Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số phương pháp giảng dạy ca dao dân ca trong chương trình ngữ văn nhằm nâng cao hiểu biết văn học dân gian cho học sinh lớp 7 ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.68 KB, 17 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại cho đến nay vẫn
chưa hề cũ.Vì dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một trong
những yêu cầu cần thiết và quan trọng. Nó khẳng định được cách đi đúng hướng
trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp nội dung dạy-học Ngữ văn ở THCS
theo chương trình SGK mới hiện nay.
Như chúng ta đã biết SGK Ngữ văn mới hiện nay được biên soạn theo
chương trình tích hợp, lấy các kiểu văn bản làm nơi gắn bó ba phân mơn (VănTiếng Việt-Tập làm văn), vì thế các văn bản được lựa chọn phải vừa tiêu biểu
cho các thể loại ở các thời kì lịch sử văn học, vừa phải đáp ứng tốt cho việc dạy
các kiểu văn bản trong Tiếng Việt và Tập làm văn. Vì vậy SGK Ngữ văn 7 hiện
nay có cấu trúc theo kiểu văn bản, lấy các kiểu văn bản làm trục đồng quy. Ở
chương trình Ngữ văn THCS các em được học 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả,
biểu cảm, lập luận, thuyết minh và điều hành. Sáu kiểu văn bản trên được phân
học thành hai vòng (vòng 1: lớp 6-7; vòng 2: lớp 8-9) theo nguyên tắc đồng tâm
có nâng cao. Ở lớp 7 các em học ba kiểu văn bản: biểu cảm, lập luận và điều
hành. Trong đó học kì I chỉ tập trung một kiểu văn bản là biểu cảm. Chính vì
vậy mà SGK Ngữ văn 7 đã đưa những tác phẩm trữ tình dân gian (cụ thể là ca
dao-dân ca) nhằm minh hoạ cụ thể, sinh động cho kiểu văn bản biểu cảm giúp
các em dễ dàng tiếp nhận (đọc, hiểu, cảm thụ, bình giá về ca dao-dân ca một thể
loại trữ tình dân gian).
Cách dạy văn học dân gian cụ thể là tác phẩm ca dao-dân ca về cơ bản
giống như cách dạy văn học viết. Điều đó là cần thiết song chưa đủ vì ngồi
những đặc điểm giống, văn học dân gian cịn có những điểm khác với văn học
viết, về mặt lịch sử phát sinh phát triển, tác giả, cách thức sáng tác lưu truyền,
nội dung tư tưởng, thể loại. Do vậy, cần phải có những phương pháp phù hợp để
giảng dạy ca dao-dân ca.
Trong quá trình giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về “Một số
phương pháp giảng dạy ca dao-dân ca nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 7
ở Trường THCS Minh Khai”.

1




B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Mơn Ngữ văn có một vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung
của Trường THCS, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn
phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn. Đó
là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết hướng tới những tư tưởng tình
cảm cao đẹp như: lịng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lịng
căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập,
có tư duy sáng tạo, bước đầu có khả năng cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ
trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực
sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Trong chương trình
cấp học, phần ca dao-dân ca chiếm một vị trí quan trọng được đưa vào lớp 7.
Việc lựa chọn đưa phần ca dao vào học ở lớp 7 là thỏa đáng, bởi vì tuy dung
lượng kiến thức chưa thật nhiều (học ở tuần 3 và tuần 4). Nhưng đó là những bài
ca dao được lựa chọn, tiêu biểu cho các nội dung của ca dao dân ca Việt Nam đó
là: Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương,
đất nước, con người; Những câu hát than thân; Những câu hát châm biếm. Qua
đó học sinh được tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc
sắc về văn hóa, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam. Từ đó giáo dục cho
học sinh biết trân trọng, yêu quý thành tựu văn học nước nhà, có ý thức giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Hơn nữa thông qua những bài học, mỗi
học sinh có ý thức và biết ứng xử, giao tiếp trong gia đình, trong trường học và
ngồi xã hội một cách lễ phép có văn hóa.
Ca dao-dân ca là sản phẩm tinh thần của người lao động, nó ra đời và tồn
tại vì nhu cầu của con người. Mỗi lời ca đều gây được những rung động sâu xa
trong lịng người đọc. Chính điều đó góp phần bồi dưỡng tâm hồn con người.
Bởi vì“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống mn hình vạn trạng. Chẳng
những thế, văn chương cịn sáng tạo ra sự sống”.(Hồi Thanh)

