Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) nâng cao hiệu quả dạy học môn vật lý 8 ở trường THCS kỳ tân, huyện bá thước thông qua hướng dẫn học sinh phân loại và giải bài tập chương i cơ học vật lý 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.29 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ 8 Ở
TRƯỜNG THCS KỲ TÂN, HUYỆN BÁ THƯỚC THÔNG QUA
HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN LOẠI VÀ GIẢI BÀI TẬP
CHƯƠNG I : CƠ HỌC - VẬT LÝ 8

Người thực hiện: Lê Văn Trường
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Kỳ Tân
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực( mơn): Vật lý

THANH HĨA NĂM 2019


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.....................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận...........................................................................
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN....................
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả dạy học Vật
lý lớp 8 ở Trường THCS Kỳ Tân, huyện Bá Thước thông qua việc


hướng dẫn học sinh phân loại và giải bài tập chương I : Cơ học –
Vật lý 8.
2.3.1 Dạng bài tập định tính hay bài tập câu hỏi
2.3.2 Dạng bài tập tính tốn
2.3.3 Dạng bài tập đồ thị
2.3.4. Dạng bài tập thí nghiệm
2.4. Hiệu quả của SKNN................................................................
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận...................................................................................
3.2. Kiến nghị.................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN

Trang 1
Trang 1
Trang 1
Trang 1
Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 4
Trang 4
Trang 6
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 15
Trang 16

Trang 17
Trang 17


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài :
Trong thực tế dạy học Vật lý thì bài tập Vật lý được hiểu là một vấn đề
được đặt ra đòi hỏi phải giải quyết nhờ những suy luận logic những phép tốn và
thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật các phương pháp Vật lý. Hiểu theo nghĩa
rộng thì mỗi vấn đề xuất hiện do nghiên cứu tài liệu giáo khoa cũng chính là một
bài tập đối với học sinh. Sự tư duy một cách tích cực ln ln là việc vận dụng
kiến thức đã học để giải bài tập.
Trong q trình dạy học mơn Vật lý, các bài tập Vật lý có tầm quan trọng đặc
biệt. Hiện nay để việc thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới và dạy học
theo phương pháp đổi mới có hiệu quả thì việc hướng dẫn học sinh biết phân
loại, nắm vững phương pháp và làm tốt các bài tập trong chương trình sách giáo
khoa đã góp phần khơng nhỏ trong việc thực hiện thành công công tác dạy học
theo phương pháp đổi mới.
Ở chương I: “Cơ học” là một trong những chương quan trọng của chương
trình Vật lý lớp 8 nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức về: Chuyển động cơ
học; Vận tốc; Chuyển động đều – chuyển động không đều; Biểu diễn lực; Sự
cân bằng lực – Quán tính; Lực ma sát, Áp suất; Áp suất khí quyển; Lực đẩy Ác
– si – mét; Cơ năng…kỹ năng thực hành để rút ra kiến thức mới, vận dụng các
định luật để giải bài tập. Vì vậy để giúp học sinh nắm vững các kiến thức trong
chương này và vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các dạng bài tập Vật lý
trong chương I, tôi đã chọn đề tài : “ Hướng dẫn học sinh phân loại và giải bài
tập chương I : Cơ học - Vật lý 8 ”để làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
Mục đích của tơi khi viết sáng kiến này là nhằm tìm ra những giải pháp
chung nhất và hiệu quả nhất trong việc hướng dẫn học sinh phân loại và giải bài

tập. Đặc biệt chú trọng việc phân loại các dạng bài tập để nâng cao chất lượng
học sinh mũi nhọn, học sinh đại trà ở môn phụ trách dạy học. Đồng thời tự bồi
dưỡng năng lực chuyên môn trong q trình cơng tác ở đơn vị.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
Hướng dẫn học sinh phân loại và giải bài tập chương I : Cơ học - Vật lý 8 cho
học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở Kỳ Tân, huyện Bá Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên cứu
tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nói chung và
phương pháp, kỹ thuật dạy học sử dụng bản đồ tư duy. Tham khảo sách giáo
khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn Vật lý.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú học tập
của học sinh.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy
trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý.
- Phương pháp thực nghiệm, áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp, so sánh đối
chứng.
- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ tích
1


cực của học sinh khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm với khi đã áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu :
Phương pháp dạy học là một bộ phận hợp thành của quá trình sư phạm
nhằm đào tạo thế hệ trẻ có tri thức khoa học, về thế giới quan và nhân sinh quan,
thói quen và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Phương pháp dạy học có mối liên hệ biện chứng với các nhân tố khác của
quá trình dạy học. Những phương pháp dạy học phải thống nhất biện chứng giữa

việc giảng dạy của giáo viên với việc học tập của học sinh. Đồng thời góp phần
có hiệu quả vào việc thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học. Xác định kế
hoạch giáo dục, giáo dưỡng, phát triển bộ mơn một cách nhịp nhàng, cụ thể hố
nhiệm vụ dạy học trên cơ sở đặc điểm của học sinh, điều chỉnh kế hoạch dạy học
cho sát với diễn biến thực tế, tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập ở trên lớp
cũng như ở nhà phù hợp với dự định sư phạm.
Đối với môn Vật lý ở trường phổ thơng, bài tập Vật lý đóng một vai trị hết
sức quan trọng, việc hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý là một hoạt động dạy
học, là một công việc khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên
Vật lý trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh, vì thế địi hỏi người
giáo viên và cả học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Bài tập Vật lý
sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn những qui luật Vật lý, những hiện tượng Vật lý.
Thông qua các bài tập ở các dạng khác nhau tạo điều kiện cho học sinh vận dụng
linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành cơng những tình huống cụ
thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc hồn thiện và trở
thành vốn riêng của học sinh. Trong quá trình giải quyết các vấn đề, tình huống
cụ thể do bài tập đề ra học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh
phân tích, tổng hợp khái qt hố....để giải quyết vấn đề, từ đó sẽ giúp giải quyết
giúp phát triển tư duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong suy nghĩ,
suy luận.... Nên bài tập Vật lý gây hứng thú học tập cho học sinh.
2.2. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh phân loại và giải bài tập Vật lý
ở trường THCS Kỳ Tân, huyện Bá Thước.
Năm học 2018 – 2019 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà
trường phổ thông.
Việc đổi mới phương pháp dạy cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương
tiện kĩ thuật đã và đang phần nào đạt được những yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, các
phương pháp này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, trang thiết bị dạy học trong khi
do điều kiện học tập ở nhà trường còn chưa trang bị được máy chiếu cho tất cả
các lớp học và một tiết học trên lớp chỉ có 45 phút thì khơng đủ thời gian cho

