Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BÁO CÁO KIẾN TẬP NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.32 KB, 30 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XUẤT BẢN

BÁO CÁO KIẾN TẬP

Họ tên sinh viên: Trần Ngọc Quốc Bảo
Lớp: Xuất bản K38A1
Đơn vị kiến tập: Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: T.S Vũ Thùy Dương
Người hướng dẫn: Chuyên viên truyền thông –Phạm Ngọc Lan

Hà Nội - 2021


LỜI CẢM ƠN
Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ và q trình
tồn cầu hóa, hoạt động xuất bản ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Hoạt
động xuất bản vừa là hoạt động văn hoá, tư tưởng, vừa là hoạt động sản xuất
kinh doanh. Các giá trị xã hội chứa đựng trong sách thoả mãn nhu cầu về
nhiều mặt của đời sống xã hội. Sách và các xuất bản phẩm khác là một bộ
phận rất quan trọng, phản ánh đời sống tinh thần, bộ mặt văn hoá của mỗi dân
tộc ở mọi thời đại. Sách truyền bá, bồi dưỡng và nâng cao dân trí, đáp ứng nhu
cầu đời sống tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hoá với các
nước.Sách mang đến cơ hội để tiếp cận nguồn tri thức của nhân loại. Chính vì
vậy việc truyền thơng và mang giá trị của sách đến với cộng đồng là điều mà
mỗi người trong ngành Xuất bản đều trăn trở.
Là sinh viên năm ba của Khoa Xuất bản - Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, em tự nhận thấy trách nhiệm của bản thân là phải ra sức tìm hiểu, nắm
bắt xu hướng mới của thời đại, góp phần nhỏ bé của mình đối với sự phát triển
của toàn ngành Xuất bản. Cũng như tìm hiểu, nghiên cứu ra những điểm mới
mẻ, đột phá mang lại bước nhảy cho hình ảnh của Xuất bản hiện nay. Đợt kiến


tập đã giúp em có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu và tham gia vào q
trình truyền thơng, xây dựng kế hoạch cũng như công tác biên tập, xuất bản tại
bộ phận Truyền thộng Nhà xuất bản Phụ nữ. Dịp kiến tập vừa qua, một mặt tạo
điều kiện cho em hiểu được những công việc xung quanh công tác biên tập,
xuất bản, mặt khác giúp em được trực tiếp tham gia công việc, có điều kiện
thực hành những kiến thức đã được học vào cơng việc. Qua đó, em học hỏi,
tích lũy được thêm nhiều tri thức và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm


quý báu trên phương diện là một chuyên viên truyền thông, một biên tập viên
tại Nhà xuất bản.
Để đạt được những kết quả trên, em xin chân thành cảm ơn trước hết là
Ban lãnh đạo Khoa Xuất bản cùng các giảng viên hướng dẫn trong khoa đã tạo
điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ để em được kiến tập tại Nhà xuất bản. Đặc biệt
là T.S Vũ Thùy Dương- người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong đợt kiến
tập này.
Về phía nhà xuất bản, em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Nhà xuất
bản Phụ nữ Việt Nam, bộ phận Truyền thơng, các phịng biên tập đã tạo cơ hội
và tận tình giúp đỡ em trong quá trình kiến tập. Xin chân thành cảm ơn chị
Trương Ngọc Lan (Trưởng bộ phận Truyền thông) và chị Phạm Ngọc Lan –
người hướng dẫn em tại Nhà xuất bản Phụ nữ, cùng các anh, chị biên tập viên
của Nhà xuất bản đã giúp đỡ em tìm hiểu, tham gia các hoạt động của Ban và
giúp em hoàn thành báo cáo kiến tập này.
Do thời gian và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên trong báo
cáo kiến tập này khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy, cơ đóng góp
ý kiến để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Trần Ngọc Quốc Bảo



NỘI DUNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠI NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ VIỆT NAM
PHẨN 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ XUẤT BẢN
1. Khái quát chung
Tên đầy đủ: Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam
Tên tiếng Anh: Vietnam Women’s Publishing Houses.
Địa chỉ trụ sở: 39 Hàng Chuối, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (024) 39710717
Email:
Website: www.nxbphunu.com.vn
Được thành lập từ 10/1957, có thể nói Nhà xuất bản Phụ nữ (Nay Nhà xuất
bản Phụ nữ Việt Nam) dã đượcchứng kiến, dồng hành cùng những thăng trầm,
những mốc lịch sử quan trọng và bậc nhất của đất nước.

Logo Nhà xuất bản
Thời kỳ 1957
Là giai đoạn đầu

Phụ nữ Việt Nam
đến 1975:
khởi nghiệp của Nhà

xuất bản Phụ nữ với

vơ vàn những khó

khăn và thách thức.


Khi đó, số cán bộ biện

tập và nghiêp vụ cịn rất ít. Ban đầu chỉ có ba, bốn người, nhưng các cán bộ
của Nhà xuất bản Phụ nữ đều không ngại khó khăn, gian khổ, ln hết lịng
cống hiến. Vì vậy, tuy nhân lực còn mỏng, bộ máy tổ chức chưa ổn định.


