khu vực xóm Đăn và xóm
Bống (ƠTC2 và ƠTC3)
Rừng phục hồi sau nương rẫy từ năm 1990 tại khu vực xóm Đang (ƠTC1).
Rừng phục hồi sau nương rẫy từ năm 1995 tại khu vực xóm Cui (ƠTC4).
Rừng tự nhiên gần các địa điểm rừng phục hồi nêu trên được nghiên cứu như
là đối chứng so sánh và là nơi cung cấp nguồn giống kề cận.

2.2.2 Nội dung nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu 5 nội dung chính:
2.2.2.1 Động thái của các nhân tố cấu trúc quần xã.
- Biến đổi độ tàn che;
- Biến đổi số lượng và mật độ tầng cây gỗ;
- Biến đổi tổ thành tầng cây gỗ;
- Biến đổi đường kính bình qn;
- Biến đổi chiều cao bình quân;
- Biến đổi tổng tiết diện ngang;

- Biến đổi trữ lượng;
- Biến đổi phân bố số cây theo đường kính (N/D).
2.2.2.2 Động thái quá trình tái sinh rừng.
- Biến đổi số lượng và mật độ cây tái sinh;
- Biến đổi tổ thành cây tái sinh.
2.2.2.3 Động thái cây bụi thảm tƣơi.
- Biến đổi chiều cao bình quân và độ che phủ của lớp cây bụi thảm tươi;


12

- Biến đổi tổ thành lớp cây bụi thảm tươi.
2.2.2.4 Động thái một số nhóm vi sinh vật đất.
- Xác định thành phần và mật độ các chủng vi nấm trong đất;
- Xác định thành phần và mật độ các chủng xạ khuẩn trong đất;
- Xác định thành phần và mật độ các chủng vi khuẩn trong đất;
- Xác định thành phần và mật độ các chủng vi sinh vật phân giải lân;
- Xác định thành phần và mật độ các chủng nấm nội cộng sinh.
2.2.2.5 Động thái tiểu hoàn cảnh rừng.
- Biến đổi chiều dầy các lớp đất và tính chất lý, hóa học của đất rừng;
- Biến đổi một số nhân tố tiểu khí hậu rừng.

2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp luận tổng quát.
Diễn thế rừng là q trình phục hồi lại rừng trên những diện tích đã bị mất
rừng, biểu hiện đặc trưng của diễn thế rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của
những loài cây gỗ ở những nơi trước đây đã có rừng. Đó là q trình chọn lọc tự
nhiên, là quá trình biến đổi tổ thành tầng cây cao kéo theo sự thay đổi cả hệ sinh
thái rừng. Tái sinh rừng thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh giúp cân bằng sinh học
trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục. Tái sinh và diễn thế rừng là biểu hiện

của qui luật phủ định biện chứng, là sự vận động đi lên theo đường xốy trơn ốc
giúp cho hệ sinh thái rừng luôn vận động và phát triển đạt đến cao đỉnh khí hậu.

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu.
* Xác định ô tiêu chuẩn định vị.
- Điều tra theo tuyến, kết hợp điểm để xác định vị trí đặt ô tiêu chuẩn định vị.
Lập ô tiêu chuẩn định vị (ƠTC) có diện tích 1 ha (100m x 100m) ở 4 vị trí khác
nhau. Sau đây là vị trí đặt các ô tiêu chuẩn định vị; thời gian rừng phục hồi tính từ
khi rừng bắt đầu phục hồi đến khi xác lập ÔTC để thu thập số liệu:
+ ÔTC1: Ở khu vực xóm Đang, rừng phục hồi được 7 năm (1990 -1997).


13

+ ƠTC2: Ở khu vực xóm Đồng Cơn, rừng phục hồi được 9 năm (1988 -1997).
+ ÔTC3: Ở khu vực xóm Bống, rừng phục hồi được 9 năm (1988 -1997).
+ ÔTC4: Ở khu vực xóm Cui, rừng phục hồi được 3 năm (1995 -1998), ô này
lập sau các ô tiêu chuẩn định vị khác 1 năm.
Đề tài kế thừa những số liệu thu được trên các ô định vị đã lập để nghiên cứu
khả năng phục hồi rừng sau nương rẫy tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương từ năm
1997-2002, [3]. Từ năm 2003 các số liệu mới được tiếp tục cập nhật phục vụ cho
luận văn này. Vì vậy có một số chỉ tiêu giai đoạn 1997 - 2002 không thu thập nên
trong các biểu phân tích sau này có một số nội dung khơng có số liệu ở giai đoạn
đó.
Trong mỗi ơ định vị chia thành 100 ơ thứ cấp, diện tích mỗi ơ là 100m2 (10 x
10m).
- 1,2,3,...: Tên các ơ thứ cấp.

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

20

21

30

31

40


100 m

41

50

51

60

61

70

71

80

81

91

91

91

92

94


95

96

97

98

99

Hình 2.1. Sơ đồ một ô điều tra định vị.