các hoạt động.
Về phía giáo viên :
Đối với người dạy, đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy,
chăm lo, quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
2


- Trong q trình giảng dạy mơn Vật lý giáo viên thường sử dụng phương
pháp chia nhóm để học sinh thảo luận và tìm ra kết quả cho câu hỏi và giáo viên
thường kết luận đúng, sai và không hướng dẫn gì thêm, việc giảng dạy Vật lý
nhất là bài tập Vật lý như thế sẽ không đạt được kết quả cao, vì trong lớp có các
đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém nên khả năng tư duy của các
em rất khác nhau, đối với học sinh yếu, kém hay trung bình khơng thể tư duy kịp
và nhanh như học sinh khá, giỏi nên khi thảo luận các em chưa thể kịp hiểu ra
vấn đề và nhất là khi thảo luận nhóm, giáo viên lại hạn chế thời gian hoặc thi
xem nhóm nào đưa ra kết quả nhanh nhất thì thường các kết quả này là tư duy
của các học sinh khá, giỏi trong nhóm.
- Giáo viên chưa thật sự chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh phương
pháp phân loại và giải bài tập Vật lý.
Về phía học sinh:
- Đời sống cịn nhiều khó khăn, các em phải lao động hàng ngày ở ngoài
ruộng nương và làm nhiều việc phụ giúp gia đình nên ít có thời gian để đọc các
tài liệu tham khảo, mở rộng hiểu biết.
- Nhà trường xa trung tâm huyện, lại chưa đủ cơ sở vật chất để phục vụ
việc dạy học nên các em khơng có đủ tài liệu để tham khảo. Vì vậy chỉ có thể
nắm bắt được những gì sách giáo khoa cung cấp.
- Học sinh thụ động trong học tập, biểu hiện ngại học, chán học, mất hứng
thú với môn Vật lý.
- Kỹ năng phân loại và giải bài tập cịn yếu.
- Học sinh khơng nhận thức được chiều sâu và sự thú vị của các bài

tậpVật lý.
- Học sinh không nhận biết được mỗi liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị kiến
thức.
Kết quả giảng dạy bộ môn Vật lý lớp 8 ở trường THCS Kỳ Tân, huyện Bá
Thước học kì I năm học 2015 - 2016 và học kì I năm học 2016- 2017, trước khi
áp dụng đề tài nghiên cứu này là :
Bảng số 1. Kết quả xếp loại học kì 1: năm học 2015 - 2016
và năm học 2016 – 2017
Xếp loại
Lớp
8
8

Năm học
2015-2016
2016-2017


số
59
56

Giỏi
SL
1
1

%
1,7
1,8


Khá
SL
10
11

%
17,0
19,6

Trung
bình
SL
%
40 67,7
37 66,1

Yếu
SL
8
7

Kém

% SL %
13,6 0
0
12,5 0
0


Từ kết quả học tập và qua quan sát trên lớp tôi thấy việc học sinh nhận đúng
dạng bài tập để giải còn rất nhiều hạn chế chính vì vậy mà kết quả đạt được cịn
thấp. Nhiều năm tôi trăn trở suy nghĩ phải chăng do cách tổ chức giờ học chưa
thực phù hợp, áp dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp. Xuất phát từ thực tế
đó tơi xin đưa ra một số giải pháp giúp các em có kĩ năng phân loại và giải tập
Vật lý tốt hơn. Đầu năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 trước khi áp
3


dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát môn Vật
lý để nắm được trình độ và kiến thức ở hai lớp.
Bảng số 2. Kết quả điểm khảo sát đầu năm môn Vật lý của học sinh lớp 8
năm học 2017 - 2018 và năm học 2018 - 2019 :
Năm học