Nhưng trong thời kỳ đó, mỗi năm, Nhà xuất bản đã xuất bản được hàng
chục đầu sách với số lượng lên tới hàng vạn bản với dề tài chủ yếu là giáo dục
truyền thống, tuyên truyền điển hình tiên tiến, giáo dục gia đình, tổ chức đời
sống…phục vụ tích cực cho phong trào phụ nữ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Thời kỳ 1975 đến 1985:
Là thời kỳ đất nước đã thống nhất, tuy nhiên cơ chế chính sách vẫn cịn
bao cấp. Nhà xuất bản Phụ nữ đã được bao cấp về phân bổ chỉ tiêu mua giấy in
và tiêu thụ sách thông qua hệ thống phát hành của Nhà nước, tuy nhiên vẫn
phải tự lo vốn sản xuất, quỹ lương…Tuy cơ sở vật chất có thiếu thốn, vốn sản
xuất ít, lực lượng cán bộ mỏng…Nhưng Nhà xuất bản với sự cố gắng lớn, vẫn
hoàn thành tốt kế hoạch xuất bản 50 đầu sách các loại.
Ngay sau ngày giải phóng miền Nam, Nhà xuất bản đã nhanh chóng tiếp
cận với bạn đọc phụ nữ ở phía Nam, thiết lập chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh
nhằm mở rộng địa bàn hoạt động Xuất bản.
Cơ cấu đề tài và hình thức sách của Nhà xuất bản Phụ nữ cũng được bổ
sung phong phú hơn để bắt nhịp với khơng khí sơi động của một đất nước vừa
thoát khỏi sự chia cắt, đang trên đà phát triển.
Thời kỳ 1986 đến nay:
Là thời kỳ đất nước dã hoàn thành việc chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp
sang nền kinh tế thị trường. Nhà xuất bản Phụ nữ cũng như toàn ngành xuất
bản đứng trước cơ hội đầy hứa hẹn nhưng cũng không tránh khỏi những khó
khăn, thách thức trong q trình thích ứng để tồn tại và phát triển trong nền

kinh tế cạnh tranh gay gắt.
Nhà xuất bản luôn bám sát những định hướng lớn của Ban Tư tưởng – Văn
hóa Trung ương và Bộ Văn hóa- Thơng tin về hoạt động xuất bản, phương
hướng và chương trình hoạt động của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Yêu cầu


của phong trào phụ nữ để vận dụng xây dựng và thực hiện kế hoạch xuất bản
ngắn hạn, dài hạn đồng thời chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, nhất
là cán bộ biên tập. Đảm bảo các tiêu chuẩn nhà nước quy định cho các chức
danh và ngạch bậc.
Trong những năm qua, sách chính trị - xã hội, sách cẩm nang tra cứu, sách
bổ trợ kiến thức. sách giáo dục gia đình, nữ cơng gia chánh, chăm sóc sức
khỏe, sách văn học và đặc biệt là dịng sách đang phát triển dành cho thiếu
nhi...của Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam đều hướng theo năm tiêu chí cơ bản
đó là: Sắc thái riêng của giới nữ, chất lượng kiến thức và độ chính xác, phạm
vi đề tài, chất lượng mỹ thuật, hiệu quả tài chính.
Nhà xuất bản Phụ nữ không chỉ đặc biệt quan tâm đến chất lượng sách, mà
cịn coi trọng việc cải tiến hình thức, kỹ thuật in, trình bày sách để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của độc giả.
Tính đến nay, Nhà xuất bản Phụ nữ đã xuất bản trên 11.000 đầu sách các
loại với số lượng nhiều triệu bản, có nội dung lành mạnh, thiết thực, bổ ích,
góp phần tích cực trong việc nâng cao hiểu biết của bạn đọc.
Trải qua bề dày lịch sử, Nhà xuất bản Phụ Nữ đã tạo được cho mình một
chỗ đứng với dấu ấn riêng trong lòng bạn đọc cả nước.
Nhiều cuốn sách của Nhà xuất bản có giá trị cao, đã được tái bản nhiều lần,
đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các
Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam, Hội Nhà văn Hà
Nội, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
2. Vị trí, chức năng



Nhà xuất bản Phụ nữ là cơ quan thông tin, tuyên truyền, giáo dục của Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đồng thời là tiếng nói khẳng định vai trị của
người phụ nữ, đặc biệt là trong xã hội hiện đại. Nhà xuất bản luôn bám sát
những định hướng lớn của Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương và Bộ Văn
hóa – Thơng tin về hoạt động xuất bản, phương hướng và chương trình hoạt
động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, yêu cầu của phong trào phụ nữ để
vận dụng xây dựng và thực hiện các kế hoạch xuất bản ngắn hạn, dài hạn,
đồng thời còn đặc biệt quan tâm đến việc cải tiến hình thức, kỹ thuật in, trình
bày sách để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của độc giả.
Hiện nay, Nhà xuất bản Phụ nữ đã trở thành một trong những đơn vị xuất
bản được độc giả yêu thích nhất với nhiều tác phẩm văn học thuộc nhiều thể
loại, mà một trong những thế mạnh của nhà xuất bản Phụ Nữ phải kể đến dòng
sách dành cho phụ nữ và trẻ em: nuôi dạy con, nữ cơng gia chánh, chăm sóc
sức khỏe, sắc đẹp hay những cuốn sách hỏi – đáp về luật bình đẳng giới, hơn
nhân, gia đình…
3. Nhiệm vụ, quyền hạn
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam có nhiệm vụ thơng tin, tun truyền, giới
thiệu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cơng tác phụ nữ
và bình đẳng giới. Đồng thời phổ biến tri thức, mở rộng và nâng cao nhận
thức, năng lực cho phụ nữ và cộng đồng; phát triển văn hóa đọc; thực hiện
trách nhiệm xã hội để rút ngắn khoảng cách chênh lệch trong việc tiếp cận tri
thức của phụ nữ và trẻ em gái ở các vùng miền cịn nhiều khó khăn.
Cụ thể:
1. Xuất

bản sách và văn hóa phẩm theo đúng tơn chỉ, mục đích và đối tượng phục

vụ của Nhà xuất bản:
- Sách, tài liệu chính trị, pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em.

