Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 9a trường THCS đông vinh thông hoạt động GD NGLL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.47 KB, 18 trang )

0


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài:
Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc trung học cơ sở cần phải được giáo
dục một số giá trị sống vì Giá trị sống là nền tảng để hình thành Kỹ năng sống
và Kỹ năng sống là công cụ thể hiện Giá trị sống. Giáo dục giá trị sống càng trở
nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của
đất nước.
Chỉ khi nào nhận thức rõ, hiểu rõ về mình, cá nhân đó mới nhận ra được điều
gì chưa phù hợp để hướng đến thay đổi, thích ứng. Trong nền kinh tế tri thức
như hiện nay đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự phát triển để có thể theo kịp với những
thay đổi không ngừng của xã hội. Những câu hỏi dạng như: Mình là ai? Mình
đang ở đâu? Mình muốn gì? Mình sẽ đi đâu?... nếu được hiểu và nhận thức đúng
đắn sẽ giúp các em hiểu được bản chất con người mình và sẽ vững vàng hơn
trước những thay đổi để lựa chọn cho mình những mục tiêu của cuộc đời phù
hợp với năng lực, sở thích của bản thân.
Đặc biệt trong một xã hội bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, các
trang web phản cảm, không lành mạnh hay sự xuống cấp về đạo đức của một số
cá thể trong xã hội đã ảnh hưởng ít nhiều đến suy nghĩ, tư tưởng của học sinh.
Nếu không được trang bị sẵn vốn sống, các em khó có thể ứng phó sao cho tích
cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ dàng bị
sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống.                        
Mặt khác, nếu con người khơng có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững
chắc, dù cho được học nhiều kỹ năng đến đâu, chúng ta sẽ không biết cách sử
dụng nguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi ích cho bản thân và cho xã
hội. Khơng có nền tảng giá trị, chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và
người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình
đồn kết trong mối quan hệ, khơng biết cách thích ứng trước những đổi thay, có


khi cịn tỏ ra tham lam, cao ngạo về kỹ năng, khả năng vốn có của mình.
Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi
những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống,
đơi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. Giá trị
sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Những giá trị sống tích
cực là chiếc neo giúp chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến động của
cuộc đời, có thể sẽ khơng dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được mà khơng cảm
thấy bị thua thiệt, mất mát. 
Giá trị sống là sống với từng giá trị chứ khơng phải chỉ là nói về các giá trị
đó. Cũng như khi dạy học, chúng ta phải quan tâm đến những việc chúng ta làm
chứ không phải quan tâm điều chúng ta nói, phải quan tâm đến tâm trạng của
đối tượng chứ không chỉ quan tâm đến kết quả của hoạt động. Lứa tuổi học sinh
là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham học hỏi,
thích tìm tịi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, cịn thiếu kinh
nghiệm sống, dễ bị lơi kéo, kích động. Các giá trị sống mà thầy cô giáo cũng cần
1


truyền cho học sinh đó là: Yêu thương, Trung thực, Trách nhiệm, Hạnh phúc,
Khiêm tốn, Tơn trọng, Hịa bình, Khoan dung, Đồn kết, Giản dị, Hợp tác, giúp
học sinh có thể tiếp thu những tinh hoa của giá trị sống chủ yếu nhờ những giá
trị này, và có thể sống tốt khi trưởng thành.
Nhằm giúp học sinh có nền tảng tốt để hình thành được những kỹ năng sống ,
địi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động, từ việc trang bị lí thuyết cho
đến thực hành. Trong đó, các hoạt động trải nghiệm mang ý nghĩa hết sức quan
trọng. Đối với các hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, cần phải tiến
hành những công việc hết sức tích cực, đa dạng về hình thức, phải cụ thể, thiết
thực, kiên trì, năng động và sáng tạo trên cở sở phát huy vai trị chủ động của
học sinh, khích lệ và động viên học sinh kịp thời.
Với lý do đó, tơi chọn đề tài “ Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 9A

trường THCS Đông Vinh thông qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”
để nghiên cứu, áp dụng, nhằm giúp học sinh có nền tảng - Giá trị sống tốt để
hình thành được những kỹ năng sống, vững vàng hơn khi rời ghế nhà trường
Trung học cơ sở (THCS), bước vào trường Trung học phổ thông hoặc đi học
nghề để bước vào cuộc sống..
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như những
giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức
đã học về quyền, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
- Xây dựng mơ hình để giáo dục giá trị sống, giúp cho học sinh có tinh thần
và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lý tưởng và hồi bão, ứng xử, hành
động mang tính nhân văn. Nó cịn giúp cho học sinh có ý thức bảo vệ và rèn
luyện cơ thể, không vi phạm tệ nạn xã hội.
- Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh vừa mang tính chiến lược, vừa
mang tính cấp bách, là động cơ cũng là nhiệm vụ của nhà trường nói chung và
của giáo viên chủ nhiệm cũng như của cha mẹ học sinh nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Thanh thiếu niên đang phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Bằng việc nâng
cao nhận thức và đưa các yếu tố trọng yếu của kỹ năng sống vào cuộc sống điều
này sẽ giúp các em nâng cao năng lực để có được những lựa chọn lành mạnh
hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những
thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em. Chính vì vậy, trước khi hình thành
những kỹ năng sống nào đó, người học cần cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống
và sự lựa chọn của các cá nhân ấy đối với các giá trị.
Vậy làm thế nào cho các em có thể lĩnh hội được những giá trị sống tốt đẹp?
Việc rèn luyện hay giáo dục giá trị sống cho học viên không phải ngày một
ngày hai là có thể nhìn thấy được thành quả của nó. Từ việc giúp các em nhận
thức đến việc các em tự ý thức hình thành những giá trị sống thể hiện ra bằng
những hành vi cụ thể là cả một hành trình dài và vơ cùng gian nan mà không
phải học sinh nào cũng dễ dàng đạt đến đích.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
2


- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về giáo dục giá trị
sống cho học sinh THCS, các văn bản chỉ đạo của ngành…
- Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ như các báo cáo tổng kết năm học của trường,
các báo cáo sơ kết lớp, kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh của
những năm học trước.
- Quan sát thực tế việc giáo dục, việc thể hiện bản thân của học sinh.
- Phỏng vấn học sinh trong lớp.
- Nói chuyện với các em học sinh, với cha mẹ học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Giá trị sống là những điều chúng ta cho là quý giá, là có ý nghĩa đối với
cuộc sống mỗi con người phù hợp với chuẩn mực mà chúng ta đang sống. Đó là
một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong
các mối quan hệ giữa con người với con người. Giá trị sống về bản chất là
những qui tắc, chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển
trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận. Giá trị sống có vị trí to lớn trong đời
sống, định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù
hợp với chuẩn mực của xã hội.
Giá trị sống của mỗi cá nhân khơng thể tự nhiên mà có mà nó được hình
thành nhờ vào quá trình tự nhận thức và sự trải nghiệm của mỗi người. Tuy
nhiên giai đoạn quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất là tuổi ngồi trên ghế nhà
trường THCS. Nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội giúp các em hình thành
và phát triển hệ giá trị của con người: Tâm lực, trí lực, thể lực - giá trị học thức,
giá trị sống, giá trị tay nghề và lương tâm nghề, giá trị đóng góp..., giá trị tự
khẳng định mình... Các giá trị sống cần thiết, không thể thiếu đối với lứa tuổi vị
thành niên: Yêu thương, Trung thực, Trách nhiệm, Hạnh phúc, Khiêm tốn, Tơn

trọng, Hịa bình, Khoan dung, Đồn kết, Giản dị, Hợp tác
Học sinh càng sở hữu nhiều các giá trị càng có thiên hướng trở thành nhân
cách hồn thiện, một cơng dân tốt, một nhà quản lí giỏi/một nhà lãnh đạo giỏi
trong tương lai. Ngược lại càng thiếu hụt những giá trị sống càng ít có cơ hội
thành cơng trong cuộc sống. Nhiều nghiên cứu cho thấy học sinh hiện nay thiếu
hụt giá trị sống. Hậu quả là nhiều học sinh có những biểu hiện suy thối về đạo
đức, sống buông thả, bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn hóa,… Cả gia đình và
nhà trường đã xem nhẹ hoặc chưa coi trọng đúng mức giáo dục giá trị sống.
Nhiều học sinh hiện nay có những khoảng trống về giá trị do không được nuôi
dưỡng trong những môi trường giàu cảm xúc tích cực, thiếu sự trải nghiệm thực
tế. Những học sinh đó rất cần được nhà trường, gia đình bù đắp.
Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên
lớp, giáo viên đều phải xây dựng được các mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn
luyện kỹ năng, hình thành thái độ, kỹ năng ứng xử và giải quyết tình huống….
Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên đều nhận thức
3


sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải chạy theo thời gian, phải
chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh
hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học
sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hịa nhập với cuộc sống mà
gốc rễ của nó là việc hình thành các giá trị sống cho các em.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục giá trị sống trong các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp là bước đi đầu tiên góp phần thực hiện thành cơng đề tài.
Bởi vì chỉ khi nắm bắt được tình hình thực tế thì mới có cơ sở để đề ra các kế
hoạch, biện pháp thiết thực, cụ thể để thực hiện.
Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp chủ yếu đó là phương
pháp thống kê, quan sát, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên bộ môn, phụ huynh

học sinh và học sinh. Kết quả cho thấy:
- Trường THCS Đông Vinh là một trường vùng ven, kinh tế hộ gia đình đa
số là thuần nơng, một số hộ kinh tế phụ thuộc vào việc đi làm thuê, làm nghề tự
do ở Thành phố Thanh Hóa có thu nhập khơng ổn định, thậm chí có gia đình bố
mẹ đi làm xa phải để con lại cho ông bà chăm sóc, nên ít quan tâm đến việc học
tập của con em mình.
- Vì là một trường vùng ven nên điều kiện tiếp cận của học sinh với sách
báo, các kênh truyền thơng, mạng internet cịn hạn chế.
- Một bộ phận khơng nhỏ phụ huynh cịn có suy nghĩ “ Trăm sự nhờ các
thầy cô” xem việc giáo dục con em mình phần lớn thuộc trách nhiệm của nhà
trường.
- Học sinh trong lớp về tinh thần và thái độ học tập chưa cao, còn nhiều
học sinh lười học, năm học trước cịn có tình trạng trốn học đi chơi game online,
các em rất dể bị kích động dẫn đến gây gổ đánh nhau.
- Đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về ý thức tự giác, tích cực trong
học tập, chưa có ước mơ hồi bão, định hướng nghề nghiệp trong tương lai còn
rất mơ hồ, kỹ năng diễn đạt trình bày trước đám đơng cịn rất kém, số đông học
sinh ứng xử với nhau chưa thật sự có văn hóa, thiếu lễ độ với thầy cơ giáo, cha
mẹ và người lớn tuổi, chưa có ý thức bảo vệ mơi trường, giữ gìn vệ sinh cơng
cộng, ….
Nói chung việc nhận thức rõ về giá trị sống để có những hành vi đúng đắn của
học sinh trong lớp là chưa được tốt, chưa đạt được những yêu cầu cơ bản nhất
mà một học sinh bậc trung học cơ sở cần phải có mặc dù Nhà trường đã có
những lồng ghép việc giáo dục giá trị sống vào các hoạt động ngoại khóa, ngồi
giờ lên lớp cũng như lồng ghép của giáo viên trong các tiết dạy.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề:
*Trong q trình thực hiện đề tài tơi luôn lưu ý những vấn đề sau:
- Việc giáo dục các giá trị hướng đến sự tôn trọng nhân cách của mỗi người
và mọi người. Việc học tập để có được những giá trị này sẽ đem lại sức khỏe