2017-2018
2018-2019

Lớ
p

Xếp loại

số

Giỏi

Khá

Trung bình


Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A

27

1


3.7

4

14.8

16

59.3

4

14.8

2

7.4

8B

28

1

3.6

4

14.3


17

60.7

4

14.3

2

7.1

8A

25

1

4.0

5

20.0

13

52.0

4


16.0

2

8.0

8B

25

1

4.0

4

16.0

13

52.0

4

16.0

3

12.0


Từ bảng trên, cùng với thực tế giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy trình độ và
kiến thức Vật lý ở các lớp đối chứng (8A) và các lớp thực nghiệm (8B) trong cả
hai năm học là gần như tương đương nhau.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả dạy học Vật lý lớp 8 ở
trường THCS Kỳ Tân, huyện Bá Thước thông qua việc hướng dẫn học sinh
phân loại và giải bài tập chương I : Cơ học
2.3.1 Dạng bài tập định tính hay bài tập câu hỏi:
Đó là những bài tập vật lý mà khi giải học sinh khơng cần tính tốn hay
chỉ làm những phép tốn đơn giản có thể nhẩm được.
Bài tập định tính có tầm quan trọng đặc biệt vì nhiều bài tập tính tốn có thể
giải được phải thơng qua những bài tập định tính....Vì vậy việc luyện tập, đào
sâu kiến thức và mở rộng kiến thức của học sinh về một vấn đề nào đó cần được
bắt đầu từ bài tập định tính. Đây là loại bài tập có khả năng trau dồi kiến thức
và tạo hứng thú học tập của học sinh.
Để giải quyết được bài tập định tính địi hỏi học sinh phải phân tích được bản
chất của các hiện tượng Vật lý. Với các bài tập định tính ta có thể chia ra là hai
loại: Loại bài tập định tính đơn giản và loại bài tập định tính phức tạp.
2.3.1.1 Loại bài tập định tính đơn giản:
Giải bài tập định tính đơn giản học sinh chỉ cần vận dụng một hai khái
niệm hay định luật đã học là có thể giải quyết được dạng bài tập này nên dùng
để củng cố, khắc sâu khái niện hay định luật như các ví dụ sau :
Ví dụ 1: Một vật được coi là đứng yên so với mốc khi
A. vật đó khơng chuyển động.
B. vật đó khơng dịch chuyển theo thời gian.
C. vật đó khơng thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.
D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc khơng thay đổi.
- Hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh : Học sinh hoạt động cá nhân.
- Với bài tập này giáo viên nên đưa ngay sau khi học sinh học xong bài chuyển
động cơ học.

+ (Đáp án đúng là C )
4


Ví dụ 2: Trong hình bên, mực chất lỏng ở ba bình ngang nhau. Bình 1 đựng
nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thủy ngân. Gọi p 1, p2, p3 lần lượt là áp suất
của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1,2 và 3. Hãy chọn phương án đúng :
A. p1> p2>p3
B. p2> p3>p1
C. p3> p1>p2
D. p2> p1> p3

- Bài tập này sẽ giúp cho học sinh nắm được cách so sánh áp suất tác dụng lên
đáy bình khi các bình có cùng điều kiện là chiều cao của cột chất lỏng đựng
trong bình là như nhau.
- Với bài tập này để đưa ra được phương án trả lời đúng thì học sinh chỉ cần so
sánh trọng lượng riêng của : Nước, rượu, thủy ngân.
+ Đáp án đúng là : C
2.3.1.2 Dạng bài tập định tính phức tạp :
Đối với các bài tập dạng định tính phức tạp thì việc giải các bài tập này là giải
một chuỗi các câu hỏi định tính. Những câu hỏi này địi hỏi học sinh phải dựa
vào việc vận dụng một định luật Vật lý, một tính chất vật lý nào đó. Khi giải các
bài tập định tính phức tạp này ta thường phân tích ra ba giai đoạn :
+ Phân tích điều kiện câu hỏi.
+ Phân tích các hiện tượng vật lý mơ tả trong câu hỏi, trên cơ sở đó liên hệ với
định luật Vật lý, định nghĩa, một đại lượng vật lý hay một tính chất Vật lý liên
quan.
+ Tổng hợp các điều kiện đã cho và kiến thức tương ứng để giải.
Ví dụ 3: Tại sao khi lên cao nhanh quá, như ngồi trong máy bay, người ta thấy ù
tai ?

- Với nhiều HS để có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi này là khơng đơn
giản.
- GV: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài để giúp HS có
được câu trả lời đúng đắn.
- Hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh : Học sinh hoạt động theo nhóm.
- GV: Có thể hướng dẫn các nhóm HS bằng cách đưa ra các câu hỏi sau đây :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Hình thức hoạt động : Học sinh hoạt
động độc lập.
( ?) Càng lên cao thì áp suất khí - Càng lên cao thì áp suất khí quyển
quyển càng tăng hay càng giảm ?
càng giảm.
- GV : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
về cấu tạo của tai.
- GV thơng báo : Bình thường áp
suất trong tai giữa sẽ cân bằng với
áp suất khí quyển.
5


(?) Khi lên cao đột ngột thì sẽ xảy ra - Xảy ra hiện tượng mất cân bằng giữa
hiện tượng gì ?
áp suất tai giữa với áp suất khí quyển.
(?) Khi đó giữa áp suất khí quyển
với áp suất trong tai giữa thì áp suất
nào lớn hơn ? và hiện tượng gì sẽ
xảy ra với màng tai lúc này ?
- Giáo viên : Từ những gợi ý ở trên
yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi đầy

đủ.

- Khi đó áp suất trong tai giữa sẽ lớn hơn
áp suất khí quyển do đó màng tai bị đẩy
ra phía ngồi.
- Học sinh : Khi cơ thể bị đưa nhanh lên
cao, áp suất khơng khí trong tai giữa
chưa kịp cân bằng với áp suất khí quyển.
Màng tai lúc đấy bị đẩy ra phía ngồi và
người ta cảm thấy ù tai, đau tai.

2.3.2 Dạng bài tập tính tốn :
Đó là dạng bài tập muốn giải đựơc phải thực hiện một loạt các phép tính :
- Để làm tốt loại bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề, tìm
hiểu ý nghĩa thuật ngữ mới (nếu có), nắm vững các dữ kiện đâu là ẩn số phải
tìm.
- Phân tích nội dung bài tập, làm sáng tỏ bản chất vật lý của các hiện tượng mô
tả trong bài tập.
- Xác định phương pháp giải và vạch ra kế hoạch giải bài tập.
Đối với bài tập tính tốn ta có thể phân làm hai loại: Bài tập tập dượt và bài tập
tổng hợp.
2.3.2.1 Bài tập tập dượt :
Là loại bài tập đơn giản sử dụng khi nghiên cứu khái niệm, định luật hay một
qui tắc vật lý nào đó. Đây là loại bài tập tính tốn cơ bản giúp học sinh nắm
vững hiểu đầy đủ hơn, sâu sắc hơn một định lượng của các bài tập vật lý. Dạng
bài tập này giáo viên nên để hướng dẫn học sinh củng cố, vận dụng sau bài học.
Ví dụ 4 : Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc,
xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính
vận tốc trung bình của xe trên qng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang
và trên cả hai quãng đường.