2


Ngoài việc cảm nhận được cái hay cái đẹp mà ca dao dân ca đem lại, nếu
học sinh học thuộc và nắm chắc kiến thức về thể loại văn học dân gian này, sẽ là
những bước đường thuận lợi, có điều kiện tốt để tìm hiểu các tác phẩm văn học
khác, đặc biệt là thơ trữ tình.
II. Thực trạng của vấn đề
Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở Trường THCS, tôi nhận thấy nếu
biết huy động vốn kiến thức của giáo viên và học sinh, người giáo viên biết tìm
tịi một phương pháp giảng dạy thỏa đáng thì học sinh sẽ càng u thích mơn
học Ngữ văn. Hơn nữa ca dao-dân ca là thể loại trữ tình đặc sắc mang rõ nét bản
sắc văn học Việt Nam, lời lẽ giải dị khơng cầu kì, dễ nhớ dễ thuộc, các hình ảnh
so sánh, ẩn dụ và lối viết thể thơ dân tộc (lục bát) đã khiến nhiều học sinh yếu
kém thích học tập phần văn học này.
Song thực tế trong giảng dạy, một số giờ dạy chưa thực sự thu hút sự quan
tâm hứng khởi của học sinh. Có lẽ cách vào bài mới, hướng dẫn cách đọc, việc
phân tích của người thầy cịn sơ sài, việc cảm nhận của học sinh còn chung
chung nên chưa nắm bắt được cái hồn, ngụ ý sâu xa trong mỗi từ, mỗi câu chữ
của thể thơ lục bát- một thể thơ dân tộc truyền thống thường được sử dụng trong
ca dao-dân ca, thực sự học sinh chưa học tập được nhiều cách nói năng ý nhị
duyên dáng để vận dụng trong giao tiếp hàng ngày, tức khả năng ứng dụng chưa
cao. Tóm lại là chưa khai thác hết cái hay cái đẹp mà mỗi bài ca dao đem lại.
Hơn nữa nhiều phụ huynh có tâm lí khơng thích cho con học Văn, chỉ tập
trung học Tốn và các mơn khoa học tự nhiên.
Bên cạnh đó một số học sinh chưa thực sự u thích mơn Văn, ngại học
Văn. Các em chưa thực sự u thích ca dao-dân ca, đang cịn nhầm, chưa phân
biệt được ca dao-dân ca. Các em cứ thấy thể thơ 6/8 là xếp vào ca dao (cả tục
ngữ). Và một thực trạng quan trọng nữa là các em chưa có kĩ năng phân tích ca
dao-dân ca, một loại thơ dân gian với những đặc trưng riêng về thi pháp.

Tôi đã khảo sát 40 em học sinh lớp 7E - Trường THCS Minh Khai.

3


Đầu tiên, tôi cho học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm về học phần ca dao-dân
ca, về khả năng vận dụng trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày ...kết quả thu được như
sau:

Nội dung câu hỏi

Trả lời


Em có u thích làm điệu dân ca khơng?
20=50%
Em thích học phần ca dao dân ca khơng?
15=37,5%
Em có thường xun vận dụng lời ăn tiếng 10=25%

Khơng
20=50%
25=62,5%
30=75%

nói của ca dao dân ca không?
Về kết quả bài kiểm tra phần ca dao-dân ca kết quả cụ thể như sau:
- Số bài giỏi: 5=12,5%
- Số bài khá: 8=20%
- Số bài trung bình: 20=50%

