Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) phương pháp thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới đối với học sinh lớp 6 trường THCS nga an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.39 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu. ....................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm......................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................2
2.3. Các phương pháp............................................................................................3
2.3.1. Phương pháp 1: Xây dựng lớp học thân thiện...........................................3
2.3.2. Phương pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên........................7
2.3.3. Phương pháp 3: Đổi mới về cách học của học sinh..................................10
2.3.4. Phương pháp 4: Đánh giá động viên khuyến khích học sinh kịp thời.......12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..............................................................12
3. Kết luận, kiến nghị............................................................................................14
3.1. Kết luận..........................................................................................................14
3.2. Kiến nghị........................................................................................................14

1. Mở đầu


1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Trung học cơ sở là bậc học nhằm giúp
học sinh duy trì và nâng cao các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đã hình thành ở
cấp Tiểu học. Sự thành công của giáo dục Trung học cơ sở có ý nghĩa to lớn đối
với sự phát triển và chất lượng của các bậc học tiếp theo. Đây là bậc học góp
phần xây dựng tiếp nền móng cho sự phát triển của một Quốc gia. Mục tiêu giáo
dục của bậc Trung học cơ sở hiện nay: “Học sinh tự điều chỉnh bản thân theo
các chuẩn mực chung của xã hội, hình thành năng lực tự học, hồn chỉnh tri thức


phổ thông nền tảng để tiếp tục học lên Trung học phổ thông, học nghề hoặc
bước vào cuộc sống lao động …”
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tích cực thực hiện đổi mới phương
pháp dạy và học theo mơ hình trường học mới. Các Sở - Phịng Giáo dục đang
thực hiện dạy thử nghiệm mơ hình trường học mới cho một số trường trên toàn
quốc. Năm học 2016 - 2017 trường tôi vẫn thực hiện dạy học theo mơ hình
trường học mới đối với khối 6 và khối 7. Bản thân tôi được trực tiếp giảng dạy
lớp 6 và lớp 7. Đây là năm học thứ hai thực hiện đổi mới phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học, nhưng mọi cái vẫn còn cần trong quá trình hồn thiện vì
thế người giáo viên Trung học cơ sở có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc đổi
mới phương pháp dạy và học, hình thành phương pháp tự học, hồn chỉnh tri
thức phổ thơng, biết điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội.
Nhưng làm được điều đó khơng phải là dễ và đây là điều tơi ln trăn trở trong
q trình thực hiện dạy học theo mơ hình trường học mới.
Xuất phát từ nhận thức trên, bản thân tơi ln nghiên cứu tìm ra những
phương pháp dạy học đạt hiệu quả, góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục. Vì vậy
tơi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp thực hiện dạy học theo
mơ hình trường học mới đối với học sinh lớp 6 Trường THCS Nga An”
để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Phương pháp dạy học theo mơ hình trường học mới khác phương pháp dạy
học hiện hành: Đây là mơ hình dạy học không những đổi mới về tổ chức lớp
học, về trang trí lớp mà q trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp
sang dạy - học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung
tâm trong các hoạt động dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo
mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập giáo
viên tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ
năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt
phương pháp nghiên cứu. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh

nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Phương
pháp học theo nhóm ln hiện hữu, cố định, xuyên suốt cả quá trình tham gia
học tập của học sinh. Học theo phương pháp này các em được học tập thoải mái,
được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em rất tự tin, nên các em
rất thích đến lớp đến trường và hứng thú trong học tập. Phương pháp dạy học
1


theo mơ hình trường học mới giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động,
sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng hợp tác,
kĩ năng học nhóm, kĩ năng giao tiếp. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Sáng kiến này áp dụng thực hiện dạy học theo mơ hình trường học mới đối
với học sinh lớp 6 Trường THCS Nga An.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; phương pháp điều tra
khảo sát thực tế, thu thập thơng tin; phương pháp thống kê xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trường tơi đang cơng tác đóng trên địa bàn của một xã thuộc vùng nông
thôn, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ nơng nghiệp, một số ít bn bán
nhỏ, đời sống kinh tế xã hội tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa thốt
được nghèo khó, trình độ văn hóa, nhận thức của nhân dân khơng đồng đều thì
việc học của học sinh nơi đây vẫn là một điều hết sức trăn trở.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra đối với tất cả các cấp
học trong hệ thống giáo dục. Đặc biệt, khi chúng ta tiến hành đổi mới chương
trình và sách giáo khoa thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành
một yêu cầu cấp thiết. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã diễn ra rộng
khắp trong ngành giáo dục toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy

học theo mơ hình trường học mới đang thử nghiệm chưa được thực hiện một
cách đồng bộ ở các trường học, cấp học, các vùng miền trong cả nước.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo, dân chủ, thân thiện, đổi mới các
hoạt động giáo dục, đủ các điều kiện cho việc triển khai chủ trương thực hiện
việc làm đổi mới của nhà trường.
- Nhà trường đã chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự
học, tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng
nghiệp qua sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường. Giáo viên hướng dẫn học sinh
sử dụng tài liệu Hướng dẫn học tập để tự học, tự đánh giá; tổ chức cho học sinh
hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua q trình học
tập mang tính hợp tác. Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết.
- Trong thực tế vẫn cịn có hiện tượng giáo viên chưa thực sự đổi mới
phương pháp dạy học, họ chỉ cố gắng để học sinh ghi nhớ bài học một cách máy
móc, thậm chí áp đặt một cách cứng nhắc. Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều
môn học hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày
trong sách giáo khoa, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động.
- Một số giáo viên cịn lúng túng khi thực hiện dạy học theo mơ hình trường
học mới. Họ chưa thấy hết tầm quan trọng của việc rèn cho học sinh phương
pháp tự học và học theo nhóm. Vì vậy có những bài tập có liên quan đến kiến
thức mới họ còn làm thay cho học sinh vì họ sợ học sinh khơng hiểu bài. Thói
2


quen trước đây giáo viên giảng giải, thuyết trình vẫn cịn. Với cách dạy
như trên khơng rèn được cho học sinh thói quen tự học và học theo nhóm,
các em ln có thói quen chờ đợi, khơng tự mình suy nghĩ, tìm tịi để phát
hiện ra kiến thức mới.
- Một số nhóm trưởng chưa mạnh dạn tự tin để lãnh đạo nhóm mình
hoạt động.

Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2016– 2017:

Môn

Tổng
Số
Lớp
số HS dự
HS
KT

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

Tin
học

6A

31

31

6

19,3

11

35,5

12

38,7

2

6,5


Tin
học

6B

30

30

7

23,4

12

40

10

33,3

1

3.3

2.3. Các phương pháp.
Tiếp nối thành công của năm học trước, đến năm học 2016 - 2017 trường
chúng tôi đẩy mạnh hơn nữa việc vận dụng phương pháp dạy học theo mơ hình
trường học mới. Qua một thời gian giảng dạy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu sáng
kiến “Phương pháp thực hiện dạy học theo mơ hình trường học mới đối với học

sinh lớp 6 Trường THCS Nga An” và có những phương pháp như sau:
2.3.1. Phương pháp 1: Xây dựng lớp học thân thiện.
a.Tăng cường cơng tác trang trí lớp học.
Mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm u
trường u lớp, gắn bó với ngơi nhà chung đó. Việc trang trí lớp học thân thiện
là một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh  nó tạo cho các em
nhận thức về cái đẹp và có ý thức gìn giữ trường lớp của mình sạch đẹp, góp
thêm cho lớp học một luồng khơng khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng
say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy, tôi đã kết hợp
với phụ huynh và học sinh để tổ chức trang trí lớp học. Tơi đã hướng dẫn cho
phụ huynh và học sinh dùng các tờ giấy bìa để gấp các phong bì thư, các ngơi
nhà nhỏ xinh xắn sau đó cùng trang trí lên tờ giấy A 0 để làm “Hộp thư vui kết
tình bè bạn” [1], “Ngôi nhà yêu thương 6A”, “Ngôi nhà yêu thương 6B”.
- Hộp thư vui kết tình bè bạn”, “Ngơi nhà u thương 6A”, “Ngôi nhà
yêu thương 6B”: Đây là nơi hội tụ những cảm xúc của các thành viên trong lớp.
Ngay lập tức, góc nhỏ đáng yêu ấy tạo nên hiệu ứng sôi nổi tới các bạn học sinh.
Mỗi buổi sáng, những lá thư với dòng chữ còn hơi nguệch ngoạc nhưng chất
chứa bao tình cảm sâu lắng, những mảnh giấy nhỏ bé, rồi cả hình vẽ ngộ nghĩnh
đáng yêu về bạn bè trong lớp, những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc của lớp lần
lượt xuất hiện trên tường ngôi nhà.
3


- Hịm thư điều em muốn nói: Mục đích nhằm giúp cho học sinh có cơ hội
bày tỏ ý kiến, những điều em khơng tiện nói trước lớp, những ý kiến, những chia
sẽ về cuộc sống, hồn cảnh gia đình, về tâm sinh lý….Giúp cho học sinh bày tỏ
tất cả những vướng mắc trong cuộc sống và trong học tập, các em viết một bức
thư nhỏ và gửi vào hòm thư của lớp. Cuối mỗi tuần giáo viên sẽ mở hịm thư
phân loại và có cách xử lý cho từng vấn đề học sinh đặt ra, có thể phối hợp với
gia đình, nhà trường, địa phương để có cách giải quyết tế nhị và có hiệu quả

