Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) tích hợp giáo dục pháp luật trong dạy học chương XI sinh sản môn sinh học 8 nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.62 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ
PHỊNG GD&ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG
DẠY HỌC CHƯƠNG XI “SINH SẢN” – MÔN SINH HỌC 8
NHẰM NÂNG CAO HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH

Người thực hiện: Đỗ Thị Mộng Điệp
Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị công tác:

Trường THCS Tây Hồ -Thọ
Xuân

SKKN thuộc lĩnh mực (mơn):

THANH HĨA 2018

Sinh học


MỤC LỤC
Trang

PHẦN 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................1


1.1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....................................................2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............3
2.2.1. Về phía giáo viên...................................................................................3
2.2.2. Về phía học sinh....................................................................................3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...........................................6
2.3.1. Tìm hiểu những hiểu biết về kiến thức pháp luật của học sinh có liên
quan đến chương “Sinh sản” - môn Sinh học 8..............................................6
2.3.2. Sưu tầm tài liệu.....................................................................................7
2.3.3. Lập kế hoạch tích hợp kiến thức pháp luật cho từng bài, từng phần
trong chương “Sinh sản”................................................................................7
2.3.4. Tiến hành dạy thực nghiệm.................................................................11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường......................................................................17
PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................19
3.1. Kết luận.....................................................................................................19
3.2. Kiến nghị...................................................................................................20
PHỤ LỤC I.....................................................................................................21
PHỤ LỤC II....................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................25


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài


Chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa lấy pháp luật làm căn cứ điều tiết các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội,
bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu này,
song song với việc xây dựng và khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật, một
trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh phổ biến, giáo
dục pháp luật cho mọi nhóm đối tượng, trong đó có học sinh THCS - những chủ
nhân tương lai của đất nước. Đây là u cầu, địi hỏi cấp thiết, mang tính khách
quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện” để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Học sinh THCS - các em đang ở lứa tuổi vị thành niên - lứa tuổi xảy ra
nhiều thay đổi về cả thể chất, sinh lí và tâm lí, đặc biệt tâm lý các em thường
khủng hoảng, các em nông nổi, dễ bị kích động, khó kiềm chế,... dễ bị lơi cuốn
vào cái xấu. Có thể nhận thấy điều đó qua thực tế, có một bộ phận khơng nhỏ
học sinh do thiếu hiểu biết về pháp luật để rồi vướng vào tù tội mà khơng hay
biết. Ví dụ: Tại huyện Hồi Đức, Hà Nội, Em Vũ Tiến Sơn mới 17 tuổi có tình
cảm và quan hệ tình dục với em Đỗ Thị T - 13 tuổi, bị TAND TP Hà Nội tuyên
phạt mức án 7 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”. Trong phiên tòa Sơn đã thành
khẩn “Thưa quý tịa, cháu thấy T phổng phao, lại tự nguyện, chính T cịn chủ
động “mời” cháu, cháu khơng biết u như thế là phạm tội”. Hoặc có em vì
thiếu hiểu biết pháp luật mà bị lạm dụng, bị chà đạp cả thời gian dài mà khơng
dám lên tiếng. Ví dụ: Em Lê Thị T ở quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng đã bị chính cha
đẻ của mình hiếp dâm trong suốt thời gian dài, do chưa nhận thức được hành vi
đồi bại của cha, em chỉ âm thầm chịu đựng, chỉ đến khi được nhà trường giáo
dục giới tính, T mới kể lại sự việc bị cha xâm hại tình dục với các bạn gái và đến
lúc này vụ việc mới được cơ quan chức năng vào cuộc... Ngồi ra, cịn rất nhiều
những vụ việc khác đã được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng
làm dấy lên những lo lắng, băn khoăn trong dư luận xã hội, và khiến chúng ta
phải xem xét lại công tác giáo dục pháp luật trong các nhà trường.

Tại trường THCS, nội dung giáo dục pháp luật mới chỉ được đưa vào
giảng dạy trong môn Giáo dục công dân, hoặc lồng ghép vào một số hoạt động
ngoại khóa với nội dung rất hạn chế,... Thiết nghĩ để góp phần nâng cao hiểu
biết về pháp luật cho học sinh, trong quá trình dạy học chúng ta cần phải tích
hợp kiến thức pháp luật cho học sinh nếu có thể ở tất cả các bộ mơn, cần phải
thực hiện giáo dục mang tính thường xun, liên tục hơn để định hướng cho các
em phát triển nhân cách đúng hướng, tránh vi phạm pháp luật hoặc bị lạm dụng,...
Bản thân là một giáo viên giảng dạy bộ mơn sinh học 8, tơi thấy bộ mơn
giúp ích cho các em học sinh nghiên cứu về chính bản thân mình, được tìm hiểu
sâu hơn về cấu tạo, chức năng và hoạt động sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan
của cơ thể. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy tôi quan sát thấy nhiều em học
sinh rất tò mò, tuy bài học mới học ở chương I, II mà các em đã giở sách tận
1


chương XI (chương Sinh sản) để quan sát các hình ảnh “Các bộ phận của cơ
quan sinh dục...”, có em cịn tơ vẽ lên đó,... Cịn khi tơi dạy đến chương đó
(chương Sinh sản), với những kiến thức cấu tạo và hoạt động sinh lí rất chi tiết,
cộng với những hình ảnh trực quan rất rõ ràng, sinh động, tơi hiểu tâm lí của các
em đã có phần bị ảnh hưởng, bản năng tính dục có phần trổi dậy,... điều này làm
bản thân tôi rất trăn trở, làm sao để vừa giúp các em hiểu rõ, nắm chắc được
kiến thức, đặc biệt là những kiến thức rất tế nhị trong chương “Sinh sản”? Làm
sao giúp các em biết điều chỉnh hành vi của mình đúng theo những chuẩn mực
đạo đức của xã hội, những quy định của pháp luật? Chính vì vậy, tơi đã chọn đề
tài “Kinh nghiệm tích hợp giáo dục pháp luật trong dạy học chương XI "Sinh
sản” - môn Sinh học 8 nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh” để
nghiên cứu.
1.2.

Mục đích nghiên cứu


Trong phạm vi đề tài này tơi tích hợp một số kiến thức pháp luật nhằm
cung cấp thêm cho học sinh một số hiểu biết về pháp luật, trên cơ sở của các
kiến thức Sinh học thì học sinh cũng phần nào hiểu được việc tuân thủ theo các
quy định của pháp luật cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ nòi giống và tự do của bản
thân để từ đó có nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh.
1.3.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về việc tích hợp một số kiến thức pháp luật có liên quan
vào một số bài dạy trong chương “Sinh sản” - môn Sinh học 8; Ở đây, đề tài
quan tâm cụ thể tới đối tượng học sinh lớp 8 đang ở độ tuổi 14 - 15 tuổi.
Tôi đã thực nghiệm áp dụng đối với học sinh hai lớp 8A (38 học sinh) và
8B (37 học sinh) - năm học 2016 - 2017.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Đầu tiên tôi tiến hành thu thập và xử lí những thơng tin lí luận về phương
pháp tích hợp kiến thức pháp luật vào trong bài dạy trong các mơn học nói
chung và mơn Sinh học nói riêng để có kiến thức lí luận vững chắc.
Nghiên cứu giáo án, dự giờ đồng nghiệp để tìm hiểu về hình thức tổ chức
và hiệu quả của việc tích hợp kiến thức pháp luật vào trong bài dạy trong các giờ
dạy các môn.
Khảo sát hiểu biết về pháp luật của học sinh qua khi chưa áp dụng phương
pháp này.
Sau đó, tơi thử nghiệm áp dụng các giải pháp vào dạy học tiết 63, 64, 65,
66, 67 - bài 60, 61, 62, 63, 64 và 65 - chương XI “Sinh sản”. Sau khi tiến hành dạy
thực nghiệm, tôi cùng đồng nghiệp trao đổi, rút kinh nghiệm và nhận thấy rõ hiệu

quả tích cực.

