Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

giao an sinh 8 hoc ki II chuan KTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.83 KB, 115 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 20. Ngày soạn: 31/12/2012 Ngày dạy: 03/01/2013. Tiết 37 - Bài 34: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khái niệm Vitamin, vai trò của Vitamin đối với hoạt động sống của cơ thể. - Vai trò của muối khoáng đối với cơ thể. 2. Kĩ năng: phân tích, so sánh, liên hệ thực tế và vận dụng. 3. Thái độ: Có ý thức trong việc xây dựng khẩu phần ăn 1 cách hợp lý. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: phần 1 và 2. 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Phóng to bảng 34.1 và 34.2 - Tranh ảnh về một nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng. - Tranh trẻ em bị thiếu vitamin D, còi xương, bước cổ do thiếu muối iốt. 2. HS: Nghiên cứu và soạn trước bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Giảng bài mới (39p) 1. Mở bài: Vitamin và muối khoáng có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Vitamin Mục tiêu: Hiểu vai trò của từng Vitamin và nguồn cung cấp chúng; từ đó, xây dựng khẩu phần ăn hợp lí. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20p I. Vitamin - Yêu cầu đọc thông tin mục 1 SGK - Nghiên cứu thông tin thảo luận theo bàn thống nhất ý kiến. và hoàn thành bài tập. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác - Nêu đáp án đúng :1,3,5,6. nhận xét bổ sung. - Yêu cầu HS tiếp tục thảo luận mục 2 - Cá nhân tự thu thập thông tin, hội.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> và bảng 34.1 thảo luận: ý theo bàn trả lời. + Vitamin là gì? nó có vai trò gì đối với cơ thể? + Thực đơn trong bữa ăn cần phối hợp như thế nào để có đủ vitamin? - Khái quát lại. - Lưu ý HS: 2 nhóm vitamin tan trong dầu tan trong nước => cần chế biến thức ăn cho phù hợp.  Tiểu kết: - Vitamin là hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ nhưng rất cần thiết. + Vitamin tham gia thành phần cấu trúc của nhiều enzim khác nhau => đảm bảo các hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể. - Có 2 nhóm vitamin: vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước. - Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. II. Hoạt động 2: Muối khoáng Mục tiêu: Hiểu vai trò của muối khoáng đối với cơ thể; từ đó, xây dựng khẩu phần ăn hợp lí. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 19p II. Muối khoáng - Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.2 và - Cá nhân thu thập thông tin trả lời câu hỏi: SGK hội ý theo bàn. Nêu được: + Vì sao thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc + Vì Vitamin D thúc đẩy quá bệnh còi xương? trình chuyển hóa Ca và P để tạo + Vì sao nhà nước vận động nhân dân xương dùng muối iốt? + Vì Iot là thành phần không thể thiếu của Hoocmon tuyến - Khái quát lại. Rút kết luận: Em hiểu gì về muối giáp. Nếu thiếu dễ gây bệnh Bướu cổ khoáng? - Đại diệ n HS trả lời, lớp nhận - Cho HS trả lời tiếp: xét..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần - HS dựa vào hiểu biết bản thân. cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để bảo đảm đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể? - Đại diệ n HS trả lời, lớp nhận +Em có nhận xét gì về chất lượng thực xét. phẩm hiện nay? - Khái quát lại. - Liên hệ vệ sinh an toàn thực phẩm.  Tiểu kết: - Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng. - Khẩu phần ăn cần: + Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa và rau quả tươi) + Cung cấp muối hoặc nước chấm vừa phải, nên dùng muối iốt. + Trẻ em cần tăng cường muối Ca (sữa, nước xương hầm...) + Chế biến hợp lí để chống mất vitamin khi nấu ăn. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p) Cho HS trả lời các câu hỏi SGK. 4. Dặn dò(1p) - Học bài cũ. - Đọc “Em có biết?”. - Tìm hiểu bữa ăn hằng ngày của gia đình và tháp dinh dưỡng. C. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tuần 20. Ngày soạn: 31/12/2012.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày dạy: 04/1/2013 Tiết 38 – Bà 36:. TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG. NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu khái niệm khẩu phần thức ăn. Hiểu được vì sao phảo xây dựng khẩu phần. - Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính. - Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần. 2. Kĩ năng: phân tích, khái quát hóa, hoạt động nhóm và vận dụng. 3. Thái độ: giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống. II. Trọng tâm – Phương pháp. 1. Trọng tâm: phần 1, 2 và 3. 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính, tháp dinh dưỡng. - Bảng phụ lục ghi giá trị dinh dưỡng của 1 số loại thức ăn. 2. HS: Nghiên cứu và soạn trước bài mới. B. Tiến trình dạy học: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) H: Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể? Hãy kể những điều em biết về vitamin và vai trò của các loại vitamin đó? III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Các chất dinh dưỡng (thức ăn) cung cấp cho cơ thể theo tiêu chuẩn quy định gọi là tiêu chuẩn ăn uống. Dựa vào cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài mới. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Mục tiêu: Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng là khác nhau tùy người; từ đó đề ra chế độ dinh dưỡng hợp lí. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 10 p. I. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể - Yêu cầu HS ng.cứu thông tin  và - HS tự thu nhận thông tin => bảng “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị thảo luận nhóm, nêu được: cho người Việt Nam”và trả lời câu hỏi : + Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em + Nhu cầu dinh dưỡng ở các lứa tuổi cao hơn người trưởng thành vì khác nhau như thế nào? Vì sao có sự ngoài năng lượng tiêu hao do hoạt động và cần tích luỹ cho cơ khác nhau đó ? - Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng thể phát triển. ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào yếu tố nào? - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. - Hoàn chỉnh lại nội dung. - GV hỏi tiếp: Vì sao trẻ em suy dinh - HS tự rút ra kết luận. dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao? - Khái quát lại. @ Tiểu kết: - Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau và phụ thuộc vào các yếu tố: + Giới tính, lứa tuổi. + Dạng hoạt động lao động. + Trạng thái cơ thể. II. Hoạt động 2: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn Mục tiêu: Hiểu được giá trị dinh dưỡng các nhóm thức ăn chủ yếu. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p II. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn - Nêu vấn đề: Giá trị dinh dưỡng của - HS tự rút ra kết luận. thức ăn biểu hiện như thế nào? - GV treo tranh các nhóm thực phẩm – Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập: - HS dựa vào vốn hiểu biết quan Loại thực phẩm Tên thực phẩm sát tranh và thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Giàu Gluxít + Giàu prôtêin + Giàu lipit + Nhiều vitamin và muối khoáng - GVnhận xét - GV hỏi tiếp: Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì? - Khái quát lại và liên hệ bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. @ Tiểu kết: - Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện : + Thành phần các chất hữu cơ. + Năng lượng chứa trong nó. - Cần phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể đồng thời giúp ăn ngon hơn => hấp thụ tốt hơn. III. Hoạt động 3: Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần. Mục tiêu: Nêu được khái niệm và hiểu cơ sở các nguyên tắc lập khẩu phần. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p III. Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần. - Nêu vấn đề: Khẩu phần là gì? - Cá nhân thu thập thông tin SGK - Khái quát lại. rút ra câu trả lời. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời - HS nghiên cứu SGK, thảo luận các câu hỏi mục  tr 114 SGK. nhóm và nêu được : + Người mới ốm khỏi cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường phục hồi sức khoẻ. + Tăng cường vitamin, tăng cường chất xơ để dễ tiêu hoá. - Hoàn chỉnh lại nội dung. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác - GV hỏi thêm: Tại sao những người nhận xét. ăn chay vẫn khỏe mạnh?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> @. Tiểu kết: - Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày. - Nguyên tắc lập khẩu phần : + Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu từng đối tượng. + Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng vitamin. + Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p) Ch HS trả lời 2 câu hỏi SGK. 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết?”. - Xem trước bài 37, kẻ sẵn các bảng vào giấy. C. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tuần 21. Tiết 39 - Bài 37:. Ngày soạn: 06/01/2013 Ngày dạy: 10/1/2013 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN CHO TRƯỚC. A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được các bước lập khẩu phần dựa trên các nguyên tắc thành lập khẩu phần. - Đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu và dựa vào đó xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân. 2. Kĩ năng: phân tích, tính toán và hợp tác nhóm. 3. Thái độ: giáo dục ý thức ăn uống khoa học..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: nội dung thực hành. 2. Phương pháp: thực hành, thí nghiệm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Phóng to các bảng 37.1; 37.2 và 37.3 SGK. - Các tài liệu liên quan. 2. HS: kẻ bảng 2, 3 vào vở. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) - Kiểm tra câu 1, 2 SGK. III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Vận dụng nguyên tắc lập khẩu phần để xây dựng khẩu phần 1 cách hợp lí cho bản thân. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Hướng dẫn phương pháp thành lập khẩu phần. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5p I. Hướng dẫn phương pháp thành lập khẩu phần. - GV lần lượt giới thiệu các bước tiến - Kẻ bảng tính toán theo mẫu hành: từ nhà. + Bước 1: Hướng dẫn nội dung bảng 37.1 - Điền tên thực phẩm và số + Bước 2 Phân tích ví dụ thực phẩm là đu lượng cung cấp vào cột A. đủ chín theo 2 bước: + Xác định lượng thải bỏ: A: Lượng cung cấp A1= A (tỉ lệ %) A1: Lượng thải bỏ + Xác định lượng thực phẩm ăn A2: Lượng thực phẩm ăn được được: A2= A – A1 - GV dùng bảng 37.2 (SGK) lấy VD về - Tính giá trị từng loại thực gạo tẻ, cá chép để tính thành phần dinh phẩm kê trong bảng. - Cộng các số liệu đã liệt kê. dưỡng. - Cộng đối chiếu với bảng tr - Chú ý: Hệ số hấp thụ của cơ thể với Protein là 60%, lượng Vitamin thất thoát 120; từ đó có kế hoạch điều là 50% chỉnh chế độ ăn cho hợp lí..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> II. Hoạt động 2: Tập đánh giá một khẩu phần. Tgian Hoạt động của GV 20p II. Tập đánh giá một khẩu phần. - GV yêu cầu nghiên cứu thông tin bảng 37.2 tính số liệu và điền vào chỗ có dấu ?; từ đó xác định mức áp dụng nhu cầu tính theo %.. Thực phẩm (g). Hoạt động của HS. - HS đọc kĩ bảng 37.2, tính toán số liệu điền vào ô có dấu ? ở bảng 37.2. - Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Từ bảng 37.2 đã hoàn thành, HS tính toán mức đáp ứng nhu cầu và điền vào bảng đánh giá. Đáp án bảng 37.2 - Bảng số liệu khẩu phần Năng Trọng lượng Thành phần dinh dưỡng lượng A A1 A2 Prôtêin Lipit Gluxit Kcal 400 0 400 31,6 4 304,8 137 100 40 60 9,6 2,16 0 57,6. Gạo tẻ Cá chép Tổng 80,2 cộng III. Hoạt động 3: Thu hoạch. Tgian Hoạt động của GV 10p III.Thu hoạch. Yêu cầu HS thay đổi 1 vài loại thức ăn rồi tính toán lại số liệu cho phù hợp.. 33,31. 383,48. 2156,85. Hoạt động của HS - HS tập xác định 1 số thay đổi về loại thức ăn và khối lượng dựa vào bữa ăn thực tế rồi tính lại số liệu cho phù hợp với mức đáp ứng nhu cầu.. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p). - GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong giờ thực hành. - Đánh giá hoạt động của HS qua bảng 37.2 và 37.3..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Ghi điểm 1 số nhóm hoàn thành tốt. 4. Dặn dò(1p) - Về nhà hoàn thành bản thu hoạch để giờ sau nộp. - Đọc trước bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. C. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ......................................................................................................................................... Tuần 21. Ngày soạn: 06/01/2013 Ngày dạy: 11/1/2013. CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT Tiết 40 - Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm bài tiết và vai trò của nó trong cuộc sống. - Nêu được cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, hoạt động nhóm và trình bày trên tranh. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ cơ thể. II. Trọng tâm – Phương pháp. 1. Trọng tâm: phần 1 và 2. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị 1. GV: - Tranh phóng to H 38.1 sgk. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 38, ghi bài tập và mô hình cấu tạo thận. 2. HS: Nghiên cứu kĩ bài và trả lời lệnh SGK. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Giảng bài mới (39p) 1. Mở bài: Hằng ngày cơ thể chúng ta bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm bài tiết. Vậy, bài tiết là gì, cấu tạo như thế nào? Chúng ta vào bài mới..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Bài tiết Mục tiêu: HS nêu được khái niệm bài tiết và vai trò của bài tiết đối với cơ thể. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p I. Bài tiết - Yêu cầu HS đọc thông tin o SGK+ - Cá nhân thu thập thông tin SGK, hội ý thống nhất ý kiến. Yêu cầu: quan sát bảng 38 trả lời: + Hàng ngày, cơ thể thải ra những + CO2, nước tiểu, mồ hôi. sản phẩm gì? + Các sản phẩm thải cần được bài + Từ sự trao đổi chất của tế bào. + Cơ thể bị nhiễm độc ảnh hưởng tiết phát sinh từ đâu? +Nếu các sản phẩm bài tiết không đến sức khỏe. được đào thải ra ngoài thì có ảnh - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. hưởng như thế nào đến cơ thể? - GV khái quát lại qua bảng 38 và nhấn mạnh: đó là vai trò của hệ bài tiết. - Vậy, bài tiết là gì? Bài tiết có vai - Dựa vào kết quả trên, HS tự rút ra trò như thế nào đối với cơ thể sống? kết luận. - GV giúp đỡ HS hoàn chỉnh lại khái - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. niệm. - GV hỏi thêm:Có các cơ quan nào - Dựa vào thông tin bảng và sgk, hs thực hiện bài tiết? Cơ quan nào chủ trả lời: có các cơ quan nhu thận, phổi, yếu? da. Trong đó, thận là chủ yếu. - Nhận xét và kết luận. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.. @. Tiểu kết: - Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào thải ra và các chất dư thừa. - Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể. II. Hoạt động 2: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Mục tiêu: HS trình bày đặc điểm cấu tạo chủ yếu của các cơ quan hệ bài tiết nước tiểu. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 19p II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu - Treo H38.1 yêu cầu HS quan sát. - Cá nhân tự thu thập thông tin SGK - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo ghi nhớ cấu tạo. luận hoàn thành bài tập mục ∆ tr123. - Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. - Nêu đáp án đúng: 1- d; 2- a; 3- d;4- - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác d nhận xét. - Đại diện HS lên trình bày, lớp nhận - Gọi đại diện nhóm lên trình bày trên xét. tranh: cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu? - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - Liên hệ bệnh sỏi thận.. @. Tiểu kết: - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch), nang cầu thận (thực chất là hai cái túi gồm 2 lớp bào quanh cầu thận) và ống thận. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p) - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 39. - Đọc mục “Em có biết”. C. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ .........................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tuần 22. Ngày soạn: 13/01/2013 Ngày dạy: 17/1/2013. Tiết 41 - Bài 39: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được quá trình tạo thành nước tiểu và thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu. - Chỉ ra được sự khác biệt giữa nước tiểu đầu và huyết tương, nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: giáo dục ý thức giữ gìn cơ quan bài tiết. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: chủ yếu phần 1và 2. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 391. - Băng video hoặc đĩa CD minh hoạ quá trình hình thành nước tiểu. 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình dạy học I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) - Nêu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu? Nguyên nhân bệnh sỏi thận ở người? III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Như các em đã biết mỗi quả thận có 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu hình thành nên nước tiểu. Vậy quá trình lọc máu diễn ra như thế nào? Bài mới 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Sự tạo thành nước tiểu Mục tiêu: Nêu được sự tạo thành nước tiểu. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 18p I. Sự tạo thành nước tiểu - Yêu cầu HS quan sát H 39.1 SGK trả - Cá nhân thu thập thông tin SGK, hội ý theo bàn thống nhất ý kiến..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> lời: + Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Nó diễn ra ở đâu? - Khái quát lại bằng hình. - GV phát phiếu học tập cho HS hoàn thành bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức với máu. - Khái quát lại bằng bảng kiến thức đúng.. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhóm thảo luận hoàn thành PHT. - Trao đổi phiếu học tập cho nhau, đối chiếu với đáp án để đánh giá.. @. Tiểu kết: - Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình: + Qua trình lọc máu ở cầu thận + Quá trình hấp thụ lại ở ống thận + Quá trình bài tiết tiếp (ở ống thận): Hấp thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính thức. II. Hoạt động 2: Sự thải nước tiểu Mục tiêu: Nêu được quá trình thải nước tiểu. Tgian Hoạt động của GV 17p II. Sự thải nước tiểu - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: + Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào? (dùng hình vẽ để minh hoạ). + Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? - Khái quát lại. - GV hỏi thêm: Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn? - Hoàn chỉnh lại nội dung và liên hệ.. @. Tiểu kết:. thụ chất cần thiết, bài tiết tiếp chất. Hoạt động của HS - Cá nhân thu nhận thông tin thảo luận theo bàn. Yêu cầu: + Mô tả đường đi của nước tiểu chính thức. + Quá trình lọc máu và thải chất cặn bã, chất độc ra khỏi cơ thể - HS tự rút ra kết luận..