100


14

* Lập hệ thống ô dạng bản trên mỗi ô tiêu chuẩn.
- Tổng diện tích ơ dạng bản bằng 5% diện tích ơ tiêu chuẩn. Hệ thống ơ dạng
bản bao gồm 125 ơ, mỗi ơ có diện tích 4m2 (2m x 2 m), với tổng diện tích bằng
500m2.
- Xác lập hệ thống tuyến điều tra để lập ô dạng bản: Tuyến điều tra được lập
song song cách đều trên ô định vị. Chiều dài tuyến là 100m. Khoảng cách giữa các
tuyến là 10m. Lập 9 tuyến, trên mỗi tuyến lập 14 ô dạng bản cách đều nhau. Tuyến
cuối cùng lập 13 ô. Như vậy tổng số ô dạng bản là 125. Các ô dạng bản này được
định vị bằng hệ thống cọc mốc để điều tra lặp lại trong nhiều năm. Ô dạng bản được
lập để điều tra cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi và thảm mục.
* Thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn định vị.
- Định vị cây gỗ: Đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập tất cả các cây gỗ có D 1,3 ≥
6cm trong từng ƠTC, sau đó định vị chúng trên giấy kẻ li (thực hiện từ năm1997).

Các năm sau, những cây chuyển từ cây tái sinh lên cây gỗ được đánh dấu riêng như
I1; I2... cho năm 1998, II1 ; II2 .... cho năm 1999, III1 ; III2.... cho năm 2000 IV1;
IV2... cho năm 2001...
Mỗi năm định vị lại trên giấy kẻ li, đánh dấu cây mới lên, cây bị chết trong
năm.
+ Xác định độ tàn che: Xác định tại 100 điểm, đó là các góc điểm giao nhau
của các ơ (10m x10m). Tại mỗi điểm đo, nếu có tán cây gỗ che phủ cho điểm 1, nếu
không che phủ cho điểm 0.
- Thu thập số liệu cho tất cả các cây gỗ có D1,3 ≥ 6 cm :
+ Xác định tên lồi cây: Sử dụng các tài liệu mơ tả cây rừng tại Vườn quốc gia
Cúc Phương và các tài liệu có liên quan kết hợp so sánh mẫu tiêu bản được lưu trữ
tại bảo tàng khoa học Cúc Phương để giám định tên khoa học [57],[29],[36],[81].
+ Đo đường kính tại vị trí 1,3m (D1.3) bằng thước dây đo đường kính khắc đến
mm.
+ Đo chiều cao vút ngọn bằng sào có khắc vạch đến dm.
* Thu thập số liệu trong các ô dạng bản:
- Điều tra cây tái sinh:
+ Đối tượng: Cây gỗ tái sinh có đường kính D1,3 < 6cm.


15

+ Chỉ tiêu điều tra: Xác định tên loài cây và đo chiều cao cây tái sinh (H VN)
giống phương pháp thu thập số liệu với cây gỗ.
- Điều tra cây bụi, thảm tươi:
+ Xác định tên loài, mức độ ưu thế của loài tham gia tầng cây bụi thảm tươi.
+ Đo tính độ che phủ của lớp thực bì. Tính theo phần trăm diện tích che phủ.
+ Tính chiều cao trung bình của lớp cây bụi thảm tươi.
* Thu mẫu đất:
- Trong mỗi ô định vị đào 1 phẫu diện đất ở vị trí đại diện cho ơ định vị. Phẫu

diện có kích thước rộng 80cm, sâu 160cm. Chia phẫu diện làm 2 phần từ trên xuống
dưới, một phần để mô tả, một phần lấy mẫu đất ở các tầng để phân tích (sau một số
năm lấy mẫu và phân tích lại). Mơ tả phẫu diện đất theo hướng dẫn trong cuốn “Sổ
tay điều tra qui hoạch rừng”, 1978 [4].
* Thu số liệu khí tƣợng:
- Đặt trong mỗi ƠTC một lều khí tượng, lều được đặt cả ở rừng già gần ƠTC.
Định kỳ mỗi q một lần thu số liệu ở 8 điểm (4 ô tiêu chuẩn định vị, 4 ô đối chứng
trong rừng tự nhiên), mỗi lần thu theo 4 ốp trong ngày vào 1h ; 7h ; 13h và 19h.
* Thu thập số liệu trong rừng già đối chứng:
- Lập 4 ơ tiêu chuẩn điển hình tạm thời trong rừng tự nhiên (ÔTN1, ÔTN2,
ÔTN3, ÔTN4) là rừng già gần với 4 ƠTC, diện tích mỗi ơ là 1 ha (100m x 100 m).
Thứ tự ÔTN tương ứng với thứ tự ơ tiêu chuẩn định vị (ƠTC1, ƠTC2, ÔTC3,
ÔTC4)
- Trong ô đối chứng, đánh số thứ tự cây gỗ (D1.3 ≥ 6 cm), xác định tên loài
cây, đo đường kính 1,3m (D1,3) bằng thước dây đo đường kính. Đo chiều cao vút
ngọn, chiều cao dưới cành bằng cách dùng thước đo cao Blumeleiss, đọc đến đề xi
mét (dm).
- Trong mỗi ƠTN cũng lập 125 ơ dạng bản, mỗi ô rộng 4 m2 để xác định tên
loài cây tái sinh, đo chiều cao, đánh giá chất lượng cây tái sinh [4]. Phương pháp lập
ô và thu thập số liệu giống với điều tra trong ô tiêu chuẩn định vị.