- Sách kiến thức phổ thơng về khoa học - công nghệ, kinh tế.


- Sách văn hóa - xã hội, nghệ thuật; văn học.
- Sách thiếu niên, nhi đồng.
- Từ điển học ngoại ngữ.
- Sách nghiệp vụ, giáo trình; tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác đào
tạo của các trường thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
2. In

ấn sách, báo, văn hóa phẩm, các tài liệu pháp luật cho phép và làm các dịch

vụ liên quan đến in ấn.
3. Phát

hành sách, văn hóa phẩm và các sản phẩm khác được pháp luật cho phép.

4. Xây

dựng đề án; tổ chức sự kiện và các hoạt động truyền thông về Nhà xuất

bản Phụ nữ Việt Nam; phối hợp với các Ban, đơn vị thực hiện các hoạt động
truyền thông về Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
5. Xuất

nhập khẩu sách, báo, văn hóa phẩm, giấy, vật tư ngành in và các tài liệu

pháp luật cho phép.
6. Thực


hiện quản lý tài sản, tài chính, bộ máy, cán bộ, biên chế, chính sách đối

với cán bộ theo Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định
Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập Nghị định 43/NĐ-CP ngày
25/6/2006 của Chính phủ Quy định Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập và theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị
sự nghiệp cơng lập Chính phủ ban hành ngày 14/2/2015).
7. Thực

hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thường trực Đoàn Chủ

tịch và Thủ trưởng cơ quan.
4. Cơ cấu tổ chức
Từ năm 1957 đến nay, Nhà xuất bản Phụ nữ đã trải qua nhiều giai đoạn
trưởng thành và phát triển, với nhiều thay đổi trong bộ máy tổ chức và nhân


sự. Cho tới nay, sự thành công của Nhà xuất bản Phụ nữ là nhờ có sự thống
nhất giữa 10 phòng, ban và bộ phận:
- Ban Giám đốc
+ Bà Khúc Thị Hoa Phượng – Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Phụ
nữ
+ Ơng Trần Việt Anh – Phó Giám đốc Nhà xuất bản Phụ nữ
+ Bà Hoàng Thúy Quỳnh – Phó Giám đốc Nhà xuất bản Phụ nữ
- Phịng Biên tập sách Văn học Việt Nam, sách chính trị - cơng tác Hội
- Phịng Biên tập sách Văn học nước ngồi
- Phịng Biên tập sách Khoa học Giáo dục và Đời sống
- Phòng Biên tập sách Thiếu nhi

- Phòng Kế hoạch - sản xuất
- Phòng Phát hành
- Phòng Kế tốn - Tài vụ
- Phịng Tổ chức – Hành chính
- Bộ phận Bản quyền
- Bộ phận Truyền thông và Quan hệ công chúng (PR)
- Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Nhà in Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
5. Các mảng sách chủ yếu
Nhà xuất bản Phụ nữ là một nhà xuất bản chuyên về các dòng sách về Phụ
nữ và trẻ em. Chính vì vậy xuất bản phẩm đến Nhà xuất bản cũng mang đặc
trưng là những dịng sách có chủ đề về phụ nữ, gia đình, sức khỏe, cẩm nang,
tâm lý, ngoài ra hiện nay Nhà xuất bản còn phát triển thêm những dòng sách
mới về thiếu nhi, ngoại ngữ, văn học... Hiện nay, các mảng sách Nhà xuất bản
đang phục vụ hiệu quả là:
- Sách chính trị- Cơng tác xã hội


- Sách Lịch sử - Văn hóa
- Sách Văn học
- Sách Mang thai – Sinh nở;
- Sách Nuôi dạy con;
- Sách Nữ công gia chánh;
- Sách Sức khỏe – Khoa học thường thức;
- Sách Thiếu nhi – Tuổi teen;
- Sách Tâm lý – Kỹ năng;
- Sách Khoa học – Kỹ thuật;
- Sách Ngoại ngữ - Du học;
- Sách Tình yêu – Hôn nhân.
Hằng năm, Nhà xuất bản Phụ nữ xuất bản trên 600 đầu sách với 2 triệu bản

in, hơn 20 loại văn hóa phẩm.
6. Mục tiêu của Nhà xuất bản
Nhà xuất bản Phụ nữ phấn đấu nâng cao chất lượng toàn diện các xuất bản
phẩm, ổn định sản lượng các xuất bản phẩm hằng năm, phấn đấu có nhiều sách
hay sách đẹp, sách cung cấp tri thức, hiểu biết và mang đến nhiều giá trị hơn
cho đối tượng Phụ nữ và trẻ em, xây dựng Nhà xuất bản Phụ nữ trở thành một
Nhà xuất bản có tầm cỡ trong nước.
7. Tình cảm bạn đọc đối với Nhà xuất bản Phụ nữ
Trong số trên 20.000 đầu sách đã được NXB Phụ nữ phát hành có rất nhiều
sách được bạn đọc yêu thích, đánh giá cao và tái bản nhiều lần như: Những nữ
anh hùng miền Nam, Một lòng với Đảng, Ngọc càng mài càng sáng, Sổ tay nội
trợ, Sổ tay người mẹ trẻ, Những tấm lòng cao cả, Thuốc hay tay đảm, Nuôi


