Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.55 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

TRẦN THỊ BÍCH NGỌC

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HỖ TRỢ
GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO TIẾP CẬN
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 9 14 01 14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, 2021


Chương trình được hồn thành tại:
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Hải
2. TS. Vương Hồng Tâm
Phản biện 1:…………………………………………………………..
Phản biện 2: ………………………………………………………….
Phản biện 3:……………………………………………………………

Luận Án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hồn
Kiếm, Hà Nội.
Vào hồi……… giờ…….ngày…………tháng…….năm 20


Có thể tìm hiểu Luận án tại:
-Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của kinh tế-xã hội của một quốc gia kéo theo sự quan tâm đến các đối
tượng có hồn cảnh đặc biệt trong xã hội ngày càng lớn. Người khuyết tật nói chung cũng
như trẻ em khuyết tật luôn được coi là đối tượng thiệt thịi, khó khăn nhất trong số các đối
tượng có hồn cảnh đặc biệt. Đồng thời, sự quan tâm, đầu tư của nhà nước đối với các đối
tượng này được coi là chỉ số quan trọng đánh giá sự tiến bộ của xã hội, của một quốc gia nói
chung, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.
Báo cáo của UNICEF và Tổng cục thống kê Việt Nam cho thấy, tỷ lệ khuyết tật chung
ở trẻ em từ 2-17 tuổi là 2,79% trong dân số [49]. Số lượng trẻ khuyết tật được đi học tăng
lên nhanh chóng từ 46.000 trẻ khuyết tật được đi học năm 1996, nhưng đến năm 2016, đã có
hơn 600.000 trẻ khuyết tật được đến trường tăng lên 10 lần qua hơn 20 năm thực hiện giáo
dục hòa nhập (GDHN) tại Việt Nam [1]. Nhu cầu được tham gia giáo dục có chất lượng
ngày càng tăng cũng đặt ra một nhu cầu thực tiễn là Nhà nước cần có những giải pháp nhằm
tạo điều kiện cho việc thực hiện giáo dục cho người khuyết tật có hiệu quả. Chính vì vậy,
một hành lang pháp lý đầy đủ nhằm thúc đẩy giáo dục cho người khuyết tật đã được xây
dựng như Luật Người khuyết tật (2010), Luật Giáo dục (2019), các văn bản dưới Luật như
các Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 5/8/2012, Thông tư
liên tịch số 58/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC năm 2012, Thông tư số 42/2013/TTLTBGDĐT-BLĐTBXH-BTC, Thông tư 03/2018/BGDĐT. Một giải pháp mà Nhà nước ta thực
hiện đó là xây dựng và phát triển một nguồn nhân lực hỗ trợ giáo dục phù hợp và kịp thời
đó là xây dựng đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật góp phần đảm bảo một
nền giáo dục cơng bằng có chất lượng.
Nhân viên hỗ trợ (NVHT) giáo dục người khuyết tật là một vị trí việc làm đã được
hình thành và tổ chức hoạt động ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đội ngũ này thường làm
việc có tính chất lưu động, hỗ trợ cho trẻ khuyết tật, học sinh khuyết tật cho các gia đình,

