Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

GIAO AN 3 TUAN 21 20122013 MOT COT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.98 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 20 Thứ hai, ngày 14 tháng 1 năm 2013 Tập đọc – Kể chuyện Tiết 61, 62: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU I. MỤC TIÊU: T Đ:Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ -Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo: chỉ bằng quan sát ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của Trung Quốc và dạy lại cho nhân dân ta (trả lời được các câu hỏi sgk) Kc:Kể lại được một đoạn của câu chuyện Hs khá giỏi biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tập đọc 1. Kiểm tra bài cũ: Chú ở bên Bác Hồ - HS đọc lại bài "Chú ở bên Bác Hồ" Trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, nêu điểm. 2. Bài mới: * Ông tổ nghề thêu * Hoạt động 1: Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ. - HS đọc nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn, GV theo dõi HS đọc, phát hiện lỗi đọc sai để sửa phát âm. - Hs đọc từng đoạn trước lớp. - HS đọc 5 đoạn trước lớp. GV giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải. - Hs đọc từng đoạn trong nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - HS đọc thầm đoạn 1 - Hồi nhỏ Trần Quốc Khái đã chăm học như thế nào.? - Nhờ chăm học, Trần quốc Khái đã thành đạt như thế nào.? - Một HS đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm - Trần Quốc Khái đi sứ sang Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam.?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Cả lớp đọc thầm đoạn 3 - Ở trên lầu cao Trần Quốc Khái đã làm gì để sống.? - Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian.? - Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự.? - HS đọc thầm lại đoạn 5 -Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu.? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. -GV chọn đọc diễn cảm đoạn 3 hoặc đoạn 4 trong bài, vài HS đọc lại đoạn văn - HS thi đọc bài văn. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ: Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu. Sau đó tập kể một đoạn của câu chuyện. 2. Hướng dẫn kể chuyện. - HS đọc yêu cầu của bài tập 1 và mẫu. - GV nhắc các em đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung. - HS đọc thầm, suy nghĩ, làm bài cá nhân. HS nối tiếp nhau đặt tên cho các đoạn của câu chuyện. - Kể lại một đoạn của câu chuyện. HS nối tiếp đọc 5 đoạn câu chuyện. - GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò - Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì? - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị: Bàn tay cô giáo ---------------------------------------------------------------------Toán Tiết 100: PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000 I. MỤC TIÊU:: - Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10000 (Bao gồm đặt tính rồi tính đúng) Biết ý nghĩa phép cộng qua giải toán có lời văn bằng phép cộng. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm toán. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập - HS lên làm lại bài tập 3 sgk - Nhận xét, sửa sai 2. Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Phép cộng các số. trong phạm vi 10 000. * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng 3526 + 2759 - GV nêu phép cộng 3526 + 2759 = ? trên bảng rồi gọi HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện. GV cho HS tự nêu cách thực hiện phép cộng (đặt tính rồi tính), Sau đó gọi một HS tự đặt tính và tính ở trên bảng, các HS khác theo dõi, sửa sai. Gọi một vài HS nêu lại cách tính (như bài học) rồi cho HS tự viết tổng của phép cộng. 3 5 2 6 2 3526 + 2759 = 6285 7 - GV có thể hỏi HS 5 : Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào? 9 cộng hai số có đến bốn chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ - HS nêu lại: Muốn số ở cùng một hàng 6 đều thẳng cột với nhau: Chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ2số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục,... rồi viết dấu cộng, kẻ ngang và cộng từ8 phải sang trái. 5 * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. + Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu của bài Hs lên bảng thực hiện , hs còn lại làm bảng con Nhận xét, sửa sai + Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu của bài 1 Hs lên bảng thực hiện, hs còn lại làm vào vở Nhận xét, sửa sai + Bài tập 3: Hs đọc yêu cầu của bài Gv hướng dẫn hs phân tích đề 1 Hs lên bảng thực hiện, hs còn lại làm vào vở Nhận xét, nêu điểm 3.Củng cố, dặn dò: Về học thuộc bài Làm bài 4 sgk Chuẩn bị: Luyện tập ------------------------------------------------------------------------Tự nhiên và xã hội Tiết 40: THỰC VẬT I/ MỤC TIÊU :  Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>  Nhận ra sự phong phú và đa dạng của thực vật.  Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây.  Kĩ năng sống:  Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây.  Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. II/ CHUẨN BỊ:  Các hình SGL/76;77. Các cây có ở sân trường, vườn trường. Giấy khổ A4, bút màu. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Ôn tập  Hãy kể về gia đình em?  Em phải làm gì để bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi em đang sinh sống? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Thực vật  Hoạt động 1: Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. - Giáo viên chia nhóm, phân khu vực quan sát. Hướng dẫn học sinh cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công. + Giáo viên gọi một vài học sinh nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo trình tự: + Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có trong khu vực nhóm được phân công. + Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây. + Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng , kích thước của những cây to. - Cả lớp tập trung và lần lượt đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. - GV giúp đỡ HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật xung quanh - Rút ra kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả. - Giáo viên giới thiệu tên của một số cây SGK/76;77. - Có thể học sinh nêu tên các hình trong SGK. + H1: cây khế.. + H4: cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre.. + H2: cây vạn tuế, cây trắc bá diệp.. + H5: cây hoa hồng.. + H3: cây kơ-nia.. + H6: cây súng..  Hoạt động 2: Biết vẽ và tô màu một số cây..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Học sinh lấy giấy và bút chì màu ra vẽ một vài hình cây mà em đã quan sát được. - Giáo viên yêu cầu học sinh lên tự giới thiệu về bức tranh của mình. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp. 4. Củng cố- Dặn dò. - Kể một số cây quen thuộc xung quanh em? - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài. - Chuẩn bị: Thân cây: quan sát thân cây xung quanh nhà, đọc sgk, trả lời câu hỏi. ---------------------------------------------------------------------------------Thứ ba, ngày 15 tháng 1 năm 2013 Chính tả Tiết 40: TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết chính xác bài c t : Trên đường mòn Hồ Chí Minh. - Thình bày đúng hình thức bài văn xuôi Làm đúng bt 2 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Ở lại với chiến khu - 2 HS viết bảng viết từ khó, hs còn lại viết bảng con: sấm sét, xe sợi, chia sẻ. - Nhận xét, sửa sai 2. Bài mới. *Trên đường mòn Hồ Chí Minh * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. - GV đọc đoạn viết chính tả. - HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK. - Đoạn văn nói lên điều gì? (Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc) - Gv đọc từng câu hs rút từ khó viết bảng con: dốc trơn, vệt dài, thung lũng, dây kéo, nhích, lúp xúp, khuôn mặt. - Vài hs đọc lại từ khó - Gv nhắc nhở hs tư thế ngồi viết - GV đọc - HS viết bài - Chấm chữa bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. + Bài tập 2. HS đọc yêu cầu của bài. - Hs lên bảng làm bài a, sáng suốt, xao xuyến, sónh sánh, xanh xao..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> b, gầy guộc, chải chuốt, nhem nhuốc, nuột nà. - Nhận xét, sửa sai + Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài Hs nối tiếp đặt câu Nhận xét, sửa sai 3. Củng cố, dặn dò - Về sửa lỗi chính tả đã viết sai - Làm bài tập 3 sgk - Chuẩn bị: Ông tổ nghề thêu ---------------------------------------------------------------------Toán Tiết 101: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số. - Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm tính. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 - HS lên bảng tính và nêu cách tính cộng, hs còn lại tính vào bảng con. 256 + 3928 73 + 269. 5347 + 1562 7842 + 96. -Nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới * Luyện tập: * Hoạt động 1: Thực hành: + Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu của bài 1 HS lên bảng thực hiện, hs còn lại làm bảng con Nhận xét, sửa sai + Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu của bài Hs nêu miệng kết quả, nhận xét, sửa sai + Bài tập 3: Hs đọc yêu cầu của bài 1 hs lên bảng thực hiện, hs còn lại làm bảng con Nhận xét, sửa sai + Bài tập 4: Hs đọc yêu cầu của bài.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Gv hướng dẫn hs phân tích đề 1 hs lên bảng thực hiện, hs còn lại làm vào vở Bài giải Buổi chiều bán được số l dầu là: 432 x 2 = 864 (l) Cả hai buổi bán được số l dầu là: 432+ 864 = 1296 (l) Đáp số: 1296 l dầu - Nhận xét, nêu điểm 3. Củng cố, dặn dò: - Về xem lại bài - Chuẩn bị: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 ------------------------------------------------------------------------Tập viết Tiết 21: ÔN CHỮ HOA O, Ô, Ơ I. MỤC TIÊU : Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Ô, (1 dòng) L, Q(1 dòng) - Viết tên riêng Lãn Ông bằng chữ cỡ nhỏ(1 dòng). - Viết câu ứng dụng:. ổi Quảng Bá, cá hồ Tây Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người (1lần). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ hoa: O, Ô, Ơ, Lãn Ông III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Ôn chữ hoa N ( tt ) - HS nhắc lại câu ứng dụng đã học tiết trước. - HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Nhiễu, Nguyễn - Nhận xét, sửa sai 2. Bài mới * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn viết vở nháp. + Luyện viết chữ hoa - Tìm những chữ hoa có trong bài? - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ: o, ô, ơ, q, t - HS thực hành luyện viết vào bảng con. + Luyện viết từ ứng dụng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - HS đọc Lãn Ông . - GV giới thiệu: Lãn Ông : Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 - 1792) là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối dời nhà Lê. Hiện nay, một phố của thủ đô Hà Nội mang tên Lãn Ông - GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ, HS luyện viết vào bảng con. + Luyện viết câu ứng dụng - HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu: Quảng Bá, Hồ Tây, Hàng Đào là những địa danh ở thủ đô Hà Nội. - HS luyện viết: ổi, Quảng, Tây + Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. - GV yêu cầu HS viết chữ cỡ nhỏ. - HS viết vào vở. - Chấm, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét, tiết học. - Tuyên dương những HS viết chữ đẹp, có tiến bộ. - Về luyện viết thêm phần ở nhà. - Chuẩn bị: Ôn chữ hoa P ---------------------------------------------------------------------------------Mĩ thuật Tiết 21 : Thường thức mĩ thuật : TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG I. Mục tiêu : - Học sinh bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc. - Học sinh có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp. - Học sinh yêu thích giờ tập nặn. II. Đồ dùng dạy học : 1. Giáo viên :. - Tranh ảnh về tượng, pho tượng thạch cao loại nhỏ.. 2. Học sinh :. - Vở tập vẽ. - Một vài bức tượng nhỏ.. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Ổn định 2. KTBC: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Tìm hiểu về tượng * Giới thiệu bài :.