nhất.[1]
- Góc cộng đồng: Giáo viên và học sinh sưu tầm, giới thiệu về văn hóa lịch
sử của địa phương, dân tộc, các tác phẩm thơ ca hò vè, trò chơi dân gian….Các
sản phẩm của địa phương làm ra. Chính hoạt động này kích thích các em hứng
thú tìm tịi, sưu tầm, giới thiệu và qua đó cũng sẽ giúp các em thêm yêu văn hóa,
lịch sử truyền thống một cách tự nhiên, bền vững.
- Thư viện lớp học: Là tủ sách thân thiện có sự đóng góp của phụ huynh,
học sinh, giáo viên, có sự giúp đỡ của nhà trường và địa phương tạo điều kiện
cho các em ham đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng được cho các
em. Rèn kĩ năng sống có trách nhiệm, có ý thức bảo quản tài sản chung, có thói
quen sống gọn gàng, ngăn nắp. Ngoài việc đọc sách tăng thêm vốn tri thức, học sinh
còn tham gia các hoạt động giới thiệu quyển sách của em do giáo viên phụ trách lớp
hướng dẫn, giúp các em tự tin hơn, diễn đạt tốt hơn. Đây là một trong những kĩ năng
sống rất cần thiết cho học sinh sau này.
- Cây hoa học tập, bảng bơng hoa điểm tốt: Phản ánh rõ ràng, chính xác,
cơng khai kết quả học tập của mỗi nhóm, cá nhân học sinh sau mỗi hoạt động.
Việc tuyên dương cá nhân, nhóm trong mỗi giờ chào cờ đầu tuần kích thích học
sinh tích cực, tự giác học tập để đạt được kết quả cao hơn.
Giáo viên luôn thân thiện, gần gũi với học sinh, những lời nhắc nhở nhẹ
nhàng của giáo viên sẽ đạt được kết quả cao. Viết câu nhắc nhở hóm hỉnh như:
“Cho tơi xin rác !” được dán trước mặt thùng rác nơi học sinh dễ thấy. Hay câu:
“Tắt đèn, tắt quạt khi không cần thiết bạn nhé !”. Xây dựng đủ các góc học tập,
các bảng, biểu mẫu đúng qui định của trường học mới.[1]
b.Thành lập ban hội đồng tự quản làm việc có hiệu quả.
Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ về
từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu
năm học. Xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực
chỉ đạo lớp.
Đây là mơ hình khơng những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp
mà q trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo

nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt
động dạy học giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất
để mọi học sinh được tham gia vào q trình học tập.
Ngồi ra mơ hình trường học mới giúp học sinh rèn phương pháp tự học, tự
giác, tự quản, tự trọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác, tự rèn luyện kỹ năng, vận
4


dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú
học tập cho học sinh.
Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự
phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thơng qua những kinh
nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với
những người xung quanh.
Cách lập hội đồng tự quản của học sinh theo sơ đồ sau:[1]

HĐTQHS
Sự thay đổi của tổ chức lớp học theo mơ hình trường học mới với Hội đồng
tự quản học sinh đã thay đổi căn bản vai trò, nhiệm vụ của học sinh trong tổ
CHỦ TỊCH HĐTQ
chức của mình; thể hiện tính tự chủ, tự giác, phát huy tính sáng tạo và tôn
trọng ý kiến của các em nhiều hơn. Nhóm là một bộ phận gắn kết cơ bản
xuyên suốt cả q trình dạy và học nó tạo điều kiện để rèn luyện các kĩ
PHĨ CT HĐTQ
PHĨ
HĐTQ
năng và hợp
tácCT
của

nhóm.
c. Phát huy vai trị của một nhóm trưởng.
Học theo mơ hình trường
BANhọc mới, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho học sinh
QUYỀN
ngồi đối diện nhau. Học sinh tự thảo luận, tự tìm vướngBAN
mắc và tựBAN
đưa ra
LỢI
BAN
BAN
BAN
SỨC KHỎE
VĂN NGHỆ
phương án giải quyết.
HỌC SINH
ĐỐI NGOẠI
HỌC TẬP
THƯ VIỆN
VỆ SINH
TDTT mô
Ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét trong
hình trường học mới, tất cả học sinh trong nhóm đều được luân phiên nhau làm
nhóm trưởng, hướng dẫn các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động do
giáo viên yêu cầu và khơng có một bất cứ học sinh nào ngồi cuộc, khơng một
học sinh nào ngồi chơi. Tuy nhiên để tiết dạy học theo mơ hình trường học mới
thành cơng hay khơng thì phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng. Và cơng
việc chính của nhóm trưởng đó là: thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động
nhóm. Xác định được mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân cơng nhiệm vụ cho
cơng bằng giữa các thành viên trong nhóm.

Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào
để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ
nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm.
Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó
khăn gặp phải. Biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo
quản tài liệu học tập. Biết tổ chức và quản lí cơng việc. Biết giơ thẻ khi đã hồn
thành cơng việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không tự giải quyết được công việc.
Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm
trưởng ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể  từng bước một.
Ví dụ: Sau khi đã ghi xong đề bài nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc
mục tiêu:
- Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn đọc mục tiêu.
Bạn nào đọc xong thì giơ tay lên).
- Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất
- Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai…
5


(Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong thì giơ thẻ hoàn thành lên giáoviên
biết đến kiểm tra).
Cách 2: Đối với những nhóm cịn yếu, nhóm trưởng làm việc cịn lúng
túng. Vì vậy, người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trị là một
nhóm trưởng chứ khơng phải vai trị là một người giáo viên.
 
