Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Dạy học m learning trên các thiết bị di động tại khoa anh đại học sư phạm thành phố hồ chí minh đánh giá việc học tập của sinh viên và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

DẠY HỌC M-LEARNING TRÊN CÁC THIẾT BỊ DI ĐỘNG TẠI KHOA
ANH ĐHSP TP.HCM: ĐÁNH GIÁ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ.

MÃ SỐ: CS.2014.19.92

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Ngọc Vũ

TP.HCM Năm 2016


Đơn vị phối hợp chính:
Khoa Anh Trường ĐHSP TP.HCM


1

Mục lục
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP
TRƯỜNG............................................................................................................................... 3
Chương 1: Giới thiệu ............................................................................................................. 7
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 7
2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 8
3. Phương pháp triển nghiên cứu và trình tự tiến hành................................................... 9
Chương 2: Tổng quan về dạy học trên các thiết bị di động ................................................. 10
1. Các hình thức học tập với sự hỗ trợ của CNTT ........................................................ 10


2. Khái niệm học tập di động ........................................................................................ 11
3. Học tập di động trong quan hệ với các lý thuyết học tập ......................................... 15
4. Tiềm năng của việc dạy học trên các thiết bị động đối với giáo dục đại học ........... 17
5. Một số hạn chế và thách thức của mơ hình học tập di động ..................................... 18
6. Mức độ sẵn sàng của người học cho mơ hình m-learning ........................................ 20
Chương 3: Giới thiệu hệ thống m-learning tại Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ........... 22
1. Khu vực trang chủ..................................................................................................... 22
2. Hệ thống quản lý học viên ........................................................................................ 25
3. Các khóa học có thể đăng nhập khơng cần account ................................................. 29
a. Khóa luyện thi Toefl iBT ...................................................................................... 29
b.

Khóa luyện thi trình độ B2 “Ready for FCE” ................................................... 31

c. Khóa học luyện thi trình độ B1 “Ready for PET” ................................................ 32
d.

Khóa học “Learn with MOODLE”.................................................................... 34

e. Khóa học “Cẩm nang thông tin dành cho sinh viên khoa Anh” ........................... 36
4. Các khóa học khác .................................................................................................... 37


2

Chương 4: Đánh giá việc học tập của sinh viên và giải pháp nâng cao hiệu quả ................ 39
1. Mức độ sẵn sàng về mặt thiết bị ................................Error! Bookmark not defined.
2. Mức độ phù hợp với phong cách học tập của sinh viên........... Error! Bookmark not
defined.
3. Mức độ tham gia của người học vào các hoạt động học tập trong hệ thống ..... Error!

Bookmark not defined.
4. Đánh giá của người học về kết quả triển khai............Error! Bookmark not defined.
5. Kiến nghị đối với việc dạy học m-learning theo mơ hình tích hợp Error! Bookmark
not defined.
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................................... 46
Appendix: Article on Journal of Education, Ho Chi Minh city University of Education
..............................................................................................Error! Bookmark not defined.


3

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Dạy học m-learning trên các thiết bị di động tại khoa Anh ĐHSP
TP.HCM: Đánh giá việc học tập của sinh viên và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả.
Mã số: CS.2014.19.22
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Ngọc Vũ

Tel: 0918025951

E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài : Khoa Anh Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện :
o Khoa Anh Trường ĐHSP TP.HCM
Thời gian thực hiện: 09/2014 – 09/2015
1. Mục tiêu:
Đánh giá thực trạng việc học tập của sinh viên trên hệ thống m-learning theo
các phương diện: tính sẵn sàng về mặt thiết bị; thuận lợi và khó khăn về
phong học tập của sinh viên; thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng hệ

thống m-learning đối với sinh viên; thái độ của sinh viên đối với m-learning.
Dựa trên kết quả đánh giá, đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng của các khóa học m-learning hiện nay.
2. Nội dung chính:
- Nghiên cứu và bước đầu đánh giá các phương pháp giảng dạy có thể sử dụng
được trong môi trường dạy học m-learning.
- Biên soạn, biên tập và sưu tầm các tư liệu giảng dạy bằng tiếng Anh (có phim
dạy học) liên quan đến các bộ môn “Ngôn ngữ học tri nhận”, “Ngôn ngữ học
đối chiếu Anh – Việt”, “Dạy học cơ bản theo chương trình Intel”.
- Dạy thử nghiệm các bộ môn “Ngôn ngữ học đối chiếu Anh – Việt”, “Ngôn
ngữ học tri nhận” và “Ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ” thông qua
hệ thống m-learning theo mơ hình kết hợp và báo cáo kết quả.
- Báo cáo những thuận lợi, khó khăn của việc học tập trên các thiết bị di động
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả học tập.


4

3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế-xã hội):
- Về khoa học:
o Dữ liệu khảo sát thu được chứng minh rằng hệ thống mobile learning
hỗ trợ hiệu quả cho người học.
o Báo cáo tổng kết của đề tài về vấn đề dạy học di động
- Về ứng dụng:
o Hệ thống mobile learning có giao diện responsive, hỗ trợ hiệu quả các
thiết bị như điện thoại di động và máy tính bảng.

-

o Về đào tạo: Đào tạo tổng cộng hơn 200 SV khoa Anh qua việc sử

dụng hệ thống mobilearning trong các khóa học.
Cơng bố 1 bài báo khoa học:

Nguyen Ngoc Vu. (2016). An investigation of Vietnamese students’ learning
styles in online language learning. Tạp chí khoa học xã hội và nhân văn ĐHSP
TP.HCM, số 35, 3-10.


5

1. SUMMARY
Project Title: Evaluation of students’ learning and suggestions for improvement in
mobile learning for students at Department of English, HCMC University of
Education.
Code number: CS.2014.19.22
Coordinator: Nguyen Ngoc Vu
Implementing Institution : Department of English HCMC University of Education
Cooperating Institution(s)
o Department of English HCMC University of Education
Duration:

from 06/2013

to

12/2014

1. Objectives:
Evaluate the current situation of students’ mobile learning on the
following aspects: device readiness, advantages and disadvantages in

students’ learning styles; advantages and disadvantages in mobile learning;
students’ attitudes towards m-learning. Suggestions for improvement of
mobile learning is made based on the research findings.
2. Main contents:
-

Conducting preliminary research on teaching methodologies that can
be used in mlearning environment.

- Compile and edit materials in English (including movies) for teaching
the course of “English – Vietnamese Contrastive Linguistics”, “Cognitive
Linguistics”, “Intel Teach Essentials”, ELT1 & 2.
- Teach pilot courses on the mobile learning system including “English –
Vietnamese Contrastive Linguistics”, “Cognitive Linguistics” and
“Computer Assisted Language Learning”
- Report major advantages, disadvantages and make suggestions for
improvement.


6

3. Results obtained
- Academic outcomes
o Data collected shows that the mobile learning system effectively
supports learners.
o The report also sums up literature of mobile learning.
- Application outcomes:
-

A mobile learning sysem with responsive design that supports learners

effectively
Report on mobile learning issues

- Publish 1 academic report using data collected from the research:

Nguyen Ngoc Vu. (2016). An investigation of Vietnamese students’ learning
styles in online language learning. Tạp chí khoa học xã hội và nhân văn
ĐHSP TP.HCM, số 35, 3-10.


7

Chương 1: Giới thiệu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo của International Telecommunications Union (ITU, 2011), toàn
thế giới có 5,9 tỉ thuê bao điện thoại và 79% số người dùng điện thoại có kết nối
internet thơng qua điện thoại tại các nước đang phát triển vào cuối năm 2011. Xu
hướng này cũng thể hiện khá rõ nét tại Việt Nam. Báo cáo đầu năm 2014 của tổ
chức “We are the social” cho biết hiện tại số thuê bao điện thoại của Việt Nam là
hơn 134 triệu và tỉ lệ người dùng internet đạt 39% dân số. Các nghiên cứu từ những
năm 2004 (Colley & Stead) tại Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng điện thoại di động là
phương tiện liên lạc rất phổ biến cho thanh niên ở độ tuổi từ 16-24. Điện thoại di
động cũng tương đối rẻ tiền hơn so với máy tính xách tay. Chúng có thể được sử
dụng trong việc học của sinh viên bởi vì đối với sinh viên ngày nay “cơng nghệ đã
trở nên phổ biến, quen thuộc, rẻ, dễ tiếp cận và xuất hiện ở mọi khoảnh khắc cùng
với một loạt các hoạt động khác trong đời sống xã hội của giới trẻ” (Traxler, 2008,
tr.18).
Tổ chức NMC Horizon vào năm 2012 (Johnson và các cộng sự, 2012) đã đánh
giá mobile learning là một hiện tượng cần theo dõi sát sao trong giáo dục đại học.
Ngày càng có nhiều trường đại học cung cấp tài liệu học tập và dịch vụ cho sinh

viên thông qua thiết bị di động trong khuôn viên trường. Đại học Duke của Hoa Kỳ
vào năm 2005 đã trang bị cho mỗi tân sinh viên một máy iPod (Menzies, 2005). Các
trường đại học khác của Mỹ như George Fox, Duke (Brookshire, 2007; Raths, 2010)
và Georgia State (Sellers, 2003; Brookshire, 2007), Abilene Christian University đã
cung cấp dịch vụ audio podcast để cho sinh viên tiếp cận với các bài giảng được thu
âm từ đầu những năm 2000. Một số trường đại học cũng đã phát triển các apps sử
dụng trên điện thoại để giúp sinh viên tìm thơng tin về các khu vực trong khuôn viên
trường, lịch của các sự kiện trong trường và các thông tin hỗ trợ công tác quản lý
như Đại học Oxford (Mobile Oxford, 2011), Đại học Mở (Kukulska – Hulme, 2007)
ở Vương Quốc Anh và Đại học Curtin Technology (Oliver, 2005), Đại học
Queensland (Cobcroft và các cộng sự, 2006) ở Úc. Điểm chung ở các trường kể trên
là việc sử dụng điện thoại di động như là một phương tiện truyền tải thông tin và hỗ
trợ, quản lý việc học của các khóa học trong trường.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng 80% người dùng internet trên toàn cầu sẽ truy
cập internet qua điện thoại di động (Johnson, Adams & Cummins, 2012). Điều này


8

có nghĩa là điện thoại di động có thể dùng để hỗ trợ rất nhiều hình thức học tập khác
nhau, đơn giản nhất là hỗ trợ sinh viên truy cập tài liệu học tập và cao hơn là những
ứng dụng trong các khóa học cụ thể. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý ở báo
cáo 2012 của tổ chức Horizon Higher Education Review là sinh viên muốn được
học ở bất kì nơi nào, lúc nào mà họ muốn (Johnson, Adams & Cummins, 2012).
Trong khi khá nhiều trường đại học ở các nước đã đi tương đối xa trong việc
khai thác thiết bị di động mà người học sở hữu phục vụ việc đào tạo và quản lý thì
lĩnh vực này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Hầu hết các dự án mobile learning hiện
nay ở các trường đại học Việt Nam mới đang ở bước thăm dò, thử nghiệm. Trong
điều kiện ngân sách dành cho giáo dục đại học ngày càng có những ưu tiên chi mới
thì việc tận dụng nguồn lực thiết bị từ sinh viên sẽ giảm đáng kể chi phí đầu tư trang

thiết bị, bảo trì thiết bị đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nếu có cách sử dụng
hiệu quả. Chính vì vậy, việc triển khai hệ thống mobile learning thí điểm ở trường
ĐHSP TP.HCM là điều cần thiết mặc dù trong điều kiện triển khai hiện tại, đối
tượng thụ hưởng mới chỉ là sinh viên khoa tiếng Anh của trường ĐHSP TP.HCM.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài “Dạy học m-learning trên các thiết bị di động tại khoa Anh ĐHSP
TP.HCM: Đánh giá việc học tập của sinh viên và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả” hướng đến các mục tiêu chủ yếu sau đây:
a) Phát triển được hệ thống quản lý học tập có giao diện tương tác, hiển
thị tốt các nội dung học tập trên điện thoại di động.
b) Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp dạy online với
dạy học giáp mặt (face to face).
c) Phát triển các kĩ năng quan trọng cần có của giáo viên tiếng Anh
tương lai: kĩ năng sử dụng công nghệ thơng tin, kĩ năng tự học & kĩ
năng cộng tác
Ngồi những nhiệm vụ đã đăng kí khi đề xuất nghiên cứu, chúng tôi cũng tiến
hành nghiên cứu bước đầu về tính hiệu quả của việc giảng dạy mobile learning theo
mơ hình tích hợp so với cách thức giảng dạy truyền thống. Một nhiệm vụ khác mà
nhóm nghiên cứu đặt ra là tìm hiểu những khó khăn của người học và đề xuất những
giải pháp xây dựng một hệ thống mobile learning thực sự hiệu quả.


9

3. Phương pháp nghiên cứu và trình tự tiến hành
Do đây là đề tài ứng dụng với sản phẩm là một hệ thống mobile learning nên
chúng tôi chủ yếu tập trung vào sản phẩm đã đăng kí. Để thực hiện được sản phẩm,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu thứ cấp: tổng hợp các lý thuyết, mơ hình dạy học
liên quan đến mobile learning.
Ngoài nhiệm vụ xây dựng hệ thống mobile learning, chúng tôi cũng đánh giá

hiệu quả của việc dạy học trên hệ thống này thông qua dạy thử nghiệm khóa học mà
mình đã xây dựng. Việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu nêu ra được thực hiện theo
thiết kế nghiên cứu khảo sát triển khai từ chính hệ thống mobile learning này. Tuy
nhiên, do đây chỉ là phần phụ của đề tài, chúng tôi chỉ báo cáo các dữ liệu khảo sát
đáng chú ý ở chương cuối cùng trong báo cáo này. Báo cáo này được xây dựng trên
cơ sở kế thừa đề tài nghiên cứu trước đây của tác giả về hệ thống e-learning.


10

Chương 2: Tổng quan về dạy học trên các thiết bị di động
1. Các hình thức học tập với sự hỗ trợ của CNTT
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong giáo dục đại học, nhiệm vụ duy trì sự chú ý
của sinh viên với các hoạt động lên lớp luôn là một thách thức dành cho giảng viên
(Cronje 2006; Hirumi 2002; Vrasidas 2000). Chính vì vậy mà các nhà giáo dục ln
tìm cách thiết kế các họat động học tập sao cho có thể thu hút sự hứng thú của người
học đồng thời làm cho họ tích cực, chủ động hơn trong hoạt động học tập của mình.
Maltby, Gage và Berliner (1995) đã từng đề xuất mười cách giảm sự nhàm chán cho
sinh viên và khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào bài giảng, chẳng hạn như đa
dạng hóa các hoạt động học tập, thay đổi cách thức giao tiếp, lồng thêm vào các
hoạt động thể chất, tăng thêm yếu tố hài hước, đặt câu hỏi, tạo điều kiện cho người
học tự nêu câu hỏi, giảm bớt khoảng cách giao tiếp giữa giảng viên với học viên và
sử dụng tài liệu phát thêm.
Rất nhiều ý tưởng để khuyến khích người học tham gia vào bài giảng nêu trên có
thể được thực hiện một cách hiệu quả với sự hỗ trợ của một hệ thống dạy học di
động. Hệ thống phản hồi trong một hệ thống học tập di động có thể dễ dàng cho
phép giáo viên quản lý việc tương tác của sinh viên và cung cấp thêm các phản hồi
của mình (Poirier & Feldman 2007). Với sự hỗ trợ của hệ thống học tập di động,
giảng viên cũng có thể dễ dàng vượt qua các trở ngại trong một lớp học đông học
viên như điểm danh tự động, phát handouts nhanh chóng và biến lớp đơng thành

một ưu thế trong việc kiến tạo tài nguyên học tập dựa trên sự tham gia của người
học.
Từ khi internet bắt đầu trở nên phổ biến, các nhà giáo dục đã tìm cách tích hợp
những ưu điểm của nó với việc giảng dạy trong trường đại học và nhiều khái niệm
mới đã ra đời để mô tả việc kết hợp việc giảng dạy truyền thống với một hệ thống
hỗ trợ qua internet như “hybrid learning” (học hỗn hợp), “blended learning” (học
kết hợp) và “flipped classroom” (lớp học đảo ngược). Trước khi trình bày khái niệm
về học tập di động (mobile learning), trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi muốn
được làm rõ thêm về ba khái niệm vừa nêu:
a. Học hỗn hợp (Hybrid learning)
Theo định nghĩa của Brown (2001), học hỗn hợp là hình thức học mà giảng
viên thay thế một số phần của việc học giáp mặt truyền thống bằng các hoạt động


11

học tập online. Hiểu theo nghĩa này, một khóa học hỗn hợp bổ sung, củng cố và
tăng cường cho các buổi học giáp mặt (McFarlin 2008).
b. Học kết hợp (Blended learning)
Học kết hợp là cách tiếp cận kết hợp môi trường học tập giáp mặt truyền
thống với môi trường học được hỗ trợ mạnh mẽ bởi công nghệ (Rooney 2003). Ở
phương pháp học tập này, chúng ta thấy sự xuất hiện của một lý thuyết học tập mới
kết hợp sức mạnh của các hệ thống quản lý học tập với hình thức giảng dạy truyền
thống với mục đích cao nhất là đáp ứng được yêu cầu của người học trong những
hoàn cảnh khác nhau (Apsden & Helm 2004).
c. Lớp học đảo ngược (Flipped classroom)
Lớp học đảo ngược là hình thức mới nhất của học kết hợp. Trong mơ hình lớp
học đảo ngược, giảng viên tạo video bài giảng để sinh viên theo dõi ở nhà và thời
gian học giáp mặt trực tiếp trong lớp được sử dụng nhiều hơn cho các hoạt động
tương tác và thảo luận (Tucker 2012). Với lớp học đảo ngược, giảng viên có thể giải

quyết hiệu quả hơn việc giao bài tập về nhà cho sinh viên cũng như giám sát việc tự
học của sinh viên (Berrett 2012).
2. Khái niệm học tập di động
Trong vòng một thập kỉ qua, việc sử dụng kết nối internet không dây và các thiết
bị học tập di động để tạo thêm cơ hội học tập cho sinh viên đã tăng đáng kể và kéo
theo đó là những nghiên cứu về tác động của học tập di động (Vavoula, 2005;
Buedding & Shroer, 2009). Các loại thiết bị phục vụ học tập di động này đã đẩy
mạnh việc giao tiếp và tương tác giữa sinh viên với giảng viên (Khaddage, Lanham
& Zhow, 2009). Định nghĩa về học tập di động (m-learning) cũng có những thay
đổi dựa trên các yếu tố sự di động của người học, thiết bị kết nối và mối quan hệ
giữa m-learning với m-learning.
Theo Georgieva, Smrikarov & Georgiev (2005), m-learning chính là việc sử
dụng các thiết bị di động có kết nối khơng dây để việc học có thể diễn ra ở bất kì lúc
nào, bất kì nơi đâu. Naismith và các cộng sự (2004) thì lại định nghĩa m-learning
theo hướng sử dụng các thiết bị di động như điện thoại thơng minh, iPod, máy
palmtop, laptop, thậm chí là cả máy ảnh số hay USB trong quá trình dạy và học.
Keegan (2005) thì lại tập trung vào khía cạnh di động trong định nghĩa về mlearning. Các thiết bị có tính di động cao như điện thoại thơng minh, thiết bị cầm


12

tay, máy palmtop được Keegan (2005) xếp vào nhóm thiết bị m-learning. Cũng theo
Keegan (2005), máy tính xách tay khơng được tính là thiết bị di động m-learning.
Trong các nghiên cứu khác, m-learning được xem là sự mở rộng của m-learning
với sự tập trung chủ yếu dành cho việc sử dụng các thiết bị di động. Trifonova &
Ronchetti (2003) định nghĩa m-learning chính là hình thức m-learning thơng qua các
thiết bị di động nhỏ gọn trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng ý kiến như vậy, Pinkwart
và các cộng sự (2003) xem m-learning là bước tiếp theo của m-learning với đặc
trưng là sử dụng các thiết bị di động phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Như
vậy, học tập di động có thể được định nghĩa là hình thức học tập giao thoa giữa các

thiết bị di động với việc học qua web để tạo ra môi trường học tập bất kì khi nào và
bất kì nơi đâu (Khaddage, Lanham & Zhow, 2009). Tuy nhiên, những khác biệt giữa
m-learning và m-learning cũng cần được định nghĩa rõ ràng hơn về khía cạnh cơng
nghệ, người học và phương thức giao tiếp. Một hình thức học tập khác cũng cần
được nhắc đến trong sự so sánh này là học tập từ xa (distant learning). Gerogiev và
các cộng sự (2004) cho rằng m-learning là một hình thức của m-learning và mlearning là một hình thức của d-learning như sơ đồ dưới đây thể hiện:


13

Hình 1: M-learning trong mối liên quan với m-learning và d-learning
(Goergiev và các cộng sự, 2004)
Một nhà nghiên cứu khác, Peter (2007) lại khơng đồng tình với việc xếp mlearning vào làm bộ phận của m-learning. Peter (2007) đưa ra một mơ hình học tập
linh họat “đúng lượng cần dùng, đúng lúc và đúng người”. Theo mơ hình này thì cả
m-learning và m-learning đề là những tập hợp con của mơ hình học tập linh hoạt.
Trong mơ hình này, mặc dù có sự giao thoa giữa m-learning và m-learning nhưng
m-learning có những đặc điểm riêng và khơng phải là tập con của m-learning như
hình minh họa dưới đây:


14

Hình 2: Mơ hình học tập linh hoạt của Peter (2007)
Tổng hợp các phân tích khác nhau từ nhiều nhà nghiên cứu (Attewell, 2005;
Laouris & Eteokleous, 2005; Traxler, 2007), chúng ta có thể so sánh sự khác biệt
giữa m-learning và m-learning như sau:


15


Đặc điểm

M-learning

M-learning

Kết nối mạng

Mạng có dây

Mạng khơng dây

Thiết bị sử dụng

Máy tính để bàn và máy tính Điện thoại thơng minh, máy
xách tay
tính bảng, các thiết bị có thể
đeo được

Khả năng tiếp cận

Bất kì lúc nào

Bất kì nơi đâu

Các họat động học Học cộng tác
tập
Học từ xa
Học trên lớp
Chú trọng tài nguyên đa

phương tiện

Học tập cá nhân
Học theo tình huống
riêng
Học tập ngoài lớp
Chú trọng các hoạt
động học tập

Đặc điểm giao tiếp Phi
tức
thờ
giữa giảng viên và (asynchronous)
sinh viên
Có thể có sự ngưng trệ
trong 1 thời gian
Được lên kế hoạch

Tức thời (synchronous)
Giao tiếp thực hiện
ngay khi cần
Không được lập kế
hoạch trước

Đặc điểm giao tiếp Chủ yếu là giao tiếp giáp
giữa sinh viên với mặt
nhau
Giới hạn bởi thời gian
và địa điểm
Ít tương tác do phải làm

việc theo nhóm nhiều

Hình thức giao tiếp
linh hoạt
Thực hiện bất cứ khi
nào, bất cứ nơi đâu
Tương tác diễn ra
nhiều, chủ yếu là tương tác cá
nhân với nhau

3. Học tập di động trong quan hệ với các lý thuyết học tập
Theo Naismith và các cộng sự (2004), học tập di động là hình thức học linh hoạt
có thể đáp ứng u cầu của nhiều mơ hình lớp học hay hoạt động học tập được thiết
kế theo những lý thuyết học tập khác nhau. Bản chất của học tập di động là khả
năng tạo hứng thú cho người học và từ đó tăng cường động cơ học tập bên trong nên
nó có thể được áp dụng trong nhiều kiểu lý thuyết dạy học sau đây:


16

a. Thuyết hành vi
Thuyết hành vi xem trải nghiệm học tập là những kinh nghiệm có được thơng
qua sự thay đổi những hành vi có thể quan sát được thơng qua cơ chế kích thích,
phản ứng phù hợp. Với sự phát triển của các công cụ di động hiện nay, các hệ thống
m-learning có rất nhiều cơng cụ giúp giáo viên thiết kế những hoạt động học tập
theo cơ chế luyện tập lặp đi lặp lại và nhận phản hồi từ hệ thống vốn là đặc trưng
của hoạt động học tập theo thuyết hành vi. Đặc biệt, hệ thống m-learning có thể đưa
cho người học những câu hỏi trắc nghiệm về nội dung bài học, thu thập phản hồi
của người học một cách dễ dàng và nhanh chóng đưa ra các phân tích, phản hồi dựa
trên việc gửi tin nhắn hay kết nối mạng không dây (Naismith và các cộng sự, 2004).

b. Thuyết học tập kiến tạo
Thuyết học tập kiến tạo chú trọng đến khả năng người học phát triển kiến
thức thông qua việc bản thân họ chủ động kiến tạo những ý tưởng hay khái niệm
mới dựa trên cả kiến thức trước đây lẫn hiện tại. Với điện thoại thơng minh hiện
nay, sinh viên có thể nhanh chóng tạo nội dung học tập, kiến thức và chia sẻ nó với
bạn bè của mình bất kì khi nào, nơi nào mà họ muốn. Đặc biệt, một số hệ thống mlearning cịn có thể cho người học tham gia những trị chơi nhập vai để tăng cường
hơn nữa khả năng khám phá và tạo ra kiến thức mới ở người học (Corbeil & ValdesCorbeil, 2007).
c. Thuyết học tập theo tình huống (situated learning theory)
Các giờ học tập theo tình huống tập trung vào các hoạt động học tập diễn ra
trong hoàn cảnh thực tế của tình huống học tập. Chính mơi trường thực tế này là loại
tài nguyên học tập quan trọng nhất cho người học. Trong học tập theo tình huống,
mơi trường học tập hồn tồn có thể được lập kế hoạch trước bởi giáo viên. Ví dụ
như giáo viên có thể cho học sinh đi tham quan một bảo tàng, quan sát các loại cây
cỏ hay động vật ở ngồi trời. Với sự ra đời của cơng nghệ thực tế ảo (virtual reality),
các hệ thống m-learning hỗ trợ rất đắc lực cho các giờ học tình huống như thế này.
Chẳng hạn như khi tham quan một bảo tàng nghệ thuật mà sinh viên không biết một
tác phẩm nghệ thuật nào đó thì có thể dùng điện thoại thơng minh của mình scan
hình ảnh chụp được và sẽ có đầy đủ chi tiết về tác phẩm mình muốn biết.
d. Thuyết học tập cộng tác (collaborated learning theory)


17

Điểm nhấn của lý thuyết học tập cộng tác chính là các tương tác xã hội từ
phía người học (Naismith và các cộng sự, 2004). Việc phủ sóng truy cập internet
không dây rộng rãi ngày nay cho phép người học có thể liên lạc, chia sẻ dữ liệu, tài
liệu, tin nhắn một cách rất dễ dàng. Ngoài ra, các hệ thống học tập di động hiện nay
cũng đều có nhiều công cụ cho phép người học cộng tác với nhau một cách hiệu quả
như wiki, glossary, forum hay workshop. Khi internet không dây càng phát triển và
thiết bị kết nối di động càng rẻ đi thì lý thuyết học tập cộng tác càng có vị trí quan

trọng trong các hệ thống dạy học di động.
e. Lý thuyết học tập suốt đời
Thuyết học tập suốt đời chú trọng vào các hoạt động học tập diễn ra bên ngồi
một mơi trường học tập mang tính trường lớp truyền thống. Học tập suốt đời có thể
diễn ra thơng qua những nỗ lực chủ động từ phía người học như đăng kí tham gia
khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết cho bản thân. Tuy nhiên, hoạt động học tập
suốt đời đôi khi cũng diễn ra một cách tình cờ thơng qua việc xem tivi, đọc báo hay
nói chuyện với người khác. Với một thiết bị di động lúc nào cũng trong tình trạng
kết nối sẵn sàng thì rõ ràng học tập di động là lựa chọn lý tưởng cho việc đẩy mạnh
học tập suốt đời cho người học.
4. Tiềm năng của việc dạy học trên các thiết bị động đối với giáo dục đại học
Theo Cochrane (2010), tiềm năng chính của dạy học trên các thiết bị di động là
nó có thể kết nối các mơ hình học tập do giảng viên thiết kế với mơ hình học tập
người học làm trung tâm nhưng đồng thời cũng tạo cho người học khả năng học
theo nhu cầu riêng mà các hình thức giảng dạy truyền thống khơng thể có được.
Khả năng cá thể hóa hoạt động học tập và thích ứng linh hoạt được với nhiều mơ
hình dạy học khác nhau ở nhiều điều kiện giảng dạy khác nhau chính là lợi điểm
chính của việc dạy học trên các thiết bị di động so với các mơ hình truyền thống.
Có ba lý do chính mà Kukulska-Hulme (2005) cho rằng các trường đại học nên chào
đón học tập di động:
-

Cung cấp khả năng truy cập đến các nguồn tài nguyên tốt hơn cho người
học
Giúp cả giảng viên và sinh viên khai thác nhiều hơn tiềm năng giảng dạy
và học tập của họ
Nâng cao hiệu quả công tác quản trị trong nhà trường


18


Trong một nghiên cứu khác, Vavoula (2005) so sánh sinh viên có sử dụng
các thiết bị di động với những sinh viên không sử dụng thiết bị di động trong học
tập và phát hiện ra rằng những sinh viên có tham gia các hoạt động học tập trên thiết
bị di động thì tương tác nhiều hơn, có các kết nối tốt hơn và cũng mạnh hơn trong
việc giao tiếp, cộng tác.
Khả năng hỗ trợ hiệu quả việc học của sinh viên từ những hệ thống dạy học
di động (m-learning) cũng được khẳng định thêm trong nghiên cứu của Shih &
Mills (2007). Các tác giả này kết luận rằng khi sử dụng hệ thống m-learning, mức
độ hứng thú học tập của sinh viên có tăng lên bởi các em đánh giá cao tính linh hoạt
và tiện lợi khi sử dụng điện thoại di động của mình tham gia các hoạt động học tập.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nhờ có hệ thống m-learning mà sinh viên và giảng
viên tương tác nhiều hơn và sinh viên cũng được khuyến khích hợp tác với nhau
nhiều hơn. Chính vì vậy mà Caudill (2007) cho rằng m-learning không chỉ cho phép
người học truy cập nguồn tài ngun học tập có tính tương tác mà cịn giúp họ có
khả năng học tốt hơn thơng qua các hoạt động thảo luận và tương tác.
Một tiềm năng lớn khác của m-learning trong giáo dục đại học là cách nó kết nối
hình thức học tập chính thống trên lớp với các hình thức học tập phi chính thống
ngồi lớp học (Duncan-Howell & Lee, 2007). Việc học không chỉ gói gọn ở một
khơng gian hay thời gian cụ thể và giáo dục truyền thống cũng không thể cung cấp
người học tất cả những kiến thức và kĩ năng cần thiết (Sharples, Corlett &
Westmancott, 2002). Ngoài ra, m-learning cũng gỡ bỏ một số đặc điểm cứng nhắc
của giáo dục truyền thống và điều này làm cho nó trở nên hấp dẫn với người học
(Attewell, 2005). Khi xem xét lại các dự án học tập di động ở châu Âu, KukulskaHulme và các cộng sự (2009) kết luận rằng việc kết hợp giữa các loại cơng nghệ di
động có thể hỗ trợ hiệu quả nhiều cho trải nghiệm học tập. Nhìn chung, đa số các ý
kiến đều đồng ý rằng việc kết hợp một cách hợp lý giữa trải nghiệm học tập truyền
thống với trải nghiệm học tập di động sẽ mang lại hiệu quả cao cho giáo dục đại
học.

5. Một số hạn chế và thách thức của mơ hình học tập di động

Mặc dù các ưu điểm của mơ hình học tập di động được thừa nhận rộng rãi trong
các nghiên cứu triển khai ở bậc đại học và sau đại học, mơ hình học tập m-learning
cũng có một số khuyết điểm và hạn chế đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra như sau:


19

-

-

-

-

-

Những hạn chế về tính năng sử dụng của bản thân các thiết bị di động
(Hashemi và các cộng sự, 2011; Park, 2011): Bản thân các thiết bị di
động thường có những hạn chế như màn hình nhỏ, bộ nhớ kém, tốc độ kết
nối mạng chậm, thời lượng pin sử dụng ngắn và bàn phím rất nhỏ so với
các thiết bị như máy tính để bàn. Ngồi ra, màn hình của các thiết bị mlearning cũng khơng có khả năng hiển thị độ phân giải cao nên một số tài
nguyên học tập có thể hiển thị rất tốt trên máy tính thơng thường nhưng
khơng hiển thị được trên thiết bị m-learning (Barker và các cộng sự,
2005). Một hạn chế cố hữu khác là các thiết bị di động đa số có khả năng
xử lí hạn chế và chúng có nhiều biến thể hệ điều hành khiến cho việc chia
sẻ, trao đổi giữa các thiết bị khác nhau không thuận lợi.
Hạn chế về tâm lý và thói quen sử dụng của người học: Các nghiên cứu
của Park (2011) và Wang, Wu & Wang (2009) chỉ ra rằng sinh viên sẵn
sàng sử dụng các thiết bị di động cho nhu cầu giải trí như là nghe nhạc,

nhắn tin cho bạn và sử dụng các mạng xã hội hơn là các mục đích học tập.
Vấn đề an ninh mạng và an toàn: Các thiết bị di động dễ bị gãy, vỡ, hư
hỏng và cũng dễ bị mất trộm hơn máy tính để bàn hay máy tính xách tay.
Điều này có thể là trở ngại tương đối lớn đối với tầng lớp sinh viên có
điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay (Barker và các cộng sự, 2005).
Những hạn chế về mặt sư phạm: Park (2011) nhận xét rằng các hoạt động
học tập m-learning dễ gây mất tập trung cho người học nhiều hơn và điều
này có thể cản trở việc học.
Chi phí vận hành: Nhìn chung, chi phí mua sắm các thiết bị m-learning và
thiết lập hạ tầng cho việc dạy học m-learning vẫn cịn tốn kém. Bên cạnh
chi phí cho hệ thống kết nối khơng dây tốc độ cao thì chi phí cho việc sửa
chữa, duy trì thiết bị, tập huấn cho giáo viên và sinh viên là không nhỏ
(Barker và các cộng sự, 2005).

Trong một nghiên cứu khác, Yardanova (2007) cũng chỉ ra ba thách thức cơ bản
về mặt kĩ thuật và xã hội khi triển khai m-learning trong giáo dục: khả năng chấp
nhận của người học, các đặc tính kĩ thuật của hệ thống m-learning và các thiết bị kết
nối của sinh viên. Để có thể khắc phục được những thách thức trên, Yardanova
(2007) cho rằng tài nguyên học tập cần phải được truyền đến các thiết bị kết nối của
người học ở dạng các module riêng lẻ và chúng cần phải được sắp xếp theo một
cách thật linh hoạt và thân thiện với người dùng. Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng khả
năng bảo mật dữ liệu người dùng và tính riêng tư trong hệ thống m-learning cũng là


20

yếu tố quan trọng cho việc triển khai và xây dựng một hệ thống học tập di động hiệu
quả.

6. Mức độ sẵn sàng của người học cho mơ hình m-learning

Nhìn chung, sinh viên đại học có khả năng sẵn sàng cho mơ hình học tập mlearning cao hơn hẳn so với học sinh phổ thông do ở ở độ tuổi này, các em sử dụng
thiết bị di động cá nhân rất phổ biến và một số lớn cũng đã quen với các hệ thống
m-learning được sử dụng ở trường phổ thơng. Tuy nhiên, m-learning vẫn cịn đang ở
giai đoạn phát triển sơ khai và để có thể vượt qua những thách thức trong triển khai
thì việc trả lời câu hỏi về mức độ sẵn sàng của người học là cần thiết.
Đã có một số nghiên cứu cách đây khoảng 10 năm về khả năng sẵn sàng của
người học cho việc học tập di động. Trifonova, Georieva và Ronchetti (2006)
nghiên cứu việc sử dụng m-learning ở hai trường đại học tại châu Âu: Đại học
Trento, Ý và Đại học Ruse, Bulgaria. Tại hai trường này, sinh viên được hỏi về thiết
bị mình đang sử dụng, đánh giá của các em về các hệ thống học tập và những dịch
vụ mà hệ thống học tập di động nên cung cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng hệ thống m-learning phụ thuộc nhiều vào
cách thức các em đã sử dụng các hệ thống m-learning trước đó. Nhìn chung, những
sinh viên đã từng sử dụng các cơng cụ m-learning trước đó thường có mức độ hài
lịng cao với các dịch vụ và có thái độ tích cực đối với việc học trong hệ thống mlearning. Giá cả của thiết bị và giá của các loại dịch vụ mà sinh viên sử dụng cũng là
những yếu tố quan trọng cho việc chấp nhận sử dụng hệ thống m-learning của sinh
viên. Ở khía cạnh giới tính, nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh viên nam thích sử
dụng hệ thống m-learning hơn sinh viên nữ; sinh viên nữ chuộng hình thức học tập
truyền thống nhiều hơn. Trong một nghiên cứu tương tự, Corbeil & Valdes-Corbeil
(2007) khảo sát ý kiến của sinh viên và giảng viên về việc sử dụng các thiết bị di
động trong hoạt động học tập và giảng dạy. Kết quả cho thấy cả giảng viên và sinh
viên vẫn chưa hoàn toàn sử dụng các công nghệ di động vào hoạt động học tập và
giảng dạy. Họ sử dụng thiết bị di động ở trường nhưng vẫn chủ yếu phục vụ mục
đích giải trí. Tuy nhiên, một phần lớn sinh viên cho rằng các em đã sẵn sàng cho
học tập di động.
Ở góc độ khai thác hệ thống m-learning để cung cấp các dịch vụ có trả phí từ
phía người học, Economides & Grousopoulou (2009) tìm hiểu thái độ của sinh viên
cả nam lẫn nữ đối với việc sử dụng thêm các dịch vụ di động. Nghiên cứu này cho
thấy quan điểm của sinh viên đối với các dịch vụ mà hệ thống m-learning cung cấp



21

và khả năng thanh toán tiền cho các dịch vụ như vậy. Kết quả thu được chỉ ra rằng
cả sinh viên nam lẫn nữ đều sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ m-learning mà họ sử
dụng tuy nhiên các sinh viên nữ cho rằng giá cả của các dịch vụ này nên thấp hơn.
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2016) cũng có nghiên cứu về mức độ sẵn
sàng của sinh viên trong một trường đào tạo giáo viên cho việc học tâp di động. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên ở một nước đang phát triển như ở Việt Nam
cũng đã sẵn sàng về trang thiết bị phần cứng, kết nối mạng và thói quen học tập.
Mặc dù các dịch vụ học tập di động ở Việt Nam còn chưa phát triển nhưng một tỉ lệ
khá lớn sinh viên được khảo sát trả lời rằng các em đã từng sử dụng điện thoại thông
minh hay máy tính bảng cho các hoạt động học tập ngoại ngữ (67%). Tuy nhiên,
nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thời gian mà sinh viên sử dụng các thiết bị di động
cá nhân của mình vẫn cịn khá lớn thể hiện qua biểu đồ sau đây:

How often do you use your smartphone/tablet for the
following purposes? (1 = rarely; 5 = very often)
Send/receive SMS
5 4.1
4
3
Use learning apps
4Browse websites
3.2 2
1
0
Send/receive 3.1
phone calls


Listen to music
4.2
3.1
Check emails

Hình 3: Mức độ thường xuyên sủ dụng các dịch vụ trên thíết bị
di động của sinh viên (Nguyen Ngoc Vu, 2016)

Trong nghiên cứu của mình, sau khi được sử dụng hệ thống học tập di động
phục vụ cho việc học, phần lớn sinh viên được khảo sát (80%) cho rằng hệ thống
học tập di động có hiệu quả trong việc hỗ trợ hoạt động học tập của mình (Nguyen
Ngoc Vu, 2016).


22

Chương 3: Giới thiệu hệ thống m-learning tại Trường Đại học
Sư phạm TP.HCM
1. Khu vực trang chủ
Hệ thống m-learning được nhóm chủ nhiệm đề tài xây dựng có giao diện
responsive, hiển thị tốt trên nhiều loại thiết bị kết nối khác nhau.

Hình 4: Hệ thống m-learning trên màn hình hiển thị các thiết bị khác nhau
Khu vực login được bố trí theo cách giúp cho sinh viên có thể login vào
nhanh chóng. Sau khi login thành cơng, profile của người học hiển thị ở ngay phía
dưới tên và hình ảnh của mình


23


Hình 5: Login box trước khi đăng nhập

Hình 6: Login box sau khi đăng nhập
Một điểm mới của hệ thống m-learning được nhóm phát triển xây dựng là
khả năng sử dụng font awesome để trang trí


×