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Nước tiểu chính thức tạo thành đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, sau đó được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ bóng đái và cơ bụng. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p). Cho HS trả lời câu hỏi 1, 3 SGK. 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 40. C. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ......................................................................................................................................... Tuần 22. Ngày soạn: 13/01/2013 Ngày dạy: 18/1/2013. Tiết 42 - Bài 40: VỆ SINH BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó. - Hiểu được các thói quen bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của nó. 2. Kĩ năng: phân tích, liên hệ thực tế và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: xây dựng thói quen sống khoa học vàbảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: phần 1và 2. 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: Tranh phóng to H 38.1; 39.1..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2. HS: chuẩn bị bài mới và trả lời phần lênh SGK. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) - Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? - Trình bày hoạt động thải nước tiểu? Vai trò của bài tiết đối với cơ thể? III. Giảng bài mới (35p) 1. Mở bài: Hoạt động bài tiết có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Vậy làm thế nào để có 1 hệ bài tiết khoẻ mạnh? Các em cùng tìm hiểu bài hôm nay. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu Mục tiêu: Hiểu được tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và hậu quả của nó. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20p I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin  SGK - HS nghiên cứu, xử lí thông tin, thu nhận kiến thức, vận dụng và trả lời câu hỏi: +Nêu những tác nhân gây hại cho hệ hiểu biết của mình để liệt kê các tác nhân có hại. bài tiết nước tiểu? - 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Khái quát lại. - Cho HS quan sát H 38.1 và 39.1để trả - Cá nhân thu thập thông tin, trao đổi thống nhất ý kiến. lời các câu hỏi mục tr 129 SGK. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm - Khái quát lại qua từng câu hỏi. khác nhận xét, bổ sung.. @. Tiểu kết: Các tác nhân có hại cho hệ bài tiết nước tiểu: + Vi khuẩn gây bệnh (vi khuẩn gây bệnh tai, mũi, họng ...) + Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, thuốc, thức ăn ôi thiu ... + Khẩu phần ăn không hợp lí, các chất vô cơ và hữu cơ kết tinh ở nồng độ cao gây ra sỏi thận..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> II. Hoạt động 2: Xây dựng thói quen sống khoa học Mục tiêu: Trình bày và giải thích được các thói quen sống khoa học. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 17p II. Xây dựng thói quen sống khoa học - HS thu nhận thông tin, thảo - GV treo bảng phụ: Bảng 40, yêu cầu luận nhóm và hoàn thành bảng HS thảo luận hoàn thành bảng. 40. - GV tập hợp ý kiến HS, chốt lại kiến thức. - Đại diện nhóm lên bảng điền, - Liên hệ: Em đã có thói quen sống các nhóm khác nhận xét, bổ sung. khoa học nào để bảo vệ hệ bài tiết?. @. Tiểu kết: Các thói quen sống khoa học: - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn bộ cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu. - Xây dựng khẩu phần ăn hợp lí. - Đi tiểu đúng lúc. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p) 1. Các yếu tố nào thường gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu? 2. Để có hệ bài tiết khỏe, chúng ta cần làm gì? 4. Dặn dò(1p) - Học bài và làm bài tập trong SBT; chuẩn bị bài mới. - Đọc mục “ Em có biết?” C. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tuần 23 CHƯƠNGVIII: Tiết 43 - Bài 41:. Ngày soạn: 20/01/2013 Ngày dạy: 24/1/2013. DA CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo của da. - Thấy rõ mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da. 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh da. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: phần 1và 2. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh câm cấu tạo da, các miếng bìa ghi thành phần cấu tạo (1 " 10). - Mô hình cấu tạo da (nếu có). 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) H: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại, cần phải làm gì? III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Như SGK. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Cấu tạo da Mục tiêu: Nêu rõ các thành phần cấu tạo của da. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20p I. Cấu tạo da - Yêu cầu HS quan sát H 41.1, đọc kĩ - Cá nhân quan sát hình, mô hình chú thích và ghi nhớ xác định: Giới thu thập thông tin hội ý theo nhóm hạn từng lớp da và đánh dấu mũi tên thống nhất ý kiến. hoàn thành sơ đồ cấu tạo da. - GV treo tranh sơ đồ câm H 41.1, yêu cầu HS lên bảng dán chú thích. - Nhận xét. Rút ra kết luận về cấu tạo của da. - Cho HS tiếp tục thảo luận trả lời 6. - Đại diện 2 nhóm lên dán chú thích, các HS khác nhận xét. - HS tư rút ra kết luận. - Nhóm thảo luận thống nhất ý.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> câu hỏi mục  tr 133 SGK. - Khái quát lại qua từng câu hỏi.. kiến. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.. @. Tiểu kết: - Da cấu tạo gồm 3 lớp: + Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống. + Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan. + Lớp mớ dưới da gồm các tế bào mỡ. II. Hoạt động 2: Chức năng của da Mục tiêu: Nêu được các chức năng của da liên quan đến cấu tạo. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p II. Chức năng của da - Yêu cầu HS thảo luận để trả lời 3 câu - Cá nhân vận dụng hiểu biết bản thân, hội ý theo nhóm thống nhất hỏi mục s SGK – Tr 133. ý kiến. - Khái quát lại qua từng câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS rút ra kết luận: Da có - HS tự rút ra kết luận. chức năng gì? - Đại diện HS trả lời, lớp nhận - Khái quát lại. xét.. @. Tiểu kết: Chức năng của da: - Bảo vệ cơ thể: chống các yếu tố gây hại của môi trường. - Điều hoà thân nhiệt: nhờ sự co dãn của mao mạch dưới da, tuyến mồ hôi. Nhận biết kích thích của môi trường: nhờ các cơ quan thụ cảm. - Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi. - Da còn là sản phẩm tạo nên vẻ đẹp của con người. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p) Cho HS trả lời 2 câu hỏi tr 133 SGK. 4. Dặn dò(1p). -.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. - Đọc mục “Em có biết?”. - Kẻ bảng 42.2 vào vở. C. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ......................................................................................................................................... Tuần 23. Ngày soạn: 20/1/2013 Ngày dạy: 25/1/2013. Tiết 44 - Bài 42: VỆ SINH DA A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được các tác nhân gây hại và biện pháp phòng tránh. - Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp rèn luyện da. 2. Kĩ năng: xử lí thông tin, thảo luận nhóm và liên hệ thực tế. 3. Thái độ: Có ý thức vệ sinh, phòng tránh các bệnh về da. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: phần 1, 2 và 3. 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh ảnh các bệnh ngoài da. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 42.1 và 42.2 SGK. 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) - Nêu đặc điểm cấu tạo của da. - Da có chức năng gì? III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Da có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Như vậy, ta phải làm gì để da thực hiện tốt các chức năng của nó..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Bảo vệ da Mục tiêu: Xây dựng thái độ và hành vi bảo vệ da. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p I. Bảo vệ da - Yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi - Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin, cùng với hiểu biết của bản thân mục s SGK. trả lời câu hỏi. + Da bẩn có hại như thế nào? - 1 HS trả lời, các HS khác nhận + Da bị xây xát có hại như thế nào? xét, bổ sung - Khái quát lại. - GV hỏi thêm: Giữ sạch da bằng cách nào? - Liên hệ ý thức HS giữ gìn nguồn nước, nơi ở để vệ sinh da.. @. Tiểu kết: - Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi, hạn chế khả năng diệt khuẩn của da. - Da bị xây xát dễ nhiễm trùng, nhiễm trùng máu, uốn ván. Các biện pháp bảo vệ da: cần giữ sạch và tránh xây xát da. II. Hoạt động 2: Cách rèn luyện da Mục tiêu: Hiểu được nguyên tắc và phương pháp rèn luyện da. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p II. Cách rèn luyện da - GV phân tích mối quan hệ giữa rèn luyện - Nghe và ghi nhớ. da với rèn luyện thân thể. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành - Cá nhân đọc kĩ bài tập, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. bài tập s tr 134 SGK. - Đại diện nhóm trình bày, - Khái quát lại. nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Phân tích thêm về hình thức tắm nước lạnh cho HS.. @. Tiểu kết: Cơ thể là một khối thống nhất cho nên rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hệ cơ quan trong đó có da..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> III. Hoạt động 3: Cách phòng chống bệnh ngoài da Mục tiêu: Nêu cơ sở của các biện pháp rèn luyện da. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p III. Cách phòng chống bệnh ngoài da - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 42.2 SGK. - HS vận dụng hiểu biết bản - GV gợi ý một số bệnh: ghẻ lở, hắc lào, thân hội ý theo bàn thống nhất ý kiến hoàn thành bảng. nấm, chốc, mụn nhọt, chấy rận, bỏng.... - Đại diện nhóm trình bày, - Giới thiệu tranh ảnh về các bệnh ngoài nhóm khác nhận xét, bổ sung. da. - Hoàn chỉnh lại nội dung.. @. Tiểu kết: - Các bệnh ngoài da: ghẻ lở, hắc lào, nấm, chốc, mụn nhọt, chấy rận, bỏng.... - Phòng chữa: + Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, tránh để da bị xây xát. + Khi mắc bệnh cần chữa theo chỉ dẫn của bác sĩ. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p). ? Vì sao phải bảo vệ và giữ gìn vệ sinh da? ? Rèn luyện da bằng cách nào? ? Vì sao nói giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp cũng là bảo vệ da? 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. - Đọc mục “Em có biết”. - Thường xuyên thực hiện theo bài tập 2. - Ôn lại bài phản xạ. C. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tuần 24. Ngày soạn: 27/1/2013.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Ngày dạy: 31/1/2013. CHƯƠNG VII:. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN. Tiết 45 - Bài 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được tính chất Neuron – Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. - Thấy được các bộ phận của hệ thần kinh và sự khác nhau cơ bản giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: chủ yếu phần 2. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 43.1; 43.2. - Bảng phụ ghi bài tập. 2. HS: chuẩn bị bài mới và trả lời phần lệnh SGK. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Giảng bài mới (39p) 1. Mở bài: Cơ thể thường xuyên tiếp nhận và trả lời các kích thích bằng sự điều khiển chỉ đạo của hệ thầnkinh. Hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào để thực hiện các chức năng đó? 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Nơron - đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của một Nổn điển hình và chức năng của nó. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p I. Nơron - đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh - GV giới thiệu tranh H43.1, yêu cầu HS - HS quan sát tranh, nhớ lại quan sát tranh và trả lời câu hỏi sau: kiến thức cũ. + Hãy mô tả cấu tạo của một Nơron và - Đại diện HS trả lời, lớp nhận nêu chức năng của Noron? - GV gọi HS lên bảng trình bày trên tranh xét bổ sung. về cấu tạo của Noron. - Nghe và ghi nhớ. - GV bổ sung: dựa vào chức năng dẫn.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> truyền, nơron được chia thành 3 loại.. @. Tiểu kết: - Noron cấu tạo gồm: + Thân chứa nhân xung quanh có sợi nhánh. + Sợi trục có bao Mielin và tận cùng là cúc Xinap. - Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền. II. Hoạt động 2: Các bộ phận của hệ thần kinh. Mục tiêu: HS nêu được các bộ phận của hệ thần kinh về cấu tạo và chức năng. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 28p II. Các bộ phận của hệ thần kinh. - GV thông báo có nhiều cách phân chia các bộ phận của hệ thần kinh (giới thiệu 2 cách). + Theo cấu tạo + Theo chức năng 1. Cấu tạo: - HS thảo luận nhóm yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát H 43.2, đọc kĩ bài nêu được: tập, lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống. 1: Não 2: Tuỷ 3 + 4: bó sợi cảm giác và bó vận động. - 1 HS trình bày kết quả, các - Gọi 1 HS báo cáo kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung. - Khái quát lại. - HS tự rút ra kết luận. → Rút ra kết luận: Xét về cấu tạo, hệ - Đại diện HS trả lời, lớp nhận thần kinh gồm những bộ phận nào? xét. - GV có thể hỏi thêm: - HS nêu được: +Dây thần kinh do bộ phận nào của + Do sợi trục của nơron tạo nơron cấu tạo nên? thành. + Căn cứ vào chức năng dẫn truyền + Có 3 loại dây thần kinh: dây xung thần kinh của nơron có thể chia hướng tâm, dây li tâm, dây pha. mấy loại dây thần kinh?.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 2. Chức năng: - GV nêu vấn đề: Dựa vào chức năng - Cá nhân ghi nhớ thông tin hệ thần kinh gồm những bộ phận nào? SGK→ nêu được: + Dựa vào chức năng, hệ thần kinh chia thành 2 hệ: HTK vận động và HTK sinh dưỡng. - Khái quát lại. - 1 HS trả lời, lớp nhận xét. - Cho HS phân biệt 2 hệ thần kinh - HS thảo luận nhóm nhỏ hoàn thông qua PHT sau: thành PHT. HTK vận động HTK sinh dưỡng - Đại diện HS trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Hoàn chỉnh lại nội dung.. @. Tiểu kết: 1. Cấu tạo: Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm: + Bộ phận trung ương gồm bộ não và tủy sống. + Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh. 2. Chức năng: Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành: + Hệ thần kinh vận động: điều khiển sự hoạt động của cơ vân và là hoạt động có ý thức. + Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản và là hoạt động không có ý thức. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p) - GV treo tranh câm cấu tạo nơron, yêu cầu HS trình bày cấu tạo và chức năng của nơron. - Hoàn thành sơ đồ sau:. ...............

<span class='text_page_counter'>(26)</span> ............. Hệ thần kinh. Tuỷ sống .................. Bộ phận ngoại biên Hạch thần kinh. 4. Dặn dò (1p) - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Đọc mục “Em có biết”. - Chuẩn bị thực hành theo nhóm: ếch, bông, khăn lau. C. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tuần 24. Ngày soạn: 27/1/2013 Ngày dạy: 01/2/2013. Tiết 46 - Bài 44: THỰC HÀNH TÌM HIỂU CHỨC NĂNG (LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO) CỦA TUỶ SỐNG A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Từ thí nghiệm và kết quả quan sát: + Nêu được chức năng của tuỷ sống, dự đoán được thành phần cấu tạo của tuỷ sống. + Đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng thực hành. 3. Thái độ: Có ý thức kỉ luật, ý thức vệ sinh. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: chủ yếu phần 2. 2. Phương pháp: thực hành, hoạt động theo nhóm..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> III. Chuẩn bị: 1. GV: + Ếch 1 con, 1 đoạn tuỷ sống lợn tươi. + Bộ đồ mổ: đủ cho các nhóm. + Dung dịch HCl 0,3%; 1%; 3%, cốc đựng nước lã, bông thấm nước. 2. HS: Chuẩn bị theo nhóm: + Ếch 1 con. + Khăn lau, bông. + Kẻ sẵn bangr 44 vào vở. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) - Trình bày cấu tạo của một nơ ron thần kinh. - Nêu cấu tạo của hệ thần kinh. III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Trong bài trước các em đã biết được các bộ phận của hệ thần kinh. Các em biết rằng trung ương thần kinh gồm não và tuỷ sống. Tuỷ sống nằm ở đâu? Nó có cấu tạo và chức năng như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài thực hành hôm nay để trả lời câu hỏi đó. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Chức năng của tuỷ sống Mục tiêu: HS tiến hành thành công 3 thí nghiệm 1, 2, 3. Nêu được chức năng của tuỷ sống. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 17p I. Chức năng của tuỷ sống - Yêu cầu HS huỷ não ếch để nguyên tuỷ - Từng nhóm HS tiến hành: và tiến hành: + Cắt đầu ếch hoặc phá não. + Bước 1: HS tiến hành thí nghiệm 1, 2, + Treo lên giá 3 -5 phút cho 3 theo giới thiệu ở bảng 44. ếch hết choáng. - GV lưu ý: sau mỗi lần kích thích bằng - Từng nhóm đọc kĩ 3 thí axit phải rửa thật sạch chỗ có axit, lau nghiệm phải làm, lần lượt làm khô để khoảng 3 – 5 phút mới kích thích thí nghiệm 1, 2, 3. Ghi kết quả lại..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Từ kết quả thí nghiệm và hiểu biết về phản xạ, GV yêu cầu HS: - Dự đoán về chức năng của tuỷ sống? - GV ghi nhanh dự đoán của HS ra góc bảng.. quan sát được vào bảng 44 (đã kẻ sẵn ở vở).. - Các nhóm dự đoán ra giấy nháp. - 1 số nhóm đọc kết quả dự đoán. + Trong tuỷ sống chắc chắn phải có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi. + Các căn cứ đó phải có sự liên hệ với nhau theo các đường liên hệ dọc + Bước 2: GV biểu diễn thí nghiệm 4,5. - HS quan sát thí nghiệm, ghi - Cắt ngang tuỷ ở đôi dây thần kinh thứ 1 kết quả thí nghiệm 4, 5 vào và thứ 2 (ở lưng) bảng 44 trong vở. - Lưu ý: nếu vết cắt nông có thể chỉ cắt đường lên (trong chất trắng ở mặt sau tuỷ sống) do đó nếu kích thích chi trước thì 2 chi sau cũng co (đường xuống trong chất trắng còn). - HS thảo luận nhóm và nêu - Em hãy cho biết thí nghiệm này nhằm được: mục đích gì? - Thí nghiệm này chứng tỏ só sự liên hệ giữa các căn cứ thần kinh ở các phần khác nhau của tuỷ sống (giữa căn cứ điều khiển chi trước và chi sau). + Bước 3: GV biểu diễn thí nghiệm 6 và - HS quan sát phản ứng của 7 (huỷ tuỷ ở trên vết cắt ngang rồi tiến ếch, ghi kết quả thí nghiệm 6, 7 hành như SGK) vào bảng 44. - Qua thí nghiệm 6, 7 có thể khẳng định - HS trao đổi nhóm và rút ra.