con mau lớn, Chăm sóc sức khỏe gia đình, Ni con trong năm đầu, 99 điều
nên biết về thai nghén và sinh đẻ, Sổ tay thường thức về giới tính, Món ăn Việt
Nam, Thực đơn bốn tuần cho gia đình hiện đại, Mùa lá rụng trong vườn, Trịnh
Công Sơn rơi lệ ru người, Hồ Qúy Ly, Chuyện kể mỗi ngày, Tình sử Angiêlic,
Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Hai số phận, Linh Sơn, Con đường giải
phóng, Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, Tuyển văn tác giả nữ Việt Nam,
Tuyển thơ tác giả nữ Việt Nam, Từ điển bách khoa phụ nữ Việt Nam…
NXB Phụ nữ cũng mang đến cho bạn đọc nhiều tác phẩm được giải thưởng
của Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học
Nghệ thuật Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt
Nam, Hội Nhà văn Hà Nội về sáng tác và dịch thuật:
+ Mùa lá rụng trong vườn – Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (1985)
+ Gienny Ghéc Hác – Tiểu thuyết Mỹ (Nguyên Tâm dịch, 1985)
+ Kẻ đi ở, Khát chữ – Tiểu thuyết của Đào Quang Thép (1998)
+ Gót sen ba tấc – Tiểu thuyết Phùng Ký Tài (Phạm Tú Châu dịch, 1998)
+ Hồ Qúy Ly – Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (2000)

+ Ngồi một chỗ thấy ngoài ngàn dặm – Tập truyện của Triệu Bôn (2001)
+ Đèn vàng – Tiểu thuyết của Trần Chiến (2002)
+ Quỷ thành – Tác phẩm của Giả Bình Ao (Lê Bầu dịch, 2003)
+ Đàn hương hình – Tiểu thuyết của Mạc Ngơn (Trần Đình Hiến dịch,
2003);
+ Giàn thiêu – Tiểu thuyết của Võ Thị Hảo (2003)
+ Gia đình bé mọn – Tiểu thuyết của Dạ Ngân (2005)
+ Một mình khâu những lặng im – Tập thơ của Hoàng Việt Hằng (2005)
+ Mẫu thượng ngàn – Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (2006)
+ Thần thoại Hy Lạp – Nguyễn Văn Khỏa (2006)


+ Xuân Từ Chiều – Tiểu thuyết của Y Ban (2008)
+ Những thói thường – Nguyễn Văn Bình (2008)
+ Vệt trăng và cánh cửa – Tập thơ của Hoàng Việt Hằng (2008)
+ Trẻ em trong ngọn lửa chiến tranh – Tác phẩm của Chihiro Iwazaki (Nhật
Bản), Đoàn Ngọc Cảnh dịch (2008)
+ Một mình một ngựa – Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (2009)
+ Qùa của chúa – Tiểu thuyết của Dorota Terakowska (Ba Lan), Lê Bá Thự
dịch (2009)
+ Hội thề – Tiểu thuyết của Nguyễn Quang Thân (2009)
+ Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm – Tản văn của Y Phương
(2009)
+ Những người rót biển vào chai – Tác phẩm của Vân Long (2009)
+ Biết đâu địa ngục thiên đường – Tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Phê
(2009)
+ Một bàn tay thì đầy – Tiểu thuyết của Hồng Việt Hằng (2010)
+ Tám triều vua Lý (4 tập) – Tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải (2010)
+ Chợ Hà Nội xưa và nay – Đỗ Thị Hảo chủ biên (2010)
+ Ẩm thực Thăng Long – Hà Nội – Đỗ Thị Hảo chủ biên (2010)

+ Đội gạo lên chùa – Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (2011)
Các tác phẩm đạt giải Nobel và các giải thưởng quốc gia hàng năm của
Anh, Pháp, Trung Quốc… cũng được NXB cung cấp rất kịp thời cho bạn đọc
cả nước
+ Linh Sơn của Cao Hành Kiện
+ Ruồng bỏ, Cuộc sống và thời đại của Michael K của J.M.Coetzee
+ Máy bay tiêm kích Zero của Pascal Roze
+ Chúa trời của những điều vụn vặt của Arthur Uppield…
Đặc biệt, trong những năm gần đây, NXB đã đạt được những thành tích:


- Giải thưởng Sách Quốc Gia 2019 ( Giải B cuốn sách “Một điểm tinh hoa –
Thơ văn nữ sĩ Đồn Thị Điểm”)
- Giải thưởng tồn quốc về thơng tin đối ngoại lần thứ 6 (Giải nhì cuốn
sách “Con đã về nhà - ký họa cách ly Dịch Covid 19”)
- Giải thưởng sách Quốc gia 2020 (Giải C cuốn sách “Được học”)
- Giải thưởng Sách hay Hạng mục Sáng tác (cuốn sách Từ Dụ thái hậu” (2
tập)
- Giải thưởng sách hay Hạng mục Giáo dục ( cuốn sách “Giáo dục VN học
gì từ Nhật Bản”)
- Giải A cuộc thi tiểu thuyết 5 năm của Hội nhà văn Việt Nam với bộ tiểu
thuyết “Từ Dụ thái hậu” (2 tập) và tiểu thuyết “Và khép rồi lại mở” (Giải C)
- Giải thưởng Văn học dịch năm 2020 của Hội nhà văn Việt Nam cuốn “Lời
nguyện cầu Chernobyl”
8. Thành tích:
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng:
+ Huân chương Độc lập hạng Ba (Quyết định số 04 KT/CTN ngày 10 tháng
10 năm 1997)
+ Huân chương Độc lập Hạng Nhì (Quyết định số 1237/2007/QĐ – CTN
ngày 01 tháng 11 năm 2007)