- Số bài dưới trung bình:7=17,5%
Với câu hỏi khám phá, đặt tình huống: “Em thích thầy cơ bổ sung thêm
những gì trong giảng dạy?”. Với câu hỏi này, tôi đã nhận được một số đề xuất
khá thú vị vàcó ý nghĩa thiết thực như:
- Các thầy cô cho chúng em nghe hát (nếu bài ca dao có tiếng đệm, tiếng
láy).
- Được đi thực tế nghe, xem hát dân ca.(đặc biệt là dân ca Thanh Hóa).
- Nhà trường tổ chức câu lạc bộ dân ca để các em được thể hiện.
Tựu chung lại: từ thực tế trên ta thấy đa phần các em đều u thích phần
văn học này. Nhưng vì giáo viên chưa đặt ca dao-dân ca đúng mảnh đất của nó,
chưa làm cho ca dao-dân ca ở vị trí phơ bày, diễn xướng mà vẫn bị gị bó trong
câu chữ thuyết trình. Nên tự thân ca dao-dân ca chưa ăn sâu vào trí tuệ, tâm hồn
mỗi học sinh.
Thiết nghĩ nếu khơng có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy thì
chúng chưa thực sự gợi vẻ đẹp vốn có của ca dao-dân ca, vơ tình chúng ta đã
tước bỏ đi những vẻ đẹp mà ông cha ta gửi gắm trong đó, mỗi bài ca dao chỉ là
những bài văn đơn điệu về một thể loại văn học. Trước thực trạng đó tơi đã đưa
4


ra giải pháp thực hiện dưới đây.
III. Giải pháp và thực hiện
Phần ca dao-dân ca có ý nghĩa quan trọng như các phần, các nội dung học
khác trong chương trình Ngữ văn bậc THCS. Phần học này khơng chỉ có ý nghĩa
nhằm củng cố kiến thức văn học cho học sinh mà cịn mang tính hữu ích, ứng
dụng, góp phần tạo ra kiến thức tổng thể có hệ thống về mơn học, ngồi ra cịn
góp phần hồn thiện nhân cách để một người học sinh phát triển toàn diện về tri
thức, biết cảm nhận cái hay cái đẹp của thể thơ dân tộc. Do vậy bản thân nhận
thấy đây là một vấn đề thiết thực cần được thực hiện trong giảng dạy môn Ngữ
văn THCS. Theo tôi, để giảng dạy tốt phần ca dao-dân ca giáo viên cần chú

trọng các bước theo quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị(về tư liệu, thiết bị, kiến thức).
Bước 2: Giảng dạy trên lớp(là bước quan trọng).
Bước 3: Luyện tập và hướng dẫn học ở nhà.
Và để tiết dạy đạt hiệu quả, gây hứng thú học tập cho học sinh tôi làm như sau:
1.Phần giới thiệu bài:
Mặc dù chỉ chiếm vài ba phút nhưng đây là khâu quan trọng giáo viên
không nên bỏ qua. Trong giáo án giáo viên nên thể hiện cả dự kiến vào bài, khởi
động tạo tình huống gây hứng thú học tập cho học sinh ngay từ phút đầu, có thể
bằng câu hỏi tích hợp dọc.
Ví dụ: Khi dạy: Ca dao-dân ca
Bài: “Những câu hát về tình cảm gia đình”.
Đây là tiết đầu tiên học sinh tìm hiểu khái niệm ca dao-dân ca, nhưng
những câu, những bài ca dao các em đã được làm quen, được nghe từ nhỏ, rồi
những năm tiểu học vì vậy tơi có thể vào bài như sau:
Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, được nằm trên chiếc nôi tre chúng ta
đã được nghe tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ bằng những câu ca dao-dân ca, nó
như dịng suối ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn mỗi người. khúc hát tâm tình của
quê hương đã thấm sâu vào trái tim mỗi người dân Việt Nam mà năm tháng có
5


qua đi cũng không thể phai mờ.
Hỏi: Vậy bây giờ em nào có thể đọc cho cả lớp nghe một vài câu ca dao
mà em thuộc hoặc đã được học ở tiểu học?
- Sau đó giáo viên có thể tiến hành hoạt động liên môn khi sử dụng các
làn điệu dân ca để gây tình huống.
Hỏi: Trong mơn Âm nhạc lớp 6 và lớp 7 các em đã được học một số làn
điệu dân ca. Vậy một em hãy nêu rõ tên làn điệu dân ca đó. Nếu có thể em hát
một vài câu cho các bạn nghe. (Đó là bài "Đi cấy" dân ca Thanh Hoá - lớp 6 và