cho mỗi cá nhân và cả xã hội.
4


- Mỗi học sinh quan tâm về những giá trị đều có khả năng học tập và sáng
tạo một cách tích cực mỗi khi có cơ hội học tập.
 - Nếu học sinh được lớn lên trong một bầu khơng khí lấy các giá trị làm
nền tảng thì chúng sẽ có năng lực học tập và có những chọn lựa mang ý thức xã
hội.
- Tạo ra môi trường mà người học có thể biểu lộ, thể hiện chính họ, cảm
thấy được u thương bởi vì được là chính bản thân mình (tổ chức nhiều hoạt
động để học sinh thể hiện).
- Giáo viên cần hòa đồng với học sinh, lắng nghe những tâm sự của học sinh
để tháo gỡ những vướng mắc, cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, lời nói dịu dàng, thân
mật, gần gũi, tạo khơng khí vui tươi lành mạnh và bổ ích.
- Tơn trọng ý kiến của học sinh (HS), động viên, giúp đỡ, khích lệ, khoan
dung, độ lượng, vị tha, ấm áp, quan tâm, tử tế, khẳng định các phẩm chất tốt đẹp
ở HS. Công bằng với mọi HS, không phân biệt đối xử.
- Cho HS thời gian để HS diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc, để chấp nhận
và xử lí các câu trả lời một cách rõ ràng. Giáo viên lắng nghe hoàn toàn cởi mở.
Dành thời gian để học sinh nhận ra các cảm xúc.
- Ln giữ cho âm điệu, giọng nói trong lớp tuỳ theo tình huống, có lúc
giọng nói mang tính chất quan tâm, phấn khởi, khuyến khích, có lúc rõ ràng,
kiên quyết, nghiêm khắc.
- Làm cho HS cảm thấy phấn khởi về nhiệm vụ của mình.
- Lắng nghe, truyền đạt, giao tiếp, tin tưởng vào khả năng tiếp nhận, tiếp thu
của HS.
- Tạo tình huống học hỏi tích cực để giúp HS học, hiểu và chấp nhận họ.
Nâng cao sự quan tâm và sự tự tin của HS. Khẳng định hành động và thay đổi
tích cực, khuyến khích sự phát triển của HS.

- Giáo viên cần coi lỗi lầm của học sinh là nguồn thông tin, là một phần của
quá trình học tập (khơng nên đánh giá q bi quan về hành vi phạm lỗi…)
- Không được tự cho phép mình làm tổn thương người khác và khơng ai bị
tổn thương (tiết chế cảm xúc và ngôn từ)
- Tỏ ra thơng hiểu trong q trình thảo luận nhằm giúp người học đưa ra các
quyết định tốt hơn (lắng nghe, gợi mở, tán thưởng…), kiên định về các chuẩn
mực cư xử, xử lý một cách cơng bằng trong mọi tình huống… 
- Việc giáo dục giá trị sống cho học sinh, nhất là những giá trị phổ quát
bằng hình thức sinh hoạt tập thể sẽ giúp đạt hiệu quả cao nhất.
 Các phương pháp giáo dục Giá trị sống:
1. Phương pháp nghiên cứu các trường hợp điển hình
2. Phương pháp chơi trị chơi 
3. Phương pháp hoạt động nhóm
4. Phương pháp đóng vai
5. Phương pháp giải quyết vấn đề
6. Phương pháp dự án

5


Theo các chuyên gia về giáo dục, giá trị sống không phải là tri thức được
chuyển tải theo cách thông thường. Thậm chí giáo dục giá trị sống bằng lời
khuyên, sự thuyết giảng đạo đức... thường không đem lại kết quả. Giáo dục giá
trị sống chỉ thực sự hiệu quả khi chính bản thân học sinh được trải nghiệm thực
tế, trải nghiệm cảm xúc,... dẫn đến thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi.
Học sinh THCS ln có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể hiện, luôn
mong muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng
lực, sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó, chính vì thế giá trị sống của
mỗi học sinh được hình thành bởi chính q trình tìm kiếm, khám phá và trải
nghiệm.

Sau đây là một số những phương pháp giáo dục giá trị sống cụ thể mà tôi đã
vận dụng
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu các trường hợp điển hình:
* Mơ tả phương pháp
Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một
tình huống “ thật” để minh chứng một vấn đề hay loạt vấn đề. Vì tình huống này
được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối
phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau.
* Các bước tiến hành
- Đọc ( hoặc xem hoặc nghe) tình huống thực tế.
- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài lĩnh vực đó trước khi thảo luận điều đó với
người khác).
- Đưa ra một hay nhiều câu hỏi hướng dẫn liên quan đến tình huống (trong tài
liệu viết hay từ giáo viên)
- Thảo luận tình huống và liên hệ thực tế.
- Thảo luận vấn đề chung hay các vấn đề được minh chứng bằng thực tế.
* Yêu cầu sư phạm
- Tình huống có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề.
- Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi như: bạn
nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu bạn là nhân vật A? Nhân vật
B? v.v… vấn đề này có thể đã được ngăn chặn như thế nào? Lúc này cần phải
làm gì để hạn chế tính trầm trọng của vấn đề?
Câu chuyện tôi đã đưa ra cho các em khi sử dụng phương pháp này:
(Câu chuyện được thể hiện qua giọng đọc của một học sinh giỏi Văn trong lớp)
Bà cụ buôn bán lỗ suốt 55 năm, nhưng khi mất, hàng nghìn người tiễn biệt
“Bà ơi, bà xúc cho con nhiều thế!”
“Đừng vội, đừng vội. Ăn là phải ăn no. Ăn no là được rồi”.
Thế rồi bà xới cho vị khách trẻ một tô cơm đầy, vài miếng cá, miếng thịt, rau củ
đầy ắp đĩa.
Nhưng tô cơm của bà lại chỉ có giá… 6 nghìn đồng.