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> GV dùng tranh ảnh, tượng nhỏ bằng thạch cao gợi ý HS quan sát, nhận xét : - Tượng có nhiều trong đời sống xã hội. - Tượng làm đẹp thêm cuộc sống. - Tượng khác với tranh : + Tranh vẽ trên cây, trên vài, trên tường bằng bút lông, bút chì, phấn màu … và bằng nhiều chất liệu khác nhau : màu nước, màu bột, sơn dầu. Tranh vẽ trên mặt phẳng nên chỉ nhìn thấy mặt trước. + Tượng được tạc, đắp, đúc bằng đất, đá, thạch cao, xi măng có thể nhìn thấy các mặt xung quanh. Tượng thường chỉ có một màu. * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tượng. - GV hướng dẫn HS quan sát và tóm tắt : + Ảnh chụp các pho tượng nên ta chỉ nhìn thấy một mặt như tranh. + Các pho tượng này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng mĩ thuật Việt Nam hoặc trong chùa. Tượng thật có thể nhìn thấy ở các phía (trước, sau, nghiêng) vì người ta có thể đi vòng quanh tượng để xem. - HS quan sát hình ở vở tập vẽ và trả lời câu hỏi : + Hãy kể tên các pho tượng. + Pho tượng nào là tượng Bác Hồ, tượng anh hùng liệt sĩ ? + Hãy kể tên chất liệu của mỗi pho tượng. - GV bổ sung và nhấn mạnh : + Tượng rất phong phú về kiểu dáng : có tượng trong tư thế ngồi, có tượng đứng, tượng chân dung. + Tượng cổ thường đặt ở những nơi tôn nghiêm như : đình, chùa, miếu. + Tượng mới thường đặt ở công viên, cơ quan, bảo tàng, quảng trường, trong các triển lãm mĩ thuật. + Tượng cổ thường không có tên tác giả, tượng mới có tên tác giả. * Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét chung về giờ học. - Khen ngợi những HS phát biểu xây dựng bài. 4. Dặn dò: - Quan sát cách dùng màu ở các chữ in hoa. - Chuẩn bị bài “Vẽ trang trí : Vẽ màu vào dòng chữ nét đều” ------------------------------------------------------------------------Thứ tư, ngày 16 tháng 1 năm 2013 Thể dục Tiết 41: NHẢY DÂY I/ MỤC TIÊU:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Bước đầu biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so dây, chao dây, quay dây. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -. Giáo viên: Còi.. -. Học sinh: Trang phục gọn gàng, dây nhảy.. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Phần mở đầu Chạy một vòng trên sân tập. Xoay các khớp, vỗ tay và hát. Gọi 1-2 HS lên thực hiện 2. Phần cơ bản * HĐ1: Học nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. * Mục tiêu: thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng. * Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, giải thích kỹ thuật, làm mẫu. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai. +Cách so dây: Hai tay cầm hai đầu dây, chân phải hoặc chân trái giẫm lên dây (dây đặt sát mặt đất), độ dài của dây từ đất tên tới ngang vai là thích hợp. + Động tác chao dây: Chao dây sang bên trái, sang bên phải, chủ yếu quay cổ tay, hai tay chuyển động theo hình số 8, dây được phất ra phía trước – kéo xuống dưới – sang trái- ra sau- lên cao, rồi lại ra trước mặt – sang phải… + Động tác nhảy chụm hai chân: Đứng chụm hai chân phía trước dây, hai tay cầm hai đầu dây theo vị trí đã so dây để dây hơi chùng sát mặt đất ở phía sau ĐH:. * HĐ2: Trò chơi “lò cò tiếp sức”. * Mục tiêu: Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động. *Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3. Phần kết thúc Thả lỏng. GV cùng HS hệ thống lại bài. Biểu dương học sinh tốt, giao bài về nhà: tập nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Nhận xét tiết học Nội dung buổi học sau: Ôn nhảy dây – Trò chơi “lò cò tiếp sức”. ------------------------------------------------------------------------Tập đọc Tiết 63: BÀN TAY CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU: - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ - Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều kì lạ từ bàn tay khéo léo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Ông tổ nghề thêu - HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Ông tổ nghề thêu, trả lời câu hỏi nội dung bài. - Nhận xét, nêu điểm 2. Bài mới. *Bàn tay cô giáo * Hoạt động 1: Luyện đọc. -GV đọc mẫu. - GV hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ. - HS đọc nối tiếp mỗi em đọc 2 dòng thơ. - HS đọc nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ hai lượt. - Giúp HS nắm đựơc nghĩa các từ chú giải: phô, yêu cầu HS đặt câu với từ phô. VD: Bạn Hoa cười phô hàm răng trắng muốt. - Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm. - HS nối tiếp đọc 5 khổ thơ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Một HS đọc cả bài. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài. - HS đọc thầm các khổ thơ - Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì? - Một HS đọc 2 dòng thơ cuối, cả lớp đọc thầm lại - Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào? * Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ. -GV cho HS thi đọc thuộc lòng. - HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. -GV bình chọn bạn đọc hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: -. Nhận xét tiết học.. -. Về nhà đọc thuộc lòng bài thơ.. - Chuẩn bị: Nhà bác học và bà cụ -----------------------------------------------------------------------Toán Tiết 102: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 I. MỤC TIÊU: - Biết trừ các số trong phạm vi 10000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng). - biết giải bài toán có lời văn bằng phép trừ. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm toán. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập - Hs lên bảng làm bài 2 sgk -Nhận xét, sửa sai 2. Bài mới * Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự thực hiện phép trừ 8652 – 3917. -GV nêu phép trừ 8652 - 3917 = ? - HS tự đặt tính và tính ở trên bảng, các HS còn lại làm bảng con. - Vài HS nêu lại cách tính (như bài học) rồi cho HS tự viết kết quả của phép trừ: 8652 3917 8652 - 3917 = 4735. 4735.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> -GV hỏi : Muốn trừ hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào? -HS nêu - GV kết luận: Muốn trừ hai số có đến bốn chữ số ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: Chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục,... rồi viết dấu trừ, kẻ ngang và trừ từ phải sang trái. (cho vài HS nhắc lại) * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. + Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài 1 Hs lên bảng thực hiện, hs còn lại làm bảng con Nhận xét, sửa sai + Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu của bài 1 Hs lên bảng thực hiện, hs còn lại làm bảng con Nhận xét, sửa sai + Bài tập 3: Hs đọc yêu cầu của bài Gv hướng dẫn hs phân tích đề 1 Hs lên bảng thực hiện, hs còn lại làm vào vở Bài giải Số m vải cửa hàng còn lại là: 4283 – 1635 = 2648 (m) Đáp số: 2648 m Nhận xét, nêu điểm 3.Củng cố, dặn dò: Về xem lại bài Làm bài 4 sgk Chuẩn bị: Luyện tập ------------------------------------------------------------------------Thứ năm, ngày 17 tháng 1 năm 2013 Âm nhạc Tiết 21: Học hát bài: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG Nhạc sĩ: Hoàng Lân I/ MỤC TIÊU :  Biết hát theo giai điệu và lời ca.  Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.  HS khá, giỏi: Biết gõ đệm theo phách. II/ CHUẨN BỊ:  Nhạc cụ gõ đệm. Chép lời lên bảng. III/ LÊN LỚP :.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1. Ổn định. 2. KTBC: Gọi HS hát lại bài hát “Em yêu trường em ” 3. Bài mới: Cùng múa hát dưới trăng - Vào một đêm trăng sáng, ở trong khu rừng nhỏ meï con nhà thỏ cùng nhau nắm tay vui múa hát. Những con thú trong rừng cũng tìm đến và hoà chung nhịp múa cùng gia đình thỏ. Âm nhạc và ca hát không chỉ đem lại niềm vui cho con người mà còn đem lại tình thân ái cho các loài vật. Bài hát Cùng múa hát dưới trăng cuûa nhaïc sĩ Hoàng Lân miêu tả khung cảnh thiên nhiên thanh bình và tình thân ái giữa những con thú ngộ nghĩnh, đáng yêu. - GV ghi tựa bài lên bảng. Hai HS nhắc lại tựa bài.  Hoạt động 1: Học hát. Cho học sinh nghe băng nhạc bài hát - Cho học sinh đọc đồng thanh lời bài hát . -Dạy hát từng câu ,lưu ý học sinh hát đúng các tiếng hát luyến . - Tập hát đối đáp: chia lớp thành hai nửa, một dãy hát câu 1-3, dãy kia hát câu 2-4, câu 5 cả hai cùng hát. - Tập hát nối tiếp: 4 tổ trong lớp, mổi tổ hát một câu, câu 5 cả lớp cùng hát. - Tập hát lĩnh xướng: Một học sinh hát câu 1-2, cả lớp hát câu 3-4-5. - Trình bày bài hát:GV yêu cầu HS hát nhẹ nhàng, thể hiện tính chất mềm mại của bài hát.  Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. -Hướng dẫn học sinh đứng hát đung đưa theo nhịp 3/8 -Trò chơi kết hợp bài hát : Từng đôi quay mặt vào nhau miệng đếm 1 – 2 -3 nhịp nhàng bàn tay chạm vào bàn tay người đối diện … - Chia lớp thành hai đội một đội hát một đội chơi trò chơi sau đó đổi bên . 4. Củng cố- Dặn dò. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Chuẩn bị: Ôn bài hát: Cùng múa hát dưới trăng. Giới thiệu khuông nhạc và khóa Son. ---------------------------------------------------------------------------------Chính tả Tiết 41: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU I. MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng viết chính tả: - Nghe - viết đúng bài C T.Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi - Làm đúng bài tập 2 II CHUẨN BỊ: GV:bảng phụ viết bt 2.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> HS:vở C T II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Trên đường mòn hồ Chí Minh - 2 HS viết bảng lớp, hs còn lại viết bảng con: xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu, sắc nhọn... -. Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới:. * Ông tổ nghề thêu: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. -. GV đọc đoạn viết, HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK. -. Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì?. - Gv đọc từng câu hs rút từ khó viết bảng con: Trần Quốc Khái, đốn củi, vó tôm, tiến sĩ, triều đình - Vài hs đọc lại từ khó - Gv nhắc nhở tư thế ngồi viết -. GV đọc cho HS viết bài.. -. Chấm, chữa bài.. * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. + Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu của bài a. chăm chỉ - trở thành - trong - triều đình - trước thử thách - xử trí - làm cho - kính trọng - nhanh trí - truyền lại - cho nhân dân. b. nhỏ - đã - nổi tiếng - tuổi - đỗ - tiến sĩ - hiểu rộng - cần mẫn - lịch sử - cả thơ - lẫn văn xuôi - của - Nhận xét, sửa sai 3. Củng cố, dặn dò: - Về sửa lỗi chính tả đã viết sai - Chuẩn bị: Bàn tay cô giáo ------------------------------------------------------------------------------------Toán Tiết 103: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, ttròn trăm có đến bốn chữ số. - Biết trừ các số có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính. -Giáo dục học sinh say mê học toán. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1. Kiểm tra bài cũ: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 -HS lên bảng làm lại bài tập 3 SGK -Nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới. * Luyện tập * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm. GV ghi bảng: 8000 - 5000 và yêu cầu HS phải tính nhẩm. Cho HS tự nêu cách trừ nhẩm, rồi HS giới thiệu cách trừ nhẩm : 8 nghìn - 5 nghìn = 3 nghìn, vậy 8000 - 5000 = 3000 * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tâp + Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài Hs lần lượt nêu miệng kết quả Nhận xét, sửa sai + Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu của bài 1 Hs lên bảng thực hiện, hs còn lại làm bảng con Nhận xét, sửa sai + Bài tâp 3: Hs đọc yêu cầu của bài HS lên bảng đặt tính và nêu cách tính, hs còn lại làm bảng con Nhận xét, sửa sai + Bài tập 4: Hs đọc yêu cầu của bài Gv hướng dẫn hs phân tích đề 1 HS lên bảng trình bày bài giải theo hai cách. Bài giải Số kg muối chuyển đi là: 2000 + 1700 = 3700 ( kg ) Số kg muối còn lại là: 4720 – 3700 = 1020 ( kg ) Đáp số:1020 kg - Nhận xét, nêu điểm 3. Củng cố, dặn dò: - Về xem lại bài - Chuẩn bị: Luyện tập chung ---------------------------------------------------------------------------------------. Đạo đức.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tiết 21: ÔN TẬP I/ MỤC TIÊU :  Củng cố về các anh hùng liệt sĩ nhỏ tuổi đã học  Biết xử lí một vài tình huống cụ thể  Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. II/ CHUẨN BỊ:  Các tình huống cụ thể III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nhận xét tuyên dương 3. Bài mới: ÔN TẬP  Hoạt động 1: Xử lí tình huống - GV chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận, xử lí các tình huống sau: + Tình huống 1 (Nhóm 1-2): Hôm đó em phải đi học sớm để trực nhật. Khi đi tới ngã ba đường em thấy một chú thương binh đang đứng và đang muốn sang đường trong khi đường rất đông. Em sẽ làm gì khi đó? + Tình huống 2 (Nhóm 3-4): Ngày 27/7, trường em mời các chú thương binh tới nói chuyện trước toàn trường. Trong lúc cả trường đang lắng nghe chăm chú thì một anh HS lớp 4A cạnh lớp em cười đùa, trêu chọc các bạn ngồi cạnh và bắt chước hành động của chú thương binh. Em sẽ làm gì khi đó? + Tình huống 3 (Nhóm 5-6): Lớp 3B có bạn Lan là con thương binh. Nhà bạn Lan rất nghèo, lại có ít người nên bạn thường nghỉ học để giúp bố mẹ. Điểm học tập của bạn vì thế cũng rất thấp. Nếu là HS lớp 3B em sẽ làm gì? - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Kết luận: Chỉ cần bằng những hành động rất nhỏ, chúng ta cũng đã góp phần đền đáp công ơn của thương binh, liệt sĩ.  