Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh lớp 7 trường THCS nga văn tiếp nhận tác phẩm văn học một cách hiệu quả trong giờ đọc hiểu văn bản1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.77 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

1. MỞ ĐẦU
1.1
1.2
1.3
1.4
2. NỘI DUNG SKKN
2.1
2.2
2.3
2.4
3. KẾT LUẬN

TRANG
1
Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
1
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Cơ sở lí luận của SKKN
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề


5
Hiệu quả của SKKN
16
17


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được
coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ
này, trước hết, mỗi giáo viên trong tiết dạy của mình phải biết tạo được hứng
thú cho học sinh để các em say mê, yêu thích và tự giác học tập. Những năm gần
đây, dạy học tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng có hiệu quả
trong giảng dạy trong đó có cả mơn Ngữ văn.
Dạy học tích hợp liên mơn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát
triển năng lực học sinh. Phương pháp này đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học
sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nghĩa là gắn
chặt lý thuyết với thực tiễn sinh động. Tiếp cận và tiếp nhận quan điểm dạy học
tích hợp liên mơn thực sự đã đem lại cho tơi nhiều gợi mở có ý nghĩa. Phương
pháp dạy học này không những không mâu thuẫn hay phủ nhận các phương
pháp dạy học hiện có mà cịn giúp tơi có thể kết nối và phát huy chúng hiệu quả
trong mỗi bài học cụ thể. Đặc biệt đối với mơn Ngữ văn vừa là mơn học thuộc
nhóm khoa học xã hội, vừa là mơn học thuộc nhóm cơng cụ. Điều đó nói lên
được mối quan hệ giữa môn Ngữ văn với các bộ môn khác trong chương trình
học. Học mơn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác và ngược
lại các môn khác cũng sẽ giúp các em học sinh học tập tốt hơn môn Ngữ văn.
Hơn nữa, Ngữ văn cũng là mơn học giúp các em hình thành những kiến thức cơ
bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị những hành
trang để các em vững bước vào đời. Đó là chìa khóa mở cửa tương lai cho các

em.
Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn, đồng thời
phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo
khoa và quan điểm dạy học tích hợp liên môn, vấn đề cần được quan tâm nhất
hiện nay. Bởi vì, nó giúp các em học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn
mang lại hiệu quả nhận thức, phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu
và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu mơn học, phân mơn cụ thể
trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế, việc nắm kiến
thức của các em sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. Đó cũng chính là lí do mà
tôi quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả vận dụng phương pháp tích hợp liên
mơn trong dạy học phần văn bản ở lớp 9 trường THCS Nga Hưng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài này tôi muốn cùng đồng nghiệp nhận thấy được ý
nghĩa, vai trò của việc tích hợp liên mơn trong dạy học phần văn bản ở lớp 9.
- Tạo khơng khí hứng thú cho học sinh trung học cơ sở (THCS) - lứa tuổi
hiếu động và thích khám phá, tìm tịi và thể hiện - để tiết học không bị nhám
chán và trong một tiết học các em có thể củng cố được kiến thức ở nhiều môn
học khác nhau nhưng vẫn khắc sâu được nội dung bài học.
- Rèn luyện tư duy suy luận nhanh nhạy, kĩ năng liên hệ, tổng hợp, đánh
giá, nhận xét, so sánh, đối chiếu… và nhiều kĩ năng khác cho học sinh.
1


- Đối với bản thân, tơi muốn tìm hiểu một số bài dạy trong chương trình
Ngữ văn 9 phần văn bản có thể tích hợp được kiến thức của nhiều môn học
khác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng là học sinh lớp 9 trường THCS Nga Hưng
- Tập trung đi sâu tìm hiểu các ý nghĩa, tầm quan trọng và cách tích hợp
kiến thức liên mơn trong dạy học các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn lớp 9.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản Ngữ văn lớp 9.
- Phương pháp trắc nghiệm hứng thú của học sinh đối với việc học môn
Ngữ văn và tích hợp kiến thức liên mơn trong giờ học.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu đã có về tích hợp kiến thức liên môn
trong dạy học,quan sát học sinh trong các tiết học.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung:
Theo Từ điển Tiếng Việt: “ Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích
hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo Từ điển Giáo dục học : “ Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong dạy
học các bộ mơn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các
môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống từ trước tới
nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những
nội dung vốn có của mơn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo
dục mơi trường, giáo dục an tồn giao thông trong các môn học Giáo dục công
dân, Địa lí… xây dựng mơn học tích hợp từ các mơn học truyền thống.
Thực tiễn đã chứng minh, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo
dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức
tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các
môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những
quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những
người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống
hiện đại. Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết

phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành
của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc
sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Khơng thể giải quyết một vấn
đề, một nhiệm vụ của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp, phối
hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong
nhà trường sẽ giúp học sinh học tập thông minh, vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ
năng, phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hịa và hợp lí trong giải
quyết các tình huống khác nhau, mới mẻ của cuộc sống hiện đại.
2


Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được
giáo viên tiếp nhận. Phần lớn giáo viên lựa chọn mức độ tích hợp “liên mơn”
(sự kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực tri thức trong cùng một mơn học), hoặc tích
hợp “nội mơn” ( kiến thức trong cùng một môn). Các bài dạy theo hướng tích
hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển
của cộng đồng. Những nội dung dạy học sinh theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà
trường”, “Xã hội”, “Trái đất và hành tinh”…làm cho học sinh có nhu cầu học
tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng
đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người
và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu
tố để các em học tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu
giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn “vì sao có sấm chớp?’, “vì sao khơng
được chặt cây phá rừng?”, “vì sao lại có động đất, sóng thần…?.”
- Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn:
Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp khơng chỉ chú
trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc
làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để
chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung mơn học, đồng thời hình thành và phát
triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học

Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp địi
hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên mơn để giải quyết nội dung tích hợp,
chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung
riêng rẽ thuộc “nội bộ phân mơn”.
Ngày nay, nhiều lí thuyết hiện đại về q trình học tập đã nhấn mạnh rằng
hoạt động của học sinh trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm
dạy học tích hợp địi hỏi giáo viên phải có cách dạy chú trọng phát triển ở học
sinh cách thức lĩnh hội kiến thức và năng lực, phải dạy cho học sinh cách thức
hành động để hình thành kiến thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy
buộc học sinh phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học suốt
đời, coi đó cũng là một hoạt động đọc hiểu trong suốt quá trình học tập ở nhà
trường. Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không
coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối
quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển
năng lực, tiềm lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri
thức thành quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình
thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri
thức hàn lâm thuần tuý đã đành, mà còn cần khắc phục khuynh hướng rèn luyện
kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đọc hiểu văn
bản, vào những tình huống có ý nghĩa đối với học sinh, coi nhẹ kiến thức, nhất
là kiến thức phương pháp.
“Quan điểm tích hợp cần được hiểu tồn diện và phải được qn triệt
trong tồn bộ mơn học: từ Đọc- hiểu văn bản, Tiếng Việt đến Làm văn; quán
triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt
động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích
hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học
3


tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy

học sinh làm trung tâm” địi hỏi thực hiện việc tích cực hố hoạt động học tập
của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngồi giờ; tìm mọi cách phát huy năng
lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lịng tin cho học
sinh thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và như vậy
đào tạo mới có kết quả.” (Chương trình THPT mơn Ngữ văn - Bộ GD&ĐT, năm
2002)
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành ở học sinh
những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống các tình huống thực tiễn dựa
trên sự huy động nội dung kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức
học được trong nhà trường vào những hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua
đó trở thành một người cơng dân có trách nhiệm, một người lao động có năng
lực. Dạy học tích hợp địi hỏi việc học tập trong nhà trường phải gắn với các tình
huống trong cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt và vì thế nó trở nên
có ý nghĩa đối với các em. Với cách hiểu như vậy, dạy học tích hợp phải được
thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm
tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học. Thực hiện dạy học tích hợp sẽ phát huy
tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành
cơng trong vai trị của người chủ gia đình, người cơng dân, người lao động
tương lai.
Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong
đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức,
kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập,
thơng qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những
năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực
tiễn cuộc sống.
Như vậy, “ Tích hợp” có thể xem là phương pháp tiến hành của hoạt động
dạy học, cịn “ liên mơn” là đề cập tới phạm vi nội dung có khả năng tiếp cận
trong giờ học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

* Đối với học sinh:
Thực tế những năm gần đây cho thấy học sinh ở tất cả trường học nói
chung đều có phần khơng thích học bộ mơn Ngữ văn, nhất là các em học sinh
khối lớp 9. Qua tìm hiểu, tơi nhận thấy rằng, các em khơng thích một phần là do
xu hướng cho rằng môn Ngữ văn khơng có tính ứng dụng cao như các mơn
Tốn, Lí, Hóa. Nhưng nguyên nhân cơ bản là các tiết học Ngữ văn cịn đơn điệu,
tuy đã có sự đổi mới nhưng chưa thốt khỏi lý thuyết khơ khan, thiếu thực tế.
Các tiết học chưa có sự mở rộng phạm vi kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Chính vì
thế, khi học môn Ngữ văn, các em thường chỉ tiếp cận kiến thức độc lập của
riêng mơn Ngữ văn mà chưa có sự liên hệ với các mơn khác. Đó cũng là nguyên
nhân mà các em chưa hứng thú với môn học dẫn đến nắm kiến thức chưa chắc,
chưa sâu, chưa áp dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống.

4


* Đối với giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy những năm gần đây, giáo viên cũng đã vận
dụng phương pháp dạy học tích hợp liên mơn vào trong q trình giảng dạy
nhưng cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Xuất phát từ điều kiện dạy học
còn hạn chế, thiếu thốn, lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho các mơn
thì ít. Tri thức đa ngành địi hỏi giáo viên mất nhiều công sức để trau dồi, nên
nhiều giáo viên cịn ngại khó khơng thực hiện. Vì vậy, chất lượng, hiệu quả
giảng dạy môn Ngữ văn chưa cao.
Cụ thể năm học 2016-2017 khi dạy tiết 51 văn bản “ Đoàn thuyền đánh
cá” của Huy Cận ở lớp 9 trường THCS Nga Hưng khơng sử dụng phương pháp
tích hợp liên môn, sau tiết học tôi đã đánh giá kết quả bằng bài kiểm tra 10 phút
với đề bài:
Câu 1:Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”?
Câu 2: Nêu cảm nhận của em về nội dung hai khổ thơ đầu trong bài thơ

“ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận?
Kết quả thu được:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9 ( 33 HS) 0
0
07 21.2 21 63.7 05 15.1
0
0
Như vậy, khi chưa sử dụng phương pháp tích hợp liên mơn thì kết quả đạt
được của học sinh sau bài học không cao: không có học sinh giỏi, học sinh khá
ít.
Từ thực tế trên, tơi thấy việc vận dụng phương pháp tích hợp vào dạy học
Ngữ văn ở trường THCS là cần thiết. Bởi vì xuất phát từ địi hỏi thực tế là cần
khắc phục, xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường
với thực tiễn cuộc sống, cơ lập kiến thức với kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho

nhau. Nói cách khác, đó là lối dạy học khép kín trong nội bộ phân mơn, biệt lập
các bộ phận Đọc- hiểu, Tiếng việt, Tập làm văn với các mơn học khác.
Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn chính là cách thức
để khắc phục, hạn chế lối dạy học độc lập từng môn học, nhằm nâng cao năng
lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được, bảo đảm cho
mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của
mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống
khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp...Mặt khác, tránh được những
nội dung kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung tri
thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân mơn riêng rẽ khơng có được.
Như vậy, xét cả về lí luận và thực tiễn, đây là phương pháp dạy học tích
cực, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng
môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xác định những mơn học có thể tích hợp khi hướng dẫn học sinh tìm
hiểu văn bản Ngữ văn 9.
Ở bậc học THCS các em được học các môn: Tốn, Lí, Hóa, Sinh, Ngữ
văn, Sử, Địa, Giáo dục cơng dân, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh…Giữa các bộ
môn trong nhóm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong một giờ học văn bản
5