Anh thanh niên mắt chữ O miệng chữ A nhìn bà.
Anh thanh niên lớ ngớ đó chính là tơi…
6


Nhưng không chỉ với tôi, cảnh tượng này vẫn diễn ra hàng ngày: Người ta thả
vào trong ống sắt của bà vài nghìn đồng, và bà sẽ cho người ta bữa cơm thịnh
soạn như vậy.
Sẽ có người thắc mắc: “Đồ ăn rẻ như vậy, bà cụ có thể có lãi sao?”
Xin cho bạn biết rằng: “Chắc chắn là khơng thể!”.
Đến vốn cịn chẳng đủ, sao có thể có lãi đây?
Vậy mà hàng cơm nhỏ này cũng đã ở đây 55 năm rồi…
Cũng sẽ có người thắc mắc: “Vậy thì bà cụ này rốt cuộc là ai? Tại sao tuổi đã
cao như vậy rồi mà vẫn cịn làm cơng việc thua lỗ nhiều như thế?”.
Kỳ thực bà khơng phải là nhân vật có tiếng tăm nào cả. Bà chỉ là một người phụ
nữ bình thường, mang trái tim nhân hậu và tâm hồn lương thiện mà thôi.
Hàng tháng, bà phải sống dựa vào tiền trợ cấp của chính phủ. Có những lúc bà
cịn phải đi vay thêm tiền để có thể duy trì qn cơm và để nó ln được mở ra
mỗi ngày.
Năm 16 tuổi, bà lấy chồng và chuyển đến thành phố sống. Khơng lâu sau chồng
bà đi lính, một mình bà chật vật với đứa con thơ nơi thành phố lớn.
Đang lúc khốn khó nhất, khơng có nơi để trú ngụ, bà được một vài công nhân
cưu mang.
Những người công nhân lúc đó cũng chẳng khá giả gì, mỗi ngày làm việc từ
sáng tới tối, vậy mà chỉ kiếm được chút tiền ít ỏi, nhưng vẫn đùm bọc lẫn nhau,
quan tâm mẹ con bà.
Bà kể, lúc đó bà thực sự đã hiểu được thế nào là tình người quý giá. Bà mang
trong tâm ân huệ đối với những người cơng nhân đó.
Chồng bà đi lính trở về, cuộc sống hai vợ chồng trở nên khá hơn. Bà tìm về nơi
những người ân nhân ở để trả ơn, nhưng họ chỉ nói rằng họ sẽ khơng nhận chút

tiền nào của bà cả. Họ hoàn toàn làm việc ấy mà khơng mong tới sự hồi báo.
Từ đó, bà mỗi ngày đều nấu cơm rồi mang tới cho họ. Tất nhiên đều không
nhận tiền mà họ trả.
Thế rồi bà nhận thấy rằng, tất cả những người công nhân ở khu lao động ấy đều
hàng ngày đi sớm về muộn, bữa cơm ăn rất dè sẻn, vừa không được nóng hổi,
lại ăn khơng đủ no. Có những người khơng đủ tiền để kiếm một chỗ ở tử tế.
Vậy là bà chia ngơi nhà của mình ra thêm 7 căn phịng nhỏ, và cho những
người cơng nhân ở miễn phí. Đồng thời, bà mở một sạp cơm nhỏ, mỗi suất cơm
chỉ thu có vài nghìn đồng.
Cho đến tận bây giờ, giá của những suất cơm đó cũng chỉ có vỏn vẹn 6 nghìn
đồng.
Tơi hỏi đùa bà: “Cái ống sắt đựng tiền bà để ở đây, nếu có ai lấy đi thì sao?”
Bà cười bảo rằng chưa ai lấy của bà cả.
Thoáng chốc bà cũng làm công việc này được 55 năm rồi. Càng ngày càng có
nhiều người đến đây ăn, cả những người có điều kiện hơn bà cũng tới mua
mang về, có người chỉ có 2, 3 nghìn, có người khơng có tiền, bà cũng vẫn bán
cơm cho họ như những người khác.

7


Bà thường hay vẫy vẫy tay với họ và bảo: “Này anh, ăn khơng đủ no thì cứ bảo
tơi xới thêm nhé”.
Có người bảo bà bn bán như vậy, thật là ngốc, khơng biết tính tốn!
Bà cũng chỉ cười chẳng nói gì.
Vậy mà bà cũng chỉ coi việc làm của mình vẫn còn nhỏ bé lắm. Bà chỉ mong
mọi người ăn đủ no, có chỗ để che mưa che nắng, bởi vì bà đã từng trải qua
hồn cảnh đó rồi, rất khổ, rất khổ.
Những người cơng nhân ở đó coi bà như người thân của mình. Họ lấy vợ cũng
có bà phụ giúp việc cưới xin, ốm đau cũng có bà chăm sóc.