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> điều gì? kết luận. - GV cho HS đối chiếu với dự đoán ban + Tuỷ sống có nhiều căn cứ đầu, sửa câu sai. thần kinh điều khiển sự vận - Yêu cầu HS nêu chức năng của tuỷ động của các chi. sống.. @. Tiểu kết: Tiến hành thành công thí nghiệm sẽ có kết quả: + Thí nghiệm 1: Chi sau bên phải co. + Thí nghiệm 2: Co cả 2 chi sau. + Thí nghiệm 3: Cả 4 chi đều co. + Thí nghiệm 4: Cả 2 chi sau co. + Thí nghiệm 5: Chỉ 2 chi trước co. + Thí nghiệm 6: 2 chi trước không co. + Thí nghiệm 7: 2 chi sau co. → Kết luận: Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi (PXKĐK). Giữa các căn cứ thần kinh có sự liên hệ với nhau. II. Hoạt động 2: Nghiên cứu cấu tạo của tuỷ sống. Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo trong và ngoài của tuỷ sống. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 18p II. Nghiên cứu cấu tạo của tuỷ sống. - Yêu cầu HS quan sát lần lượt H 44.1; - HS quan sát kĩ hình vẽ, đọc 44.2; mô hình tuỷ sống lợn thảo luận chú thích, quan sát mô hình hoàn thành PHT sau: thảo luận hoàn thành PHT. Tủy sống Đặc điểm - Đại diện nhóm trình bày, Cấu tạo ngoài - Vị trí: ..... nhóm khác nhận xét bổ sung. - Hình dáng: .... - Mùa sắc: .... Cấu tạo trong - Chất xám: ..... - Chất trắng: .... - Khái quát lại kiến thức. - Nêu vấn đề: Từ kết quả thí nghiệm nêu rõ vai trò của chất xám, chất trắng? - HS tự rút ra kết luận, - Cho HS giải thích thí nghiệm 1 trên sơ - Đại diện HS trả lời, lớp nhận đồ cung phản xạ. xét bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Giải thích thí nghiệm 2 bằng nơron liên lạc bắt chéo. - Giải thích thí nghiệm 3 bằng đường lên, đường xuống (chất trắng). - Hoàn chỉnh lại nội dung.. @. Tiểu kết: a. Cấu tạo ngoài: - Tuỷ sống nằm trong cột sống từ đốt cổ thức I đến thắt lưng II, dài 50 cm, hình trụ, có 2 phàn phình (cổ và thắt lưng), màu trắng, mềm. - Tuỷ sống bọc trong 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Các màng này có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng tuỷ sống. b. Cấu tạo trong: - Chất xám nằm trong, hình chữ H (do thân, sợi nhánh nơron tạo nên) là căn cứ của các PXKĐK. - Chất trắng ở ngoài (gồm các sợi trục có miêlin) là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ. & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p). - Các căn cứ điều khiển phản xạ do thành phần nào của tủy sống đảm nhận? Thí nghiệm nào chứng minh. - Các căn cứ hệ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào của tủy sống? Thí nghiệm nào chứng minh? 4. Dặn dò (1p) - Học cấu tạo, chức năng của tuỷ sống. - Hoàn thành báo cáo thực hành để nộp vào giờ sau. C. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ......................................................................................................................................... Tuần 25. Ngày soạn: 03/2/2013.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Ngày dạy: 07/2/2013 Tiết 47 - Bài 45: DÂY THẦN KINH TUỶ A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy. - Giải thích vì sao dây thần kinh tủy là dây pha. 2. Kĩ năng: quan sát – tìm tòi, tư duy trực quan, tư duy logic. 3. Thái độ: Có ý thức tự giác giữ gìn hệ thần kinh và vệ sinh hệ thần kinh 1 cách khoa học. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: phần 1 và 2. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 44.2; 45.1; 45.2. - Mô hình 1 đoạn tuỷ sống. - Bảng 45 kẻ sẵn. - Các phương tiện thí nghiệm (nếu có). - Phối hợp với tổ ngoại khóa làm 2 thí nghiệm cắt rễ tủy 2. HS: Xem lại kiến thức bài thực hành 44 B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ (4p) - Trình bày cấu tạo và chức năng của tuỷ sống? - Giải thích phản xạ: kích thích vào da chân ếch, chân ếch co lại? III. Giảng bài mới (35p) 1. Mở bài: Từ câu 2 GV nêu: Các kích thích dưới dạng xung thần kinh được truyền từ ngoài vào tuỷ sống ra ngoài phải qua dây thần kinh tuỷ. Vậy dây thần kinh tuỷ có cấu tạo như thế nào? Là loại dây thần kinh nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo của dây thần kinh tủy..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Tgian Hoạt động của GV 18p I. Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I, quan sát H 44.2; 45.1 để dán chú thích vào tranh câm H 45.1. - Khái quát lại. → Trình bày cấu tạo dây thần kinh tuỷ? - Hoàn chỉnh lại nội dung. - Lưu ý HS: + Phân biệt rõ mặt trước và mặt sau tuỷ sống, rễ trước và rễ sau. + Sử dụng H 45.2 để chỉ cho HS thấy từ đốt thắt lưng I các bó rễ tuỷ của đoạn cùng, cụt tập hợp thành “tùng đuôi ngựa”.. Hoạt động của HS - HS nghiên cứu thông tin mục I, quan sát H 43.2; 45.1 hội ý theo bàn hoàn thành sơ đồ câm. - HS tự rút ra kết luận.. @. Tiểu kết: - Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ. - Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ: + Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm. + Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm. - Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ. II. Hoạt động 2: Chức năng của dây thần kinh tuỷ Mục tiêu: HS trình bày được chức năng của dây thần kinh tủy. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS II. Chức năng của dây thần kinh tuỷ - Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm - HS nghiên cứu kĩ thí nghiệm và phần £ SGK mục II, nghiên cứu kĩ bảng bảng 45 SGK. 45. - HS giải thích kết quả thí - Treo bảng 45 mô tả thí nghiệm bằng nghiệm. tranh vẽ ếch bị kích thích bởi HCl 1%, chi sau bên phải, chi sau bên trái. Dán + Thí nghiệm 1: Khi kích thích bằng HCl 1% vào chi sau bên cột kết quả để HS dự đoán. phải, xung thần kinh truyền từ cơ - Nêu vấn đề:.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> + Thí nghiệm 1 cho phép ta rút ra kết quan thụ cảm (da) tới tuỷ sống luận gì về chức năng rễ trước? nhưng vì rễ trước bên phải bị cắt + Thí nghiệm 2 cho phép ta rút ra kết không dẫn xung thần kinh đến luận gì về chức năng rễ sau? chi đó nên chi đó không co. Xung thần kinh qua nơron bắt chéo sang chi bên kia, chi bên kia co và xung thần kinh qua đường dẫn truyền lên chi trên làm cho 2 chi trên co. + Thí nghiệm 2: Rễ sau bên trái bị cắt, xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm không dẫn truyền về tuỷ sống được nên không chi nào co cả. - GV nhận xét, đưa ra kết luận. - Đại diện HS giải thích kết quả. - GV đưa câu hỏi: Nêu chức năng của - HS tự rút ra kết luận. dây thần kinh tuỷ? - Hoàn chỉnh kiến thức. - GV hỏi thêm: Vì sao dây thần kinh tủy là dây pha?. @. Tiểu kết: - Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (rễ li tâm). - Rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương (rễ hướng tâm) => Dây thần kinh tuỷ là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều. & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. 1. Dây thần kinh tuỷ là dây pha vì: a. Dây thần kinh tuỷ gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> b. Dây thần kinh tuỷ dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều hướng tâm và li tâm. c. Dây thần kinh tuỷ nối với tuỷ sống bởi rễ trước và rễ sau. d. Cả 1, 2, 3 đúng. e. Cả 2, 3 đúng. 2. Hướng dẫn HS trả lời câu 2 SGK: kích thích mạnh lần lượt vào các chi + Nếu chi nào co, rễ cảm giác (rễ sau) chi đó bị đứt. + Nếu chi nào không co, rễ vận động (rẽ trước) vẫn còn. + Nếu chi đó không co, các chi khác co thì rễ trước chi đó bị đứt. 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 46. - Kẻ bảng 46 vào vở. C. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tuần 25. Ngày soạn: 03/2/2013 Ngày dạy: 08/2/2013 TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN. Tiết 48-Bài 46: A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tên và vị trí các thành phần của não bộ - Cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não và não trung gian. 2. Kĩ năng: quan sát – tìm tòi, tư duy trực quan, tư duy logic 3. Thái độ: Có ý thức tự giác giữ gìn hệ thần kinh và vệ sinh hệ thần kinh 1 cách khoa học. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: đều cho các phần. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV:.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Tranh phóng to H 46.1; 46.2; 46.3. - Mô hình bộ não tháo lắp. - Bảng 46 kẻ sẵn vào bảng phụ. 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) - Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ? Vì sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha? III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Tiếp theo tủy sống là não bộ. Bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu một số bộ phận của não bộ về vị trí, cấu tạo và chức năng. Để tìm hiểu ta vào bài mới. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Vị trí và các thành phần của bộ não Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 8p I. Vị trí và các thành phần của bộ não - Yêu cầu HS quan sát mô hình bộ não, đối - HS quan sát kĩ tranh và mô chiếu với H 46.1 và trả lời câu hỏi: hình, ghi nhớ chú thích. + Bộ não gồm những thành phần nào? - Hội ý theo bàn hoàn thành bài - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ tập điền từ. Nêu được: (SGK) mục I. 1: Não trung gian; 2: Não giữa 3: Cầu não; 4: Não giữa; 5: Cuống não; 6: Củ não sinh tư; 7: Tiểu não. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung. - GV gọi 1 HS chỉ trên tranh hoặc mô hình - Đại diện HS lên bảng trình bày. vị trí, giới hạn các thành phần trên. - Hoàn chỉnh lại nội dung.. @. Tiểu kết: Não bộ từ dưới lên gồm Trụ não, não trung gian, đại não và tiểu não nằm sau trụ não..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> II. Hoạt động 2: Cấu tạo và chức năng của trụ não Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo và chức năng của trụ não. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 9p II. Cấu tạo và chức năng của trụ não - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin Tr - HS đọc kĩ và xử lí thông tin, 144 và trả lời câu hỏi: trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu +Nêu cấu tạo trụ não? được vị trí, cấu tạo và chức năng +Chất trắng và chất xám ở trụ não có của chất xám và chất trắng. chức năng gì? - 1 vài HS nhận xét, bổ sung, rút - Hoàn thiện kiến thức, giới thiệu 12 đôi ra kết luận. dây thần kinh não (dây cảm giác, dây - HS dựa vào vốn hiểu biết về vận động, dây pha). cấu tạo, chức năng trụ não và - GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS tuỷ sống, trao đổi nhóm và hoàn trao đổi nhóm, hoàn thành bài tập so thành bảng. sánh cấu tạo, chức năng trụ não và tuỷ - Đại diện nhóm trình bày, nhóm sống (Bảng 46). khác bổ sung. - GV kiểm tra kết quả các nhóm. - Khái quát hoá kiến thức bằng bảng so sánh.. @. Tiểu kết: - Chất trắng ở ngoài: gồm đờng lên (cảm giác) và đường xuống (vận động) liên hệ với tuỷ sống và các phần khác của não. - Chất xám ở trong, tập trung thành các nhân xám, là nơi xuất phát 12 đôi dây thần kinh não. + Chất xám là trung khu điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá (các cơ quan sinh dưỡng). III. Hoạt động 3: Não trung gian. Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo và chức năng của não trung gian và phân biệt với trụ não. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 9p III. Não trung gian. - 1 HS lªn b¶ng chØ. - Yêu cầu HS xác định lại vị trí của não trung gian trên tranh..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Nêu vấn đề: Nêu cấu tạo và chức năng - HS dựa vào thông tin SGK, của não trung gian? Hãy chỉ ra điểm hội ý theo bàn thống nhất ý khác của não trung gian so với trụ não? kiến → nêu được cấu tạo và chức năng của não trung gian. - Khái quát lại kiến thức và phân biệt rõ - Đại diện HS trả lời, lớp nhận về cấu tạo cho HS. xét.. @. Tiểu kết: * Cấu tạo: Não trung gian gồm đồi thị và vùng dưới đồi. - Đồi thị là một đôi chất xám hình bầu dục lớn. Vùng dưới đồi gồm các nhân xám. * Chức năng: + Đồi thị: trung tâm thu nhận và xử lí các chuyển giao thông tin cảm giác lên võ não. + Các nhân xám ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình TĐC và điều hòa thân nhiệt IV. Hoạt động 4: Tiểu não Mục tiêu: HS nêu rõ được cấu tạo và chức năng của tiểu não. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p IV. Tiểu não - Yêu cầu HS đọc thông tin mục IV, quan - HS nghiên cứu thông tin, hình sát H 46.3 và trả lời câu hỏi: vẽ và trả lời câu hỏi. - Vị trí của tiểu não? - 1 HS trình bày, các HS khác - Tiểu não có cấu tạo như thế nào?Hãy nhận xét, bổ sung. phân biệt với trụ não. - Khái quát lại. - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK → rút - HS đọc thí nghiệm, rút ra chức ra chức năng của tiểu não. năng của tiễu não. - Hoàn chỉnh nội dung. - Mở rộng: Ở những người say rượu, tiểu não bị ức chế nên không thực hiện tốt chức năng.. @. Tiểu kết: - Tiểu não nằm sau trụ não, dới bán cầu não. - Cấu tạo: + Chất xám ở ngoài làm thành vỏ tiểu não. + Chất trắng ở trong là các đờng dẫn truyền nối 2 vỏ tiểu não với các nhân và các phần khác của hệ thần kinh..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Chức năng: điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p) Cho HS hoàn thành bảng sau: Các bộ phận Trụ não Đặc điểm. Não trung gian. Tiểu não. 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc phần “Em có biết” - Đọc trớc bài “Đại não”. - Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bộ não lợn tươi. C. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tuần 26 Tiết 49-Bài 47:. Ngày soạn: 20/2/2012 Ngày dạy:. ĐẠI NÃO. A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nêu được cấu tạo của đại não người, đặc biệt là vỏ đại não thể hiện sự tiến hoá so với động vật lớp thú. - Xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não người. 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, khái quát hóa và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ bộ não. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: chủ yếu phần 1..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 47.1; 47.2; 47.3; 47.4. - Tranh câm H 47.2; 47.4 và các bìa chú thích. - Mô hình não tháo lắp. 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) H: Trình bày đăc điểm cấu tạo và chức năng của trụ não? III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Như SGK. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Cấu tạo của đại não. Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo của đại não → sự tiến hóa của bộ não người so với động vật. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20p I. Cấu tạo của đại não. - GV cho HS quan sát mô hình bộ não - HS nêu được: Vị trí: phía trên người và trả lời câu hỏi: Xác định vị trí não trung gian. của đại não - Yêu cầu HS quan sát H 47.1 và 47.2 để - HS quan sát kĩ H 47.1 và 47.2 thấy cấu tạo ngoài và trong của đại não. SGK ghi nhớ chú thích. Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ (SGK). - GV phát phiếu học tập. - GV cho HS trình bày kết quả của bài - HS trình bày, nhận xét và nêu tập. được kết quả: 1 – Khe; 2 – Rãnh; 3 – Trán; 4 - Nêu đáp án đúng. - Đỉnh; 5 – Thuỳ thái dương; 6 – Chất trắng - Yêu cầu HS: Trình bày cấu tạo ngoài - Đại diện HS trình bày lại cấu.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> của đại não? - GV cho HS quan sát mô hình bộ não và nhận xét: Khe, rãnh của đại não có ý nghĩa gì? → So sánh đại não của người và thú? Ý nghĩa sự khác nhau đó. - Cho HS quan sát mẫu não cắt ngang, đọc thông tin: Trình cầy cấu tạo trong của đại não (chỉ vị trí chất xám, chất trắng)? - Khái quát lại. - Cho HS quan sát H 47.3 để thấy các đường dẫn truyền trong chất trắng của đại não và giảu thích hiện tượng liệt nửa người.. tạo ngoài của đại não. - HS nêu được nhận xét: Đều có nếp gấp nhưng ở người nhiều hơn giúp diện tích bề mặt lớn hơn. Đại diện HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung.. Hs tự quan sát rút ra kết luận.. @. Tiểu kết: Ở người, đại não là phần phát triển nhất. a. Cấu tạo ngoài: - Rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa bán cầu não. - Các rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thuỳ (thuỳ trán, đỉnh, chẩm và thái dương) - Các khe và rãnh (nếp gấp) nhiều tạo khúc cuộn, làm tăng diện tích bề mặt não. b. Cấu tạo trong: - Chất xám (ở ngoài) làm thành vỏ não, dày 2 -3 mm gồm 6 lớp. - Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tủy sống.Trong chất trắng còn có các nhân nền. II. Hoạt động 2: Sự phân vùng chức năng của đại não. Mục tiêu: HS chỉ rõ được các vùng chức năng của đại não. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 16p II. Sự phân vùng chức năng của đại não. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin - HS đọc thông tin SGK, hội ý theo bàn thống nhất ý kiến. SGK, đối chiếu với H 47.4 → Vỏ đại não.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> gồm có những vùng nào? - Treo tranh câm H47-4, gọi HS lên trình bày sự phân vùng chức năng của vỏ đại não. - Nêu câu hỏi: Hãy so sánh sự phân vùng chức năng ở não người và động vật?. - Nhận xét lại. - GV hỏi thêm: Tại sao những người bị chấn thương sọ não thường bị mất cảm giác , trí nhớ, mù, điếc... để lại di chứng suốt đời? - Liên hệ đến việc đội mũ bảo hiểm để bảo vệ não khi tham gia giao thông.. - Đại diện HS lên trình bày trên tranh, lớp nhận xét bổ sung. - HS hội ý nêu được những vùng có ở người và động vật và những vùng chỉ có ở con người. (Vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ)→ sự tiến hóa trong bộ não. - HS tự rút ra kết luận.. @. Tiểu kết: - Vỏ não có nhiều vùng chức năng riêng. - Vỏ não có các vùng cảm giác và vùng vận động có ý thức thuộc PXCĐK. - Riêng ở người có thêm vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p). - GV treo tranh câm H 47.2 , yêu câu HS điền chú thích và nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của đại não. - Treo H 47.3 yêu cầu HS trình bày cấu tạo trong của đại não. 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Đọc phần “Em có biết” - Làm bài tập 3 vào vở bài tập. C. Rút kinh nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Tuần 26. Ngày soạn: 20/2/2012 Ngày dạy:. Tiết 50-Bài 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng và phản xạ vận động. - Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng. 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích tranh và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: phần 2 và 3. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 48.1; H48.3. - Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập. 2. HS: nghiên cứu bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) - Trình bày cấu tạo ngoài và trong của đại não? - Nêu chức năng của đại não? Đại não của người tiến hoá hơn đại não của các động vật thuộc lớp thú như thế nào? III. Giảng bài mới(35p).

