Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

GIAO AN 5 T20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.91 KB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 20 Thứ 2 / 14/ 1/ 2013 Tập đọc. THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ ( Theo Đại Việt Sử Kí Toàn Thư ). I. MỤC TIÊU :. - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện : Thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, thượng phụ. - Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 SGK 16 ) II. đồ dùng dạy học:. Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK . III. Các hoạt động dạy học:. A.KiÓm tra bµi cò: - 4 HS đọc ph©n vai bài “ Người công dân số một ”- trả lời các c©u hỏi của bài. B.Bài mới : 1) Giới thiệu bài: Thái sư Trần Thủ Độ là người có công lớn trong việc sáng lập ra nhà Trần. Ông còn là một tấm gương cư xử gương mẫu, nghiêm minh. Bài học hôm nay giúp em hiểu được điều đó . 2) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : a) Luyện đọc : - HS đọc lời giới thiệu nhân vật. - 1 HS đọc toàn bài . Có thể chia thành 3 đoạn: + Đoạn 1 : Từ đầu đến ông mới tha cho. + Đoạn 2 : Từ Một lần khác đến nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho. + Đoạn 3: Phần còn lại . - HS luyện đọc để hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài. - GV đọc toàn bài . b)Tìm hiểu bài : GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm từng đoạn của bài.  Đoạn 1: - HS đọc đoạn văn. GV giúp HS hiểu từ được chú giải cuối bài sửa lỗi về phát âm cho các em. - HS đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi: Câu 1: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ? ( Khi có người xin chức câu đương , TTĐ đã đồng ý , nhưng yêu cầu chặt chân...) Câu 2: Theo em vì sao Trần Thủ Độ làm như vậy ? ( Trần Thủ Độ muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước) - HS đọc lại đoạn văn. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn. - Từng cặp HS luyện đọc..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.  Đoạn 2: - 1 HS đọc đoạn 2. - GV kết hợp sửa lỗi phát âm , giúp HS hiểu nghĩa các từ khó : thềm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành . - HS đọc thầm đoạn này và trả lời câu hỏi Câu 3: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao ? ( Ông không trách móc mà còn thưởng cho vàng bạc.) - Theo em ông xử lí như vậy là có ý gì ? ( Ông khuyến khích những người làm theo phép nước.) - HS đọc lại đoạn 2 theo cách phân vai.  Đoạn 3: - 1 HS đọc đoạn 3: GV kết hợp giúp HS giải nghĩa các từ khó: chầu vua, chuyên quyền, hạ thần, tâu rằng . - HS trả lời câu hỏi: Câu 4: Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ? ( Trần Thủ Độ đã nhận lỗi và xin ban thëng cho viên quan dám nói thẳng) Câu 5: Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? ( Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước.) - HS đọc đoạn 3 theo cách phân vai. C) HS nối tiếp nhau thi đọc diễn cảm theo vai. 3. Củng cố , dặn dò : - Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì ? - HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. - Nhận xét tiết học - Dặn: về nhà kể lại câu chuyện cho người thân ----------  ---------Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:. Giúp HS : - Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó. - Hoàn thành các bài tập 1 b,c ; 2 ; 3a ; và luyện thêm các bài còn lại ở SGK 99. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. A. KiÓm tra bµi cò :. 2 HS lên bảng, lớp làm bài theo dãy : - Tính chu vi của hình tròn biết bán kính của nó là 5,2 m - Biết 2/3 đường kính của hình tròn là 9,6 m . Tính chu vi của hình tròn đó . + Muốn tính chu vi hình tròn ta làm như thế nào ?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Lớp nhận xét bài làm của bạn. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Luyện tập: Bài 1:. + Vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn. + Củng cố kĩ năng nhân các số thập phân. - HS đọc yêu cầu của bài và tự làm bài. - HS đọc kết quả: a) Chu vi của hình tròn là: 9 x 2 x 3,14 = 56.52 (cm) b) Chu vi của hình tròn là: 4,4 x 2 x 3,14 = 5,66 (dm) c) Chu vi của hình tròn là:. 2. 1 2. x 2 x 3,14 = 15,7 (cm). - GV nhận xét, kết luận Bài 2:. + Luyện tập tính đường kính hoặc bán kính hình tròn khi biết chu vi của nó. + Củng cố kĩ năng tìm thừa số chưa biết của một tích. + Củng cố kĩ năng làm tính chia các số thập phân. - GV yêu cầu HS đọc đề toán : . Đã biết chu vi của hình tròn em làm thế nào để tính được đường kính của hình tròn ? . Đã biết chu vi của hình tròn em làm thế nào để tính được bán kính của hình tròn ? - HS làm bài vào vở, 2 em lên làm bảng lớp . - GV chữa bài . * C = 15,7m vậy d = 15,7 : 3,14 = 5 (m) C = 18,84dm vậy r = 18,84 : 2 : 3,14 = 3 dm. Bài 3:. Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn khi biết đường kính của nó. - HS đọc bài và làm bài : a) Chu vi của bánh xe đạp đó là: 0,65 x 3,14 = 2,041 (m) b) Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng là: 2,041 x 10 = 20,41 (m) Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 100 vòng là: 2,041 x 100= 204,1 (m) Đáp số: a) 2,041 m b) 20,41 m ; 204,1 m Bài 4: HS lần lượt thực hiện các thao tác sau: Tính chu vi hình tròn: 6 x 3,14 = 18,84 (cm) Tính nữa chu vi hình tròn: 18,84 : 2 = 9,42 (cm) Tính chu vi hình H: 9,42 + 6 = 15,42 9cm) 3 .Hướng dẫn về nhà : Về nhà chuẩn bị tiết sau học bài diện tích hình tròn. Luyện lại các bài tập..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ----------  ----------. Chính tả. NGHE VIẾT: CÁNH CAM LẠC MẸ.. I. MỤC TIÊU :ỤC. - Nghe - viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ. - Luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu r /d /gi hoặc âm chính o / ô. - Làm được BT2 a / b.. ii. §å dïng d¹y häc:. Vở bài tập tiếng việt III. Các hoạt động dạy học:. A.Bµi cò: - 2 HS lên bảng, lớp vở nháp: giã giò, giấy nháp, rành rẽ, dây chão. B.Bài mới : 1.Giới thiệu bài : 2. Các hoạt động: a) Hướng dẫn HS nghe - viết : * Tìm hiểu nội dung của bài thơ. - 1HS đọc bài chính tả Cánh cam lạc mẹ. - Chú cánh cam rơi vào hoàn cảnh như thế nào ? ( Chú bị lạc mẹ, tìm hoài mà không thấy .) - Những con vật nào đã giúp cánh cam ? ( Bọ dừa, cào cào, xén tóc.) - Bài thơ cho em biết điều gì ? ( Cánh cam tuy lạc mẹ nhưng được sự che chở, yêu thương của đồng loại.) * Hướng dẫn nghe - viết. - HS đọc thầm đoạn văn , chú ý từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai. - Nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ. b.)