– Huân chương Độc lập hạng Nhất (Quyết định số 1705/QĐ – CTN ngày
22 tháng 10 năm 2012).
9. Hoạt động khác

Trong quá trình phát triển Nhà xuất bản Phụ nữ khơng ngừng mở rộng và
có quan hệ hợp tác xuất bản với một số cơ quan, tổ chức quốc tế: Cơ quan


Hợp tác Văn hóa và Kỹ thuật của cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp
(ACCT), Đại sứ quán nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, Cơ quan Hợp tác và
Phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA), Viện nghiên cứu Văn hóa Hàn Quốc,
Viện dịch thuật Văn học Hàn Quốc, Viện Goethe, Trung tâm Văn hóa Pháp
(Le’s Epace), v.v nhằm trao đổi tri thức, nâng cao năng lực cho phụ nữ và trẻ
em; đồng thời Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam cũng là cầu nối dịch và giới
thiệu sách của nhiều nước trên thế giới góp phần giới thiệu tinh hoa văn hóa,
văn học của thế giới vào Việt Nam… Các hoạt động đối ngoại và giao dịch
bản quyền của Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Namđã góp phần phát triển sự hiểu
biết giữa các nền văn hóa nói chung, phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam nói
riêng trong tiến trình hội nhập cùng thế giới; làm giàu vốn tri thức thế giới cho
độc giả Việt Nam.
Ngoài ra, trong nhiều năm qua Nhà xuất bản chủ động thực hiện trách
nhiệm xã hội: phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; tặng sách cho các cấp
Hội phụ nữ vùng sâu, vùng xa; tặng sách cho bộ đội Trường Sa, bộ đội biên
phòng và các thư viện huyện, xã đảo khó khăn (như thư viện Cơn Đảo) từ
nguồn vốn tự có và sách đặt hàng của Nhà nước.
Năm 2012 cũng là năm khởi nguồn Hội sách đặc biệt mà Nhà xuất bản Phụ
nữ Việt Nam kết hợp cùng Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Trẻ tổ chức,
tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam: Hội sách Mùa Xuân, Hội sách Mùa Thu. Sau
vài năm triển khai, Hội sách Mùa Xuân, Hội sách Mùa Thu của ba nhà xuất
bản đã trở thành một địa chỉ lý tưởng của văn hóa đọc. Dù ngày càng có nhiều

hội sách diễn ra khắp cả nước, thì độc giả Thủ Đơ vẫn ln đợi chờ Hội sách ở
Bảo tàng Phụ nữ, bởi ở đó, họ thực sự được đắm mình trong khơng gian của
những người yêu sách.



PHẦN 2: KẾT QUẢ KIẾN TẬP NGHIỆP VỤ
1.

Vài nét về địa điểm kiến tập – Bộ phận Truyền thông – Bản quyền

Nhà xuất bản Phụ nữ
Bộ phận Truyền thông – Bản quyền Nhà xuất bản Phụ nữ hiện nay có 04
thành viên, cơ cấu bao gồm: 01 Trưởng bộ phận – Chị Trương Ngọc Lan và 01
Chuyên viên truyền thông chị Phạm Ngọc Lan. 02 Chuyên viên phụ trách vấn
đề bản quyền – Chị Nguyễn Phương Quỳnh và chị Nguyễn Hà Ly.
Bộ phận Truyền thông Nhà xuất bản Phụ nữ được xem như “cầu nối” để
đưa những cuốn sách, ấn phẩm của Nhà xuất bản được tiếp cận gần hơn với
bạn đọc. Nếu như các phòng biên tập tại Nhà xuất bản Phụ nữ được xem với
vai trò là “trái tim” và “bà đỡ” của những tác phẩm ra đời. Thì bộ phận Truyền
thơng Nhà xuất bản Phụ nữ lại đóng vai trị là “đại diện thương hiệu” cho Nhà
xuất bản. Mang trong mình sứ mệnh và nhiệt huyết để mang đến những tác
phẩm hay, xuất sắc đến với bạn đọc trong và ngoài nước.
Nhà xuất bản Phụ nữ đã phát triển tự chủ tài chính. Tuy nhiên vì nằm trong
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHPNVN) nên Nhà xuất bản Phụ nữ vẫn
mang những đặc thù riêng. Đối với q trình truyền thơng thì Nhà xuất bản
Phụ nữ cần phải trao chút và chú ý hơn trong các khâu biên tập về hình thức
cũng như từ ngữ thể hiện khi sử dụng truyền thông. Với các chủ đề liên quan
đến chính trị và chiến tranh, mặt truyền thơng phải giữ vững được mặt lý luận
tư tưởng của mình. Ngoài ra vẫn thể hiện được sự trung lập, khách quan về các

vấn đề truyền thông tại Nhà xuất bản. Với đặc thù nằm trong HLHPNVN nên
Nhà xuất bản Phụ nữ khá đặc thù nửa là sự nghiệp có cơng nửa kinh doanh.


