Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) sử dụng bảng tính excel trong thống kê dữ liệu báo cáo tại trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG EXCEL VÀO THỐNG KẾ SỐ LIỆU BÁO
CÁO Ở TRƯỜNG THCS ĐÔNG HƯƠNG

Người thực hiện: Trần Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đơng Hương
SKKN thuộc mơn: Tin học

THANH HỐ NĂM 2019


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
1.5. Những điểm mới của SKKN..........................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....................................................3
2.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................3
2.2. Thực trạng......................................................................................................3
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.....................................................3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:..........................................................15
3. KẾT LUẬN:....................................................................................................16


3.1. Kết luận:.......................................................................................................16
3.2. Kiến nghị:.....................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..................................................................................17


MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong kỳ hiện nay, công nghệ thông tin thực sự trở thành công cụ “trí tuệ”,
kho tàng, nguồn tài ngun quan trọng. Chính vì thế cần phải đẩy mạnh ứng
dụng Tin học phục vụ vào các lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội.
Đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý chiếm phần lớn
sản phẩm phần mềm về tin học và đã mang lại lợi ích rất to lớn góp phần nâng
cao đời sống của nhân dân, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong
mọi lĩnh vực của cuộc sống con người trong đó có cả lĩnh vực giáo dục.
Bản thân tơi thường xun tham gia vào công tác thống kê báo cáo số liệu
trong các đợt thi, tổng kết… của nhà trường, từ trải nghiệm của bản thân, tiếp
xúc với đồng nghiệp và khảo sát từ thực tế đã thấy được nhiều vấn đề còn lúng
túng, nhất là khi thống kê số liệu báo cáo đòi hỏi khả năng vận dụng linh hoạt về
phương pháp, tiết kiệm về thời gian để số liệu cung cấp chính xác, nhanh và
hiệu quả nhất. Trong khi đó một năm học ln có rất nhiều đợt báo cáo thống kê
bao gồm cả thường xuyên và không thường xuyên tại đơn vị cơ sở (nhà trường),
về phòng giáo dục, về Sở giáo dục hay các cấp quản lý khác… Từ những khó
khăn vướng mắc tơi đã tìm tịi nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và biện pháp để
giúp bản thân và đồng nghiệp giải quyết tốt vấn đề trên.
Với những lý do đó sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) với tên đề tài: “Ứng
dụng Excel vào thống kê số liệu báo cáo ở trường THCS Đông Hương” . Đây
là đề tài được triển khai từ đề tài “Áp dụng các tính năng hữu hiệu của bảng
tính Excel trong thống kế số liệu báo cáo của cán bộ quản lý và giáo viên tại
các nhà trường THCS” của bản thân từ 2 năm trước. Sáng kiến này đã được
áp dụng hữu hiệu qua nhiều năm tại đơn vị trường THCS Đơng Hương.

1.2. Mục đích nghiên cứu.
Việc Tin học hóa vào nhà trường là sử dụng công nghệ thông tin như một
“cơng cụ lao động” mang tính trí óc, hữu hiệu giúp nhà trường nâng cao chất
lượng quản lý, trang bị cho các thầy, cơ giáo những cơng cụ hữu ích trong công
tác trồng người.
Đến nay, khi công nghệ thông tin đã trở thành một “công cụ lao động” giúp
cho con người rất nhiều trong mọi cơng việc nói chung cũng như trong cơng tác
thống kê số liệu nói riêng; Với nhiều phần mềm tiện ích được con người đã tạo
ra để hỗ trợ trong từng công việc cụ thể, như Microsoft Excel một giải pháp tối
ưu cho từng con số và thuận tiện hơn cho việc thống kê số liệu.
Thực tế tại các trường THCS hiện nay giáo viên khi sử dụng phần mềm này
chỉ chú trọng đến đối tượng học sinh và chỉ trang bị kiến thức trong phạm vi
SGK mà chưa có biện pháp để phát triển tư duy sáng tạo của các em khi học và
sử dụng bảng tính điện tử; Cũng như quan tâm hơn đến việc triển khai, phát
triển tính ưu Việt của phần mềm đến các đối tượng cán bộ, giáo viên khác cùng
khai thác.
Vì vậy, để khai thác tối đa được thế mạnh, phát huy hết được những tính
năng độc đáo và ưu việt của bảng tính điện tử Excel để giúp đồng nghiệp giải
quyết được nhiều công việc trong thực tiễn một cách hiệu quả và đặc biệt hơn
nữa là sẽ giảm bớt gánh nặng cho những người làm công tác thống kế và tổng
1


