Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.28 KB, 44 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHÀO MỪNG QUÝ THẦY, CÔ GIÁO VỀ THAM DỰ LỚP TẬP HUẤN PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH. TẬP HUẤN PHƯƠNG PHÁP KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC Bình Định, ngày 24, 25 tháng 11 năm 2012.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH. Chương 1: Phương pháp kỷ luật. tích cực Chương 2: Đặc điểm phát triển của lứa tuổi học sinh phổ thông (tiểu học) Chương 3: Vận dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh ở trường phổ thông.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chương 1.. PHƯƠNG PHÁP KỈ LUẬT TÍCH CỰC Người báo cáo: Man Đăng Mỹ.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> NỘI DUNG Bài 1. Bối cảnh và quan điểm; Bài 2. Những vấn đề cơ bản của phương pháp kỉ luật tích cực; Bài 3. Vì sao cần đưa phương pháp kỉ luật tích cực vào trường phổ thông?.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Chương I : Phương pháp kỉ luật tích cực --------. Bài 1 Bối cảnh và quan điểm.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> BỐI CẢNH VÀ QUAN ĐIỂM: - Ngày 20/11/1989: Công ước về Quyền trẻ em đã được phiên họp toàn thể của Liên Hợp quốc nhất trí thông qua. - Năm 1990: Công ước được công nhận là một Hiệp định quốc tế do đã có 20 nước thông qua. Việt Nam phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990. Công ước có 54 điều trong đó có 41 điều khoản đề ra các quyền của trẻ em..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Bốn nguyên tắc xuyên suốt bao trùm tinh thần của công ước đồng thời là cơ sở để diễn giải các quyền khác, đó là: 1) Tất cả các quyền được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em, không có sự phân biệt đối xử: giàu hay nghèo, dân tộc, tôn giáo, giới tính… 2) Tất cả các hoạt động được thực hiện đều vì lợi ích tốt nhất của trẻ em: Khi xem xét hay giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em cần phải đặt lợi ích của trẻ em lên ưu tiên trên hết..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3) Vì sự sống còn và phát triển của trẻ: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, không được để xảy ra các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng, sự sống còn và phát triển của trẻ em. 4) Tôn trọng trẻ em: Trẻ em được bày tỏ ý kiến, quan điểm về những vấn đề có tác động đến trẻ, những quan điểm của trẻ phải được tôn trọng một cách thích đáng, phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của trẻ em..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> . Vì sao phương pháp kỉ luật tích cực được hình thành và phát triển? - Hiện tượng trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần đối với học sinh đã và đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. - Ở nhiều nơi giáo viên chưa được nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng thực hiện các biện pháp giáo dục hiệu quả. - Trong xã hội ngày càng phát triển nhanh, ngày càng nhiều vấn đề phát sinh và thách thức trong giáo dục học sinh. Nhiều học sinh dễ dàng tiếp cận những luồng văn hóa tiêu cực và trở nên khó giáo dục hơn..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Chương I : Phương pháp kỉ luật tích cực --------. Bài 2 Những vấn đề cơ bản của phương pháp kỉ luật tích cực.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1. Phương pháp kỉ luật tích cực là gì? Quy tắc Kỷ luật là: Chấp hành. Quy định. Luật lệ. Thực hiện Mà con người phải:. Tuân theo. Để đạt được mục tiêu đề ra Kỷ luật là chìa khóa vạn năng giúp cho con người trở nên hoàn tất và thành công trong cuộc sống.