nhà trường, giáo viên và các thành viên khác trong phát hiện, đánh giá, can thiệp và giáo
dục cho các em. Ở nước ta, NVHT giáo dục người khuyết tật chức danh nghề nghiệp đã
được nhắc đến trong Luật Người khuyết tật 2010 và vị trí chức danh này đã được trực tiếp
quy định tại Thông tư số 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV quy định nhiệm vụ của NVHT đó
là: a) Thực hiện chương trình, kế hoạch hỗ trợ về giáo dục cho người khuyết tật theo yêu
cầu và quy định của đơn vị; b) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho mỗi
người khuyết tật; c) Hỗ trợ người khuyết tật trong học tập và rèn luyện kĩ năng đặc thù, kĩ
năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của họ; d) Hỗ trợ giáo viên các hoạt động chăm
sóc, giáo dục người khuyết tật; e) Tham gia huy động người khuyết tật đi học; f) Hỗ trợ, tư
vấn cho gia đình người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục
cho người khuyết tật [3]. Khác với vai trò của giáo viên dạy trẻ khuyết tật, vai trò của
NVHT giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập đó là hỗ trợ cho GV
thực hiện xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, hỗ trợ chăm sóc, giáo dục cho
học sinh khuyết tật trong lớp, tham gia huy động trẻ đi học và hỗ trợ tư vấn cho cha mẹ và
cộng đồng cách chăm sóc, hỗ trợ, giáo dục trẻ khuyết tật. Muốn thực hiện được các nhiệm
vụ trên, NVHT giáo dục người khuyết tật cần phải được trang bị và có được những năng lực
nghề nghiệp phù hợp về năng lực kiến thức, năng lực thực hành, năng lực điều phối và
phẩm chất đạo đức để việc hỗ trợ diễn ra có chất lượng và hiệu quả.
Một số cơng trình nghiên cứu về đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật đã được
tiến hành như; Hoàng Thị Nho, Nguyễn Hà My, Nguyễn Thị Hoa (2016) về Sự phối hợp
của NVHT giáo dục người khuyết tật với các lực lượng khác [40]; Lê Thị Thuý Hằng
(2018) Xây dựng chương trình đào tạo NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng
1


lực [21], Trần Thị Bích Ngọc (2018) tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp của NVHT giáo dục
người khuyết tật trong lớp học hoà nhập tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam [41]; Nguyễn Hà My (2018) các chiến lược hỗ trợ của NVHT giáo dục học sinh
khuyết tật trong lớp học hoà nhập [37] thể hiện rằng sự phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ
giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực là rất cần thiết. Những nghiên cứu của

Nguyễn Xuân Hải (2017) về mơ hình hoạt động của Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết
tật ở Việt Nam [19]; Nguyễn Xuân Hải (2018) Tiếp cận đảm bảo chất lượng trong phát triển
dịch vụ hỗ trợ giáo dục hoà nhập cho người khuyết tật ở Việt Nam cho thấy cần phải có sự
quản lí phát triển đội ngũ này từ cấp vĩ mô cho đến cấp trường học, nơi nhân viên hỗ trợ
giáo dục người khuyết tật trực tiếp làm việc.
Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế hiện tại ở nước ta khi NVHT giáo dục người
khuyết tật mới được đề cập đến trong một số văn bản pháp quy và công bố nghiên cứu của
các nhà khoa học, việc phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật mới đang được
thực hiện ở những bước đi đầu tiên cho nên cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các cán bộ
quản lý của các nhà trường vẫn chưa có những nhận thức đúng đắn cũng như chưa có nhiều
kinh nghiệm phát triển và quản lí đội ngũ này. Việc phát triển đội ngũ cần phải đạt được
mục tiêu là đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Cần phải làm rõ những vấn đề của
việc phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ như quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng và
sử dụng, đánh giá và xây dựng các chính sách tạo động lực cho đội ngũ phát triển trong trục
xoay yêu cầu về năng lực nghề nghiệp cần có của đội ngũ nhằm đảm bảo được yêu cầu đặt
ra của người khuyết tật tại các trường mầm non, phổ thông, các trung tâm hỗ trợ phát triển
giáo dục hịa nhập và giúp cho q trình giáo dục cho người khuyết tật ở Việt Nam hiệu quả
và đảm bảo tính bền vững. Do vậy, cần tiếp tục có thêm những nghiên cứu về đội ngũ và
phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu
cho quá trình này. Với những lí do nên trên, đề tài “Phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ
giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp” được chúng tôi lựa chọn
làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ NVHT
giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp góp phần nâng cao năng lực
nghề nghiệp và chất lượng hoạt động hỗ trợ giáo dục của đội ngũ NVHT người khuyết tật
tại địa bàn nghiên cứu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực
nghề nghiệp.
4. Giả thuyết khoa học
NVHT giáo dục người khuyết tật là một vị trí cần thiết giúp GV, cha mẹ học sinh
trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non và phổ thông, các
trung tâm phát triển hỗ trợ giáo dục hòa nhập người khuyết tật. Nếu đề xuất được các giải
pháp phát triển đội ngũ NVHT người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp dựa trên
kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn với những đặc thù trong lĩnh vực giáo dục cho người
khuyết tật về lập kế hoạch phát triển đội ngũ theo yêu cầu về năng lực , tuyển dụng, sử dụng
đội ngũ có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, đào tạo bồi dưỡng phát triển năng lực đội ngũ,
đánh giá theo năng lực và tạo động lực làm việc cho đội ngũ sẽ góp phần nâng cao năng lực
2