2


PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa” và một “xã hội cơng dân” địi hỏi phải xây dựng một xã hội trong đó
mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật. Do đó, việc đẩy mạnh phổ biến giáo dục pháp luật
trong nhà trường là con đường cơ bản, đóng vai trị quan trọng, tác động đến ý
thức pháp luật của học sinh đúng như tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 29NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI và Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 05/8/2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chính vì thế trong những năm gần đây công tác tuyên truyền phổ biến
pháp luật đã được triển khai rộng khắp trong các trường thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân với nhiều hình thức, như: Các chuyên đề giáo dục An tồn giao thơng,
chun đề về bảo vệ quyền trẻ em, phòng chống ma túy, phòng chống tệ nạn xã
hội,... và chú trọng tích hợp trong các mơn học.
Đối với mơn Sinh học 8, tơi thấy có thể tích hợp được kiến thức pháp luật
vào các bài của chương “Sinh sản” nhằm cung cấp thêm cho học sinh một số
hiểu biết về pháp luật, bởi phần kiến thức này nghiên cứu về cấu tạo của cơ
quan sinh sản ở người, về quá trình thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai, các
bệnh lây truyền qua đường tình dục, đại dịch AIDS…. nên rất thuận lợi để tích
hợp một số kiến thức pháp luật như: Bộ luật Hình sự 2015; Bộ luật Dân sự 2015;
Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014; Luật trẻ
em năm 2016; Luật Phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn

dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006; Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm năm 2007,…. Mặt khác, khi thực hiện tích hợp giáo dục pháp luật trong
các tiết học, học sinh có phần hào hứng với bài học hơn, đồng thời dựa trên cơ
sở sinh học thì học sinh cũng phần nào hiểu được việc tuân thủ theo các quy
định của pháp luật cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ chính nịi giống và tự do của
bản thân để từ đó có ý thức chấp hành pháp luật và nghiêm túc lĩnh hội kiến thức hơn.
2.2.

Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1. Về phía giáo viên
Tại đơn vị nơi tôi công tác, trong những năm trước đây công tác giáo dục
pháp luật mới chỉ được đưa vào giảng dạy trong chương trình mơn Giáo dục
cơng dân. Những năm gần đây, được sự quan tâm, chỉ đạo Ban giám hiệu thì
cơng tác tun truyền giáo dục pháp luật đã được lồng ghép, tích hợp vào một số
mơn học có liên quan như địa lý, ngữ văn,….nhưng nội dung tuyên truyền pháp
luật cịn rất hạn chế. Ngồi ra, tại trường đã có tủ sách pháp luật, tạo điều kiện
cho giáo viên, học sinh có nguồn tài liệu phục vụ cơng tác giảng dạy, học tập,
nhưng học sinh không tự giác tìm đọc, một số học sinh có đọc nhưng chẳng đọc
được nhiều vì nội dung sách luật khơ khan, nhiều chương, nhiều điều, nhiều
khoản, khó nhớ,... và đặc biệt là không hấp dẫn, cuốn hút như các sách khác.

3


2.2.2. Về phía học sinh
Học sinh lớp 8, đang ở lứa tuổi vị thành niên lại là lứa tuổi đang có sự
thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, muốn khẳng định mình, khơng muốn phụ
thuộc và dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo của các đối tượng xấu. Nhiều em bị ảnh
hưởng tâm lý từ các loại văn hóa phẩm đồi trụy... nên việc giáo dục các em ở lứa

tuổi này cần giáo viên phải có biện pháp phù hợp.
Trong khi đó, nhiều bậc phụ huynh cịn chịu ảnh hưởng của những hủ tục
lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn phải đi làm ăn xa, một số phụ huynh cịn
“khốn trắng” việc giáo dục đạo đức của con em mình cho nhà trường... nên
khơng chú ý đến sự phát triển tâm sinh lý của con cái, còn để mặc con cái,... dẫn
đến sự thiếu hụt về mặt tình cảm, sự phát triển tâm lí lệch lạc, hơn nữa do thiếu
sự chỉ bảo, quan tâm của gia đình nên số thiếu niên này dễ bị kẻ xấu lợi dụng và
lôi kéo vào con đường phạm tội.
Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh ở lứa tuổi vị thành niên vi
phạm pháp luật ngày càng có tính chất nghiêm trọng và diễn biến hết sức phức
tạp. Dẫn đến thực trạng trên một phần do sự thay đổi về thể chất và tâm sinh lí
lứa tuổi, hồn cảnh và phương pháp giáo dục của gia đình, mơi trường sống,…
nhưng đáng lo ngại nhất là nhận thức pháp luật của đại đa số học sinh còn rất
hạn chế, phần lớn không ý thức được mối nguy hiểm và hậu quả hành vi phạm
tội của mình mà nguyên nhân phần lớn là do công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật chưa được quan tâm đúng mức và chưa thực hiện đầy đủ.
Là giáo viên dạy bộ môn Sinh học, tôi thấy có thể tích hợp kiến thức giáo
dục pháp luật vào rất nhiều bài lên lớp, đặc biệt là các bài trong chương “Sinh
sản” - mơn Sinh học 8, nếu tích hợp một cách khéo léo trong các bài học của
chương này sẽ góp phần làm tăng thêm hứng thú học tập cho các em, đồng thời
cung cấp thêm được cho các em nhiều kiến thức bổ ích về pháp luật. Tuy nhiên,
mơn Sinh học nói chung và mơn Sinh học 8 nói riêng nghiên cứu về thế giới
sinh vật chứ không phải là môn học đặc thù về giảng dạy kiến thức pháp luật,
nên việc tích hợp giáo dục pháp luật là rất khó, địi hỏi giáo viên phải thực sự nổ
lực tìm tịi được những nội dung pháp luật có thể tích hợp, địa chỉ bài học có thể
tích hợp cho phù hợp mà vẫn đảm bảo được nội dung bài học, không quá tải đối
với học sinh và cũng không biến giờ học môn Sinh học thành giờ giảng dạy kiến
thức pháp luật.
Trong năm học 2015 - 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Sinh học ở hai
lớp 8A và 8B. Sau khi học xong chương “Sinh sản” tôi đã khảo sát về mức độ hiểu biết pháp luật của

các em về vấn đề liên quan đến nội dung chương thơng qua phiếu thăm dị với nội dung câu hỏi sau:

Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1. Trong một lần sang nhà hàng xóm chơi, C (12 tuổi) được ơng Q cho kẹo,
đồng thời yêu cầu em phải quan hệ tình dục với ơng và em đã đồng ý. Hỏi ông Q
làm như thế có đúng theo pháp luật không? Vì sao?
A. Khơng đúng. Vì ơng Q quan hệ tình dục với C - khi C mới 12 tuổi thì ông
4