bài "Lí cây đa" dân ca quan họ Bắc Ninh - lớp 7).
Chú ý: Hoạt động liên môn phải hết sức thận trọng, đúng thời điểm với
một liều lượng cho phép.
2. Phần dạy bài mới:
2.1. Đọc - chú thích
* Đọc
Về phương pháp dạy tác phẩm trữ tình nói chung và ca dao nói riêng việc
đọc là khâu khá quan trọng: phải đọc cho "vang nhạc sáng hình". Tác phẩm "chỉ
được bắt đầu mở ra cho bạn đọc khi nó vang lên trong tâm hồn như một sự độc
thoại bên trong" (Marantxman). Vì vậy ở thể loại trữ tình dân gian là ca dao
phương pháp "đọc sáng tạo", và biện pháp "đọc diễn cảm" có một vị trí đặc biệt
quan trọng gần như chủ công. Đối với ca dao giáo viên nên cho học sinh đọc
được từ mức thấp nhất cho đến mức cao.
- Mức thấp nhất là đọc đúng, tròn vành, rõ chữ, đúng chính âm, chính tả.
- Mức cao hơn là đọc diễn cảm, đọc diễn tả cảm xúc.
- Mức cao nhất của đọc là đọc nghệ thuật (đọc hay). Đọc diễn cảm phải
vươn tới tiệm cận với đọc nghệ thuật. Các hình thức đọc - hiểu văn bản khác
như giảng, bình, tranh ảnh, nhạc minh họa, bảng phụ… để tạo niềm hứng thú,
khả năng quan sát, tự suy nghĩ, tìm tịi, khám phá của học sinh. Nhưng trong
giờ dạy ca dao-dân ca thì đọc nghệ thuật khơng bao giờ thay thế cho đọc diễn
cảm. Nếu có sử dụng đọc nghệ thuật (ngâm thơ, hát ru …) chỉ với một liều
6


lượng cho phép.
- Đối với trình độ học sinh lớp 7 giáo viên chú ý rèn cho các em kĩ năng
đọc diễn cảm. Thơng qua việc đọc cịn biết được trình độ học sinh.
- Trong chương trình SGK Ngữ văn 7 những người biên soạn sách đã xác
định rõ "thể" và chia nhóm của các bài ca dao vừa giúp giáo viên và học sinh
xác định được trọng tâm của bài vừa thuận tiện cho việc xác định cách đọc. Tuy

nhiên những bài ca dao ở cùng một đề tài thì tình cảm được thể hiện ở mỗi bài
khơng hồn tồn giống nhau chính vì vậy mà giáo viên cũng cần phải xác định
được điều này để hướng dẫn học sinh đọc cho đúng giọng.
Trong những tác phẩm thơ ca dân gian, ca dao được sáng tác ở nhiều hình
thức thơ khác nhau: song thất, song thất lục bát, bốn chữ, hỗn hợp, tuy nhiên
được vận dụng phổ biến hơn cả là thể lục bát. Vì vậy chúng ta phải hướng dẫn
cho học sinh đọc đúng với hình thức khác nhau.
Ví dụ:
-Nhịp điệu thơ lục bát về cơ bản là nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2, hoặc 4/4 diễn tả
những tình cảm thương yêu, buồn đau…
“Người thương/ ơi hỡi/ người thương
Đi đâu/ mà để/ buồn hương/ lạnh lùng”.
-Nhưng khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột
ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5,
3/5… là một dạng của lục bát biến thể:
“Chồng gì anh/ vợ gì tơi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây”
 * Chú thích
Chỉ giảng những chú thích sao, những chú thích liên quan đến nội dung
cơ bản của văn bản. Những chú thích khác giáo viên tìm cách kiểm tra học sinh
trong quá trình tìm hiểu, phân tích văn bản.
2.2. Phân tích
Đặt câu hỏi là biện pháp dạy học rất quan trọng. Đối với học sinh, các câu
7


hỏi giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống, tránh tình trạng ghi nhớ
máy móc và tạo khơng khí học tập sơi nổi. Đối với giáo viên, đặt câu hỏi nhằm
hướng dẫn quá trình nhận thức, tổ chức cho học sinh học tập, khích lệ và kích
thích học sinh suy nghĩ, đồng thời cũng cung cấp cho giáo viên những thông tin