Hoạt động 2: Kể về các anh hùng thương binh, liệt sĩ. - Yêu cầu HS nêu tên các anh hùng liệt sĩ mà em biết - HS thảo luận nhóm: kể đôi nét về các vị anh hùng, liệt sĩ đó - Đại diện các nhóm trình bày - GV kết luận: Các anh hùng thương binh, liệt sĩ đều hi sinh xương máu của mình để bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta phải biết ơn những anh hùng liệt sĩ đó và phải biết phấn đấu học tập để đền đáp công ơn các anh hùng thương binh, liệt sĩ..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 4. Củng cố- Dặn dò. -. Gv nhận xét giờ học.. -. Dặn các em về nhà xem lại bài. -. Chuẩn bị: Ôn tập ------------------------------------------------------------------------------------Luyện từ và câu Tiết 21: NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?. I. MỤC TIÊU: Nắm được ba cách nhân hoá. Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu?, trả lời đúng các câu hỏi. Trả lời được vể thời gian địa điểm trong bài TĐ đã học. II CHUẨN BỊ: Gv:bảng phụ ghi bt3 Hs:sgk II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy - HS làm lại bài tập 1 sgk -. Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới. * Nhân hoá ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi ở d0âu * Hoạt động 1:Hướng dẫn làm bài tập. + Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu của bài - GV đọc diễn cảm bài: Ông trời bật lửa. - HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK + Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập và gợi ý (a, b, c) - Cả lớp đọc thầm lại bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá. - Các sự vật được nhân hoá bằng cách nào.? - Qua bài tập trên em thấy có mấy cách nhân hoá.? -Có ba cách nhân hoá: + Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người. + Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người. + Nói với sự vật thân mật như nói với con người. + Bài tập 3:. HS đọc yêu cầu cuả bài. - HS đọc thầm lại.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - HS làm bài cá nhân: tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? - HS lên bảng làm, GV chốt lại lời giải đúng. + Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của bài. Dựa vào bài: Ở lại với chiến khu (SGK trang 13, 14) HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời đúng. Nhận xét, sửa sai 3. Củng cố, dặn dò: - Về xem lại bài - Làm bài 4 sgk - Chuẩn bị: MRVT: Sáng tạo,. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi ------------------------------------------------------------------------Thứ sáu, ngày 18 tháng 1 năm 2013 Thể dục Tiết 42: ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC” I/ MỤC TIÊU: - Bước đầu biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so dây, chao dây, quay dây. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -. Giáo viên: Còi.. -. Học sinh: Trang phục gọn gàng, dây nhảy.. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Phần mở đầu Chạy một vòng trên sân tập. Xoay các khớp, vỗ tay và hát. Gọi 1-2 HS lên thực hiện 2. Phần cơ bản * HĐ1: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. * Mục tiêu: thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng. * Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, nhắc lại kỹ thuật. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai. ĐH:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> * HĐ2: Trò chơi “lò cò tiếp sức”. * Mục tiêu: Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động. *Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.. 