Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết hồ biểu chánh 30 năm đầu thế kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.72 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
------

NGUYỄN THỊ YẾN

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
30 NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
------

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
30 NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Sư phạm Văn
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ YẾN
MSSV: K38. 601. 174
Người hướng dẫn khoa học: ThS. LÊ VĂN LỰC


Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận này, tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngữ
Văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ
chúng tơi hồn thành chương trình học. Q thầy cơ đã u thương và nhiệt tình tạo điều
kiện để tơi có thể học tập và nghiên cứu suốt bốn năm trên ghế giảng đường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.S Lê Văn Lực, người đã cùng đồng hành với
tôi suốt từ những năm đầu tiên bước chân vào chiếc ghế trường Đại học cho tới tận năm
cuối cùng. Thầy đã giúp đỡ tôi thực hiện khố luận với tất cả tình u thương, sự tận tình
và chu đáo.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã
không ngừng giúp đỡ, hỗ trợ và động viên trong suốt q trình tơi thực hiện cơng việc
nghiên cứu nghiêm túc khố luận này
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016
Nguyễn Thị Yến


DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc sống ngày càng hiện đại đã làm xuất hiện nhiều lối sống thực dụng, hưởng
thụ của con người. Chính lối sống ấy đã làm lu mờ đi nhiều giá trị đạo đức và luân lí tốt
đẹp của dân tộc. Vào những năm 30 đầu thế kỉ XX, Hồ Biểu Chánh cũng đã thao thức
trước những giá trị đẹp đẽ bị mai một. Cùng một quan điểm, chúng tơi tìm về với các
sáng tác của nhà văn để khám phá con người đạo đức mà nhà văn đã gửi gắm trong đó,
để hiểu hơn về con người cũng như lối sống của một giai đoạn lịch sử. Chúng tơi nhận
thấy, dù có ngược dịng thời gian về q khứ hay xi dịng tiến tới tương lai, các giá trị
văn hố, đạo đức vẫn ln phải có chỗ đứng chắc chắn thì xã hội mới tốt đẹp. Trong cuộc

sống mới hiện đại, người phụ nữ có vị thế ngày càng quan trọng trong xã hội cũng như
gia đình. Vì vậy việc dung hồ giữa lối sống mới và lối sống theo quan niệm xưa vẫn cần
phải được quan tâm để những giá trị văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc không bị
mai một.
Qua những trang văn của Hồ Biểu Chánh, nhân vật người phụ nữ hiện lên đa dạng
và sinh động với những nét tính cách và số phận khác nhau đã mang lại sự sống động đầy
thú vị. Chúng tôi nhận thấy những người phụ nữ này vừa mang đậm nét văn hố Nam Bộ
nhưng cũng mang tính dân tộc, có những nét tính cách tốt đẹp mà nữ giới cần phải có
cũng như những tính xấu cần phải tránh. Bên cạnh đó là vơ vàn các nhân vật với đa dạng
hồn cảnh, số phận, tính cách khác nhau. Họ chính là tấm gương sáng mang đến nhiều
bài học đạo đức sâu sắc cho mọi người. Nhận thấy rằng việc khai thác và tìm hiểu về thế
giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là cần thiết trong xã hội hiện đại ngày
nay nên chúng tôi quyết định chọn đề tài: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỉ XX.


2. Lịch sử vấn đề
Hồ Biểu Chánh được xem là một trong những người mở đường cho tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại nên đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về tác giả cũng như các tác
phẩm của nhà văn. Đặc biệt tác giả được chú ý nhiều nhất là về thể loại tiểu thuyết. Trong
khoảng thời kỳ trước năm 1945 đã có hai cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh đó là cơng trình Phê bình và cảo luận (1933) của Thiếu Sơn và Nhà văn hiện đại
(1942) của Vũ Ngọc Phan. Thiếu Sơn đã có những nhận xét tinh tế về cách xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, đánh giá cao những đóng góp của nhà văn
trong cơng cuộc phát triển tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Vũ Ngọc Phan cũng có nhiều
nhận xét chân xác về tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Ông đưa ra nhận định rằng: “Tiểu
thuyết họ Hồ thiên về tả việc và lời văn mạnh mẽ, giản dị, nhiều chỗ như lời nói thường…
là những tiểu thuyết đầy động tác, việc nọ việc kia dồn dập, gây cho người đọc những
cảm tưởng kì thú”. [29, 367] Tuy nhiên Vũ Ngọc Phan cũng chỉ mới đi sâu phân tích duy
nhất một tác phẩm Cha con nghĩa nặng trong kho tiểu thuyết đồ sộ của Hồ Biểu Chánh.

Cũng trong thời kì những năm 1945, có khá nhiều bài viết của các tác giả như
Phạm Minh Kiên (Giải chỗ tưởng lầm), Phan Khôi (Cái cười của con rồng cháu tiên, một
cái cảm tưởng khi đọc “Cay đắng mùi đời”), Minh Quang (Bộ “Tỉnh mộng” của Hồ Biểu
Chánh tiên sinh)… Tuy nhiên các bài viết này chỉ xoáy quanh vấn đề xã hội của tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh. Các tác giả đưa cho người đọc những lý giải và nhận định vì sao
những bộ tiểu thuyết này có sứt hút lớn với độc giả khắp nơi trong miền Nam.
Sau những năm 1945, văn đàn xuất hiện thêm nhiều cơng trình nghiên cứu về tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh mà nổi bật nhất chính là cơng trình Việt Nam văn học sử giản ước
tân biên (1965) của tác giả Phạm Thế Ngũ. Trong bộ ba quyển, phần phân tích, nhận xét,
đánh giá về đóng góp của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nằm trong quyển thứ 3, phần Văn
học Việt Nam hiện đại 1862 – 1945. Phạm Thế Ngũ đã nhận định rằng tiểu thuyết Hồ