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài 2: 2a. - HS đọc thầm nội dung bài tập. - Lớp làm vào vở bài tập. - 1 HS làm bảng phụ. - 2 HS đọc lại câu chuyện vui. - Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào ? ( Anh chàng ngốc nghếch vừa ích kỉ không hiểu ra rằng: nếu thuyền chìm thì bản thân anh ta cũng chìm và chết .) 2 Củng cố , dặn dò : - Nhận xét tiết học - Dặn HS ghi nhớ để không viết sai lỗi chính tả những từ ngữ đã ôn luyện. ----------  ---------Đạo đức. LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH. I. môc tiªu. HS biết: - Các em cần phải biÕt yêu quê hương..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình. - Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương. - Biết được vì sao cần phải yêu quí quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương. II. Các hoạt động dạy học. 1.Bài cũ: -1 em lên hát hoặc đọc bài thơ nói về tình yêu quê hương. 2. Bài mới : Hoạt động 1 : Thế nào là yêu quê hương * Mục tiêu : HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương. * Cách tiến hành: Bài 1: - HS làm bài tập số 1, trao đổi nhãm 2 thống nhất câu trả lời . - GV lần lượt nêu từng ý , HS dùng thẻ để bày tỏ ý kiến của mình. HS giải thích lý do mình đồng ý. Không đồng ý, phân vân. - GV nhận xét. - HS nhắc lại những việc làm thể hiện tình yêu với quê hương. GV chốt lại: Chúng ta yêu quê hương bằng cách làm cho quê hương tốt đẹp hơn. Do đó cần tham gia, ủng hộ các hoạt động xây dựng quê hương. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ Bài 2: * Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp đối với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương. * Cách tiến hành: GV nêu từng ý kiến trong bài, HS bày tỏ thái độ, HS giải thích lý do, HS khác nhận xét. - HS làm vào phiếu học tập: Tán thành Không tán thành Phân vân 1, 3, 5, 8, 9,10 2, 4, 6, 7 - Ngoài những ý kiến trong bài học, chúng ta cần có những biểu hiện gì để thể hiện tình yêu thực sự đối với quê hương ? Hoạt động 3: Xử lý tình huống Bài 3: * Mục tiêu: HS biết xử lý một số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương. * Cách tiến hành: GV yêu cầu HS thảo luận để xử ký tình huống. - Theo từng tình huống, đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. GV kết luận: + Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách. + Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm. Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Mục tiêu: Củng cố bài * Cách tiến hành: - HS trình bày kết quả sưu tầm được về các cảnh đẹp, phong tục tập quán, danh nhân của quê hương và các bài thơ, bài hát, điệu múa ... đã chuẩn bị. - Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát... 3.Củng cố, dặn dò. HS thể hiện tình yêu quê hương bằng việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng của mình. Chuẩn bị bài Uỷ ban nhân dân xã ( phường ) em. --------    ---------. Thứ 3 / 15/ 1 / 2013 Toán. DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN. I. MỤC TIÊU:. Giúp HS : - Nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn. - Biết vận dụng để tính diện tích hình tròn. Hoàn thành các bài tập 1a,b ; 2a,b ; 3. Luyện thêm phần bài tập còn lại trang 99. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:. A. Bµi cò: - 2 HS làm bảng lớp, Ở lớp làm bài theo dãy. + Biết chu vi của hình tròn là 7,636 dm. Tính đường kính của hình tròn đó. + Biết ¾ bán kính của một hình tròn là 12,9 m. Tính chu vi của hình tròn đó. - Gv nhận xét bài làm của hS. Ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn. * GV giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn: - Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14. Công thức: S = r x r x 3,14 - HS tập vận dụng công thức tính diện tích của hình tròn có bán kính là 2 dm. 2. Thực hành. Bài 1: - HS đọc đề bài . - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào ? - HS tự làm, HS đọc kết quả: a) S = 3,14 ( cm2 ) b) S = 0,5024 (dm 2) c) S = 1,1304 (m 2) - GV nhận xét, kết luận. Bài 2: Tương tự bài 1. - Đã có đường kính hình tròn, muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào ? ( Ta lấy đường kính chia cho 2 để tìm bán kính, sau đó vận dụng công thức để tính diện tích hình tròn ) - HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm lần lượt. - Chữa bài. a) Bán kính hình tròn là: 12 : 2 = 6 (cm).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Diện tích hình tròn là: 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2) b) Bán kính hình tròn là: 7,2 : 2 = 3,6 (dm) Diện tích hình tròn là: 3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944 (dm2) Bài 3: HS vận dụng công thức tính diện tích hình tròn để tính diện tích của mặt bàn. 3. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà chuẩn bị tiết sau luyện tập. - Nhắc lại cách tính chu vi và diện tích hình tròn. Luyện tập lại các bài tập ----------  ---------Luyện từ và câu. MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN. I. MỤC TIÊU :. - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân - Hiểu nghĩa của từ công dân ( BT1 ) ; xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2 ; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh ( BT3,4 ). - HS khá, giỏi làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - Vở bài tập tiếng việt. - PhiÕu häc tËp khæ lín. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. A. Bµi cò: - Thế nào là câu ghép? - 2 HS đứng tại chç đọc đoạn văn tả ngoại hình một người bạn của em trong đó có sử dụng ít nhất một câu ghép. + C©u ghÐp trong ®o¹n v¨n lµ c©u nµo ? + Các vế trong câu ghép đợc nối với nhau bằng cách nào ? - HS nhËn xÐt bµi lµm cña b¹n. GV ghi ®iÓm. B. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : 2) Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: ( Tr 18 ) - HS đọc bài tập – nêu yêu cầu . - HS làm việc độc lập . - HS phát biểu ý kiến. cả lớp và Gv nhận xét GV chốt lại lời giải đúng: Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. Nêu đúng nghĩa của từ công dân Bài 2: - HS đọc nội dung và yêu cầu bài. - HS làm việc theo nhóm 4, thảo luận viết kết quả làm bài vào vở bài tập. - Đại diện 1 nhóm làm trong phiếu lớn. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV chốt lại ý kiến đúng. Công có nghĩa là Công có nghĩa là Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung” “Không thiên vị” “Thợ, khéo tay” Công dân, công cộng, công Công bằng, công lý, Công nhân, công nghiệp chúng công minh, công tâm.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Vì sao em xếp từ công dân, công cộng, công chúng vào một cột ? Bài 3: - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - GV giúp HS hiểu nghiã của những từ ngữ HS chưa hiểu. - HS phát biểu, GV kết luận. Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân - HS đặt câu với những từ trên. Bài 4: - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. GV hướng dẫn HS làm: Muốn trả lời được câu hỏi các em thử thay thế từ công dân trong câu bằng các từ đồng nghĩa rồi đọc lại xem câu văn có phù hợp không. - HS tự làm và trao đổi với bạn bên cạnh. - HS phát biểu ý kiến. GV kết luận: Không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa với nó trong câu này, vì từ công dân trong câu này có nghĩa là người dân của một nước độc lập trái nghĩa với từ nô lệ... 3. Củng cố , dặn dò : - Nhận xét tiết học - Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân mới học để sử dụng đúng. ----------  ---------Khoa học. SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC I. MỤC TIÊU: HS nắm và nêu được -Một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng. II. CHUẨN BỊ : - Hình trang 78, 79, 80, 81 SGK. - Phiếu học tập, các dụng cụ và vật liệu cần cho thí nghiệm đơn giản. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. A.Bài cũ: - Thế nào là sự biến đổi hóa học ? - So sánh sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động: Hoạt động 3: VAI TRÒ CỦA NHIỆT TRONG BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC. * Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm 4. - HS tiếp nối nhau đọc thí nghiệm cho cả lớp nghe. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu trong SGK trang 80. + HS viết và gửi thư cho nhóm bạn..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + HS đọc bức thư mà nhóm mình nhận được. (Không đọc được) + Em hãy dự đoán xem muốn đọc được bức thư này, người nhận thư phải làm như thế nào ? ( Phải hơ trên ngọn nến ) + HS thực hiện. Bước 2: Làm việc cả lớp - Các nhóm đọc nội dung bức thư. Các nhóm bạn xác nhận nội dung thư. - Khi hơ bức thư lên ngọn lửa thì có hiện tượng gì xảy ra ? ( ...giấm viết khô đi và dòng chữ hiện ra) - Điều kiện gì làm giấm khô trên giấy ? Đó có phải là sự biến đổi hóa học ? (là do nhiệt của ngọn nến đang cháy) - Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra khi nào ? ( Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra khi có sự tác động của nhiệt)  GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt. Hoạt động 4: VAI TRÒ CỦA ÁNH SÁNG TRONG BIẾN ĐỔI HÓA HỌC. * Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm 2 GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình - HS đọc thí nghiệm 1, 2 trang 80 thảo luận trả lời câu hỏi: + Hiện tượng gì xảy ra ? + Giải thích hiện tượng đó. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập. - Các nhóm khác bổ sung. - Qua 2 thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì về sự biến đổi hóa học ? (Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới sự tác dụng của ánh sáng.)  Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hóa học. Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt độ. 3. Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị đọc trước bài sau: Năng lượng. ----------  ---------Kể chuyện. KỂ CHUYỆN ĐÃ NHE – ĐÃ ĐỌC. I. MỤC TIÊU:. + Rèn kĩ năng nói. - HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. + Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Sách báo, truyện đọc lớp 5 viết về các tấm gương sống, làm việc theo nếp sống văn minh. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. A. Bµi cũ: 2 HS nối tiếp kể chuyện Chiếc đồng hồ. - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? B. Bài mới : 1.Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS kể chuyện : a) Tìm hiểu đề: - Một HS đọc đề bài. * Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh ? - HS đọc phần gợi ý . - HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình điịnh kể. * GV yêu cầu HS đọc kĩ phần 2. GV ghi tiêu chí đánh giá lên bảng . b) Kể chuyện trong nhóm : - HS kể chuyện theo cặp. - HS trao đổi vói nhau về ý nghĩa của câu chuyện. c) HS thi kể chuyện trước lớp. - HS thi kể trước lớp. Khi HS kể, GV ghi nhanh tên HS, tên câu chuyện, việc làm của nhân vật chính trong truyện, ý nghĩa truyện vào từng cột trên bảng. - HS kể xong, nói điều có thể rút ra từ câu chuyện. - HS nhận xét bạn kể truyện theo các tiêu chí đã nêu. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn đặt câu hỏi thú vị nhất. 4. Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét tiết học; khen ngợi biểu dương HS tiến bộ, cố gắng. - Dặn HS đọc trước bài và gợi ý của tiết kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia tiết tới. ----------  ---------Thứ 4 / 16 / 1 / 2013 Tập đọc NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG (Theo Phạm Khải ) I. MỤC TIÊU:. - Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng. - Hiểu các từ ngữ trong bài : Tài trợ ; đồn điền ; tổ chức ; đồng Đông Dương. - Nắm được nội dung chính của bài văn: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng ( Trả lời được các câu hỏi 1,2 -20 ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. Ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiên phóng to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. A. Bài cũ : - 2 HS đọc lại bài Thái sư Trần Thủ Độ và trả lời các câu hỏi về bài đọc trong SGK..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> B. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : - HS quan s¸t ch©n dung cña nhµ t s¶n §ç §×nh ThiÖn và giới thiệu . 2) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : * Luyện đọc : - Hai HS khá , giỏi tiếp nối nhau đọc toàn bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài: Bài có thể chia thành 4 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu.... Hòa Bình. Đoạn 2: Tiếp .... 24 đồng hồ. Đoạn 3: Tiếp ... phụ trách quỹ. Đoạn 4: Còn lại. + GV kết hợp luyện đọc từ khó: sửng sốt, màu mỡ, trợ giúp... + Khi HS đọc, GV hướng dẫn các em hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Tài trợ, đồn điền, tổ chức, đồng Đông Dương, tay hòm chìa khoá, Tuần Lễ Vàng, Quỹ độc lập. - HS luyện đọc theo cặp - 2 em đọc lại cả bài - GV đọc diễn cảm bài văn: Giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ngợi ca, kính trọng. * Tìm hiểu bài : GV tổ chức cho các nhóm HS đọc, trao đổi về nội dung trích đoạn văn theo hệ thống câu hỏi SGK. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng. Câu 1: Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kỳ: a. Trước cách mạng ( Ông ủng hộ quỹ 3 vạn đồng) b. Khi cách mạng thành công. (Ông ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng, góp vào quỹ Độc lập TƯ 10 vạn đồng đông dương) c. Trong kháng chiến. (Gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hµng trăm tấn thóc) d. Sau khi hoà bình lập lại. (Ông hiến toàn bộ đồn điền Chi nê màu mỡ cho Nhà nước) Câu 2: Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì ? ( ...cho thấy ông là một cồn dân yêu nước, có tấm lòng đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản lớn cho Cách mạng...) Câu 3: Từ câu chuyện này, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước ? ( + Công dân phải có trách nhiệm đối với đất nước + Người công dân phải biết đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc) - Em hãy nêu ý nghĩa của bài: (: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng) c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - 4 HS đọc lại bài văn..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2, 3. + GV đọc mẫu đoạn văn. * Chú ý các từ ngữ : nhiệt thành, trợ giúp to lớn, 3 vạn đồng, xúc động, sửng sốt, 24 đồng, lớn hơn nhiều, 64 lạng vàng, 10 vạn đồng. + HS luyện đọc diễn cảm cùng bạn bên cạnh. - HS thi đọc diễn cảm : 4 Em . 3. Củng cố , dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc. ----------  ---------Toán. LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU:. Giúp HS: - Biết tính diện tích hình tròn khi biết : + Bán kính của hình tròn + Chu vi của hình tròn. - Hoàn thành các BT1,2 – 100 và luyện thêm bài 3. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. A.Bài cũ: - 2 HS làm bảng lớp, cả líp làm vở nháp: + Tính diện tích của hình tròn có bán kính là 12, 4 m. + Tính diện tích của hình tròn có đường kính là 24,8m. - HS nhận xét bài làm của bạn. Gv ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: - HS đọc đề bài . - HS tự làm bài vào vở. - HS đọc kết quả: a) Diện tích hình tròn là: 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm 2) b) Diện tích hình tròn là: 0,35 x 0,35 x 3,14 = 0,38465 (dm2) - GV nhận xét, kết luận Bài 2: - Tính diện tích hình tròn khi biết chu vi của nó. - Từ chu vi tính bán kính hình tròn. - Vận dụng công thức để tính diện tích của hình tròn. - Củng cố kĩ năng tìm thừa số chưa biết, dạng r x 2 x 3,14 = 6,28 - Củng cố kĩ năng làm tính chứa các số thập phân. + HS đọc yêu cầu của bài: . Để tính được diện tích của hình tròn em cần biết được những yếu tố nào của hình tròn ?. 0,7m. 03m.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> (Cần biết bán kính cuả hình tròn) . Vậy chúng ta phải giải bài toán này như thế nào ? (Lấy chu vi của hình tròn chia cho 3,14 để tìm đường kÝnh Sau đó chia đường kính cho 2 để tìm bán kính của hình tròn. Sau đó ta tính diện tích của hình tròn) - HS tự giải bài vào vở, 1 HS lên bảng. Bài 3: - HS đọc kỹ bài toán. - HS làm. - GV chữa bài , nhận xét. Bài giải: Diện tích của hình nhỏ (miệng giếng) là: 0,7 x 0,7 x 3,14 = 1,5386 (m2) Bán kính của hình tròn lớn là: 0,7 + 0,3 = 1 (m) Diện tích của hình tròn lớn là: 1 x 1 x 3,14 = 3,14 (m2) Diện tích thành giếng (phần tô đậm) là: 3,14 – 1,5386 = 1,6014 (m2) Đáp số: 1,6014m2 3. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà chuẩn bị tiết sau luyện tập. ----------  ----------. Tập làm văn. TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết). I. MỤC TIÊU: - HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng ; đủ ý; đủ ba phần ( mở, thân, kết bài ). Dùng từ, đặt câu đúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. Vở kiểm tra. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2 .Hướng dẫn HS làm bài - GV mời 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK – 21 1. Tả một ca sĩ đang biểu diễn. 2.Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích. 3. Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện mà em đã học. - GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài: + Các em cần suy nghĩ để chọn được trong 3 đề bài đề cho 1 đề hợp nhất với mình. + Nếu chọn tả một ca sĩ thì chú ý tả ca sĩ đó đang biểu diễn.Nếu chọn tả một nghệ sĩ hài thì chú ý tả tài gây cười của nghệ sĩ đó. Nếu chọn tả một nhân vật trong truyện đã.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> đọc thì phải hình dung, tưởng tượng rất cụ thể về nhân vật ( hình dáng khuôn mặt...) khi miêu tả. + Sau khi chọn đề bài, cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý . Dựa vào dàn ý đã xây dựng được, viết hoàn chỉnh bài văn tả người. 3. HS làm bài: GV thu bài- chấm 4. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV Lập chương trình hoạt động. ----------  ---------Lịch sử. BÀI 18: ÔN TẬP CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN. BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 1945-1954 I.MỤC TIÊU:. HS biết: - Sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “giặc” : “ giặc đói”, “giặc dốt”, “ giặc ngoại xâm”. - Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược : + 19 – 12 – 1946 : toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. + Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. + Chiến dịch Điện Biên Phủ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. - Bản đồ hành chính Việt Nam - Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. A.Bài cũ: - Em hãy kể lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ. - Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - GV nêu nhiệm vụ bài học: Ôn lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 9 năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc. - GV chia lớp thành 4 nhóm, HS làm việc trên phiếu lớn - Nhóm thảo luận - Đại diện nhóm tŕnh bày kết quả. Thời gian Cuối năm 1945 đến 1946. Sự kiện lịch sử tiêu biểu Đẩy lùi “giặc đối, giặc dốt”.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 19 – 12 -1946. TƯ Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến.. 20 – 12 - 1946. Phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.. 20 – 12 – 1946 đến 2- 1947. Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của ND Hà Nội với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Thu - đông 1947. Chiến dịch Việt Bắc- “ Mồ chôn giặc Pháp”. Thu - đông 1950 16 đến 18- Chiến dịch Biên Giới. 9-1950 Trận Đông Khê. Gương chiến đấu dũng cảm La Văn Cầu. Sau chiến Biên giới tháng 2- Xây dựng hậu phương vững mạnh. Đại hội đại biểu toàn 1951đến 1-5-1952 quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến. 30 – 3 – 1954 đến 7- 5 - 1954 Chiến dịch ĐBP toàn thắng. Phan Đ́ình Giót lấy thân ḿình lấp lỗ châu mai. - Nhóm khác bổ sung, GV kết luận. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - Cho HS chơi tṛò chơi theo chủ đề “T́ ìm địa chỉ đỏ”. Câu hỏi dựa vào sách Thiết kế bài giảng lịch sử- trang 108. - GV hướng dẫn HS cách chơi - HS chơi: HS dựa vào kiến thức đă học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó. - GV kết luận nội dung bài học. 3.Củng cố-dặn ḍò : - Nhắc lại nội dung bài học. - Chuẩn bị bài sau: Nước nhà bị chia cắt. ---------- ---------Thứ 6 / 18 / 1/ 2013 Toán. GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT. I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản.. - Hoàn thành bài tập 1 – Tr 101 và luyện thêm bài 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :. - Phóng to biểu đồ hình quạt - Vẽ sẵn biểu đồ đó vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:. A.Bài cũ: - Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào? Ghi công thức. - Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào? Ghi công thức ? Ví dụ.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> B.Bài mới: 1. Giới thiệu biểu đồ hình quạt. * Ví dụ 1: - GV treo biểu đồ lên bảng và yêu cầu HS quan sát kĩ biểu đồ hình quạt. - GV gióp HS hiểu đặc điểm của biểu đồ hình quạt như sau: + Biểu đồ có hình dạng tròn, được chia thành nhiều phần. + Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng. - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và trả lời câu hỏi: + Biểu đồ nói về điều gì ? + Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại? + Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu ? * Ví dụ 2: - GV treo biểu đồ yêu cầu HS quan sát và đọc biểu đồ . + Biểu đồ cho biết điều gì ? ( Biểu đồ cho biết tỉ số phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của lớp 5 C) + Tỉ số phần trăm HS tham gia từng môn là bao nhiêu ? + Biết lớp 5C có 32 HS, trong đó số HS tham gia môn bơi là 12,5 %. Hãy tính số HS tham gia môn bơi của lớp 5C. - HS tính vào vở nháp, 1 em lên bảng: Giải: Số HS tham gia môn bơi là : 32 x 12,5 : 100 = 4 (HS) 2. Thực hành đọc, phân tích và xử lý số liệu trên biểu đồ hình quạt. Bài 1: - HS đọc yêu cầu và quan sát biểu đồ. + Biểu đồ nói về điều gì ? + Có bao nhiêu phần trăm HS thích màu xanh ? + Tính số HS thích màu xanh khi biết tổng số HS của cả lớp và tỉ số phần trăm HS thích màu xanh. 120 x 40 : 100 = 48 (HS) + Thích màu đỏ : 120 x 25 : 100 = 30 + Thích màu trắng : 120 x 20 : 100 = 24 + Màu tím : 120 x 15 : 100 = 18 * HS tự làm và đọc kết quả các phân còn lại. - GV tổng kết. Bài 2: - HS đọc đề bài toán và quan sát biểu đồ . + Biểu đồ nói về điều gì ? + Kết quả học tập của HS trường này được chia thành mấy loại ? Đó là những loại nào? + Cho biết phần nào trên biểu đồ biểu diễn phần trăm số HS giỏi ? Vì sao em biết điều đó ? + Cho biết phần nào trên biểu đồ biểu diễn phần trăm số HS khá ? + Cho biết phần nào trên biểu đồ biểu diễn phần trăm số HS trung bình ? - 1 HS lên thuyết minh lại về biểu đồ. - GV nhận xét, kết luận.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 3. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà đọc lại các biểu đồ trong bài. - Ôn về tính diện tích --------    ---------. Địa lí. BÀI 18: CHÂU Á. (Tiếp). I. MỤC TIÊU:. HS biết: - Nêu được đặc điểm về dân cư của châu Á : + Có số dân đông nhất + Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng. - Nêu được một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á : + Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển. - Nêu được một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á: + Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm. + Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản. - Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á. - HS khá, giỏi : Dựa vào lược đồ xác định được vị trí của khu vực Đông Nam Á ; Giải thích được vì sao dân cư châu Á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ : do đất đai màu mỡ, đa số cư dân làm nông nghiệp ; Giải thích được vì sao Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo : đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. - Bản đồ tự nhiên Châu Á - Bản đồ các nước Châu Á - Các hình minh họa trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. A. Bài cũ . - Hãy nêu vị trí địa lí và giới hạn của châu Á. - Đọc được tên các dăy núi cao, đồng bằng lớn của Châu Á. Vùng nào là vùng cao nhất châu Á? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về dân số và các hoạt động kinh tế xă hội của người dân châu Á. Tìm hiểu đôi nét về khu vực Đông Nam Á. 2. Các hoạt động Hoạt động 1: Dân số châu Á Làm việc cả lớp. - GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục. - HS quan sát bảng số liệu và so sánh dân số Châu Á với dân số các châu lục khác . + Em hăy so sánh dân số châu Á với dân số các châu lục khác ? (Châu Á có dân số đông nhất thế giới...) + Em hăy so sánh mật độ dân số của châu Á với mật độ dân số châu Phi ?.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> (Diện tích châu Phi chỉ kém diện tích châu Á có 2 triệu km 2 nhưng dân số chỉ bằng 1/4 dân số châu Á. Trong các châu lục thì châu Á có mật độ dân số lớn nhất.) + Vậy theo em dân số châu Á cần phải thực hiện yêu cầu gì mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống ? (Giảm sự tăng dân số) GV kết luận: Châu Á có số dân đông nhất thế giới, mật độ dân số cũng cao nhất thế giới. Hoạt động 2: Các dân tộc ở châu Á * HS quan sát Hình 4 SGK. + Người dân châu Á có mầu da như thế nào ? (Dân cư châu Á chủ yếu là da vàng nhưng cũng có người da trắng hơn, có những tộc người lại có nước da nâu đen)  GV bổ sung: người dân ở khu vực có khí hậu ôn hoà thường có màu da sáng, ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm. * HS quan sát và so sánh hai bức hình 4a và 4b tràn 105 trả lời câu hỏi: - Các dân tộc ở châu Á có cách ăn mặc và phong tục tập quán như thế nào ? (Các dân tộc có cách ăn mặc và phong tục tập quán khác nhau.)  GV bổ sung : Dù có màu da khác nhau nhưng mọi người đều có quyền sống, học tập và lao động như nhau. - Dân cư châu Á tập trung nhiều ở vùng nào ? ( ...tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ) GV kết luận: Châu Á có số dân đông nhất thế giới, phần lớn dân cư Châu Á da vàng và đông tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ. Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG KINH T? CỦA NGƯỜI DÂN CHÂU Á. Làm việc cả lớp - HS quan sát lược đồ kinh tế một số nước châu Á và trả lời câu hỏi. + HS nêu tên một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô ...  