Q đã phạm vào tội hiếp dâm.
B. Đúng. Vì việc ông Q quan hệ tình dục với C đã được C đồng ý.
Câu 2. Anh M biết mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn yêu và quan hệ tình dục với chị
N mà không dùng các biện pháp bảo vệ. Vậy anh M có vi phạm pháp luật khơng?
A. Anh M khơng vi phạm pháp luật.
B. Anh M có vi phạm pháp luật.
Câu 3. Anh G (20 tuổi) và H (12 tuổi - học sinh lớp 6) yêu nhau. Để chứng tỏ tình
yêu của mình với anh G, H đã chủ động cùng anh quan hệ tình dục. Hỏi anh H có vi
phạm pháp luật khơng? Vì sao?
A. Khơng. Vì H là người chủ động.
B. Có. Vì anh G quan hệ tình dục với H - khi H mới 12 tuổi thì anh G đã phạm
vào vào tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Câu 4. Cô Y (17 tuổi) và anh T (18 tuổi), học xong lớp 9 rồ i hai người nghỉ học và
đi làm. Hai người có tình cảm với nhau và được sự đồng ý của hai gia đình, rồi một
đám cưới vui vẻ đã diễn ra. Tuy nhiên, có người bảo cuộc hơn nhân của Y và T
khơng được pháp luật thừa nhận. Điều đó có đúng khơng?
A. Đúng. Vì, cả Y và T đều kết hơn khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
B. Sai. Vì cuộc hơn nhân này dựa trên cơ sở tự nguyện và có tổ chức đám cưới.
Câu 5. Cơ S, đang mang thai đứa con được khoảng 12 tuần tuổi, cô đi siêu âm ở
một cơ sở tư nhân (do ông T làm chủ) và được xác định thai nhi là con gái. Sau đó

cơ đã u cầu ơng T tiến hành bỏ thai để hy vọng lần mang thai sau sẽ là con trai để
nối dõi tông đường. Vậy việc ông T tiến hành bỏ thai cho cô S có đúng theo pháp luật
khơng?
A. Khơng đúng. Vì ơng T tiến hành bỏ thai cho cơ S vì lí do lựa chọn giới tính.
B. Đúng. Vì chính cơ S đã yêu cầu ông T tiến hành bỏ thai, ông T chỉ thực
hiện chun mơn của mình thơi.

Kết quả:
Tổng số
học
Lớp
sinh

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án đúng

A

B


B

A

A

Đáp án HS chọn
8A

8B

33

31

Tỉ lệ hs chọn đáp án đúng (%)
Tỉ lệ TB hs chọn đáp án đúng (%)
Đáp án HS chọn
Tỉ lệ hs chọn đáp án đúng (%)
Tỉ lệ TB hs chọn đáp án đúng (%)

2-A 29-A 30-A 1-A
31-B 4-B 3-B 32-B
6.1 12.1 9.1
3.0

3-A
30-B
9.1


7.9
1-A 28-A 27-A 2-A
30-B 3-B 4-B 29-B
3.2
9.7 12.9 6.5

3-A
28-B
9.7

8.4
5


Từ kết quả trên, tôi thấy rằng nhận thức về pháp luật của các em đang còn
rất non kém, mơ hồ nên trong q trình dạy học bản thân tơi đã nghiên cứu, tìm
tịi, áp dụng các biện pháp để nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh qua việc
tích hợp giáo dục pháp luật trong chương "Sinh sản” - môn Sinh học 8. Các
biện pháp đã được tôi áp dụng ở năm học 2016 - 2017 đạt kết quả rất khả quan
và tôi tiếp tục áp dụng với năm học 2017 - 2018. (Phần giải đáp kết quả đính kèm Phụ lục I)
Sau đây tơi xin trình bày các giải pháp mà tôi đã thực hiện.
2.3.

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Để tích hợp giáo dục pháp luật trong chương “Sinh sản” - môn Sinh học 8
cho học sinh lớp 8, trong chương trình tơi đã tiến hành các giải pháp sau:
1. Tìm hiểu những hiểu biết về kiến thức pháp luật của học sinh có liên
quan đến chương “Sinh sản” - mơn Sinh học 8.

2. Sưu tầm tài liệu.
3. Lập kế hoạch tích hợp kiến thức pháp luật cho từng bài, từng phần
trong chương “Sinh sản”.
4. Tiến hành dạy thực nghiệm.
2.3.1.
Tìm hiểu những hiểu biết về kiến thức pháp luật của học sinh có
liên quan đến chương “Sinh sản” - mơn Sinh học 8
Đây là cơng việc đầu tiên trong q trình giảng dạy, giúp tôi nắm được
mức độ hiểu biết về pháp luật của học sinh, từ đó lên kế hoạch dạy học cho phù
hợp. Để tiến hành tìm hiểu hiểu biết về kiến thức pháp luật của học sinh. Khi
thực hiện, tôi đã phối hợp các biện pháp:
- Biện pháp quan sát: Tơi quan sát những biểu hiện tâm lí, sự phát triển về
cơ thể, cách giao tiếp với bạn bè, cách xử lí những tình huống trong q trình
học tập,…để hiểu rõ hơn về học sinh cả về mặt thể chất và tâm sinh lí. Q trình
quan sát thực hiện bất cứ lúc nào (trong các tiết học, trong giờ ra chơi, trong các
buổi hoạt động tập thể,…). Khi gặp những biểu hiện đặc biệt tôi sẽ ghi chép vào
cuốn sổ “Nhật kí quan sát” để kịp theo dõi các em.
- Biện pháp phỏng vấn: Tôi trực tiếp phỏng vấn các học sinh về hiểu biết
pháp luật của các em bằng các câu hỏi. Ví dụ:
Câu 1: Em đã được học pháp luật thông qua những môn học nào?
Câu 2: Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những Bộ luật và Luật nào?
Câu 3: Nếu bây giờ gia đình yêu cầu em nghỉ học để kết hơn thì em sẽ xử lí như thế nào?
Câu 4: Giả sử có một người đe dọa em và yêu cầu em phải giao cấu với họ
thì em sẽ phản ứng như thế nào?
Câu 5: Nếu một chị hàng xóm gần nhà em khơng thể mang thai và sinh con
ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, thì em sẽ khuyên chị ấy như thế nào?....

6



Tùy thuộc từng đối tượng học sinh mà tơi có thể đưa ra các câu hỏi phỏng
vấn khác nhau. Sau khi thu thập những câu trả lời của các em tơi tổng kết lại và
từ đó có thêm hiểu biết về nhận thức của học sinh.
- Biện pháp đưa các tình huống cho các em giải quyết: Tơi đưa các tình
huống cụ thể cho các lớp, yêu cầu các em cùng thảo luận trong buổi sinh hoạt 15
phút và đưa ra các cách giải quyết, rồi ghi chép vào giấy. Sau buổi sinh hoạt 15
phút tôi sẽ thu thập lại kết quả thảo luận của các lớp và thống kê vào sổ theo dõi.
- Biện pháp sử dụng phiếu thăm dị: Trong phiếu thăm dị tơi có sử dụng
các câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn,…và các câu hỏi
mở để các em thể hiện những hiểu biết của mình.
2.3.2.

Sưu tầm tài liệu

Sau khi đã nắm được mức độ hiểu biết pháp luật và sự phát triển về thể
chất cũng như tâm lí của học sinh, tơi tiến hành sưu tầm các loại tài liệu liên
quan, bao gồm các Bộ luật và Luật mới nhất có liên quan, như: Bộ luật Hình sự
2015; Bộ luật Dân sự 2015; Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Hơn nhân và
gia đình năm 2014; Luật trẻ em năm 2016; Luật Phòng, chống nhiễm virút gây
ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006; Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007,….
Các tài liệu có thể là tài liệu giấy (như các loại sách luật), tài liệu điện tử
(như các trang wed điện tử, ví dụ: Thuvienphapluat.vn; VN Express Pháp luật;
Báo pháp luật; Báo Pháp luật Việt Nam;….)
2.3.3.
Lập kế hoạch tích hợp kiến thức pháp luật cho từng bài, từng
phần trong chương “Sinh sản”
Trước tiên, tôi tiến hành nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên,
sách chuẩn kiến thức và kĩ năng để xác định rõ mục tiêu của bài về kiến thức, kĩ
năng, thái độ, xác định trọng tâm bài học.