Biểu Chánh có cốt truyện gay cấn, li kì, hấp dẫn; câu văn giản dị; cách viết chân thực,
gần gũi. Thêm vào đó, tác giả cũng nhận định Hồ Biểu Chánh là nhà văn của đạo lý.
Tiếp sau Phạm Thế Ngũ là cơng trình Bảng lược đồ Văn học Việt Nam (1967) của
tác giả Thanh Lãng. Tác giả đã nhận định rằng Hồ Biểu Chánh “không phải là con người
của các trào lưu mà là của truyền thống. Mặc cho thiên hạ khen chê, ông cứ thẳng băng
đường của ông, ông tiến” [21, 74]. Từ đó Thanh Lãng khẳng định vị trí và ý hướng văn
của Hồ Biểu Chánh thơng qua việc phân tích một số tác phẩm của nhà văn. Trong mọi bộ
tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh luôn giữ vững lập trường và mục đích sáng tác của mình.
Một cơng trình được xem là tồn diện và cơng phu nhất về tác giải Hồ Biểu Chánh
có thể kể tới Chân dung Hồ Biểu Chánh (1974) của tác giả Nguyễn Kh. Trong cơng
trình Chân dung Hồ Biểu Chánh, tác giả Nguyễn Khuê cũng đã đưa ra những nhận xét
tổng quan về phương diện nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Tác giả
tiến hành đưa ra nhận xét và dẫn chứng về nhân vật nói chung xét trên phương diện hình
dáng, tâm lý, tính cách điển hình và cách đặt tên nhân vật. Qua đó, người đọc cũng nhận
thấy được một vài đặc trưng đáng chú ý về các nhân vật của Hồ Biểu Chánh.
Ngoài ra Phan Cự Đệ với cơng trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1978) đã đưa
ra những nhận xét có giá trị về đóng góp của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, đồng thời cũng

chỉ ra hạn chế của nhà văn. Tuy nhiên nhiều ý kiến có phần cực đoan, chưa có cái nhìn
xác đáng với nhiều đóng góp của nhà văn với quá trình hiện đại hố tiểu thuyết Việt
Nam. Theo Phan Cự Đệ, chỉ có Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản và Hoàng
Tố Anh hàm oan của Trần Chánh Chiếu mới là tác phẩm mở đường cho tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại.
Huỳnh Thị Lành cũng đã phát hiện thấy những tính cách và đặc điểm của con
người Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh qua cơng trình Vị trí của Hồ Biểu Chánh
trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỉ XX (1900-1930). Tác giả cũng xem những
đặc điểm ấy là yếu tố nghệ thuật độc đáo trong các sáng tác của nhà văn.


Cuốn sách Hồ Biểu Chánh, người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
(2006) của nhóm tác giả Trang Quang Sen, Phan Tấn Tài, Nguyễn Văn Nở đã tập hợp
được nhiều bài viết của các tác giả khác nhau trong đó hướng người đọc tìm hiểu về đề
tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
Phan Mạnh Hùng trong cơng trình Tiểu thuyết Nam Bộ từ 1930 đến 1945: Đặc
điểm và thành tựu (2007) đã tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh. Qua việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật, tác giả cũng chỉ ra
được một số đặc trưng của nhân vật thông qua ngoại hình, hành động và ngơn ngữ.
Tác giả Huỳnh Thị Lan Phương cũng có bài viết trên tạp chí Khoa học: Tính cách
người nơng dân Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh (2009) bàn về những nhân vật
và tính cách đặc thù của con người Nam Bộ thông qua một số nhân vật nông dân trong
tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Những cơng trình trên rất cơng phu tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu
các nhân vật trong thiểu thuyết Hồ Biểu Chánh một cách đầy đủ và hệ thống trong mối
quan hệ biện chứng với quan niệm sáng tác của tác giả về giá trị luận lý, ý hướng đạo.
Hầu hết các cơng trình nghiên cứu chỉ chú ý tới văn hoá Nam Bộ thể hiện qua các nhân
vật, tức là lấy điển hình một số nhân vật để chỉ ra cách ăn mặc, nói năng, suy nghĩ mang
đậm chất Nam Bộ. Một số bài nghiên cứu cũng đã đi vào tìm hiểu về thủ pháp nghệ thuật
xây dựng nhân vật của tác giả, chỉ ra đặc trưng của một số nhân vật về ngoại hình, hành

động, ngơn ngữ nhưng chưa khái qt và hệ thống tồn bộ đặc điểm của nhân vật trong
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
Như vậy, có thể nói, thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là một
vấn đề khá mới mẻ, chưa từng có cơng trình nghiên cứu nào trước đó bàn đến. Đề tài
Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỉ XX sẽ tiếp tục
kế thừa những thành quả nghiên cứu giá trị trên, đồng thời đi sâu vào tìm hiểu nhân vật
nữ trong tiểu thuyết được tác giả viết trong 30 năm đầu thế kỉ XX.


3. Mục đích nghiên cứu
Về thực tiễn, việc khảo sát và phân tích, tìm hiểu nhân vật người phụ nữ trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỉ XX trên phương diện nội dung và nghệ thuật để
có thể hiểu rõ hơn hiện thực đời sống của con người Nam Bộ đầu thế kỉ XX. Việc phân
tích các nhân vật nữ cũng giúp chúng tơi thấy được hồn cảnh, tính cách đặc trưng của
con người miền Nam nói chung và người phụ nữ vùng đất phương Nam nói riêng.
Về thực tiễn, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh cũng được trích lược và giảng dạy
trong văn học ở Trung học phổ thơng như Con nhà nghèo. Vì vậy việc tìm hiểu nhóm
tiểu thuyết của tác giả trong cùng khoảng thời gian sáng tác giúp cho người dạy có thêm
kiến thức và cái nhìn bao quát, kĩ lưỡng hơn về cuộc đời cũng như quan niệm sáng tác
của nhà văn. Việc đọc toàn văn một tác phẩm khiến người đọc có thể cảm thụ tốt hơn về
tác phẩm đó. Hơn nữa, trong xã hội ngày nay với nhiều biến chuyển, các giá trị đạo đức
văn hoá ngày càng bị xem nhẹ, lối sống hiện đại càng lúc càng ảnh hưởng nhiều tới đời
sống người Việt nói chung và người phụ nữ nói riêng. Việc nghiên cứu này giúp chúng
tơi nhìn lại giá trị đạo đức, hiểu thêm về vùng đất và con người Nam Bộ để thêm yêu quý
và trân trọng mảnh đất nơi mình sinh sống. Đồng thời, chúng ta có thể xem những nhân
vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng chính là tấm gương sáng hay bài học đạo
đức quý giá cho cuộc sống hiện đại này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những tiểu thuyết của tác giả Hồ Biểu
Chánh được viết trong thời gian 30 năm đầu thế kỉ XX.
Phạm vi nghiên cứu
Để nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết của tác giả Hồ Biểu
Chánh những năm 30 đầu thế kỉ XX, chúng tơi tập trung tìm hiểu, trích lọc và phân tích
những tiểu thuyết sau:


1. Ai làm được, 1912
2. Chúa tàu Kim Quy, 1922
3. Cay đắng mùi đời, 1923
4. Tỉnh mộng, 1923
5. Một chữ tình, 1923
6. Nam cực tinh huy, 1924
7. Nhơn tình ấm lạnh, 1925
8. Tiền bạc, bạc tiền, 1925
9. Thầy thông ngôn, 1926
10. Ngọn cỏ gió đùa, 1926
11. Chút phận linh đinh, 1928
12. Kẻ làm người chịu, 1928
13. Vì nghĩa vì tình, 1929
14. Cha con nghĩa nặng, 1929
15. Khóc thầm, 1929
16. Nặng gánh cang thường, 1930
17. Con nhà nghèo, 1930

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, thống kê, phân loại
Đề tài nghiên cứu của chúng tơi chủ yếu đi vào tìm hiểu và chỉ ra những biểu hiện
liên quan tới nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỉ

XX. Để làm được điều đó, chúng tơi tiến hành phân tích các tiểu thuyết trên hai phương
diện. Thứ nhất ở phương diện nội dung, chúng tơi sẽ tìm hiểu và thống kê phân loại về
hồn cảnh, số phận, ngoại hình và tính cách của các nhân vật nữ. Thứ hai, về phương
diện nghệ thuật, chúng tơi sẽ tập trung tìm hiểu và làm rõ về nghệ thuật xây dựng nhân
vật nữ của Hồ Biểu Chánh qua các luận điểm chính trong nghệ thuật miêu tả nhân vật bao
gồm miêu tả ngoại hình, hành động, ngơn ngữ; cách đặt tên nhân vật của nhà văn.
Phương pháp so sánh, đối chiếu


Khi phân tích các nhân vật nữ, để làm rõ hơn về ngoại hình, tính cách, chúng tơi
tiến hành so sánh, đối chiếu giữa các nhân vật nữ trong các tác phẩm để tìm ra điểm
chung cũng như khác nhau đề làm rõ hơn cho những vấn đề đã đưa ra. Đồng thời cũng
đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt để tìm ra hình ảnh người phụ nữ mang
đậm chất Nam Bộ nhưng cũng vẫn mang tính dân tộc sâu sắc.
Phương pháp hệ thống
Chúng tơi tìm hiểu, phân tích về nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
trong 30 năm đầu thế kỉ XX trong chỉnh thể nội dung, hình thức của 17 tác phẩm. Trong
những tác phẩm này đều có những điểm chung tạo thành các luận điểm cho khóa luận và
do đó phương pháp này được sử dụng trong tồn bộ khố luận.

6. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở tìm hiểu về người phụ nữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu
thế kỉ XX, chúng ta hiểu rõ hơn về tâm lí cũng như vai trò và sự ảnh hưởng của người
phụ nữ trong bước chuyển của buổi giao thời. Cùng với đó là cái nhìn bao qt hơn về
hiện thực xã hội, tính cách, hành động của người phụ nữ trong vùng đất mới. Từ đó,
khẳng định những giá trị đạo đức là bất biến dù ở thời đại nào đi chăng nữa. Việc gìn giữ
những giá trị đạo đức vơ cùng quan trọng, cần được bảo tồn và phát huy. Từ đó giá trị
văn hố và đạo đức, nền ln lí của cả dân tộc khơng bị mai một, phơi pha theo vịng
xốy phát triển của nền kinh tế thị trường và sự “đổ bộ” của lối sống mới từ bên ngồi
vào nước ta.


7. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần dẫn nhập và kết luận, nội dung của khoá luận gồm có ba chương:
Chương I: Hồ Biểu Chánh và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỉ XX.
Ở chương này chúng tơi trình bày 2 vấn đề lớn trong 31 trang. Thứ nhất là tìm hiểu chung
về tác giả Hồ Biểu Chánh ở phương diện thời đại và những nét chính về cuộc đời. Sau đó
đưa ra quan điểm sáng tác của tác giả để nêu ra những mối quan hệ biện chứng giữa tư


tưởng tác giả và các nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật nữ. Thứ hai là sẽ trình
bày sơ nét về tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu của thế kỉ XX ở phương diện
nội dung và nghệ thuật, từ đó thấy được những đóng góp của nó cho văn học chữ quốc
ngữ nói chung và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói riêng.
Chương II: Nội dung của chương này là về nhân vật người phụ nữ trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh, được trình bày trong 45 trang với ba nội dung chính. Thứ nhất
chúng tôi nêu khái niệm về nhân vật. Thứ hai, xem xét hình ảnh người phụ nữ trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỉ XX qua các mặt như ngoại hình, hồn cảnh – số
phận, tính cách. Thứ ba là rút ra đặc điểm người phụ nữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
30 năm đầu thế kỉ XX vừa mang tính dân tộc, vừa đậm chất Nam Bộ
Chương III: Trình bày về nghệ thuật xây dựng nhân vật người phụ nữ trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỉ XX. Trong chương này sẽ có hai vấn đề được
trình bày trong 23 trang. Thứ nhất là tìm hiểu về nghệ thuật miêu tả nhân vật nữ thơng
qua ngoại hình, hành động, ngơn ngữ của nhân vật. Thứ hai là đi tìm hiểu về cách đặt tên
và gọi tên các nhân vật.



Chương 1: Nhìn lại tác giả Hồ Biểu Chánh
và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỉ XX
1.1. Tác giả Hồ Biểu Chánh

1.1.1. Thời đại và con người - cuộc đời
Thời đại
Dù ra đời muộn nhưng vùng đất Nam Bộ đã sớm trở thành một nơi nhộn nhịp,
cuộc sống tấp nập bởi thiên nhiên nơi đây trù phú, khí hậu thuận lợi, đất đai rộng lớn.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nền văn hoá của vùng đất này đã có nhiều biến động
mạnh mẽ do sự xâm lược của thực dân Pháp. Điều này tuy có ảnh hưởng tích cực tới
cuộc sống của nhân dân nhưng cũng mang lại rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Sự phân biệt
giai cấp, phân biệt giàu nghèo diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Quyền lực lúc
này khơng chỉ tập trung vào một giai cấp, tầng lớp nào nhất định. Pháp đến xâm lược
mang theo những manh nha của nền kinh tế tư bản, quyền lực dần rơi vào tay những kẻ
có nhiều tiền bạc. Một loạt các tầng lớp mới ra đời trong xã hội thực dân nửa phong kiến
buổi đầu: hương chức trong làng xã, cai tổng, quan lại như quan phủ, quan huyện,… Bên
cạnh đó cịn có một số tầng lớp những thầy thơng ngơn, kí lục là những người được giáo
dục trong các trường học của Pháp, về làm việc trong các viện, sở hay thuyên chuyển về
làm việc giấy tờ cho quan lại. Ngoài ra, xã hội cũng xuất hiện nhiều người nghèo quanh
năm sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn trải dài từ thành thị về thơn q.
Lúc này, văn hố Tây phương du nhập vào vừa mang lại sự biến đổi tích cực cho
người Việt, nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi cắt đứt rất nhiều giá trị văn hoá truyền
thống đẹp đẽ. Xã hội lâm vào tình trạng rối ren, cuộc đời bày ra nhiều lối sống vô đạo
đức, mất ln lí. Có những lúc con người vứt bỏ cả danh dự và nhân phẩm để chà đạp lên
nhau mà giành lấy sự sống cho bản thân. Giá trị đồng tiền lúc này cũng được đánh giá
cao, có sức mạnh mua được hầu hết mọi thứ của con người. Tuy nhiên, những tàn dư của
chế độ phong kiến lại vẫn cịn tồn tại nên hình thành thế giằng co quyết liệt giữa những