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Hiểu sai về “kỷ. ?. Tại sao vẫn còn hiện tượng trừng phạt học sinh trong trường học. luật” là khống chế, trừng phạt - Do ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo - Do khả năng kìm nén cảm xúc của giáo viên còn yếu.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1. Phương pháp kỉ luật tích cực là gì? Phương pháp kỉ luật tích cực là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng đến các hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những hình thức kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triến nhân cách một cách tốt đẹp và bền vững..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Phương pháp kỉ luật tích cực là khái niệm phản ánh quan điểm, mô hình và kỹ thuật giáo dục học sinh trong và bằng hoạt động của học sinh. - Phương pháp kỉ luật tích cực giúp tăng cường sự tương tác giữa các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục, theo đó thiết lập và tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa cha mẹ và con cái và giữa trẻ em với người lớn nói chung..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Các dấu hiệu dễ nhận thấy từ phương pháp kỉ. luật tích cực: (i) Thực hiện các tác động giáo dục phù hợp với nhu cầu, trạng thái của học sinh, giúp học sinh khắc phục nhận thức, hành vi chưa đúng của bản thân; (ii) Tạo cho học sinh có cảm giác an toàn, thân thiện và được tôn trọng bằng việc “lắng nghe tích cực” và khích lệ học sinh, giúp các em có khả năng vượt qua các rào cản về tâm lý, giảm bớt căng thẳng trong học tập và cuộc sống cá nhân; (iii) Gia tăng năng lực hoạt động và cơ hội thành công cho học sinh bằng việc giáo dục các kỹ năng sống cơ bản cho các em..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Trừng phạt thân thể. Kỷ luật tích cực Động viên Khuyến khích Hỗ trợ Nuôi dưỡng lòng ham học Dẫn đến ý thức kỷ luật 1 cách tự giác Nâng cao năng lực và lòng tin . KỶ LUẬT TÍCH CỰC & TRỪNG PHẠT THÂN THỂ Trừng phạt tinh thần . La mắng Nhiếc móc Hạ nhục Bỏ rơi Chửi rủa Làm cho xấu hổ Làm cho khó xử. . Tát Đánh Véo Cây thước Giật tóc Nhốt Cách ly Quỳ-úp mặt vào tường.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> 2. Phương pháp kỉ luật tích cực được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? - Nguyên tắc 1: Vì lợi ích tốt nhất của học sinh Mọi hành động, biện pháp kỉ luật mà giáo viên áp dụng là nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho học sinh để các em có thể phát huy tốt nhất tiềm năng của mình. - Nguyên tắc 2: Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh Các biện pháp can thiệp phải tập trung, hướng vào hành vi của học sinh, không phải để phê phán con người, nhân cách của học sinh..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Nguyên tắc 3: Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau Giáo viên cần bàn bạc, thống nhất với học sinh về những hành vi, việc làm mà học sinh không được vi phạm và hình thức, mức độ kỉ luật nếu họ vi phạm. - Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm sự phát triển của lứa tuổi học sinh Các phương pháp kỉ luật phải phù hợp với đặc điểm sự phát triển của lứa tuổi học sinh. Nếu hiểu thế giới của học sinh thì giáo viên có nhiều khả năng chọn lựa cách phản ứng phù hợp hơn cho hành vi của học sinh..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Chú ý: Phương pháp kỉ luật tích cực không chỉ được hiểu theo nghĩa việc áp dụng các biện pháp kỉ luật tích cực, phù hợp đối với các học sinh có hành vi không phù hợp để uốn nắn, chỉnh sửa các hành vi đó cho các em mà Phương pháp kỉ luật tích cực cần được giáo viên có cách thức xử lý thân thiện, phù hợp đối với mọi học sinh để họ cảm thấy thoái mái, tích cực phát huy những điểm mạnh, những hành vi tốt..