GV bổ sung để HS biết thêm một số hoạt động sản xuất khác như trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và chế biến thuỷ sản, hải sản... GV kết luận: Người dân Châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng sữa. một số nước phát triển ngành công nghiệp: khai thác khoáng sản, sản xuất ô tô .... Hoạt động 4 Khu vực đông Nan Á Làm việc theo nhóm 4. - HS quan sát lược đồ các khu vực châu Á và nêu được: + Vị trí địa lí khu vực Đông Nam á. + Nêu những nét chính của địa hình khu vực Đông Nam á. + Nêu được kinh tế của một số nước châu Á và nêu tên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. + Giải thích được vì sao Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, rừng chủ yếu là rừng nhiệt đới. + Kể tên một số nghành kinh tế chính của các nước Đông Nam Á. - GV yêu cầu HS liên hệ với hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Việt Nam để từ đó thấy được sản xuất lúa gạo, trồng cây công nghiệp , khai thác khoáng sản là các ngành quan trọng của các nước Đông Nam Á..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> GV kết luận: Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản. 3. Củng cố-dặn dò : - HS nắm nội dung bài học - Về nhà xem trước bài: các nước láng giềng của Việt Nam. --------    ---------. Tập làm văn. LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG. I. MỤC TIÊU :. - Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể. - Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20 / 11 ( theo nhóm ), qua việc lập chương trình hoạt động, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. PhiÕu häc tËp.. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1 .Bài mới a) GV giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: Tr 23 - HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi SGK. - Cả lớp đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, trả lời câu hỏi + Buổi họp lớp bàn về vấn đề gì ? + Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì ? + Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì ? + Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan. - HS nối tiếp nhau phát biểu . - Theo em, một chơng trình hoạt động gồm có mấy phần, là những phần nào ? ( Gồm có 3 phần: + Mục đích. + Ph©n c«ng chuÈn bÞ. + Ch¬ng tr×nh cô thÓ.) - GV nhận xét, kết luận. Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài . - GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài. - GV chia lớp thành 5 nhóm : phát bút dạ và giấy cho các nhóm làm bài. - Nhóm nào làm xong lên bảng dán. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách trình bày chương trình của từng nhóm. 3 .Củng cố, dặn dò : - Lập chơng trình hoạt động có tác dụng gì ? Hãy nêu cấu tạo của một CTHĐ. - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho bài: Lập chương trình SINH HOẠT ĐỘI I.MỤC TIÊU:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Giúp học sinh nhận ra được những mặt ưu điểm đă đạt được trong tuần để phát huy. - Nhận ra những tồn tại để khắc phục. - Nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện tốt II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1,Đánh giá ưu khuyết điểm tuần qua: - Chi đội trưởng đánh giá kết quả hoạt động tuần 19 theo nội dung ghi trong sổ theo dõi thi đua của Chi Đội - Toàn chi đội góp ý bổ sung những điểm còn chưa đánh gía hết - Phụ trách lớp kết luận, tuyên dương đội viên tích cực trong tuần. 2, Kế hoạch tuần tới: - Phát huy những mặt mạnh đạt được . - Thi đua học tốt để mừng Đảng mừng Xuân. - Chuẩn bị tốt cho thi Tiếng Anh trên mạng - Tiếp tục rèn chữ giữ vở. - Duy trì bồi dưỡng HS giỏi chuẩn bị tốt cho thi giao lưu cụm, phụ yếu có hiệu quả. - Vệ sinh mùa đông sạch sẽ. - Hoàn thành nuôi heo đất - Chăm sóc cây, hoa - Làm tốt công tác vệ sinh chung 3. Sinh hoạt văn nghệ --------    --------Kí duyệt của chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> KĨ THUẬT. CHĂM SÓC GÀ I.MỤC TIÊU:. HS cần biết: - Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà. - Biết cách chăm sóc gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà. - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Phiếu đánh giá kết quả học tập - Hình ảnh minh hoạ trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.. 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục đích bài học 2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà * Chăm sóc gà là một khái niệm mới. Do vậy muốn giúp HS hiểu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc, trước hết cần phải làm cho HS hiểu được thế nào là chăm sóc gà. GV: Khi nuôi gà ngoài việc cho gà ăn, uống chúng ta cần cần tiến hành một số công việc khác như sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng, chắn gió lùa để giúp gà không bị rét hoặc nắng, nóng. Tất cả những công việc đó được gọi là chăm sóc gà. - HS đọc nội dung 1 SGK, HS thảo luận. GV nhận xét: Gà cần ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước và các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc nhằm tạo các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, không khí thích hợp cho gà sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc gà đầy đủ giúp gà khoẻ mạnh, mau lớn, có sức chống bệnh tốt và góp phần nâng cao năng suất nuôi gà. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà. * Sưởi ấm cho gà. - HS nhớ và nêu vai trò của nhiệt độ đối với đời sống động vật (đã học lớp 4) - GV nhận xét và giải thích: Nhiệt độ tác động đến sự lớn lên, sinh sản của động vật. Nếu nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá động vật có thể bị chết. Mỗi loài động vật có khả năng chịu rét, chịu nóng khác nhau. Động vật còn nhỏ có khả năng chịu rét, chịu nóng kém hơn động vật lớn. - Nêu sự cần thiết phải sưởi ấm cho gà con nhất là gà không có mẹ. * Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà. - HS đọc nội dung mục 2b - HS nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> GV Nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng, cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ở gia đình. * Phòng ngộ độc thức ăn cho gà. - HS đọc nội dung mục 2c và quan sát hình 2 SGK - HS nêu tên những thức ăn không được cho gà ăn. - Nêu tóm tắt cách phòng ngộ độc thức ăn cho gà theo nội dung SGK GV kết luận: Gà không chịu được nóng quá, rét quá, ẩm quá và dễ bị ngộ độc bởi thức ăn có vị mặn, thức ăn bị ôi, mốc. Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng nhiều cách như sưởi ấm cho gà con, chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà, không cho gà ăn những thức ăn ôi, mốc, mặn ... Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. - HS làm bài tập và đối chiếu kết quả. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh 3. Nhận xét- dặn dò. - Nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS - Chuẩn bị đọc trước bài: Vệ sinh phòng bệnh cho gà. KHOA HỌC I.MỤC TIÊU : HS biết:. NĂNG LƯỢNG. - Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đếu cần năng lượng. - Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Hình SGK trang 83. - Chuẩn bị: Nến, diêm, ô tô đồ chơi có đèn, còi, hoặc điện pin. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. A.Bài cũ: - Thế nào là sự biến đổi hóa học ? Cho ví dụ ? - Hăy lấy ví dụ chứng tỏ sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt ? - Hăy lấy ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng trong biến đổi hóa học ? * HS nhận xét, GV ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài : 2.Các hoạt động: Hoạt động 1: TÁC DỤNG CỦA NĂNG LƯỢNG * Mục tiêu: - HS làm thí nghiệm để thấy được tác dụng của năng lượng trong hoạt động của con người, động vật, phương tiện. * Tiến hành: Bước 1: Thí nghiệm. *Thí nghiệm 1: Thí nghiệm với chiếc cặp..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Chiếc cặp nằm ở đâu ? ( Trên bàn) - Làm thế nào để chiếc cặp thay đổi vị trí? (Dùng tay, que,...) - 1 HS lên di chuyển chiếc cặp làm thay đổi vị trí của chiếc cặp. GV : Khi ta dùng tay nhấc cặp, là ta đă cung cấp cho cặp một năng lượng giúp cho nó thay đổi vị trí ?. * Thí nghiệm 2: Thí nghiệm với ngọn nến - GV thắp nến, tắt điện trong phòng. + Tắt điện em thấy trong phòng thế nào ? ( Trong phòng tối) + Thắp nến em thấy gì được tỏa ra từ ngọn nến? (...nến tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng) + Do đâu mà ngọn nến tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng ? ( Do ngọn nến cháy) GV: Khi thắp nến, nến tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến cháy đă cung cấp năng lượng cho việc phát ra sáng và tỏa nhiệt. *Thí nghiệm 3: Thí nghiệm với đồ chơi (Ô tô) - Khi lắp pin và bật công tắc th́ ì có hiện tượng gì xảy ra ? ( Ô tô hoạt động, đèn sáng, c ̣òi kêu) - Nhờ đâu mà ô tô hoạt động được ? ( Nhờ pin sinh ra điện đă cung cấp năng lượng cho ô tô hoạt động, đèn sáng, còi kêu) GV: ..điện do pin sinh ra đă cung cấp năng lượng làm cho ô tô chạy, đèn sáng, còi kêu. - Qua 3 thí nghiệm trên, em thấy các vật muốn biến đổi cần có điều kiện ǵì? ( Các vật muốn biến đổi thìcần được cung cấp một năng lượng) * HS đọc mục bạn cần biết. Hoạt động 2: MỘT SỐ NGUỒN CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, PHƯƠNG TIỆN.. * Mục tiêu: - HS kể được các nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, phương tiện. * Tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm 2. - 1 HS đọc mục cần biết trang 83, SGK. - GV: Em hăy quan sát các h́ nh minh họa và nói tên nhữmg nguồn cung cấp năng lượng cho HĐ của con người, động vật, phương tiện. Bước 2: Cả lớp. - Từng cặp HS tŕnh bày, mỗi cặp HS chỉ nói về một HĐ. - Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt con người cần phải làm gì ? (...phải ăn, uống, thở) - Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ đâu? (...được lấy từ thức ăn) * HS đọc mục Bạn cần biết. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế * Chơi trò chơi: Chia lớp thành 2 nhóm: Mỗi nhóm cử ra 1 em làm trọng tài. * Cách chơi: 1 nhóm nêu 1 tên hoạt động, nhóm kia cần chỉ ra được nguồn năng lượng cho hoạt động đó. Mỗi lần được tính 1 điểm. 3.Củng cố – dặn dò : - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị đọc trước bài sau: Năng lượng mặt trời. --------    ---------.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> THỂ DỤC BÀI 40: TUNG VÀ BẮT BÓNG – NHẢY DÂY I.MỤC TIÊU:. - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng 2 tay. ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng. - Chơi trò chơi “Bóng chuyền sáu”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:. Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện . Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để HS tập luyện III - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:. 1, Phần mở đầu: 6-10 phút: - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học:1-2 phút - Chạy chậm thành 1 vòng tròn xung quanh sân tập , sau đó đứng quay mặt vào tâm vòng tròn, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối: 1 phút - Chơi trò chơi “kết bạn” : 1-2 phút 2, Phần cơ bản: 18-22 phút a) Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng 2 tay: 8-10 phút - Các tổ tập luyện theo khu vực đă quy định. - Tổ trưởng chỉ huy tổ của mình tập - GV quan sát và sửa sai, giúp đỡ HS thực hiện chưa đúng. * Thi đua giữa các tổ với nhau 1 lần, GV biểu dương tổ tập đúng. b) Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân : 5-7 phút * Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn: 1 lần 3. Phần kết thúc :4- 6 phút - Đi thường theo nhịp và hát hoặc thả lỏng tích cực, hít thở sâu: 2-3 phút - HS cùng HS hệ thống bài và nhận xét, đánh giá kết quả bài học : 2 phút - GV giao bài tập về nhà; ôn động tác tung và bắt bóng. --------    ---------.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> THỂ DỤC BÀI 39 TUNG VÀ BẮT BÓNG – TR̉Ò CHƠI “BÓNG CHUYỀN SÁU” I.MỤC TIÊU:. - Thực hiện được động tác tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng 2 tay. Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng. - Tiếp tục làm quen tṛò chơi “Bóng chuyền sáu”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi được. II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:. Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện . Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để HS tập luyện III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:. 1.Phần mở đầu: 6-10 phút: - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học:1-2 phút - Chạy chậm thành 1 ṿòng tṛòn xung quanh sân tập : 1 phút - Đứng quay mặt vào tâm ṿòng tṛòn, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối: 1 phút - Chơi tṛò chơi “kết bạn” : 1-2 phút 2.Phần cơ bản: 18-22 phút.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> a) Ôn tung và bắt b?ng bằng hai tay, tung b?ng bằng một tay và bắt bóng bằng 2 tay: 8-10 phút - Các tổ tập luyện theo khu vực đă quy định. - Tổ trưởng chỉ huy tổ của mình tập. * Thi đua giữa các tổ với nhau 1 lần, GV biểu dương tổ tập đúng b) Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân : 5-7 phút - HS tập theo tổ. * Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn: 1 lần c) Làm quen tṛò chơi “Bóng chuyền sáu”: 7-9 phút - GV nêu tên tṛ chơi, giới thiệu cách chơi và quy định khu vực chơi. - HS tập trước động tác vừa di chuyển vừa bắt bóng - Chơi thử 1-2 lần sau đó mới chơi chính thức. - GV nhắc nhở HS đảm bảo an toàn trong khi chơi. 3. Phần kết thúc :4- 6 phút - Đi thường theo nhịp và hát hoặc thả lỏng tích cực, hít thở sâu: 2-3 phút - HS cùng HS hệ thống bài và nhận xét, đánh giá kết quả bài học : 2 phút - GV giao bài tập về nhà; ôn động tác tung và bắt bóng. ----------  --------.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> ---------- .