nghề nghiệp và chất lượng hoạt động hỗ trợ giáo dục của đội ngũ NVHT người khuyết tật
tại địa bàn nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp bao gồm các khái niệm cơ bản, tiếp cận phát triển nguồn
nhân lực, tiếp cận năng lực nghề nghiệp, các nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp.
- Đánh giá thực trạng năng lực của NVHT và phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người
khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp ở một số trường mầm non và phổ thơng hịa
nhập và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cấp tỉnh.
- Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp
cận năng lực nghề nghiệp, đồng thời, tiến hành khảo nghiệm, thử nghiệm giải pháp đề xuất
nhằm khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý trong phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
a) Giám đốc, cán bộ quản lý của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hịa nhập cấp
tỉnh/thành phố. Đội ngũ này có vai trò quản lý đối với các giáo viên/nhân viên hỗ trợ của
Trung tâm trong các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại trung tâm và các cơ sở giáo dục
(trường mầm non và phổ thông) tại địa phương.
b) Cán bộ quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo với tư cách quản lý trực tiếp các
giáo viên/nhân viên hỗ trợ tại các cơ sở giáo dục, đồng thời là đầu mối phối hợp với Trung
tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cấp tỉnh/thành phố để triển khai các hoạt động hỗ
trợ người khuyết tật tại các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn quản lý.
c) Ban giám hiệu các nhà trường là người trực tiếp quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt
động hỗ trợ người khuyết tật của giáo viên/nhân viên hỗ trợ tại nhà trường, gia đình, cộng
đồng.
Mỗi chủ thể quản lý có vai trò, trách nhiệm khác nhau trong hệ thống được coi như là
mạng lưới hỗ trợ người khuyết tật từ cấp tỉnh đến cấp quận/huyện và tới cấp nhà trường, gia
đình, cộng đồng.
6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu giải pháp phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người
khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp tại một số các trường mầm non và phổ thông,
và trung tâm phát triển hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, luận án thử nghiệm giải pháp tổ chức
đánh giá NVHT dựa trên khung năng lực cơ bản để phát triển đội ngũ NVHT giáo dục
người khuyết tật theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp.
6.3. Giới hạn địa bàn và khách thể khảo sát
Địa bàn khảo sát: thực hiện tại 04 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ngãi và
Ninh Thuận, trong đó hai địa bàn Quảng Ngãi và Ninh Thuận có Trung tâm Hỗ trợ phát
triển GDHN cấp tỉnh, Hà Nội có các trung tâm hỗ trợ giáo dục hồ nhập ngồi cơng lập.
Khách thể khảo sát:
+ NVHT: 200 người, trong đó 160 người là NVHT hoặc là GV đang được nhà trường
phân công nhiệm vụ với tư cách là hỗ trợ hoà nhập cho học sinh khuyết tật tại các trường
mầm non và phổ thông và 40 người của các trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN.