ở lớp 9, chúng ta có thể tích hợp kiến thức của nhiều mơn học khác nhau. Tuy
nhiên có một số mơn thường được tích hợp trong các giờ dạy văn bản ở lớp 9 đó
là:
- Tích hợp với mơn Lịch sử:
Có thể nói, đây là bộ mơn được tích hợp nhiều nhất khi dạy tác phẩm văn
học. Bởi các tác phẩm được học trong chương trình có quan hệ mật thiết với lịch
sử. Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, bao giờ ta cũng phải đặt tác phẩm vào
hoàn cảnh sáng tác và bối cảnh xã hội cụ thể. Có nắm được hồn cảnh ra đời của

tác phẩm chúng ta mới thấy hết được giá trị tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Chẳng hạn khi tìm hiểu truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân, nếu
không hiểu rõ tác phẩm này ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp, chúng ta có thể thấy cách nói của ơng Hai ( nhân vật chính của
truyện) thật ngây ngơ, buồn cười. Nhưng nếu hiểu rõ hồn cảnh đất nước ta khi
đó, khi mà đến 95% dân số mù chữ, người dân phải thoát mù bằng cách học
bình dân học vụ, chúng ta mới thấy cách nói của ông thật đáng yêu và đáng để ta
trân trọng.
Hoặc khi ta tìm hiểu bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải,
nếu không giới thiệu cho học sinh biết về chiến tranh Biên giới phía Bắc năm
1979 và hoàn cảnh cả nước ta bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi đất
nước thống nhất thì học sinh khó có thể cảm nhận được giá trị nội dung hai đoạn
thơ “ Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng. Mùa xuân người ra
đồng. Lộc trải dài nương mạ” một cách đầy đủ và sâu sắc.
- Tích hợp với mơn Địa lí: Địa lý cũng là mơn học được sử dụng nhiều
trong q trình dạy các văn bản. Môn học này sẽ phát huy tác dụng khi giúp cho
học sinh nắm được quê quán tác giả, những địa danh mà tác giả đề cập đến.
Chẳng hạn khi giáo viên vận dụng kiến thức Địa lí 8 bài “ Đặc điểm đất
Việt Nam”, “ Đặc điểm khí hậu Việt Nam” thì sẽ giúp học sinh hiểu được sâu
sắc điểm tương đồng trong hoàn cảnh xuất thân và sự chia sẻ cảm động của
người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp giữa điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu. Hay khi dạy bài “ Chiếc lược
ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng , ta có thể giới thiệu thêm cho học sinh
về vùng đất Nam Bộ để học sinh hiểu sâu chủ đề tác phẩm hơn.
- Tích hợp với môn Giáo dục công dân:
Phần lớn các bài dạy văn bản đều liên quan đến môn Giáo dục công
dân ( GDCD). Bởi vì cái đích của dạy văn bản Ngữ văn là bồi dưỡng nhân cách
đạo đức cho học sinh, hướng các em đến lối sống cao đẹp, có văn hóa. Đó cũng
chính là nội dung dạy học mơn Giáo dục cơng dân. Khi tích hợp với mơn học
này, học sinh sẽ biết vận dụng từ những kiến thức thành bài học để áp dụng vào

cuộc sống thực tế.
Ví dụ: Tích hợp GDCD 8, bài “Xây dựng tình bạn lành mạnh” với bài
“Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, các em học tập được tình tri kỉ của những
người lính. Hay tích hợp bài “ Lí tưởng sống của thanh niên”, bài “Năng động
sáng tạo”, “Làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả” với truyện “Lặng lẽ Sa
Pa”, giáo viên sẽ giúp học sinh nhận thấy các em cần phải sống có lí tưởng và từ
đó các em ý thức xây dựng và sống theo lí tưởng cao đẹp. Hoặc khi giáo viên
6


tích hợp với GDCD 6, bài “ Cơng ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em” với bài “
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”,
học sinh sẽ có nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về quyền trẻ em, trách nhiệm của
mọi người. Từ đó tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ trẻ em, góp phần
giúp cho trẻ em có đươc cuộc sống tốt hơn.
- Tích hợp với môn Mĩ thuật:
Mỗi một tác phẩm văn học đều phản ánh một bức tranh về cuộc sống hoặc
con người bằng ngơn ngữ. Vì vậy mà có rất nhiều văn bản trong chương trình
cần đến kiến thức của mơn Mĩ thuật.
Chẳng hạn như văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của nhà thơ
Phạm Tiến Duật, giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh về cuộc kháng chiến
chống Mĩ, đặc biệt là hình ảnh những đồn xe vượt qua mưa bom bão đạn để
miền Bắc kịp thời tiếp tế sức người, sức của cho miền Nam ruột thịt, đánh thắng
giặc Mĩ. Hay sau khi dạy xong văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ
Huy Cận, giáo viên có thể nêu yêu cầu cho học sinh vận dụng kiến thức của môn
Mĩ thuật để vẽ bức tranh theo nội dung của bài hoặc của đoạn thơ nào đó mà học
sinh thấy tâm đắc nhất. Hoặc là vẽ một bức tranh về tình đồng chí đồng đội keo
sơn gắn bó khi đứng gác chủ động chờ giặc trong văn bản “ Đồng chí” của
Chính Hữu…Chính quá trình vẽ tranh sẽ giúp cho học sinh củng cố và nắm
vững kiến thức bài học.