Cách 3: Giáo viên chọn ra một số học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học
tập xếp cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học sinh
đã biết việc và biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến mỗi nhóm
mỗi bạn làm nhóm trưởng các nhóm.
Cách 4:  Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động
nào đó và các nhóm cịn lại chú ý để học tập theo. Giáo viên cũng không quên

động viên, tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt.
- Một điều nữa cần phải lưu ý đó là vị trí đứng của giáo viên khi các nhóm
thảo luận cũng hết sức quan trọng. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy
giáo viên nên bao quát lớp, vừa đánh giá đúng nhóm nào làm nhanh nhất, chậm
nhất, nhóm nào giơ thẻ hồn thành lên trước hoặc nhóm nào chậm nhất, nhóm
nào giơ thẻ cần cứu trợ, để từ đó giáo viên kịp thời đến kiểm tra hay giúp đỡ.
d. Xây dựng tập thể lớp hoà đồng trong giờ giải lao.
Đối với cấp Trung học cơ sở việc chuyển giao giữa các tiết có sự khác biệt
với cấp Tiểu học, nên việc triển khai xây dựng tập thể lớp hồ đồng trong giờ ra
chơi có những hạn chế. Nhưng không phải thế ta không triển khai được. Đó là
vào giờ giải lao giữa tiết 2 và tiết 3 với thời gian 15 phút thì ta có thể triển khai
được nhiều trò chơi phù hợp với thời gian này.
Muốn xây dựng được mối đoàn kết giữa các bạn trong lớp với nhau, thì vai
trị của hội đồng tự quản cũng không kém phần quan trọng đặc biệt là ban văn
nghệ của lớp. Ban văn nghệ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vào giờ ra chơi
ban văn nghệ tự tổ chức, tự khởi xướng ra các hoạt động, các trò chơi và giáo
viên cùng tham gia chơi với học sinh. Trước khi chơi, giáo viên đưa ra những
giải thưởng thú vị, giải nhất có thể là gói bánh, gói kẹo, hộp phấn… để kích
thích tinh thần chơi của các em.
Ví dụ: Trị chơi “Kéo co” khơng chỉ đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo mà còn
đòi hỏi tinh thần đồn kết cao.[3]
Nếu như khơng có sự hợp tác - đồn kết cao thì chắc chắn sẽ thua cuộc.
Qua trò chơi, giáo viên vừa giúp ban văn nghệ thêm mạnh dạn, tự tin, rèn
luyện thêm kỹ năng điều hành lớp vui chơi, văn nghệ, vừa giúp các em thể hiện
sự đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ  nhau để cùng nhau hồn thành tốt nhiệm vụ.
Thơng qua những giờ giải trí thú vị ấy, học sinh càng thân thiết, quý mến nhau
hơn và chắc chắn rằng các em sẽ sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong
học tập cũng như trong cuộc sống.
Qua một thời gian áp dụng phương pháp trên, bản thân tôi nhận thấy công
tác tự quản trong lớp học mang lại những lợi ích cụ thể, sát thực như sau:

- Nền nếp lớp học ngày một tốt hơn, có quy củ hơn. Học sinh tự giác trong
việc tự học, trình bày bài trong vở.
6


- Kỹ năng giao tiếp của các em trôi chảy, lưu loát hơn; các em tự tin hơn
trong giao tiếp, học tập…
- Học sinh ý thức được tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động, phong
trào thi đua của lớp; tinh thần đoàn kết, kĩ năng hợp tác và khả năng làm việc
theo nhóm hiệu quả cao hơn.
Như vậy xây dựng lớp học tự quản là việc làm cần thiết của bất cứ giáo
viên nào, người giáo viên cần chủ động đóng vai trị là người cố vấn, hướng dẫn,
điều khiển từ xa trợ giúp học sinh nuôi dưỡng ý thức, tạo dựng mơi trường tự
quản. Bởi vì chỉ có học sinh, chính các em chứ khơng phải ai khác mới là người
có quyền lợi và trách nhiệm gắn bó, xây dựng, điểm tô cho lớp học - ngôi nhà
thứ hai của mình trở lên thân thiện, gần gũi và đẹp hơn trong mắt mọi người.
Học theo nhóm là chủ yếu, học ở trong lớp và cả ở ngoài lớp học.
2.3.2 Phương pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên.
a. Người giáo viên phải hiểu đổi mới phương pháp dạy học theo mơ hình
trường học mới là như thế nào?
Phương pháp dạy học theo mơ hình trường học mới là phương pháp dạy
học lấy học sinh làm trung tâm vừa là giá đỡ, vừa là trụ cột chi phối các hoạt
động sư phạm trong nhà trường. Tổ chức lớp học khơng chỉ phù hợp với phương
pháp mà cịn tạo ra môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, hợp tác giữa các
thành viên trong trường và với cộng đồng. Mơ hình trường học mới sẽ tạo điều
kiện cho giáo viên và học sinh phát huy tốt nhất các năng lực cá nhân và giá trị
đích thực của các em.
Kiểu cấu trúc bài học được khuyến khích sử dụng trong mơ hình trường học
mới, đó là tổ chức dạy học người ta thường khuyến khích sử dụng quy trình
thơng qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của HS, quy trình