phản hồi để biết được học sinh có hiểu bài hay khơng.Ngồi việc xây dựng hệ
thống các kiểu câu hỏi: phát hiện, gợi mở, cảm nhận, nêu tình huống, so sánh.
Tơi cịn xây dựng các kiểu câu hỏi sau:
2.2.1. Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái hiện
Hệ thống câu hỏi này đòi hỏi thầy và trò tự xác định bức tranh nghệ thuật
trong tâm hồn mình khi đọc văn bản hoặc khêu gợi trí tưởng tượng trong và sau
khi đọc.
Ví dụ: Khi dạy đến bài ca "Chú tơi" giáo viên có thể đặt câu hỏi.
Hỏi: Em hình dung người chú trong bài như thế nào? Hãy tả lại cho các
bạn nghe?
Học sinh có thể trả lời theo sự tưởng tượng của cá nhân (nghiện rượu,
nghiện chè, ngủ nướng...)
Chú ý: Những hình tượng có nội dung phong phú, có màu sắc xúc cảm là
chỗ dựa tốt để nắm vững bài học … Vai trò của giáo viên trong việc giáo dục
năng lượng tưởng tượng của học sinh là rất quan trọng, khéo léo dùng các biện
pháp và phương pháp kích thích học sinh tạo nên các hình ảnh của những cái
chưa bao giờ thấy "tránh chủ quan và bịa đặt".
2.2.2.Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo
Những hình tượng của tưởng tượng tái tạo có ưu thế hơn những hình
tượng của kí ức vì học sinh hoạt động tích cực hơn, mặc dù có điều khiển các
hình tượng này để cho chúng phản ánh hiện thực và đặc biệt là trong văn học
nghệ thuật thậm trí phong phú hơn hiện thực cũng khơng phải là khơng có
những tác dụng nhất định. Loại câu hỏi này đi vào những bức tranh nghệ thuật
bộ phận, sắc sảo, tinh tế, có tính chất phát hiện sáng tạo. Trả lời được những câu
gợi ý, những câu hỏi đó, minh hoạ được, tả lại được những cảnh tượng thể hiện
8


sự rung động trong cảm thụ của người đọc và phản ánh ngay cái yếu, cái mạnh
của trị có thể điều chỉnh hoặc để cho các em nhận xét về nhau cũng có thể bồi

dưỡng được.
Ví dụ: Khi dạy bài:“Thương thay” .
Hỏi: Qua hình ảnh con tằm em hình dung cuộc sống của người nông
dânnhư thế nào? Hãy kể lại cho các bạn nghe?
Học sinh: Cuộc đời con tằm ăn lá dâu, ăn thì được mấy mà phải nằm nhả
tơ, để sơi tơ ấy phục vụ cho cuộc sống của kẻ khác, phục vụ cuộc sống xa hoa
cho bọn quan lại. Cuộc đời người nông dân giống như cuộc đời con tằm: hi sinh
nhiều, hưởng thụ ít.
2.2.3. Hệ thống câu hỏi phát hiện thủ pháp nghệ thuật.
Như chúng ta đã biết những bài ca dao đưa vào SGK Ngữ văn 7 có nhiều
thủ pháp nghệ thuật khác nhau. Đó là các thủ pháp nghệ thuật sau: so sánh, ẩn
dụ, nhân hóa, phóng đại....giáo viên cần sử dụng những câu hỏi để học sinh phát
hiện được những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc trong ca dao.
Ví dụ: Khi dạy bài:“Thân em”.
Hỏi: Thân em ở đây được ví như cái gì? Biện pháp tu từ nào được thể
hiện trong bài?
Học sinh: Thân em ví như trái bần trơi. Trái bần bé mọn bị “gió dập sóng
dồi” xơ đẩy, quăng quật trên sơng nước mênh mơng, khơng biết “tấp vào đâu”
-> Hình ảnh so sánh.
2.2.4.Hệ thống câu hỏi bình
Ngồi ra, cũng như dạy các văn bản thuộc thể loại trữ tình, giáo viên cần
sử dụng những câu hỏi bình nhưng chú ý phải có câu hỏi đi từ phân tích, giảng
giải, nắm được nghĩa lí của kết cấu, hình tượng từ ngữ rồi mới đến câu hỏi bình.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Tình cảm anh em”.
Hỏi: Tình cảm anh em được diễn tả như tay chân, em hãy bình hình ảnh này?
Học sinh: Bài ca đưa những bộ phận (tay-chân) của con người mà so
sánh, nói về tình nghĩa anh em. Anh em phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, phải
9



