Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TÌNH TRẠNG RUỘNG đất và KINH tế NÔNG NGHIỆP QUA các TRIỀU đại PHONG KIẾN VIỆT NAM THỜI kỳ độc lập tự CHỦ (938 1858)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.43 KB, 21 trang )

ĐỀ TÀI: TÌNH TRẠNG RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NƠNG
NGHIỆP QUA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM THỜI KỲ
ĐỘC LẬP TỰ CHỦ (938 - 1858)

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TÌNH TRẠNG RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV

2

1.1. Những sự kiện kinh tế Việt Nam từ thế kỷ X - XV
1.2. Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp từ thế kỷ X – XV

2
3

Chương 2: TÌNH TRẠNG RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX

11

2.1. Những sự kiện kinh tế Việt Nam từ thế kỷ XVI – XIX

11

2.2. Tình hình ruộng từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX


12

2.3. Tình hình sản xuất nơng nghiệp từ thế kỷ XVI đến giữa
thế kỷ XIX

13

KẾT LUẬN

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20


MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Sau khi giành được chính quyền thì xây dựng và bảo vệ đất nước trở
thành nhiệm vụ trung tâm, trong đó phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ hàng
đầu trong toàn bộ hoạt động của nhà nước.
Nơng nghiệp là một ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ở
Việt Nam. Do đó, trong thời kỳ độc lập tự chủ xây dựng lại đất nước, các triều
đại phong kiến Việt Nam đã đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nông nghiệp.
Từ lí do trên, tơi chọn đề tài: “Tình hình ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp qua các triều đại phong kiến Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ (938 –
1858)” làm bài tiểu luận kết thúc học phần lịch sử kinh tế toàn dân.
II. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng
sản xuất trong các triều đại phong kiến Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ (938

– 1858).
Khách thể nghiên cứu: Kinh tế các triều đại phong kiến Việt Nam thời
kỳ độc lập tự chủ (938 – 1858).
III. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
Phản ánh thực tiễn phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ phong
kiến độc lập tự chủ, từ đó tìm ra những đặc điểm và quy luật đặc thù của nước
ta trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế.
Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc phát triển và
xây dựng đất nước ta hiện nay.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic.
Phương pháp phân tích kinh tế.
Phương pháp phân kỳ lịch sử.
Chương 1: TÌNH TRẠNG RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV:
1


1.1. Những sự kiện kinh tế Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV:
* Nhà Ngô (939 - 965); Quốc hiệu: Vạn Xuân; Kinh đô: Cổ Loa (Hà
Nội).
* Nhà Đinh (968 - 980); Quốc hiệu: Đại Cồ Việt; Kinh đơ: Hoa Lư
(Ninh Bình).
* Nhà Tiền Lê (980 – 1009); Quốc hiệu: Đại Cồ Việt; Kinh đô: Hoa Lư
(Ninh Bình).
- Năm 987: Lê Hồn tổ chức Lễ cày ruộng tịch điền.
* Nhà Lý (1010 – 1225); Quốc hiệu: Đại Việt; Kinh đô: Thăng Long (Hà
Nội).
- Năm 1013: Lý Thái Tổ định lại các loại thuế trong cả nước.
- Năm 1070: Lý Nhân Tông dựng Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám.

- Năm 1075: Lý Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên.
- Năm 1080: Lý Nhân Tông cho đắp đê Cơ Xá (đê sông Hồng gần thành
Thăng Long)
* Nhà Trần (1226 – 1400); Quốc hiệu: Đại Việt; Kinh đô: Thăng Long.
- Năm 1244: Trần Thái Tơng ban hành Hình luật.
- Năm 1248: Trần Thái Tông cho đắp đê quai Vạc (đê sơng Hồng).
- Năm 1272: Lê Văn Hưu hồn thành Bộ Đại Việt Sử ký.
- 1258 – 1288: Ba mươi năm kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
- Năm 1266: Trần Thánh Tông xuống chiếu khai hoang, lập điền trang,
thái ấp.
- Năm 1387: Trần Nhân Tông ban chiếu quy định thuế đinh mới trong
quốc gia.
- Năm 1396: Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy “Thông báo hội sao”.
- Năm 1397: Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô mới (Tây Đô) ở An Tơn
(Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Ơng cịn ban hành chính sách hạn điền.
* Nhà Hồ (1400 – 1407); Quốc hiệu: Đại Ngu; Kinh đô: Thăng Long.
* Nhà Lê sơ (1428 – 1527); Quốc hiệu: Đại Việt; Kinh đô: Thăng Long.
2


- Năm 1429: Lê Thái Tổ ban hành chính sách qn điền.
- Năm 1477: Lê Thánh Tơng ban hành chính sách lộc điền.
- Năm 1479: Ngơ Sỹ Liên hồn thành Bộ Đại Việt Sử ký toàn thư.
- 1483: Lê Thánh Tơng biên soạn Bơ Luật Hồng Đức.
1.2. Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp từ thế kỷ X – XV:
1.2.1. Tình hình ruộng đất từ thế kỷ X – XV:
Quan hệ ruộng đất ở Việt Nam được ra đời rất sớm vì đất đai là tư liệu
sản xuất chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Tình hình ruộng đất thời phong
kiến từ thế kỷ X đến thế kỷ XV ln biến động, tuy nhiên, hai hình thức sở
hữu chủ yếu được thực hiện phổ biến trong nhiều triều đại là sở hữu nhà nước