hợp để có được sơ liệu: “Nhanh, chính xác, khoa học, hiệu quả nhất” chính là
mục đích thúc đẩy tơi nghiên cứu đề tài này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Qua thực tiễn nhiều năm công tác tại đơn vị Trường THCS Đơng Hương,
nhiều lần làm việc nhiều trên bảng tính Excel, tôi đã quyết định đi sâu vào
nghiên cứu đề tài. " Ứng dụng Excel vào thống kê sô liệu báo cáo ở trường
THCS Đông Hương".

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Xác định đối tượng: Xuất phát từ những khó khăn vướng mắc trong những
năm công tác tại đơn vị tôi xác định đối tượng cần phải nghiên cứu là:
+ Các báo cáo tổng hợp và xử lý số liệu của nhà trường từ đơn giản đến phức
tạp;
+ Các hình thức tổng hợp điểm của lớp, đánh giá xếp loại học sinh… của
giáo viên chủ nhiệm;
+ Hỗ trợ các đồng nghiệp có những hiểu biết nhất định về tính năng ưu việt
của Microsoft Excel và cách sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin. Qua
việc áp dụng đề tài để đúc rút, tổng kết kinh nghiệm.
Phát triển đề tài và đúc kết kinh nghiệm: Khi công nghệ thông tin được đưa
vào trong trường học việc sử dụng máy tính của cán bộ, giáo viên chỉ đơn thuần
được khai thác trong lĩnh vực sọan thảo văn bản trên Microsoft Word, còn việc
thống kê các số liệu báo các từ đơn giản đến phức tạp thì chỉ dùng phương pháp
thống kê truyền thống, thơ sơ, cộng, trừ, tổng hợp bằng máy tính cá nhân và ghi
chép đơn thuần xảy ra rất nhiều vấn đề về lỗi số liệu và mất thời gian công sức
cho thống kê, nhưng hiệu quả việc làm đó lại khơng cao. Trước thực trạng đó,
tơi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này.
Trong q trình vận dụng đề tài, tơi đã suy nghĩ tìm tịi, học hỏi từ nhiều tài
liệu và các nguồn thông tin khác nhau để áp dụng vào thực tế đơn vị mình nhằm
phát huy hết những tính năng ưu việt của Microsoft Excel mang lại, ví dụ như:
- Giúp nhà trường thuận tiện hơn trong việc tổng hợp và xử lý số liệu trong
các bảng thống kê, báo cáo để có số liệu kịp thời, chính xác, khoa học và hiệu
quả.
- Giúp các đồng nghiệp từ kế tốn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn
hoặc cán bộ thuộc bộ phận công tác khác thuận tiện hơn trong việc lập bảng
lương, theo dõi chất lượng học sinh qua các đợt kiểm tra định kỳ… với độ chính
xác cao mà khơng tốn cơng sức và mất nhiều thời gian.
- Hỗ trợ cho đồng nghiệp cách sử dụng phần mềm Microsoft Excel để hồn
thành tốt cơng tác của mình.