Việc làm của bà, nếu là một người bình thường thì sẽ khó có thể thấu hiểu được.
Làm việc khơng cần hồi đáp đã đành, bà cịn làm trọn cả một đời người. Họ có
thể khơng hiểu bà, nhưng tất cả đều khâm phục bà.
Bà nói bà muốn giúp đỡ họ một tay thôi. Nhưng người phụ nữ ấy đã giúp tới…
55 năm rồi.
Bà thường dạy cháu gái: “Nếu có cơ hội hãy giúp đỡ người khác. Cơ hội đó là
phúc đức tu mấy đời mới có được đấy cháu ạ”.
Bà coi việc giúp đỡ người là phúc của mình, chứ khơng phải để tích phúc tích
đức.
Đến gần khi nhắm mắt xuôi tay, bà nằm trên giường, trong tâm lúc nào cũng lo
khơng biết những người cơng nhân ăn có đủ no không. Bà mất đi rồi ai sẽ lo
cho họ?
Bà hưởng thọ 96 tuổi. Khi bà ra đi… hơn 2.000 người tới đưa tiễn bà. Những
ơng cụ râu tóc bạc phơ cũng khóc thương tiếc nuối bà. Quan chức địa phương
cũng đến, dâng bà vòng hoa tưởng nhớ. Mọi người đều gọi bà một tiếng: “Má”
– Nghĩa là, tất cả đều coi bà như người mẹ thứ hai của mình”
Cách thức thực hiện:
- Hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi:
+ “ Nếu em ở vị trí của bà cụ, em sẽ làm gì?”
+ “ Nếu em là khách hàng, em sẽ suy nghĩ và hành động thế nào?”
- Yêu cầu học sinh đưa ra lời bàn, hoặc rút ra ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên sử dụng lời bàn, gợi ý thêm về những giá trị sống tâm đắc.
Ở cách thức này, hoạt động của học sinh sau khi nghe câu chuyện quyết định
thành công. Giáo viên, tùy tình huống cụ thể trong lớp, đưa ra một số câu hỏi
khơi gợi học sinh suy nghĩ về những giá trị sống, từ những quan sát, trải nghiệm
thực tế của bản thân và những suy ngẫm của câu chuyện, mỗi học sinh tự rút ra
giá trị của tình yêu thương.
Sau khi thảo luận sôi nổi, các em đã đưa ra được những kết luận sau:
- Cuộc sống là cho và nhận.
- Có thể bạn khơng có năng lực làm thay đổi thế giới… nhưng chỉ một bát cơm

nóng có thể sưởi ấm trái tim mỗi người…
- Chỉ một việc tốt nhưng có thể làm người ta cảm động… mà trở nên tốt hơn.
- Thế giới này, nếu ai cũng muốn hành thiện, ai cũng có thể biết nghĩ cho người
khác, thì chắc chắn nó sẽ thật tươi đẹp!
8


2.3.2. Phương pháp đóng vai
* Mơ tả phương pháp
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ Làm thử” một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng
dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào
một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần
chính của phương pháp này và hơn thế điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau
phần diễn ấy.
Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm như :
- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ
trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.
- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh .
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai
diễn.
* Cách tiến hành
- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và u cầu đóng vai cho từng
nhóm. Trong đó có quy rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét, thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các
nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi xem

thảo luận những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng
minh.
- GV kết luận
* u cầu sư phạm
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục học để cùng chung
sống, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hồn cảnh lớp học.
- Tình huống nên để mở, không cho trước “ Kịch bản”, lời thoại.
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để khơng lạc
đề.
- Khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia.
- Nên có hố trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trị chơi đóng
vai.
Câu chuyện tơi đã đưa ra cho các em khi sử dụng phương pháp này:
Lời nói dối của mẹ
( Được thể hiện qua diễn xuất của các học sinh trong đội văn nghệ của lớp)
Bạn có u mẹ mình khơng? Bạn có biết ai là người yêu thương bạn nhất trên
cuộc đời này và cũng là người đã hi sinh nhiều nhất vì bạn? Hãy cùng nghe câu
chuyện dưới đây để biết có mẹ là một điều tuyệt vời như thế nào!

9


Chuyện bắt đầu từ lúc tơi cịn là một đứa trẻ con nhà nghèo, gia đình chúng tơi
nghèo đến nỗi cơm còn chẳng đủ ăn. Cứ tới bữa, mẹ lại nhường bát cơm vốn đã
chẳng nhiều nhặn gì cho tơi rồi nói “Con ăn đi, mẹ khơng đói”. Trẻ con như tơi
có biết gì đâu, cứ ăn được là ăn chứ nghĩ ngợi gì. Thế là tơi hồn nhiên ăn bát
cơm mẹ nhường mà chẳng hề biết đó là lời nói dối đầu tiên của mẹ…
Tuổi thơ tơi là những tháng ngày ngóng mẹ trở về từ con sơng cạnh nhà. Mẹ
ln thế, hễ cứ có thời gian rảnh là lại tranh thủ ra sông để bắt con cá, con tơm,