Các hoạt động chú yếu của bộ phận Truyền thông Nhà xuất bản chính là
truyền thơng cho các cuốn sách, ấn phẩm trên các phương tiện truyền thông
như Webstie, Fanpage của Nhà xuất bản. Lên kế hoạch, chiến lược truyền
thông cho từng cuốn sách, phát triển cộng đồng những người u thích sách
của Nhà xuất bản Phụ nữ. Ngồi ra bộ phận Truyền thơng của NXB cịn
chun trách tổ chức các sự kiện về ra mắt sách, sự kiện hội sách liên quan,
cũng như các vấn đề về giới thiệu, tiếp thị sách đến các đơn vị. Một số chương
trình chủ yếu của bộ phận Truyền thông Nhà xuất bản Phụ nữ được kể đến như
chuỗi sự kiện Khuyến đọc tại các tỉnh thành, công tác thực tế và giới thiệu
sách tại các địa phương, cuộc thi viết review sách mùa Covy hoặc các chương
trình giảm giá, hội sách có liên quan…
Có thể thấy, vai trị của Bộ phận Truyền thông tại Nhà xuất bản Phụ nữ
không phải là một vai trị nhỏ, có thể xem là tiếng nói đại diện và độ phủ song
của Nhà xuất bản trong thời đại công nghệ và sự phát triển của Truyền thông
hiện nay. Dù bộ phận Truyền thơng tại NXB cịn hạn chế vè mặt nhân lực.
Nhưng với kỹ năng và kinh nghiệm của mình, đã mang đến sự phát triển tích
cực và sự tiếp cận, đón nhận đơng đảo của độc giả. Rất nhiều độc giả cảm thấy
thú vị với những Content và hình thức truyền thơng tại Nhà xuất bản Phụ nữ.
Các buổi ra mắt sách tại Nhà xuất bản Phụ nữ cũng mang lại nhiều sự quan
tâm của không chị độc giả, giới chun mơn mà cịn có các đơn vị Báo, Đài
đưa tin tích cực.
Chị Trương Ngọc Lan – Trưởng bộ phận Truyền thơng là người nhiệt tình,
ln tích cực tìm hiểu và đổi mới. Chị đã đưa ra những kế hoạch phù hợp, kịp
thời giúp cho các đầu sách tại Nhà xuất bản được tiếp cận nhanh chóng, hiệu
quả đến vói bạn đọc. Từ đó giúp cho bạn đọc có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn
về các hoạt động của Nhà xuất bản. Cũng như giá trị những cuốn sách mà Nhà



xuất bản mong muốn mang đến cho người đọc. Những ngày đầu tiên tại Nhà
xuất bản, được chị Lan hướng dẫn về cách phân loại các đầu sách, tìm hiểu về
các mảng sách tại Nhà xuất bản. Học hỏi các kinh nghiệm từ chị để có thể tích
lũy được kinh nghiệm truyền thông tốt cho những cuốn sách và gặt hái được
thành công. Cách lên kế hoạch, xây dựng nội dung truyền thơng và q trình
triển khai là một may mắn của em.
Chị Phạm Ngọc Lan là người hướng dẫn trực tiếp em trong những ngày
kiến tập tại Nhà xuất bản Phụ nữ. Là một chuyên viên Truyền thông tại Nhà
xuất bản. Tuy tuổi đời còn khá trẻ, nhưng chị Ngọc Lan lại có nhiều kinh
nghiệm trong vấn đề truyền thơng. Chị ln tích cực để đổi mới truyền thơng
tại Nhà xuất bản. Đưa ra những đóng góp mới, sáng tạo để Truyền thông của
Nhà xuất bản ngày càng hiệu quả và thu hút hơn. Với tâm thế là một người trẻ,
chị Ngọc Lan đã mang đến nhiều điều mới mẻ, gần gũi hơn về xu hướng
truyền thông dành cho Nhà xuất bản Phụ nữ. Từ đó sẽ thu hút và tạo được tình
cảm với bạn đọc khi tìm hiểu về các ấn phẩm của Nhà xuất bản.
Ngoài về vấn đề Truyền thơng, thì vấn đề Bản quyền cũng là một trong
những nội dung quan trọng tại Nhà xuất bản đang chú trọng đến.Vì có nhiều
bản thảo phải mua bản quyền nước ngoài. Việc làm việc tác quyền và mua bản
quyền trực tiếp với các tác giả là điều hết sức cần thiết.Chính vì vậy bộ phận
bản quyền được tích ghép cùng với bộ phận Truyền thông để làm việc hiệu
quả. Phối hợp trong vấn đề đưa ra chiến lược Truyền thơng và trao đổi với các
tác giả nước ngồi.
Có thể nói rằng, sau gần một tháng làm việc tại bộ phận Truyền thông Nhà
xuất bản Phụ nữ, bên cạnh những sự tận tình giúp đỡ, thăm hỏi của các chị
biên tập viên, sự giúp đỡ tận tình từ lãnh đạo đến các cán bộ tại đây. Em cảm


thấy rất vinh dự và biết ơn vì đã học tập thêm được nhiều điều thú vị. Cũng

như rút ra cho mình những bài học vỡ lịng về ngành Xuất bản, q trình biên
tập, truyền thơng cho một ấn phẩm xuất bản ra đời, đánh giá được toàn diện về
mặt tích cực và hạn chế của Nhà xuất bản hiện tại và mong muốn phát triển,
đóng góp trong tương lai.
2. Kết quả hoạt động nghiệp vụ
Trong thời gian kiến tập tại bộ phận Truyền thông, Nhà xuất bản Phụ nữ, vì
thời gian kiến tập khá ngắn, bên cạnh đó tình hình dịch bệnh nên các vấn đề
Truyền thơng vẫn cịn hạn chế, không thể tổ chức các sự kiện truyền thơng.
Nên cơng việc tiếp cận của có phần hạn chế, nhưng vẫn đảm bảo về nghiệp vụ:
Hoàn thành việc giới thiệu các đầu sách Giáo dục giới tính
Đây là cơng việc đầu tiên của em tại Nhà xuất bản Phụ nữ. Sau quá trình
a)