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> 3. Các biện pháp thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực: a) Dùng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic: Khái niệm: - Hệ quả tự nhiên là những gì xảy ra một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của người lớn. - Hệ quả logic là những gì xảy ra đòi hỏi phải có sự can thiệp của người lớn hoặc của trẻ khác trong gia đình hoặc lớp học..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Mục đích của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và. logic: - Để dạy cho trẻ có ý thức trách nhiệm về các hành vi của bản thân, đồng thời khích lệ trẻ đưa ra những quyết định có trách nhiệm như làm đầy đủ bài tập về nhà, đi học đúng giờ… - Có thể thay thế cho hình thức trừng phạt, nghĩa là trẻ được tự mình trải nghiệm hậu quả của những hành vi chưa đúng, do vậy trẻ sẽ tự rút kinh nghiệm về hành vi của mình hoặc nếu đó là những hành vi tích cực thì trẻ có xu hướng lặp lại hành vi đó nhiều lần. Qua đó trẻ sẽ học được cách ứng xử tốt nhất mà không cần người lớn phải đánh mắng trẻ..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Để việc áp dụng dùng hệ quả tự nhiên không trở thành trừng phạt nên lưu ý: - Không gây nguy hiểm cho trẻ: Hệ quả tự nhiên là cách để trẻ được trực tiếp trải nghiệm bằng thực tế và nhận ra kết quả hành vi của mình một cách tự nhiên, nhưng người lớn phải đảm bảo an toàn cho trẻ. - Không làm ảnh hưởng đến người khác: Chúng ta có thể giáo dục trẻ bằng chính kết quả hành vi mà trẻ gây ra, nhưng có thể hành vi đó gây nguy hiểm đến người khác..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Để việc áp dụng dùng hệ quả logic không trở thành trừng phạt nên lưu ý: - Người lớn phải tôn trọng trẻ: Nếu người lớn không thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ khi yêu cầu chúng khắc phục lỗi, mà lại mắng chửi, đe dọa… làm cho trẻ xấu hổ, sợ hãi thì sẽ là trừng phạt. - Hệ quả logic phải liên quan tới những hành vi mà trẻ gây ra. - Hợp lý: Là sự hợp lý giữa hệ quả logic với hành vi, hợp lý giữa thái độ của người lớn với những mong muốn thay đổi ở trẻ..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> b) Hình thành, thiết lập nội quy, nề nếp kỉ luật trong nhà trường và lớp học: - Nội quy, nề nếp kỉ luật là những điều rất cần thiết để giáo dục, nuôi dưỡng và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn cho trẻ. - Nội quy, nề nếp tạo cơ sở cho trẻ hiểu xem những hành vi nào là phù hợp, những hành vi nào là không phù hợp và đâu là giới hạn không được vượt qua. - Có những nội quy bao gồm những quy định nghiêm khắc do người lớn hướng dẫn, trẻ buộc phải tuân thủ và không thể thương lượng được. Nhưng cũng có những nội quy, quy định do trẻ và người lớn cùng thảo luận, thống nhất, đồng thời có thể thay đổi..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Khi thiết lập nội quy ở nhà và ở trường. cần lưu ý:. - Nội quy có dựa trên thực tế hay chỉ là cảm xúc của người lớn. - Nội quy có vì lợi ích của trẻ, giúp trẻ được an toàn, trở nên tốt hơn không. - Nội quy có giúp trẻ tránh được va chạm, xung đột với người khác. - Nội quy có giúp trẻ học cách suy nghĩ, cân nhắc trước khi hành động..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> Khi đã thiết lập nội quy, việc duy trì và củng cố. để thành thói quen cho trẻ là việc rất quan trọng và thường khó thực hiện hơn cả việc thiết lập nội quy. Cần lưu ý một số vấn đề sau: - Hướng dẫn trẻ phải rõ ràng, cụ thể. - Nhắc nhở trẻ để giúp trẻ suy nghĩ và nhớ lại sau đó quyết định hành động. - Cho trẻ ít nhất 2 khả năng lựa chọn: Hai khả năng này người lớn đều chấp nhận được, mục đích để khuyến khích khả năng suy nghĩ và đưa ra các quyết định của mình..