con người có tư tưởng và lối sống cũ – mới, Tây – ta. Trong đó, những tầng lớp bị ảnh
hưởng nhiều nhất đó chính là những người trí thức.
Con người - Cuộc đời
Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung. Ơng sinh gia trong một gia đình nghèo
tại làng Bình Thành, tỉnh Gị Cơng. Thuở nhỏ, Hồ Biểu Chánh phải chịu nhiều thiếu thốn

và vất vả. Trong “Lời di chúc” ơng có kể về qng đời khó khăn của mình khi cịn đi học.
Đó là khi chờ cha mang tiền về trong mỏi mịn, ơng ước giá có một đồng bạc cũng đủ cho
mình xuống thuyền đi học. Nhưng nhà nghèo tới độ một đồng bạc cũng không có. Mẹ
ơng đành dắt con đi xuống chợ cầm “một cặp áo hàng” để lấy ba đồng bạc cho con lên
tàu đi học. Có ba đồng bạc, người mẹ đưa hết cho con mang theo. Trước tình cảm ấy của
người mẹ, đứa con nhỏ chỉ biết nhìn mẹ mà khóc. Có lẽ sống trong cảnh nghèo nhưng
đầy tình cảm thương u của gia đình mà Hồ Biểu Chánh cũng có những trang văn ăm ắp
cảm xúc như vậy.
Sau khi học hành đỗ đạt, Hồ Biểu Chánh định xin làm giáo viên. Tuy nhiên một
người thầy cũ khuyên ông nên thi vào Ngạch kí lục để sau này có tương lai hơn. Nghe
theo lời thầy, ông đã thi và năm 1906 thì đỗ chức Ký lục Sối phủ Nam Kỳ. Lần bổ
nhiệm năm ấy ông được phân làm việc ở Sài Gịn. Năm năm sau, vì nghi Hồ Biểu Chánh
kết thân với Trần Chánh Chiếu nên thống đốc Nam Kỳ đã chuyển ông về Bạc Liêu. Làm
quan vùng đất này dễ vơ vét được nhiều tiền của dân nhưng ông vẫn quyết giữ cảnh và
cách sống thanh bạch. Hồ Biểu Chánh biết làm quan là làm tay sai cho thực dân Pháp, tuy
nhiên ông nghĩ nếu bản thân người làm quan biết giữ lòng ngay thẳng, biết làm đúng bổn
phận “cha mẹ” dân thì cũng khơng có gì đáng hổ thẹn, thậm chí dân cịn được nhờ. Chính
vì cách nghĩ ấy mà ơng ln cố gắng sống cơng bằng, liêm chính trong suốt quãng đời “sĩ
hoạn” của mình. Tới năm 1912, khi một người bạn phải chuyển về Cà Mau, ông đã tình
nguyện đi thay. Làm việc khoảng tám tháng, Hồ Biểu Chánh lại đổi đi Long Xuyên. Tới
năm 1920, lúc này ông được thuyên chuyển trở lại Gia Định làm việc. Sau đó ơng thi đỗ
Tri Huyện, được thăng Tri Phủ và nhậm chức Chủ quận ở Vĩnh Bình năm 1927. Tới năm


1932, Hồ Biểu Chánh được chuyển tới làm Chủ quận Ô Môn ở Cần Thơ, rồi đổi tới quận
Phụng Hiệp. Ông được thăng tới chức Đốc phủ sứ năm 1936. Ngồi những chức vị trên,
sau khi về hưu, ơng vẫn được chính phủ Pháp giữ lại để làm việc, được cử làm Nghị viên
Hội đồng Liên bang Đông Dương, Nghị viên Hội đồng Thành phố Sài Gịn, Phó Đốc lý,
Nghị viên Hội đồng Quản trị Sài Gòn Chợ Lớn. Hồ Biểu Chánh cũng được mời giữ chức
trong Bộ Nội vụ hoặc Bộ Thơng tin trong Chính phủ Nam Kì Cộng hịa Tự trị nhưng ơng

từ chối và chỉ làm Cố vấn, Đổng lý văn phịng. Có thể nói, Hồ Biểu Chánh suốt ba mươi
năm làm việc cho chính quyền thực dân phong kiến đã đi nhiều nơi, được thăng chức cao,
được ân thưởng nhiều huy chương quý giá. Tuy nhiên có lẽ phần thưởng cao q nhất mà
ơng nhận được đó là lịng kính mến của quần chúng nhân dân nơi ơng tới sống và làm
việc bởi tấm lịng tận tụy, liêm chính giúp đỡ đồng bào.

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Hồ Biểu Chánh có một sức sáng tác dồi dào. Có thể kể tới sáng tác đầu tiên được
xem như bước “tập sự” viết văn, làm thơ là những bài báo, những truyện dịch, những bài
thơ bằng chữ quốc ngữ làm cùng Đặng Thúc Liêng, Nguyễn Viên Kiều, Phạm Duy
Thiệu. Cái duyên đến với tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là do một lần tình cờ xem Thầy
Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, Phan Yên ngoại sử của Trương Duy Toản,
Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Chánh Chiếu. Ba cuốn tiểu thuyết này ảnh hưởng nhiều
đến hướng sáng tác của ông về sau này. Đặc biệt là tác phẩm Hồng Tố Anh hàm oan
được viết bằng ngơn ngữ bình dị, cốt truyện li kì theo quan niệm nhân quả. Chính cách
viết có hậu cho người lương thiện, quả báo cho kẻ gian ác của Hoàng Tố Anh hàm oan đã
cuốn hút Hồ Biểu Chánh, thúc đẩy ông viết theo hướng đó để có thể cảm hóa độc giả,
thúc đẩy con người sống theo chính nghĩa, đưa người lầm lạc về lại con đường ngay
thẳng. Có thể thấy sự ảnh hưởng này vô cùng to lớn, và Hồ Biểu Chánh cũng rất trung
thành với cách viết ấy. Nếu đọc tiểu thuyết của ơng sẽ thấy mơ típ này lặp đi lặp lại rất
nhiều lần. Hầu như kết thúc của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ln là kết thúc có hậu, người
tốt được báo đáp, kẻ thủ ác phải chịu quả báo.