Sau đó tơi đọc kĩ các Bộ Luật, từ đó tơi tìm tịi, chắt lọc, rút gọn lấy
những nội dung của các Điều, các Khoản trong các Bộ Luật có liên quan đến nội
dung bài học (lưu ý là phải luôn đảm bảo nguyên tắc không được làm thay đổi
nội dung luật, phải tuyên truyền chính xác).
Căn cứ vào nội dung bài học, tơi lựa chọn thời điểm, định lượng nội dung
tích hợp sao cho phù hợp, vừa gây hứng thú cho học sinh mà không làm quá tải
giờ học. Cụ thể, chương “Sinh sản” là chương cuối cùng của môn Sinh học 8. Chương gồm 6 bài,
được phân phối trong 5 tiết. Tơi có thể lựa chọn các nội dung tích hợp và địa chỉ tích hợp như sau:

Tiết 63 - Bài 60: Cơ quan sinh dục nam
Phần II. Tinh hoàn và tinh trùng
 Kiến thức pháp luật cần tích hợp:
- Ở nam, bắt đầu từ tuổi dậy thì (11-12 tuổi) đã có khả năng sản xuất tinh
trùng (có khả năng có con), tuy nhiên theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia
7


đình năm 2014 quy định: tuổi kết hơn đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên; Việc
kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Nhà nước khơng thừa nhận hơn
nhân giữa những người cùng giới tính (Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014) [3]
- Tinh trùng là giao tử của nam. Người tự nguyện cho tinh trùng chỉ cho
tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, và cơ sở đó khơng được cung cấp tên, tuổi,
địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng. Việc cho, nhận tinh trùng được
thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của
Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và
điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. [8]
Tiết 64 - Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ
Phần I. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ
 Kiến thức pháp luật cần tích hợp:

Để bảo vệ sự phát triển bình thường về tâm sinh lý cho trẻ em, ngăn chặn
những hành vi lợi dụng sự non nớt, nhẹ dạ của trẻ em đẩy các em vào quan hệ
tình dục quá sớm, gây ảnh hưởng xấu về mọi mặt cho các em, Bộ luật hình sự
quy định:
- Người nào thực hiện hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với
người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ 07 năm đến15 năm, 20 năm, tù chung thân
hoặc tử hình (Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi) [1, tr.101,102]
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (Điều 141. Tội hiếp
dâm; Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Điều 145. Tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi) [1, tr.100 – 103, 106]
- Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người
đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm
hoặc tù chung thân (Điều 143. Tội cưỡng dâm; Điều 144. Tội cưỡng dâm
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi) [1, tr.103 – 106]
- Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ơ đối với người dưới 16
tuổi khơng nhằm mục đích giao cấu hoặc khơng nhằm thực hiện các hành vi
quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm (Điều 146. Tội dâm ô
đối với người dưới 16 tuổi) [1, tr.107,108]
Phần II. Buồng trứng và trứng
 Kiến thức pháp luật cần tích hợp:
- Ở nữ, bắt đầu từ tuổi dậy thì (10-11 tuổi) đã có khả năng tạo nỗn - tế
bào sinh dục cái đã trưởng thành (có khả năng có con), tuy nhiên theo Điều 8
8



của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định: tuổi kết hôn đối với nữ
là từ đủ 18 tuổi trở lên (Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014) [3]
- Cũng giống nam giới, nữ có quyền cho noãn tại Điều 4 Nghị định số
10/2015/NĐ-CP cũng quy định việc cho và nhận noãn được tiến hành trên
nguyên tắc tự nguyện và thực hiện trên nguyên tắc bí mật. Điều này cũng quy
định người cho tinh trùng, cho noãn được hám và làm các xét nghiệm để xác
định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà khơng thể nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình; không bị nhiễm HIV. [8]
Tiết 65 - Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
Phần I. Thụ tinh và thụ thai
 Kiến thức pháp luật cần tích hợp: Sự thụ tinh thường xảy ra trong
ống dẫn trứng, tuy nhiên theo quy định tại Nghị định số 10/2015/NĐ-CP những
người phụ nữ độc thân và các cặp vợ chồng vơ sinh có quyền sinh con bằng kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa [8]
Phần II. Sự phát triển của thai
 Kiến thức pháp luật cần tích hợp:
- Sức khỏe mẹ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, nên:
 Điều 134 - Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định: Người nào cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà
biết là có thai, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân. [1, tr.91 – 94]
 Khoản 2, Điều 7 của Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định về
Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới: Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi
mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ cơng
việc gia đình (Luật Bình đẳng giới năm 2006) [4]
Trường hợp người phụ nữ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi
áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang khơng có con chung; đã được
tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý thì được phép nhờ người mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo theo Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 (cụ thể từ Điều 93

đến Điều 100) [3], song phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và
được lập thành văn bản; Còn nếu người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích
thương mại thì theo Điều 187 - Bộ Luật hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm [1, tr. 152 - 153]
-

Tiết 65 - Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Phần II. Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
 Kiến thức pháp luật cần tích hợp:
Điều 316 - Bộ luật hình sự năm 2015: Tội phá thai trái phép, quy định:
9


Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác làm chết 1 người
trở lên hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên, hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ
thể 31% trở lên, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt
tù từ 01 năm đến 15 năm. Ngồi ra, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền
từ5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm [1, tr.398,399]
Phần III. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
 Kiến thức pháp luật cần tích hợp:
Các biện pháp tránh thai giúp tránh mang thai ngồi ý muốn. Nếu khơng
sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, để mang thai và sinh con ra mà giết
hoặc vứt bỏ con thì người mẹ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 124 Bộ
Luật hình sự 2015 - Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ [1, tr.87,88], quy định:
“1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc
trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07
ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi
dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Tiết 66 - Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục
Phần II. Bệnh giang mai
 Kiến thức pháp luật cần tích hợp:
Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định bệnh
giang mai; bệnh lậu; bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes);...là những bệnh truyền
nhiễm nhóm C (gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền
không nhanh). Tại Điều 8 của bộ Luật này quy định những hành vi bị nghiêm cấm [5]:
1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và
người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân
gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc
bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thơng tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Không triển khai hoặc triển khai khơng kịp thời các biện pháp phịng, chống
bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu
10


cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Tiết 67 - Bài 65: Đại dịch AIDS - Thảm hoạ của lồi người
Phần I. AIDS là gì? HIV là gì?
 Kiến thức pháp luật cần tích hợp: Theo Luật Phịng, chống bệnh
truyền nhiễm thì bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc

phải ở người (HIV/AIDS) là những bệnh truyền nhiễm nhóm B (gồm các
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong)
[5]
III. Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS
 Kiến thức pháp luật cần tích hợp:
- Để hạn chế tốc độ lây lan của virut HIV, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy
định: Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người
khác, thì bị phạm tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148) và tội cố ý
truyền HIV cho người khác (Điều 149), trong đó người phạm tội có thể bị
phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngồi ra, người phạm tội
cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm [1, tr.109 – 111]
- Tại Điều 8 - Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006, quy định [6]:
 Không được kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
 Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi
người được mình giám hộ nhiễm HIV.
 Cơng khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho
người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý
của người đó.
 Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
 Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mơ, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
 Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ
người đó nhiễm HIV.
 Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
2.3.4. Tiến hành dạy thực nghiệm.
Để thực hiện giải pháp này, tôi đã tiến hành các bước sau:
Bước 1: Thiết kế bài học:
Sau khi đã có kế hoạch tích hợp pháp luật cụ thể cho từng bài trong
chương “Sinh sản” tôi sẽ tiến hành thiết kế bài học, đây sẽ là bản thiết kế toàn