cố có bữa tươi cho mấy đứa con. Hơm nào trời thương, thì nhà sẽ có ngay nồi
súp cá nóng hổi. Thế rồi tơi sẽ ngồi xì xụp bát súp thơm lừng, trong lúc mẹ ngồi
cạnh và nhặt nhạnh mấy miếng cá cịn sót lại nơi những khúc xương thừa. Khi
ấy, tôi cũng đã lớn hơn cái thằng bé đã tin rằng mẹ khơng đói trên kia, trơng
thấy cảnh mẹ phải ăn đồ thừa, tôi không vui được…Tôi gắp phần cá của mình
vào trong bát mẹ, muốn mẹ cũng được ngon, muốn mẹ khơng phải khổ nữa,
nhưng mẹ nói nhanh “Mẹ khơng thích ăn cá, con ăn đi”.
Đến tuổi tơi cắp sách tới trường, mẹ lại phải làm việc vất vả gấp đôi, gấp ba để
tôi không thua kém ai, để tôi được học hành đủ đầy, đến nơi đến chốn. Để kiếm
thêm chút tiền lo cho tôi, mẹ đã tới xưởng nhận vỏ hộp diêm về nhà rồi cặm cụi
dán vào mỗi tối. Những đêm mùa đông rét căm, mẹ vẫn miệt mài bên chồng hộp
diêm dưới ánh nến leo lắt trong lúc tơi đã ngủ say. Có một hơm, khi ấy khuya
lắm rồi, tơi tỉnh giấc thì vẫn thấy mẹ ngồi mải miết dán dán, xếp xếp. “Sao mẹ
khơng ngủ đi?”, “Mẹ khơng mệt, con ngủ tiếp đi” – Hình như, đây là lời nói
dối thứ 3 của mẹ.
Tơi sắp phải trải qua một kỳ thi quan trọng. Khi ấy là mùa hè, trời nóng như đổ
lửa, vì lo q mà mẹ đã đứng chờ suốt phía ngồi cho đến khi buổi thi kết thúc.
Trông thấy tôi bước ra, mẹ chạy lại dang đôi tay ôm lấy đứa con trai bé bỏng,
khơng qn đưa tơi bình nước đã chuẩn bị từ trước. Áo mẹ ướt đẫm mồ hôi,
khuôn mặt mẹ cũng lộ rõ mệt mỏi vì đã đứng chờ lâu dưới trời nắng, thế nhưng
khi tơi đưa nước thì mẹ một mực lắc đầu: “Uống đi con, mẹ không khát”.
Thế rồi bố tơi mất vì một cơn bạo bệnh, từ đó trở đi, tấm thân gầy gị của mẹ lại
phải gồng gánh thêm rất nhiều trách nhiệm. Tất cả mọi việc từ bé đến lớn trong
nhà đều một tay mẹ cáng đáng. Mẹ vừa là cha, lại vừa là mẹ, nhưng chẳng bao
giờ tôi thấy mẹ than vãn nửa câu. Nhiều người khun mẹ tơi nên tái hơn, vì có
một người đàn ông trong nhà, mọi việc sẽ được đỡ đần đi rất nhiều. Vậy mà mẹ
tôi vẫn luôn mạnh mẽ: “Em ở vậy được rồi”.
Tôi cứ thế lớn lên dưới sự chở che và bao bọc của mẹ. Cho đến lúc tốt nghiệp và
kiếm được việc làm, tôi đã đề nghị mẹ đừng làm việc nữa, chỉ cần ở nhà nghỉ
ngơi mà thơi. Giờ đã đến lúc tơi có thể chăm sóc được mẹ rồi. Nhưng bà đâu có

nghe, sáng sớm nào bà cũng ra chợ để bán dăm ba thứ rau trồng được trong
vườn. Lần nào tôi đưa cho mẹ ít tiền, bà cũng đều trả lại. “Mẹ khơng thiếu
tiền, con trai!”.
Sau bao nhiêu cố gắng thì tơi cũng được sếp công nhận và thăng chức, tăng
lương. Giờ điều kiện tốt hơn nhiều rồi, tơi quyết đón mẹ lên thành phố để hai mẹ
con ở gần nhau, tôi cũng dễ bề phụng dưỡng. Thêm một lần nữa, bà không chịu
10


xa căn nhà cũ, cũng chỉ vì sợ làm phiền đến con trai … “Mẹ không quen sống
ở thành phố. Ở quê, mẹ quen rồi”.
Thời gian trôi qua, mẹ ngày càng già yếu. Bác sĩ phát hiện bà đã mắc ung thư
và buộc phải vào viện chữa trị. Đáp chuyến bay gấp để về với bà, thật khơng
kìm được lịng thì thấy người phụ nữ héo hon, gầy gị nằm đó giữa bao nhiêu
thứ máy móc, dây nhợ gắn khắp người. Xạ trị đau đớn là vậy, mà mẹ vẫn gượng
cười cho tôi an tâm rồi thều thào: “Đừng lo, mẹ khơng đau đâu”. Đau xót làm
sao, đây là lời nói dối cuối cùng của mẹ! Mẹ tôi ra đi sau khi cơn bạo bệnh
hành hạ, nhưng vẫn mỉm cười nói mẹ chẳng sao để tơi thấy n lịng…”
Tuy thời gian và công sức bỏ ra cho hoạt động này nhiều hơn nhưng hiệu quả đã
thực sự làm tôi bất ngờ vì nó đã lơi cuốn được học sinh, thậm chí đã có em rơi
nước mắt. ( Học sinh đó mất bố do tai nạn làm đá, mẹ tần tảo nuôi 3 chị em ăn
học - nhân vật chị Lê Thị Lâm trong phóng sự “ Xóm Mả Bà” của Đài TH
Thanh Hóa) Và em đã nói rằng: Em thương mẹ em nhiều lắm! Tất cả mọi điều
tốt lành trên thế giới này mẹ đều muốn dành hết cho 3 chị em em. Con lớn lên
rồi cũng không đi hết nổi tình yêu thương của mẹ, vẫn mãi là đứa bé cần mẹ chở
che!
“ Hãy trân quý những tháng ngày mẹ ở bên. Đừng làm mẹ buồn, cũng đừng vô
tâm với điều q giá nhất mình đang có. Vì ngồi kia, biết bao người đang khóc
khi mẹ khơng cịn mẹ ở bên…Bạn sẽ chẳng thể tìm được một ai sẵn sàng yêu
thương, che chở và tha thứ hết mọi lỗi lầm, chỉ mong bạn có thể hạnh phúc đến

suốt đời như mẹ mình đâu!” Đó là những gì tơi muốn truyền đạt tới các em sau
khi đưa ra câu hỏi thảo luận: Nếu là các em thì các em sẽ ứng xử thế nào với
những lời nói dối đó của mẹ?
2.3.3. Phương pháp hoạt động nhóm
* Mơ tả phương pháp
Như bản thân tiêu đề của phương pháp đã ngụ ý thực chất của phương pháp này
là để học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng
rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình
học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để
giải quyết một vấn đề có liên quan đến bài học.
Câu hỏi mà các em bàn bạc có thể là kiểu câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở.
Các nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm đã chứng minh rằng nhờ việc
thảo luận trong nhóm nhỏ mà: Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ
quan, phiến diện, là tăng tính khách quan khoa học, trở nên sâu sắc, bền
vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên
trong nhóm;
- Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau.
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận cho các
nhóm.
- Sẽ thuận lợi hơn nếu mỗi nhóm chọn một trong những thành viên trong
nhóm làm trưởng nhóm. Nhóm trưởng điều khiển dịng thảo luận của nhóm, gọi
tên các thành viên lên phát biểu, chuyển sang câu hỏi khác khi thích hợp đảm
11