Nhìn chung, sự nghiệp sáng tác của ơng khá đồ sộ. Hồ Biểu Chánh có sức viết dồi
dào, mạnh mẽ, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết. Trong những năm từ 1925 – 1941 ông chỉ
chuyên viết tiểu thuyết. Trong 16 năm, ông để lại cho đời gần 40 tác phẩm. Thời gian này
chính là khoảng giời gian ơng viết liên tục và đều đặn nhất. Với ông, viết lách sẽ làm cho
lịng ơng thấy n ổn và dễ chịu. Điều đáng nói là trong thời gian này Hồ Biểu Chánh vẫn
làm quan, nhưng cũng không hề xao nhãng chuyện cầm bút. Cho tới tận khi về hưu, ông

mới chuyển sang viết báo và biên khảo. Lí do vì ông muốn soạn sách để dạy con em cũng
như bồi đắp nền luân lý đạo đức cổ truyền dân tộc. Nhiều vở hài kịch, hát bội, cải lương,
tập hồi ức về cuộc đời của Hồ Biểu Chánh ra đời.
Có thể nói, Hồ Biểu Chánh đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ đủ thể loại
nhưng nhiều nhất vẫn là tiểu thuyết. Vào những năm 1952, khi ở miền Nam rộ lên phong
trào đọc tiểu thuyết của Phú Đức và Hồ Biểu Chánh thì nhiều nhà báo đã tìm tới tận Gị
Cơng để mua lại bản quyền tác phẩm của ông. Lúc này, sức viết tiểu thuyết lại trở lại
trong ơng. Có chuyện kể lại rằng, cho tới gần cuối đời, tác giả vẫn cịn “ham” viết. Vì tác
phẩm viết trước đó đều được mua bản quyền để in hết, nên dù sức khỏe không cho phép,
nhà văn vẫn miệt mài sáng tác. Con cháu trong nhà vừa phải xin nhà xuất bản đừng tìm
tới ơng, vừa khun ơng nên nghỉ ngơi để giữ sức. Tuy nhiên trước sự đón nhận đơng đảo
của độc giả, ơng khơng thể ngưng cơng việc sáng tác. Ngồi những lúc mệt q ra thì
chuyện viết lách là niềm vui lớn nhất, niềm hạnh phúc lớn nhất của Hồ Biểu Chánh.
Chính từ niềm hăng say lao động miệt mài đó mà nhà văn đã để lại một kho tàng văn học
lớn với nhiều thể loại bao gồm các bài báo; 3 tác phẩm văn vần; 12 tác phẩm tuồng hát
bao gồm hài kịch, hát bội, cải lương; 23 cơng trình khảo cứu; 8 tác phẩm đoản thiên; 3
truyện ngắn; 2 tác phẩm dịch thuật; 5 cơng trình bao gồm tùy bút và phê bình; 8 bài diễn
văn; 6 tập hồi kí và đặc biệt là 64 bộ tiểu thuyết.
Có thể liệt kê các cuốn tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh theo các năm như sau:
1. Ai làm được (Cà Mau - 1912)
2. Tỉnh mộng (Sài Gòn – 1923)


3. Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Bá tước Monte Cristo của
Alexandre Dumas)
4. Cay đắng mùi đời (Sài Gịn - 1923, phỏng theo Khơng gia đình của Hector
Malot)
5. Một chữ tình (Sài Gịn – 1923)
6. Nam cực tinh huy (Sài Gòn – 1924)
7. Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gịn – 1925)

8. Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gịn – 1925)
9. Thầy Thơng ngơn (Sài Gịn – 1926)
10. Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gịn – 1926, phỏng theo “Những người khốn khổ” của
Victor Hugo)
11. Chút phận linh đinh (Càng Long –1928)
12. Kẻ làm người chịu (Càng Long – 1928)
13. Cha con nghĩa nặng (Càng Long- 1929)
14. Khóc thầm (Càng Long – 1929)
15. Vì nghĩa vì tình (Càng Long – 1929)
16. Con nhà nghèo (Càng Long – 1930)
17. Nặng gánh cang thường (Càng Long-1930)
18. Con nhà giàu (Càng Long – 1931)
19. Cười gượng (Sài Gòn – 1935)
20. Dây oan (Sài Gòn –1935)


21. Thiệt giả, giả thiệt (Sài Gòn – 1935)
22. Một đời tài sắc (Sài Gòn – 1935)
23. Ở theo thời (Sài Gịn – 1935)
24. Ơng Cử (Sài Gịn – 1935)
25. Đóa hoa tàn (Vĩnh Hội – 1936)
26. Nợ đời (Vĩnh Hội – 1936)
27. Tân Phong nữ sĩ (Vĩnh Hội – 1937)
28. Lạc đường (Vĩnh Hội – 1937)
29. Từ hôn (Vĩnh Hội – 1937)
30. Bỏ chồng (Vĩnh Hội – 1938)
31. Bỏ vợ (Vĩnh Hội – 1938)
32. Lời thề trước miễu (Vĩnh Hội – 1938)
33. Người thất chí (Vĩnh Hội –1938)
34. Tại tơi (Vĩnh Hội – 1938)

35. Ý và tình (Vĩnh Hội – 1938 – 1942)
36. Tìm đường (Vĩnh Hội – 1939)
37. Hai khối tình (Vĩnh Hội – 1939)
38. Đoạn tình (Vĩnh Hội –1940)
39. Ái tình miếu (Vĩnh Hội – 1941)
40. Cư Kỉnh (Vĩnh Hội – 1941)