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Thứ 5 / 21 /1 / 2010. TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU:. - Giúp HS rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn. - Hoàn thành các bài tập 1,2,3 Tr 100. Luyện thêm bài 4. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :. A.Bài cũ: - Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào ? Viết công thức cách tính. - Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào ? Viết công thức. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Vận dụng công thức tính chu vi, diện tích hình tròn. - HS đọc đề bài. Lớp quan sát hình. - Muốn tính độ dài sợi dây thép ta làm thế nào ? - Độ dài của sợi dây thép chính là tổng chu vi các hình tròn có bán kính 7cm và 10cm. Độ dài của sợi dây thép là: 7 x 2 x 3,14 + 10 x 2 x 3,14 = 106,76 (cm) Đáp số: 106,76 cm - HS đọc kết quả. - GV nhận xét, kết luận. Bài 2:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - HS đọc đề bài toán, quan sát hình và tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng: Bán kính của hình tròn lớn là: 15cm 60 + 15 = 75 (cm) Chu vi của hình tròn lớn là: 75 x 2 x 3,14 = 471 (cm) Chu vi của hình tròn bé là: 60 x 2 x 3,14 = 376,8 (cm) Chu vi hình trong lớn dài hơn chu vi hình tròn bé là: 471 – 376,8 = 94,2 (cm). 60cm. 0. Đáp số: 94,2 cm Bài 3: Diện tích hình đã cho là tổng diện tích hình chữ nhật và hai nữa hình tròn Chiều dài hình chữ nhật là: 7 x 2 = 12 (cm) 10cm Diện tích hình chữ nhật là: 2 14 x 10 = 140 (cm ) 7cm Diện tích của hai nữa hình tròn là: . . 7 x 7 x 3,14 = 153,86 (cm2) Diện tích hình đã cho là: 140 + 153,86 = 293,86 (cm2) Bài 4: Diện tích phần đã tô màu là hiệu của diện tích hình vuông và diện tích của hình tròn có đường kính là 8cm. .o Khoanh vào A. 3.Hướng dẫn về nhà : - Về nhà chuẩn bị biểu đồ hình quạt --------    ---------.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> LUYỆN TỪ VÀ CÂU : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I.yªu cÇu Gióp HS: - Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ ( ND ghi nhớ ). - Nhận biết được các qun hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép ( BT1 ) ; biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép ( BT3 ). - HS khá, giỏi giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. Vở bài tập- Giấy viết câu ghép II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. A.Bài cũ :: - Công dân có nghĩa là gì ? - 2 HS lên bảmg tìm từ đồng nghĩa với từ công dân và đặt 1 câu với từ mình vừa tìm được. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: - Có những cách nào để nối các vế trong câu ghép ? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kĩ về cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. 2.Tìm hiểu ví dụ: a) Phần nhận xét. Bài 1: Tr 22 - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.Cả lớp theo dõi SGK - HS đọc thầm đoạn văn, tìm câu ghép trong đoạn văn theo cặp. - HS phát biểu . - GV chốt lại ý đúng. Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài . - HS làm việc cá nhân, các em dùng bút chì gạch chéo phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> -1 HS lên bảng xác định các vế câu trong từng câu ghép. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng. Câu 1: Anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở , / một người nữa tiến vào. Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự / nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối , / đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. Bài 3: HS đọc yêu cầu bài 3. * GV gợi ý: Các em đã biết có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép : nối bằng từ và nối trực tiếp. - Các em hãy đọc lại từng câu văn, xem các vế trong mỗi câu được nối với nhau theo cách nào, có gì khác nhau ? - HS suy nghĩ, phát biÓu ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. * Phần ghi nhớ. - Các vế câu ghép 1 và 2 được nối với nhau bằng cách nào ? (...nối với nhau bằng quan hệ từ) GV kết luận : Các vế câu ghép có thể nối với nhau bằng một quan hệ từ hoÆc bằng cặp quan hệ từ. - HS đọc nội dung ghi nhớ. b) Phần luyện tập Bài 1: - HS đọc nội dung bài tập GV lưu ý HS Bài này có 3 yêu cầu: + Tìm câu ghép. + Xác định vế câu. + Tìm cặp quan hệ từ trong từng câu ghép . - Líp lµm vµo vë bµi tËp, 1 HS lªn b¶ng. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Câu ghép: Nếu trong công tác, các cô, các chú đợc nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu / thì nhất định các cô, các chú thành công. Bài 2: - HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tËp. + Khôi phục lại từ bị lược trong các câu ghép. + Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó. - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. * GV dán lên bảng tờ phiếu ghi hai câu văn bị lược bớt từ trên bảng. - HS lên bảng khôi phục lại từ bị lược, đọc lại lời giải đúng: NÕu Th¸i hËu hái ngêi hÇu h¹ giái th× thÇn xin cö Vò T¸n §êng. Cßn Th¸i hËu hái ngêi tµi gióp níc th× thÇn xin cö TrÇn Trung T¸. + Vì sao tác giả có thể lợc bớt những từ đó ? ( Vì để câu văn gọn, không bị lặp lại từ mà ngời đọc vẫn hiểu đúng) Bài 3: - HS đọc yêu cầu vµ néi dung bài tập. - GV gợi ý: + Dựa vào nội dung của 2 vế câu cho sẵn, các em xác định quan hệ giữa 2 vế câu..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> + Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống - HS làm bài vµo vë, . - GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu đã viết 3 câu văn, HS lên bảng thi làm bài. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng a, Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác. b, Ông đã nhiều lần can gián nhưng ( mà ) vua không nghe. c, Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình. 3 .Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép. --------    ---------.

<span class='text_page_counter'>(34)</span>

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×