Đến nay, trình độ kỹ năng sử dụng máy tính và phần mềm Microsoft Excel
của các đồng nghiệp đã được nâng cao đáng kể.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
Sau khi ”Phát triển đề tài và đúc kết kinh nghiệm” tại đơn vị tôi thấy đa
phần giáo viên chỉ quen thuộc với ứng dụng của Microsoft Excel 2003. Do đó,
khi gặp các máy tính cài Microsoft Excel 2010 trở lại đây thì lại có trở ngại
trong xử lý số liệu. Vì vậy, tơi đã triển khai sáng kiến của mình song song trên 2
phần mền Microsoft Excel cũ và mới để nâng hiệu quả cao hơn.
2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
Với tình hình phát triển mạnh mẽ như ngày nay, nghành tin học với
những hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội cùng với sự phát triển của các
công cụ phần cứng và phần mềm Tin học đã được xã hội công nhận như là lĩnh
vực không thể thiếu trong bất kỳ một nghành nghề nào đặc biệt là trong ngành
giáo dục đang trong giai đoạn đổi mới giáo dục, đưa công nghệ thông tin vào
trong dạy học và quản lý.
Tại các đơn vị trường học thì thường xuyên phải tổng hợp những bảng
báo cáo, thống kê số liệu để nộp lên các cấp quản lý, đòi hỏi người lập báo cáo,
thơng kế số liệu phải có giải pháp tơí ưu nhất để hồn thành các bảng tổng hợp.
Bên cạnh đó bảng tổng hợp số liệu thì nó phải được thực hiện rất tỷ mỹ, kỹ
lưỡng không được phép sai sót mà phải chính xác cho từng con số. Và giải pháp
tối ưu cho từng con số, cho từng bảng tính đó chính vận dụng linh hoạt được các
Hàm trong bảng tính Excel.
Microsoft Excel được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan, trường học ở
nhiều mục đích khác nhau. Với nhiều tính năng ưu việt và giao diện thân thiện
với người dùng chúng ta có thể tính tốn, lập bảng tổng hợp, phân tích số liệu.
Vấn đề ở đây chính là chúng ta cần phải vận dụng Microsoft Excel như thế nào

để phát huy hết được những tính năng độc đáo và ưu việt của nó để giải quyết
công việc trong thực tiễn một cách hiệu quả.
2.2. Thực trạng.
a. Thuận lợi:
Cán bộ giáo viên ở các trường học đến nay đều biết sử dụng máy vi tính
và đã quen với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của giáo
dục.
- Hầu hết các trường học đều đã có giáo viên Tin học hoặc có cán bộ phụ
trách lĩnh vực Tin học tốt.
- Bên cạnh đó tơi cịn thấy bản thân mỗi cán bộ, giáo viên ln có nhu cầu
học, tự học và tự bồi dưỡng thêm kiến thức Tin học cho mình.
b. Khó khăn:
- Dù các cán bộ giáo viên ở các trường học đều biết sử dụng máy tính
xong phần lớn họ chỉ quen với việc đánh văn bản đơn thuần hay làm báo cáo với
những bảng biểu mang tính chất tổng hợp thống kê số liệu lớn, phức tạp họ cũng
gõ trên phần mềm Microsoft Word, chứ họ chưa tiếp cận nhiều với phần mềm
Microsoft Excel, ngay cả bộ phận kế toán nơi phải thường xuyên nhất sử dụng
việc lập bảng và thống kê dữ liệu trên phần mềm này nhiều khi vẫn còn lúng
túng với những con số và các Hàm trong bảng tính.
- Bảng tính Excel giao diện khác lạ so với Word nên mới đầu nếu khơng
kiên trì học hỏi một số ít đồng chí cán bộ, giáo viên cảm thấy khó sử dụng và
ngại khơng muốn tìm hiểu thêm nó lần nữa.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Một số tính năng lợi ích nổi bật của bảng tính Excel.
- Cố định tiêu đề dịng hay tiêu đề cột.
3


Trong q trình làm việc với bảng tính, chúng ta hay gặp các bảng tính
có dữ liệu chiếm nhiều hơn một trang màn hình, khi nhập dữ liệu vào với những

hàng, cột phía đầu thì ta khơng gặp khó khăn, nhưng tiếp đến những hàng hay
cột phía dưới nằm ngồi trang màn hình với hàng và cột tiêu đề thì khi này ta bắt
đầu gặp khó khăn vì khơng thấy được tiêu đề hàng, cột cần nhập. Vì vậy, lúc
này ta cần cố định tiêu đề dòng hay tiêu đề cột hay cả hai, để chúng ta ln nhìn
thấy chúng. Điều này giúp bạn dễ dàng định vị các ô cần nhập dữ liệu.
Ta thực hiện các bước sau:
Nháy chuột ơ nằm ngay phía dưới dịng tiêu đề cần cố định, sau đó vào
menu Window chọn Freeze Panes (hoặc chọn trang View/Freeze Panes/
Freeze Panes đối với Excel 2010)
- Lặp lại các tiêu đề cột trên mỗi trang.
+ Microsof Excel 2003:
Thông thường dịng đầu tiên của bảng tính là dịng chứa tiêu đề của cột.
Để dòng tiêu đề này xuất hiện sau mỗi lần sang trang mới ta thực hiện như sau:
Bước 1: Vào menu File/Page Setup hộp thoại xuất hiện, chọn thẻ Sheet.
Bước 2: Ở phần Print titles nhập địa chỉ cần in lặp lại ở các trang vào hộp
Rows To Repeat At Top (ví dụ: $7:$12 là từ hàng 7 đến hàng 12). Nhấp vào OK.
Lúc này dòng tiêu đề cột kể từ trang thứ hai nó sẽ hiển thị ở chế độ Print
Preview và lúc in ra giấy.
+ Microsof Excel 2010:
Bước 1:
Mở file Excel và nhập nội dung văn bản cần in, chọn tab Page
Layout trên thanh công cụ Ribbon, rồi chọn Print Titles.
Bước 2:
Xuất hiện hộp thoại Page Setup. Tại đây, nếu chúng ta muốn lặp lại tiêu
đề theo dịng thì chọn mục Rows to repeat at top. Nếu muốn lặp lại tiêu đề
theo cột thì chọn Colums to repeat at leaft.
Bước 3:
Ngay sau đó ở nội dung Excel sẽ xuất hiện khung trắng nhỏ Rows to
repeat at top,ta bôi đen hoặc click chuột vào nội dung cần lặp lại. Ấn
Enter hoặc nhấp vào biểu tượng ô vuông cuối khung trắng.

Bước 4:
Để xem lại nội dung, chúng ta có thể nhấn Print Preview. Đồng thời,
nhấn OK để lưu lại.
- Đặt Password cho bảng tính.
+ Microsof Excel 2003:
Với biện pháp này người khác chỉ mở tài liệu của bạn xem nhưng không
được quyền sửa đổi.
Bước 1: Vào menu Tool/Protection/Protect Sheet, hộp thoại xuất hiện.
Bước 2: Trong phần Allaw all users of this wordsheet to, đánh dấu chọn
ở hai mục: Select locked cells và Select Unlocked cells.
Bước 3: Nhập Password vào hộp Password to unprtect sheet rồi nhấp
vào OK. Sau đó, nhập Password này lại một lần nữa vào hộp Reenter password
to protect ở hộp thoại Confirm password. Cuối cùng nhấp chọn OK.
4


Khi cần gỡ Password ta thực hiện:
chọn Tool/Protection/Unprotect Sheet, hộp thoại xuất hiện gõ lại mật
khẩu đã đặt vào ô Password, rồi nhấp chọn OK.
+ Microsof Excel 2010:
Đầu tiên mở file cần khóa lên, chọn tab Review / Protect Workbook
xuất hiện hộp thoại, tại đây bạn nhập mật khẩu vào và nhấp OK.
* Một số giải pháp cho bảng tổng hợp thường xuyên gặp phải như sau:
a. Xử lý các bảng tổng hợp thống kê số liệu.
Đối với các đơn vị trường học thì sau mỗi học kỳ nhà trường phải tổng
hợp kết quả chất lượng thi các môn hay hai mặt giáo dục…… để gửi về Phòng
GD&ĐT ngay sau khi hồn thành cơng tác chấm thi, nhập điểm. Với thời gian
không nhiều mà nhà trường vừa phải chấm thi vừa phải tổng hợp, xử lý số liệu
để nộp lên thì thật vất vả. Để giúp Ban giám hiệu khơng còn phải lo lắng khi
tổng hợp và xử lý kết quả qua các lần khảo sát định kỳ và tổng kết học kỳ, tôi

đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ như sau:
BẢNG THỐNG KÊ TỈ LỆ XẾP LOẠI HỌC LỰC VÀ HẠNH KIỂM
Năm học 2018-2019

Với bảng thống kê này, ta chỉ cần nhập các cột số lượng (SL) giỏi, khá,
trung bình, yếu, kém (đối với học lực) và sĩ số lớp học.
Đáng lẽ ra số học sinh không cần phải nhập, mà chỉ cần dùng cơng thức
tính tổng số lượng giỏi, khá, trung bình, yếu, kém (đối với Học lực) là được.
Nhưng mục đích của tơi nhập số lượng học sinh là để kiểm tra được việc có xẩy
ra trường hợp sót học sinh hay khơng bằng cách tơi so sánh tổng số lượng giỏi,
khá, trung bình, yếu, kém (đối với Học lực) có bằng tổng số học sinh hay
khơng nếu bằng thì khơng sót bài học sinh và ngược lại.
Chúng ta sẽ làm cho bảng tính tự động cập nhật số liệu ở các ơ tính tỉ lệ
phần trăm bằng cách:
5


Ở ô E9 ta nhập vào công thức: =E9/C9 sau đó ấn phím Enter. Sau đó
Copy cơng thức cho các ô tỉ lệ khác. Đến đây ta mới thực hiện phép chia bình
thường của ơ E9 chia cho ơ C9 mà thơi chứ chưa tính được tỉ số % theo yêu cầu.
Để giá trị trong ô được ghi theo kiểu 0,0% tức là có 1 chữ số thập phân, ta
thực hiện như sau: Bôi đen (chọn ô cần định dạng), vào Format/Cells.../ở ô
Category chọn Number/ở ô Decimal places chỉnh lại để có số 1 (1 chữ số thập
phân), quay lại ô Category chọn Custum ở dòng đầu tiên của ô Type đã ghi sẵn số
0,0 ta gõ vào phía sau ký hiệu % . OK là được. Cuối cùng ta copy cơng thức vừa
tạo cho các cột tính tỉ lệ %.
Ở C11, C14, C17, C21, C22 ta gõ vào công thức: C11= sum(C9:C10),
C14=sum(C12:C13),C17=sum(C15:C16),C21=sum(C18:C20),
C22=C11+C14+C17+C21 sau đó ấn phím Enter. Copy cơng thức vừa tạo vào
các ơ số lượng cịn lại.

Ở ơ V9 ta chọn khối V9:V22 định dạng chữ in đậm và in nghiêng, chọn
màu chữ là màu đỏ, rồi gõ vào cơng thức sau:
=IF(OR((D11+F11+H11+J11+L11)<>C11;
(N11+P11+R11+T11)<>C11);"Er";") ấn phím Enter để kết thúc. Copy công
thức vừa tạo vào khối ô V9:V22.
Với công thức này máy sẽ báo cho chúng ta biết: Nếu tổng số lượng giỏi,
khá, trung bình, yếu, kém của phần Học lực, và tổng số lượng giỏi, khá, trung
bình, yếu ở phần hạnh kiểm mà không bằng với giá trị ô tổng số học sinh thì
máy sẽ báo lỗi cho chúng ta biết với chữ "Er" màu đỏ (màu chữ ta có thể chọn
với bất kỳ màu nào cũng được), cịn nếu cả hai đều bằng nhau thì máy sẽ khơng
báo lỗi gì cả. Với sự cảnh báo này sẽ giúp cho chúng ta xem lại những dịng có
số liệu nhập vào khơng đúng.
Cuối cùng ta sẽ có một bảng thống kế số liệu chính xác và khoa học như
sau:

6


Do đó, ta chỉ cần thiết lập cơng thức cho một bảng tổng hợp đầu tiên là
được, các bảng khác ta sẽ thực hiện thao tác copy.
Để bảng tính an tồn hơn, chúng ta có thể thiết lập mật mã bảo vệ cho
bảng tính đề phịng khi có người ngồi muốn chỉnh sửa số liệu làm mất tính
khách quan, ta thiết lập đặt Password cho bảng tính.
Tơi tin rằng, với giải pháp mà tơi đưa ra trên thì các trường sẽ khơng cịn
lo lắng khi làm cơng tác thống kê tổng hợp nữa.
* Ngoài những bảng tổng hợp kết quả tổng kết rèn luyện của lớp, chất
lượng qua các học kỳ hay cả năm học trường học còn phải thường xuyên tổng
hợp các số liệu khác từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn như: cứ sau mỗi học
kỳ thì giáo viên chủ nhiệm các lớp phải thiết lập một bảng tổng hợp kết quả học
tập rèn luyện – thi đua của lớp, giữa các em học sinh với nhau, ... mà đã thi đua

thì phải có xếp hạng.

7


9


Ở bảng này vấn đề cần đặt ra là tính các ơ ĐTB, XLHL, Danh hiệu và
xếp hạng, cịn số hạnh kiểm (XLHL), số ngày nghỉ được ta nhập vào.
Để tính ĐTB, tại ơ Q9=((D9+E9)*2+Sum(F9:L9))/11, sau đó Copy cơng
thức từ O10 đến O26.
Để cho ra giá trị ô XLHL ta nhập vào ơ
P9=IF(AND(O9>=8,OR(D9>=8,E9>=8),F9>=6.5,G9>=6.5,H>=6.5,I9>=6.5,
J9>=6.5,K9>=6.5,L9>=6.5,
M9="Đ",N9="Đ"),"Giỏi",IF(AND(O9>=6.5,OR(D9>=6.5,E9>=6.5),F9>=5,
G9>=5,H>=5,I9>=5,J>=5,K9>=5,L9>=5,
M9="Đ",N9="Đ"),"Khá",IF(AND(O9>=5,OR(D9>=5,E9>=5),F9>=3.5,G9
>=3.5,H>=3.5,I9>=3.5,J>=3.5,K9>=3.5,L9>=3.5,M9="Đ",N9="Đ"),"Trung
bình ",IF(AND(O9>=3.5,D9>=5,E9>=2,F9>=2,G9>=2,H>=2,I9>=2,J>=2,K9
>=2,L9>=2),"Yếu ","Kém")))). Sau đó nhấn enter. Sao chép các công thức
đến P26.
Để đưa dữ liệu Danh hiệu lên tự động, ta nhập ơ s9
Tương tự ta có kết quả :
Để cho ra kết quả Xếp hạng, ta nhập ô T9 :
T9=RANK(Q9,$Q$9 :$Q$26).
Sau đó ta có bảng tính sau :

10



11


* Đối với bộ phận kế toán việc lập bảng lương cán bộ, công nhân, viên chức trong đơn vị khi cần thực hiện tính tốn ta cũng áp
dụng phương pháp tính như sau :

12


Với bảng này yêu cầu ta phải nhập dữ liệu cho các ô màu xanh, ta làm
như sau :
- Phụ cấp trách nhiệm nghề (PCTN nghê) :
PCTN nghề =I7= (C7+D7+E7)*F7, sau đó nhấn Enter rồi Copy công
thức từ I8 đến I18 và I21.
- Tổng hệ số, tại J7=C7+D7+E7+H7+I7+G7  , Copy công thức từ J8 đến
J18 và J21.
- Tiền lương, Tại K7=J7*1150000  , Copy công thức từ K8 đến K18 và
K21.
- Các khoản giảm trừ :
+ 8 % BHXH, tại L7=(C7+D7+E7+I7)*1150000*8%  , Copy công thức
từ L8 đến L18 và L21.
+ 1.5 % BHYT, tại M7=(C7+D7+E7+I7)*1150000*1.5% , Copy công
thức từ M8 đến M18 và M21.
+ 1 % TN, tại N8=(C8+D8+E8+I8)*1150000*1%% , Copy công thức từ
N8 đến N18 và N21, (Trừ cột của Hiệu trưởng không trừ BHTN).
- Thực lĩnh lương, tại O7=K7-L7-M7-N7  , Copy công thức từ O8 đến
O18 và O21.
- Phụ cấp, tại P7=(C7+D7+E7)*1150000*30%  ,Copy công thức từ P8
đến P18 và P21 (trừ P16 là cột của Kế toán khơng có phụ cấp đứng lớp).