tìm hiểu, đọc sách loại sách. Phân loại các mục thì em đã hồn thành q trình
phân loại các đầu sách Giáo dục giới tính tại Nhà xuất bản Phụ nữ.
Nhà xuất bản Phụ nữ là một trong những Nhà xuất bản chú trọng đến vấn
đề giáo dục giới tính cho trẻ. Chính vì tơn chỉ và mục đích phát triển của Nhà
xuất bản mà sách Giáo dục giới tính ln được Nhà xuất bản quan tâm và chú
trọng.
Cơng việc phân loại, chú thích và giới thiệu sơ lược về các đầu mục sách
giáo dục giới tính tại Nhà xuất bản Phụ nữ giúp em hiểu ra tầm quan trọng của
việc định hướng, giáo dục nhận thức về giới tính cho trẻ từ rất sớm.
Những cuốn sách giáo dục giới tính của Nhà xuất bản Phụ nữ rất đa dạng
về độ tuổi. Việc phân loại giúp cho các đơn vị khi tiếp nhận bản giới thiệu
phân loại hiểu rõ được sách nằm trong độ tuổi nào và phù hợp với đối tượng
nào.


Sách giáo dục giới tính tại Nhà xuất bản Phụ nữ được chia làm 2 đối tượng
sách là đối tượng trẻ em và phụ huynh/giáo viên chính vì vậy việc phân loại sẽ

giúp cho các phụ huynh/giáo viên và trẻ em có cái nhìn tồn diện hơn về việc
giáo dục giới tính cho trẻ. Từ đó có những phương pháp và cách tiếp cận sinh
động, phù hợp hơn với vấn đề cịn khá mới mẻ và nhạy cảm này.
Cơng việc phân loại không chỉ đơn thuần là tạo bảng mà còn giúp cho các
đơn vị tiếp nhận bảng giới thiệu có thể hình dung cụ thể về từng cuốn sách để
lựa chọn ra những cuốn sách phù hợp với đối tượng, cũng như hiểu rõ hơn về
giá trị của những cuốn sách mang lại.
b)

Hoàn thành tổng hợp giới thiệu cho các đầu sách mầm non phát

triển đạo đức – kỹ năng và đầu sách nhận biết.
Bản tổng hợp các đầu sách thiếu nhi về phát triển đạo đức – kỹ năng để các
đơn vị tiếp nhận giới thiệu sách có thể hình dung cụ thể rõ ràng hơn về những
giá trị nội dung cuốn sách mang lại.
Ngồi ra cịn nhận biết về độ tuổi để có thể sử dụng cuốn sách mà Nhà xuất
bản Phụ nữ muốn giới thiệu đến. Từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp để có
thể lựa chọn những đầu sách cho đơn vị của mình. Phục vụ cho nhu cầu tìm
hiểu và đọc của các độc giả.
Quá trình tổng hợp sách dựa trên việc đọc sách, nghiên cứu, và viết lời giới
thiệu cho các cuốn sách. Đưa ra những nét tổng quan cho từng cuốn sách hay
bộ sách nói chung.
Các cuốn sách sau khi lựa chọn và phân loại phải được tạo lập thành một
bảng giới thiệu hoản chỉnh có đầy đủ các mặt thông tin cũng như nội dung giới
thiệu cuốn sách để đảm bảo việc tiếp nhận rõ ràng, cụ thể và minh bạch cho
từng cuốn sách.


Đây được xem là quá trình tiếp thị cho tứng cuốn sách để đạt được hiệu quả
truyền thông và thu hút được sự quan tâm. Mời chào các đầu sách đến với các

đơn vị trực thuộc, có liên quan đến đối tượng đầu sách của mình như các thư
viện cơng cộng, các trường học, học viện,…
c) Tham gia lên ý tưởng, xây dựng nội dung truyền thông cho bộ sách
“Vỡ lịng về khoa học” và cuốn sách “Phịng thí nghiệm của bố”
Được tham gia xây dựng nội dung và lên ý tưởng thực hiện truyền thông
trên Fanpage cho bộ sách “Vỡ lịng về khoa học” và “Phịng thí nghiệm của
bố”.
Các nội dung đã đề xuất và xây dựng như:
Phần 1: Các nội dung truyền thông tổng quát
-

Những cuốn sách Khám phá Khoa học - Kỹ thuật cùng bé: Nội dung là list ra
những cuốn sách khám phá về khoa học dành cho các bé. Nêu những điểm nổi
bật của bộ sách này. Vì sao nên chọn những cuốn sách này dành cho con của

-

bạn.
Mua sách gì cho con ở khi Stay at home: Đưa ra lời khuyên lựa chọn những

-

cuốn sách dành cho các em khi phải học Online ở nhà vì dịch bệnh.
Biến căn nhà của bạn trở thành “phịng thí nghiệm” dành cho con: Điểm đặc
biệt của cuốn sách THE DAD LAB và điều bố mẹ có thể ứng dụng cùng con

-

cái học tập và vui chơi ngay tại nhà.
Khám phá sự say mê Khoa học cùng con - Giới thiệu bộ sách Vỡ lòng khoa


-

học - để khám phá những tiềm năng bên trong con.
Những món quà ý nghĩa dành tặng cho con nhân ngày Quốc tế thiếu nhi: Một
số đầu sách hay dành cho thiếu nhi tại NXB Phụ nữ.
Phần 2: Nội dung truyền thông chi tiết