bộ kế hoạch hoạt động dạy học của tơi trên giờ lên lớp, tồn bộ hoạt động dạy
học đó đã được cụ thể hố một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được
11


quy định bởi cấu trúc của bài học. Để thực hiện được việc tích hợp giáo dục
pháp luật theo kế hoạch đã lập thì trong mỗi bài, ngồi các phần được thiết kế
theo trình tự đã quy định cho bộ môn Sinh học, tôi chú ý đến những phần sau:
phần mục tiêu về thái độ; phần tổ chức các hoạt động dạy học để tích hợp kiến
thức pháp luật vào cho phù hợp và phần hướng dẫn về nhà. Cụ thể:
- Phần mục tiêu bài học: Cần nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về thái độ nhờ có
hiểu biết về cấu tạo và hoạt động sinh lí của cơ thể kết hợp với những hiểu biết
về các quy định của pháp luật có liên quan để từ đó hình thành ý thức và hành vi
đúng đắn hơn.
- Phần tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai
các hoạt động dạy - học cụ thể. Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức
của môn Sinh học, tôi sẽ đưa ra các vấn đề u cầu học sinh suy nghĩ, từ đó tơi
định hướng kiến thức pháp luật vào bài học nhằm mục đích tuyên truyền, cung
cấp kiến thức thức pháp luật có liên quan đến mỗi phần và từ việc hiểu biết thêm
về pháp luật dựa trên cơ sở sinh học sẽ phần nào ảnh hưởng tới hành vi và hình
thành kĩ năng sống cho các em, là yếu tố quan trọng quyết định hành vi hiện tại
cũng như sau này của các em. Vì đặc thù của mơn Sinh học là tìm hiểu về kiến
thức cấu tạo và hoạt động sinh lí của cơ thể sinh vật chứ khơng phải tìm hiểu về
kiến thức pháp luật, nên tơi chỉ tích hợp phần nhỏ kiến thức pháp luật với nguyên tắc:
1. Chỉ tích hợp với những bài, những phần có nội dung thật sự liên quan
đến pháp luật, kiến thức pháp luật tích hợp phải phù hợp, không gượng ép,
không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải.
2. Đảm bảo đặc trưng của môn học, không biến giờ Sinh học thành giờ
trình bày về giáo dục pháp luật, mà giáo dục pháp luật chỉ là một nội dung được
tích hợp một cách tự nhiên hài hòa trong các đơn vị kiến thức chuyên môn.

- Phần hướng dẫn về nhà: Yêu cầu học sinh xác định những kiến thức
pháp luật có liên quan đến bài học mà học sinh cần phải tiếp tục tìm hiểu thêm
sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng tầm hiểu biết.
Sau đó, tơi tiến hành thiết kế bài giảng điện tử, đây chính là cơng cụ tương
tác giữa tôi và học sinh để thực hiện các mục tiêu của giáo án. Với bài giảng
điện tử, tôi đã giảm nhẹ việc thuyết giảng, tăng cường đối thoại, thảo luận với
học sinh, qua đó kiểm sốt được các em. Mặt khác, học sinh được thu hút, kích
thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và
nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn và mục đích tun
truyền pháp luật của tơi cũng được thực hiện thuận lợi hơn.
Bước 2: Vận dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp.
Theo tôi “Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào
phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn”. Để đạt được mục tiêu trên,
trước tiên trong tiết học ngoài việc hướng dẫn, chỉ đạo học sinh chủ động tìm
hiểu kiến thức bài học, sau đó tơi sẽ có lời gợi mở, chủ động dẫn dắt để cung cấp
một số kiến thức pháp luật có liên quan đến nội dung bài học cho học sinh.

12


Ngoài ra, khi giảng dạy trên lớp phần kiến thức chương “Sinh sản”, giáo
viên cần có thái độ nghiêm túc, không e thẹn, rụt rè mà phải xem đây cũng là
những kiến thức khoa học như các phần khác, từ đó tạo tâm lí nghiêm túc lĩnh
hội kiến thức cho học sinh, giúp các em hiểu rõ phần kiến thức sinh học cũng
như kiến thức pháp luật liên quan.
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá những hiểu biết về kiến thức pháp luật
của học sinh có liên quan đến chương “Sinh sản”:
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu trong q trình
dạy học. Thơng qua đánh giá, tơi xác định được hiệu quả của q trình dạy học,
chất lượng học sinh học tập, dựa vào những thông tin đó để định hướng, điều

chỉnh phương pháp dạy học của mình. Đánh giá cịn giúp tơi tạo động lực học
tập cho học sinh thông qua điểm, phần thưởng, khen ngợi và có những biện pháp
khắc phục những điểm yếu và phát huy những mặt mạnh của học sinh.
Vì kiến thức pháp luật tích hợp trong các tiết dạy của chương “Sinh sản”
một phần, còn phần lớn là các em dựa trên cơ sở giáo viên gợi ý về nhà tìm hiểu
thêm trên sách, báo, mạng internet,… nên tơi thường sử dụng phiếu thăm dò
dưới dạng câu hỏi khách quan nhiều lựa chọn và câu hỏi mở. Sau đó, tơi dùng
toán thống kê kết quả các câu trả lời của các em để nắm bắt được khả năng hiểu
biết của học sinh về pháp luật để từ đó tơi có hướng điều chỉnh cho phù hợp.
Sau đây là một ví dụ minh họa cho các giải pháp mà tôi đã tiến hành trong quá trình dạy học:

Tiết 64

Bài 61: CƠ QUAN SINH DỤC NỮ

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Chỉ và kể tên được các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ
- Trình bày được chức năng cơ bản của các bộ phận sinh dục nữ
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo của trứng
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác hoạt động nhóm
- Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin khi đọc sách giáo khoa để tìm hiểu
về các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và đặc điểm của trứng
3. Thái độ:
- Giúp học sinh có thêm hiểu biết về pháp luật để từ đó có ý thức tôn
trọng pháp luật và chấp hành pháp luật.
- Củng cố niềm tin vào khoa học; Xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu.
- Định hướng phát triển năng lực: quan sát, phân tích kênh hình tìm tịi

kiến thức, trình bày ý kiến trước tập thể.

13


- Tích hợp kiến thức pháp luật: + Về những hình thức phạt đối với các
trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi;
+ Quy định về độ tuổi kết hôn đối với nữ;
+ Quy định về quyền hiến tặng trứng.
II. Chuẩn bị :
1. Phương tiện, thiết bị: - GV: Tranh vẽ H61.1, H61.2 sgk phóng to;
- HS: Ơn tập bài cũ và nghiên cứu trước bài học.
2. Phương pháp: - Vấn đáp - tìm tịi
- Nêu vấn đề
- Hoạt động nhóm.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: + Câu 1. Trình bày các bộ phận và chức năng của các bộ
phận của cơ quan sinh dục nam?
+ Câu 2. Mô tả đặc điểm của tinh trùng?
2. Dạy - học bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ
* Mục tiêu:
- Chỉ, kể tên và nêu được chức năng các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ
- Nêu được những hình thức phạt đối với các trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi;
Hoạt động của gv và hs

Nội dung

GV: Treo tranh hình 61.1 sgk phóng to.