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 1. Mở bài: Trong cuộc sống hàng ngày, những công việc ta làm đều là do sự chỉ đạo của các trung ương thần kinh, tuy nhiên có những cơ quan trong cơ thể không chịu sự chỉ đạo có suy nghĩ của con người. VD: khi chạy nhanh, tim ta đập gấp, ta không thể bảo nó đập từ từ được... Những cơ quan chịu sự điều khiển như vậy được xếp chung là chịu sự điều khiển của hệ thần kinh sinh dưỡng. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Cung phản xạ sinh dưỡng. Mục tiêu: HS chỉ rõ được đường đi của cung phản xạ sinh dưỡng. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p I. Cung phản xạ sinh dưỡng. - Yêu cầu HS quan sát H 48.1, giới thiệu - HS vận dụng kiến thức đã cung phản xạ vận động và cung phản xạ học, kết hợp quan sát hình vẽ, sinh dưỡng (đường đi). thảo luận nhóm và hoàn thành - Phát phiếu học tập cho các nhóm phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày, - Khái quát lại bằng bảng kiến thức nhóm khác nhận xét bổ sung. đúng. So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động Cung phản xạ sinh Đặc điểm Cung phản xạ vận động dưỡng( cần điền) - Hạch thần kinh - Không có - Có - Đường hướng - Từ cơ quan thụ cảm - Từ cơ quan thụ cảm tới tâm tới trung ương. trung ương. Cấu tạo - Đường li tâm - Từ trung ương tới cơ - 2 nơron: từ trung ương quan phản ứng. tới cơ quan phản ứng chuyển giao ở hạch thần kinh. - Điều khiển hoạt động - Điều khiển hoạt động Chức năng cơ vân (có ý thức). nội quan (không có ý thức).. @. Tiểu kết: Nội dung PHT trên. II. Hoạt động 2: Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p II. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng. - Nêu vấn đề: HTK sinh dưỡng gồm 2 phân hệ: giao cảm và đối giao cảm. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin bảng - Cá nhân HS tự thu nhận 48.1 và H 48.3 SGK trả lời câu hỏi: thông tin, trao đổi nhóm +Hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo như thống nhất câu trả lời. thế nào? - Đại diện nhóm trình bày, +Trình bày sự khác nhau giữa 2 phân hệ nhóm khác nhận xét, bổ sung. giao cảm và đối giao cảm? - Khái quát lại kiến thức.. @. Tiểu kết: - Phân hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: + Trung ương; não, tuỷ sống. + Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh. - Hệ thần kinh sinh dưỡng được chia thành: + Phân hệ thần kinh giao cảm. + Phân hệ thần kinh đối giao cảm. III. Hoạt động 3: Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng. Mục tiêu: HS chỉ rõ được chức năng của hai phân hệ trong HTK sinh dưỡng. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 13p III. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng. - GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ thông tin - Cá nhân HS tự thu nhận và xử bảng 48.2 SGKvà trả lời câu hỏi: lí thông tin, trao đổi nhóm thống - Em có nhận xét gì về chức năng của 2 nhất câu trả lời: phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều - Đại diện nhóm trình bày, nhóm đó có ý nghĩa gì đối với đời sống? khác nhận xét, bổ sung. - Khái quát lại. - Mở rộng: phản xạ điều hòa hoạt động - HS phân tích. của tim và hệ mạch lúc huyết áp tăng qua các phân hệ giao cảm và đối giao cảm.. @. Tiểu kết:.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau trong điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng. - Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà được hoạt động của các cơ quan nội tạng.. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p). GV treo tranh H 48.3, yêu câu HS: Trình bày sự giống và khác nhau về cấu trúc và chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm? 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. - Đọc phần “Em có biết?” - Chuẩn bị bài mới. C. Rút kinh nghiệm:. Tuần 27. Ngày soạn: 27/2/2012 Ngày dạy:. Tiết 51-Bài 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được thành phần của một cơ quan phân tích và ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể. - Mô tả được các thành phần chính của cơ quan phân tích thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt. - Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, khái quát hóa và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: xây dựng ý thức bảo vệ mắt. II. Trọng tâm – Phương pháp. 1. Trọng tâm: chủ yếu phần 2. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 49.2; 49.3. - Mô hình cấu tạo mắt. - Vật mẫu: 1 cầu mắt lợn bổ đôi, 1 cầu mắt lợn bổ ngang. 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ (4p) - Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng? III. Giảng bài mới (35p) 1. Mở bài: Nhờ các giác quan chúng ta nhận biết và phản ứng lại các tác động của môi trường. Cơ quan phân tích thị giác giúp ta nhìn thấy xung quanh, vậy nó có cấu tạo như thế nào? Cơ chế nào giúp ta nhìn thấy vật? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Cơ quan phân tích. Mục tiêu: HS trình bày được thành phần của một cơ quan phân tích. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p I. Cơ quan phân tích. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin - HS tự thu nhận thông tin và trả SGK và trả lời câu hỏi: lời: +Mỗi cơ quan phân tích gồm những + Cơ quan phân tích gồm 3 thành phần nào? thành phần. +Vai trò của cơ quan phân tích đối với + Vai trò giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung cơ thể? quanh. - 1 HS trình bày, các HS khác - Khái quát lại..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> - GV hỏi thêm: Phân biệt cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích.. nhận xét, bổ sung.. @. Tiểu kết: - Cơ quan phân tích gồm: + Cơ quan thụ cảm. + Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm). + Bộ phận phân tích ở trung ương (nằm ở vỏ não). - Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh. II. Hoạt động 2: Cơ quan phân tích thị giác. Mục tiêu: HS mô tả được cấu tạo của mắt và sự tạo thành ảnh trên màn lưới. Tgian Hoạt động của Gv Hoạt động của HS 25p II. Cơ quan phân tích thị giác. 1. Cấu tạo của cầu mắt: - Nêu vấn đề: Cơ quan phân tích thị giác - HS tự rút ra kết luận. gồm những thành phần nào? - Hướng dẫn HS nghiên cứu cấu tạo cầu - Cá nhân quan sát kĩ hình, thu nhận thông tin hội ý theo nhóm, mắt H 49.2 lần lượt từ ngoài vào trong, thống nhất ý kiến hoàn thành bài đọc thông tin SGK và H49.3 → hoàn tập. thành bài tập điền từ tr 156. - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận - Chia lớp thành 4 – 6 nhóm hoàn thành xét. bài tập. - Nêu đáp án đúng. - Đại diện HS lên trình bày trên - Cho 1 HS trình bày lại cấu tạo cầu mắt tranh. trên tranh hoặc mô hình. 2. Cấu tạo màng lưới: - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK, - HS quan sát kĩ hình, hội ý theo bàn → trình bày được cấu tạo quan sát H 49.3 và trả lời câu hỏi: Nêu của màng lưới. cấu tạo của màng lưới? - Đại diện HS trả lời, lớp nhận - Khái quát lại. xét. - GV hỏi tiếp: + Sự khác nhau giữa tế bào nón và tế bào - HS dựa vào đặc điểm của tế bào nón và tế bào que để trả lời. que trong mối quan hệ với tế bào thần - Đại diện HS trả lời, lớp nhận kinh thị giác ?.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> + Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? +Tại sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật? - Hoàn chỉnh lại kiến thức. 3. Sự tạo ảnh trên màng lưới: - Nêu câu hỏi: Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới? - Khái quát lại. - GV hỏi tiếp: Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt? - Hoàn chỉnh nội dung.. xét.. - Cá nhân tự thu thập thông tin phần 3→ mô tả quá trình tạo ảnh trên màng lưới. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. - HS nêu lên vai trò của cầu mắt.. @. Tiểu kết: - Cơ quan phân tích thị giác gồm: + Cơ quan thụ cảm. thị giác (trong màng lưới của cầu mắt) + Dây thần kinh thị giác (dây số II). + Vùng thị giác (ở thuỳ chẩm). 1. Cấu tạo của cầu mắt gồm màng bọc và môi trường trong suốt. - Màng bọc gồm màng cứng, màng mạch và màng lưới ( gồm tế bòa nón và tế bào que) - Môi trường trong suốt gồm thủy dịch, thể thủy tinh và dịch thủy tinh. 2. Cấu tạo của màng lưới - Màng lưới gồm: + Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. + Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. + Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón. 3. Sự tạo ảnh ở màng lưới Ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ, lộn ngược sẽ kích thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện luồng xung thần kinh qua dây thần kinh thị giác tới vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta nhận biết hình ảnh của vật..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng: a. Cơ quan phân tích gồm: cơ quan thụ cảm, dây thần kinh và bộ phận trung ương. b. Các tế bào nón giúp ta nhìn rõ về ban đêm. c. Sự phân tích hình ảnh xảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm thị giác d. Khi dọi đèn pin vào mắt đồng tử dãn rộng để nhìn rõ vật. e. Vùng thị giác ở thuỳ chẩm. Câu 2. Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác? 4. Dặn dò (1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Làm bài tập 3 vào vở. - Đọc mục “Em có biết?”. - Tìm hiểu các tật, bệnh về mắt. C. Rút kinh nghiệm:. Tuần 27 Tiết 52-Bài 50: A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu:. Ngày soạn: 27/2/2012 Ngày dạy:. VỆ SINH MẮT.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 1. Kiến thức: - Nêu được các nguyên nhân của tật cận thị và viễn thị, cách khắc phục. - Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh. 2. Kĩ năng: quan sat, phân tích, liên hệ thực tế và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Biết cách giữ gìn vệ sinh mắt. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: cả 2 phần. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 50.1; 50.2; 50.3; 50.4 SGK. - Phiếu học tập. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung phiếu. 2. HS: Kẻ PHT: Bệnh đau mắt hột 1. Nguyên nhân. 2. Đường lây 3. Triệu chứng 4. Hậu quả 5. Cách phòng B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) - Mô tả cấu tạo cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng? - Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác? III. Giảng bài mới (35p) 1. Mở bài: Yêu cầu HS kể tên các tật, bệnh về mắt ? 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Các tật của mắt. Mục tiêu: HS nêu được biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục của tật cận thị và viễn thị. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 18p I. Các tật của mắt..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Nêu vấn đề: Mắt thường những bị tật nào?. - Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết bản thân, HS nêu được có 2 tật: cận thị và viễn thị. - Chia lớp thành 4 – 6 nhóm, 2 – 3 nhóm - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. nghiên cứu 1 tật của mắt. - Cá nhân thu thập thông tin, hội ý - Hướng dẫn HS quan sát H50.1→50.4, theo nhóm hoàn thành PHT. thảo luận hoàn thành bảng sau: - Đại diện nhóm trả lời, nhóm Tật của Biểu Nguyên Cách khắc khác nhận xét. mắt. hiện. nhân. phục. - Khái quát lại. - GV hỏi thêm: Do những nguyên nhân nào mà hiện nay HS bị cận nhiều? Nêu những biện pháp hạn chế? - Giới thiệu thêm tật loạn thị của mắt.. - HS dựa vào hiểu biết bản thân trả lời.. @. Tiểu kết: Bảng 50: Các tật của mắt – nguyên nhân và cách khắc phục Các tật của mắt Nguyên nhân Cách khắc phục - Bẩm sinh: Cầu mắt dài - Đeo kính mặt Cận thị là tật mà mắt - Do không giữ đúng khoảng cách lõm (kính cận). chỉ có khả năng nhìn khi đọc sách (đọc gần) => thể gần thuỷ tinh quá phồng. - Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn. - Đeo kính mặt Viễn thị là tật mắt chỉ - Do thể thuỷ tinh bị lão hoá lồi (kính viễn). có khả năng nhìn xa (người già) => không phồng được. II. Hoạt động 2: Bệnh về mắt Mục tiêu: HS có những hiểu biết về bệnh mắt hột → bảo vệ mắt. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 17p II. Bệnh về mắt - GV nêu vấn đề: Phổ biến nhất hiện - HS nghiên cứu kĩ thông tin, nay là bệnh đau mắt hột. trao đổi nhóm và hoàn thành - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> hoàn thành phiếu học tập. - Khái quát lại bằng bảng kiến thức đúng. - GV hỏi thêm: + Ngoài bệnh đau mắt hột còn có những bệnh gì về mắt? +Nêu cách phòng tránh? → Liên hệ bảo vệ môi trường nước, không khí.. bảng. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.. - HS tự rút ra kết luận.. @. Tiểu kết: 1. Nguyên nhân 2. Đường lây. - Do 1 loại virut có trong dử mắt gây ra. - Dùng chung khăn chậu với người bị bệnh, tắm rửa trong ao hồ tù hãm. 3. Triệu chứng - Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên. 4. Hậu quả - Khi hột vỡ thành sẹo làm lông mi quặp vào trong (lông quặm) " đục màng giác " mù loà. 5. Phòng tránh - Giữ vệ sinh mắt. - Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Ngoài ra còn có các bệnh: đau mắt đỏ, viêm kết mạc, khô mắt... - Phòng tránh các bệnh về mắt: + Giữ sạch sẽ mắt. + Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt. + Ăn đủ vitamin A. + Ra đường nên đeo kính. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p). - Nêu các tật của mắt? Nguyên nhân và cách khắc phục? - Tại sao không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng? Không nên nằm đọc sách? Không nên đọc sách khi đang đi tàu xe? - Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột? Cách phòng tránh? 4. Dặn dò(1p).

<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biêt”. - Đọc trước bài 51: Cơ quan phân tích thính giác. C. Rút kinh nghiệm:. Tuần 28. Ngày soạn: 05/3/2012 Ngày dạy:. Tiết 53-Bài 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được thành phần của cơ quan phân tích thính giác. - Mô tả được các bộ phận của tai. - Trình bày được quá trình thu nhận cảm giác âm thanh. 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, liên hệ thực tế và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh tai. II. Trọng tâm – Phương pháp. 1. Trọng tâm: chủ yếu phần 1. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 51.1SGK. - Mô hình cấu tạo tai. 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ (4p) - Phân biệt tật cận thị và tật viễn thị? - Nêu biện pháp vệ sinh mắt? III. Giảng bài mới (35p).

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 1. Mở bài: Ta nhận biết được âm thanh là nhờ cơ quan phân tích thính giác. Vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Cấu tạo của tai. Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo của tai. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 17p I. Cấu tạo của tai. - Nêu vấn đề: Cơ quan phân tích thính - HS tự rút ra kết luận. giác gồm những bộ phận nào? - Nhận xét lại. - Hướng dẫn HS quan sát H 51.1 và hoàn - HS quan sát kĩ sơ đồ cấu tạo thành bài tập SGK – Tr 162. tai, cá nhân làm bài tập. - 1 HS nêu kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung. Đáp án: 1- Vành tai 2- ống tai 3- Màng nhĩ 4- Chuỗi xương tai - Gọi 1-2 HS nêu kết quả. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. - GV nhận xét kết quả, gọi 1 HS đọc lại thông tin hoàn chỉnh và 1 HS lên trình bày trên H51.1→ cấu tạo của tai. - GV hỏi thêm: - HS nêu được: +Vì sao bác sĩ chữa được cả tai, mũi + Vì tai, mũi, họng thông với họng? nhau. +Vì sao khi máy bay lên cao hoặc xuống + Vì áp suất thay đổi đột ngột. thấp, hành khách cảm thấy đau trong tai? - vài HS trả lời, lớp nhận xét. - GV phân tích thêm cấu tạo của tai trong - Nghe và ghi nhớ. thông qua H51.2→ sự phức tạp và chức năng thu nhận sóng âm của tai trong.. @. Tiểu kết:.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Tai gồm: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. 1. Tai ngoài gồm: - Vành tai (hứng sóng âm) - Ống tai (hướng sóng âm). - Màng nhĩ (truyền và khuếch đại âm). 2. Tai giữa gồm: - 1 chuỗi xương tai ( truyền và khuếch đại sóng âm). - Vòi nhĩ (cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ). 3. Tai trong gồm 2 bộ phận: - Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên có tác dụng thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian. - Ốc tai có tác dụng thu nhận kích thích sóng âm II. Hoạt động 2: Chức năng thu nhận sóng âm Mục tiêu: HS trình bày được con đường di chuyển của sóng âm Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p II. Chức năng thu nhận sóng âm - Yêu cầu HS quan sát lại H51.1 và - Cá nhân tự thu thập thông tin thông tin SGK tr164 thảo luận: SGK, hội ý theo bàn thông nhất ý + Sóng âm được truyền như thế nào kiến. từ ngoài vào trong? - Đại diện HS trả lời, lớp nhận + Tại sao ta nghe được âm to, nhỏ xét. khác nhau? - Phân tích thêm và hoàn chỉnh lại nội dung.. @. Tiểu kết: * Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh: Sóng âm từ nguồn âm tới được vành tai hứng lấy, qua ống tai tới làm rung màng nhĩ, tới chuỗi xương tai, được khuếch đại ở màng cửa bầu, làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch, làm rung màng cơ sở, tác động tới cơ quan Coocti kích thích tế bào thụ cảm thính giác. Vùng thính giác cho ta nhận biết về âm thanh. III. Hoạt động 3: Vệ sinh tai. Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp bảo vệ tai..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Tgian Hoạt động của GV 10p III. Hoạt động 3: Vệ sinh tai. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: + Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì? + Hãy nêu các biện pháp giữ gìn và bảo vệ tai? - Hoàn chỉnh lại nội dung.. Hoạt động của HS - HS nghiên cứu thông tin và trả lời. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.. @. Tiểu kết: - Giữ gìn tai sạch. - Bảo vệ tai: + Không dung vật nhọn để ngoáy tai. + Giữ vệ sinh mũi, họng để phòng bệnh cho tai. + Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn.. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p). - Trình bày quá trình kích thích thu nhận sóng âm? - Vì sao có thể xác định âm phát ra bên trái hay bên phải? 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi 1, 2,3 SGK. - Làm bài tập 4 vào vở. - Đọc mục “Em có biết?”. C. Rút kinh nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Tuần 28. Tiết 54-Bài 52:. Ngày soạn: 05/3/2012 Ngày dạy:. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN. A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. - Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ. Nêu rõ các điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện. - Nêu rõ ý nghĩa của phản xạ có điều kiện với đời sống. 2. Kĩ năng: quan sát, tư duy so sánh, liên hệ thực tế và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: đều cho các phần. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 521; 52.2; 52.3. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 52.1 và 52.2 SGK. 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) - Trình bày cấu tạo của ốc tai dựa vào H 51.2. - Quá trình thu nhận kích thích sóng âm diễn ra như thé nào giúp ta nghe được?.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Trong bài 6 các em đã nắm được khái niệm về phản xạ. Nhiều phản xạ khi sinh ra đã có, cũng có những phản xạ phải học tập mới có được. Vậy phản xạ có những loại nào? Làm thế nào để phân biệt được chúng? Muốn hình thành hoặc xoá bỏ phản xạ thì làm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Phân biệt PXCĐK và PXKĐK. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p I. Hoạt động 1: Phân biệt PXCĐK và PXKĐK. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Phản - HS nêu được: Phản xạ là phản xạ là gì? ứng của cơ thể trước những kích - GV phân tích sơ lược về PXCĐK và thích của môi trường. PXKĐK. VD: - Phản xạ mút sữa mẹ. - Phản xạ hắt xì hơi - Học tập .... - Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn - HS hoạt động nhóm và hoàn thành bài tập SGK. thành bài tập SGK. + 1,2,4: PXKĐK + 3,5,6: PXCĐK - GV chốt lại kiến thức. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. - Yêu cầu HS lấy VD cho mỗi loại. - 1 HS nêu khái niệm, các HS khác → Rút ra kết luận: PXKĐK là gì? nhận xét, bổ sung. PXCĐK là gì? - Hoàn chỉnh lại nội dung.. @. Tiểu kết: - PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập và rèn luyện..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> - PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. II. Hoạt động 2: Sự hình thành phản xạ có điều kiện. Mục tiêu: HS nêu được cơ chế hình thành và ức chế của PXCĐK. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện. 1. Hình thành PXCĐK: - HS quan sát kĩ H51.1→51.3, - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin đọc chú thích thu thập thông tin, SGK: nghiên cứu thí nghiệm của hội ý theo bàn→ nêu các bước Paplop → trình bày thí nghiệm thành tiến hành thí nghiệm và kết quả lập phản xạ tiết nước bọt khi có ánh thí nghiệm. đèn của chó. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận - GV hoàn thiện kiến thức. xét. - Yêu cầu HS thảo luận: - HS nêu được: + Để có PXCĐK cần có những điều + Cần có 1 PXKĐK, hành động kiện gì? phải lặp đi lặp lại nhiều lần. + Thực chất của quá trình thành lập + Hình thành đường liên hệ thần PXCĐK? kinh tạm thời. - Giảng thêm về đường liên hệ thần - HS tự liên hệ. kinh tạm thời và liên hệ thực tế: Cách học bài để nhớ bài lâu. 2. Ức chế phản xạ có điều kiện: - HS hội ý thống nhất câu trả - Nêu vấn đề: lời→ nêu được: +Nếu trong thí nghiệm trên ta chỉ bật + Chó không tiết nước bọt khi bật đèn mà không cho ăn nhiều lần thì đèn. hiện tượng gì sẽ xảy ra? + Đảm bảo sự thích nghi của cơ +Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế thể với môi trường. PXCĐK đối với đời sống là gì? - Đại diện HS trả lời, lớp nhận - Khái quát lại. xét. - Liên hệ: Những PXCĐK nào nên duy - HS tự liên hệ. trì, những phản xạ nào nên ức chế? - GV khắc sâu: những thói quen tốt.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> cần được duy trì, những thói quen xấu như nghiện thuốc, nghiện ma tuý... cần phải loại bỏ.. @. Tiểu kết: 1. Hình thành PXCĐK - Thực chất của sự thành lập PXCĐK là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ đại não với nhau. - Điều kiện để thành lập PXCĐK + Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện, trong đó kích thích có điều kiện xảy ra trước 1 thời gian ngắn. + Quá trình kết hợp đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần. 2. Ức chế PXCĐK: Khi PXCĐK được thành lập, nếu không củng cố thường xuyên sẽ mất dần đi do ức chế tắt dần. * Ý nghĩa: + Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn luôn thay đổi. + Hình thành các thói quen và tập quán tốt đối với con người. III. Hoạt động 3: So sánh các tính chất của PXKĐK với PXCĐK. Mục tiêu: HS nêu được tính chất của từng loại phản xạ. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS ,10p III. So sánh các tính chất của PXKĐK với PXCĐK - GV treo bảng phụ 52.2, yêu cầu HS - Các nhóm thảo luận thống nhất thảo luận hoàn thành. ý kiến. - Phát PHT cho các nhóm - Đại diện nhóm trả lời nhóm - Nhận xét, chốt lại kiến thức. khác nhận xét. - GV hỏi: Nêu mối quan hệ giữa - HS tự rút ra kết luận. PXKĐK và PXCĐK? - Hoàn chỉnh lại kiến thức.. @. Tiểu kết: - So sánh: nội dung bảng 52.2 - Mối quan hệ: PXKĐK là cơ sở để thành lập PXCĐK..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p) - Phân biệt PXKĐK và PXCĐK? Cho ví dụ. - Giải thích tại sao: Đội kèn nhìn thấy Tí ăn chanh thì không thể thổi được? 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết?” C. Rút kinh nghiệm:. Tuần 29. Ngày soạn: 11/3/2012 Ngày dạy:. Tiết 55-Bài 53: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân tích được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các PXCĐK ở người với động vật nói chung và thú nói riêng. - Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy, trừu tượng ở người. 2. Kĩ năng: tư duy logic, suy luận chặt chẽ. 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học tập, xây dựng thói quen, nếp sống văn hóa. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: cả 3 phần. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> III. Chuẩn bị: 1. GV: - Quả chanh hoặc me. - Một lá thư 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) H: Thế nào là PXCĐK và PXKĐK? Cho ví dụ. III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: PXKĐK là cơ sở hoạt động của nhận thức, tinh thần, tư duy, trí nhớ ở người và 1 số động vật bậc cao, là biểu hiện của hoạt động thần kinh bậc cao. Hoạt động thần kinh bậc cao ở người và động vật có đặc điểm gì giống và khác nhau? 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm sự thành lập các PXCĐK ở người. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p I. Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin - Cá nhân HS tự thu nhận thông tin mục I SGK và trả lời câu hỏi: và trả lời câu hỏi. +Ở người, các PXCĐK hình thành khi - 1 HS trình bày, các HS khác nhận nào? xét, bổ sung. + Khi cơ thể dần trưởng thành, các PXCĐK thay đổi như thế nào? Cho ví dụ. →Đặc điểm của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người. - Khái quát lại. - HS có thể lấy VD trong học tập, - GV cho HS: Tìm VD trong thực tế đời xây dựng các thói quen. sống về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn - HS nêu được: thich hợp nữa? + Giống về quá trình thành lập và.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> - Mở rộng: + Sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người và động vật có những điểm gì giống và khác nhau? + Ý nghĩa của sự khác nhau đó?. ức chế PXCĐK và ý nghĩa của chúng với đời sống. + Khác về số lượng và mức độ phức tạp của PXCĐK. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.. - Hoàn chỉnh lại nội dung.. @. Tiểu kết: - PXKĐK được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm. - Sự hình thành và ức chế PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch, quan hệ mật thiết với nhau làm cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi. II. Hoạt động 2: Vai trò của tiếng nói và chữ viết. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của tiếng nói và chữ viết trong hình thành PXCĐK ở người. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết. - Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK - Cá nhân ghi nhớ thông tin SGK→ nêu được: cùng với thực tế hiểu biết thảo luận: + Giúp mô tả các sự vật, trình bày +Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì các hiện tượng, .... trong đời sống? Cho VD cụ thể. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận - Khái quát lại. xét. - Nêu thêm các ví dụ phân tích: + Khi nghe người khác nói từ me hoặc chanh + Khi nhận những lời khen hoặc chê → Tiếng nói và chữ viết có vai trò - HS rút ra kết luận. gì? - Hoàn chỉnh kiến thức: Tiếng nói và chữ viết thuộc hệ thông tín hiệu thứ 2 gây ra các PXCĐK cấp cao ở người. - Cá nhân ghi nhận thông tin phần - Nêu vấn đề: Những trang sư hào 2 nêu được: nhờ tiếng nói và chữ viết. hùng của dân tộc, những kinh - Đại diện HS trả lời, lớp nhận.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> nghiệm của tổ tiên để lịa bằng cách nào? - Khái quát lại: Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. → Tiếng nói và chữ viết có vai trò gi? - Hoàn hỉnh lại kiến thức.. xét.. - HS tự rút ra kết luận. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.. @. Tiểu kết: 1. Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao. 2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau. III. Hoạt động 3: Tư duy trừu tượng. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của HTK trong tư duy, suy nghĩ. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 11p III. Hoạt động 3: Tư duy trừu tượng. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - HS nêu được: + Con gà, con trâu, con chó... chúng + Chúng được xếp chung là động được con người gọi là gì? vật. + Vậy con vịt có phải là động vật + Có. không? + Từ những điểm chung của sự + Từ “động vật” được hình thành vật hiện tượng, con người biết như thế nào? khái quát hoá thành những khái niệm, được diễn đạt bằng các từ. - Khái quát lại. Đó là tư duy trừu - HS tự rút ra kết luận. tượng. Vậy tư duy trừu tượng là gì? - Giảng thêm: Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa là cơ sở của tư duy.. @. Tiểu kết: - Nhờ có tiếng nói và chữ viết con người có khả năng tư duy trừu tượng. - Từ những thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm, được diễn đạt bằng các từ..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. - GV đánh giá giờ. - HS trả lời câu 2 SGK. 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh. C. Rút kinh nghiệm:. Tuần 29. Ngày soạn: 11/2/2012 Ngày dạy:. Tiết 56-Bài 54: VỆ SINH HỆ THẦN KINH A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ. - Phân tích ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh. - Nêu được tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ và hệ thần kinh. - Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lí, đảm bảo sức khoẻ. 2. Kĩ năng: phân tích, tư duy, liên hệ thực tế và làm việc theo nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ, tránh xa ma tuý. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: phần 2 và 3. 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị:.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 1. GV: - Tranh ảnh thông tin tuyên truyền về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma tuý .... - Bảng phụ ghi nội dung bảng 54. 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) - Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì? III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều công việc đôi khi làm ta mệt mỏi. Sự mệt mỏi này bắt nguồn từ hệ thần kinh sau đó tới các cơ quan khác. Vậy để có hệ thần kinh khoẻ mạnh, hoạt động của cơ thể hợp lí chúng ta cần làm gì? Đó là nội dung của bài học hôm nay. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ. Mục tiêu: Hs nêu được ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p I. Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ. - GV cung cấp thông tin: chó có thể nhịn - Cá nhân HS tự thu nhận thông ăn 20 ngày vẫn có thể nuôi béo trở lại tin, dựa vào hiểu biết của bản nhưng mất ngủ 10 – 12 ngày là chết. thân, thảo luận nhóm thống nhất - Yêu cầu HS thảo luận: ý kiến. + Vì sao nói ngủ là 1 nhu cầu sinh lí - Đại diện nhóm trả lời, nhóm của cơ thể? khác nhận xét bổ sung. +Ngủ là gì? Khi ngủ sự hoạt độngcủa các cơ quan như thế nào? +Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ? - GV đưa ra số liệu về nhu cầu ngủ ở các lứa tuổi khác nhau. - Nêu vấn đề: Muốn có giấc ngủ tốt cần - HS tự rút ra kết luận. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> những điều kiện gì? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến giấc ngủ? - Khái quát lại. - Giảng thêm: không chỉ ngủ mới phục hồi sức làm việc của hệ thần kinh mà còn phải lao động, học tập xen kẽ nghỉ ngơi hoạp lí tránh căng thẳng, mệt mỏi cho hệ thần kinh.. xét.. @. Tiểu kết: - Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể. - Ngủ là quá trình ức chế của bộ não đảm bảo sự phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh. - Để đảm bảo giấc ngủ tốt cần: + Ngủ đúng giờ. + Chỗ ngủ thuận lợi. + Không dùng chất kích thích: cà phê, chè đặc, thuốc lá. + Không ăn quá no, hạn chế kích thích ảnh hưởng tới vỏ não gây hưng phấn. II. Hoạt động 2: Lao động và nghỉ ngơi hợp lí. Mục tiêu: HS biết cách lao động và nghỉ ngơi như thế nào là hợp lí? Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p II. Lao động và nghỉ ngơi hợp lí. - Nêu vấn đề: - Cá nhân vận dụng hiểu biết + Tại sao không nên làm việc quá sức, bản thân→nêu được: + Để tránh căng thẳng và mệt thức quá khuya? + Lao động và nghỉ ngơi như thế nào là mỏi cho hệ thần kinh. + Lao động , học tập xen kẽ với hợp lí? nghỉ ngơi, tránh đơn điệu dễ nhàm chán. - GV cho HS liên hệ: quy định thời gian - Đại diện HS trả lời, lớp nhận làm việc, nghỉ ngơi đối với những người xét. làm công việc khác nhau. Với HS: xây dựng thời gian biểu hợp lí..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> - GV hỏi tiếp: Muốn bảo vệ hệ thần kinh ta phải làm gì? - Hoàn chỉnh lại nội dung.. - HS tự rút ra kết luận.. @. Tiểu kết: - Lao động và nghỉ ngơi hợp lí để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh. - Để bảo vệ hệ thần kinh cần: + Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày. + Giữ cho tâm hồn thanh thản. + Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. III. Hoạt động 3: Tránh lạm dụng các chất kích thíchvà ức chế đối với hệ thần kinh. Mục tiêu: HS biết được tác hại của việc sử dụng các chất kích thích đối với hệ thần kinh. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 13p III. Tránh lạm dụng các chất kích thíchvà ức chế đối với hệ thần kinh. - Cho HS quan sát tranh hậu quả của - HS quan sát. nghiện ma tuý, nghiện rượu, thuốc lá... - Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn - HS thảo luận nhóm thống nhất ý thành bài tập bảng 54 SGK. kiến và hoàn thành bảng 54. - Khái quát lại bằng bảng kiến thức - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác đúng. nhận xét bổ sung. - Khuyến khích HS lấy ví dụ và nêu thái độ của mình đối với cách sống của thanh thiếu niên hiện nay.. @. Tiểu kết: Loại chất Chất kích thích. Chất gây nghiện. Tên chất - Rượu - Nước chè đặc, cà phê - Thuốc lá - Ma tuý. Tác hại - Hoạt độngnão bị rối loạn, trí nhớ kém. - Kích thích hệ thần kinh, gây mất ngủ. - Cơ thể suy yếu, dễ mắc bệnh ung thư. - Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách....

<span class='text_page_counter'>(69)</span> & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p) - Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt, cần những điều kiện gì? - Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? Vì sao? 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Xây dựng cho mình thời gian biểu hợp lí vào vở bài tập và thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu đó. - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. C. Rút kinh nghiệm:. Tuần 30. Ngày soạn: 19/3/2012 Ngày dạy:. Tiết 57: KIỂM TRA GIỮA HKII A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nhớ sâu hơn các kiến thức đã học ở các chương. 2. Kỹ năng sống: phân tích, so sánh, khái quát và vận dụng kiến thức. 3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây xanh, nghiêm túc làm bài. II. Chẩn bị: 1. GV: chuẩn bị đề kiểm tra. 2. HS: bút, thước. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức (1p) II. Bài mới: 1. Xây dựng ma trận Mức độ Vận dụng Biết Hiểu Chủ đề Thấp Bài tiết - Cấu tạo hệ bài tiết Bảo vệ hệ bài tiết 3 tiết - Quá trình tạo. Cao.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 3 câu 3 điểm Da 2 tiết 1 câu 2 điểm Thần kinh và giác quan 13 tiết 4 câu. thành nước tiểu 2.5 điểm=83.3% Cấu tạo và chức năng của da 2 điểm=100% Cấu tạo tủy sống. 0.5 điểm=16.7%. - Biện pháp bảo vệ hệ Biện pháp bảo vệ hệ thần kinh. thần kinh. - Phân biệt các loại phản xạ. - Vai trò của tiểu não. 4điểm=80% 0.5điểm=10%. 5 điểm 0.5 điểm=10% Tổng 8 câu 4 câu 3.5 câu 0.5 câu 10 điểm 5 điểm=50% 4 điểm=40% 1điểm=10% 2. Xây dựng đề kiểm tra: I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Câu I (2điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ câu trả lời đúng nhất. 1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan nào? a. Thận, bọng đái b. Thận , bọng đái, ống đái c. Thận ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái d. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái 2. Người bị sỏi thận cần hạn chế sử dụng những chất nào? a. Muối khoáng b. Nước c. Vitamin d. Cả b và c 3. Thí nghiệm phá tiểu não chim bồ câu con vật đi lảo đảo nhằm chứng minh vai trò gì của tiểu não? a. Điều hòa phối hợp cử động phức tạp b. Giữ thăng bằng cho cơ thể c. Điều khiển hoạt động nội quan d. Cả a và b 4. Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tuỷ? a. 29 đôi b. 30 đôi c. 31đôi d. 32 đôi Câu II (2điểm): Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2,3,4 để hoàn chỉnh các câu sau: Da có cấu tạo gồm …(1 )…: lớp biểu bì, lớp bì và …..(2)…… Lớp biểu bì có tầng sừng và từng tế bào sống. Lớp bì có các bộ phận giúp da ….(3)…..cảm giác, bài.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> tiết. Trong cùng là lớp mỡ dưới da có chức năng…(4)….. Da còn tạo nên vẻ đẹp của người. II. Phần tự luận (6 điểm) Câu1( 2 điểm): Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào và diễn ra ở đâu? Câu2 (2 điểm): Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Cho ví dụ về 2 loại phản xạ này? Câu 3 (2 điểm): Tại sao phải biết bảo vệ hệ thần kinh? Em đã có biện pháp nào để bảo vệ hệ thần kinh? & 3. Củng cố (1 phút) - Gv thu bài kiểm tra. - Nhận xét giờ kiểm tra. 4. Dặn dò (1 phút) - Đọc trước bài 40. - chuẩn bị cành thông, nón thông. C. Rút kinh nghiệm:. Tuần 30 CHƯƠNG X:. Ngày soạn: 19/3/2012 Ngày dạy: 23/3/2012. TUYẾN NỘI TIẾT. Tiết 58-Bài 55: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được tuyến nội tiết và ngoại tiết. - Trình bày được vai trò và tính chất của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết từ đó nêu rõ được tầm quan trọng của tuyến nội tiết với dời sống..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: phần 2 và 3. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: Tranh phóng to H 55.1; 55.2; 55.3 và các tài liệu liên quan. 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Giảng bài mới (39p) 1. Mở bài: Cùng với hệ thần kinh, các tuyến nội tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà các hoạt động sinh lí trong cơ thể. Vậy tuyến nội tiết là gì? có những tuyến nội tiết nào? 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Đặc điểm của hệ nội tiết Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của hệ nội tiết. Tgian Hoạt động cuả GV Hoạt động của HS 10p I. Đặc điểm của hệ nội tiết - Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung - Cá nhân tự ghi nhớ thông tin thông tin SGK → trả lời: SGK. +Thông tin trên cho em biết điều gì? - Đại diện HS trả lời, lớp nhận - Khái quát lại: Đó là đặc điểm của xét. tuyến nội tiết.. @. Tiểu kết: - Điều hoà quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất. - Sản xuất ra các hoocmon theo đường máu đến cơ quan đích. Tác động chậm, kéo dài trên diện rộng. II. Hoạt động 2: Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết Mục tiêu: HS phân biệt được tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết về vị trí tế bào tuyến và đường đi của sản phẩm tiết. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p II. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết - Yêu cầu HS quan sát H 55.1; 55.2 - HS quan sát lại hình, thảo luận và.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> thảo luận nhóm: + Hãy phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? - Câu hỏi gợi ý: +Vị trí tế bào tuyến. + Đường đi của sản phẩm tiết. + Hãy kể tên các tuyến trong cơ thể mà em biết? Chúng thuộc loại tuyến nào? - Khái quát lại. - Lưu ý các tuyến nội tiết chính ở H55.3 và giới thiệu một số tuyến vừa là nội tiết vừa là ngoại tiết.. thống nhất ý kiến. Nêu được: + Giống: các tế bào tuyến đều tiết ra sản phẩm tiết. + Khác về nơi đổ sản phẩm. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Dựa vào H55.3, đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét.. - Nghe và ghi nhớ.. @. Tiểu kết: - Sản phẩm của tuyến nội tiết lag Hoocmon. - Tuyến ngoại tiết: sản phẩm tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài. - Tuyến nội tiết: sản phẩm tiết ngấm thẳng vào máu. III. Hoạt động 3: Hoocmon Mục tiêu: HS nêu được các tính chất và vai trò của Hoocmon, Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p III. Hoocmon 1. Tính chất của Hoomon. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin - Cá nhân tự ghi nhận thông tin SGK hội ý theo bàn. SGK → trả lời: + Hoocmon có những tính chất - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. nào? - GV giới thiệu: - Nghe và ghi nhớ. + Hoocmon " cơ quan đích theo cơ chế chìa khoá, ổ khoá. + Mỗi tính chất GV đưa ra 1 VD để phân tích. 2. Vai trò của Hoomon - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK → - Cá nhân tự ghi nhận thông tin.