gồm 5 bước chủ yếu sau:[1]
Tạo hứng thú
Trải nghiệm
Phân tích, khám phá, rút ra bài học
Thực hành
Vận dụng
Để làm tốt 5 bước này, đòi hỏi bản thân người giáo viên phải tự thiết kế,
đạo diễn các hoạt động học tập để giúp học sinh tự phát hiện kiến thức, phân
tích kiến thức và sử dụng kiến thức.
Chẳng hạn:
Bước1: Tạo hứng thú cho học sinh. Muốn khơng khí lớp học vui tươi, kích
thích sự tị mị, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học. Giáo viên phải
nghiên cứu thật kỹ tài liệu để lựa chọn hình thức sao cho phù hợp, có thể là: đặt
câu hỏi, câu đố vui, kể chuyện, một tình huống, tổ chức trị chơi hoặc sử dụng
các hình thức khác.
Ví dụ: Bài 3: Khả năng của máy tính (tài liệu Tin học ứng dụng lớp 6 trang 16) [5]
Trước khi vào tiết học, giáo viên tổ chức học sinh chơi trị chơi “Tính
tốn”. Giáo viên đưa ra phép nhân 5 chữ số lần lượt (12345*12345 = ?), yêu cầu
hết thời gian 30 giây đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Kết quả sau 30 giây 5 nhóm khơng hồn thành, 1 hoàn thành nhưng kết quả
chờ kiểm tra.
7


Thầy giáo thuyết trình:
Các em biết lớp mình chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm 5 bạn vậy tổng số học
sinh của lớp là 30 bạn. Nếu tính tổng thời gian của từng bạn cộng lại thì ta có
thời gian là 900 giây tương đương 15 phút. Vậy một lớp mất 15 phút mà vẫn
khơng cho ra kết quả tính tốn chính xác nhất.
Với phép tính trên ta thực hiện trên máy tính sẽ cho ra kết quả chính xác

trong thời gian chỉ vài giây. Giáo viên mời một bạn lên thực hiện trên máy tính,
cho kết quả là 152.399.025 trong khoảng thời gian 5 giây.
Thơng qua trị chơi, học sinh sẽ cảm thấy trị chơi mà mình vừa được tham
gia rất gần gũi với bản thân, khơng chỉ thế trị chơi cịn kích thích tính tị mị,
khơi dậy hứng thú trong học tập giúp các em muốn tiếp tục được trải nghiệm
kiến thức mới.
b. Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên.
Tăng cường việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học, các kỹ thuật
dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, gắn nội dung dạy học
với các tình huống thực tiễn cũng như để giải quyết các chủ đề phức hợp của
thực tiễn. Trước tiên mỗi giáo viên phải nắm chắc các phương pháp dạy học tích
cực và các kỹ thuật dạy học tích cực được áp dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền
và đã mang lại kết quả cao đó là:
- Các phương pháp dạy học tích cực:[4]
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ
+ Phương pháp trị chơi
+ Phương pháp đóng vai
- Các kỹ thuật dạy học tích cực:
+ Kĩ thuật hỏi và trả lời
+ Kĩ thuật khăn trải bàn
+ Kĩ thuật mảnh ghép
+ Kỹ thuật KWL
+ Kỹ thuật trình bày một phút
Trao đổi với đồng nghiệp, chuyên môn để tuỳ theo theo từng môn, từng
bài, từng lớp tuỳ theo từng hoạt động để vận dụng phương pháp dạy học nào, kỹ
thuật dạy học nào cho phù hợp đặc biệt gắn bài học với thực tế cuộc sống để học
sinh nhớ lâu, không bị gò ép.
Mỗi giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng để biết cách khai thác những yếu
tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống một cách phù hợp và có

hiệu quả, đồng thời đưa các quan điểm, phương pháp dạy học theo mơ hình
trường học mới, tạo điều kiện cần thiết để giáo viên có thể thực hiện được sự
chuyển biến về các hoạt động dạy và học, chuyển từ lối truyền thụ kiến thức một
chiều sang việc tổ chức các hoạt động tự lập, tự khám phá, tự chiếm lĩnh tri
thức, hình thành năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh, đổi mới các
hình thức tổ chức dạy học. Bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học theo nhiều hình
thức đa dạng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi (cả tinh thần và vật chất)
8


cho giáo viên và học sinh để tổ chức một cách hiệu quả các hoạt động dạy học.
Cụ thể như sau:
* Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa trên tài liệu
hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng:
Tài liệu chuẩn kiến thức giúp cho giáo viên chủ động lượng kiến thức cho bài
dạy. Bởi vậy khi thực hiện giảng dạy tôi đã phân loại học sinh theo năng lực thông
qua kết quả học tập. Khi thấy lượng kiến thức quy định theo chuẩn kiến thức kỹ
năng ở một số tiết không phù hợp tôi đã mạnh dạn đề xuất với tổ chuyên môn,
nhà trường có phương án điều chỉnh phù hợp.[6]
* Sử dụng tài liệu hướng dẫn học hợp lý khi giảng bài trên lớp, khắc phục
dạy học theo lối đọc, chép:
Khi thực hiện dạy học theo mơ hình trường học mới việc sử dụng tài liệu
hướng dẫn học làm phương tiện dạy học là hết sức cần thiết. Giáo viên chú trọng
khai thác đầy đủ nội dung tài liệu hướng dẫn học và cập nhật thêm kiến thức các
nội dung tích hợp như giáo dục môi trường, giáo dục môi trường biển đảo, giáo
dục kỹ năng sống...
* Sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong các bài học, khai thác tối đa
thiết bị dạy học:
Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho tiết dạy thêm sôi động, thu hút sự
tập trung của học sinh. Giáo viên thật sự phải có kiến thức về ứng dụng công