I. Các bộ phận của cơ quan
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm: quan sinh dục nữ
sát H61.1, đọc chú thích và hồn thành bài tập
trong sgk trang 190?
HS: Thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ
sung rồi rút ra kết luận (Buồng trứng; Phễu
dẫn trứng; Tử cung; Âm đạo; Cổ tử cung)
GV: Yêu cầu hs tiếp tục hoạt động cá nhân :
nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi:
1. Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ?
2. Chức năng của các bộ phận đó?

- Cơ quan sinh dục nữ gồm:

HS: Nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu + Buồng trứng: Là nơi sản
sinh ra trứng
hỏi; học sinh khác nhận xét, bổ sung
+ Phễu dẫn trứng: Tiếp nhận
GV: Hoàn thiện kiến thức cho HS
trứng rụng vào ống dẫn trứng.
GV: Nêu vấn đề: Bất kỳ trẻ em nào (dù là
14


nam hay nữ) cũng đều có nguy cơ bị xâm
hại tình dục bởi bất kỳ người trưởng thành
nào (dù đó là nam hay nữ, thanh niên hay
người cao tuổi, ở ngồi xã hội hay trong gia
đình). Vậy để bảo vệ sự phát triển bình thường
về tâm sinh lý cho trẻ em, ngăn chặn những

hành vi lợi dụng sự non nớt, nhẹ dạ của trẻ em
đẩy các em vào quan hệ tình dục quá sớm, gây
ảnh hưởng xấu về mọi mặt cho các em thì pháp
luật Việt Nam đã quy định như thế nào?
HS: Lắng nghe và suy nghĩ về vấn đề giáo
viên đưa ra.
GV: Tích hợp: Trong Bộ luật hình sự năm
2015 quy định:

+ Ống dẫn trứng: Dẫn trứng
tới tử cung
+ Tử cung (dạ con): Là nơi
trứng đã thụ tinh làm tổ và
phát triển thành thai.
+ Cổ tử cung: Cho tinh trùng
đi qua và sinh con khi đẻ
+ Âm đạo: Là nơi tiếp nhận
tinh trùng, đường ra của trẻ
khi sinh
- Tuyến tiền đình: Tiết dịch
nhờn để bơi trơn âm đạo.

- Người nào thực hiện hành vi giao cấu hoặc
quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi
thì bị phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, tù chung
thân hoặc tử hình (Điều 142. Tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi) [1, tr.101 - 103]
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ
được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác

giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân
hoặc tử hình (Điều 141. Tội hiếp dâm; Điều
142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Điều
145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi) [1, tr.100 – 103, 106, 107]
- Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến
người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong
tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao
cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến
20 năm hoặc tù chung thân (Điều 143. Tội
cưỡng dâm; Điều 144. Tội cưỡng dâm người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi) [1, tr.103 - 106]
- Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành
vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không
nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm
thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác,
thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm (Điều 146.
15


Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi) [1, tr.107 - 108]
HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự sinh sản trứng và đặc điểm của trứng
* Mục tiêu: - Mô tả được đặc điểm cấu tạo của trứng
- Nêu được quy định về độ tuổi kết hôn đối với nữ và quy định về quyền hiến tặng
trứng.

GV: Treo tranh hình 61.2 sgk phóng to.

II. Buồng trứng và trứng

GV: Yêu cầu HS quan sát H61.2, đọc thông
tin sgk và trả lời các câu hỏi:
1. Trứng được sinh ra bắt đầu từ khi nào?
2. Trứng được sản sinh ra ở đâu và như thế nào?
HS: Quan sát hình, kết hợp thơng tin sách
giáo khoa trả lời câu hỏi.
GV: Nêu vấn đề: Ở nữ, bắt đầu từ tuổi dậy thì
(10-11tuổi) đã có khả năng tạo trứng - tế bào
sinh dục cái đã trưởng thành (có khả năng có
con), tuy nhiên ở lứa tuổi này cơ thể các em
vẫn chưa phát triển hồn chỉnh, tâm lí chưa ổn - Trứng bắt đầu sản sinh từ
định, khả năng tự lập cuộc sống chưa có, nên tuổi dậy thì
theo quy định của pháp luật thì các em chưa
được phép sinh con, mà các em chỉ được phép
sinh con sau khi kết hôn. Vậy độ tuổi kết hôn
của nữ là bao nhiêu tuổi?
HS: Lắng nghe và suy nghĩ về vấn đề GV đưa
ra.
GV: Tích hợp: Theo Điều 8 của Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2014 quy định: tuổi
kết hơn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên.[3]
HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.

- TB trứng có kích thước
nhỏ, chứa nhiều tế bào chất.


GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk và
trả lời câu hỏi: Trứng có đặc điểm hình thái - Trứng chín và rụng được
phễu dẫn trứng tiếp nhận
cấu tạo và hoạt động sống như thế nào?
đưa vào ống dẫn trứng (vòi
HS: Nghiên cứu thông tin sách giáo khoa trả trứng).
lời câu hỏi.
- Tế bào trứng chỉ có khả
GV: Nhận xét và chốt ý.
năng thụ tinh trong vòng
GV: Nêu vấn đề: Ở đa số người phụ nữ đều một ngày nếu gặp được tinh
có khả năng tạo trứng có khả năng thụ tinh trùng
bình thường, tuy nhiên vẫn có một số ít người
16


phụ nữ khơng có tế bào trứng hoặc trứng
khơng bảo đảm chất lượng để thụ thai dẫn đến
vô sinh. Để khắc phục hiện tượng vô sinh trên
của người phụ nữ, pháp luật đã quy định như thế nào?

- Trứng được thụ tinh sẽ
làm tổ ở trong lớp niêm mạc
của tử cung và phát triển
thành thai.

HS: Lắng nghe và suy nghĩ về vấn đề GV đưa
ra.
GV: Tích hợp: Nữ giới có quyền cho noãn,
tại Điều 4 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP cũng

quy định việc cho và nhận noãn được tiến
hành trên nguyên tắc tự nguyện và thực hiện
trên nguyên tắc bí mật. Điều này cũng quy
định người cho tinh trùng, cho noãn được hám
và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị
bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau;
không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình; khơng bị nhiễm HIV. [8]
HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
IV. Kiểm tra - đánh giá: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi
sau:
Câu 1: Trứng có đặc điểm hình thái cấu tạo và hoạt động sống như thế nào?
Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ? Chức năng của các bộ phận đó?
Câu 2: Trứng có đặc điểm hình thái cấu tạo và hoạt động sống như thế nào?
Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ? Chức năng của các bộ phận đó?
Câu 3: Bạn A (12 tuổi) yêu anh B (đang học ở một trường Đại học). Trong
một lần đi chơi, bạn A và anh B đã tình nguyện quan hệ tình dục với nhau.
Bạn A và anh B có bị ảnh hưởng gì khơng?
(Trả lời: - Bạn A có thể mang thai ngồi ý muốn, mắc các bệnh tình dục, nếu
phá thai có thể làm tổn thương tử cung, ảnh hưởng đến việc sinh con sau này,...
- Hành vi của anh B là quan hệ tình dục với A (bạn A tự nguyện). –
khi A mới 12 tuổi thì B đã phạm vào tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
(Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 thì Người nào thực hiện
hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (Điều 142)
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu thêm những kiến thức pháp luật liên quan đến bài học.
- Nghiên cứu bài mới (Bài 62 + 63: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của