- GV : Hướng dẫn HS đọc, hiểu, phân tích, tóm tắt bài tốn và gợi ý HS giải
bằng cách đưa ra các câu hỏi sau đây :
- Hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh : Học sinh hoạt động cá nhân
Cho biết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
s1= 120m
(?) Tính vận tốc trung bình - Cơng thức tính vận tốc
t1=30s
bằng cơng thức nào ?
trung bình :
s2= 60m
Vtb = s
t
t2=24s
(?) Tính vận tốc trung bình
- Vận tốc trung bình của xe
+ Vtb1 =  ?
của xe đạp trên quãng
đạp trên quãng đường dốc
+ Vtb2 =  ?
đường dốc như thế nào ?
là :
+ Vtb =  ?
?
Vtb1 = st11 = 120/30 = 4(m/s)
6


(?) Tính vận tốc trung bình

của xe đạp trên qng
đường nằm ngang như thế
nào ?
(?) Tính vận tốc trung bình
của xe đạp trên cả quãng
đường như thế nào ?

- Vận tốc trung bình của xe
đạp trên quãng đường nằm
ngang là :
Vtb2 = st 22 = 60
=2,5(m/s)
24
- Vận tốc trung bình của xe
đạp trên cả quãng đường là :
Vtb =

s 1 s 2
t 1 t 2

=

120  60
30  24

= 3,33(m/s)
Ví dụ 5 : Một người thợ lặn ở độ sâu 32m so với mặt nước biển. Biết trọng
lượng riêng của nước là 10300N/m3
a. Tính áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn.
b. Khi áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn là 206000N/m2 thì người thợ

lặn đã bơi lên hay lặn xuống ? Tính độ sâu của thợ lặn lúc này ?
- GV : Hướng dẫn HS đọc, hiểu, phân tích, tóm tắt bài toán và gợi ý HS giải
bằng cách đưa ra các câu hỏi sau đây :
- Hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh : Học sinh hoạt động cá nhân

Cho biết
h = 32m
dn = 10300N/m3
a. p = ?
b. p1=206000N/m2
h1 = ?

Hoạt động của giáo viên
- GV : Với các dữ kiện của
bài tốn để tính được áp
suất nước biển tác dụng lên
thợ lặn, ta áp dụng công
thức nào ?
(?) Hãy so sánh p và p1 và
cho biết thợ lặn đang bơi
lên hay lặn xuống ?

Hoạt động của học sinh
a.
- Áp suất nước biển tác
dụng lên thợ lặn lên thợ lặn
:
p = dn.h = 10300.32
= 329600 (N/m2)
b.

- p1 < p : Điều đó chứng tỏ
thợ lặn đang bơi lên.
- Độ sâu của thợ lặn lúc này
- GV : Từ đó hãy tính độ là :
sâu hiện tại của thợ lặn.
p1=206000N/m2
p1
h1 = dn = 206000
10300 = 20(m)

Ví dụ 6 : Một quả nặng làm bằng sắt có thể tích 25 cm 3 được nhúng chìm trong
nước. Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m 3 . Hãy tính lực đẩy Ác - si- mét
tác dụng lên vật.
- GV : Hướng dẫn HS đọc, hiểu, phân tích, tóm tắt bài tốn và gợi ý HS giải
bằng cách đưa ra các câu hỏi sau đây :
- Hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh : Học sinh hoạt động cá nhân

Cho biết
V = 25cm3

Hoạt động của giáo viên
- GV : Với các dữ kiện

Hoạt động của học sinh
- Áp dụng cơng thức tính
7


= 0,000025 m3
dn = 10000N/m3

FA = ?

của bài toán để tính được
lực đẩy ác – si – mét,
ta áp dụngcơng thức nào ?

đẩy Ác – si – mét :
FA= dn.V = 10000.0,000025
= 0,25(N)

2.3.2.2: Bài tập tổng hợp :
Là những bài tập phức tạp mà muốn giải được chúng ta phải vận dụng nhiều
khái niệm, nhiều định luật hoặc qui tắc, công thức nằm ở nhiều bài, nhiều mục.
Loại bài tập này có mục đích chủ yếu là ơn tập tài liệu giáo khoa, đào sâu mở
rộng kiến thức giúp các em học sinh thấy được mối quan hệ giữa những phần
khác nhau. Bài tập dạng này giáo viên cần hướng dẫn cặn kẽ để giúp các đối
tượng học sinh trong lớp có thể nắm bắt kịp thời.
Ví dụ 7: Một cục đá có thể tích v = 360cm3 nổi trên mặt nước.
a. Tính thể tích của phần ló ra khỏi mặt nước của cục đá biết khối lượng
riêng của cục đá là D = 0,92g/cm 3, trọng lượng riêng của nước d n =
10000N/m3.
b. So sánh thể tích của cục nước đá và phần thể tích nước do cục nước đá tan
ra hoàn toàn.
- GV : Hướng dẫn HS đọc, hiểu, phân tích, tóm tắt bài tốn và gợi ý HS giải
bằng cách đưa ra các câu hỏi sau đây :
- Hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh : Học sinh hoạt động theo nhóm.
Cho biết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3