- Tích hợp với mơn Âm nhạc:
Âm nhạc sẽ làm cho giờ học văn không đơn điệu, nhàm chán mà trở nên
vô cùng thú vị và hứng thú. Điều này sẽ làm cho các em học sinh dễ nhớ, dễ
thuộc và dễ hiểu bài hơn. Trong chương trình văn bản lớp 9 có rất nhiều bài có
thể tích hợp kiến thức mơn Âm nhạc như “ Đồng chí” của Chính Hữu; “ Viếng
lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương; “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh
Hải; “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm…
cảm xúc của các em sẽ sâu lắng hơn và hiệu quả giờ học sẽ cao hơn khi các em
được nghe bài hát được phổ nhạc từ chính những bài thơ đó. Hoặc các em sẽ
được nghe những bài hát liên quan đến nội dung văn bản mà các em được học
như “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận hay “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
Ngồi ra, giáo viên dạy mơn Ngữ văn cịn có thể tích hợp với nhiều mơn
khác như: Tốn, Lí, Hóa, Sinh, Tin học, Cơng nghệ, Hoạt động ngoài giờ lên
lớp…với những mức độ khác nhau tùy vào nội dung từng văn bản cụ thể.
2.3.2. Cách đưa kiến thức liên mơn vào trong bài dạy.
* Tích hợp kiến thức liên môn trong kiểm tra bài cũ.
Đây là thao tác đầu tiên trong chuỗi hoạt động, nhằm kiểm tra chất lượng
học tập của học sinh và cũng là công việc thường xuyên và cần thiết để đánh giá
kết quả nắm kiến thức cũ trước khi dạy bài mới, giúp giáo viên nhanh chóng
nắm bắt tình hình học tập, mức độ tiếp thu và trình độ của học sinh. Dùng những
câu hỏi mang tính tích hợp để kiểm tra bài cũ buộc học sinh phải huy động nhiều
bộ phận kiến thức liên quan để trả lời, khi đó giáo viên không chỉ nắm được
mức độ hiểu bài ở tiết học trước mà tư duy tổng hợp, khái quát của các em cũng
được rèn luyện.
7


Để có được những câu hỏi mang tính tích hợp cao trong khâu kiểm tra bài
cũ, giáo viên cần đầu tư cơng sức, thời gian thích đáng ngay từ lúc bắt đầu soạn
giáo án. Hệ thống câu hỏi cần được cải tiến, biên soạn lại qua mỗi lớp học, năm

học. Như vậy việc kiểm tra mới góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
* Tích hợp kiến thức liên môn khi giới thiệu bài mới
Giới thiệu bài là một khâu khá quan trọng, mở đầu cho các thao tác dạy
học bài mới của giáo viên. Giới thiệu bài một cách sinh động, hấp dẫn có thể
gây sự chú ý và hứng thú học tập cho học sinh, tạo cho các em tâm thế tích cực
chuẩn bị tiếp nhận bài mới. Sử dụng tích hợp ngay từ khâu vào bài sẽ giúp khởi
động bộ máy tư duy của học sinh, buộc các em phải ý thức rõ đối tượng mình
đang nhận thức và xác định hướng huy động kiến thức đã có để giải quyết bài
học mới.
* Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài mới
Giáo viên cần phải tìm ra những kiến thức ở những mơn học khác nhau có
thể tích hợp để tạo khơng khí sơi nổi, hứng thú, đồng thời tránh được những sự
trùng lặp không cần thiết.
Vận dụng phương pháp tích hợp giáo viên mới có thể truyền đạt đầy đủ
nội dung kiến thức đa dạng, phong phú mà nhà văn muốn gửi gắm trong văn
bản.
* Tích hợp kiến thức ở khâu củng cố, hướng dẫn học sinh tự học.
Có thể tích hợp ở phần củng cố để học sinh rút ra bài học cho bản thân
sau khi được tiếp cận văn bản. Tích hợp ở khâu này sẽ giúp cho các em rút ra
được bài học sâu sắc hơn. Sau đó, phần làm bài tập ở nhà các em cũng có ý thức
vận dụng kiến thức liên mơn để hồn thành bài tập mà thầy cô giao như: vẽ sơ
đồ tư duy, vẽ tranh, sáng tác nhạc…
2.3.3. Sử dụng một số phương pháp được sử dụng khi dạy học tích
hợp kiến liên mơn
Để nâng cao hiệu quả của một học tích hợp, tơi xin đưa ra một số phương
pháp dạy học được sử dụng nhiều như sau:
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng nhiều nhất phương

pháp nêu và giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp dạy học trong đó giáo viên
tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt
động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thơng qua đó
chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác.
Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống
gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”.
2.3.4. Cách thiết kế giáo án dạy tích hợp kiến thức liên mơn
- Những điều cần chú ý khi thiết kế giáo án tích hợp kiến thức liên
mơn:
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn là một bản thiết kế các hoạt
động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh thực hiện trong giờ học để các em lĩnh
8


hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục của bộ
mơn. Cụ thể:
+ Một là: Hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách
quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh.
+ Hai là: Một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình
huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh từng
bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. Thiết kế giáo án
giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù
nhưng khơng gị ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những “ chân
trời mở” cho sự tìm tịi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh trên
cơ sở đảm bảo được yêu cầu, mục tiêu chung của giờ học. Giáo án dạy theo
hướng tích hợp kiến thức liên mơn cũng khơng có gì thay đổi nhiều so với giáo
án truyền thống mà trên cơ sở giáo án truyền thống giáo viên chú ý đến kiến
thức của các môn học khác nhau được tích hợp trong bài dạy.
+ Ba là: Giáo viên cần xác định được chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt
được của bài. Cần xác định đâu là kiến thức trọng tâm, khối lượng kiến thức,