và sở hữu tư nhân.
1.2.1.1. Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước:
Chế độ phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV đóng vai trị hết
sức tích cực đối với sự phát triển đất nước. Để thực hiện các chức năng của
mình, nhà nước phong kiến của các triều đại Ngơ, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,
Hồ và Lê Sơ đều nắm giữ phần lớn ruộng đất trong nước. Ruộng đất thuộc sở
hữu nhà nước bao gồm: ruộng công làng xã, ruộng quốc khố và ruộng phong
cấp.
Ruộng công làng xã:
Ruộng công làng xã là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước, loại
này thường được giao cho các làng xã quản lý và làng xa đứng ra phân chia
cho nông dân sử dụng. nông dân sử dụng ruộng đất phải nộp tô cho nhà nước
theo quy định, đồng thời phải làm cho một số nghĩa vụ khác như lao dịch,
binh dịch. Nhà nước đã phân hạng ruộng đất để định mức thu tơ. Nhìn chung
ruộng cơng làng xã là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân sách nhà nước phong
kiến.
Các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ việc phân chia sử dụng
ruộng đất, do làng xã đảm nhiệm. Ruộng thuộc làng nào do nơng dân làng đó
sử dụng. Hình thức phân chia như vậy không đáp ứng được yêu cầu phát triển
3


kinh tế và phát triển dân số, dẫn đến tình trạng có làng ít người nhiều ruộng,
làng nhiều người ít ruộng. Để khắc phục sự bất hợp lý đó, đến triều Lê thế kỷ
XV áp dụng chính sách quân điền ban hành vào năm 1429, nhà nước trực tiếp
phân chia ruộng đất làng xã.
Nội dung chính sách quân điền là bảo đảm nguyên tắc mọi người đều
có ruộng đất để canh tác song khơng phải bình qn mà dựa vào địa vị của
từng người trong xã hội: quan tam phẩm được 11 phần, dân nghèo được 3,5
phần. Thời gian bình quân 6 năm một lần chia lại ruộng đất.

Chính sách quân điền của nhà Lê nhằm hủy bỏ quyền tự trị ruộng đất
của làng xã góp phần đẩy nhanh phong kiến hóa. Do cơ cấu xã hội dưới các
triều đại phong kiến không ổn đỉnh, ruộng đất công làng xã ln có sự biến
động. Vào thời Lý, Trần, triều đình cịn lấy ruộng đất cơng làng xã để ban
thưởng cho quan lại, q tộc hay người có cơng với đất nước dưới hình thức
phong cấp. Một số triều đại cịn cho phép bán ruộng công làng xã thành ruộng
tư. Chẳng hạn, năm 1254, dưới triều Trần Thái Tông, giá một mẫu ruộng là 5
quan tiền. Điều đó có nghĩa là, nhà Trần cho phép chuyển quyền sở hữu ruộng
đất thuộc nhà nước sang sở hữu tư nhân. Đến thời Lê Sơ, nhà nước cho phép
biến quyền chiếm hữu lâu năm thành quyền sở hữu, khiến cho tình trạng
“chiếm cơng vi tư” ruộng đất nảy sinh. Kết quả là ruộng đất cơng làng xã có
xu hướng ngày một giảm. Tuy vậy, trong suốt năm thế kỷ với bảy triều đại
phong kiến, số ruộng đất công làng xã vẫn chiếm ưu thế so với ruộng đất tư.
Ruộng quốc khố:
Ruộng quốc khố là ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước do nhà nước
trực tiếp quản lý. Nguồn gốc ruộng quốc khố là ruộng tịch thu từ các trang
trại, đồn điền của chính quyền đô hộ ngoại bang và địa chủ quan lại người
Trung Quốc, ruộng quốc khố còn do khai hoang mà có.
Hoa lợi thu được trên ruộng quốc khố, dùng để cúng tế hay sửa sang
lăng tẩm, đền đài… Lực lượng lao động chủ yếu là các tù nhân và các chiến
tù. Tô ruộng quốc khố thường nặng hơn tô ruộng công làng xã.
4


Sự khác biệt giữa tô ruộng quốc khố với tô ruộng làng xã thể hiện rõ sự
đối xử của nhà vua với nhân dân và kẻ phạm tội. Điều đó phản ánh sự đánh
giá rất cao của nhà nước phong kiến đối với nhân dân, “dân vi quý, xã tắc vi
thứ, quân vi khinh”.
Ruộng phong cấp:
Ruộng phong cấp là ruộng đất vua ban thưởng cho các quan lại, quý tộc

hay người có cơng đối với đất nước. Ruộng phong cấp có kèm theo một số hộ
nơng dân canh tác, từ đó hình thành các thái ấp của các q tộc. Người nông
dân trước đây là thần dân của nhà nước hay lệ thuộc vào quý tộc. Chính sách
này ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân làm cho sức
mạnh của đất nước bị suy giảm, nghĩa nước tình dân bị vi phạm. Do vậy, đến
thời Lý, phong cấp ruộng đất khơng có nơng dân kèm theo.
Nhìn vào ruộng đất phong cấp qua một số triều đại phong kiến, quyền
sở hữu vẫn phụ thuộc vào nhà nước. Người được hưởng ruộng phong cấp chỉ
có quyền chiếm hữu và chỉ được quyền sử dụng để thu tô, không có quyền sở
hữu, nội dung phong cấp khơng triệt để, ln duy trì quyền lực kinh tế chính
trị của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Chính vì vậy, trong suốt
thời kỳ phong kiến không xuất hiện được các lãnh địa thế tập như ở phương
Tây đương thời nên không dẫn đến phân quyền cát cứ. Ruộng đất được phong
cấp con cháu có được tiếp tục kế thừa hay khơng là do nhà vua quyết định.
Đây có lẽ cũng là nét đặc thù của phong kiến Việt Nam. Nét đặc thù này cho
phép phong kiến Việt Nam tồn tại dai dẳng suốt 9 thế kỷ, chính nét đặc thù ấy
nó ảnh hưởng đến tinh thần và trách nhiệm của chế độ phong kiến đối với
nhân dân. Nó khơng cho phép nhân dân vượt ra những yêu cầu tất yếu của sự
phát triển lực lượng sản xuất.
Trên đây là những nét chung nhất về tình hình ruộng đất phong cấp,
nhưng trải qua mỗi triều đại lại có những hình thức đặc thù phù hợp với điều
kiện cai trị đương thời. Thời nhà Lý ruộng phong cấp được chia làm 2 loại:
ruộng thực ấp và ruộng thực phong.
5


- Ruộng thực phong, nơng dân ở đó chỉ có nghĩa vụ với q tộc khơng
có nghĩa vụ với nhà nước.
- Ruộng thực ấp, nơng dân ở đó ngồi nghĩa vụ với quý tộc còn phải
làm nghĩa vụ đối với nhà nước như đi lính, lao dịch.