V = 360cm
a.
3
D = 0,92g/cm
- GV : Yêu cầu học sinh chỉ - Các lực tác dụng lên cục
3
dn = 10000N/m
ra các lực tác dụng lên cục đá gồm : Trọng lực P và
đá.
lực đẩy ác – si –mét FA .
a.Vn = ?
b. So sánh V với phần (?) Khi cục đá nổi và đứng - Khi đó độ lớn của hai
thể tích nước do cục yên thì độ lớn của hai lực lực phải bằng nhau.
nước đá tan ra hoàn này phải như thế nào ?
toàn (Vt)
(?) Với các dữ kiện của bài - Trước hết chúng ta phải
tốn đã cho để tính được tính được khối lượng cục
thể tích phần cục đá nhơ ra đá và trọng lượng của cục
khỏi cục nước là thì trước đá.
hết chúng ta phải tính được
những đại lượng nào ?
(?) Xác định khối lượng - Khối lượng của cục nước
của cục nước đá như thế đá :
nào ?
m = V.D = 360.0,92
= 331,2g
= 0,3312kg
- Trọng lượng cục nước đá
(?) Khi đã biết khối lượng :
cục nước đá, áp dụng công

P = 10.m = 10. 0,3312
thức nào để xác định trọng
= 3,312 N
8


lượng của cục đá ?
- Lực đẩy ác - si - mét của
(?) Hãy viết cơng thức tính nước tác dụng lên cục đá
lực đẩy ác – si –mét trong là :
trường hợp này ?
FA = dn.V’ (1)
(V’ là thể tích cục đá chìm
trong nước)
- Khi cục đá nổi trên mặt
nước ta có :
P = FA (2)
- Từ (1) và (2) ta có :
3,312
(?) So sánh hai vế của (1)
V’ = dPn = 10000
và (2). Kết quả thu được là
= 0,0003312m3
gì ?
3

= 331,2 cm

(?) Tính thể tích phần cục
đá nhơ ra khỏi mặt nước

như thế nào ?

(?) Tính khối lượng nước
do cục đá tan ra như thế
nào ?

- Thể tích phần cục đá nhô
ra khỏi mặt nước là :
Vn = V – V’ = 360 – 331,2
= 28,8cm3
b.
- Khi chưa tan, cục đá có
khối lượng
m = V.D
- Sau khi tan ra, nước do
cục đá tan ra có thể tích V t
và có khối lượng riêng Dn.
+ Khối lượng nước do cục
đá tan ra :
m’ = Vt .Dn

- Do khối lượng cục đá và
(?) Khối lượng cục đá ở thể khối lượng nước do cục đá
rắn và thể lỏng có thay đổi tan ra là không đổi. Tức là
: m = m’
khơng ?
<=> V.D = Vt .Dn
Vì D < Dn => Vt < V
(?) D < Dn từ đó hãy so
Vậy thể tích nước do cục

sánh Vt với V ?
(?) Từ kết quả đó em có kết đá tan ra có thể tích nhỏ
hơn so với thể tích cục đá
luận là gì ?
chưa tan.
- Học sinh : Đại diện các
- GV : Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
nhóm báo cáo kết quả, trước lớp, tham gia nhận
hướng dẫn học sinh nhận xét theo như yêu cầu của
9


xét, đánh giá.

GV.

Ví dụ 8 : Để đo chiều cao của một ngọn núi người ta tiến hành đo áp suất khí
quyển tại chân núi được P0 = 76cmHg và đo áp suất khí quyển tại đỉnh núi được
P1 = 73cmHg. Cho biết trọng lượng riêng của khơng khí (coi như không đổi) là
12,5N/m3, của thủy ngân là 136000N/m3. Hãy tính chiều cao của ngọn núi.
- GV : Đối với loại bài này có thể đưa ra một số câu hỏi để gợi ý giúp các em
nhận rõ các yếu tố cần tìm, tư duy logic để tìm ra lời giải nhanh chóng chính
xác.
- Hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh : Học sinh hoạt động theo nhóm.
Cho biết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
P0 = 76cmHg
(?) Khi người ta nói áp suất - Điều đó có nghĩa là áp suất
P1 = 73cmHg.

khí quyển bằng 76cmHg có do khí quyển gây ra có độ lớn
3
dkk= 12,5N/m
nghĩa là thế nào ?
bằng độ lớn áp suất do cột
3
dtn = 136000N/m
thủy ngân cao 76cmHg gây ra.
h1 = ?
(?) Hãy tính mức chênh - Sự chênh lệch độ cao cột
lệch độ cao cột thủy ngân thủy ngân giữa chân núi và
giữa chân núi và đỉnh núi ? đỉnh núi :
h = 76cmHg - 73cmHg
(?) Cột thủy ngân có độ cao
= 3cmHg = 0,03mHg
h gây ra áp suất là bao - Áp suất do cột thủy ngân cao
nhiêu ?
h = 0,03m gây ra là :
P = dtn.h = 136000.0,03
= 4080 N/m2
(?) Để gây ra được áp suất
- Để gây ra được áp suất P thì
2
có độ lớn P = 4080 N/m
cột khơng khí phải có chiều
thì cột khơng khí phải có
cao là :
4080
chiều cao là bao nhiêu ?
h1 = dPkk = 12,5 = 326,4m

Vậy chiều cao của ngọn núi
là : 326,4m
- Học sinh : Đại diện các
- GV : Tổ chức cho các
nhóm báo cáo kết quả trước
nhóm báo cáo kết quả,
lớp, tham gia nhận xét theo
hướng dẫn học sinh nhận
như yêu cầu của GV.
xét, đánh giá.
Ví dụ 9: Hai bạn An và Quý cùng xuất phát để chuyển động từ A đến B, An
chuyển động với vận tốc 30 km/h trên nửa đoạn đường đầu và với vận tốc 20
km/h trên nửa đoạn đường còn lại . Quý chuyển động với vận tốc 30km/h trong
nửa thời gian đầu và với vận tốc 20km/h trong nửa thời gian còn lại .
a. Hỏi trong hai bạn ai là người đến B trước .
10


b. Cho biết thời gian chuyện động từ A đến B của hai bạn chênh nhau 10 phút.
Tính chiều dài quảng đường AB và thời gian chuyển động của mỗi bạn.
- Với nhiều HS đây là bài tập phức tạp nên giáo viên có thể hướng dẫn HS giải
bài tốn này như sau :
- Hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh : Học sinh hoạt động theo nhóm.