bảo rằng mỗi người - bao gồm cả những cá nhân hay xấu hổ hoặc ngại phát biểu
có cơ hội để đóng góp. Đồng thời ở nhiều trường hợp nhưng khơng phải là tất
cả, trong nhóm cịn có người ghi biên bản, sẽ ghi lại những điểm chính của cuộc
thảo luận để trình bày trước cả lớp. Học sinh cần được luân phiên nhau làm
nhóm trưởng, thư ký và luân phiên nhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả

thảo luận.
- Kết quả thảo luận có thể trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, viết hoặc
vẽ trên giấy to,…; có thể do một người thay mặt nhóm trình bày, có thể nhiều
người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau,…
- Trong suốt buổi thảo luận nhóm nhỏ, giáo viên (GV) cần đi vịng quanh các
nhóm và lắng nghe ý kiến học sinh. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu GV xen
lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm. Đối với những đề tài nhạy
cảm thường có những tình huống mà học sinh sẽ cảm thấy bối rối xấu hổ khi
phải nói trước mặt GV, trong trường hợp này GV có thể tránh khơng xen vào
hoạt động của nhóm khi thảo luận.
*Cách thức tổ chức, thực hiện:
- Giáo viên cung cấp những câu chuyện, tổ chức trò chơi cho học sinh trải
nghiệm cảm xúc (nên sử dụng nhạc nền thích hợp tạo cảm xúc)
- Học sinh viết ra những suy nghĩ, hoặc làm việc nhóm trả lời câu hỏi gợi ý
của giáo viên, viết lời bàn, trình bày suy nghĩ của mình.
- Giáo viên tham khảo lời bàn nói thêm về những bài học giá trị. Cũng như
những biện pháp trên biện pháp giáo dục giá trị sống bằng những trải nghiệm
cảm xúc, hoạt động của học sinh, viết lời bàn, thi hùng biện, tranh luận quyết
định thành công của hoạt động giáo dục. Tuy nhiên để giáo dục thành công quan
trọng là giáo viên phải khơi gợi học sinh những cảm xúc chân thành và học sinh
tự bộc lộ.
Thực hiện trò chơi “Nhận diện người bạn thực sự” thơng qua hoạt động nhóm
Câu hỏi thảo luận nhóm: Làm thế nào để nhận diện ra đâu là người bạn bình
thường và đâu là người bạn thực sự ?
- Người bạn bình thường có thể chưa bao giờ trơng thấy bạn khóc, nhưng
người bạn thực sự sẽ luôn là đôi vai cho bạn tựa vào mỗi khi bạn buồn khổ.
- Người bạn bình thường tỏ ra khó chịu khi bạn trễ hẹn, nhưng người bạn thật
sự sẽ lo lắng hỏi xem bạn mắc kẹt chuyện gì.
- Người bạn bình thường lắng nghe những vướng mắc của bạn, nhưng người
bạn thật sự sẽ giúp bạn giải quyết những vướng mắc ấy.

- Người bạn bình thường mang quà đến bữa tiệc sinh nhật của bạn, nhưng
người bạn thật sự sẽ đến sớm để cùng bạn chuẩn bị và thu vén. … Ngồi một số
câu chuyện, tình huống, đã giới thiệu tơi cịn sưu tầm thêm các câu chuyện
trong Q tặng cuộc sống, Hạt giống tâm hồn,…để giáo dục cho các em những
giá trị phổ quát của nhân loại và các giá trị truyền thống của Dân tộc

12


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
- Tinh thần và thái độ học tập của học sinh trong lớp có nâng lên, qua các tiết
học lý thuyết, luyện tập, thí nghiệm thực hành học sinh tự tin hơn, năng động
hơn, mạnh dạng phát biểu ý kiến hơn. Thể hiện qua việc đánh giá sau các tiết
dạy của giáo viên bộ môn và điểm thi đua hàng tuần của lớp được nâng lên từng
bước một cách rõ rệt .
+ 98 % số tiết dạy của giáo viên đánh giá trong Sổ Đầu Bài là: Học sinh học
tập tích cực; Học sinh chú ý học...
+ Điểm thi đua hàng tuần năm học 2015-2016 trung bình là 195 điểm. Học
kỳ I năm 2016-2017 tăng lên trung bình là 235 điểm.
- Các em qua tìm hiểu đã có lối sống lành mạnh, có nhiều kỹ năng bảo vệ bản
thân, năng lực nhận thức và xử lý tình huống, khơng để bạn xấu rủ rê trốn học
chơi game online, nhạy bén với các vấn đề giới.
- Biết hợp tác tốt trong nhóm, có trách nhiệm với bản thân, ý thức về giá trị
bản thân được nâng lên rõ rệt, khơng có học sinh bỏ học.
- Biết biểu lộ sự bao dung, biết quan tâm tới nhu cầu của người khác
- Nhiều học sinh biết cách giải quyết mâu thuẩn và các xung đột phát sinh
trong và ngoài nhà trường một cách hịa bình, làm cho tình trạng các em xích
mích với nhau giảm hẳn. Đặc biệt là các em đã giúp đỡ nhau rất nhiều trong học
tập, lao động, trực tuần.