nghệ thông tin, sử dụng thành thạo máy, nếu không sẽ phản tác dụng khi
thực hiện.
Bên cạnh đó, để dạy học theo mơ hình trường học mới đạt hiệu quả thì giáo viên
phải phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng tham gia vào hoạt động giáo dục
của nhà trường. Ngoài ra, bản thân mỗi giáo viên phải có quyển sổ dự kiến kế
hoạch dạy học ghi lại những thành cơng hoặc những khó khăn vướng mắc khi
thực hiện các bước dạy học trên lớp.
- Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự chủ, linh hoạt trong phương pháp dạy
học. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các hoạt động chuyên đề
của tổ của trường để học tập về đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần
trường học mới.
- Trong sinh hoạt tổ chun mơn kịp thời đưa ra những khó khăn, vướng
mắc như: biện pháp để học sinh học nhóm tốt, biện pháp để giúp em nhóm
trưởng có thể điều khiển tốt các hoạt động học tập của nhóm, hoặc biện pháp về
đổi mới phương pháp dạy học của một hoạt động nào đó ở một bài dạy cụ thể…
trong tổ sẽ cùng nhau thảo luận để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
- Thường xuyên tự học hỏi qua sách báo, thông tin đại chúng, qua đồng
nghiệp thông qua các tiết học tốt, chuyên đề, thao giảng,  tự tìm kiếm những
thông tin trên mạng nhằm nâng cao tay nghề, tìm ra phương pháp giảng dạy cho
phù hợp với đối tượng học sinh.
- Hàng năm, bản thân đều đăng kí một định hướng đổi mới trong năm học
có thể nhân rộng làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp.
2.3.3. Phương pháp 3: Đổi mới về cách học của học sinh.
9


Trước hết giáo viên phải rèn cho học sinh các kĩ năng làm việc có hiệu quả
ngay từ đầu năm học. Để thực hiện có hiệu quả phương pháp dạy học theo mơ
hình trường học mới người giáo viên cần chú trọng rèn cho học sinh một số kĩ
năng học tập. Trước hết phải rèn cho học sinh kĩ năng tự học theo nhóm. Mỗi

hướng dẫn học trong sách bao gồm một chuỗi các hoạt động được thiết kế nhằm
giúp học sinh tự học bằng cách thực hiện các yêu cầu, các chỉ dẫn, trong bài học.
Vì vậy, trước hết người giáo viên cần quan tâm luyện tập cho học sinh các kĩ
năng sau:[2]
- Kĩ năng đọc - hiểu tài liệu, giáo viên cần cho học sinh hiểu được các câu
lệnh, các chỉ dẫn, các yêu cầu, các loại dạng hoạt động học tập.
- Kĩ năng làm việc cá nhân, khi học sinh hoạt động cá nhân giáo viên phải
rèn cho học sinh ý thức tập trung suy nghĩ để hồn thành nhiệm vụ của cá nhân,
tự mình trình bày ý kiến cá nhân và tự đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân.
- Kĩ năng làm việc hợp tác theo cặp, theo nhóm, giáo viên phải rèn cho học
sinh biết tổ chức hoạt động nhóm, nhận nhiệm vụ, lên kế hoạch, phân công, đảm
nhận trách nhiệm, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hồn thành tốt
cơng việc của nhóm.
- Kĩ năng sử dụng đồ dùng
tập xong
ở cácbài
gócmới
học tập, sử dụng tài liệu tham
Emhọc
đã học
khảo ở thư viện trong lớp hoặc
học. em phải học lại phần nào.
- Kĩ năng tự học ở môi trường xung quanh, gia đình và cộng đồng.
suy nghĩ kĩ khi viết và
viếtcó đượcNhớ
Đồng thời giáo viên phải Kết
rèn thúc
cho bài,
họcem
sinh

nhận
thức đúng đắn về
lưu ý về đánh giá của thầy, cơ
vào
Bảng
đánh
giá
mục đích học tập và tự lực, tích cực thực hiện mục đíchgiáo
đó bằng hành động của
chính mình. Học sinh được học tập theo khả năng và nhịp độ của riêng mình phù
Gắnvới
liền gia
đình độ nhận Chúng
Chúng
đánh
giá
em cá
thực
hiệnhọc sinh.
hợp
trình
thức của
nhân
Vì em
vậy,
kế hoạch
dạy học cần
và địa phương
cùng
thầy,


giáo
hoạt hoạt.
động ứng
được bố trí một cách linh
Mỗidụng
học sinh được giao nhiệm vụ và mục tiêu
học tập cụ thể, nhưng ln có thể tự điều chỉnh hoạt động của chính mình để
việc học phù hợp với nhịp
độ tiếp
thu hiện
của hoạt
bản động
thân.thực hành.
Chúng
em thực
ý khơng
Hoạt động tự học của+ học
vừa
rèn
luyện
tính độc lập tích cực Lưu
củaảnh
học sinh,
Đầu sinh
tiên em
làm
việc
cá nhân
làm