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> trả lời: SGK hội ý theo bàn. + Hoocmon có vai trò gì đối với cơ - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. thể? - Khái quát lại. - GV bổ sung: trong điều kiện hoạt động binh thường của tuyến ta không thấy rõ vai trò của chúng, chỉ khi mất cân bằng hoạt động của tuyến nào đó gây bệnh lí mới thấy rõ vai trò.. @. Tiểu kết: 1. Tính chất của hoocmon: - Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan nhất định. - Hoocmon có hoạt tính sinh dục rất cao. - Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài. 2. Vai trò của hoocmon: - Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. - Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.. & 3. Kiểm tra-đánh giá(4p). Yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau: So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết về cấu tạo và chức năng b ằng cách hoàn thành thông tin vào bảng sau: Đặc điểm so Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết sánh Giống nhau - Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết. - Kích thước lớn hơn. - Kích thước nhỏ hơn. Khác nhau: - Có ống dẫn chất tiết đổ ra - Không có ống dẫn, chất tiết + Cấu tạo ngoài. ngấm thẳng vào máu. - Lượng chất tiết ra nhiều, - Lượng chất tiết ra ít, hoạt tính + Chức năng không có hoạt tính mạnh. mạnh..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết?”. C. Rút kinh nghiệm:. Tuần 31. Ngày soạn: 25/3/2012 Ngày dạy: 28/3/2012. Tiết 59-Bài 56: TUYẾN YÊN – TUYẾN GIÁP A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên, tuyến giáp. - Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động các tuyến với các bệnh do hoocmon của các tuyến đó tiết ra quá ít hoặc quá nhiều. 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích kênh hình và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức giữa gìn sức khoẻ, bảo vệ cơ thể. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: chủ yếu phần 1. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 56.1; 56.2; 56.3. - Bảng 56.1 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ (4p) - So sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Nêu vai trò của hoocmon? III. Giảng bài mới (35p) 1. Mở bài: Kể tên các tuyến nội tiết chính trong cơ thể? GV: Bài học của chúng ta hôm nay là đi tìm hiểu về 2 tuyến nội tiết: tuyến yên và tuyến giáp. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Tuyến yên Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo và chức năng của tuyến yên. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20p I. Tuyến yên GV yêu cầu HS quan sát hình 55.3, - HS quan sát hình, đọc kỹ thông tin nghiên cứu thông tin SGK → thảo luận và bảng 56.1→ tự thu nhận kiến các câu hỏi: thức. + Tuyến yên nằm ở đâu? Có cấu tạo - Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. như thế nào? + Nêu được vị trí cấu tạo của tuyến +Hoóc môn tuyến yên tác động tới yên. những cơ quan nào? + Kể tên được các cơ quan chịu ảnh hưởng như bảng 56.1 - GV hoàn thiện lại kiến thức:Nêu thêm - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm thông tin như SGK. khác bổ sung. - GV cho HS đọc lại bảng 56.1. - 1 – 2 HS đọc to bảng 56.1 SGK ghi - GV đưa thêm thông tin về các bệnh nhớ tên hoóc môn và tác dụng của do hoóc môn tiết nhiều hoặc ít. chúng.. @. Tiểu kết: - Vị trí: nằm ở nền sọ, có liên quan đến vùng dưới đồi. - Cấu tạo gồm 3 thuỳ: +Thuỳ trước +Thuỳ giữa + Thuỳ sau - Vai trò: + Tiết hooc môn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. + Tiết hoocmôn ảnh hưởng tới một số quá trình sinh lý trong cơ thể. II. Hoạt động 2: Tuyến giáp. Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo và chức năng của tuyến giáp. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p II. Tuyến giáp - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin - Cá nhân làm việc độc lập với SGK.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> SGK, quan sát hình 56.2 → trả lời: + Nêuvị trí tuyến giáp? + Cấu tạo và tác dụng của tuyến giáp? - GV yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi: + Nêu ý nghĩa của cuộc vận động “ Toàn dân dùng muối Iốt”.. - GV đưa thêm thông tin về vai trò của tuyến yên trong điều hòa hoạt động tuyến giáp. - Yêu cầu HS phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt về: + Nguyên nhân + Hậu quả - Khái quát lại.. → tự thu nhận thông tin để trả lời câu hỏi: + Vị trí: trước sụn giáp + Cấu tạo: . Nang tuyến . Tế bào tiết. + Vai trò: trong trao đổi chất và chuyển hóa. - Một số HS phát biểu lớp bổ sung. - HS dựa vào thông tin SGK và kiến thức thực tế → thảo luận trong nhóm, thống nhất ý kiến. + Thiếu iốt → giảm chức năng tuyến giáp → bướu cổ + Hậu quả: trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển, người lớn hoạt động thần kinh giảm sút. → Cần dùng muối iốt bổ sung khẩu phần ăn hàng ngày.. @ Tiểu kết: - Vị trí: Nằm trước sụn giáp của thanh quản, nặng 20 -25g. - Cấu tạo gồm nang tuyến và tế bào tiết. - Vai trò: + Tiết hoóc môn Tiroxin, có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hoá ở tế bào. + Tuyến giáp cùng tuyến cận giáp có vai trò trong điều hoà trao đổi can xi và phốt pho trong máu. & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) H: Vì sao nói tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất? Hãy phân tích. 4. Dặn dò (1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết?”..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> - Đọc trước bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận. C. Rút kinh nghiệm:. Tuần 31. Ngày soạn: 25/3/2012 Ngày dạy: 30/3/2012. Tiết 60-Bài 57: TUYẾN TỤY VÀ TUYẾN TRÊN THẬN A. Chuẩn bị chung. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tuỵ dựa trên cấu tạo của tuyến. - Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo của tuyến. 2. Kĩ năng: quan sát và phân tích kênh hình. 3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học. II. Trọng tâm – Phương pháp. 1. Trọng tâm: phần 1 và 2. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: Tranh phóng to H 57.1; 57.2 SGK và các tài liệu liên quan. 2. HS: đọc kĩ bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức (1p) Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ (4p) H: Trình bày vai trò của tuyến yên? III. Giảng bài mới (35p) 1. Mở bài: Như các em đã học, tuyến tụy có chức năng ngoại tiết là tiết dịch tụy vào tá tràng tham gia vào tiêu hoá thức ăn, vừa có chức năng nội tiết. Cùng với tuyến.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> trên thận, tuyến tụy tham gia vào quá trình điều hoà lượng đường trong máu. Vậy hoạt động của 2 tuyến này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Tuyến tụy Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo và chức năng của tuyến tụy. Tgian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 17p I. Tuyến tụy - Nêu vấn đề: - HS nêu rõ 2 chức năng của tuyến + Hãy nêu chức năng của tuyến tụy tụy là: tiết dịch tiêu hóa và tiết Hoóc mà em biết? môn. - HS quan sát kỹ hình, kết hợp thông - GV yêu cầu HS quan sát hình 57.1, tin SGK → thảo luận đáp án. đọc thông tin chức năng của tuyến tụy + Chức năng ngoại tiết: do các tế → phân biệt chức năng nội tiết và bào tiết dịch tụy → ống dẫn. ngoại tiết của tuyến tụy dựa trên cấu + Chức năng nội tiết:do các tế bào ở tạo? đảo tụy tiết ra các Hoóc môn. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. - GV hoàn thiện lại kiến thức. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin vai trò của Hoóc môn tuyến tụy → trình - HS dựa vào thông tin SGK → trao bày tóm tắt quá trình điều hòa lượng đổi nhóm thống nhất ý kiến. Yêu cầu đường huyết ở mức ổn định? nêu được: + Khi đường huyết tăng → tế bào b: - GV hoàn chỉnh kiến thức. tiết insulin. Tác dụng: chuyển - GV liên hệ tình trạng bệnh lý: Glucôzơ → glicôgen + Bệnh tiểu đường + Khi đường huyết giảm→ Tế bào a + Chứng hạ huyết. tiết Glucagôn. Tác dụng: chuyển → Bảo vệ sức khỏe. Glicôgen → Glucôzơ. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.. @. Tiểu kết: - Chức năng của tuyến tuỵ: + Chức năng ngoại tiết: tiết dịch tụy (do các tế bào tiết dịch tụy). + Chức năng nội tiết: do các tế bào đảo tụy thực hiện. Có 2 loại tế bào: . Tế bào a: Tiết glucagôn. . Tế bào b: Tiết insulin - Vai trò của các hoocmn tuyến tụy:.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> đường > 0,12%; tế bào bêta tiết insulin Glucozơ Glicôgen đường < 0,12%; tế bào anpha tiết glucagôn - Nhờ tác động đối lập của 2 loại hoocmon tuyến tuỵ giúp tỉ lệ đường huyết luôn ôn định đảm bảo hoạt động sinh lí diễn ra bình thường. II. Hoạt động 2: Tuyến trên thận Mục tiêu: HS nêu được vị trí, cấu tạo của tuyến trên thận. Chức năng tiết hoocmon của tuyến trên thận. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 18p II. Tuyến trên thận - Yêu cầu HS quan sát hình 57.2 → - HS làm việc độc lập với SGK, trình bày khái quát cấu tạo của tuyến tìm hiểu, ghi nhớ câu tạo tuyến trên thận? trên thận. - GV treo tranh, gọi HS lên bảng trình - HS lên bảng mô tả vị trái, cấu bày. tạo của tuyến trên tranh. Lớp - GV hoàn thiện kiến thức. theo dõi nhận xét bổ sung. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin - HS trình bày lại vai trò của các SGK → nêu chức năng của các hoóc hooc môn như phần thông tin. môn tuyến trên thận ? - Lưu ý HS: Hoóc môn phần tủy tuyến trên thận cùng glucagôn → điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.. @. Tiểu kết: - Vị trí: gồm 1 đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận. - Cấu tạo: + Phần vỏ: 3 lớp + Phần tủy. - Chức năng: + Hoomon phần vỏ tuyến: * Lớp cầu tiết HM điều hoà Na, K trong máu * Lớp sợi tiết HM điều hoà đường huyết * Lớp lưới tiết HM điều hoà sinh dục nam + Hoôcmn phần tuỷ: tiết HM Ađrênalin và Noađrênalin: * Tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản * Cùng Glucagon điều hào lượng đường trong máu khi đường huyết giảm. &.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) Treo bảng phụ cho HS hoàn thành bài tập: Khi đường huyết tăng (+). Tế bào bêta (-). Đảo tuỵ. Tiết insulin Glucozơ. Khi đường huyết giảm (+). Tế bào anpha Tiết glucagôn. Glicogen. (-). Glucozơ. Đường huyết giảm Đường huyết tăng đến đến mức bình thường mức bình thường 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK và làm bài tập 3 tr 181. - Đọc mục “Em có biết?”. - Đọc trước bài 58: Tuyến sinh dục. C. Rút kinh nghiệm:. Tuần 32 Tiết 61-Bài 58: A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:. Ngày soạn: 02/4/2012 Ngày dạy: 04/4/2012. TUYẾN SINH DỤC.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> - Trình bày được các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. - Nêu được các hoocmon sinh dục nam và hoocmon sinh dục nữ. - Hiểu rõ ảnh hưởng của hoocmon sinh dục nam và nữ đến những biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì. 2. Kĩ năng: quan sát và phân tích, khái quát hóa và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức vệ sinh và bảo vệ cơ thể. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: chủ yếu phần 1. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 58.1; 58.2; 58.3 SGK. - Bảng phụ viết nội dung bảng 58.1; 58.2 SGK. 2. HS: đọc kĩ bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức (1p) Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ (4p) HS1: Trình bày chức năng của các hoocmon tuyến tuỵ? HS2: Trình bày vai trò của tuyến trên thận? III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Sinh sản là một đặc tính quan trọng ở sinh vật. Đối với con người, khi phát triển đến một độ tuổi nhất định, trẻ em có những biến đổi. Những biến đổi đó do đâu mà có? Nó chịu sự điều khiển của hoocmon nào? Biến đổi đó có ý nghĩa gì ? đó là nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Tinh hoàn và hoocmon sinh dục nam Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo và chức năng của tinh hoàn Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 17p I. Tinh hoàn và hoocmon sinh dục nam - Hướng dẫn HS quan sát hình - HS nghiên cứu cá nhân với SGK, 58.1, 58.2 → làm bài tập điền quan sát kỹ hình đọc chú thích → tự từ. thu nhận kiến thức. - Thảo luận nhóm thống nhất từ cần điền. - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> khác bổ sung. - Nhận xét, công bố đáp án đúng: 1- LH, FSH 2- Tế bào kẽ 3- Testosteron → Nêu chức năng của tinh hoàn? - Ohát phiếu bài tập bảng 58.1 cho các HS nam → yêu cầu các em đánh dấu vào những dấu hiệu có ở bản thân - Khái quát lại. - Nhấn mạnh xuất tinh lần đầu là giai đoạn dậy thì chính thức. * Lưu ý giáo dục ý thức giữ vệ sinh. - HS dựa vào bài tập đã hoàn chỉnh tự rút ra kết luận. - HS nam đọc kỹ nội dung bảng 58.1, đánh dấu vào các ô lựa chọn - Thu bài nộp cho GV.. @. Tiểu kết: - Tinh hoàn: + Sản sinh tinh trùng. + Tiêt hoóc môn sinh dục nam Testosteron. - Hoóc môn sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy hì của nam. - Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam (Bảng 58.1). II. Hoạt động 2: Buồng trứng và hoocmon sinh dục nữ Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo và chức năng của buồng trứng Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 18p II. Hoạt động 2: Buồng trứng và hoocmon sinh dục nữ - GV yêu cầu HS quan sát hình - Cá nhân HS quan sát kỹ hình tìm 58.3 → làm bài tập điền từ hiểu quá trình phát triển của trứng (từ các nang trứng gốc) và tiết hoóc môn buồng trứng. - Nhận xét, công bố đáp án đúng: -Trao đổi trong nhóm, lựa chọn từ 1- Tuyến yên cần điền. 2- Nang trứng - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm 3- Ơstrogen khác nhận xét bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 4- Progesteron →Nêu chức năng của buồng trứng? - GV phát bài tập bảng 58.2 cho các em nữ → yêu cầu các em đánh dấu vào ô trống các dấu hiệu của bảnt hân. - GV tổng kết lại những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì như bảng 58.2. - Nhấn mạnh: Kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức. * GV giáo dục ý thức giữ vệ sinh kinh nguyệt.. - HS dựa vào bài tập đã hoàn chỉnh → rút ra kết luận. - HS nữ đọc kỹ nội dung bảng 58.2, đánh dấu vào các ô lựa chọn - Thu bài tập nộp cho GV.. @. Tiểu kết: - Buồng trứng: + Sản sinh trứng + Tiết hoóc môn sinh dục nữ Ơstrogen + Ơstrogen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ - Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nữ ( Bảng 58.2) & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) + Vì sao nói tuyến sinh dục là tuyến pha? + Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ? 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết?”. - Đọc trước bài 59: “Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết”. C. Rút kinh nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> Tuần 32. Ngày soạn: 02/4/2012 Ngày dạy: 06/4/2012 Tiết 62 - Bài 59: SỰ ĐIỀU HOÀ VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ chế tự điều hòa trong hoạt động tiết của các tuyến nội tiết. - Bằng dẫn chứng, nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững được tính ổ định của môi trường trong. 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, khái quát hóa và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức vệ sinh các tuyến nội tiết để đảm bảo sức khỏe được bình thường. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: chủ yếu phần 1. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: Tranh phóng to H 59.1; 59.2; 59.3 SGK và các tài liệu liên quan. 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức(1p) Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) H: Trình bày các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng? Nguyên nhân nào dẫn đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ? III. Giảng bài mới (35p) 1. Mở bài: Cũng như hệ thần kinh, trong hoạt động nội tiết cũng có cơ chế tự điều hoà để đảm bảo lượng hoocmon tiết ra vừa đủ nhờ các thông tin ngược. Thiếu thông tin này sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động nội tiết và sẽ lâm vào tình trạng bệnh lí. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> Mục tiêu: HS chứng minh được sự điều hòa của các tuyến nội tiết dưới sự chi phối của tuyến yên. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 18p I. Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết - Yêu cầu học sinh: Kể tên các - HS liệt kê được các tuyến nội tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của tiết: tuyến sinh dục,tuyến các hoóc môn tuyến yên? giáp,tuyến trên thận, …. - Khái quát lại. - 1→2 HS phát biểu, lớp nhận xét → Yêu cầu HS rút ra kết luận về bổ sung. vai trò tuyến yên với hoạt động của - HS tự rút ra kết luận. các tuyến nội tiết. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông - HS nghiên cứu thông tin, quan tin, quan sát hình 59.1 và 59.2 ; sát kỹ hình 59.1, 59.2. Lưu ý: trình bày sự điều hoà hoạt động . Tăng cường của: . Kìm hãm + Tuyến giáp - Thảo luận nhóm thống nhất ý + Tuyến trên thận kiến, ghi ra nháp sự điều hoà hoạt động của trong tuyến nội tiết. - GV gọi HS lên trình bày trên - Đại diện nhóm lần lượt lên trình tranh. bày trên hình 59.1 và 59.2, các - Hoàn thiện kiến thức nhóm khác bổ sung.. @. Tiểu kết: - Tuyến yên tiết hoóc môn điều khiển sư hoạt động của các tuyến nội tiết. - Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hooc môn do các tuyến nội tiết gây ra.Đó là cơ chế tự điều các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược II. Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết Mục tiêu: HS chứng minh được sự phối hợp của các tuyến nội tiết thông qua các ví dụ Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 17p II. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết - Nêu vấn đề: Lượng đường trong - HS có thể vận dụng kiến thức chức năng của hooc môn tuyến máu tương đối ổn định do đâu? tụy để trình bày. - GV đưa thông tin: trong thực tế.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> khi lượng đường trong máu giảm mạnh, nhiều tuyến nội tiết cùng phối hợp hoạt động, tăng đường huyết. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin quan sát hình59.3→ trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm? Ngoài ra: + Ađrênalin + Noađrênalin - Phần tuỷ tuyến góp phần cùng Glucagôn lam tăng đường huyết. - Rút ra kết luận: Sự phối hợp của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào? - Khái quát lại.. - Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. - Cá nhân HS làm việc độc lập với SGK→ ghi nhớ thông tin. - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến → ghi ra nháp - Yêu cầu nêu được sự phối hợp của: + Glucagôn + Coóctizôn →Tăng đường huyết - Đại diện nhóm lên trình bày trên tranh, các nhóm khác bổ sung. - HS tự rút ra kết luận. @. Tiểu kết: Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động -> đảm bảo các quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra bình thường. & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) + Nêu rõ mối quan hệ trong sự điều hoà hoạt động của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết khác? + Trình bày cơ chế hoạt động của tuyến tuỵ? 4. Dặn dò (1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK. - Nêu được các VD dẫn chứng cho kiến thức trên. C. Rút kinh nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Tuần 33 CHƯƠNG XI:. Ngày soạn: 09/4/2012 Ngày dạy: 11/4/2012. SINH SẢN. Tiết 63 - Bài 60,61: CƠ QUAN SINH DỤC NAM VÀ NỮ A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam, nữ và đường đi của tinh trùng, trứng từ nơi sinh sản đến khi ra ngoài cơ thể. - Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó. - Nêu rõ được đặc điểm của tinh trùng, trứng. 2. Kĩ năng: quan sát, khái quát hóa và liên hệ thực tế. 3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh dục của cơ thể. II. Trọng tâm – Phương pháp 1. Trọng tâm: đều cho các phần. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 6.1; 60.2 SGK. - Bài tập bảng 60 SGK. 2. HS: đọc kĩ bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức (1p) Kiểm tra sĩ số.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> II. Kiểm tra bài cũ (4p) H: Câu hỏi 1, 2 SGK. III. Giảng bài mới (35p) 1. Mở bài: Cơ quan sinh sản có chức năng quan trọng là duy trì nòi giống. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam Mục tiêu: HS nêu rõ được cấu tạo và chức năng từng bộ phận của cơ quan sinh dục nam. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p I. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam - Nêu vấn đề: - HS nghiên cứu thông tin và hình + Cơ quan sinh dục nam gồm 60.1 SGK → ghi nhớ kiến thức. những bộ phận nào? - Trao đổi nhóm thống nhất ý + Chức năng của trong bộ phận là kiến. Yêu cầu: Nêu được các gì? thành phần chính, đó là: - Cho đại diện các nhóm lên chỉ trên + Tinh hoàn, túi tinh, ống dẫn tranh. tinh, dương vật. + Tuyến tiền liệt, tuyến hình. - Đại diện nhóm trình bày trên - Yêu cầu HS hoàn thành nhanh bài tranh → nhóm khác nhận xét bổ tập SGK. Ở bài tập điền từ nếu các sung. nhóm chưa đúng GV thông báo cụm từ đúng rồi lấy kết quả đó. - GV cần lưu ý học bài này HS hay xấu hổ và buồn cười, cần giáo dục ý thức nghiêm túc.. @. Tiểu kết: Cơ quan sinh dục nam gồm: - Tinh hoàn: là nơi sản xuất tinh trùng. - Túi tinh: là nơi chứa tinh trùng. - Ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng tới túi tinh. - Dương vật: đưa tinh trùng ra ngoài. - Tuyến hành, tuyến tiền liệt: tiết dịch nhờn II. Hoạt động 2: Tinh hoàn và tinh trùng.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Mục tiêu: HS nêu được chức năng của tinh hoàn và đặc điểm của tinh trùng Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 7p II. Tinh hoàn và tinh trùng - GV nêu câu hỏi: - HS tự nghiên cứu SGK, trao đổi + Tinh trùng được sinh ra bắt đầu từ nhóm→ thống nhất ý kiến trả lời đâu từ khi nào? câu hỏi, yêu cầu: + Tinh trùng được sản sinh ra ở đâu? + Sự sản sin tinh trùng: Từ tế bào + Tinh trùng có đặc điểm gì về hình gốc qua phân chia → thành tinh thái cấu tạo và hoạt động sống? trùng. + Thời gian sống của tinh trùng. - Khái quát lại. - HS tự rút ra kết luận. - GV giảng thêm về quá trình giảm phân hình thành tinh trùng và quá trình thụ tinh để khôi phục bộ NST đặc trưng của loài. Từ đó, HS có những hiểu biết bước đầu về di truyền nòi giống. - GV nhấn mạnh hiện tượng xuất tinh đầu tiên ở em nam là dấu hiệu tuổi dậy thì. - GV cần đề phòng HS hỏi: + Ở ngoài môi trường tự nhiên tinh trùng sống được bao lâu? + Tinh trùng có được sản sinh ra liên tục không? + Tinh trùng không được phóng ra ngoài thì chứa ở đâu? - Hoàn chỉnh lại nội dung.. @. Tiểu kết: - Tinh trùng được sản sinh bắt đầu từ tuổi dậy thì. - Tinh trùng nhỏ có đuôi dài, di truyền. - Có 2 loại tinh trùng: Tinh trùng X và Y. -Tinh ring sống được 3 – 4 ngày. III. Hoạt động 3: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ Mục tiêu: HS nêu rõ được cấu tạo và chức năng từng bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p III. Các bộ phận của cơ quan sinh.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> dục nữ - GV nêu câu hỏi: + Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào? + Chức năng của từng bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ là gì? - Cho HS lên trình bày trên tranh - Khái quát lại kết quả. - Yêu cầu HS hoàn tành bài tập tr192 SGK.. - HS tự nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ ở hình 61.1 và 61.2 → nhóm khác nhận xét bổ sung. - Đại diện nhóm khác trình bày nội dung chức năng và bài tập → nhóm khác nhận xét bổ sung.. - GV cần giảng giải thêm về vị trí của tử cung và buồng trứng liên quan đến một số bệnh của các em nữ. - GV giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh ở em nữ do cơ quan sinh dục có cấu tạo phức tạp → tránh viêm nhiễm ảnh hưởng đến chức năng.. @. Tiểu kết: - Cơ quan sinh dục nữ: + Buồng trứng: nơi sinh sản ra trứng. + ống dẫn, phễu: thu trứng và dẫn trứng. + Tử cung: đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh. +Âm đạo: thông với tử cung. + Tuyến tiền đình: tiết dịch. IV. Hoạt động 4: Buồng trứng và trứng Mục tiêu: HS nêu được chức năng của tinh hoàn và đặc điểm của trứng Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 8p IV. Buồng trứng và trứng - GV nêu vấn đề: + Trứng được sinh ra bắt đầu từ khi nào? - HS tự nghiên cứu SGK và + Trứng được sinh ra từ đâu? tranh ảnh, bảng. + Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và hoạt - Thảo luận nhóm thống động sống? nhất câu trả lời. - GV đánh giá kết quả của nhóm và giúp HS - Đại diện nhóm trình bày.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> hoàn thiện kiến thức - GV giảng giải thêm về: + Quá trình giảm phân hình thành trứng + Trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh + Hiện tượng kinh nguyệt đánh dấu giai đoạn dậy thì ở nữ - GV lưu ý: Nếu HS hỏi: + Tại sao nói trứng di chuyển trong ống dẫn? + Tại sao rtrứng chỉ có một loại mang X, còn tinh trùng có 2 loại mang X và Y. + Trứng dụng làm thế nào vào được ống dẫn trứng?. kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.. @. Tiểu kết: - Trứng được sinh ra ở buồng trứng bắt đầu từ tuổi dậy thì. - Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển. - Trứng có một loại mang X - Trứng sống được 2 – 3 ngày và nếu được thụ tinh sẽ phát triển thành thai & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) Yêu cầu HS hoàn thành bài tập tr 189 - GV phát cho HS bài tập in sẵn, HS tự làm. - GV thông báo đáp án và biểu điểm cho HS tự chấm chéo của nhau. 1-c ; 2- g ; 3- i ; 4- h; 5- e; 6-a; 7-b; 8- d. 4. Dặn dò (1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết?” trang 189. C.Rút kinh nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> Tuần 33 Tiết 64 - Bài 62:. Ngày soạn: 09/4/2012 Ngày dạy: 13/4/2012 THỤ TINH – THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI. A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Chỉ rõ được những điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai trên cơ sở hiểu rõ các khái niệm về thụ tinh và thụ thai. - Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển. 2. Kĩ năng: thu thập thông tin và tự tin trình bày. 3. Thái độ: - Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: phần 1, 2 và 3. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 62.1; 62.2; 62.3. Tranh ảnh quá trình phát triển bào thai. - Phôtô bài tập (Tr 195 – SGK). 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức (1p) Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ (4p) H: Nêu đặc điểm của buồng trứng và trứng? III. Giảng bài mới (35p) 1. Mở bài: Sự thụ tinh và thụ thai xảy ra khi nào? trong những điều kiện nào? Thai được phát triển trong cơ thể mẹ như thế nào? Nhờ đâu? Đó là những vấn đề chúng ta sẽ học trong tiết hôm nay. 2. Bài giảng:.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> I. Hoạt động 1: Thụ tinh và thụ thai Mục tiêu: HS nêu được các điều kiện của thụ tinh và thụ thai → khái niệm thụ tinh, thụ thai. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Thụ tinh và thụ thai - GV nêu câu hỏi: - HS nghiên cứu SGKhình 62.1 + Thế nào là thụ tinh và thụ thai? SGK. +Điều kiện cho thụ tinh và thụ thai là - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến gì? trả lời câu hỏi - GV đánh giá kết quả hoạt động của - Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức. → nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV cần giảng giải thêm: - HS rút ra kết luận +Nếu trứng di chuyển xuống gần tới tử cung mới gặp tinh trùng thì sự thụ tinh sẽ không xảy ra. + Trứng đã thụ tinh bám vào được thành tử cung mà không phát triển tiếp thì sự thụ thai không có kết quả. + Trứng được thụ tinh mà phát triển ở ống dẫn trứng thì gọi là chửa ngoài dạ con → nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.. @. Tiểu kết: - Thụ tinh: sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. + Điều kiện: trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 ống dẫn trứng. - Thụ thai: Trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung tiếp tục phát triển thành thai. + Điều kiện: Trứng được thụ tinh phải bám vào hành tử cung II. Hoạt động 2: Sự phát triển của thai Mục tiêu: HS nêu được quá trình phát triển của thai. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p II. Hoạt động 2: Sự phát triển của thai - GV nêu câu hỏi : - HS tự nghiên cứu SGK và quan + Quá trình phát triển của bào thai sát tranh “ Quá trình phát triển diễn ra như thế nào ? của bào thai” ghi nhớ kiến thức + Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng nhưthế - Trao đổi nhóm thống nhất câu nào tới sự phát triển của bào thai? trả lời. Yêu cầu.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> + Trong quá trình mang thai người mẹ cần làm gì và tránh điều gì để thai phát triển tốt và con sinh ra khỏe mạnh?. + Trong sự phát triển của bào thai nêu được một số đặc điểm chính: hình thành các bộ phận: chân, tay, … + Mẹ khỏe mạnh→ thai phát triển tốt. - GV cho HS thảo luận toàn lớp. + Người mẹ mang thai không được hút huốc, uống rượu vận động mạnh - Đánh giá kết quả hoạt động nhóm - Đại diện nhóm trình bày đáp án - GV giảng giải thêm về toàn bộ quá bằng cách: trình phát triển của bào thai. + Chỉ trên tranh quá trình phát - GV lưu ý: Khai thác thêm sự hiểu biết triển của bào thai → các nhóm của HS thông qua phương tiện thông tin nhận xét bổ sung. đại chúng về chế độ dinh dưỡng cho mẹ - HS tự sửa chữa để hoàn thiện như uống sữa, ăn thức ăn có đủ vitamin kiến thức khoáng chất. Đặc biệt là các chất có độc hại người mẹ phải tránh. - GV phân tích sâu vai trò của nhau thai trong việc nuôi dưỡng thai - Đề phòng HS hỏi: + Tại sao em bé trong bụng mẹ không đi đại tiện hoặc đi tiểu tiện? + Tại sao trong bụng mẹ mẹ em bé - HS đọc kết luận cuối bài. không khóc? + Có phải trong bụng mẹ em bé hay ngậm ngón tay không ?. @. Tiểu kết: - Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai. - Khi mang hai người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh các chất kích thích có hại cho thai như: rượu, thuốc lá … III. Hoạt động 3: Hiện tượng kinh nguyệt Mục tiêu: HS nêu được hiện tượng kinh nguyệt và các biện pháp giữ vệ sinh. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p III. Hoạt động 3: Hiện tượng kinh nguyệt - GV nêu câu hỏi: - Cá nhân tự nghiên cứu thông.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> + Hiện tượng kinh nguyệt là gì? + Kinh nguyện xảy ra khi nào? + Do đâu có kinh nguyệt? - GV đánh giá kết quả của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV giảng giải thêm: + Tính chất của chu kì kinh nguyệt do tác dụng của hoóc môn tuyến yên. + Tuổi kinh nguyệt có thể sớm hay muộn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. + Kinh nguyệt không bình thường → biểu hiện bệnh lí phải khám. + Vệ sinh kinh nguyệt. tin, hình 62.3 SGK, vận dụng kiến thức chương nội tiết. - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.. @. Tiểu kết: - Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhầy. - Kinh nguyện xảy ra theo chu kì. - Kinh nguyệt đánh dấu chính thức tuổi dậy thì ở em nữ. & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) GV cho HS làm bài tập đã chuẩn bị 9 trang 195) bằng phiếu bài tập đã in sẵn. 4. Dặn dò (1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” . - Tìm hiểu về tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên. C.Rút kinh nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Tuần 34. Ngày soạn: 16/4/2012 Ngày dạy: 18/4/2012. Tiết 65 - Bài 63: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên. - Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh thai. 2. Kĩ năng: thu thập, xử lí thông tin và trình bày. 3. Thái độ: giáo dục HS ý thức bảo vệ bản thân. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: chủ yếu phần 2 và 3. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của mang thai sớm. - 1 số dụng cụ tránh thai như: bao cao su, vòng tránh thai, vỉ thuốc tránh thai. 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức (1p): Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ(4p) + Thế nào là sự thụ tinh? Thụ thai? Điều kiện để có sự thụ tinh, thụ thai? + Hiện tượng kinh nguyệt? III. Giảng bài mới (35p) 1. Mở bài: Trong xã hội hiện nay, những tệ nạn làm cho cuộc sống của con người không lành mạnh, một phần trong số đó là do thiếu hiểu biết dẫn tới có trường hợp 15 tuổi đã có con. Vậy, ý nghĩa của việc tránh thai là gì? Cơ sở các biện pháp tránh thai? → Bài mới. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Ý nghĩa của việc tránh thai Mục tiêu: Nêu và hiểu được ý nghĩa của việc tránh thai..

<span class='text_page_counter'>(98)</span> Tgian Hoạt động của GV 8p I. Hoạt động 1: Ý nghĩa của việc tránh thai - GV nêu câu hỏi: + Hãy cho biết nội dung cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình? - GV viết ngắn gọn nội dung HS phát biểu vào góc bảng. - GV hỏi: + Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào? +Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào? +Điều gì sẽ xảy ra nếu có thai ở tuổi còn đang đi học? → Ý nghĩa của việc tránh thai? - GV cần lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đa dạng của HS để có biện pháp tuyên truyền giáo dục.. Hoạt động của HS - HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và nêu đợc: + Không sinh con quá sớm. + Không đẻ dày, đẻ nhiều. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. - HS nêu được: + Đảm bảo chất lượng cuộc sống. + Mỗi ngời phải tự giác nhận thức để thực hiện. + Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tinh thần, kết quả học tập... - HS nêu ý kiến của mình.. @. Tiểu kết: Ý nghĩa của việc tránh thai: + Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình: đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống. + Đối với HS (ở tuổi đang đi học): không có con sớm ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần. II. Hoạt động 2: Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên Mục tiêu: HS trình bày được những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên → hình thành ý thức trong cuộc sống. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 11p II. Hoạt động 2: Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên - GV cho HS đọc thông tin mục “Em có - Một HS đọc to thông tin SGK. biết?” tr 199 để hiểu: Tuổi vị thành niên.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> là gì? Một số thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam. - HS nghiên cứu thông tin mục II SGK để trả lời câu hỏi: + Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên là gì?. - GV nhắc nhở HS: cần phải nhận thức về vấn đề này ở cả nam và nữ, phải giữ gìn bản thân, đó là tiền đồ cho cuộc sống sau này. + Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh nạo thai ở tuổi vị thành niên? → Giáo dục HS ý thức trong cuộc sống sau này.. - HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm và nêu được: + Mang thai ở tuổi này có nguy cơ tử vong cao vì: - Dễ xảy thai, đẻ non. - Con nếu đẻ thường nhẹ cân khó nuôi, dễ tử vong. - Nếu phải nạo dễ dẫn tới vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con. - Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh hưởng tới tiền đồ, sự nghiệp. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - HS nêu lên ý kiến cá nhân.. @. Tiểu kết: Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu. III. Hoạt động 3: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Mục tiêu: HS nêu lên được cơ sỏ khoa học của các biện pháp tránh thai. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p III. Hoạt động 3: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả - HS dựa vào điều kiện cần cho lời câu hỏi: sự thụ tinh, thụ thai (bài 62), trao + Dựa vào những điều kiện cần cho sự đổi nhóm thống nhất câu trả lời. thụ tinh và sự thụ thai, hãy nêu các.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> nguyên tắc để tránh thai? + Thực hiện mỗi nguyên tắc có những biện pháp nào? - GV nhận xét, cho HS nhận biết các phương tiện sử dụng bằng cách cho quan sát các dụng cụ tránh thai. - Sau khi HS thảo luận, GV yêu cầu mỗi HS phải có dự kiến hành động cho bản thân và yêu cầu trình bày trước lớp. → Giáo dục ý thức HS. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.. - HS phải nêu được: + Tránh quan hệ tình dục ở tuổi HS, giữ gìn tình bạn trong sáng, lành mạnh không ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và hạnh phúc + Em có suy nghĩ gì khi HS THCS được trong tương lai. học vấn đề này? - HS tự rút ra ý kiến cá nhân.. @. Tiểu kết: - Muốn tránh thai cân fnắm vững các nguyên tắc: + Ngăn trứng chín và rụng. + Tránh không cho tinh trùng gặp trứng. + Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. - Phương tiện sử dụng tránh thai: + Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai. + Triệt sản: thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng. & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi tr 198. - Hoàn thành bảng 63. 4. Dặn dò (1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết?” - Đọc trước bài 64: Các bệnh lây qua đường tình dục. C. Rút kinh nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> Tuần 34 Tiết 66 - Bài 64:. Ngày soạn: 16/4/2012 Ngày dạy: 21/4/2012 CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC. A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nêu được nguyên nhân, triệu chứng, tác hại, con đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh lậu và bệnh giang mai. 2. Kĩ năng: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, động não. 3. Thái độ: giáo dục ý thức phòng tránh và có lối sống lành mạnh. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: phần 1 và 2. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 64 SGK. - Tư liệu về bệnh tình dục. 2. HS: chuẩn bị bài mới. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức (1p) Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ (4p) + Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên? + Các nguyên tắc tránh thai? III. Giảng bài mới (35p) 1. Mở bài: Ở Việt Nam, các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến là bệnh lậu, bệnh giang mai, HIV rất nguy hiểm. Vậy, tính chất nguy hiểm của các bệnh này như thế nào? → bài mới. 2. Bài giảng:.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> I. Hoạt động 1: Bệnh lậu Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân, triệu chứng, tác hại cảu bệnh lậu. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 11p I. Bệnh lậu - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và - HS đọc thông tin SGK, nội dung nội dung bảng 64.1, thảo luận: bảng 64.1, thảo luận thống nhất ý +Tác nhận gây bệnh? kiến. +Triệu trứng của bệnh? - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác +Tác hại của bệnh? nhận xét bổ sung. - Khái quát lại. - GV giảng giải triệu chứng của bệnh bằng sơ đồ hóa. Lưu ý: bệnh rất nguy hiểm ở giai đoạn sớm.. @. Tiểu kết: - Do song cầu khuẩn gây nên. - Triệu chứng: + Nam: đái buốt, tiểu tiện có máu, mủ. + Nữ: khó phát hiện. - Tác hại: + Gây vô sinh + Có nguy cơ chửa ngoài dạ con. + Con sinh ra có thể bị mù loà. II. Hoạt động 2: Bệnh giang mai Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân, triệu chứng, tác hại cảu bệnh giang mai. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p II. Bệnh giang mai - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát - HS quan sát hình 64, đọc nội H64 và nội dung bảng 64.2, thảo luận: dung bảng 64.2 SGK, thảo luận +Tác nhận gây bệnh? nhóm thống nhất ý kiến. +Triệu trứng của bệnh? - Đại diện nhóm trả lời, nhóm +Tác hại của bệnh? khác nhận xét, bổ sung. - Khái quát lại. - Rút ra kết luận. - GV giảng giải triệu chứng của bệnh bằng sơ đồ hóa..