+ CBQL: 170 người của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, trung tâm hỗ trợ phát triển
GDHN và các trường mầm non, phổ thông của 04 tỉnh.
7. Phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu
3


7.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận hệ thống: Những nội dung và hoạt động hỗ trợ người khuyết tật cần được
thống nhất chung với các hoạt động chăm sóc giáo dục người khuyết tật. Mục tiêu quản lý,
nội dung quản lý và các biện pháp quản lý cần phải đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống
và mạng lưới hỗ trợ người khuyết tật từ trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN cho đến các
trường phổ thông.
- Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực: Đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật là
nguồn nhân lực cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật học tập, sinh hoạt và hòa nhập vào xã
hội. Để thực hiện được những nhiệm vụ hỗ trợ cần thiết cho người khuyết tật, cần phải phát
triển đủ số lượng và đảm bảo chất lượng của đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật cho
giáo dục phổ thông và các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Bởi vậy, nghiên
cứu phát triển đội ngũ NVHT cần tiếp cận phát triển nguồn nhân lực, với các nội dung: xây
dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ NVHT; tuyển chọn, sử dụng đội ngũ NVHT;
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ NVHT; đánh giá đội ngũ và hồn thiện hệ thống chính sách đối
với đội ngũ NVHT.
- Tiếp cận năng lực nghề nghiệp: Phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
bao gồm có việc quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, tạo động lực, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cần được xác định và thực hiện theo định hướng của khung năng lực nghề nghiệp đặc trưng
của đội ngũ làm việc với người khuyết tật. Những năng lực để thực hiện hỗ trợ giáo dục
người khuyết tật bao gồm năng lực kiến thức chung và năng lực nắm bắt các kiến thức cụ
thể về nghề nghiệp, năng lực thực hành nghề hỗ trợ, giá trị và đạo đức nghề nghiệp và sự
phối hợp với các lực lượng khác trong hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật. Những năng
lực đó phải được cả NVHT trong trường phổ thông và NVHT trong các Trung tâm hỗ trợ
phát triển GDHN thực hiện.

- Tiếp cận tham gia: Phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật cần phải gắn
liền với sự tham gia của tất cả các bên liên quan và tất cả các nguồn lực để tạo điều kiện cho
đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo duc người khuyết tật hoàn thành được hết các nhiệm vụ của
mình dựa trên những năng lực nghề nghiệp mà họ có được. Các nhà quản lý khi tiến hàng
thực hiện mỗi khâu trong quá trình phát triển nguồn nhân lực như lập kế hoạch qui hoạch,
công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, tuyển dụng sử dụng, đánh giá và tạo động lực để đội
ngũ đó phát triển cần dựa trên khung năng lực đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp đặt ra.
Muốn làm được điều đó cần phải có sự thống nhất giữa các cấp ngành và cộng đồng về
những vai trị và sự đóng góp đối với việc giáo dục người khuyết tật.
Phương pháp tiếp cận dựa trên năng lực nghề nghiệp và tiếp cận phát triển nguồn
nhân lực được xác định là các phương pháp tiếp cận chủ yếu, xuyên suốt trong quá trình
nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, phân tích và tổng hợp các thơng tin, các kết quả nghiên cứu thuộc các vấn đề
liên quan đến lý luận phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo năng lực
nghề nghiệp
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phiếu hỏi để thực hiện khảo sát GV và CBQL về thực trạng về số lượng, quy
mơ, trình độ đào tạo, thực trạng thực hiện công việc của đội ngũ NVHT giáo dục người
khuyết tật; về thực trạng phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận
năng lực nghề nghiệp tại các trường phổ thơng có học sinh khuyết tật học hòa nhập và trung
tâm hỗ trợ phát triển GDHN của một số tỉnh.
4


- Phỏng vấn:
Tiến hành phỏng vấn sâu cho CBQL và GV về một số vấn đề trong việc phát triển đội
ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp.