thời gian. Từ đó, giáo viên mới xác định những kiến thức các bộ mơn có liên
quan đến nội dung bài dạy. Nội dung của giáo án giờ học vận dụng kiến thức
liên môn phải làm rõ những kiến thức và kĩ năng cần hình thành theo đúng
chuẩn kiến thức, kĩ năng và những kiến thức của bộ mơn khác có thể tích hợp
được trong tiết học.
+ Bốn là: Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên mơn theo quan điểm
tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt
động tích cực để học sinh vận dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng của các
phân mơn vào xử lí các tình huống đặt ra. Qua đó, giúp học sinh khơng những
lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng của mơn Ngữ văn mà cịn chiếm
lĩnh được tri thức của các môn học khác.
- Những điều cần tránh khi thiết kế giáo án tích hợp kiến thức liên
mơn trong dạy phần văn bản lớp 9:
Chúng ta đều biết, khối lượng kiến thức của các văn bản được học trong
chương trình Ngữ văn 9 thường có dung lượng khá dài. Mặt khác, giáo viên lại
phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ, hiểu sâu để rèn cho các em khả năng cảm
thụ văn học, kĩ năng cơ bản chuẩn bị cho các em thi vào THPT. Trong một quỹ
thời gian hạn hẹp như vậy, giáo viên phải thiết kế giáo án như thế nào để vừa
đảm bảo kiến thức trọng tâm của bài, vừa tích hợp được các kiến thức khác.
+ Chỉ nên tích hợp với kiến thức của các mơn khác khi những kiến thức
đó có tác dụng làm rõ, làm sâu hơn kiến thức của bài học.
+ Không lạm dụng khi khơng cần thiết. Bởi cách tích hợp liên mơn sẽ
khơng những khơng mang lại kết quả mà nó cịn làm lỗng nội dung chính của
bài. Hậu quả là bài dạy lan man, học sinh không xác định được kiến thức trọng
tâm, không nắm vững nội dung bài học.
+ Đối với những bài có dung lượng kiến thức nhiều cũng khơng nên q
chú trọng đến việc tích hợp

9



+ Hệ thống câu hỏi tích hợp phải đặt thật khéo, tránh lộ liễu làm cho bài
học trở nên rời rạc. Câu hỏi thể hiện kiến thức tích hợp cần phải nằm trong mạch
hệ thống câu hỏi toàn bài và góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
2.3.5 Cách tổ chức tiết học.
Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp nhịp
nhàng hoạt động của giáo viên và học sinh. Trong đó, giáo viên giữ vai trị, chức
năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không truyền thụ áp đặt một chiều.
Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của q trình tiếp nhận, đóng vai trị chủ
thể cảm thụ, nhận thức thẫm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp nhận, khám
phá, chiếm lĩnh kiến thức.
Tổ chức hoạt động đọc- hiểu vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo
viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây
là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải
từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học
sinh, cịn học sinh khơng thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc
rồi “ làm văn” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy, khả
năng tự đọc, tự tìm tịi, xử lý thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo.
2.4. Giáo án minh họa.
Sau đây, tôi xin được giới thiệu một giáo án minh họa trong số các giáo
án mà tơi đã thực hiện trong q trình giảng dạy sử dụng phương pháp tích hợp
liên mơn.
Tiết 51:
Văn bản - ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ ( Huy Cận)
Ngày soạn: 28/11/2017
Ngày dạy: 30/11/2017
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
1.1. Kiến thức môn Ngữ văn:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn, cảnh hồng hơn trên biển
và cảnh đồn thuyền đánh cá ra khơi.
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ,
lãng mạn.
1.2. Kiến thức môn Lịch sử:
- Học sinh hiểu và nắm vững hơn tình hình lịch sử nước ta sau năm 1954.
1.3. Kiến thức môn Địa Lý:
- Học sinh xác định đúng vị trí địa lý tỉnh Quảng Ninh trên lược đồ.
1.4. Kiến thức môn Âm nhạc: Học sinh nghe bài hát “ Tình ta biển bạc đồng
xanh” của nhạc sĩ Hồng Sơng Hương để các em hiểu rõ hơn nội dung bài thơ.
1.5. Kiến thức môn Mĩ thuật: Vận dụng kiến thức mơn Mĩ thuật, học sinh có thể
vẽ được các bức tranh về cảnh hồng hơn trên biển hoặc cảnh đoàn thuyền ra
khơi đánh cá.
1.6. Kiến thức môn Giáo dục công dân (GDCD): Học sinh thấy được trách
nhiệm cơng dân của mình trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trưởng biển.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một tác phẩm thơ hiện đại
10


- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả
được đề cập đến trong tác phẩm.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên biển đảo, có ý thức bảo vệ tài nguyên biển, môi
trường biển trong sạch.
B. Kĩ năng sống được giáo dục trong bài học:
Vai trị của cơng cuộc đổi mới, giá trị của biển đối với cuộc sống con
người. Bảo vệ môi trường biển, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn mơi
trường biển.

C. Phương pháp, kĩ thuật; phương tiện dạy học
- Phương pháp đàm thoai, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não
- Phương tiện:
+ Giáo viên ( GV) : Tranh ảnh, soạn giáo án, chuẩn bị máy tính, máy chiếu.
+ Học sinh (HS): Đọc bài và soạn bài theo các câu hỏi trong sách giáo khoa.
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng ba khổ thơ đầu “ Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”? Nêu nội
dung của ba khổ thơ em vừa đọc và cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh như
thế nào?
HS trình bày - GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới:
GV thiệu bài mới: Ở những tiết trước các em đã được học những chùm
thơ cách mạng viết về anh bộ đội cụ Hồ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mĩ. Đó là bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu và “ Bài thơ về tiểu đội
xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật. Hơm nay cơ sẽ giới thiệu với các em một
bài thơ ca ngợi cuộc sống mới, con người mới sau năm 1954. Đó là một cuộc
sống lao động mới như thế nào, cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài thơ “ Đồn
thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ được học trong hai tiết ( tiết 51 và 52),
hôm nay cô sẽ giới thiệu các em tiết đầu tiên của bài thơ ( tiết 51).
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
I. Tìm hiểu chung
HĐ 1: GV hướng HS tìm hiểu chung
? Dựa vào phần chú thích (*) kết hợp 1. Tác giả
với việc chuẩn bị ở nhà, em hãy nêu - Sinh năm 1919 mất năm 2005 quê Hà
những nét cơ bản nhất về tác giả Huy Tĩnh
- Là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào

Cận?
Thơ mới và cũng là nhà thơ tiêu biểu
HS trình bày- HS khác nhận xét
của nền thơ hiện đại Việt Nam
GV cho HS quan sát chân dung nhà
thơ Huy Cận trên máy chiếu
GV nhận xét, bổ sung tác giả Huy Cận
- Tên đầy đủ
- Trước cách mạng Huy Cận là nhà thơ
11


nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với
tập “ Lửa thiêng” (1940),thơ ông thường
viết về vũ trụ ca rất buồn, là nỗi “ sầu vũ
trụ”
- Sau cách mạng Huy Cận giữ nhiều
trọng trách quan trọng trong chính
quyền cách mạng với những vần thơ ca
ngợi cách mạng, ca ngợi cuộc sống
mới...
- Tác phẩm chính
GV cho HS quan sát một số tập thơ
của Huy Cận
- Danh hiệu cao quý: Giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học nghệ thuật ( năm
1996).
2. Tác phẩm
? Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” được a. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
sáng tác trong thời gian nào?

- Năm 1958 tại Quảng Ninh trong một
HS trả lời
chuyến đi thực tế dài ngày tại vùng mỏ.
GV nhận xét sau đó cho HS quan sát Bài thơ in trong tập thơ “ Trời mỗi
tập thơ “ Trời mỗi ngày lại sáng” trên ngày lại sáng”
máy chiếu
GV tích hợp với mơn Lịch sử
? Các em đã biết bài thơ được sáng tác
năm 1958 , em hãy cho biết đôi nét về
lịch sử nước ta giai đoạn này?
HS trả lời
GV bổ sung: Sau 1954 khi đất nước đã
kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, miền Bắc được
giải phóng và đi vào xây dựng cuộc
sống mới. Khơng khí hào hứng, phấn
chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống
xã hội và ở khắp nơi dấy lên phong trào
sản xuất xây dựng đất nước. Và trong
thời kì này đã có rất nhiều nhà văn, nhà
thơ, nhạc sĩ hướng ngịi bút của mình
sáng tác những bài thơ câu văn, bài hát
ca ngợi cuộc sống mới.
Huy Cận cũng vậy, ơng dùng ngịi bút
của mình sáng tác những vần thơ ca
ngợi những con người làm chủ thiên
nhiên, làm chủ cuộc sống của mình.
Chính vì vậy bài thơ “ Đoàn thuyền
đánh cá” ra đời năm 1958 tại Quảng
12



Ninh
GV tích hợp mơn Âm nhạc cho các
nghe một đoạn trong bài hát “ Tình ta
biển bạc đồng xanh” kết hợp với hình
ảnh đồn thuyền ra khơi.
GV tích hợp mơn Địa lý
? Các em đã biết bài thơ được sáng tác
1958 ở Quảng Ninh, một bạn hãy chỉ vị
trí của Quảng Ninh trên bản đồ Việt
Nam?
GV trình chiếu bản đồ Việt Nam
HS lên bảng chỉ vị trí tỉnh Quảng Ninh.
GV cho học sinh xem một đoạn video
giới thiệu về vị thế Quảng Ninh.
GV hướng dẫn HS đọc bài
Đọc với giọng to, dõng dạc thể hiện
được sự vui tươi phấn khởi của những
ngư dân miền biển đi đánh cá.
GV đọc mẫu hai khổ đầu
Gọi HS đọc tiếp
1 HS khác đọc lại bài thơ một lần nữa
GV nhận xét HS đọc bài
HS quan sát chú thích- GV gọi HS đọc
chú thích 1 và 2
GV giải thích cho HS câu 1 “ Mặt trời
xuống biển”
? Qua đọc bài thơ kết hợp với việc
chuẩn bị bài ở nhà một em hãy cho biết

mạch cảm xúc của bài thơ?
( Theo hành trình một chuyến ra khơi
của đoàn thuyền đánh cá)
? Vậy em hãy nêu cho biết bố cục của
bài thơ?
HS nêu
GV chốt ở máy chiếu bố cục 3 phần
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu văn bản
HS đọc khổ thơ đầu
? Cảnh biển được miêu tả vào thời điểm
nào?
HS trả lời: Cảnh biển được miêu tả khi
bắt đầu vào đêm.
GV cho HS quan sát cảnh hồng hơn

b. Đọc và tìm hiểu chú thích

c. Bố cục:
Bài thơ chia làm 3 phần:
- 2 khổ thơ đầu: Cảnh hồng hơn trên
biển và cảnh đồn thuyền đánh cá ra
khơi
- 4 khổ thơ tiếp theo: Cảnh đoàn
thuyền đánh cá trên biển trong đêm
trăng
- Khổ cuối: Bình minh trên biển và
cảnh đồn thuyền trở về
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hồng hơn trên biển và cảnh

đồn thuyền đánh cá ra khơi
13


trên biển trên máy chiếu
? Câu thơ nào miêu tả cảnh biển vào
đêm?
( Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa)
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật
gì trong 2 câu thơ đầu?
Tác giả khơng chỉ sử dụng biện pháp so
sánh, nhân hóa, liên tưởng tưởng tượng
miêu tả cảnh hồng hơn trên biển.
? Nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật ở
hai câu đầu?
( Cảnh hồng hơn ấm áp gần gũi với
con người)
?Từ đó em hình dung cảnh biển lúc
hồng hơn như thế nào?
GV chốt: Cảnh biển về đêm tuyệt đẹp,
kì vĩ,rực rỡ, tráng lệ, rộng lớn. Vũ trụ
như một ngôi nhà lớn ấm áp, với màn
đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ
và những lượn sóng là then cửa. Thiên
nhiên biển cả đang đi vào thời khắc nghỉ
ngơi.
GV: Và trong thời điểm đó thì những
ngư dân lại ra khơi đánh cá
Chuyển phân tích 2 câu sau khổ 1