-

Chuyên mục: Thí nghiệm cùng con


Trích dẫn các thí nghiệm từ cuốn sách bằng Infographic để thu hút sự quan
tâm. Chuyên mục này sẽ rơi vào 2 - 4- 6 - Chủ nhật. Mỗi ngày sẽ là một thí
nghiệm vui để bố mẹ có thể thực hiện cùng con khi ở nhà.
Mục đích: Giúp bé u thích khám phá khoa học, giúp cha mẹ có thể khám
phá được tiềm năng của con, gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Cùng con vui
-

chơi bổ ích và kích thích sự sáng tạo.
Chuyên mục Video: Úm bla mở ra kỳ thú
Xây dựng dựa trên nguyên tác của cuốn sách, là một phịng thí nghiệm mà
ở đó. Có bố hoặc mẹ sẽ trợ giúp các em bé làm những thí nghiệm từ cuốn sách
The Dad Lab của mình.
Chun mục video này nếu có thể thực hiện thì nên 1 - 2 số 1 tuần. Xây

-

dựng đơn giản, trực quan để bé và phụ huynh đều có thể xem được.

Chuyên mục: Mở ra thế giới Khoa học
Mỗi một content sẽ là một nội dung từ 9 bộ sách đó. Tập trung tóm gọn và
thể hiện trực quan nội dung của từng cuốn sách. Về những vấn đề thú vị của

-

cuốn sách mang lại.
Nhà Khoa học nhí:
Quay 1 Video giới thiệu về bộ sách - Nhân vật chính là một em bé trong vai
nhà Khoa học (Nếu được sẽ lên Kịch bản cụ thể).
Phần 3: Xây dựng nội dung truyền thông riêng rẻ.

-

Lý do tại sao phụ huynh nên chọn cuốn sách The Dad Lab dành cho con.
Dành thời gian nhiều hơn để hiểu con muốn gì thơng qua cuốn sách The Dad

-

Lab.
Học cùng con với bộ sách Khoa học Vỡ lòng.


Đã xây dựng 1 số nội dụng trên Fanpage đính kèm theo file Báo cáo.


PHẦN 3: CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Vì tham gia kiến tập trong thời gian diễn ra dịch bệnh. Chúng em vẫn cố
gắng tham gia đầy đủ các phần sinh hoạt nhỏ của nhà xuất bản, cùng các chị
trao đổi các vấn đề liên quan đến biên tập và nghiệp vu. Được các anh chị

hướng dẫn, trao đổi về quá trình làm nghề. Cũng như chia sẻ những câu
chuyện liên quan đến xuất bản. Mặc dù tham gia vào bộ phận Truyền thơng
nhưng em cũng được các chị ở phịng biên tập ưu ái, hướng dẫn các vấn đề
biên tập. Được hỗ trợ về bản thảo để có thể thực hiện thao tác biên tập bản
thảo phù hợp với định hướng nghề. Được các chị hướng dẫn về quá trình làm
việc, trao đổi với tác giả cũng như các vấn đề khi gia công, biên tập cho một
cuốn sách ra đời.
Bản thân em cịn được tìm hiểu các đầu sách tại Nhà xuất bản thơng qua
việc tìm hiểu, trao đổi với các anh chị tại Phòng phát hành của Nhà xuất bản.
Được các anh chị chia sẻ hướng dẫn cụ thể về các đầu sách trong Nhà xuất
bản.
Được tìm hiểu về quá trình phát hành, in ấn và vận chuyển sách của Nhà
xuất bản đến với các đơn vị đặt hàng. Tìm hiểu về quy trình để vận chuyển
sách


PHẦN 4: KINH NGHIỆM BẢN THÂN
1. Kinh nghiệm về phong cách làm việc
- Cần rèn luyện khả năng tập trung cao độ, tính tỉ mỉ, cẩn thận khi làm việc.
- Cần chủ động hơn trong việc trao đổi công việc với các anh chị, cô chú
trong nhà xuất bản.
- Cần tiếp xúc nhiều hơn với bản thảo, rèn luyện kỹ năng đọc, kỹ năng viết
nhận xét bản thảo.
- Cần chủ động tự học hỏi, có chí tiến thủ, cầu tiến.
- Biết quan tâm tới những người xung quanh, giúp đỡ mọi người trong mọi
việc.
- Cần trau dồi thêm kiến thức, đặc biệt là những mảng kiến thức vốn đang
là thế mạnh thì cần biến nó thành vũ khí sắc bén của bản thân.
- Thường xuyên theo dõi và nắm bắt những yêu cầu của thị trường, thị hiếu
của bạn đọc.

- Cần chú ý thái độ hợp tác, phong thái ứng xử lễ độ, niềm nở với mọi
người xung quanh.
- Làm việc hợp lý, biết cần bằng giữa công việc và giải trí để đầu óc bớt
căng thẳng, có khả năng nhanh chóng tái tạo năng lực làm việc.
- Q trình truyền thông phải nghiên cứu về đối tượng và thực hiện các
thao tác tiếp cận, nghiên cứu thị trường, xu hướng để mang đến truyền quá
tỉnh truyền thông hiệu quả.
- Tôn trọng bản thảo, tôn trọng tác giả. Mỗi dấu sửa bài đều phải là thật kỹ
lưỡng và chỉn chu. Không được đọc bản thảo qua loa, thiếu sự kiên nhẫn.
Khơng bỏ qua cho bất kỳ thiếu sót nào. Tuy nhiên phải dùng sự trung lập của
mình để nhìn nhận bản thảo. Không nên mang quá nhiều yếu tố cá nhân vào
bản thảo của tác giả.
- Chăm chỉ đọc sách hơn nữa để thêm yêu nghề, yêu sách.
- Khi biên tập bản thảo cần linh hoạt, không dập khuôn, máy móc.


×