Hoạt động của giáo viên
(?) Với các dữ kiện của bài toán đã
cho muốn biết ai đến B trước thì
chúng ta cần phải so sánh đại lượng
nào của hai bạn ?


Hoạt động của học sinh
a.
- Chúng ta chỉ cần so sánh thời gian tốn
để đi hết quãng đường AB của mỗi bạn.

(?) Tính thời gian tốn của bạn An để - Thời gian của An đi hết quãng đường
đi hết quãng đường AB như thế
AB là :
AB
AB 5 AB AB
nào ?



tA=
(h)
2.30

2.20

120

24

- Thời gian của Quý đi hết quãng đường
(?) Tính thời gian tốn của bạn Quý
AB là :
để đi hết quãng đường AB như thế
t
t

2 AB AB
nào ?

30. Q  20. Q  AB => tQ=
(h)
50
25
- GV : Yêu cầu học sinh so sánh thời
2
2
AB AB
gian tốn của mỗi bạn và rút ra kết


=> tA> tQ.
24 25
luận.
Vậy bạn Quý đến B trước
b. Từ câu a ta có:
tA=
(?) Theo đầu bài, cũng như kết quả
của ý a thì bạn An tốn nhiều thời
gian hơn bạn Quý bao nhiêu phút ?
(?) 10 phút bằng bao nhiêu giờ ?

AB
;
24

tQ =


AB
25

- Bạn An tốn nhiều thời gian hơn bạn
Quý 10 phút.
- Theo bài ra thời gian đi từ A đến B của
1
6

hai bạn chênh nhau 10 phút = h nên ta
có phương trình :
AB AB 1


24 25 6

=>

AB 1

600 6

=> AB=100 (km)
Vậy thời gian để đi hết quảng đường AB
của bạn An là
tA=

AB
100

1
=
= 4 (giờ)
24
24
6

Của bạn Quý là
tQ=
- GV : Tổ chức cho các nhóm báo

AB 100
=
= 4 (giờ)
25
25

- Học sinh : Đại diện các nhóm báo cáo
11


cáo kết quả, hướng dẫn học sinh
nhận xét, đánh giá.

kết quả trước lớp, tham gia nhận xét
theo như yêu cầu của GV.

2.3.3 Dạng bài tập đồ thị:
Đó là những bài tập mà trong dữ kiện đã cho của đề bài và trong tiến trình giải
có sử dụng về đồ thị. Loại bài tập này có tác dụng trước hết giúp học sinh nắm

được phương pháp quan trọng biểu diễn mối quan hệ giữa số và các đại lượng
vật lý, tạo điều kiện làm sáng tỏ một cách sâu sắc bản chất vật lý.
Trong chương I : Cơ vật lý 8 bài tập đồ thị tuy không nhiều nhưng hướng dẫn
loại bài tập này giúp học sinh nắm được phương pháp đồ thị trong việc xác định
số liệu để trả lời các câu hỏi.
Ví dụ 10 :
Hai ơ tơ chuyển động cùng chiều. Vận tốc của hai xe như nhau: Khi đi
trên đường là v1, còn khi đi trên cầu là v2 < v1. Đồ thị hình bên cho biết sự phụ
thuộc của khoảng cách giữa hai xe theo thời gian. Từ đồ thị hãy xác định v 1, v2
và chiều dài cây cầu.
L(m
)400
200
0

20

40

60

80

t(s)

- Hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh : Học sinh hoạt động theo nhóm.
- Đây là bài tập phức tạp nên giáo viên có thể hướng dẫn HS đọc, hiểu đề bài cũng phân tích
đồ thị và giải bài tập như sau :

Hoạt động của giáo viên

(?) Đoạn thứ nhất của đồ thị có ý nghĩa
gì ? hai xe lúc này còn cách nhau bao
xa ?
(?) Đoạn thứ hai của đồ thị có ý nghĩa
gì ?
(?) Xe 1 vào cầu trước xe 2 bao nhiêu
giây ? Từ đó hãy xác định vận tốc của
xe đi trên đường .
(?) Trong thời gian 20s này khoảng
cách giữa hai xe rút ngắn lại được bao
nhiêu mét ? Từ đó hãy xác định vận
tốc của xe đi trên cầu.
(?) Đoạn thứ ba của đồ thị có ý nghĩa
gì ? thời gian cả hai xe cùng đi trên cầu
là bao nhiêu giây ?
(?) Tổng thời gian xe 1 đi trên cầu là
bao nhiêu giây ? Từ đó hãy tính chiều
dài của cây cầu.