+
Em
chia
sẻ
với
bạn
ngồi
cùng
bàn
đồng thời thúc đẩy sự tham gia hợp tác, tăng cường ý thức tập thể của họchưởng
sinh.đến
nhóm khác
+ Em trao đổi với cả nhân nhóm
Việc học tập tích cựcChúng
trong em
nhóm
cũng hình thành cho các em kĩ năng lắng nghe,
sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc…
kĩ năng ra quyết định… trước khi đưa vấn đề, tạo sự thân thiện giữa các bạn cùng
nhóm, ln có thái độ hỗ trợ, tương trợ lẫn nhau. Tăng cường tính tích cực, chủ động,
Nhớ
phảihơn
làm và học sinh thật sự tham gia vào quáKết
thúc
hoạtlĩnh kiến thức.
Em được thầy,
linhxem
hoạt
trình
chiếm

Em bắt đầu hoạt
việc cá nhân hay
cô ghi vào Bảng
động cơ bản. Em
động dễ
cơ vận
bản dụng và thuận tiện cho giáo viên trong
tổđộchức
nhóm Muốn học sinh dễ nhớ,
đo tiến
gọi thầy, cơ giáo
hoạt động tự học, thì học sinh cần học 10 bước học tập sau.[1]
À mình nhớ
phải làm gì rồi

Em đọc mục tiêu
của bài học
Em viết tên bài
học vào vở

Nhóm trưởng lấy tài
liệu và đồ dùng

Lưu ý
không được
viết vào
sách

Chúng em làm
việc nhóm


10


Với hình thức học nhóm trong q trình học tập, học sinh có nhiều cơ hội
độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân và có nhiều cơ hội
phát huy năng năng lực hợp tác khi học nhóm, được tranh luận, tự đánh giá bản
thân và đánh giá các bạn. Học sinh đã quen với học nhóm, tự điều khiển hoạt
động trong nhóm từ đó đã giúp học sinh có ý thức để chủ động trong học tập.
Học sinh đã thể hiện được khả năng của mình khi điều khiển và có thể hướng
dẫn các nhóm khác học, giúp cho việc tổ chức hướng dẫn mà trước đây chỉ là
của thầy cô giáo. Một điều dễ nhận thấy, đó là học sinh đã mạnh dạn, linh hoạt
và sáng tạo hơn trong học tập, tư duy độc lập, hợp tác để phát hiện chiếm lĩnh
kiến thức bài học.
2.3.4. Phương pháp 4: Đánh giá động viên khuyến khích học sinh kịp thời.
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được xem như là
một bộ phận khơng chỉ của cả q trình dạy học mà là một bộ phận của mỗi hoạt
động học tập. Kiểm tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục
ngay trong quá trình thực hiện mỗi hoạt động học tập để kịp thời khuyến khích,
động viên và nhất là giúp các em điều chỉnh những sai sót để hoạt động học tập
có hiệu quả. Để đánh giá học sinh học theo mơ hình trường học mới giáo viên
11


cần kết hợp hai hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
Việc đánh giá hoạt động chủ yếu do học sinh thực hiện, học sinh tự đánh giá. Có
những hoạt động học sinh tự đánh giá trong cặp, trong nhóm bằng cách đổi bài
cho nhau để cùng rà soát xem kết quả nào đúng và đủ, kết quả nào chưa đúng và
cịn thiếu. Có những hoạt động học sinh tự đánh giá chéo giữa các nhóm. Có
những hoạt động học sinh cùng giáo viên đánh giá theo những tiêu chí giáo viên

đã nêu.
Giáo viên ln tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong học
tập, để từ đó các em thấy được những việc làm đúng và việc làm sai, những điều
mình cần phải học tập bạn để phát huy và khắc phục. Không nên chê các em
trước các bạn khi các em mắc phải những khuyết điểm như bài làm sai, chữ viết
chưa đẹp… Những em có khuyết điểm giáo viên nên trực tiếp trò chuyện và
nhắc nhở.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua những phương pháp mà bản thân tơi đã đúc rút và vận dụng trong q
trình thực hiện dạy học theo mơ hình trường học mới và đã đạt được những kết
quả đáng mừng. Các phụ huynh đã quan tâm và có nhận thức đúng đắn về việc
học tập của con em mình. Học sinh đều có ý thức tự học và học theo nhóm có
hiệu quả cao, đặc biệt hầu hết các em đều có ý thức tự quản và tự giác trong mọi
hoạt động. Chất lượng học sinh được tăng lên rõ rệt.
* Kết quả, chất lượng học sinh trong học kì I vừa qua đạt được như sau:
+ Số lượng duy trì: 100 % ( 61/61 em). “ hai lớp 6A, 6B ”
+ Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 61 em đạt 100%.
+ Về vở sạch chữ đẹp: Loại A: 50 em chiếm 82 %.
Loại B: 11 em chiếm 18 %.
+ Chất lượng cuối học kì I đạt được như sau:

Mơn

Tổng Số HS
Giỏi
Lớp
số
dự
SL
%

HS
KT

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

Tin
học

6A

31

31


7

22,6

13

41,9

11

35,5

0

0

Tin
học

6B

30

30

9

30

13


43,3

8

26,7

0

0

Xếp loại học lực cuối học kì I:
- Xuất sắc: 16 em đạt 26,2 % .
- Khá: 26 em đạt 42,6 %
- Trung bình: 19 em đạt 31,2 %.
- Khơng có học sinh yếu.
12


* Kết quả, chất lượng học sinh cuối học kì II vừa qua đạt được như sau:
+ Số lượng duy trì: 100 % ( 61/61 em). “ hai lớp 6A, 6B ”
+ Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 61 em đạt 100%.
+ Về vở sạch chữ đẹp:Loại A: 55 em chiếm 90,2 %.
Loại B: 6 em chiếm 9,8 %.
+ Chất lượng cuối học kì II đạt được như sau:

Mơn

Tổng Số HS
Giỏi

Lớp
số
dự
SL
%
HS
KT

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

Tin
học

6A


31

31

8

25,8

16

51,6

7

22,6

0

0

Tin
học

6B

30

30


10

33,3

15

50

5

16,7

0

0

Xếp loại học lực cuối học kì II:
- Xuất sắc: 18 em đạt 29,5 % .
- Khá: 31 em đạt 50,8 %
- Trung bình: 12 em đạt 19,7 %.
- Khơng có học sinh yếu.

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Qua 1 năm vận dụng các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo mơ
hình trường học kiểu mới nói trên bản thân tôi nhận thấy việc đổi mới phương
pháp dạy học ở trường Trung học cở nói chung và các khối lớp dạy theo mơ
hình trường học kiểu mới nói riêng là rất cần thiết. Qua q trình thực hiện đối
với lớp 6 ở Trường THCS Nga An đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Giáo viên
sử dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học nên đã phát huy được

tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ để cùng nhau tìm tịi, khám
phá kiến thức trong học sinh. Học sinh luôn tự lập, tự khám phá, tự chiếm lĩnh
tri thức, hình thành năng lực tự học, năng lực sáng tạo. Các em phát triển tốt các
kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử...Tạo được một môi trường
học tập thân thiện, vui vẻ, thoải mái. Chất lượng học tập ngày càng cao.
3.2. Kiến nghị.
* Với các cấp quản lý giáo dục:
- Cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường với các trường dạy thí
điểm mơ hình trường học mới để tạo mối quan hệ chia sẻ, học tập lẫn nhau.
13


- Là trường điểm của huyện thực hiện chương trình trường học mới từ
năm học 2015 – 2016. Hiện là năm học 2016 - 2017 đây là năm học tiếp theo có
nhiều sự cải cách đổi mới trong chương trình trường học mới nên nhà trường
cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn chưa trang bị đầy đủ kịp thời trang thiết bị
đồ dùng học tập theo đúng chuẩn mơ hình trường học mới nên cũng ảnh hưởng
tới việc dạy, học của giáo viên và học sinh.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do kinh nghiệm và trình độ bản thân cịn hạn
chế nên chắc chắn vẫn cịn nhiều thiếu sót. Tơi mong rằng sẽ được các đồng
nghiệp, quý lãnh đạo giúp đỡ, góp ý để bản sáng kiến hồn thiện hơn, từng bước
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.


Vũ Thái Huyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tổ chức lớp học theo mơ hình trường học mới - NXBGDVN
2.Tài liệu tập huấn: Dạy học theo mơ hình trường học mới, Tập 1 –
NXBGDVN.
3.Tài liệu tập huấn: Dạy học theo mơ hình trường học mới, Tập 2 –
NXBGDVN.
4.Các phương pháp dạy học hiệu quả – NXBDGVN.
5.Sách hướng dẫn học Tin học lớp 6 – NXBDGVN.
6.Tăng cường năng lực dạy học của giáo viên – NXBGDVN.

DANH MỤC

14


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

Họ và tên tác giả: Vũ Thái Huyên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Nga An

TT

1


2

3

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại( Phòng, Sở,
Tỉnh…)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
( A,B hoặc
C)

Phương pháp dạy học
-Phòng GD& ĐT
sử dụng bản đồ tư duy
KXL
cấp THCS
Phương pháp thực
hiện dạy học theo mơ -Phịng GD& ĐT
KXL
hình trường học mới
(VNEN) đạt hiệuSÁNG
quả KIẾN KINH NGHIỆM
Phương pháp thực
hiện dạy học theo mơ

hình trường học mới -Phịng GD& ĐT
A
đối với học sinh lớp 6
Trường THCS Nga An

Năm học
đánh giá
xếp loại
2014-2015

2015-2016

2016-2017

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN DẠY HỌC THEO MƠ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 6
TRƯỜNG THCS NGA AN

Người thực hiện: Vũ Thái Huyên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS NgaAn
SKKN thuộc mơn: Tin học

THANH HĨA NĂM 2017

15




×