41. Mẹ ghẻ con ghẻ (Vĩnh Hội – 1943)
42. Bức thơ hối hận (Gị Cơng – 1953)
43. Trọn nghĩa vẹn tình (Gị Cơng – 1953)
44. Đỗ nương nương báo ốn (SG 1954)
45. Nặng bầu ân ốn (Gị Cơng – 1954)
46. Lá rung hoa rơi (1954 – 1955)
47. Đại nghĩa diệt thân (Sài Gòn – 1955)
48. Tơ hồng vương vấn (Sài Gòn - 1955)
49. Trả nợ cho cha (Sài Gòn – 1956)
50. Những điều nghe thấy (Sài Gịn – 1956)
51. Ơng Cả Bình Lạc (Sài Gịn – 1956)
52. Một dun hai nợ (Sài Gòn – 1956)
53. Trong đám cỏ hoang (Phú Nhuận – 1957)
54. Hạnh phúc lối nào (Phú Nhuận – 1957)
55. Chị Đào, Chị Lý (Phú Nhuận – 1957)
56. Đón gió mới, nhắc chuyện xưa (Phú Nhuận – 1957)
57. Vợ già chồng trẻ (Phú Nhuận – 1957)
58. Nợ tình (Phú Nhuận – 1957)
59. Nợ trái oan (Phú Nhuận – 1957)
60. Sống thác với tình (Phú Nhuận – 1957)



61. Tắt lửa lòng (Phú Nhuận – 1957)
62. Lẫy lừng hào khí (Phú Nhuận 1967 – 1958)
63. Hy sinh (Phú Nhuận – 1958)
64. Lần qua đời mới (Phú Nhuận – 1958)

1.1.3. Quan điểm sáng tác
Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ văn Trung nhưng khi viết văn ông lại lấy bút
hiệu Hồ Biểu Chánh. Ý nghĩa của bút danh này là do ý muốn biểu dương cái chính
nghĩa, đồng thời cũng thể hiện quan điểm sáng tác của ông. Với tính cách “thẳng
ngay, ghét gian trá, thương yêu nghèo khổ, khinh rẻ giàu sang” [20, 265] nên trong tác
phẩm của Hồ Biểu Chánh cũng thể hiện rất rõ tư tưởng này. Dù tiểu thuyết là những tác
phẩm nghệ thuật chứ không phải sách truyền dạy tư tưởng hay luân lý đạo đức nhưng khó
có thể phủ nhận được ảnh hưởng mà tiểu thuyết mang đến cho người đọc. Nhận thấy điều
đó nên Hồ Biểu Chánh có chủ trương dùng văn chương để truyền tải đạo lí, tiếp nối tư
tưởng “văn dĩ tải đạo”. Hồ Biểu Chánh đã từng viết trong bức thi xin từ chức gửi Ban trị
sự Khổng tử tế tự hội của tình Gị Cơng như sau: “…Tơi…ơm ấp cái tham vọng duy trì
ln lí Nho giáo. Khơng nệ ngịi viết yếu ớt, khơng nệ học thức hẹp hịi, tơi hăng hái gieo
rắc hạt giống nhơn nghĩa của Khổng Mạnh trong xã hội, thầm mong hạt giống ấy phát
trồi đâm đọt rồi nảy sanh hoa tươi quả ngọt…” [20, 265]. Khi viết, ông luôn chú trọng
đưa những luân lí của Khổng tử, Nho giáo vào trong các tác phẩm của mình. Tuy nhiên
cũng khơng hẳn tất cả đều theo quan điểm của Khổng tử một cách cứng nhắc. Trước
những biến chuyển của xã hội, Hồ Biểu Chánh không chủ đích phơi bày hiện trạng gia
đình và xã hội để hơ hào người ta bỏ những thói tục cũ. Những cái gì thuộc về phong tục
và đạo lí tốt đẹp thì giữ lại, những cái gì chưa tốt thì bỏ đi vì xã hội hay quan điểm nào
cũng có cái hay dở riêng của nó. Tóm lại, với Hồ Biểu Chánh, những vấn đề ln lý tốt
đẹp thì ơng bày tỏ sự tán thưởng và tha thiết ngợi ca để nó được duy trì, những thói bạc
ác, xấu xa thì cần bài trừ. Thời nào cũng vậy, con người ln phải sống hướng thiện. Ví
như những chuyện cha mẹ toan tính để dựng vợ gả chồng cho con, những thái độ cố



chấp, thành kiến, suy nghĩ hẹp hòi cần phải bỏ. Tình u và lịng vị tha mới là thứ cao
q cần lên ngơi.
Trong khi cịn làm việc cho chính quyền Pháp, Hồ Biểu Chánh cũng đã chọn theo
con đường làm báo. Tuy nhiên chính quyền có thái độ muốn bóp nghẹt dư luận, khơng
cho những người làm báo có thể đứng lên bênh vực lẽ phải, tìm cơng lý cho nhân dân nên
ông đã từ bỏ việc viết báo. Hồ Biểu Chánh trở lại với con đường viết tiểu thuyết. Với
ơng, viết cịn là để “tả nỗi uất ức, khóc hèn, than khổ, ngạo vật, khinh nhờn mà khỏi bị
kềm tay, khớp miệng”. [20, 265] Sau này tuổi có cao, sức khỏe có kém, nhà văn vẫn hăng
say viết. Ơng biết khi người ta càng đọc tiểu thuyết nhiều ông càng phải cho ra thêm
những bộ tiểu thuyết mới. Có như thế thì đạo lý tốt đẹp mới được chuyển tải đến quần
chúng nhân dân để họ học hỏi. Trong bài “Uống trà ngon nhắc chuyện cũ”, nhà văn lại
một lần nữa khẳng định: “Phải viết đặng ghi cái hay cái dở của nhơn tình thế thái về
khoảng đời trụy lạc mà để lại cho em cháu đời sau được biết chỗ thấp chỗ cao. Phải viết
đặng giải nỗi u sầu của mình và ln dịp đặng chỉ đường vạch nẻo cho con cháu trong
nhà ngó thấy”. [20, 28] Mục đích viết của Hồ Biểu Chánh chỉ có vậy. Đầu tiên là tự bồi
dưỡng tư tưởng tình cảm cho con cháu trong gia đình, sau đó rộng hơn là quần chúng
nhân dân khắp nơi. Ông lên tiếng thay cho những người dân lương thiện để phê phán
những kẻ xấu xa, những tệ nạn của xã hội, những hành động đi trái với ln thường đạo
lý. Vì lẽ đó mà khi chuyển từ làm báo qua viết tiểu thuyết, chủ ý của ơng là “viết tiểu
thuyết để cảm hóa đặng lần lần dắt quần chúng trở về đường chánh đại quang minh”.
[38, 127] Hồ Biểu Chánh khi trên cương vị một vị quan thì lo lắng cho dân, sống liêm
chính; trên cương vị của một nhà văn ơng lại cất ngịi bút bênh vực những người nghèo
khổ, lương thiện nên được nhiều người u mến.
Khơng chỉ viết tiểu thuyết, thậm chí viết những thể loại khác Hồ Biểu Chánh cũng
cố gắng đưa tư tưởng đạo lý vào tác phẩm của mình. Cũng lại trong đơn xin nghỉ chức
Hội trưởng gửi cho Ban quản sự Khổng tử tế tự hội, nhà văn đã viết: “Sản xuất cả mấy
chục pho tiểu thuyết, viết kịch bản, làm phú thi, hay lập báo chí, ln ln tơi vẫn đuổi
theo cái mục đích duy nhứt là: “thành thân với thủ nghĩa”. Tôi cậm cụi cứ đi tới, đi với