? Trong đoạn thơ đầu có sự đối lập giữa
hoạt đông của thiên nhiên với hoạt động
của con người, em hãy chỉ ra sự đối lập
đó?
HS trả lời
GV: Khi màn đêm khép lại đi vào trạng
thái nghỉ ngơi thì những ngư dân lại bắt
đầu hoạt động ra khơi đánh cá.
? Trong hai câu cuối của khổ 1 có từ “
lại”. Vậy từ “ lại” có ý nghĩa gì ?
HS trả lời
GV: Từ lại diễn tả cơng việc diễn ra
thường xuyên đều đặn của những người
ngư dân. Và đây không phải là lần đầu
tiên họ ra khơi mà ngày nào cũng vậy
cứ khi màn đêm buông xuống họ lại bắt
đầu cơng việc đánh cá của mình.
? Em hiểu thế nào về câu thơ “ Câu hát
căng buồm cùng gió khơi”

a) Cảnh hồng hơn trên biển

- Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, liên
tưởng tưởng tượng
-> Cảnh hồng hơn trên biển đẹp, kì vĩ,
rực rỡ, tráng lệ.Vũ trụ như một ngơi
nhà lớn đang đi vào thời khắc nghỉ
ngơi

b) Cảnh đồn thuyền ra khơi đánh cá


14


HS trả lời
GV giảng: Công việc lao động đánh cá
đêm vô cùng vất vả gian khổ nhưng họ
ra khơi với niềm vui phấn chấn của
những con người lao động mới, những
con người được làm chủ thiên nhiên,
làm chủ cuộc sống của mình
-> Con người và thiên nhiên có sự hịa
hợp
Khi màn đêm buông xuống những ngư
dân bắt đầu công việc lao động của
mình, họ ra khơi trong câu hát. Vậy câu
hát của họ thể hiện điều gì?
HS trả lời ( khổ 2): Đánh bắt được
nhiều hải sản
GV chốt: Những ngư dân ra khơi trong
niềm vui phấn chấn họ bước vào buổi
lao động mới.Họ ra đi trong câu hát,
câu hát của họ ca ngợi sự giàu có của
biển cả và thể hiện ước mơ sau một đêm
đánh bắt được nhiều cá,nhiều hải sản
đem lại cho họ cuộc sống ấm no, hạnh
phúc.
Vậy thì cảnh lao động đánh cá trong -> Con người vui tươi, phấn chấn, khỏe
đêm trăng và họ thu về thành quả ra khoắn bước vào buổi lao động mới.
sao các em sẽ được học ở tiết sau.

GV cho HS quan sát tranh
? Quan sát bức tranh trên máy chiếu và
cho biết em cảm nhận được điều gì từ
bức tranh?
HS trả lời
GV : Biển khơng những đẹp mà cịn
giàu có. Tài nguyên thiên nhiên vô
cùng quý giá.

15


GV tích hợp mơn GDCD
GV trình chiếu các bức tranh và hỏi:
? Qua các bức tranh em hãy cho biết
môi trường biển hiện nay như thế nào?
Chúng ta phải làm gì để bảo vệ mơi
trường biển?
HS trả lời
GV cho HS nhận xét, bổ sung
GV bổ sung

GV chốt bài và tích hợp môn Mĩ
thuật:
Bài học hôm nay, các em đã được thấy
cảnh hồng hơn trên biển rất đẹp và
trong khung cảnh ấy đoàn thuyền ra
khơi đánh cá. Dựa vào kiến thức đã
học ở môn Mĩ thuật về nhà các em hãy
vẽ một bức tranh tả cảnh hồng hơn

trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá
ra khơi.
4. Củng cố: GV củng cố nội dung bài học
GV tiểu kết bằng bài tập
GV trình chiếu bài tập trên máy chiếu
Câu 1: Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Trước cách mạng tháng Tám
B. Giữa năm 1958 miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống
mới
C. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
D. Sau 1975 khi đất nước được giải phóng
Câu 2: Nhận xét sau đây đúng hay sai “ Qua hai khổ thơ đầu bài thơ “ Đoàn
thuyền đánh cá” cho ta thấy sự gần gũi, gắn bó giữa con người và thiên nhiên
biển cả. Biển đêm vốn mênh mơng, bí hiểm trở nên gần gũi, ấm áp như một ngôi
nhà lớn”
A. Đúng
B. Sai
5. Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị 5 khổ tiếp theo.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi thực hiện bài dạy theo hướng tích hợp liên mơn như trên đối với
học sinh lớp 9 trường THCS Nga Hưng năm học 2017-2018, tôi đã dành 10 phút
kiểm tra mức độ nắm kiến thức của các em học sinh với đề bài:
Câu 1:Trình bày hồn cảnh sáng tác bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”?
Câu 2: Nêu cảm nhận của em về nội dung hai khổ thơ đầu trong bài thơ “
Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận?
16


Kết quả thu được của lớp 9 năm học 2017-2018:

Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Năm học
Lớp
SL % SL
% SL %
SL % SL %
2017-2018 9 ( 33 HS) 03 9.1 11 33.3 18 54.6 01 3.0 0
0
So với kết quả của lớp 9 năm học 2016-2017:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Năm học
Lớp
SL % SL
%
SL
%
SL % SL %
2016-2017 9 ( 33 HS) 0
0 07 21.2 21 63.7 05 15.1 0
0
Như vậy, sau khi vận dụng phương pháp tích hợp liên mơn trong dạy học
phần văn bản Ngữ văn 9 ở trường THCS Nga Hưng năm học 2017-2018, tôi

nhận thấy:
- Đối với hoạt động giáo dục:
+ Giờ học văn sôi nổi, thời gian dành cho tiết học qua qua nhanh chóng,
nhiều học sinh tiếc nuối.
+ Các em u thích mơn học, hăng say phát biểu xây dựng bài. Nhiều học
sinh được làm việc và chủ động lĩnh hội kiến thức bài học.
+ Nhiều học sinh còn phát huy tốt kiến thức được học từ các bộ môn khác
để khắc sâu kiến thức môn Ngữ văn. Học sinh hứng thú học tập, ham hiểu biết
và khám phá nội dung bài học.
+ Các em nắm vững nội dung trọng tâm bài học và biết vận dụng kiến
thức trong quá trình thực hành
- Đối với bản thân: Mỗi giờ lên lớp khi vận dụng phương pháp tích hợp
liên mơn trong dạy học thì đó là mỗi lần tơi cảm thấy mình được mở mang tầm
hiểu biết. Tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn khi được cùng học trò khai thác kiến
bài học một cách chủ động, không hề áp đặt mà các em vẫn nắm vững nội dung
trọng tâm kiến thức. Và đặc biệt là có những học sinh u thích bộ mơn Ngữ
văn.
- Đối với đồng nghiệp: Nhiều giáo viên trong nhà trường sau khi dự giờ
thấy được ưu điểm của phương pháp và cũng đã từng bước vận dụng vào bài dạy
của mình.
- Đối với nhà trường: Từ hiệu quả cụ thể của môn học, lãnh đạo nhà
trường cũng đã chỉ đạo giáo viên vận dụng phương pháp tích hợp liên mơn vào
giảng dạy. Đặc biệt là tổ chức cuộc thi “ Dạy học tích hợp liên mơn theo chủ đề”
để mọi giáo viên cùng tham gia với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường.
3. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo
viên. Tuy nhiên lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn và làm rõ
nội dung bài học thì mỗi giáo viên trước khi soạn bài lên lớp cần phải cân nhắc.
Đối với bản thân, sau một năm nghiên cứu thử nghiệm phương pháp tích

hợp liên môn trong dạy học môn Ngữ văn nhất là phần văn bản, tôi thấy hiệu
quả giờ học thay đổi rõ rệt. Giáo viên lên lớp nhẹ nhàng hơn, học sinh tích cực
chủ động, giờ học sơi nổi, nhiều học sinh phát huy được hiểu biết của mình và
đặc biệt hơn các em biết lựa chọn kiến thức được học ở các môn khác vận dụng
vào môn Ngữ văn để làm rõ hơn nội dung bài học. Thực hiện được như vậy
17


cũng chính là góp phần thực hiện hóa định hướng lấy học sinh làm trung tâm,
tích cực hóa hoạt động của người học.Với phương pháp này, tôi thiết nghĩ sẽ
vận dụng thường xuyên hơn trong môn Ngữ văn ở những năm học tiếp theo.
Như vậy, thực tiễn bao giờ cũng là “cây đời mãi mãi xanh tươi”. Hi vọng
từ thực tiễn trên, mỗi đồng chí, đồng nghiệp ln ln có những tìm tịi mới mẻ,
tạo được những giờ dạy học Ngữ văn sinh động, tạo được hứng thú học tập cho
học sinh, làm cho học sinh hiểu thêm vẻ đẹp, tiềm năng phong phú của môn học,
giúp các em yêu mơn Văn hơn. Từ đó, các em nắm vững kiến thức bài học, biết
vận dụng kiến thức được học vào thực tế cuộc sống. Đồng thời, nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 09 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác

Đào Thị Hiên

18



TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

Tên tài liệu

1

5
6
7
8

SGK và SGV Ngữ văn lớp 9
Chuẩn kiến thức-kĩ năng môn
Ngữ văn THCS ( Tập 2)
Một số vấn đề về phương
pháp dạy học văn trong nhà
trường
Chương trình THPT mơn
Ngữ văn
SGK mơn GDCD lớp 6,7
SGK mơn GDCD lớp 9
Sách giáo khoa Địa lí lớp 8
Sách giáo khoa Lịch sử lớp 9

9

Từ điển Giáo dục học


2
3
4

10 Từ điển Tiếng Việt

Tên tác giả
( Nhóm tác giả)
Nguyễn Khắc Phi

Giáo dục

Năm
XB
2005

Phạm Thị Ngọc Trâm

Giáo dục

2010

Nguyễn Huy Quát và
Hoàng Hữu Bội

Giáo dục

2001

Bộ GD&ĐT


Giáo dục

2002

Hà Nhật Thăng
Hà Nhật Thăng
Nguyễn Dược
Phan Ngọc Liên
Nguyễn Văn Giao,
Nguyễn Hữu Quỳnh
Hoàng Phê

Giáo dục
Giáo dục
Giáo dục
Giáo dục
Từ điển
Bách khoa
Đà Nẵng

2003
2005
2004
2005

Nhà XB

2001
2009


Mẫu 1 (2)

DANH MỤC


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đào Thị Hiên
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó Hiệu trưởng - Trường THCS Nga Hưng- Nga Sơn

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)


(A, B, hoặc C)

Cấp huyện

B

2008-2009

Cấp huyện

C

2009-2010

Cấp huyện

B

2010-2011

Cấp tỉnh

C

2011-2012

C

2014-2015


Một số giải pháp nâng cao chất
1

lượng dạy và học văn bản biểu
cảm ở bậc THCS
Phương pháp sử dụng tranh minh

2

họa trong dạy học bộ môn Ngữ
văn 6
Kinh nghiệm dạy học Ngữ văn

3

cho các đối tượng HS khác nhau
trong trường THCS
Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học

4

để dạy phần Đọc- hiểu trong
chương trình Ngữ văn 9
Dạy học phân hóa các đối tượng

5

HS khác nhau trong mơn Ngữ văn
9 trường THCS Nga Nhân


Cấp tỉnh



×