biết nương tựa vào nhau, “ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Hai chữ anh em
gắn với những chữ: hịa thuận, hai thân, vui vầy.
2.2.5.Tìm những câu ca dao tương tự
Ví dụ:
-Khi dạy bài ca dao: “Cơng cha như núi ngất trời” giáo viên nên yêu cầu
học sinh tìm những bài ca dao, những câu ca dao tương tự. Đó là bài:
Cơng cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong chảy ra.
Một lịng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
-Khi dạy bài ca dao: “Thân em” giáo viên yêu cầu học sinh tìm những bài
ca dao, những câu ca dao tương tự. Đó là bài:
- Thân em như mảnh cau khô,
Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.
- Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
- Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
2.3.Phần tổng kết
Một tác phẩm văn học được coi là thành cơng bởi có sự đóng góp của nội
dung và nghệ thuật. Phần tổng kết giáo viên nên sử dụng câu hỏi để học sinh tự
khái quát nội dung và tổng hợp các biện pháp nghệ thuật mà tác giả dân gian đã
sử dụng trong bài ca dao. Hoặc có thể sử dụng dạng bài tập trắc nghiệm để kiểm
tra mức độ hiểu bài của học sinh.
Sau phần tổng kết tơi cho học sinh trình bày hoặc cho học sinh nghe một
số làn điệu dân ca ba miền Bắc - Trung- Nam, một số làn điệu dân ca Thanh
Hóa (phần phục lục).
2.4.Phần luyện tập
Phần lớn các bài tập đều hỏi về nội dung và nghệ thuật của bài nên giáo
10



viên có thể kết hợp trong q trình phân tích, phần tổng kết. Trường hợp bài dài
thì giao về nhà làm.
IV. Kiểm nghiệm:
SKKN được áp dụng cho những bài tiếp theo ở tuần 4(ca dao-dân ca), các
tác phẩm trữ tinh, kết quả cho thấy thông qua mỗi bài giảng ca dao-dân ca học
sinh thêm yêu thích và hứng thú học tập. Đặc biệt khi kết hợp giảng dạy ca daodân ca và ngoại khóa văn học về vấn đề này, học sinh tỏ ra rất tích cực tham gia.
Các giờ giảng văn và giảng ca dao-dân ca bước đầu đạt kết quả cao.
So với thực trạng ban đầu chưa áp dụng SKKN đến nay thấy số lượng học
sinh yêu thích học tập bộ môn tăng lên.
Cụ thể điều tra 40 học sinh lớp 7E, kết quả như sau:
Nội dung

Thực trạng

ban đầu
Em có u thích làm điệu dân ca khơng? 20/40=50%
Em thích học phần ca dao dân ca khơng? 15/40=37,5%
Em có thường xuyên vận dụng lời ăn 10/40=25%

Kết quả đạt được
nhờ SKKN đem lại
40/40=100%
40/40=100%
35/40=87,5%

tiếng nói của ca dao dân ca khơng?
Về kết quả bài kiểm tra phần ca dao-dân ca kết quả cụ thể như sau:
- Số bài giỏi: 10=25%

- Số bài khá: 15=37,5%
- Số bài trung bình: 15=37,5%
Đặc biệt khơng cịn bài dưới điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ hiệu quả
mà SKKN mang lại.
Nếu áp dụng SKKN này, học sinh sẽ tiếp cập nhanh hơn đối với mỗi bài
ca dao-dân ca. Hơn nữa sau khi học xong phần ca dao-dân ca học sinh khơng chỉ
tích lũy được phần kiến thức mà cịn bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm về tình yêu
quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè thầy cơ...Góp phần giúp
người học cảm nhận cái hay cái đẹp mà ca dao-dân ca đem lại. Từ đó học sinh
sẽ tạo được nét đẹp trong văn hóa ứng xử, hướng tới vẻ đẹp Chân-Thiện-Mĩ.

11


Như vậy mỗi bài giảng sẽ thu hút tâm linh người đọc, chứ khơng cịn là những
bài giảng văn khơ khan thuần túy là cung cấp tri thức văn học.