một tâm hồn chơn thành, một đức tin mạnh mẽ”. [20, 265] Xác định được mục đích sáng
tác, nhà văn theo đuổi con đường đó tới cùng.
Chính vì hướng đến quần chúng nhân dân và nhận thấy được sự yêu thích của
quần chúng, ơng đưa ý hướng phong tục và ý hướng ln lí vào trong tác phẩm. Ơng từng
nói người thơn q thích biết những điều về cuộc sống của dân thành thị và ngược lại,
dân thành thị lại muốn biết những thứ sinh hoạt, biết đời sống nơi thơn q. Trong các tác
phẩm của ơng vừa có phong tục cổ truyền mà lại vừa có những tư tưởng mới mẻ. Chính
điều ấy đã cuốn hút độc giả. Những bài học về ln lí, đạo đức khơng hề bị truyền tải một
cách khô cứng mà đầy hấp dẫn qua hệ thống nhân vật phong phú với mọi hạng người, đủ
mọi tầng lớp, giai cấp. Khơng chỉ có vậy, những phong tục tập quán đậm chất Nam bộ
được thể hiện tự nhiên không khiên cưỡng cũng làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Đọc
văn Hồ Biểu Chánh, người ta thấy được cuộc sống đầy sống động với nhiều con người và
tính cách khác nhau trong khung cảnh thân quen gần gũi. Từ đó, tư tưởng đạo lý đi vào
lịng người nhẹ nhàng mà thấm thía. Theo như Nguyễn Khuê, “nếu cần phải xác định một
ý hướng làm nền tảng cho sự sáng tác của Hồ Biểu Chánh thì đó chính là ý hướng ln lý
và ơng là một nhà văn đạo lý”. [20, 260]
Tóm lại, Hồ Biểu Chánh sáng tác chính là để truyền tải những lí tưởng đạo đức.
Với nhà văn, văn học là tiếng nói bênh vực những con người bần cùng, nghèo khó, bênh
vực những người thiện lương. Văn học cịn là cơng cụ để giáo dục, truyền tải những đạo
lý, văn hóa dân tộc tốt đẹp. Như lời của tác giả Hoài Anh, Hồ Biểu Chánh “vẫn ung dung
với phong thái một nhà hiền triết đem những bài học luân lý của quá khứ để nhắc nhở
hiện tại và tương lai, khuyên con người phải biết “Vì nghĩa vì tình”, nhớ đến “Cha con
nghĩa nặng”, bởi mang “Nặng gánh cang thường”, khen người “Trọn nghĩa vẹn tình” vì
“Đại nghĩa diệt thân”, thương kẻ “Một đời tài sắc” mà “Chút phận linh đinh”, căm ghét
“Nhơn tình ấm lạnh” chạy theo “Tiền bạc, bạc tiền” để đến nỗi “Kẻ làm người chịu”,
thấy thân phận con người trong xã hội kim tiền chẳng khác chi “Ngọn có gió đùa” ông
càng “Cay đắng mùi đời”. [38, 28]


1.1.4. Sự đổi mới về quan niệm con người trong tiểu thuyết Hồ

Biểu Chánh
Trước đây, con người chức năng phận vị là những con người được các nhà Nho
đặt trong quan hệ với vua với nước thì tới Hồ Biểu Chánh, con người chức năng phận vị
lại là những con ngườicó trách nhiệm với gia đình và xã hội. Để làm trịn trách nhiệm của
mình, có những nhân vật đã chọn cho mình cuộc sống độc thân để có thể toàn tâm toàn ý
thực hiện lý tưởng. Nhân vật Ba Cam trong Con nhà nghèo phải bỏ quê hương để đi làm
ăn vì cuộc sống quá cơ cực. Ở Sài Gịn,anh có cuộc sống khá giả hơn. Tuy nhiên khi nghe
tin em gái bị làm nhục, Ba Cam đã trở về và trả thù cho em mình dù biết sau đó phải chịu
tù tội. Sau khi ra tù, Ba Cam quyết tâm gây dựng cuộc sống mới cho vợ chồng em mình.
Có thể nói, nhân vật Ba Cam ln có ý thức trách nhiệm với gia đình mà ở đây là thành
viên út trong gia đình của mình đến nỗi quên cả bản thân. Hay như trong Ngọn cỏ gió
đùa, ngay từ đầu nhân vật Lê Văn Đó đã có ý thức trách nhiệm với gia đình. Chính vì ý
thức đó mà Lê Văn Đó đi xin và vay gạo khắp mọi nơi, cuối cùng vì nghĩ tới những đứa
cháu đang chết dần chết mịn vì đói, nghĩ tới chị dâu, nghĩ tới mẹ mà liều mình vào nhà
giàu lấy trộm một nồi cám heo. Sau đó khi vào tù, Lê Văn Đó cũng khơng ngi nhớ
thương và lo lắng cho những người thân ở nhà. Cho tới khi đã là Thiên Hộ Chánh Tâm,
Lê Văn Đó vẫn cịn ý thức về trách nhiệm của mình với xã hội nên thu nhận những người
nghèo, người bệnh ở khắp mọi nơi về để chăm lo, chữa bệnh. Lê Văn Đó ln cố gắng để
chu tồn bổn phận của mình trong phạm vi gia đình và ngồi xã hội.
Trong mỗi gia đình, chức năng phận vị của mỗi người cũng khác nhau. Đó là bổn
phận của kẻ làm cha làm mẹ, bổn phận của con cái, bổn phận của anh chị em với nhau,
Mỗi người làm tốt chức năng của mình thì gia đình mới hạnh phúc tốt đẹp, từ đó xã hội
mới tốt đẹp hơn. Ví dụ như trong Tiền bạc, bạc tiền, Hiếu Liêm dù yêu Thanh Kiều
nhưng lại không thể đến được với nhau vì nhà Bá Vạn ham mê tiền bạc. Buồn bã và
khơng muốn vì tình u của mình mà khiến mẹ bị coi thường, Hiếu Liêm đã trở về với
mẹ, chăm chỉ làm lụng phụng dưỡng mẹ. Người mẹ cũng hiểu và thương con nên chia sẻ
nỗi niềm với con mình. Rồi khi Hiếu Liêm chấp nhận Thanh Kiều làm vợ mình, người