<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Cho trẻ biết hệ quả với hành vi lựa chọn: Khi trẻ biết được hệ quả của hành vi lựa chọn trẻ sẽ có xu hướng để tránh gây ra hậu quả như vậy. - Cảnh báo: Là nhắc nhở trẻ suy nghĩ về hậu quả xấu của một hành vi nào đó có thể xảy ra. - Thể hiện mong muốn: Là khích lệ trẻ có một hành vi cụ thể nào đó..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> c) Dùng thời gian tạm lắng: - Thời gian tạm lắng là thời gian trẻ bị tách ra khỏi hoạt động mà trẻ đang tham gia bởi trẻ có nguy cơ thực hiện hành vi không mong muốn. Trong lúc “tạm lắng” trẻ phải “ngồi” một chỗ, không được chơi, không được trò chuyện hay tham gia hoạt động như những người khác. Việc này diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định, mục đích để trẻ bình tĩnh trở lại, suy nghĩ về hành vi không đúng mực của mình và sau đó tiếp tục tham gia các hoạt động đang diễn ra..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Áp dụng phương pháp thời gian tạm lắng chỉ trong trường hợp trẻ đang có nguy cơ làm tổn thương đến trẻ khác hoặc chính bản thân mình. - Nếu áp dụng đúng cách (thỉnh thoảng sử dụng và sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn) thì sẽ có kết quả tốt, làm cho trẻ bình tĩnh trở lại, kiềm chế bản thân tốt hơn trong những tình huống gây tức giận, ức chế. - Nếu áp dụng không đúng cách (sử dụng thường xuyên) thì sẽ không hiệu quả, thậm chí còn gây tác động tiêu cực tới trẻ, làm trẻ trở nên hung hãn hơn, dễ cáu giận hơn. - Số phút trẻ phải “tạm lắng” tương ứng với số tuổi của trẻ..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> Cần phải sử dụng thời gian tạm lắng như thế nào để không trở thành trừng phạt? - Không sử dụng cho trẻ quá nhỏ. - Nên sử dụng ngay khi trẻ có hành vi làm tổn thương bạn hoặc bản thân. - Thời gian tạm lắng không được mang tính chất nhục mạ trẻ, làm cho trẻ thấy sợ hãi, xấu hổ. - Thời gian tạm lắng không được dài hơn khoảng thời gian để trẻ bình tâm trở lại. - Không được đe dọa trẻ rằng sẽ dùng hình phạt này nếu trẻ còn tái phạm, bởi như vậy trẻ sẽ tưởng rằng mình đang bị trừng phạt nên sẽ có thái độ thiếu hợp tác..
<span class='text_page_counter'>(32)</span> Chương I : Phương pháp kỉ luật tích cực. -------. Bài 3 Vì sao cần đưa phương pháp kỉ luật tích cực vào trường phổ thông ?.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> Thảo luận: Vì sao cần đưa PPKLTC vào nhà trường ?.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> VÌ SAO CẦN ĐƯA PHƯƠNG PHÁP KỈ LUẬT TÍCH CỰC VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG?. 1. Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực là phù hợp với công ước quốc tế về quyền học sinh và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục học sinh của Việt Nam. 2. Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp”..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> 3. Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực mang lại lợi ích cho học sinh vì: (i) Học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, luôn cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ Thầy, cô, bạn bè và mọi người xung quanh; (ii) Học sinh nhận ra được lỗi lầm, hạn chế của họ để khắc phục, sửa chữa, phát triển, hoàn thiện bản thân;.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> (iii) Học sinh sẽ tích cực, chủ động hơn trong học tập và rèn luyện bản thân; (iv) Học sinh tự tin trước đám đông, không mặc cảm, tự ti về những khiếm khuyết, hạn chế, lỗi lầm của bản thân; (v) Học sinh phát huy được những tiềm năng, những mặt tích cực, những điểm mạnh của cá nhân trong các hoạt động học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và trong cuộc sống thực tiễn ở lớp, ở trường, trong gia đình và cộng đồng..
<span class='text_page_counter'>(37)</span> 4. Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực mang lại lợi ích cho giáo viên vì: (i) Giáo viên giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật; (ii) Xây dựng được mối quan hệ thân thiện Thầy – Trò. Trò kính trọng, tin tưởng và yêu quý Thầy, cô. Thầy, cô hiểu trò, cảm thông với khó khăn của trò, yêu thương và hết lòng vì học sinh; (iii) Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> 5. Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực mang lại lợi ích cho gia đình, nhà trường và xã hội: - Lợi ích đối với nhà trường: Nhà trường thực hiện được mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn tạo được niềm tin đối với gia đình học sinh và xã hội..
<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Lợi ích đối với gia đình: Học sinh trở thành những người có đủ phẩm chất và năng lực cho tương lai. Điều này làm cho cha mẹ học sinh yên tâm lao động và công tác, gia đình hòa thuận, hạnh phúc. - Lợi ích đối xã hội: Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo hành, bạo lực; tiết kiệm kinh phí quốc gia trong việc chăm sóc, điều trị và trợ giúp giải quyết các tệ nạn; góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, xây dựng xã hội phồn vinh..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> Tình huống Một học sinh loay hoay làm việc riêng. trong giờ học, giáo viên gọi em trả lời câu hỏi. Em giật mình đứng dậy và không trả lời được. Hãy xắp xếp các cách xử lý tình huống sau theo hai hướng tiêu cực và tích cực?.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> 1. Học thì dở, nói chuyện thì hay! Đứng im . đó! 2. Xòe tay ra(đánh 2 cái vào tay) 3. Em nào giúp bạn mình trả lời câu hỏi này? 4. Ai trả lời? 5. Cô nhắc lại câu hỏi nhé! 6. Nhắc lại đi? 7. Em trả lời được rồi. 8. Em nhắc lại đi? 9. Em nhớ tập trung vào bài học nhé? 10.Ngồi xuống! Lần sau còn vi phạm nữa thì quét lớp một tuần nghe chưa?.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> Cách xử lý Tích cực 1. Cô nhắc lại câu hỏi nhé! 2. Em nào giúp bạn mình trả lời câu hỏi này? 3. Em nhắc lại đi? 4. Em trả lời được rồi 5. Em nhớ tập trung vào bài học nhé. Tiêu cực 1. Học thì dở, nói chuyện thì hay! Đứng im đó! 2. Ai trả lời? 3. Nhắc lại đi? 4. Xòe tay ra(đánh 2 cái vào tay) 5. Ngồi xusống! Lần sau còn vi phạm nữa thì quét lớp một tuần nghe chưa?.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> Xây dựng hành vi Giảng giải việc nên làm Thảo luận thống nhất nội quy Chấp hành đúng điều qui ước Tích cực tôn trọng trẻ Không bạo lực thân thể & tinh thần Hậu quả bị gánh chịu vì người khác Trẻ phải sửa sai vì ảnh hưởng người khác GV hiểu rõ có thể đối tượng dẫn đến vi phạm GV giải thích để HS tự giác GV lắng nghe & đưa ra hành vi tích cực Coi sai lầm là bài học Giáo dục hành vi chưa đúng chứ không chú ý đến trẻ. Kiểm soát hành vi Chỉ nghe mệnh lệnh: không được- phải làm Phản ứng mạnh với hành vi sai HS chấp hành vì sợ phạt Làm cho HS xấu hổ khi sai lầm Tiêu cực vì không tôn trọng trẻ Hậu quả cá nhân phải gánh chịu Trẻ bị trừng phạt vì hành vi sai phạm chứ không sửa sai Không để ý đến hoàn cảnh lý do Chỉ chú ý đến trẻ phải làm đúng khi đã làm sai Chê bai trẻ vì không làm đúng ý ta Hướng dẫn tự tuân thủ nội quy máy móc Phê phán trẻ thay vì phê phán H.vi.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> CẢM ƠN!.
<span class='text_page_counter'>(45)</span>