2.3.3 Phương pháp tính tốn và đánh giá động thái của một số chỉ tiêu cần thiết.


16

2.3.3.1 Đánh giá động thái về tổ thành loài cây.
- Xác định tổ thành loài cây theo số lượng cá thể của lồi: Trên từng ơ tiêu
chuẩn, thống kê số lượng cây theo từng loài cho lớp cây tái sinh và tầng cây cao. Hệ
số tổ thành được tính bằng tỉ lệ phần mười số cây của từng loài so với số cây của tất

cả các lồi trong ơ định vị. Từ số liệu điều tra, tính tốn được hệ số tổ thành các loài
cây tái sinh và hệ số tổ thành tầng cây gỗ cho từng năm.
Cơng thức tính tổ thành:

NTB =

ni
N

NTB: Số cây trung bình cho các lồi
ni : Tổng số cây của từng loài.
N : Tổng số lồi cây trong ơ tiêu chuẩn.

ni: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn.
Xác định hệ số tổ thành loài i (theo phần 10) : ai =

ni
x10
ni

- Xác định hệ số tổ thành theo chỉ số quan trọng (IV).
Tỉ lệ tổ thành được xác định theo phương pháp của Daniel Marmilod (Vũ
Đình Huề-1984 và Đào Cơng Khanh-1996) [32],[34].
IVi % 

N i %  Gi %
2

IVi%: Chỉ số quan trọng loài i (Important value).
Ni%: Phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của lồi i so với tổng số cây có trong ơ

t/c.
Gi%: Phần trăm tiết diện ngang của lồi i so với tổng tiết diện ngang của các cây
trong ô tiêu chuẩn.
Những lồi cây nào có IV%  5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái
trong quần xã. Mặt khác theo Thái Văn Trừng (1978) [72], trong quần xã, nhóm
lồi cây nào chiếm  50% tổng số cá thể của tầng cây cao được coi là nhóm lồi ưu
thế. Cần tính tổng IV% của những lồi có trị số này 5% từ cao đến thấp đến khi
nào  IV%  50%. Trong cơng thức tổ thành nói chung, đều quy về hệ số 10, không
để ở tỷ lệ % nữa.
Từ kết quả tính được qua từng năm, đối chiếu so sánh các năm sẽ thấy được
động thái tổ thành loài cây qua thời gian.


17

2.3.3.2 Biến đổi phân bố số cây theo cỡ đƣờng kính (N/D).
Để thuận tiện cho việc so sánh sự thay đổi cỡ kính trên các ơ tiêu chuẩn theo
thời gian và giữa các ô tiêu chuẩn với nhau nên cự li tổ được chọn là 4 cm và lấy trị
số giữa tổ để tính tốn. Cỡ kính bắt đầu được tính cho cây gỗ khi cây rừng có D 1.3
đạt 6 cm. Theo đó, trị số giữa tổ sẽ là: 8;12;16 cm...
Từ kết quả xử lý số liệu, lập được phân bố số cây (N) theo các cấp đường kính
(D) và biểu đồ phân bố N/D. So sánh kết quả các năm sẽ thấy sự biến động phân bố
số cây theo đường kính qua các năm.
2.3.3.3 Biến đổi số cây trên ha.
- Biến đổi số lượng cây tái sinh.
Số lượng cây tái sinh được đo đếm từ thời điểm năm 1997 cho đến nay. Cây
tái sinh được phân ra 2 loại, đó là cây tái sinh có triển vọng và số lượng cây tái sinh
chung của cả ô. Cây tái sinh có triển vọng được xác định theo chiều cao của lớp
thảm tươi. Khi cây tái sinh đạt chiều cao tương đương lớp thảm tươi được coi là cây
tái sinh có triển vọng. Thống kê cây tái sinh qua từng năm và so sánh kết quả giữa

các năm sẽ thấy sự biến động qua thời gian. Số lượng cây tái sinh trên mỗi ô tiêu
chuẩn nghiên cứu được qui về đơn vị ha để so sánh:
Nts =

100
 nts
5

Trong đó: + Nts: Số lượng cây tái sinh trên 1 ha
+

n

ts

: tổng số cây tái sinh trên các ô dạng bản trên một ô tiêu

chuẩn.
- Biến đổi mật độ tầng cây cao.
Số lượng cây gỗ ở từng ơ định vị có diện tích 1 ha tại các thời điểm điều tra
được coi là mật độ cây gỗ của các năm đó
2.3.3.4 Biến đổi tổng tiết diện ngang và đƣờng kính bình qn.
Từ giá trị tổng tiết diện ngang và đường kính bình quân ở hai thời điểm, đánh
giá mức độ biến đổi của mỗi chỉ tiêu theo thời gian.
- Tổng tiết diện ngang (G) được tính theo cơng thức:


×