Hoạt động của học sinh
- Đoạn thứ nhất của đồ thị là khi cả
hai xe chưa vào cầu, chúng cách nhau
400m.
- Đoạn thứ hai là khi xe 1 đã vào cầu
còn xe hai chưa vào cầu. Thời gian
này là (30 -10) = 20s => V1 = 40/20 =
20m/s
- Trong thời gian 20s này khoảng cách
hai xe rút ngắn lại được 400 – 200 =
200m và bằng (V1 – V2).t => V2 =

10m/s.
- Đoạn thứ 3 của đồ thị là khi cả hai
xe cùng đi trên cầu, thời gian này là
30s.
- Vì xe 1 vào cầu trước 20s nên tổng
thời gian nó đi trên cầu là 30+20 =
12


50s. Vì vậy chiều dài cây cầu là :
V2.50 = 500m
- GV : Tổ chức cho các nhóm báo cáo - Học sinh : Đại diện các nhóm báo
kết quả, hướng dẫn học sinh nhận xét, cáo kết quả trước lớp, tham gia nhận
đánh giá.
xét theo như yêu cầu của GV.
2.3.4. Dạng bài tập thí nghiệm: Là dạng bài tập mà trong khi giải phải tiến
hành thí nghiệm, những quan sát hoặc kiểm chứng cho lời giải lý thuyết hoặc
tìm số liệu, dữ kiện dùng cho việc giải bài tập. Thí nghiệm có thể do giáo viên
làm biểu diễn hoặc do học sinh thực hiện làm. Các thí nghiệm có thể mang tính
chất nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu một khía cạnh mới của kiến thức đã học hoặc
nghiệm lại các vấn đề đã được rút ra từ lý thuyết.
Ví dụ 11 : Trong tay chỉ có các dụng cụ và vật liệu sau: Bình có vạch chia thể
tích, một miếng gỗ không thấm nước và nổi trên mặt nước, một ca nước. Hãy
xác định.
a) Trọng lượng miếng gỗ.
b) Khối lượng riêng của một vật rắn khơng thấm nước chìm hồn tồn trong
nước( thể tích vật rắn nhỏ so với miếng gỗ, nước có khối lượng riêng Dn)
- Với bài tập này để tiến hành thí nghiệm xác định trọng lượng miếng gỗ và khối
lượng riêng của vật rắn không thấm nước thì việc làm đầu tiên là HS phải lập
được phương án thí nghiệm.

- Hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh : Học sinh hoạt động theo nhóm.
* Có thể tiến hành theo các bước như sau :
a) Đổ nước vào bình chia độ, xác định thể tích V của nước.
Thả miếng gỗ vào bình nước dâng lên V1, suy ra trọng lượng miếng gỗ là:
Pgỗ = FA= dn.( V1 - V).
b) Đặt vật rắn lên trên miếng gỗ, mực nước dâng lên V 2, suy ra trọng lượng vật
rắn là:
Prắn = dn.(V2 - V1).
Đẩy vật rắn chìm xuống và lấy miếng gỗ ra, nước dâng lên V3, suy ra thể tích
vật rắn là: V3- V.
Từ đó ta tìm được khối lượng riêng của vật rắn là:
P  d .V  d 

D (V  V1 )
P d n .(V2  V1 )

D n 2
V
V3  V
V3  V

- GV : Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo các bước trên để xác định trọng
lượng miếng gỗ và khối lượng riêng của vật rắn không thấm nước
- GV : Yêu cầu HS lặp lại thí nghiệm 3 lần. Tính và ghi nhận kết quả nhiệt dung
riêng trung bình để hạn chế sai số.
2.4. Hiểu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
13


2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.

Qua học kỳ I hai năm học 2017 – 2018 và năm học 2018-2019 áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm và quan sát thái độ học tập của học sinh trên lớp thực
nghiệm tôi nhận thấy :
- Học sinh tích cực xây dựng bài, biểu lộ tình cảm, thái độ đúng đắn trong quá
trình tiếp thu kiến thức. Đặc biệt các em đã hứng thú với môn học Vật lý hơn.
- Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của chương, biết cách phân loại và làm
các bài tập vận dụng trong sách giáo khoa cũng như trong sách bài tập.
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng trong thời gian qua và chất
lượng học sinh đã được cải thiện rõ rệt. Kết quả cụ thể như sau:
- Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Bảng số 2. Kết quả điểm khảo sát đầu năm môn Vật lý của học sinh lớp 8
năm học 2017 - 2018 và năm học 2018 - 2019 :
Năm học

2017-2018
2018-2019

Lớ
p

Xếp loại

số

Giỏi

Khá

Trung bình


Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A

27

1


3.7

4

14.8

16

59.3

4

14.8

2

7.4

8B

28

1

3.6

4

14.3


17

60.7

4

14.3

2

7.1

8A

25

1

4.0

5

20.0

13

52.0

4


16.0

2

8.0

8B

25

1

4.0

4

16.0

13

52.0

4

16.0

3

12.0


- Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong học kì I năm học 2017 - 2018
và năm học 2018 – 2019 trong đó lớp 8A là lớp đối chứng, lớp 8B là lớp thực
nghiệm (kết quả khảo sát đầu năm học của học sinh 2 lớp ở 2 năm học là gần
như tương đương nhau), tôi đã thống kê được chất lượng như sau:
Bảng số 3. Kết quả học kì I năm học 2017- 2018 và năm học 2018- 2019

Năm học

2017-2018
2018-2019

L
ớp

Xếp loại

số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A

27

1

3.7

6

22.2


17

63.0

3

11.1

0

0

8B

28

3

10.7

7

25.0

17

60.7

1


3.6

8A

25

1

4.0

7

28.0

15

60.0

2

8.0

0
0

0
0

8B


25

3

12.0

8

32.0

14

56.0

0

0

0

0

Qua so sánh bảng thống kê kết quả học kì I mơn Vật lý lớp 8 trường
THCS Kỳ Tân ,huyện Bá Thước ở các năm học 2017 – 2018; 2018 – 2019 so
với kết quả khảo sát đầu năm tôi thấy: ở mỗi năm học, tỉ lệ học sinh xếp loại khá
giỏi ở các lớp thực nghiệm tăng, tỉ lệ học sinh có điểm yếu, kém giảm rõ rệt. Cụ
thể:
14