<span class='text_page_counter'>(103)</span> * Lưu ý: bệnh rất nguy hiểm ở giai đoạn sớm. + Phụ nữ bị bệnh lậu sinh con rất dễ bị mù lòa do vi khuẩn lậu xâm nhập vào mắt. - Khái quát lại.. @. Tiểu kết: - Tác nhân: do xoắn khuẩn gây ra. - Triệu chứng: + Xuất hiện các vết loét nông, cứng có bờ viền, không đau, không có mủ, không đóng vảy, sau biến mất. + Nhiễm trùng vào máu tạo nên những chấm đỏ nh phát ban nhưng không ngứa. + Bệnh nặng có thể săng chấn thần kinh. - Tác hại: + Tổn thương các phủ tạng (tim, gan, thận) và hệ thần kinh. + Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh. III. Hoạt động 3: Các con đường lây truyền và cách phòng tránh Mục tiêu: HS nêu được các con đường lây truyền và cách phòng tránh → xây dựng ý thức bảo vệ cơ thể. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p III. Các con đường lây truyền và cách phòng tránh - HS dựa vào hiểu biết bản thân, hội - Yêu cầu HS vận dụng hiểu biết bản ý theo nhóm, thống nhất ý kiến trả thân → trả lời: lời. Yêu cầu: + Con đường lây truyền bệnh lậu và + Quan hệ tình dục bừa bãi. giang mai là gì? + Làm thế nào để giảm bớt tỉ lệ ngời + Sống lành mạnh, quan hệ tình dục mắc bệnh tình dục trong xã hội hiện an toàn. nay? + Ngoài 2 bệnh trên em còn biết + HIV. bệnh nào liên quan đến hoạt động - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm tình dục? khác nhận xét, bổ sung kiến thức. - Lưu ý: Hướng HS vào những hoạt động như tuyên truyền, .....

<span class='text_page_counter'>(104)</span> @. Tiểu kết: a. Con đường lây truyền: quan hệ tình dục bừa bãi, qua đường máu... b. Cách phòng tránh: - Nhận thức đúng đắn về bệnh tình dục. - Sống lành mạnh. - Quan hệ tình dục an toàn. & 3. Kiểm tra-đánh giá: (4p) + Nêu nguyên nhân, biểu hiện của bệnh lậu và bệnh giang mai? + Cần có những biện pháp gì để phòng tránh bệnh tình dục? 4. Dặn dò: (1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết?” SGK. - Đọc trước bài: “Đại dịch ATDS – thảm hoạ của loài người”. C.Rút kinh nghiệm:. Tuần 35 Tiết 67 - Bài 65: A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu:. Ngày soạn: 23/4/2012 Ngày dạy:. ĐẠI DỊCH AIDS THẢM HOẠ CỦA LOÀI NGƯỜI.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> 1. Kiến thức: - Nêu được nguyên nhân, triệu chứng, tác hại của AIDS. - Chỉ ra được các con đường lây truyền và đưa ra cách phòng ngừa bệnh AIDS. - Hiểu được vì sao AIDS là thảm họa của loài người. 2. Kĩ năng: thu thập, xử lí thông tin và phân tích vấn đề. 3. Thái độ: Có ý thức tự bảo vệ mình để phòng tránh AIDS. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: cả 3 phần 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh phóng to H 65. - Tranh tuyên truyền về AIDS. - Bảng 65 tr203. 2. HS: chuẩn bị bài mới B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức(1p): Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: (4p) H: Trình bày con đường lây truyền và tác hại của bệnh lậu, giang mai? III. Giảng bài mới: (35p) 1. Mở bài: AIDS là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục rất nguy hiểm. Vậy, nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và con đường lây truyền của nó như thế nào? → bài mới. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: AIDS là gì? HIV là gì? Mục tiêu: HS biết được HIV, AIDS là gì? Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p I. AIDS là gì? HIV là gì? - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, dựa - HS đọc thông tin SGK, dựa vào vào hiểu biết của mình qua các hiểu biết của mình qua các phương phương tiện thông tin đại chúng và trả tiện thông tin đại chúng → nêu lời: được: +Em hiểu gì về AIDS? HIV? + AIDS là hội chứng suy giảm miễn - Khái quát lại. dịch mắc phải..

<span class='text_page_counter'>(106)</span> - Giảng thêm: + Chữ viết tắt: AIDS, HIV. + Cấu tạo virus HIV và cách xâm nhập vào cơ thể. - Yêu cầu HS thảo luận hoàn thiện bảng 65. - Nêu đáp án đúng và hoàn chỉnh kiến thức.. + HIV là virus gây nên bệnh AIDS. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.. - Nhóm thảo luận thống nhất ý kiến. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.. @. Tiểu kết: - AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. - HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. - Các con đường lây truyền: + Qua đường máu + Từ mẹ sang con + Quan hệ tình dục không an toàn - Tác hại: làm cơ thể dần mất hết khả năng chống bệnh và dẫn đến tử vong. II. Hoạt động 2: Đại dịch AIDS – Thảm hoạ của loài người Mục tiêu: HS hiểu được tại sao AIDS là thảm họa của loài người? Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 11p II. Đại dịch AIDS – Thảm hoạ của loài người - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và mục - HS đọc thông tin và mục “Em “Em có biết?” và trả lời câu hỏi: có biết?” → nêu được: + Tại sao đại dịch AIDS là thảm hoạ + Vì AIDS lây lan nhanh, nhiễm của loài người? HIV là tử vong và HIV là vấn đề - GV nhận xét. toàn cầu. - Giảng thêm: - Đại diện HS trả lời, lớp nhận + Ví đại dịch AIDS như những tảng băng xét. trôi. + Người bị AIDS không có ý thức phòng bệnh cho người khác.. @. Tiểu kết: AIDS là thảm hoạ của loài người vì:.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> + Tỉ lệ tử vong rất cao. + Không có văcxin phòng và thuốc chữa. + Lây lan nhanh. III. Hoạt động 3: Các biện pháp lây nhiễm HIV/ AIDS Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp phòng tránh lây nhiễm AIDS → ý thức phòng tránh. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 11p III. Các biện pháp lây nhiễm HIV/ AIDS - GV nêu vấn đề: - Cá nhân dựa vào mục 1, hội ý + Dựa vào con đường lây truyền theo bàn thống nhất ý kiến→ nêu AIDS, hãy đề ra các biện pháp phòng được: ngừa lây nhiễm AIDS? + An toàn truyền máu. + Mẹ bị AIDS không nên sinh con. + Sống lành mạnh. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét.. - Khái quát lại. - GV hỏi thêm: + Em cho rằng, đưa người bị nhiễm - HS vận dụng hiểu biết bản thân, HIV vào sống trong cộng đồng là đúng hội ý theo bàn thống nhất ý kiến. hay sai? Vì sao? - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. + Em sẽ làm gì để góp sức mình vào công việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch AIDS? + Tại sao nói AIDS nguy hiểm nhưng không đáng sợ? → Giáo dục ý thức HS tự bảo vệ bản thân.. @. Tiểu kết: Chủ động phòng tránh lây nhiễm AIDS: + Không tiêm chích ma tuý, không dùng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền. + Sống lành mạnh, 1 vợ 1 chồng. + Người mẹ nhiễm AIDS khô.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) + AIDS là gì? AIDS lây qua những con đường nào? + Phòng tránh lây nhiễm HIV bằng cách nào? 4. Dặn dò(1p) - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Chuẩn bị nội dung ôn tập. C. Rút kinh nghiệm:. Tuần 35. Ngày soạn: 24/4/2012 Ngày dạy:. Tiết 68: BÀI TẬP A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập lại kiến thức để giải một số bài tập. 2. Kĩ năng: vận dụng kiến thức, hợp tác nhóm. 3. Thái độ: giáo dục ý thức tự học. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: hệ thần kinh và giác quan, tuyến sinh dục, sinh sản. 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: Chuẩn bị một số bài tập. 2. HS: Ôn tập lại toàn bộ nội dung đã học kì II. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức(1p): Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ (4p):.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> H: Hãy nêu các con đường lây lan HIV. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh? III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Nêu mục tiêu của tiết học → bài mới. 2. Bài giảng: Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 35p * GV nêu các bài tập: 1. Bài tập 1: Hãy chọn các số chỉ vị trí các vùng ở đại não điền vào ô ‫ ٱ‬tương ứng. Võ đại não có các vị trí: 1. Thùy chẩm 2. Thùy thái dương 3. Hồi đỉnh lên 4. Hồi trán lê Các vùng chức năng: a. Vùng cảm giác ‫ ٱ‬b. Vùng thị giác ‫ ٱ‬c. Vùng vận động ‫ٱ‬ d. Vùng thính giác ‫ٱ‬ 2. Bài tập 2: Hãy sắp xếp các Hoocmon tương ứng với các tuyến nội tiết: 1. Tuyến yên a. Tiroxin 2. Tuyến giáp b. Adrenalin 3. Tuyến sinh dục c. Testosteron 4. Tuyến tụy d. FSH, LH 5. Tuyến trên thận e. Isulin f. Glucagon g. Ơstrogen 3. Hãy chọn câu trả lời đúng: A. a. Tinh trùng là tế bào sinh dục nam được sinh ra từ túi tinh. b. Tinh trùng di chuyển nhờ đuôi c. Có 2 loại tinh trùng: X và Y d. Buồng trứn là nơi sản sinh ra trứng. e. Có 2 loại trứng như tinh trùng. f. Tinh trùng di chuyển nhanh trong âm đạo. B. Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV: a. Không tiêm chích ma túy..

<span class='text_page_counter'>(110)</span> b. Không quan hệ tình dục mất an toàn c. Không sống chung với người nhiễm HIV d. Không sử dụng chung đồ với người nhiễm HIV e. Cần đưa những người nhiễm HIV cách li. f. Không làm lây nhiễm HIV cho người khác. - Chia lớp thành 4 – 6 nhóm, yêu cầu - Nhóm thảo luận thống nhất ý thảo luận và hoàn thành bài tập. kiến hoàn thành bài tập. - Khái quát lại bằng đáp án đúng. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. & 3. Kiểm tra-đánh giá (4p) - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập các nhóm. - Ghi điểm các nhóm làm tốt. - Nhắc lại kiến thức trọng tâm. 4. Dặn dò (1p): Ôn tập lại toàn bộ các bài đã học trong HKII. C. Rút kinh nghiệm:. Tuần 36. Ngày soạn: 30/4/2012 Ngày dạy:. Tiết 69 - Bài 66. ÔN TẬP TỔNG KẾT A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức đã học trong năm. - Nắm chắc các kiến thức cơ bản trong chương trình sinh học 8. 2. Kĩ năng: vận dụng kiến thức vào thực tế, nối kết kiến thức, tư duy tổng hợp , khái quát hóa và hoạt động nhóm có hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(111)</span> 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập , hệ thống tổng hợp kiến thức . - Ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh tật. II. Trọng tâm – Phương pháp: 1. Trọng tâm: nội dung ôn tập. 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: Các tư liệu có liên quan: tranh một số hệ cơ quan, cơ chế điều hòa thần kinh thể dịch, tranh tế bào. 2. HS: xem lại các kiến thức đã học. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức(1p): Kiểm tra sĩ số II. Giảng bài mới (39p) 1. Mở bài: Nêu mục tiêu của tiết học → bài mới. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức Mục tiêu: HS nhớ lại tất cả các kiến thức đã học. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20p I. Ôn tập kiến thức - Chia lớp thành 4 – 8 nhóm, mỗi - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý nhóm làm 2 hoặc 1 bảng kiến thức( từ kiến. bảng 66.1→ 66.8 SGK). Yêu cầu các - Đại diện nhóm trình bày, nhóm nhóm thảo luận và hoàn thành trong khác nhận xét. 15p. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Khái quát lại. - Nếu có máy chiếu, GV chiếu toàn bộ các nội dung cho HS theo dõi. II. Hoạt động 2: Tổng kết sinh học 8 Mục tiêu: HS vận dụng hiểu biết bản thân trả lời các câu hỏi. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS II. Hoạt động 2: Tổng kết sinh học 8 Nêu vấn đề: Chương trình Sinh học 8 - HS tự ng.cứu thông tin SGK, trao giúp em có những kiến thức gì về cơ đổi thống nhất ý kiến → nêu được: thể người và vệ sinh? + Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> - Khái quát lại. - Nếu còn thời gian, cho HS trả lời các câu hỏi tr212 SGK.. năng của cơ thể. + Các hệ cơ quan có cấu tạo phù hợp với chức năng. + Các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch. + Cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường để tồn tại và phát triển. + Cơ quan sinh sản thực hiện chức năng đặc biệt là sinh sản. + Biết các tác nhân gây hại chho cơ thể và biện pháp rèn luyện bảo vệ cơ thể. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.. Câu1. Hãy điền vào bảng dưới đây những sản phẩm bài tiết của các cơ quan bài tiêt tương ứng Các cơ quan bài tiết Các cơ quan bài tiết chính Phổi Da Thận. Sản phẩm bài tiết CO2, hơi nước. Mồ hôi Nước tiểu(Cặn bã và các chất cơ thể dư, thừa) &. 3. Kiểm tra-đánh giá(4p) - Nhận xét thái độ học tập của HS. - Nhắc HS nhớ các kiến thức cơ bản. 4. Dặn dò(1p).

<span class='text_page_counter'>(113)</span> Về nhà ôn tập lại theo nội dung đã cho, chuẩn bị thi học kỳ II. C. Rút kinh nghiệm:. Tuần 36. Ngày soạn: 30/4/2012 Ngày dạy:. Tiết 70: KIỂM TRA HỌC KÌ II A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nhớ sâu hơn các kiến thức đã học ở các chương. 2. Kỹ năng sống: phân tích, so sánh, khái quát và vận dụng kiến thức. II. Chẩn bị: 1. GV: chuẩn bị đề kiểm tra, đáp án và ma trận đề. 2. HS: bút, thước. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức (1p) II. Bài mới: 1. Xây dựng ma trận: Mức độ Chủ đề Bài tiết 1 câu 2 điểm Da 2 câu 1 điểm Thần kinh và giác quan 1 câu 2 điểm. Biết - Quá trình tạo thành nước tiểu 2điểm=100% Cấu tạo của da 0.5 điểm=50% Đặc điểm các bộ phận hệ thần kinh 2điểm=100%. Hiểu. Nguyên tắc rèn luyện da 0.5 điểm=50%. Vận dụng Thấp. Cao.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> Nội tiết 2 câu. Hoocmon sinh dục nam. 2.5 điểm Sinh sản 2 câu. 0.5điểm=20%. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiêt 2điểm=80% - Ý nghĩa của các biện Biện pháp phòng pháp tránh thai. tránh AIDS. - Đại dịch AIDS 1.5điểm=60% 1điểm=40%. 2.5 điểm Tổng 8 câu 4 câu 3.5 câu 0.5 câu 10 điểm 5 điểm=50% 4 điểm=40% 1điểm=10% 2. Xây dựng đề kiểm tra: I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1(2 điểm). Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất. 1. Cấu tạo của da gồm: A. Lớp biểu bì, lớp bì, tầng tế bào sống B. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da C. Lớp biểu bì, lớp bì, tầng sừng D. Lớp biểu bì, lớp bì, tuyến nhờn 2. Nguyên tắc rèn luyện da: A. Rèn luỵện từ từ nâng dần sức chịu đựng. B. Rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khoẻ. C. Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời lúc buổi sáng. D. Cả 3 ý trên 3. Tuyến sinh dục nam tiết hocmon: A. Testosteron B. Progesteron C. Ostrogen D. Glucagon 4. Ý nghĩa của việc tránh thai: A. Đảm bảo sức khoẻ của người mẹ B. Đảm bảo chất lượng cuộc sống C. Nuôi dạy con tốt hơn D. Cả A, B và C Câu 2(2 điểm). Hãy chọn những từ: thần kinh, cận thị, tế bào nón, phản xạ hoàn thành các câu sau: 1. Nơron là loại tế bào………….. 2. …………là tế bào thụ cảm thị giác. 3. …………là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. 4. Tiếng nói và chữ viết là các tín hiệu gây ra các …………. có điều kiện cấp cao ở người. II. Tự luận(6 điểm).

<span class='text_page_counter'>(115)</span> Câu 1(2 điểm). Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra như thế nào? Câu 2(2 điểm). Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Câu 3(2 điểm). Tại sao nói AIDS là một đại dịch và là thảm họa của loài người? Nêu các biện pháp phòng chống AIDS. --- Hết --3. Thu bài 4. Dặn dò Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức chương trình Sinh học 8 C. Rút kinh nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(116)</span>

×