- Khả năng diễn đạt trước đám đông của một số học sinh trước đây rất nhút
nhát, rụt rè khi phát biểu trong lớp, trong tiết sinh hoạt nay tự tin hơn, dạn dĩ
hơn, đã dám phát biểu nhận xét một cách khá đầy đủ, lưu lốt suy nghĩ của mình
khi được yêu cầu phát biểu ý kiến.
- Việc ứng xử giao tiếp có văn hóa, văn minh lịch sự hơn trước. Trong giờ
chơi, hay trong các hoạt động tập thể rất ít khi nghe các em nói bậy, biết tự
khẳng định và xử sự bình đẳng.
- Qua sơ kết học kỳ I và thời điểm sau tết nguyên đán học sinh trong lớp chấp
hành rất tốt luật giao thông, không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội.
- Chất lượng xếp loại 2 mặt Hạnh kiểm – Học lực đã được cải thiện đáng kể:
Kết quả xếp loại Học lực – Hạnh kiểm
Các thời
HK
HK
HK
HK
HL
HL
HL
HK
điểm đánh
Tốt
Khá
TB
Yêu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
giá

Năm học
15/27 10/27 02/27 0/27 04/27
6/27
15/27 02/27
(55,6%)
(37%)
(7,4%)
(0%)
(14,8%)
(22,2%)
(55,6%)
(7,4%)
2015-2016
HK I năm
17/27 10/27 0/27 0/27 05/27 08/27 14/27
0/27
(63%)
(37%)
(0%)
(0%)
(18,6%)
(29,6%)
(51,8%)
(0%)
học 20162017
Giữa HK II
21/27 06/27 0/27 0/27 05/27 10/27 12/27
0/27
(77,8%) (22,3%) (0%)
(0%) (18,6%) (37%) (44,4%)

(0%)
năm học
2016-2017
13


- 01 Học sinh đạt HSG cấp Thành Phố ( 04 năm học trước khơng có giải nào)
Với sáng kiến này, từ khi tôi chia sẻ với đồng nghiệp trong trường và được áp
dụng rộng rãi thì kết quả giáo dục của nhà trường cũng được cải thiện đáng kể,
học sinh trong trường đã có chuyển biến rất nhiều về nhận thức, đổi mới về
hành vi, về những giá trị sống so với thời điểm chưa tổ chức thực hiện đề tài.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra được
những bài học quí giá để bổ sung kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm
học và có thể áp dụng tốt cho những năm học tới như sau:
- Chủ động trong công việc, nắm bắt kết quả qua các bước thực hiện một cách
nhanh nhất để điều chỉnh kế hoạch đúng lúc, đúng thời điểm.
- Luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong công việc để tăng sự thu hút từ phía học
sinh.
- Phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể trong nhà trường, ban đại diện cha mẹ
học sinh và phụ huynh học sinh.
- Ln lắng nghe ý kiến về những khó khăn của cán bộ lớp, của học sinh để có
tư vấn giúp đỡ khi cần thiết.
- Ln động viên, khuyến khích học sinh đặc biệt là những học sinh chậm tiến
bộ trong rèn luyện và tu dưỡng đồng thời biết phát huy những mặt tích cực trong
mỗi học sinh, giúp các em tự hồn thiện mình.
Như đã trình bày ở phần hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm về những giải
pháp trong đề tài, khả năng ứng dụng rộng rãi rất khả thi. Mơ hình này rất dễ
thực hiện, chỉ u cầu có kế hoạch cụ thể, sự phối hợp chặt chẽ và sự quyết tâm

hoàn thành kế hoạch đề ra, làm cho các em cảm nhận được những giá trị sống
là những chuẩn mực trong một xã hội văn minh. Đó có thể xem là hành trang
hết sức cần thiết cho các em trong cuộc sống, là những vốn sống không thể
thiếu của một người lao động chân chính trong thời kỳ đất nước ta đang hội
nhập với nền kinh tế thế giới, đang tiến hành cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước.
Trước mắt giúp cho các em đổi mới phương pháp, tích cực học tập, có năng
lực tự học và biết tự điều chỉnh hành vi, tự giác chấp hành tốt nội qui nhà
trường.
Bên cạnh đó, mơ hình hoạt động mang tính lâu dài và bền vững, bởi hoạt động
giáo dục giá trị sống cho học sinh trong nhà trường hiện nay là một hoạt động
thiết thực, mang tính chiến lược nhằm xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho
q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Chun đề có được sự thành cơng như trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của
Ban Giám Hiệu trường THCS Đông Vinh và sự phối hợp chặt chẽ giữa người
thực hiện đề tài với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên bộ môn, phụ
huynh học sinh, sự hăng hái tích cực của các học sinh trong lớp. Điều ấy đã tiếp
14


thêm sức mạnh, sự tự tin, chủ động sáng tạo trong cơng việc của người giáo viên
chủ nhiệm, góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục cho học
sinh một cách tồn diện, đóng góp một phần nhỏ để thực hiện thành công nhiệm
vụ của giáo dục nước nhà trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.
Qua thực tế thực hiện nội dung giáo dục giá trị sống thơng qua các hoạt
động giáo dục ngồi giờ lên lớp cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự
nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên cịn có những
hạn chế nhất định. Vì vậy tơi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo
để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị:

Để phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đi
vào chiều sâu, cần thiết nên tạo cho các em có một sân chơi mang tính tập thể,
qua đó các em sẽ được giáo dục giá trị sống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Trên thực tế các nhà trường cũng có thực hiện phong trào này nhưng chưa
mang lại hiệu quả như mong đợi vì chỉ chú trọng vào việc giảng dạy văn hóa
trên lớp mà chưa chú trọng đến việc giáo dục giá trị sống cho học sinh.
Nhằm giúp các trường thực hiện tốt và thường xuyên nhiệm vụ này người viết
đề tài này xin đề nghị với các cấp lãnh đạo cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, phối
hợp với Hội Đồng Đội đưa hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trở
thành một nội dung cơ bản trong chương trình sinh hoạt của Đồn - Đội.
Xem đây là một tiêu chí đánh giá cơ bản của phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” ở các trường.
XÁC NHẬN CUẢ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các câu chuyện trong “ Quà tặng cuộc sống” và “ Hạt giống tâm hồn”.
2. Các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài trên Internet.
3. Modul 36 về “ Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS”.

16



17



×