Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu Kế họach truyền thông giáo dục sức khỏe của nghành mầm non - Phần 11 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.53 KB, 15 trang )

Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE
CỦA NGÀNH HỌC MẦM NON NĂM HỌC
2006-2007

Tháng 11/06
1. Cách sử dụng muối iốt và các thực phẩm giàu iốt trong
bữa ăn – Hưởng ứng tháng toàn dân dùng muối iốt (trọn tháng 11).
2. Các rối loạn nội tiết do thiếu iốt.
3. Sự cần thiết phải tiêm chủng theo đúng lịch.
4. Giới thiệu các loại văcxin trong chương trình săn sóc sức
khoẻ ban đầu.
5. Dị vật đường thở - Cách phòng ngừa và cấp cứu.
6. Tác hại của bột ngọt đối với sức khoẻ con người.
7. Giới thiệu trang phục mùa lạnh.
8. Giới thiệu thực phẩm nên dùng và nên tránh cho trẻ béo
phì
      


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Cách sử dụng iốt trong bữa ăn, thực phẩm giàu iốt
Iốt là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho phát triển của cơ thể, cần
cho tổng hợp hóc môn giáp duy trì thân nhiệt, phát triển xương, quá trình
biệt hóa và phát triển của não và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai.
Cách sử dụng iốt trong bữa ăn


- Sử dụng muối iốt khi chế biến thức ăn cho trẻ
- Khi dùng muối iốt nên đựng vào liễn sành hoặc cho vào hủ đậy
kín
- Chú ý khi nấu thức ăn , bắt ra khỏi bếp mới cho muối iốt vào để
tránh mất iốt theo sự bay hơi
Thực phẩm giàu iốt
Muối có chứa iốt, các loai hải sản, đồ biển.

      
Tiêm chủng
I. Vascin và bệnh nhiễm trùng
1. Bệnh nhiễm trùng: tác nhân gây bệnh nhiễm trùng là những vi sinh
vật.
Vi sinh vật gây bệnh nhiễm trùng là những sinh vật rất nhỏ, sống ký
sinh, chỉ thấy được dưới kinh hiển vi.
- Vi trùng: Vi trùng than, Vi trùng thương hàn, Vi trùng bạch hầu, Vi
trùng lao...
- Virus: Virus sởi, Virus bại liệt, Virus Viêm gan, HIV...
- Ký sinh trùng: Ký sinh trùng sốt rét, giun kim, giun đũa...
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
2. Chủng ngừa bằng vắc xin là biện pháp chủ động để phòng ngừa
các bệnh nhiễm trùng.
3. Vắc xin là những chế phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh:
vi trùng hay vi rút, hoặc từ các gen đặc biệt của chúng, hoặc từ độc tố vi
trùng, có đặc điểm:
- Mất tính gây bệnh:
• • Bất hoạt (Vi sinh vật đã bị giết chết).
• • Giảm độc lực (Vi sinh vật còn sống nhưng được làm

yếu đi, hoặc độc tố của vi sinh vật được làm mất độc lực không còn
khả năng gây bệnh).
- Còn tính kháng nguyên: kích thích cơ thể tạo ra kháng thể (đáp ứng
miễn dịch).
4. Các loại vắc xin
- Vắc xin đơn giá: gồm 1 loại vắc xin và chỉ phòng được 1 bệnh (vắc
xin BCG phòng bệnh lao, vắc xin Sởi phòng bệnh sởi).
- Vắc xin đa giá: phối hợp nhiều loại vắc xin và phòng được nhiều
bệnh (vắc xin DTC phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, vắc xin MMR II
phòng bệnh sởi, quai bị, rubella).
5. Tác dụng phòng bệnh của vắc xin: kích thích cơ thể tạo ra kháng
thể (đáp ứng miễn dịch) giúp cơ thể có khả năng đề kháng chống lại bệnh.
- Miễn dịch cơ bản (MDCB): những lần chủng ngừa cần thiết đầu
tiên để phòng được bệnh.
• • Vắc xin đơn liều: phòng bệnh chỉ sau 1 lần chủng
ngừa.
• • Vắc xin đa liều: phòng bệnh sau vài lần chủng ngừa.
- Tái chủng (nhắc lại): tăng cường đáp ứng miễn dịch để kéo dài thời
gian miễn dịch phòng bệnh.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
6. Lịch tiêm chủng: được xây dựng về thời gian, số lần chủng ngừa
và các khoảng cách giữa chúng để cơ thể có được đáp ứng miễn dịch tối ưu
trong phòng bệnh.
Lịch tiêm chủng có thể thay đổi tùy thuộc vào:
• • Chiến lược, mục tiêu tiêm chủng.
• • Tình hình dịch tễ của bệnh truyền nhiễm.
• • Có nhiều nguy cơ dễ mắc bệnh truyền nhiễm.
• • Kỹ thuật sản xuất vắc xin.

II. Những điều cần lưu ý sau khi chủng ngừa
Sau khi chủng ngừa có thể gặp một số phản ứng phụ sau: sốt 38 –
39°C, sưng, đỏ, đau hoặc nổi cục cứng ở nơi tiêm và một số phản ứng khác
tùy theo từng loại vắc xin. Các phản ứng kể trên có thể xuất hiện sớm tức
thì hoặc trong vòng 2-7 ngày,cần theo dõi trong 2 ngày sau chủng ngừa và
trong mọi trường hợp đều phải được theo dõi ở các cơ sở Y tế gần nhất.
III. Khi nào trẻ không chủng ngừa được:
- Đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Không chủng ngừa tiếp đối với vắc xin có phản ứng với liều tiêm
trước.
- Các bệnh suy giảm miễn dịch, các bệnh mạn tính triến triển, bệnh
thận nặng, bệnh tim mất bù, bệnh bạch cầu cấp, các bệnh u ác tính.
- Có tiền sử dị ứng, co giật bản thân hoặc gia đình…
IV. Một số vấn đề có liên quan đến chủng ngừa
1. Phối hợp vắc xin: có thể chủng ngừa cùng một lúc nhiều loại vắc xin
để phòng được nhiều bệnh khác nhau mà vẫn an toàn (không ảnh hưởng đến
sức khỏe) và hiệu quả (đáp ứng được miễn dịch phòng bệnh cho nhiều bệnh),
có thể phối hợp 1 lần 5-6 loại vắc xin.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Phối hợp trong 1 mũi tiêm: tiện lợi, giảm số lần tiêm.
- Nhiều mũi tiêm đồng thời: bất lợi, phải đến cơ sở Y tế nhiều lần.
2. Khoảng cách giữa các mũi tiêm đối với những vaccin đa liều
(viêm gan B, DTC…)
- Tùy thuộc vào từng loại vắc xin.
- Thông thường khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu 1 tháng là an
toàn.
- Cần tôn trọng khoảng cách tối thiểu. Tiêm chủng đúng lịch và đầy
đủ sẽ có miễn dịch bảo vệ cơ thể sớm nhất, tuy nhiên trong nhiều trường

hợp không thể tiêm theo đúng lịch hẹn thì có thể tiêm chủng những mũi kế
tiếp vào những thời gian sau vẫn có thể có được miễn dịch phòng bệnh
(không qui định khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm) mà không cần phải
chủng lại từ đầu.
3. Xét nghiệm trước chủng ngừa: Vắc xin Viêm gan B
- Vắc xin Viêm gan B không cải thiện tình trạng người lành mang vi
rút viêm gan B và bệnh viêm gan mạn tính.
- Đáp ứng miễn dịch tự nhiên ở người đã nhiễm vi rút viêm gan B
trong quá khứ có thể lâu dài và bảo vệ được cơ thể chống lại việc tái nhiễm
vi rút viêm gan B.
- Về nguyên tắc không cần phải chủng ngừa vắc xin viêm gan B cho
các đối tượng trên, tuy nhiên chủng ngừa vắc xin sẽ không ảnh hưởng đến
sức khoẻ mà còn có thể tăng cường được miễn dịch phòng bệnh lâu dài
hơn.
- Xét nghiệm trước chủng ngừa chỉ được xem xét về phương diện
kinh tế, tình hình nhiễm vi rút trong cộng đồng, các yếu tố nguy cơ.
4. Hiệu lực vắc xin: hiệu quả phòng bệnh của vắc xin cao đủ để giúp
cơ thể có khả năng đề kháng chống lại bệnh cho cá nhân và cộng đồng. Tuy
nhiên hiệu quả của vắc xin còn tùy thuộc:
- Công nghệ điều chế vắc xin.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Đáp ứng miễn dịch phòng bệnh của cơ thể.
- Chất lượng chủng ngừa: bảo quản sử dụng vắc xin & kỹ thuật tiêm
phòng.
5. Bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng ngừa:
- Chủng ngừa mang lợi ích không chỉ cho cá nhân, mà còn cho cả cộng
đồng.
- Bệnh lan truyền trong cộng đồng qua những người chưa được

chủng ngừa, người đã được chủng ngừa nhưng không hiệu quả.
- Nếu không tiếp tục chủng ngừa, nhiều bệnh mà hiện nay chúng ta
đã khống chế như bệnh bại liệt, có thể dễ dàng quay trở lại để lây nhiễm
thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ em và cả người lớn.
6. Tiêm chủng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, ưu tiên:
- Trẻ em và các đối tượng có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh.
- Bệnh nguy hiểm, nặng, nhiều tử vong, lây lan nhanh trong cộng
đồng.
- Bệnh thường xuyên lưu hành mạnh trong cộng đồng hoặc là bệnh
mới xâm nhập.
- Bệnh lưu hành ở những địa phương sẽ đến du lịch.
V. Các loại vascin phòng bệnh hiện có ở Việt Nam
1. Các loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng (miễn
phí):
- Thực hiện từ năm 1981, với 5 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuỏi và
thai phụ phòng 6 bệnh truyền nhiễm.


×