12


C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
“Một số phương pháp giảng dạy ca dao - dân ca nhằm gây hứng thú cho
học sinh lớp 7 ở Trường THCS Minh Khai ” là một vấn đề tuy không lớn lắm
nhưng là phần văn học quan trọng, làm tiền đề cho việc phân tích thẩm bình thể
loại trữ tình. Giảng dạy ca dao-dân ca nếu người giáo viên làm tốt là đã thực
hiện được các chức năng cơ bản của văn học, đó là chức năng nhận thức, chức
năng thẩm mĩ, chức năng giáo dục và bồi dưỡng tình cảm. Thơng qua giảng giải
phân tích một cách khoa học, người giáo viên đã giúp học sinh hiểu đúng, hiểu
rõ và hiểu sâu tác phẩm, học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của tác phẩm.
“Văn học dân gian được ví như “bầu sữa ngọt” nuôi dưỡng những phẩm

chất ưu tú nhất của con người như lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, tinh
thần dũng cảm, chủ nghĩa lạc quan, đức chính trực, tình thương nhân đạo, tình
đồng bào và tình hữu ái giai cấp…” (Đỗ Bình Trị). Làm thế nào để “bầu sữa”
ấy mãi ngọt, đầy tràn và thực sự là nguồn ni dưỡng tâm hồn thì việc học tác
phẩm văn học dân gian trong nhà trường thcs là điều cần thiết. Thế nhưng văn
học dân gian có nhiều điểm khác so với văn học viết nên việc dạy và học ca daodân ca trong nhà trường là vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên. Nhận thức rõ
điều này người giáo viên trong quá trình dạy học nhất thiết phải tìm được những
phương pháp dạy phù hợp để giúp học sinh tiếp cận, tìm hiểu tác phẩm văn học
dân gian một cách chính xác và có hiệu quả.
Trên đây là một số phương pháp giảng dạy ca dao-dân ca trong chương
trình Ngữ văn 7. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song kiến thức của bản thân còn
hạn chế nên phần nào chưa đáp ứng yêu cầu của vấn đề. Rất mong nhận được sự
góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 9 tháng 4 năm 2016
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

13


Lê Thị Chung

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Nguyễn Khắc Phi (tổng biên tập) (2003) Sách giáo viên Ngữ văn 7, Tập 1,
NXB Giáo dục.
2, Nguyễn Khắc Phi (tổng biên tập) (2003) Sách giáo khoa Ngữ văn 7, Tập 1,

NXB Giáo dục.
3, Nguyễn Khắc Phi (tổng biên tập) (2003) SáchBài tập Ngữ văn 7, Tập 1, NXB
Giáo dục.
4, Mã Giang Lân (1998), Tuyển tập ca dao dân ca Việt Nam , NXB Giáo dục.
5, Bộ Giáo dục và Đào tạo(2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
THCS môn Ngữ văn, NXB Giáo dục.
6, Bộ Giáo dục và Đào tạo(2010), Hướng dẫn việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn Ngữ văn Trung học cơ sở, NXB Giáo dục.
7, Bộ Giáo dục và Đào tạo(2011), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo
viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Ngữ
văn cấp THCS, NXB Giáo dục.
8, Lưu Đức Hạnh( chủ biên) (2006), Em tự đánh giá kiến thức Ngữ văn 7, tập 1,
NXB Giáo dục.
9, Vũ Nho (chủ biên) (2008), Kiểm tra đánh giá thường xun và định kì mơn
Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục.
10,Tài liệu tập huấn chun mơn do phịng giáo dục đào tạo tổ chức.

14


PHỤC LỤC
Một số hình ảnh về các làn điệu dân ca ba miền

Các liền anh liền chị quan họ Bắc Ninh

15


Ngược dịng sơng Hương - thưởng thức ca Huế


Mơ hình tái hiện một cảnh đờn ca tài tử ở Nam Bộ

16


MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

PHẦN
A.ĐẶT VẤN ĐỀ

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lý luận của vấn đề
II. Thực trạng của vấn đề
III. Giải pháp và thực hiện
1. Giới thiệu bài.
2. Phần dạy bài mới
2.1. Đọc - chú thích
2.2. Phân tích
2.2.1. Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái hiện
2.2.2. Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo
2.2.3. Hệ thống câu hỏi phát hiện thủ pháp nghệ thuật.
2.2.4. Hệ thống câu hỏi bình
2.2.5. Tìm những câu ca dao tương tự
2.3. Tổng kết
2.4. Luyện tập
IV. Kiểm nghiệm
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC( tranh ảnh các làn điệu dân ca)

TRANG
1
2
2
3
5
5
6
6
8

8
8
9
9
10
10
11
11
13

17



×