Qua đây ta thấy nhà vua dùng chính sách thực ấp có lợi hơn cho việc
nắm dân và chi phối kiểm soát các tầng lớp quý tộc. Do vậy ruộng thực ấp
bao giờ cũng lớn hơn ruộng thực phong. Thủ đoạn danh cao hơn thực của nhà
Lý đã làm lợi cho nhà nước đồng thời khích được quan lại tận tâm cống hiện
tài năng phục vụ quốc gia.
Năm 1266, nhà Trần có sửa đổi một số điểm về chính sách phong cấp.
Khơng chia làm hai loại mà chỉ sử dụng chính sách thực phong. Chính vì vậy
tình hình ruộng đất có sự thay đổi lớn, đó là sự tích tụ và tập trung ruộng đất,
các điền trang, thái ấp ra đời. Sự hiện diện của các điền trang, thái ấp kéo theo
một quan hệ sản xuất mới xuất hiện. Một tầng lớp nô tỳ làm việc trong các
điền trang ngày càng tăng, hình thức bóc lột nhân dân có những biến đổi cả về
hình thức lao động lẫn phân phối sản phẩm, sự xa rời giữa nhân dân với nhà
nước cùng sự tăng trưởng của tầng lớp quý tộc. Bên cạnh việc phong cấp theo
kiểu thực phong, vì ruộng đất của những điền trang này thuộc sở hữu của quý
tộc.
Cuối thời Trần, điền trang, thái ấp ngày càng mở rộng, nhiều nông dân
tự do biến thành nông nô, nô tỳ. Quan hệ nông nô, nơ tỳ đã kìm hãm sức sản
xuất của xã hội. Những mâu thuẫn kinh tế bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở
nên gay gắt.
Ruộng đất của nhà chùa dần dần tập trung ngày một lớn, nhà chùa trở
thành một tầng lớp địa chủ trong xã hội, bóc lột lao động như những trang
điền thái ấp đương thời. Nhìn chung, quan hệ ruộng đất thời Lý, Trần có tác
dụng mạnh mẽ và trực tiếp tới tình hình nơng nghiệp và cũng là cơ sở chủ yếu
của mọi hoạt động kinh tế chính trị trong tồn xã hội.

6


Đến triều Lê, năm 1477, Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền.
Người được hưởng chính sách lộc điền chỉ có vua và quan tứ phẩm trở lên.

Ruộng lộc điền có một phần được cấp vĩnh viễn, một phần để sử dụng. Thân
vương được cấp 2.090 mẫu trong đó có 640 mẫu được cấp vĩnh viễn, ruộng
lộc điền khơng có nơng dân kèm theo. Nhìn vào chính sách lộc điền ta thấy
tình hình ruộng đất và lao động thời kỳ này có điểm đổi mới. Chế độ tư hữu
ruộng đất đã xuất hiện và cơ cấu giai cấp đã có sự thay đổi.
Ruộng đất lộc điền phần được cấp vĩnh viễn có quyền thế tập cha
truyền con nối, hình thức ruộng đất tư đã ra đời, lại khơng có nhân dân kèm
theo nên phải thuê người làm hoặc phát canh thu tô thuế. Giai cấp địa chủ và
tá điền cũng được xác lập.
Ở giai đoạn này chế độ lộc điền có tính chất tiến bộ hơn chế độ trang
ấp. Song song tồn tại với ruộng đất công thuộc sở hữu nhà nước là ruộng đất
thuộc sở hữu tư nhân. Đó là ruộng đất của địa chủ được nhà nước thừa nhận
và đất tư của nông dân do khai hoang mà có, trong đó ruộng đất tư của địa
chủ chiếm đại bộ phận. Tình hình này cũng làm cho kinh tế Đại Việt giai đoạn
này xuất hiện những nhân tố mới, đó là bộ phận kinh tế tiểu nơng bắt đầu
chớm nở, mở đường cho kinh tế hàng hóa sơ khai ra đời.
1.2.1.2. Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân:
Loại ruộng đất này thường là của địa chủ và nông dân, trong đó, ruộng
đất của tầng lớp địa chủ phong kiến là chủ yếu. Trải qua một quá trình lâu dài,
sở hữu tư nhân về ruộng đất là kết quả của tích tụ, tập trung, “chiếm cơng vi
tư” hoặc do nhà nước cho bán ruộng công làm ruộng tư. Trong lịch sử nước
ta, ruộng tư có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời Bắc thuộc, nhưng đến
thời Lý, quyền tư hữu ruộng đất mới được pháp luật thừa nhận. năm 1135, Lý
Nhân Tông quy định những người bán ruộng ao không được dùng gấp bội tiền
để chuộc lại, kẻ nào làm trái sẽ bị trị tội.
Đến triều Trần, sở hữu tư nhân về ruộng đất được tạo điều kiện khá
thuận lợi thông qua việc quy định thuế ruộng tư nhẹ hơn ruộng cơng. Theo đó,
7



một mẫu ruộng tư phải nộp 3 thăng thóc, trong khi đó ruộng đất cơng một
mẫu phải nộp 100 thăng. Ngồi việc cho phép bán ruộng cơng làm ruộng tư,
nhà Trần còn quy định việc bồi thường cho ruộng đất tư nếu nhà nước sử
dụng. Do đó, ruộng đất tư dưới triều Trần có xu hướng tăng lên, tầng lớp địa
chủ khá đông đảo, nhưng vẫn trở thành lực lượng xã hội lớn mạnh.
Đến cuối thế kỷ XV, nhà Hồ lũng đoạn nhà Trần, Hồ Quý Ly đã ban
hành chính sách hạn điền khiến ruộng đất tư càng khơng có điều kiện phát
triển. Theo chính sách hạn điền, nhiều ruộng đất tư phải sung cơng. Ngồi ra,
nhà Hồ cịn tăng mức thuế ruộng tư từ 3 thăng lên 5 thăng một mẫu. Như vậy,
với mục đích phá bỏ cơ sở kinh tế của tầng lớp quý tộc nhà Trần, Hồ Quý Ly
đã hạn chế sự phát triển ruộng tư, kìm hãm quan hệ sản xuất tiến bộ trong
nông nghiệp.
Sang thời Lê Sơ, ruộng tư có điều kiện phát triển. Để củng cố cơ sở hạ
tầng kinh tế và cơ sở giai cấp của mình, nhà Lê Sơ đã ban hành nhiều luật lệ
theo hướng tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển ruộng tư. Luật Hồng Đức
ban hành năm 1483 cho phép biến quyền chiếm hữu ruộng đất lâu năm thành
quyền sở hữu, hợp pháp hóa nhiều trường hợp địa chủ xâm lấn đất đai. Ngoài
ra, nhà nước cịn quy định các hình thức bán đợ, bán vĩnh viễn, cho phép
“chiếm cơng vi tư” ruộng đất. Nhờ đó, ruộng tư đã trở thành nhân tố quan
trọng góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp thời Lê Sơ nhanh chóng phục
hồi và phát triển. Mặt khác, chế độ tư hữu về ruộng đất đã tạo cơ sở để giai
cấp địa chủ trở thành lực lượng xã hội có thế lực cả về kinh tế lẫn chính trị.
1.2.2. Kinh tế nông nghiệp từ thế kỷ X – XV:
Kinh tế nông nghiệp là cơ sở của nhà nước phong kiến và của xã hội.
Nhà nước Lý, Trần ở giai đoạn phát triển rất chú ý đến phát triển nông nghiệp,
nên đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp khuyến nơng. Nhà vua xuống
chiếu kêu gọi mọi người dân phiêu tán trở về quê làm ăn, hoặc chiêu lập đồn
điền, điền trang để mở rộng sản xuất, tăng thêm diện tích canh tác, khai
hoang, phục hóa… Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông: “tĩnh vi nông,
8



động vi binh”; cấm buôn bán người ở tuổi lao động làm nơ tỳ. Những chính
sách đó có tác dụng tích cực thúc đẩy kinh tế nơng nghiệp phát triển, thu hút
được tồn bộ các lực lượng có thể lao động được vào sản xuất nông nghiệp.
Những năm mùa màng thất bát, nhà nước chủ trương giảm thuế hoặc
miễn giảm thuế cho dân, tiến hành phát chẩn cho dân nghèo, có chính sách cụ
thể để bảo vệ sực kéo và sức lao động, phát nặng những người đánh nhau gây
thương tích hay ăn trộm trâu bị. Giết trâu bị phạt đánh địn 80 trượng, đăng
làm lính chăn ngựa, người thân như vợ hoặc chồng kẻ phạm tội cũng bị đánh
80 trượng và đày làm người chăn nuôi và phải đền trâu bò cho người bị thiệt
hại.
Năm 1013, Lý Thái Tổ định lại các thứ thuế cho phù hợp với sự đóng
góp của nhân dân. Năm 1018 quy định cho các địa chủ phải giảm một nửa tô
ruộng. Năm 1040, xuống chiếu giảm một nửa thuế trong phạm vi cả nước. Sự
giảm thuế và giảm tô thể hiện hai mặt:
- Một mặt, nhà nước luôn chăm lo đến đời sống của nhân dân, quan tâm
đến việc xây dựng kinh tế làng xã, tạo ra cho các tế bào kinh tế của xã hội ổn
định và phát triển, kết hợp chặt chẽ việc xây dựng củng cố cơ sở kinh tế giữa
trung ương và địa phương.
- Mặt khác, khẳng định quyền sở hữu tối cao về ruộng đất thuộc nhà
vua, mọi hành vi chiếm hữu tư nhân về ruộng đất đều là bất hợp pháp.
Tuy vậy trong thực tế, ngoài việc sở hữu tối cao về ruộng đất thuộc nhà
vua, còn tồn tại nhiều hình thức chiếm hữu và sử dụng đất đai khác.
Nhà nước rất chú ý đến đắp đê, đào sông, kênh mương để chống lụt và
chống hạn. Thành lập cơ quan chuyên trách về đê điều gọi là hà đê sứ bao
gồm có chánh phó sứ trực tiếp trơng coi giám sát đê điều.
Nhờ có chính sách và các biện pháp khuyến nông đúng đắn, nên nông
nghiệp dưới triều Lý, Trần khá phát triển, được mùa lớn, đời sống nhân dân
ổn định, tạo cho các ngành nghề khác phát triển.


9


Từ nửa cuối thế kỷ XIV, nhà Trần khơng cịn chăm lo đến thủy lợi, đê
điều và các chính sách khuyến nơng tích cực khác, mà tăng cường vơ vét của
cải, thóc gạo của nhân dân, nạn mua quan, bán tước, ngày một phổ biến.
Năm 1378, kho tàng trống rỗng, ngân sách thiếu hụt nghiêm trọng, nhân
dân đói kém, nạn hạn hán, vỡ đê, lụt lội xảy ra liên miên.
Từ năm 1348 – 1393 hạn hán 8 lần, hậu quả là sức sản xuất đình trệ, nền
sản xuất nơng nghiệp bị phá hoại nặng nề, nông dân bỏ làng đi lưu vong, chạy
vào các điền trang làm nô tỳ cho các thế gia. Bọn quý tộc nhà Trần đẩy mạnh
công cuộc mở rộng điền trang cho nông dân tư do ngày càng bị nơng nơ hóa
và bóc lột nặng nề. Nhà Trần mất lịng dân, khơng được nhân dân ủng hộ, nhà
Hồ lên thay nhà Trần thực hiện một số cải cách kinh tế nhằm cứu vãn tình
hình suy thối của chế độ phong kiến bấy giờ.
Năm 1396 ban hành chính sách tiền giấy gọi là thơng bảo hội sao. Có
các loại: 10 đồng, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền, 1 quan. Mọi người phải đổi tiền đồng
lấy tiền giấy. 1 quan tiền đồng = 1 quan 2 tiền giấy. Ai làm tiền giả phải tử
hình.
Năm 1397 ban hành chính sách hạn điền. Chính sách quy định: đại
vương và trưởng công chúa vô hạn. Tất cả quan lại và mọi người trong xã hội
khơng q 10 mẫu, ai có nhiều ruộng được phép đem chuộc tội, nếu không
cũng phải nộp cho nhà nước. Năm 1401 ban hành chính sách hạn nô.
Chiếu theo phẩm tước, cấp bậc mà được bao nuôi một số gia nô theo quy
định của nhà nước, số thừa ra phải sung công, nhà nước trả cho chủ, mỗi gia
nơ là 5 quan.
Năm 1402, ban hành chính sách thuế khóa mới, định lại biểu thuế và
thuế ruộng, mỗi mẫu thu 5 thặng thóc. Đất đai trồng dâu chia làm 3 loại để
đánh thuế, bậc cao nhất thu 5 quan, bậc thấp nhất thu 3 quan (thời nhà Trần

mỗi mẫu ruộng thu 3 quan, thuế bãi dâu thu đồng đều, mỗi năm từ 7 – 9
quan).

10


Thuế đinh: Bỏ cách đánh thuế đồng đều của nhà Trần mà đánh theo lũy
tiền số lượng ruộng của chủ. Người 5 sào thu 5 tiền. Người có 2 mẫu 3 sào
thu 3 quan, người khơng có ruộng, trẻ mồ cơi, đàn bà góa phụ khơng thu thuế
đinh.
Với chính sách hạn điền, hạn nô, chế độ điền trang thái ấp, nông nô, nô
tỳ vẫn được nhà nước thừa nhận về mặt pháp lý. Chính sách này khơng giải
quyết được các mâu thuẫn kinh tế đã phát triển đến đỉnh cao, đó là sự kìm
hãm sản xuất bởi chế độ điền trang thái ấp. Sức sản xuất khơng được giải
phóng làm cho nền kinh tế nơng nghiệp đình đốn. Chính sách hạn điền, hạn
nô thực ra chỉ là chuyền phần lớn ruộng đất và nông nô, nô tỳ từ điền trang
thái ấp của quý tộc sang nhà nước quản lý, thân phận người nơng nơ khơng có
gì thay đổi, sức sản xuất xã hội vẫn bị kìm hãm. Chính vì vậy mà cải cách của
nhà Hồ không mang lại kết quả theo mong muốn, nền nơng nghiệp vẫn suy
thối, nhân dân vẫn đói khổ. Đây cũng là nguyên nhân căn bản dẫn đến sự
thất bại của nhà Hồ trước sự xâm lược của phong kiến phương Bắc.
Chương 2: TÌNH TRẠNG RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX
2.1. Những sự kiện kinh tế Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX:
* Nhà Mạc (1527 - 1592); Quốc hiệu: Đại Việt; Kinh đô: Thăng Long.
- 1543 - 1592: Nam - Bắc triều và cuộc chiến tranh Lê - Mạc.
* Các chúa Trịnh (1574 - 1796); Quốc hiệu: Đại Việt; Kinh đô: Thăng
Long.
* Các chúa Nguyễn (1533 - 1777)
- Năm 1669: Chúa Nguyễn Phúc Tần cho đo đạc ruộng đất thực canh ở

Đàng Trong, xác định ruộng công trong Bộ điền triều Nguyễn.
- Năm 1693: Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, lãnh thổ Đàng Trong mở
rộng đến đèo Cù Mông.
- Năm 1711: Chúa Nguyễn Phúc Chu tiến hành cải cách công điền, công
thổ.
11


- Năm 1757: Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, lãnh thổ Đàng Trong
mở rộng đến vùng đất Gia Định.
* Nhà Tây Sơn (1778 - 1802); Quốc hiệu: Đại Việt; Kinh đô: Phú Xuân
(Huế)
- Năm 1786: Triều Tây Sơn thống nhất đất nước.
- Năm 1789: Vua Quang Trung ban chiếu Khuyến nông.
* Triều Nguyễn (1802 - 1945); Quốc hiệu: Việt Nam; Kinh đô: Phú
Xuân (Huế)
- Năm 1804: Vua Gia Long ban hành điều lệ quan điền, bỏ chế độ lộc
điền và thay bằng ruộng khẩu phần của làng xã.
- Năm 1815: Ban hành Luật Gia Long, gồm 398 điều.
- 1831 - 1832: Vua Minh Mệnh thực hiện một cuộc cải cách hành chính
lớn trong cả nước nhằm xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế vững
mạnh.
- Năm 1858: Thực dân Pháp xâm lược nước ta.
2.2. Tình hình ruộng từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX:
* Đàng Ngoài:
Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước ngày càng thu hẹp. Từ năm 1595,
Trịnh Tùng xưng vương, từ đó con cháu họ Trịnh thế tập, trên danh nghĩa
“Chúa Trịnh” nằm quyền sở hữu ruộng đất cơng làng xã với mục đích thu tô,
thuế, lao dịch, binh dịch đối với nông dân. Năm 1711, chúa Trịnh Cương thực
hiện cuộc cải cascch về công điền, công thổ trên tinh thần tôn trọng những

nguyên tắc trước đây về quản lý và phân phối ruộng đất công như không được
chuyển nhượng, không được sử dụng tùy tiện, phân chia theo định kỳ; bổ
sung một số điều theo hướng cho phép các làng chia ruộng đất công theo tập
quán của mình. Như vậy, trên thực tế, chúa Trịnh đã công nhận quyền tự trị
của làng xã trước chính quyền trung ương. Tùy nhiên, trong thực tế, ruộng
cơng làng xã ngày càng bị thu hẹp trước sự thao túng, chiếm đoạt của địa chủ

12


cường hào địa phương. Chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước dưới hình thức
ruộng cơng làng xã đứng trước thách thức nghiêm trọng.
* Đàng Trong:
So với Đàng Ngoài, tình hình chính trị Đàng Trong từ thế kỷ XV - XVI
có phần ổn định hơn. Khơng có các cuộc tranh giành quyền lực giữa vua và
chúa; mâu thuẫn xã hội cũng khơng gay gắt, do đó, cuộc bành trướng thế lực
về phương Nam của các chúa Nguyễn tương đối mạnh mẽ và không gặp một
cản trở lớn nào. Khi vào cùng Thuận Quảng, nhà Nguyễn lợi dụng những
thành quả khẩn hoang, lập xóm làng của nơng dân để lập đồn điền của nhà
nước để tăng cường thế lực. Đẩy mạnh cơng cuộc bành trướng thế lực bằng
chính sách “khẩn hoang lập làng”, lấy nông dân di cư và tù binh bắt được
trong chiến tranh Trịnh – Nguyễn làm lực lượng lao động chủ yếu để khẩn
hoang của nhà Nguyễn đã thu được nhiều kết quả. Phương thức khai khẩn chủ
yếu mà nhà Nguyễn thường áp dụng là:
- Cho quan lại đứng ra chiêu mộ dân đi khai khẩn, tiêu biểu là Nguyễn
Hữu Cảnh.
- Lợi dụng di dân và binh sỹ nhà Minh, những người thất thế trong
phong trào “bài Thanh phục Minh” ở Trung Quốc, phải bỏ xứ mà đi tìm đất
dung thân.
- Sử dụng đội quân trú để khẩn hoang.

- Cho phép và tạo điều kiện cho tầng lớp địa chủ ở vùng Thuận, Quảng
đứng ra chiêu mộ nhân dân vào khai khẩn.
Như vậy, ruộng tư ở Đàng Trong được hình thành chủ yếu bằng con
đường khẩn hoang, khơng giống q trình lấn át ruộng cơng như ở Đàng
Ngoài. Đến cuối thế kỷ XVII, ruộng tư chiếm ưu thế tuyệt đối, ruộng công chỉ
chiếm một tỷ lệ rất thấp.
2.3. Tình hình sản xuất nơng nghiệp từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ
XIX:
* Đàng Ngoài:
13


Gần một thế kỷ nhân dân đàng ngoài phải sống trong cảnh chiến tranh
loạn lạc, nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng, bọn cường hào địa chủ địa
phương tìm mọi cách chiếm đoạt ruộng đất công, ruộng của nông dân. Chiến
tranh chấm dứt, chúa Trịnh một mặt thu bớt ruộng ban thưởng cho các công
thần Lê Sơ, mặt khác lại phong cấp cho những người có cơng trong chiến
tranh họ Mạc và họ Nguyễn. Chế độ lộc điền bị bãi bỏ nhưng chúa Trịnh vẫn
phải ban cấp ruộng đất cho các cơng thần và các quan chức hưu trí.
Lợi dụng sự lộn xộn trong chiến tranh và sự bất lực của nhà nước, bọn
cường hào tìm cách cầm bán ruộng cơng làng xã. Trước tình hình đó, vào năm
1664, nhà nước đặt phép Bình Lệ, lập sổ thuế một lần sau đó cứ thế mà thu,
sinh thêm khơng tính, chết không trừ. Bọn cường hào địa chủ địa phương lại
nhân đó hạch sách dân thường.
Kết quả, năm 1711 phủ chúa buộc phải ban hành lại phép quan điền.
Theo đó, làng xã phải thu hồi hết ruộng công cầm cố, những người đã có
ruộng lộc, ruộng tư đủ mức đều khơng được cấp ruộng công. Việc phân cấp
phải thực hiện theo quy chế chung. Trường hợp vì quan dịch nặng nề, bức
bách, thì xã dân được phép cầm đỡ ruộng cơng và chuộc lại. Nhà nước muốn
thơng qua chính sách qn điền để nắm chắc ruộng đất làng xã để giải quyết

tình trạng nơng dân khơng có đất cày cấy.
Nhưng thực sự, như nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét: Nước ta có trấn
Sơn Nam có rất nhiều ruộng cơng và đất cơng, cịn các nơi khác các hạng
ruộng cơng khơng có mấy. Chính sách qn điền khơng cịn tác dụng nữa.
Trong khi đó bộ phận ruộng tư ngày càng mở rộng. Do đó, đã hình thành
nhiều loại địa chủ khác nhau, cung nhân, hoạn quan, quan lại công thần, hào
phú, địa chủ có trên 100 mẫu ruộng, một số người có trên 1.000 mẫu, thậm
chí xuất hiện các trang trại lớn. Chiến tranh loạn lạc đã ảnh hưởng đến cuộc
sống tâm linh khiến cho họ nghĩ nhiều về thế giới bên kia và mong được sự
tơn thờ. Chính vì vậy, hình thức ruộng hậu ra đời và phát triển rộng khắp,
khiến nhiều làng sở hữu mấy chục mẫu ruộng riêng. Để giữ vững số thu nhập
14


hàng năm, năm 1723 chúa Trịnh quyết định đánh thuế ruộng tư và ruộng làng
xã, khiến cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Sự biến đổi của chế độ
ruộng đất là nguyên nhân quan trọng của phong trào nơng dân giữa thế kỷ
XVIII. Đó là phong trào nhân dân lao động tự phát tìm đất canh tác, phong
trào khai hoang phục hóa,mở rộng diện tích canh tác phát triển rất mạnh, điều
đó cũng đồng nghĩa với việc mở rộng diện tích đất tư ngày một lớn.
Tại vùng Sơn Nam, An Quảng và các vùng trung du thuộc Cao Bằng,
Thái Nguyên, Sơn Tây… nhiều làng mới được thành lập thu hút dân lưu tán,
khơng khí hăng say lao động của nhân dân đã tạo một bước chuyển biến mới
trong kinh tế, góp phần làm cho đất đại khơng bị hoang hóa, mùa vụ tăng. Các
loại giống cây trồng được nhân dân phát triển và đưa vào gieo trồng có kết
quả lớn. Theo đánh giá của nhà bác học Lê Quý Đôn, ở thế kỷ XVIII, người
nông dân đã gieo trồng được tới 8 giống lúa chiêm, Các loại cây ăn quả như
nhãn, bưởi, vải trở thành những cây trồng gắn bó với người nơng dân.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong lao động sản xuất nhưng người dân
luôn ở trong tình trạng bất ổn. Họ ln bị đe dọa bởi hàng loạt vấn nạn khó

lường như nạn thuế khóa ngày càng nhiều, nạn binh dịch, chiến tranh, nạn
nhũng nhiễu của bọn quan lại, cường hào.
Những nhân tố này đã làm cho chế độ phong kiến đàng ngồi khơng ổn
định, nhân dân lao động khơng tin tưởng, gắn bó với chính quyền. Nhà nước
khơng đủ sức để phát huy truyền thống “nước bảo vệ làng” như trước, nay đã
thành nước bóc lột làng là chủ yếu. Hay nói cách khác, vào thế kỷ XVIII, vai
trò của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền khơng đảm nhiệm được
vai trị lãnh đạo và chi phối các hoạt động của nhân dân lao động. Ngun
nhân chính là do nhà nước khơng thích ứng được với những quan hệ sản xuất
mới đang hình thành và phát triển trong lịng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, do
sự phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất thúc đẩy, địi hỏi phải hình thành
quan hệ mới trong sản xuất để phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất. Sự địi

15


hỏi khách quan ấy buộc phải thay đổi kiến trúc thượng tầng, phải ra đời một
kiểu nhà nước mới thay thế nhà nước phong kiến lỗi thời.
* Đàng Trong:
Ngay từ đầu thế kỷ XVI, người dân Việt Nam di cư vào Thuận Quảng
ngày một nhiều. Đặc biệt, từ khi Nguyễn Hoàng vào Nam, số làng xã tăng
lên. Đến cuối thế kỷ XVII, việc di dân tự phát cùng với hoạt động có mục
đích của chúa Nguyễn, làm cho phong trào di dân vào Nam ngày càng tăng
mạnh, dân Việt nhanh chóng chiếm lĩnh và xây dựng làng xóm ở khắp miền
Nam Trung Bộ và Nam Bộ ngày nay. Giai đoạn này, chúa Nguyễn có một vai
trị rất lớn trong việc di dân mở đất. Nhà Nguyễn khuyến khích các nhà giàu ở
Thuận Hóa mộ dân vào Nam khai hoang xây dựng các thôn, xã, phường, tạo
ra những cánh đồng rộng lớn, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển mạnh.
Cũng trong thời kỳ này, hàng ngàn quân dân nhà Minh vốn không chịu khuất
phục nhà Thanh, đã xin chúa Nguyễn cho vào sinh sống, lập nghiệp ở đất

phương Nam thuộc vùng Thủy Chân Lạp (Đông Nam Bộ ngày nay). Họ cùng
cư dân Việt khai hoang lập làng, sau đó chuyển dần sang buôn bán và làm
nghề thủ công. Đến giữa thế kỷ XVIII, bộ mặt kinh tế Đàng trong thay đổi
hẳn, dân cư đơng đúc, làng xóm n vui, ruộng đồng bát ngát xanh tươi.
Một vùng kinh tế phát triển đang trở thành hiện thực, chính vì thế chính
quyền đã chia Đàng trong ra làm 12 đinh với nhiều huyện, châu, quận.
Tình hình ruộng đất Đàng Trong có nhiều điểm khác với Đàng Ngoài. Ở
Thuận Quảng, năm 1699 chúa Nguyễn biến tất cả ruộng đất đã thành thục
thành ruộng công. Để khuyến khích khai hoang, chúa Nguyễn biến tất cả
ruộng đất khai phá sau năm 1699 làm “bản bức tư điền”, dân không được
tranh chiếm. Bên cạnh các loại ruộng này, chúa Nguyễn đã chiếm một bộ
phận đất đai đặt ra làm quan đồn điền với số lượng 6.494 mẫu 3 sào 12 thước
9 tấc và 1.525 mẫu 14 thước 4 tấc quan điền trang. Loại đất này tập trung chủ
yếu ở Thuận Hóa. Ở Quảng Ngãi, Gia Định cũng có một số quan đồn điền và

16


quan điền trang được phát canh cho nông dân cày cấy, đến mùa lúa chín chúa
cho quân về thu hoạch.
Bằng những chính sách kinh tế này, chúa Nguyễn đã tạo ra được quan hệ
mới trong sản xuất nơng nghiệp. Đó là quan hệ địa chủ và tá điền, quan hệ sản
xuất này đã giải phóng được sức sản xuất, nó có tình ưu việt hơn quan hệ q
tộc, nơng nơ, nô tỳ. Trong quan hệ quý tộc - nô tỳ, người lao động chỉ biết lao
động, không hiểu được kết quả lao động của mình, do vậy họ như súc vậy cày
kéo, khơng phát huy được tính tích cực sáng tạo trong lao động. Trong quan
hệ địa chủ - tá điền: người lao động thấy được thành quả lao động của mình rõ
hơn, thấy được phần nộp cho chủ là bao nhiêu; nếu tích cực chịu khó thì phần
sản phẩm dành cho mình sẽ tăng lên, chính vì vậy mà kích thích được người
lao động làm cho kinh tế nơng nghiệp phía Nam phát triển mạnh. Do vậy,

chính quyền đã chủ trương nhanh chóng khai phá đất hoang thành đồng ruộng
và thành lập làng xóm để thu hút số nơng dân lưu tán (cuối thế kỷ XVII số
dân lưu tán lên đến 4 vạn người). Ngồi ra, chúa Nguyễn cịn khuyến khích
địa chủ giàu có ở Thuận Quảng, tăng cường thuê người khai hoang mở rộng
diện tích đồng ruộng. Khi ruộng đất đã hình thành thì phát canh thu tơ hoặc
nông dân giữa lại ruộng đất và nộp lại phần tiền đã được các địa chủ đầu tư
theo lãi suất nhà Nguyễn quy định. Chính vì vậy mà vùng đất phái nam, ruộng
đất chủ yếu là ruộng đất của nhân dân.
Trừ các quan đồn điền và quan điền trang, chính quyền chúa Nguyễn
quản lý ruộng đất lỏng lẻo, việc đo đạc ruộng đất chỉ làm qua loa để nhà nước
có điều kiện thu thuế và chia cấp đất cho quan lính, vì thế nhân dân có điều
kiện phát huy hết sức lao động trong sản xuất. Do vậy, tháng tư hàng năm lúa
chín đầy đồng.
Ở vùng Điện bàn (bắc Quảng Nam) dân rất giàu vì có nhiều thóc, dẫm
lúa phải dùng trâu giáo sỹ Bori vào Đàng Trong đầu thế kỷ XVII nhận xét:
“Đất đai màu mỡ và sinh lợi đến nỗi hàng năm họ phải gặt lúa 3 lần, thu
hoạch được một lượng thóc phong phú đến mức khơng ai cần lao động thêm
17


để kiếm sống”. Vào đầu thế kỷ XVIII, lái buôn Poavro cũng nói: “Ruộng đất
Đàng trong màu mở, nhân dân giỏi trồng trọt. Họ trồng 6 loại lúa nước, 2 loại
lúa cạn”. Theo Lê Quý Đôn, “nhân dân Đàng trong đã trồng được 26 giống
lúa nếp, 23 giống lúa tẻ… Ruộng ở các huyện Tân Bình, Phúc Long, Quy An,
Quy Hóa thuận cày, dễ cấy một hộc thóc thì gặt được 100 hộc thóc; thuộc
Tam Lạch, Trại Bá, Canh Chấu, Đình Viễn thì ruộng đất khơng cần cày, phát
cỏ rồi cấy, cấy một hộc thóc thì gặt được 300 hộc. Ruộng ở trấn Gia Định
cũng vậy”.
Do thóc thu hoạch nhiều, nên sinh hoạt của người dân cũng rất khá, áo
quần tốt đẹp, các dụng cụ sinh hoạt do buôn bán với người Hoa nên cũng rất

đa dạng và phong phú. Sự hình thành vựa thóc phía Nam có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sự ổn định cuộc sống của người dân Đàng Trong ở cuối thế kỷ
XVII nửa đầu thế kỷ XVIII. Đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long cịn rộng
bao la, người dân nghèo mất đất có thể đến đây định cư khai phá và xây dựng
xóm làng mới cho mình. Trong một thời gian dài, những mâu thuẫn xã hội ở
nơng thơn Đàng trong có điều kiện tự giải quyết nên cuộc sống tương đối ổn
định. Nhưng sự bình n của nhân dân Đàng trong khơng kéo dài được bao
lâu, ln bị khấy động. Tập đồn Trịnh, Nguyễn tranh giành quyền lợi, đã đưa
nhân dân hai miền vào vịng xốy của chiến tranh, gây ra cảnh huynh đệ
tương tàn, tiêu phí tiền của khơng biết bao nhiêu mà kể; sưu cao, thuế nặng,
cưỡng bức ruộng đất của dân ngày một tăng, làm cho người dân không có đất
cày trở nên phổ biến. Trong Phủ biên tạp lục, Lê Q Đơn có ghi lại, một năm
có đến hàng trăm thứ thuế mà trong thu chi thì rất phiền phức, gian lận, nơng
dân khốn khổ vì một cổ hai trịng.
Ở Đàng ngồi, năm 1721, nhà Trịnh thu thuế theo nguyên tắc lượng
trước số chi rồi mới ổn định số thu cho nhân dân, do vậy nhiều nông dân làm
ruộng không đủ để nộp thuế, phải bỏ ruộng hoang phế, khô cằn, chua mặn
không thể canh tác được nữa, dẫn đến việc khủng hoảng thiếu đất canh tác

18


ngày một gay gắt, đưa nền kinh tế nông nghiệp vào con đường suy thối trầm
trọng.
Tình hình lại trở nên phức tạp khi tập đoàn Trịnh – Nguyễn lao vào chiến
tranh, sản xuất không được chú ý, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xun, tình
trạng nơng dân bỏ ruộng hoang, phiêu tán, đưa xã hội lún sâu vào thảm họa
đói nghèo. Nạn đói ln hồnh hành, đặc biệt nạn đói năm 1741 “dân bỏ cày
cấy, thóc lúa giá gạo cao vọt, 100 đồng tiền không kiến nổi bữa ăn, dân phần
nhiều sống bằng rau cỏ, phải ăn cả chuột, rắn, người chết đói ngổn nganh,

người sống sót khơng cịn một phần mười”.

19


KẾT LUẬN
Em hy vọng bài tiểu luận “Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
qua các triều đại phong kiến Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ (938 – 1858)”
của em có thể đóng góp một phần nào đó trong cơng cuộc nghiên cứu tổng
hợp nền kinh tế qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam, từ đó khắc phục điểm yếu
và tránh sai lầm đã lặp lại trong việc phát triển kinh tế ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

20



×