3. Phần kết thúc Thả lỏng. GV cùng HS hệ thống lại bài. Biểu dương học sinh tốt, giao bài về nhà: tập nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Nhận xét tiết học Nội dung buổi học sau: Ôn nhảy dây – Trò chơi “lò cò tiếp sức”. ---------------------------------------------------------------------Tập làm văn Tiết 21: NÓI VỀ TRÍ THỨC Nghe - kể : NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG I. MỤC TIÊU: 1. Biết Quan sát tranh nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm. 2. Nghe kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Báo cáo hoạt động - HS đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. - Nhận xét, chấm điểm. 2. Bài mới. *Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài (Quan sát tranh và nói rõ những người tri thức trong các bức tranh ấy là ai? Họ đang làm việc gì?) -. Một HS làm mẫu.. -. HS quan sát 4 tranh trao đổi theo nhóm. -. Đại diện các nhóm trình bày.. -. GV nhận xét, sửa sai + Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu của bài. - HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Quan sát ảnh ông Lương Định Của - GV kể chuyện 3 lần. -. GV hỏi:. -. Viện nhiên cứu nhận được quà gì.?. -. Vì sao ông Lương Đình Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống.?. -. Ông Lương Đình Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa.?. -. Từng HS tập kể lại nội dung câu chuyện.. -. GV hỏi : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?. -. Nhận xét bạn kể chuyện hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nói về nghề lao động trí óc mà em mới biết qua bài học. -Về nhà tìm đọc những mẫu chuyện về Ê-đi-xơn - Chuẩn bị: Nói, viết về người lao động trí óc ---------------------------------------------------------------------------------Toán Tiết 104: LUYỆN TẬP CHUNG. I. MỤC TIÊU: Biết cộng trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10000 - Biết giải toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. -Giáo dục học sinh say mê học toán. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập - HS làm lại bài tập 4 sgk - Nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài. * Hoạt động 1: Thực hành. + Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> -. Hs lần lượt nêu miệng kết quả. -. Nhận xét, sửa sai + Bài tập 2: Hs đọc yêu cầu của bài. -. 1Hs lên bảng thực hiện, hs còn lại làm bảng con.. -. Nhận xét, sửa sai. + Bài tập 3: Hs đọc yêu cầu của bài - Gv hướng dẫn hs phân tích đề - 1 Hs lên bảng thực hiện, hs còn lại làm vào vở Bài giải Số cây trồng thêm là 984 : 3 = 316 ( cây ) Số cây trồng được tất cả là 984 + 316 = 1264 ( cây ) Đáp số: 1264 cây - Nhận xét, nêu điểm + Bài tập 4: Hs đọc yêu cầu của bài -. 3 HS lên bảng thực hiện, hs còn lại làm vào vở. -. Nhận xét, sửa sai 3. Củng cố, dặn dò: - Về xem lại bài - Làm bài 2 sgk - Chuẩn bị: Tháng - năm ------------------------------------------------------------------------Tự nhiên và xã hội Tiết 41: THÂN CÂY. I/ MỤC TIÊU :  Phân biệt các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò), theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo).  Kĩ năng sống:  Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây.  Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người. II/ CHUẨN BỊ:  Các hình trong SGK/78;79. Vở BT TNXH. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 2. KTBC: Thực vật.  Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cây?  Kể tên các bộ phận thường có của một cây. - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Thân cây Làm việc với SGK. Mục tiêu: Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, leo, bò, gỗ, thảo … - Hoạt động 1 : Làm việc theo cặp. + Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, leo, bò. + Cây nào có thân gỗ (cứng)? Cây nào có thân thảo (mềm)? + 2 học sinh cùng quan sát hình SGK/78;79. Trả lời câu hỏi. + Thân mọc đứng: hình 1. + Thân leo: hình 3. + Thân bò: hình 2. + Thân gỗ cứng: hình 7. + Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ. Nếu học sinh không nhận ra các cây, giáo viên chỉ dẫn thêm. - Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. + Gọi 1 vài HS lên trước lớp trình bày kết quả làm việc theo cặp. + Lớp và giáo viên bổ sung, sửa chữa đí đến kết luận. “Cây su hào có gì đặc biệt?” + GV kết luận: - Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò. - Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo. - Cây su hào có thân phình to thành củ. 4. Củng cố- Dặn dò. - Kể tên một số cây thân mọc đứng, thân bò, thân leo. - Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK/79. Liên hệ thực tế. - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài. - Chuẩn bị: Thân cây (t.t): quan sát thân cây xung quanh nhà, đọc sgk, trả lời câu hỏi. -------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

×