mẹ cũng bỏ qua chuyện cũ mà yêu thương Thanh Kiều. Cả nhân vật Hiếu Liêm và người

mẹ đều đã thực hiện trách nhiệm, bổn phận của mình. Con thì giữ chữ hiếu, u thương
thảo kính cha mẹ, khơng mang đến tủi nhục cho cha mẹ; người mẹ thì chăm lo, yêu
thương con, khuyên nhủ và chia sẻ với con những lúc con đau buồn trong lòng. Hay như
Trọng Quý trong Vì nghĩa vì tình khi biết đứa con của mình và Tố Nga là Phùng Sanh
sống nghèo khổ, khơng được Phùng Xuân là người chồng chính thức của Tố Nga chăm
sóc cẩn thận, đã bằng mọi cách để có thể đón con mình về chăm lo cho dù có mất bao
nhiêu tài sản đi chăng nữa. Trách nhiệm của con cái với cha mẹ cũng được đề cao. Thằng
Tí và con Quyên trong Cha con nghĩa nặng khi còn ở với ơng ngoại thì hết lịng hiếu
thảo, chăm ngoan, khơng để ơng buồn lịng. Đối với Trần Văn Sửu là cha của mình, dù
xa cha nhiều năm nhưng lịng vẫn thương nhớ cha, điển hình là khi thằng Tí gặp lại cha
trên cầu, nó đã khóc lóc địi theo cha.
Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, trách nhiệm hiếu thảo với cha mẹ này khơng
phải chỉ có con ruột dành cho cha mẹ mà cịn với cha mẹ ni – con nuôi. Trong Con nhà
nghèo, dù Hương sư Cu không phải là cha ruột thầy kinh lý Hai nhưng vẫn hết mực yêu
thương con, giữ đúng tình yêu và trách nhiệm của một người làm cha. Thầy kinh lý Hai
cũng một lòng yêu thương cha mẹ, đặc biệt là Hương sư Cu. Ln cố gắng khơng làm
điều gì khiến cha mẹ buồn lòng. Thằng Được trong Cay đắng mùi đời dù không phải là
con ruột của Ba Thời nhưng cũng hết mực u thương mẹ ni của mình. Dù đi đâu, làm
gì nó vẫn nhớ về mẹ. Thậm chí nó cịn ln nhớ tâm trạng buồn bã của mẹ ni khi bị
chồng bán mất con heo quắn. Khi có được một chút tiền, nó đã nghĩ ngay tới việc mua lại
con heo về làm q cho mẹ nó vui lịng.
Những nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh luôn ý thức trách nhiệm của
mình với gia đình và xã hội. Có những kẻ nếu khơng làm đúng bổn phận của mình sẽ bị
quả báo, trừng phạt thích đáng. Như trong Cha con nghĩa nặng khi Thị Lựu khơng làm
trịn bổn phận của một người vợ đó là lừa dối chồng, ngoại tình với Hương Hào Hội, lại
cịn lên tiếng mạt sát khinh khi chồng mình; khơng làm trịn bổn phận của người mẹ vì
khơng chăm sóc cho thằng Tí và con Quyên nên sau đó đã phải chịu cái chết thảm khốc.


Hay trong Thầy thông ngôn, nhân vật Hồng Như Hoa cũng khơng làm trịn bổn phận của

người mẹ, người vợ mà bỏ bê con, đi bài bạc thâu đêm suốt sáng, lại ngoại tình, lừa dối
chồng nên cũng phải nhận lấy cái chết.
Con người phận vị trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ngoài những hành động nghĩa
hiệp, trách nhiệm với xã hội như Thiên Hộ Chánh Tâm trong Ngọn cỏ gió đùa thì đơn
giản chỉ là sống theo ln thường đạo lý ở đời. Lúc này, những con người chức năng
phận vị chỉ đơn thuần là những người đạo đức. Những con người này là người sống hết
mình vì chữ hiếu, chữ nhân, chữ tâm, chữ nghĩa, chữ tiết. Tuy nhiên họ lai khơng hồn
tồn là con người sống theo Nho giáo mà đã có sự đổi mới khi nhà văn đặt lăng kính
quan sát cuộc đời con người trong nhiều trường hợp và ngóc ngách cuộc sống hơn. Cùng
là thất tiết nhưng cô Tư Lựu trong Con nhà nghèo là do bị hãm hại nên kết cục khác hẳn
với những kẻ chủ đích chiều theo ham muốn bản thân như Thị Lựu trong Cha con nghĩa
nặng, Như Hoa trong Thầy thông ngôn. Từ sự mềm dẻo, uyển chuyển trong cách nghĩ mà
nhà văn đã có cái nhìn và sự đánh giá khác nhau dành cho người cố tình vi phạm đạo đức
và người buộc phải vi phạm hay là nạn nhân bị biến thành kẻ vi phạm đạo đức.
Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, chính sự kết hợp mềm mại, uyển chuyển giữa
con người chức năng phận vị xưa trong Nho giáo với con người có bổn phận với gia đình,
xã hội trong thời hiện đại đã mang đến sự chân thật và thú vị cho người đọc. Từ các nhân
vật, người ta có thể nhìn thấy chính bản thân mình. Con người dù có chịu nhiều khó khăn
cũng không thể từ bỏ trách nhiệm của bản thân, luôn thấy mình có bổn phận với mọi
người xung quanh, với cuộc đời. Ngoài sự đổi mới về con người chức năng phận vị thì
con người trong các tác phẩm của nhà văn cịn có ý thức sống cho bản thân, ý thức nỗi
đau và hạnh phúc đời thường và cuối cùng, họ là những người ln có ý hướng rèn luyện
bản thân để có thể hiểu mình và hiểu cuộc đời hơn. Quan niệm con người trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh thể hiện tầm quan sát, sự nhận thức về con người của nhà văn, tạo
cho tác phẩm chiều sâu triết lí nhất định. Tìm hiểu quan niệm con người trong tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh ta sẽ nhận ra được biểu hiện của sự thay đổi trong tư duy và quan niệm
thẩm mĩ về con người ở thời kì đầu của q trình hiện đại hố văn học.



×