- Quan sát:
Tiến hành quan sát các hoạt động hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của NVHT tại một
số trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN và một số trường phổ thơng có học sinh khuyết tật học
hòa nhập.
- Tổng kết kinh nghiệm thu thập qua các cuộc khảo sát, điều tra và quan sát thực tiễn.
- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến của chuyên gia về các biện pháp đã được xây
dựng.
- Thử nghiệm.
7.2.3. Phương pháp xử lý thơng tin
- Mục đích nghiên cứu: Xử lí thơng tin, định lượng kết quả nghiên cứu lập nên bảng
số, biểu đồ, sơ đồ... của Luận án, kiểm định độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu, kết quả
thu thập và định lượng của luận án.
- Cơng cụ xử lí thơng tin: Sử dụng các cơng thức tốn học như số trung bình cộng, số
trung vị, hệ số tương quan, phần mềm SPSS... để xử lý kết quả nghiên cứu thu được
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật có những đặc trưng riêng. Nếu xây
dựng được khung năng lực của NVHT giáo dục người khuyết tật và phát triển đội ngũ
NVHT giáo dục người khuyết tật theo khung năng lực này thì sẽ đáp ứng nhu cầu lý luận và
thực tiễn về hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
8.2. Phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật chưa được thực hiện một cách
hệ thống, đầy đủ trong quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng và đánh giá trong
hệ thống giáo dục. Nếu có các giải pháp quản lý phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển của đội
ngũ này, đáp ứng nhu cầu thực tiễn hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
8.3. Phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề
nghiệp với bộ tiêu chuẩn, tiêu chí dành cho đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật sẽ góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật ở các nhà trường mầm non và phổ
thơng.
9. Đóng góp mới của Luận án
9.1. Về lý luận
- Xây dựng được khung lý luận về NVHT giáo dục người khuyết tật, phát triển đội ngũ

NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp, cụ thể hóa một số khái
niệm công cụ.
- Xây dựng được khung lý luận bộ tiêu chuẩn, tiêu chí năng lực của NVHT giáo dục
người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp.
- Đưa ra được những nội dung cơ bản phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết
tật theo 02 tiếp cận quản lý nguồn nhân lực và tiếp cận năng lực nghề nghiệp làm cơ sở lý
luận đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận
năng lực nghề nghiệp.
9.2. Về thực tiễn
- Đưa ra bức tranh thực trạng phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo
tiếp cận năng lực tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm hỗ trợ giáo dục
hòa nhập: thực trạng năng lực của đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật, thực trạng phát
triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp bao gồm
quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, tạo động lực,... cho đội ngũ.
Kết quả và hạn chế của thực trạng này.
5


- Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng phát
triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của việc giáo dục
học sinh khuyết tật.
- Kết quả nghiên cứu thu được sẽ giúp cho các cấp quản lý xác định được các bước
phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp và
theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực trong các nhà trường mầm non, phổ thông và các
trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN, từ đó góp phần đảm bảo việc hỗ trợ cho sự thành công
của GDHN ở Việt Nam.
10. Cấu trúc của Luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án sẽ được thể hiện trong 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo

tiếp cận năng lực nghề nghiệp.
Chương 2. Thực trạng phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp
cận năng lực nghề nghiệp.
Chương 3. Giải pháp phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận
năng lực nghề nghiệp.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HỖ TRỢ
GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO TIẾP CẬN
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Nghiên cứu về nhân viên hỗ trợ người khuyết tật và nhu cầu sử dụng đội ngũ
NVHT giáo dục người khuyết tật ở trên thế giới là những nhân viên làm việc trong
trường học hoặc các trung tâm đặc biệt để giúp các nhà quản lí, các giáo viên cho học sinh
có nhu cầu giáo dục đặc biệt được tham gia các hoạt động ở trường và giảm thiểu sự gián
đoạn về thời gian học cho các em cũng như các học sinh khác trong lớp nhằm mục đích phát
triển kĩ năng sống độc lập của các em.
Trường học có nhu cầu trong việc tuyển dụng NVHT giáo dục người khuyết tật để đáp
ứng những nhu cầu giáo dục đặc biệt của học sinh. Nhưng hầu như các nhà trường vẫn chưa
xác định được những vai trò, nhiệm vụ trò của NVHT.
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về nhu cầu sử dụng chuyên gia, GV và NVHT giáo
dục người khuyết tật đã được thực hiện. Người khuyết tật cần được sự hỗ trợ để tham gia
vào quá trình học tập hiệu quả. Tuy nhiên, tại các cơ sở giáo dục có người khuyết tật học tập
hiện chưa có hoặc có ít NVHT giáo dục .
1.1.2. Nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
NVHT cần phải có khả năng hỗ trợ cho GV điều chỉnh hoặc đáp ứng nhu cầu đa dạng
của HS. NVHT giáo dục người khuyết tật trong lớp học cần phải thực hiện các nhiệm vụ: 1)
xác định nhu cầu của người học; 2) xây dựng và thực hiện chương trình nhằm đáp ứng
những nhu cầu này; 3) đánh giá việc học tập của người học và đánh giá mức độ hiệu quả
của chương trình giáo dục và các dịch vụ có liên quan; 4) hỗ trợ cho việc thực hiện các dịch
vụ trực tiếp do GV hoặc hiệu trưởng phân công. Kĩ năng làm việc cộng tác và hợp tác với
GV, NVHT cần phải giảm thiểu việc làm việc một – một với cá nhân học sinh thay vào đó

cần có những hỗ trợ học sinh trong bối cảnh nhóm học tập.
Nhân viên hỗ trợ cần được đào tạo bài bản và tiếp tục được bồi dưỡng chuyên môn
một cách liên tục. NVHT cần có những năng lực nghề nghiệp đặc thù phù hợp với từng
dạng khuyết tật và đáp ứng được nhu cầu giáo dục của người khuyết tật, gia đình người
khuyết tật và cộng đồng xã hội.
6


1.1.3. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận
năng lực nghề nghiệp
Các cơng trình nghiên cứu theo hướng này của các nhà khoa học trên thế giới và Việt
Nam đã đề cập các vấn đề nghiên cứu chung về phát triển nguồn nhân lực NVHT cho đến
các vấn đề nghiên cứu về quy hoạch phát triển đội ngũ; đào tạo bồi dưỡng; tuyển dụng, sử
dụng đội ngũ; đánh giá đội ngũ và cơ chế tạo động lực cho đội ngũ NVHT.
Thực chất của việc phát triển nguồn nhân lực hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là tìm
cách tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội
trong hiện tại và tương lai để phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.4. Đánh giá chung các xu hướng nghiên cứu
Nhìn chung, các nghiên cứu đều dựa trên quan điểm nhìn nhận đáp ứng những nhu cầu
của trẻ khuyết tật và nâng cao chất lượng giáo dục.
a) Việc phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật là một yêu cầu tất yếu
khách quan của xã hội
b) NVHT có vai trị hỗ trợ tích cực cho việc học tập trên lớp và trong cuộc sống của học
sinh khuyết tật cho nên cần phát triển đội ngũ NVHT
c) Cần phải làm rõ vai trò và nhiệm vụ của NVHT giáo dục người khuyết tật, từ đó, xác
định khung năng lực nghề nghiệp của đội ngũ.
d) Phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề
nghiệp sẽ giúp cho các cơ sở đào tạo NVHT xây dựng được chuẩn đầu ra, đồng thời
giúp cho các NVHT giáo dục người khuyết tật chuẩn bị đầy đủ những kiến thức, kĩ
năng, thái độ và trách nhiệm đối với nghề nghiệp của mình; giúp các nhà tuyển dụng