- Tổng tiền, tại Q7 =O7+P7 ,Copy công thức từ Q8 đến Q18 và Q21.
- Cộng, C19==SUM(C7:C18) ,Copy công thức từ D19 đến Q19. Với
C22, C23 tương tự C19.
Sau đó ta được kết quả sau :

13


14


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng vào thực tế tại đơn vị tôi nhận
thấy việc ứng dụng Microsoft Excel vào xử lý số liệu ở các bảng tổng hợp
thống kê hỗ trợ các đồng chí cán bộ, giáo viên nói chung và bản thân tơi nói
riêng rất nhiều lợi ích khi tổng hợp số liệu báo cáo ở nhà trường, đó là:
- Tiết kiệm tối đa thời gian hồn thành cơng việc, giảm nhẹ công sức làm
việc mà vẫn đảm bảo được độ chính xác tuyệt đối.
- Nâng cao được cường độ lao động, giảm sự căng thẳng trong công tác
của cán bộ trực tiếp phụ trách thống kê báo cáo, giáo viên chủ nhiệm, kế tốn....
- Kết quả có thể vận dụng lưu giữ cho nhiều năm học.
Với kết quả đó, Microsoft Excel phù hợp với tất cả các lĩnh vực và cơng
việc có liên quan đến tính tốn, xếp hạng, tổng hợp và thống kê số liệu.

15


3. KẾT LUẬN:
3.1. Kết luận:
Tin học nói riêng và cơng nghệ thơng tin nói chung là lĩnh vực mới đối

trong môi trường giáo dục phổ thông. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác và
giảng dạy địi hỏi người cán bộ, giáo viên phải từng bước nâng cao kỹ năng Tin
học, tìm tịi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả để nâng cao chất
lượng hơn nũa trong công tác và giảng dạy.
Sau khi áp dụng SKKN năm đầu tiên vì cịn bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm
nên kết quả đạt được vẫn không mấy thay đổi so với năm trước nhưng qua
những năm tiếp theo tôi đã thấy có tiến bộ hơn.
Để có thể ứng dụng tốt, phát huy hết được hiệu quả mà Microsoft Excel
mang lại vào phục vụ các mục đích của mình thì mỗi cán bộ, giáo viên cần phải:
- Trang bị cho bản thân kiến thức tin học cơ bản về Word và Excel.
- Kết hợp với sự đam mê nghiên cứu, tìm tịi và học hỏi, ln có ý thức tự
học và tự bồi dưỡng thêm kiến thức tin học.
- Và điều quyết định cho sự thành công cuối cùng là sự sáng tạo trong quá
trình làm việc của mỗi cá nhân.
3.2. Kiến nghị:
Tại các đơn vị trường THCS tạo điều kiện hơn nữa cho mọi đối tượng
giáo viên được tập huấn các chương trình ứng dụng cơng nghệ thơng vào công
tác giảng dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra được trong quá trình
làm việc, tìm hiểu, dạy học và trao đổi với đồng nghiệp, rất mong nhận được sự
góp ý của quý cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để tơi có thể hồn chỉnh hơn
đề tài này, góp phần nâng cao chất lượng trong công tác và giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Đông Hương, ngày 10 tháng 4 năm 2019
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết


Trần Thị Hoa

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách giáo khoa Tin học 7.
- Sách bài tập Tin học 7.
- Tài liệu thống kê - Tống Đình Quỳnh- NXB ĐHQG Hà Nội.
- Các giáo trình Microsoft Excel.
- Một số sáng kiến kinh nghiệm khác.

17



×