17


thai. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai)
- Đọc mục “Em có biết”
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi học xong chương “Sinh sản” - Sinh học 8, vào cuối năm học 2016 - 2017 tơi đã đưa ra
phiếu thăm dị cho học sinh của hai lớp 8 như sau:

Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1. A và Y yêu nhau. Đã nhiều lần Y muốn cả hai vượt quá giới hạn nhưng
A từ chối với lý do mình đang đi học (A - 17 tuổi). Cũng vì lý do đó mà A muốn
chia tay. Sợ A bỏ mình, Y đã dùng thủ đoạn uy hiếp, ép A phải đồng ý cho mình
quan hệ tình dục. Biết chuyện gia đình A đã tố cáo với cơ quan chức năng về việc
làm đồi bại của Y. Xin hỏi Y đã phạm tội gì? A có bị ảnh hưởng gì khơng?
A. Y đã phạm tội cưỡng dâm. A có thể mang thai ngồi ý muốn, mắc các bệnh
tình dục, nếu phá thai có thể làm tổn thương tử cung, ảnh hưởng đến việc sinh con sau này,...
B. Y đã phạm tội hiếp dâm. A có thể mang thai ngồi ý muốn, mắc các bệnh
tình dục, nếu phá thai có thể làm tổn thương tử cung, ảnh hưởng đến việc sinh con sau này,...
Câu 2. B (sinh viên của một trường Đại học) và N (15 tuổi - học sinh lớp 8)
yêu nhau và tự nguyện chung sống với nhau như vợ chồng. Gia đình N biết chuyện
yêu cầu B phải cưới N và phải đưa cho cha mẹ N một khoản tiền lớn vì đã làm tổn
hại đến sức khỏe con gái họ. Hồn cảnh gia đình khó khăn, bản thân cịn đang phải
đi làm th, B khơng kiếm đủ số tiền cha mẹ N yêu cầu. Thấy vậy, cha mẹ N tuyên
bố nếu B không lo đủ tiền để cưới N, họ sẽ tố cáo B về tội hiếp dâm. Xin hỏi B có
phạm tội hiếp dâm khơng?
A. B không phạm tội hiếp dâm. Tuy nhiên, hành vi B quan hệ tình dục với N khi N mới 15 tuổi thì B đã phạm vào tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục bới người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
B. B không phạm tội hiếp dâm và cũng không phải chịu trách nhiệm trước

pháp luật vì B và N yêu nhau và người tự nguyện chung sống với nhau.
Câu 3. Vợ chồng B lấy nhau đã hơn 7 năm mà vẫn chưa có tin vui. Gia đình
nhà chồng thường xun nhắc nhở giục giã cô con dâu phải thực hiện trách nhiệm
“đúc” cho dịng họ một người nối dõi tơng đường. Mẹ chồng B giận quá nhiều lần
đánh tiếng sẽ tìm vợ khác cho con trai. Không muốn mất chồng, B giả vờ có thai rồi
thơng qua C – cị mồi bệnh viện mua bé sơ sinh để lừa dối nhà chồng. Vụ việc vỡ lở
cả C và B đều bị công an gọi lên thẩm vấn điều tra. Theo bạn thì ai sẽ phải chịu
trách nhiệm hình sự trước pháp luật?
A. Chỉ C - người môi giới bán trẻ sơ sinh mới phạm tội, cịn B khơng phạm tội.
B. Cả người mua (B) và người bán (C) đều phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi.
Câu 4. Khi kiểm tra hành chính tại nhà nghỉ X, cơng an đã phát hiện anh Y là
thanh niên trong làng đang thực hiện hành vi mua dâm với cháu Z (chưa đủ 17 tuổi).
Theo bạn anh Y có vi phạm pháp luật khơng? Cháu Z có bị ảnh hưởng gì về thể chất khơng?
A. Anh Y có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua dâm người dưới 18
18


tuổi vì cháu Z chưa phải là người thành niên (chưa đủ 18 tuổi). Cháu Z có thể mang
thai, mắc các bệnh tình dục,...
B. Anh Y chỉ bị xử phạt hành chính, do cháu Z cũng đã thoả thuận bán dâm lấy
tiền. Cháu Z khơng bị ảnh hưởng gì cả.
Câu 5. Ở khu vực dân cư mà Lan sinh sống có một số quán bar, quán karaoke
thuê người lao động dưới 18 tuổi phục vụ, trong đó hầu hết là nữ. Xin hỏi việc làm
như vậy có đúng pháp luật khơng? Vì sao?
A. Đúng pháp luật. Vì đây là do sự thoả thuận giữa chủ quán và người lao động đó.
B. Khơng đúng pháp luật và sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Vì mơi trường
làm việc trong các quán bar, karaoke sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của
người chưa thành niên, mặt khác, những lao động nữ này có thể bị lợi dụng hoạt động mại dâm.
Kết quả như sau:


Lớp

Tổng số
học
sinh

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án đúng

A

A

B

A

B


Đáp án HS chọn
8A

38

Tỉ lệ hs chọn đáp án đúng (%)
Tỉ lệ TB hs chọn đáp án đúng (%)
Đáp án HS chọn

8B

37

Tỉ lệ hs chọn đáp án đúng (%)
Tỉ lệ TB hs chọn đáp án đúng (%)

33-A 31-A 9-A 32-A 4-A
5-B 7-B 29-B 6-B 34-B
86.8 81.6 76.3 84.2 89.5
83.7
31-A 8-A 7-A 32-A 9-A
6-B 29-B 30-B 5-B 28-B
83.8 88.4 81.1 86.5 83.7
84.7

(Phần giải đáp kết quả đính kèm Phụ lục II)
Ngồi ra, khi tơi hỏi các em “Vì sao em lại chọn đáp án trên?” thì có đến
90% số học sinh giải thích được lí do dựa vào những hiểu biết về pháp luật đã
được tiếp thu trong q trình học và thơng qua sự hướng dẫn tìm hiểu của giáo
viên.

Qua đây, tơi thấy hiểu biết về pháp luật của các em học sinh sau khi tơi đã
áp dụng biện pháp tích hợp giáo dục pháp luật (năm học 2016 - 2017) đã được
nâng lên rõ rệt so với các em học sinh học thuần túy không được áp dụng đề tài
(năm học 2015 - 2016) và đây chính là cơ sở hình thành ý thức chấp pháp được
tốt hơn và từ đó góp phần hoàn thiện nhân cách sau này cho các em. Chính vì
vậy trong năm học 2017 - 2018 tơi sẽ tiếp tục áp dụng đối với tất cả các lớp tơi
trực tiếp giảng dạy nhằm góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho các em học sinh.
PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua việc thực hiện và ứng dụng đề tài vào thực tiễn, tôi nhận thấy những
kiến thức pháp luật vốn rất khơ khan và khó học nay đã được học sinh nắm bắt,
19


ghi nhớ, do đó hiểu biết về pháp luật của các em đã được nâng lên, đây chính là
cơ sở hình thành ý thức chấp hành pháp luật của các em được tốt hơn, ngồi ra
chính các em lại là những người tuyên truyền cho người thân trong gia đình,
những người xung quanh để mọi người trong xã hội của chúng ta đều “Sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” để xây dựng một xã hội ổn định và phát
triển bền vững. Từ thực tế giảng dạy, nghiên cứu và học hỏi, tôi đã rút ra được
vài kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục pháp luật trong chương "Sinh sản” mơn Sinh học 8, đó là:
Giáo viên phải có những kiến thức nhất định về pháp luật và linh hoạt
trong quá trình giảng dạy để giúp các em học sinh có những hiểu biết đúng đắn
về những quy định của pháp luật Việt Nam.
Quá trình giáo dục pháp luật phải thường xuyên, liên tục và cần có sự
phối hợp chặt chẽ của giáo viên bộ môn Sinh học với giáo viên bộ môn khác,
giáo viên chủ nhiệm và Đồn - Đội để có thể nắm bắt kịp thời những em học
sinh có biểu hiện vi phạm pháp luật từ đó có các biện pháp giáo dục kịp thời,
giúp các em sớm điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Trên cơ sở kiến thức của một chương “Sinh sản” nên tôi chỉ đưa ra một số