tạo điều kiện khuyến khích phát triển và xây dựng đội ngũ NVHT có chất lượng.
Một số các vấn đề liên quan đến việc phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết
tật chưa được đề cập đến:
i) Chưa xác định được cụ thể: Nhiệm vụ, trách nhiệm của NVHT và năng lực nghề
nghiệp đặc thù của vị trí việc làm.
ii) Số liệu thống kê về NVHT tại Việt Nam có rất ít do hiện tại cịn ít những nghiên cứu
về đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật.
iii) Phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực bao gồm
quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng, sử dụng đội ngũ, đánh giá đội ngũ được thực hiện
như thế nào.
1.1.5. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
(i) Giải quyết mục đích nghiên cứu
(ii) Giải quyết các nội dung nghiên cứu cụ thể
(iii) Giải quyết luận điểm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Người khuyết tật
Luận án này sử dụng khái niệm người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc
nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng cơ thể khiến cho lao động, sinh hoạt, học
tập gặp nhiều khó khăn.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, khái niệm học sinh khuyết tật được sử dụng
là học sinh đang theo học trong các cơ sở giáo dục có những khiếm khuyết về chức năng,
cấu trúc cơ thể bị hạn chế các khả năng hoạt động, khó khăn trong quá trình sinh hoạt, học
tập và vui chơi.
1.2.2. Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Khái niệm được sử dụng trong Luận án đó là: Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết
tật là người đảm nhiệm vai trò hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục, ở
7


gia đình và cộng đồng nhằm giúp người khuyết tật tham gia một cách đầy đủ nhất các hoạt

động học tập, phát triển tối đa khả năng và hòa nhập cuộc sống cộng đồng.
Luận án chỉ tập trung vào phạm vi hoạt động của nhân viên hỗ trợ giáo dục người
khuyết tật trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên biệt và
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập.
1.2.3. Năng lực và năng lực nghề nghiệp
1.2.3.1. Năng lực
Trong phạm vi Luận án, năng lực được hiểu là khả năng đáp ứng những yêu cầu
của công việc bằng việc sử dụng và vận dụng tốt các kiến thức, kĩ năng và phẩm chất
đạo đức để mang lại hiệu quả cao nhất cho cơng việc đó
1.2.3.2. Năng lực nghề nghiệp

Năng lực (Competency) trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, là khả năng
thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt
ra đối với từng nhiệm vụ, cơng việc đó [38].
1.2.4. Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật là khả năng thực
hiện các hoạt động hỗ trợ chăm sóc, giáo dục người khuyết tật theo các yêu cầu đặt ra đối
với từng nội dung hoạt động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục và đảm bảo cho việc hoà
nhập của người khuyết tật trong và ngoài nhà trường.
1.3. Nội dung và đặc điểm hoạt động của NVHT giáo dục người khuyết tật
1.3.1. Nội dung hoạt động của NVHT giáo dục người khuyết tật
Hoạt động hỗ trợ giáo dục người khuyết tật xuất hiện ở các môi trường phát triển khác
nhau và các giai đoạn phát triển khác nhau của người khuyết tật phải đảm bảo thực hiện
chương trình hỗ trợ ngay từ giai đoạn can thiệp sớm ở tuổi mầm non đến giai đoạn tham gia
các chương trình học tập trong trường phổ thông.
1.3.2. Đặc điểm hoạt động của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
(i) Mang tính đặc thù ở mỗi mơi trường giáo dục và có yêu cầu về năng lực cốt lõi với
những mức độ khác nhau.
(ii) Đáp ứng nhu cầu khả năng của người khuyết tật trong các bối cảnh giáo dục khác nhau.
(iii) Đáp ứng mơ hình đa chiều về phẩm chất và năng lực.

(iv) NVHT giáo dục người khuyết tật sẽ thực hiện dưới góc độ vai trị tương tác, thơng
tin, hỗ trợ và xây dựng mạng lưới.
(v) Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
1.4. Phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
1.4.1. Lý luận phát triển nguồn nhân lực
Việc phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật cần phải được xem xét dưới
hai góc độ, một là đảm bảo được số lượng nguồn nhân lực đủ đáp ứng nhu cầu xã hội, hai là
chất lượng của nguồn nhân lực nhằm đảm bảo việc thực hiện hiệu quả hoạt động hỗ trợ giáo
dục người khuyết tật.
1.4.2. