Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) KHẮC PHỤC NHỮNG hạn CHẾ TRONG VIÊC dạy và học tác PHẨM “ đàn GHI TA của LORCA” THANH THẢO CHO học SINH lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.35 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIÊC DẠY VÀ
HỌC TÁC PHẨM “ ĐÀN GHI TA CỦA LORCA”- THANH
THẢO
CHO HỌC SINH LỚP 12- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Nguyễn Hồng Khôi
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

1


Mục Lục
Nội dung
Trang 1.
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến


2.3. Áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện
2.3.1. Người đọc đồng sáng tạo- đối thoại cùng thi nhân
2.3.2. Kết nối văn hóa phương Đơng và phương Tây
2.3.3. Vẻ đẹp của âm thanh- màu sắc- hình khối, thủ pháp gián cách liền kề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường

3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục đề tài sáng kiến kinh nghiệm được hội đồng khoa học cấp ngành
đánh giá

2


1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Thơ ca là nơi người nghệ sĩ giải phóng cái tơi của mình, giải mã văn bản
thơ thực chất là khám phá thế giới tâm hồn người nghệ sĩ ẩn tàng sau lớp ngôn
từ và thi ảnh.Sự rung động tâm hồn trước thế giới, sáng tạo thế giới, từ chân trời
của một người đến chân trời nhiều người là cái đích người đọc hướng tới, tuy
nhiên công việc này không phải lúc nào cũng đễ dàng.
“ Đàn ghi ta của Lorca”- Thanh Thảo được đưa vào giảng dạy ở chương trình
Ngữ Văn 12- THPT là tác phẩm tiêu biểu cho lối cách tân thơ ca hiện đại. Bên
cạnh sự độc đáo, mới, lạ… tác phẩm tạo nên nhiều băn khoăn, trăn trở cho giáo
viên học sinh.
Thực tế giảng dạy tác phẩm ở trường THPT chúng tôi nhận được những
phản hồi như sau:

Thứ nhất, giáo viên ngại dạy “ Đàn ghi ta của Lorca”- Thanh Thảo vì tác
phẩm quá khác lạ về hình thức nghệ thuật cũng như tính logic về mặt nội dung,
địi hỏi cao tính liên tưởng.
Thứ hai, học sinh ngại tiếp nhận tác phẩm, cho rằng tác phẩm quá khó,
khác lạ so vơi thơ ca truyền thống, đọc nhưng không hiểu nội dung ý nghĩa.
Thứ ba, tác phẩm đòi hỏi người đọc phải có vốn hiểu biết nhất định về
Chủ nghĩa hậu hiện đại, trường phái tượng trưng, siêu thực, thủ pháp liền kề
gián cách tạo mạch ngầm tư tưởng cho văn bản thơ cũng như mở rộng trường
liên tưởng cho người đọc.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài này nhằm mục đích kiến giải một cách trong sáng nhất cho việc
giảng dạy và học tập tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lorca”- Thanh Thảo nhằm tạo
hứng thú cho người dạy và người học, tác phẩm hay độc đáo và dễ tiếp nhận
khơng khó hiểu như người ta vẫn nghĩ.
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo hứng thú trong học tập,
đọc hiểu văn bản thơ là quá trình đồng sáng tạo, đối thoại với nhà thơ thơng qua
tác phẩm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lorca”- Thanh Thảo, kiến giải một cách trong
sáng và dễ hiểu nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Đọc hiểu tác phẩm văn chương nhằm khơi gợi xúc cảm thẩm mĩ ở học
sinh THPT thông qua tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lorca”- Thanh Thảo.
Khảo sát, thống kê cách cảm nhận của học sinh thông qua hệ thống ngơn từ,
hình ảnh và màu sắc được thể hiện trong tác phẩm.
Phát biểu, thảo luận nhóm nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong
các ý kiến đánh giá của học sinh.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến.
Người đọc đồng sáng tạo, sự tích cực, chủ động đối thoại cùng nhà thơ

thông qua tiếp cận tác phẩm.
3


Kết nối văn hóa Phương Đơng và Phương Tây.
Vẻ đẹp của màu sắc, âm thanh, hình khối thủ pháp liền kề, gián cách.
2. Nội dung của sáng kiến.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1- THPT, phần hướng dẫn học bài chỉ
hướng dẫn học sinh về cấu tứ trên dòng cảm xúc mãnh liệt về cái chết bi thảm
của Lorca qua khả năng liên tưởng của một loạt hình ảnh thơ, cảm nhận về hình
tượng tiếng đàn, Với trình độ của học sinh THPT, hướng dẫn như vậy là đánh đố
học trò, tạo tâm lí hoang mang, khó hiểu, ngại đọc, ngại học tác phẩm, nguy
hiểm hơn nữa là sự suy diễn tùy tiện về tác phẩm. Mặt khác, phần hướng dẫn
học bài bỏ qua yếu tố quan trọng nhất của việc khám phá văn bản thơ đó chính
là : thi nhân- độc giả.
“Đàn ghi ta của Lor ca”- Thanh Thảo được sáng tác theo trường phái thơ
siêu thực, một trào lưu nghệ thuật ở thế kỷ XX, hạt nhân tư tưởng của nó là
tun ngơn của André Breton: đặt phi lí tính lên trên lí tính, giải phóng con
người khỏi mọi xiềng xích xã hội bằng việc diễn tả tiềm thức, coi vô thức là chủ
thể sáng tạo, Siêu thực là hiện thân của mộng, thao tác tự động thuần túy của
tâm linh, là bài chính tả mà tư tưởng đọc ra [Thụy Khuê- Từ lãng mạn đến siêu
thực- Paris tháng 10/ 1999].
Thơ Siêu thực mượn Tượng trưng bằng việc khai thác lớp nghĩa ẩn dụ thứ
hai, thứ ba của hình tượng, trường liên tưởng được mở rộng tối đa đến mức có
thể( khoảng trống đó khơng bến bờ, nơi ngay cả cây cầu nhỏ cũng khơng có chỗ
bắc sang- And ré- Breton), là căn cứ tiếp cận văn bản thơ của Thanh Thảo.
Đàn ghi ta của Lorca còn chịu ảnh hưởng của lí thuyết Chủ nghĩa hậu hiện
đại( ra đời từ 1950) với tiêu chí: Phi trung tâm, chấp nhận những yếu tố ngoại
biên trở thành yếu tố quan trọng như các yếu tố trung tâm trước đó- Samuel

Beckett. Đàn ghi ta của Lorca khai thác triệt để lối viết gián đoạn, thủ pháp liền
kề “ phi nhân quả” nhằm phát huy tối đa thuộc tính đồng sáng tạo của người
đọc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Sáng kiến này chỉ khảo sát ở khối 12, Trường THPT Tĩnh Gia 3, một
trường vùng biển, xa trung tâm, điều kiện còn nhiều hạn chế. “ Đàn ghi ta của
Lorca”- Thanh Thảo là thách thức lớn đối với học sinh THPT bởi: trình độ, vốn
văn hóa của các em cịn hạn chế. Bài thơ tiêu biểu cho lối cách tân thơ ca của
Thanh Thảo: Khước từ lối biểu đạt dễ dãi, tìm kiếm lối biểu đạt mới( học sinh
chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều).
Đàn ghi ta của Lorca- Thanh Thảo, trở ngại không nhỏ đối với giáo viên
trực tiếp giảng dạy bởi sự mới lạ về hình thức nghệ thuật, tính đa nghĩa của văn
bản thơ, kiến giải tác phẩm như thế nào cho học sinh dễ hiểu?
2.3. Áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện.
2.3.1. Người đọc đồng sáng tạo- đối thoại cùng thi nhân.
Xét đến cùng, văn chương là thân phận con người, với thơ là hành trình
từ chân trời của một người đến chân trời của nhiều người sự đồng sáng tạo của
người đọc mở cho thơ nhiều chiều kích. “ Đàn ghi ta của lor ca” địi hỏi người
đọc phải có cái nhìn khơng gian trong tiếp nhận. Bởi cái nhìn khơng gian tạo nên
4


tính chất liền kề các sự vật hiện tượng( điều này sẽ được đề cập ở phần vẻ đẹp
của âm thanh, màu sắc, hình ảnh ).
Thơ Thanh Thảo xuất hiện các hình ảnh “ vầng trăng”, “ đáy giếng” khơi
gợi vẻ đẹp yên bình ở làng quê Việt Nam gắn liền với ca dao. “ Giọt nước mắt
vầng trăng- Long lanh trong đáy giếng”, so sánh giọt nước mắt như vầng trăng
khơi gợi hình ảnh đẹp ngợi ca cái chết tự do của Lorca và sự siêu thoát. Cái chết
như một tiền định “ đường chỉ tay đã đứt”- dấu hiệu của định mệnh? Chỉ dựa
vào định mệnh lí giải cho cái chết của Lorca không phải là dụng ý của Thanh

Thảo. Tác giả dùng chi tiết ấy một mặt làm giảm nhẹ nỗi đau mất mát, mặt khác
hướng người đọc liên tưởng đến cái chết do “ nhân định”- bè lũ phát xít độc ác
bóp nghẹt tư tưởng tự do của những con người tiến bộ. Đường chỉ tay đó do kẻ
xấu làm đứt- sức tố cáo mạnh mẽ của văn bản thơ.
Mọi cái chết đều hướng con người ta đến sự siêu thốt:
“ Đường chỉ tay đã đứt
Dịng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
Trên chiếc ghi ta màu bạc.
Chàng ném lá bùa cơ gái Di- gan
Vào xốy nước
Chàng ném trái tim mình
Vào lặng im bất chợt ”
Người đọc bắt gặp sự tương đồng siêu thực giữa động/ tĩnh “ xoáy
nước” / “ lặng yên”, “ ném lá bùa”, “ ném trái tim” vào “ xoáy nước” vào “ lặng
im”. Hình thức điệp từ ngữ kết hợp động từ “ ném” thể hiện hành động dứt
khốt khơng bi lụy, rũ bỏ tuyệt đối vướng mắc trần thế- Lorca tận cùng sự giải
thốt.
“ Lá bùa cơ gái Di- gan”,và “ trái tim” khiến người đọc liên tưởng đến
tình yêu. Hình ảnh đầu bài thơ “ Bầu trời cơ gái ấy” đến cuối bài định hình rõ “
cơ gái Di- gan”. Cơ gái, trái tim là chuyện tình u nam nữ nhưng cịn khơi gợi
cơ gái và trái tim là hai thực thể độc lập. Chàng ném lá bùa( bùa yêu?), ném trái
tim là ném những thứ đồng nghĩa với tình u bởi tình u ln đem đến sự
phiền tối. Mặt đất đầy những thế lực xấu xa hoành hành, tình người khơ cạn thì
hãy ném trái tim kia cịn hơn phải chịu những quằn quại dưới ách bạo tàn.
Trái tim còn là biểu tượng của năng lực sáng tạo, thế gian đầy ắp những
độc tài sẽ khơng cịn chỗ cho thơ và những con người chân chính. Nhưng âm
điệu “ li- la li- la li- la…” lại là nhạc điệu của trái tim, trái tim đó vẫn khao khát
sự tái sinh. Tầm vóc tư tưởng khơng nhỏ của văn bản thơ.
Xuyên suốt văn bản thơ xuất hiện sự tái sinh khơng chỉ ở hình ảnh sang

sơng màu sắc Phật giáo mà còn “ Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”, cỏ bất diệt giữa
mênh mang thiên địa- nơi nào có sự sống nơi ấy có cỏ, nơi khơ cằn sỏi đá cỏ vẫn
mọc xanh tươi. Câu thơ mở ra sự vô hạn về không gian( Tây Ban Nha- Việt
Nam) về sự sống và bất tử, cái nhất thời- cái vĩnh hằng. Cái xấu, cái ác chỉ có
thể chiến thắng tạm thời, cuối cùng sẽ bị chân lí tiến bộ của loài người đánh bại.
5


Chuỗi âm thanh “ li- la” khơi gợi tiếng nhạc ngựa, tiếng đàn với vũ điệu
Flamenco mở đầu và kết thúc tác phẩm tạo nên cấu trúc vòng tròn cho bài thơ
của Thanh Thảo, mở ra nhiều tầng liên tưởng. Vịng trịn của triết lí Phật
giáo( sẽ trình bày ở phần kết nối văn hóa), vịng trịn kết thúc của một kiếp
người, vòng tròn của luân hồi- tái sinh, vòng trịn của số kiếp quẩn quanh… Đó
là những liên tưởng vô bờ của người đọc, sự liên tưởng đa dạng của những kiếp
đời “ bao nhiêu cảnh, bấy nhiêu tình”- Sự vĩ đại của thi ca.
2.3.2. Kết nối văn hóa phương Đơng và phương Tây
Đàn ghi ta cịn có tên gọi khác là Tây ban cầm nhạc cụ nổi tiếng của Tây
Ban Nha gắn liền với điệu nhảy Flamenco và đấu bị đã trở thành biểu tượng của
văn hóa .Các biểu tượng này có phần tương phản nhau, vừa sơi nổi , hào hùng,
vừa đắm đuối mê say, khát vọng mãnh liệt về cuộc sống lại thấp thống bóng
dáng tử thần hình thành bản sắc văn hóa Tây Ban Nha. Thanh Thảo triệt để sử
dụng các biểu tượng đó kết hợp lối thơ tượng trưng, siêu thực mở ra trường liên
tưởng phong phú cho người đọc, âm hưởng bi hùng về sự sống, cái chết, sự bất
tử của một con người và của cái đẹp.
Lời đề từ của bài thơ được dẫn từ tuyên ngôn của Lorca: Khi tôi chết hãy
chôn tôi với cây đàn ghi ta, là thái độ tận hiến cho nghệ thuật, cho tự do và vĩnh
hằng. Tái hiện sự sống cái chết biểu tượng đắc địa nhất chính là tấm áo chồng
của đấu sĩ đấu bị tót. Hành động đấu bị được xem là dũng cảm, lòng can đảm
được nâng lên thành nghệ thuật, các đấu sĩ là những nghệ sĩ đang khiêu vũ với
thần chết.

Thanh Thảo khơng chỉ am hiểu văn hóa Tây Ban Nha mà cịn kết nối hài
hịa với văn hóa phương Đơng. Giọng điệu bi hùng của bài thơ về cái chết của
Lorca khơng chỉ ở hình ảnh “ áo chồng bê bết đỏ” mà còn thể hiện “ đường chỉ
tay đã đứt”( thiên định về số mệnh), “ dịng sơng”, “ sang ngang”( triết lí về sự
giải thốt của nhà Phật).
Bài thơ viết về Lorca thi sĩ của trời Tây mang bóng dáng của văn hóa
phương Đơng, gần gũi với người Việt Nam. Tác giả đặt hai nên văn hóa gần
nhau với mục đích thân thuộc cái xa lạ, khơi gợi tâm thức người đọc. Vì vậy
hình ảnh “ vầng trăng- đáy giếng” làm người đọc liên tưởng đến cách Bồ Đề Đạt
Ma sang sơng với một chiếc giày. Đây chính là cảm thức đặc biệt của Thanh
Thảo đối với Lorca.
2.3.3. Vẻ đẹp của âm thanh- màu sắc- hình khối, thủ pháp gián cách, liền kề.
“ Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li- la li- la li- la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh chống
trên n ngựa mỏi mịn…”
Hình khối, âm thanh, màu sắc là đặc trưng của thơ siêu thực, hình khối
của một kiểu hình hài nào đó tạo nên những hình thể giàu biểu tượng. Màu sắc
và âm thanh lại là đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn nhằm khai thác tối đa giác
quan, sự tương giao của giác quan thể hiện sự tinh tế của xúc cảm.
6


Thơ Siêu thực khơng chỉ kế thừa tính chất của lãng mạn mà cịn đề cao
tính phi trung tâm chấp nhận mọi sự tưởng tượng, khơi gợi sự rung động ở
người đọc. “ Tiếng đàn bọt nước ” hai đối tượng vốn không liên quan được đặt
kề nhau tạo nên liên tưởng thú vị, hàng loạt các mệnh đề xuất hiện: Tiếng đàn
mong manh như bọt nước, tiếng đàn lan tỏa như bọt nước, số phận nghệ sĩ

mỏng manh như bọt nước… tạo nên tính đa nghĩa của hình tượng thơ.
“ Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”, Tây Ban Nha/ áo chồng là biểu tượng
văn hóa, xứ sở của vũ điệu đấu bò đặt liền kề với “ gắt”. “ Gắt” là từ cực tả của
sắc đỏ làm cho biểu tượng trở nên chói chang, giàu tính hào hùng.
Chuỗi âm thanh “ li- la li- la li- la” gợi âm hưởng “ lilac” trong tiếng Tây Ban
Nha khơi gợi về loài hoa Tử đinh hương màu đỏ thắm kết hợp với sắc đỏ của áo
choàng vẻ đẹp của Lorca hiện hữu mới lạ. Hành trình của Lorca ngút ngàn sắc
thắm của văn hóa Tây Ban Nha , hành trình ấy đầy sự đơn độc. Hành trình đó
chính là hành trình sáng tạo. Bất kì tác phẩm nghệ thuật chân chính nào cũng
đều hồi thai trong nỗi cơ đơn, tận cùng đơn độc: “ vầng trăng chếnh choáng/
yên ngựa mỏi mịn”. Cơ đơn ở đây là miền đơn độc với vầng trăng, n ngựacơ đơn như một tín hiệu văn hóa gắn kết người đọc cảm nhận được những mất
mát, nuối tiếc hùi hụi. Lorca sang sơng mang bóng dáng của Kinh Kha qua
Dịch Thủy hàn mang tâm thế “ nhất khứ bất phục hoàn”.Vẻ đẹp kiêu hùng của
Lorca gợi đến cái chết đơn độc giữa xứ sở bạo tàn.
Hình ảnh đơn độc, chếnh choáng, vầng trăng yên ngựa mỏi mịn cịn
mang tính dự cảm khơng ngi về sự bất định thiếu bình n. Đó là tính chất đề
cao lí trí người đọc của thơ Siêu thực. Đoạn thơ sau minh chứng điều đó:
“ Tây Ban Nha
Hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du…”
Cảm xúc của thơ chứa đựng sự linh cảm. Hình ảnh thơ chứa đựng tính
tương phản “ hát nghêu ngao/ kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ/ bãi bắn/ mộng
du”. Sắc đỏ của áo choàng bê bết gợi sự đổ máu- cái chết. Cái chết hiện hình
thành màu sắc và tan chảy những hình khối. “Hát/ chết” được đặt liền kề vốn
chẳng liên quan gì nhau nhưng khơi gợi cả một miền liên tưởng. Cái chết đột
ngột, mất mát bất ngờ.
Lý thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại đó là sự bất định về tương lai,

tương lai đầy bất trắc. Con người đang khỏe mạnh, căng tràn sức sống bỗng
chốc có thể chết là điều thường bắt gặp trong xã hội hậu hiện đại và là mối quan
tâm sáng tạo của các nhà Siêu thực nhằm tạo nên hiệu ứng nghịch dị, sửng sốt,
hình ảnh trở nên xác thực hơn.
Nghịch dị, sửng sốt tác động đến người đọc qua bước đi “ mộng du” của
Lorca, bước đi của người trong mơ, của ảo giác, vô định, khơng vướng bận
chuyện chết chóc. Lorca bị bắn nhưng kẻ bắn Lorca đã thất bại. Sự vô định của
Lorca ẩn chứa một thế giới tâm hồn được Thanh Thảo tái hiện, diễn tả thông
7


qua thân phận của tiếng đàn. Đoạn thơ tiếp theo chất Siêu thực hiện lên đậm
đặc:
“ tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nhước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng rịng
máu chảy”.
Màu sắc, âm thanh, hình khối cùng đồng hiện: ghita nâu- ghita lá xanhghita tròn- bọt nước- máu chảy. Âm thanh được chuyển tải bằng màu sắc. Màu
sắc của tâm trạng con người trước cái chết. Từ màu sắc chuyển sang hình khối
và sự vận động ( bọt nước/ ròng ròng máu chảy) khơi gợi sự ngỡ ngàng cho
người đọc. “ Bầu trời cơ gái”- hình ảnh giàu tính lãng mạn, phiêu linh đó là bầu
trời của tự do và “nàng thơ” món ăn tinh thần khơng thể thiếu của các nghệ sĩ,
của những thi nhân vốn được xem là hào hoa, lãng mạn- phẩm chất quen thuộc
của người nghệ sĩ.
Thủ pháp gián cách, liền kề đem đến hiệu ứng sửng sốt, nghịch dị. Vầng
trăng -yên ngựa, bầu trời- cơ gái bỗng chốc hiện hữu thành chết chóc ( ròng
ròng máu chảy) làm cho người đọc rơi vào trạng thái luyến tiếc, hụt hẫng như
có gì bóp nghẹt con tim. Thủ pháp này cho phép tái hiện dòng tâm tư bất định,

phủ nhận tính mạch lạc, logic của văn bản, để cao tính phi logic, sự phi lí. Lối
cách tân thơ như thế tạo ý vị triết học và tôn giáo cho thơ những “ vật tạo tác”nguyên thủy. Tác dụng lớn nhất của nó là khả năng đánh thức cái tôi của người
đọc. “ Đàn ghi ta của Lorca” đưa người đọc đến thế giới bị đảo lộn nghiêm
trọng, buộc tìm kiếm một cấu trúc vơ hình như chơi trị Ru- bích nhằm giải mã
văn bản thơ tìm ra ý tưởng.
Mạch liên kết vơ hình đó được liên kết xâu chuỗi : Lorca nghệ sĩ của tự
do, bị bắt và giết, cái chết của Lorca. Cuộc đời Lorca gắn liền với tiếng
đàn( ông xuất thân trong một gia đình nghệ thuật: mẹ là nghệ sĩ piano). Tiếng
đàn là tinh anh, thể phách, là hồn cốt của Lorca. Lorca chết, tiếng đàn mất, nghệ
thuật chân chính khơng cịn nhưng “ không ai chôn cất tiếng đàn” là sáng tạo “
đáng sợ” của Thanh Thảo. Ngơn từ lạ hóa, biến cái đơn giản trở nên kì lạ. “
Khơng ai chơn cất tiếng đàn” có thể hiểu khơng một ai có thể chôn được tiếng
đàn kể cả những bạo chúa khét tiếng như: Tần Thủy Hồng đốt sách chơn học
trị; Hitler đốt sách của F. Kafka, Hemingway… Thế giới tinh thần ln bất
diệt, tiếng đàn của Lorca cũng vậy nó như cỏ vẫn mọc mênh mang giữa thiên
địa:
“ không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng”
Câu thơ sử dụng vế so sánh như cỏ mọc hoang mở rộng trường liên
tưởng cho người đọc. Cỏ không thể chết, những nơi khắc nghiệt nhất về sự sống
cỏ vẫn mọc. Đoạn thơ ngay lập tức đổi hướng cảm xúc người đọc với hình ảnh
giọt nước mắt/ vằng trăng/ đáy giếng và cả đường chỉ tay ở đoạn sau phá vỡ
8


tính logic của văn bản thơ làm cho âm hưởng trở nên ngân vang giàu tính nhạc.
“ Vầng trăng/ đáy giếng ” là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam,
khơng gian thanh bình- cái chết siêu thốt của Lorca.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Từ năm học 2018 – 2019, sau khi áp dụng những kinh nghiệm nêu trong
bản sáng kiến, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi trao đổi kinh nghiệm
với các giáo viên Ngữ văn trong nhà trường và nhận được những đánh giá tích
cực của đồng nghiệp. Từ đó, giáo viên Ngữ văn của nhà trường đã áp dụng
những kinh nghiệm này trong q trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục Ngữ văn của nhà trường.
Để có cơ sở đánh giá chính xác hiệu quả của đề tài, trong năm học 2018
-2019, tôi phát phiếu điều tra Phụ lục đối với học sinh về hiệu quả học tập của
vấn đề vận dụng thực tế. Các ý kiến phản hồi từ học sinh như sau:
Bài học trở nên hấp dẫn, dễ hiểu.
Học sinh tiếp nhận thêm nhiều tri thức mới.
Dễ dàng lĩnh hội kiến thức đặc biệt là các tư tưởng: Tượng trưng, siêu thực,
chủ nghĩa hậu hiện đại... các thủ pháp liền kề, gián cách.
Khơi dậy tình yêu đối với văn chương, cảm nhận được vẻ đẹp của trí tuệ.
Hiệu quả của các sáng kiến kinh nghiệm trong đề tài không chỉ được thể
hiện ở ý kiến của học sinh trong phiếu điều tra mà còn được thể hiện rõ nét nhất
trong kết quả của việc tiến hành kiểm tra đối chứng mà tôi đã tiến hành trong
năm học 2018 - 2019. Tôi đối chiếu kết quả học tập của học sinh ở các lớp
12A5, 12A4 (hai lớp vận dụng những kinh nghiệm nêu trong sáng kiến) với các
lớp 12A8, 12A12 (hai lớp chưa vận dụng những kinh nghiệm nêu trong sáng kiến).
Với cùng câu hỏi có mức độ khó, dễ như nhau dành cho các lớp có chất lượng học sinh
tương đương ở khối 12, kết quả học tập của học sinh ở các lớp như sau:
Thực
Khối nghiệm, Lớp Sĩ số
đối chứng
10

12


Thực
nghiệm

42

14

33.33

22

52.38

6

14.29

0

0

0

0

Đối chứng 12A12 42

9


21.42

19

45.23

12

28.57

2

4.78

0

0

Thực
nghiệm

12A5

Kết quả học tập
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Số

Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)

12A4

42

16

38.09

24

57.13

2

4.78

0

0

0

0

Đối chứng 12A8

42


10

23.80

20

47.60

9

21.42

3

7.18

0

0

Bảng 01. Bảng kết quả học tập của học sinh
Qua hai bảng thống kê trên, tơi nhận thấy ở các lớp có vận dụng những
kinh nghiệm nêu trong bản sáng kiến, số học sinh đạt điểm khá, giỏi cao hơn, số
học sinh điểm trung bình, yếu ít hơn so với các lớp chưa vận dụng những kinh
nghiệm trên. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của việc thực nghiệm sáng kiến.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận
9



Đàn ghi ta của Lorca- Thanh Thảo được in từ tập thơ “ Khối vng Rubích” xuất bản năm 1985- NXB Tác phẩm mới, được đưa vào chương trình ngữ
văn 12- THPT tạo hiệu ứng mạnh mẽ về cách hiểu thơ ca hiện đại đặc biệt là thơ
Siêu thực. Tuy nhiên để hiểu được bài thơ này là thách thức khơng nhỏ đối với
trình độ của học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích khơi gợi và
kiến tạo giúp học sinh tiếp cận văn bản thơ một cách trong sáng nhất.
Hiểu thơ siêu thực cần có cái nhìn nhiều chiều như quy tắc chơi ru bích
nhằm tìm các mặt đồng nhất trong một siêu cấu trúc.
Vai trò của màu sắc , âm thanh, hình khối kết hợp với thủ pháp gián cách,
liền kề tạo nên tính phi logic, siêu kết cấu của văn bản thơ, khơi gợi trường liên
tưởng rộng lớn cho người đọc. Chấp nhận tính phi lí của đời sống hiện đại và
tính phi trung tâm, vai trị của các yếu tố ngoại vi. Từ đó giúp học sinh có cái
nhìn đa dạng và dũng khí trong đời sống, tính tỉ mỉ, thận trong khi tiếp nhận
những vấn đề cuả đời sống - tinh thần hiệp sĩ.
Khơng có giới hạn cho tưởng tượng, khơng có rào cản cho sức sống của
hình tượng và ngơn từ, tiếp cận thơ hiện đại địi hỏi học sinh khơng ngừng nâng
cao về trí tuệ. Trí tuệ là mối liên kết của nhân loại hiện đại, của thời đại khoa
học và cơng nghệ và xu thế cơng dân tồn cầu.
3.2. Kiến nghị
Những kinh nghiệm trong sáng kiến này được vận dụng hiệu quả, tôi kiến
nghị một số ý kiến sau:
Đối với Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, cần tổ chức thường xuyên
các chuyên đề tạo điều kiện thuận lợi về học tập, trao đổi giữa các trường phổ
thông trên địa bàn tồn tỉnh Thanh Hóa, kết nối trí tuệ giữa các trường học là
tiền đề nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn .
Đối với nhà trường và đồng nghiệp, cần tạo điều kiện hơn nữa các chương
trình hoạt động ngoại khóa văn hóa, văn học, phát động thi đua sác tác thơ, văn
nhằm bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao năng lực tiếp nhận văn chương cho học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 29 tháng 5 năm 2019
Tôi cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiêm của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.

NGUYỄN HỒNG KHÔI

10


1.
2.
3.
4.
5.
6.

Tài liệu tham khảo
Thụy Khuê. Từ lãng mạn đến siêu thực, Paris, tháng 10/ 1999. Internet.
Sách giáo khoa Ngữ văn 12- THPT tập 1 – NXBGD, 2009
Sigmund Freud. Phân tâm học nhập môn, NXB Đại học quốc gia Hà
Nội,2002.
Sigmund Freud- C. G. Jung- G.Bachelard- G.Tucci- V. Dunnes. Phân tâm
học và văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa thơng tin, 2000.
Nghệ thuật như là thủ pháp, NXB Hội nhà văn, 2001.
Chu Văn Sơn. Bài thơ “ Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo, Quy Nhơn1985, Hà Nội- 2005.

7.
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tác giả đã được Hội
đồng khoa học Ngành đánh giá từ loại C trở lên

Họ và tên tác giả: Nguyễn Hồng Khôi
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường THPT Tĩnh Gia 3

TT

Tên đề tài sáng kiến
kinh nghiệm

Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại(
đánh giá
Phòng, Sở,
xếp loại
Tỉnh…)

Năm học
đánh giá
xếp loại

1

Nguyễn Khải và sự
đổi mới trong quan
niệm nghệ thuật về
con người qua truyện
ngắn “ Một người Hà
Nội”

Sở giáo dục

và đào tạo
Thanh Hóa

2012- 2013

B

11



×