kiến thức về pháp luật tích hợp vào một số địa chỉ trong bài học, rất mong nhận
được nhiều ý kiến đóng góp quý đồng nghiệp, các vị trong Hội đồng khoa học
để đề tài của tôi ngày càng hồn thiện, phát triển theo hướng có thể tích hợp
được nhiều kiến thức pháp luật hơn và có được nhiều giải pháp hay trong việc
tích hợp và để ứng dụng đạt hiệu quả cao hơn.
3.2. Kiến nghị
Việc giáo dục pháp luật cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của gia đình, nhà
trường và xã hội trong cơng tác xã hội hóa giáo dục, nên để nâng cao hiệu quả
của công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học không phải chỉ là nhiệm vụ
của giáo viên bộ môn Sinh học hay giáo viên chủ nhiệm mà là của tập thể giáo
viên, của nhà trường trong nhiệm vụ giáo dục chung, do đó:
Đối với nhà trường cần trang bị tủ sách pháp luật đầy đủ hơn, đa dạng hơn
để giáo viên và học sinh thuận lợi nghiên cứu. Ngoài ra, cần tăng cường các buổi
hoạt động ngoài giờ về các chủ đề pháp luật để học sinh có cơ hội tìm hiểu thêm
về pháp luật.
Đối với giáo viên chủ nhiệm cần có những buổi sinh hoạt 15 phút và sinh
hoạt cuối tuần về chủ đề pháp luật, đặc biệt luôn sát sao với học sinh và phối
hợp chặt chẽ với gia đình để kịp thời nhận biết những em học sinh có dấu hiệu
và nguy cơ vi phạm pháp luật để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Đối với giáo viên các bộ môn cần cung cấp cho các em những kiến thức về
các kĩ năng sống cần thiết để phòng tránh những hành vi vi phạm pháp luật, để
các em tự biết bảo vệ bản thân và tránh những rủi ro trong cuộc sống.

20


Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tơi góp phần vào kho tàng kinh
nghiệm chung của ngành, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng
nghiệp!
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 03 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Người viết:
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.

PHỤ LỤC I
(Giải đáp kết quả các câu hỏi tại mục 2.2.2)
Câu 1.
Căn cứ theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS 2015 - Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi thì hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người dưới 13 tuổi đều phạm tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi. [1,
tr. 101,102]
Do lứa tuổi dưới 13 tuổi chưa phát triển đầy đủ cả về sinh lý lẫn nhận
thức, nên các nhà làm luật đã quy định mọi hành vi giao cấu, thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người chưa đủ 13 đều phạm tội tội Hiếp dâm người
dưới 16 tuổi.
Ở đây, C mới 12 tuổi, do đó, khi ơng Q quan hệ tình dục với C, mặc dù
được C đồng ý thì ơng Q vẫn phạm tội.
Đáp án A đúng
Câu 2.
Khoản 1 Điều 148 BLHS năm 2015 quy định “Người nào biết mình bị
nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã
biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục,
thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm”. [1, tr. 109]
Như vậy, anh M biết mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn yêu và quan hệ tình dục
với chị N mà không dùng các biện pháp bảo vệ, hành vi của anh M đã vi phạm
pháp luật.

Đáp án B đúng.
Tuy nhiên, cũng phải giải thích thêm, loại trừ trường hợp chị N đã biết
anh M bị nhiễm HIV và đồng ý quan hệ tình dục mà ko dùng biện pháp bảo vệ
thì anh M khơng vi phạm pháp luật.
Câu 3.
21


Theo quy định tại khoản 1 Điều 145 BLHS năm 2015 thì hành vi phạm tội
là hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142,
Điều 144 BLHS 2015. [1, tr. 106]. Việc xác định có hành vi phạm tội hay khơng
khơng dựa vào ý chí tự nguyện hay trái ý muốn của nạn nhân.
Chủ thể của tội này người đủ 18 tuổi trở lên.
Như vậy việc anh G (20 tuổi) có quan hệ tình dục với H (15 tuổi) thỏa
mãn hành vi phạm tội được mô tả trên. Do đó, G phạm tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Đáp án B đúng
Câu 4.
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hơn tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn
theo quy định tại Điều 8 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 (khoản 6 Điều 3
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014) [3]
Điều 8 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ kết hôn với
nhau phải tuân theo các điều kiện sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy
định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hơn nhân và gia đình năm

2014.
Như vậy, chỉ cần một bên hoặc cả hai bên vi phạm một trong những điều
kiện trên khi kết hôn là kết hôn trái pháp luật.
Trong trường hợp trên, cô Y (17 tuổi) chưa đủ 18 tuổi, anh T (18 tuổi)
chưa đủ 20 tuổi, cả hai kết hôn khi chưa đủ độ tuổi luật định mặc dù tự nguyên
và không được pháp luật công nhận.
Đáp án A đúng
Câu 5.
Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh dân số quy định nghiêm cấm các
hành vi lực chọn giới tính thai nhi trong đó có: Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn
giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc
và các biện pháp khác. [9]
Điều 84 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định các
mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn
giới tính [10]
22


Như vậy, việc ông T tiến hành loại bỏ thai cho cơ S vì lí do lựa chọn giới
tính là vi phạm quy định của pháp luật.
Đáp án A đúng

PHỤ LỤC II
(Giải đáp các câu hỏi mục 2.4)
Câu 1.
Khoản 1 Điều 143 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào dùng mọi thủ
đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách
phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục

khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” [1, tr.103]
Trong trường hợp trên, Y đã sử dụng thủ đoạn uy hiếp, khiến cho A phải
miễn cưỡng quan hệ tình dục với Y, hành vi trên phù hợp với mô tả hành vi
khách quan của tội cưỡng dâm trên.
Do đó, Y phạm tội cưỡng dâm.
Về hậu quả đối với A, A có thể mang thai ngồi ý muốn, hoặc có thể mắc
các bệnh tình dục do lây nhiệm của Y. Trường hợp A mang thai và lựa chọn phá
thai có thể làm tổn thương đến tử cung, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe do A
còn trẻ, cũng như có thể dẫn đến vơ sinh hoặc khó mang thai, ảnh hưởng đến
việc sinh con sau này.
Đáp án A đúng
Câu 2.
B không phạm tội hiếp dâm (quy định tại Điều 141 BLHS 2015 [1,tr.
100]), cũng như tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (quy định Điều 142 BLHS
2015 [1, tr. 101 – 102])
Vì: hành vi của B khơng cấu thành 2 tội nêu trên do việc sống chung với
nhau như vợ chồng và phát sinh quan hệ giữa B và N là giựa trên cơ sở hoàn
toàn tự nguyện; và ở đây N đã từ đủ 13 tuổi trở lên – N 15 tuổi.
Tuy nhiên, nếu B đã đủ 18 tuổi, hành vi của B cấu thành tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục bới người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo
quy định khoản 1 Điều 145 BLHS 2015 [1,tr. 106]
Đáp án A đúng
23


×