Năm học 2017 - 2018: Ở lớp thực nghiệm 8B: Tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi
tăng 7.1% ; xếp loại khá tăng 10.7% ; xếp loại yếu giảm 10.7% ; xếp loại kém
giảm 7.1%. Tỉ lệ này ở lớp 8A có sự thay đổi nhỏ hơn, cụ thể : Tỉ lệ học sinh
xếp loại giỏi tăng 0% ; xếp loại khá tăng 7.4% ; xếp loại yếu giảm 1.7%; xếp
loại kém giảm 7.4%.
Năm học 2018 - 2019: Ở lớp thực nghiệm 8B: Tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi
tăng 8.0% ; xếp loại khá tăng 16.0% ; xếp loại yếu giảm 16.0% ; xếp loại kém
giảm 12.0%. Tỉ lệ này ở lớp 8A có sự thay đổi nhỏ hơn, cụ thể : Tỉ lệ học sinh
xếp loại giỏi tăng 0% ; xếp loại khá tăng 8.0 % ; xếp loại yếu giảm 8.0%; xếp
loại kém giảm 8.0%.
Điều đó chứng tỏ rằng việc hướng dẫn học sinh phân loại và giải bài tập
chương I : Cơ học – Vật lý 8 mang lại hiểu quả thiết thực.
2.4.2. Đối với bản thân.
Khi sử dụng hợp lí phương pháp phân loại và giải bài tập kết hợp với các
phương pháp dạy học, sử dụng công nghệ thông tin và tổ chức đa dạng các hình
thức hoạt động cho học sinh, bản thân thấy tự tin khi đứng lớp, truyền đạt và
khắc sâu được các kiến thức Vật lý cho học sinh.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp.
Đây cũng là một cách thức hướng dẫn phân loại và giải bài tập đạt kết quả
tốt được đồng nghiệp ủng hộ và áp dụng trong các tiết dạy của mình.
2.4.4. Đới với nhà trường.
Việc đổi mới cách thức phương pháp dạy học trong đó có phương thức phân
loại và giải bài tập làm cho chất lượng giảng dạy bợ mơn được nâng lên rõ rệt.
Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý nói riêng và chất lượng
giáo dục của nhà trường nói chung.
3 . KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận :
Đối với giáo viên đề tài này giúp cho việc phân loại một số dạng bài tập trong
chương I: Cơ học của chương trình Vật lý 8 được dễ dàng và hướng dẫn học
sinh giải bài tập đạt kết quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Vật lý

theo phương pháp đổi mới. Giúp học sinh nắm vững các dạng bài tập, biết cách
suy luận logic, tự tin vào bản thân khi đứng trước một bài tập hay một hiện
tượng Vật lý, có cách suy nghĩ để giải thích một cách đúng đắn nhất.
Từ kết quả nghiên cứu trên tôi đã rút ra những bàu học kinh nghiệm sau:
- Việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn học sinh làm tốt các dạng bài tập
đã giúp cho giáo viên nắm vững mục tiêu, chương trình từ đó nâng cao chất
lượng giảng dạy môn Vật lý.
- Giúp giáo viên khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo những phương pháp phân loại và
giải bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, từ đó nhằm nâng cao trình độ
chun mơn và nghiệp vụ của người giáo viên.
3.2. Kiến nghị:
Đối với giáo viên: Việc dạy học môn Vật lý trong trường phổ thông là rất
quan trọng, giúp các em biết cách tư duy logic, biết phân tích tổng hợp các hiện
15


tượng trong cuộc sống. Vì vậy giáo viên giảng dạy môn Vật lý cần không ngừng
học hỏi, sáng tạo để tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với từng
đối tượng học sinh.
Đối với tổ chuyên môn: cần đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn, chú trọng vào
các chuyên đề đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học. Tổ chức các giờ dạy mẫu,
các giờ dạy thực nghiệm nói chung và đối với mơn Vật lý nói riêng để đúc rút
kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.
Trên đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phân loại và giải bài
tập chương I : Cơ học – Vật lý 8 ở trường Trung học cơ sở Kỳ Tân,huyện Bá
Thước. Trong quá trình áp dụng ở đơn vị đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên,
đây chỉ là kinh nghiệm mang tính của bản thân và mới áp dụng trong phạm vi
hẹp. Rất mong sự đóng góp ý kiến, trao đổi, bổ sung của bạn bè đồng nghiệp và
sự phổ biến nhân rộng của đề tài để kết quả giáo dục nói chung, dạy và học Vật
lý nói riêng ngày càng được nâng cao.

Xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh hóa, ngày 23 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác
NGƯỜI THỰC HIỆN

Lê Bá Mơ

Lê Văn Trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16


1. Chỉ thị số 55/2008/CT-BGD&ĐT ngày 30-9-2008 của Bộ trưởng bộ GDĐT
về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục giai
đoạn 2008- 2012.
2. Sách giáo khoa Vật lý 8 -NXBGD Năm 2012
3. Sách bài tập Vật lý 8 - NXBGD năm 2012
4. Sách giáo viên Vật lý 8 - NXBGD năm 2011
5. Phương pháp giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông, tập 1 – NXBGD - 1979
6. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên môn Vật lý 8 – NXBGD 2008
7.Tổng hợp kiến thức Vật lý 8 – NXB Đại học sư phạm năm 2005

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ

CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Văn Trường
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Kỳ Tân, huyện Bá Thước

TT

Tên đề tài sáng kiến kinh
nghiệm

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp
loại(A,B
hoặc C)

1

Hướng dẫn học sinh giải bài
tập: Điện học – Vật lý 9

Phòng

C

2010 - 2011


Phòng

C

2014 - 2015

C

2016 - 2017

2

3

Hướng dẫn học sinh phân
loại và giải bài tập chương
II : Nhiệt học – Vật lý 8
Hướng dẫn học sinh phân
loại và giải bài tập Vật lý 6 ở
trường THCS Kỳ Tân ,
huyện Bá Thước

Phòng

Năm học
đánh giá xếp
loại

PHỤ LỤC

(Không)

17


18



×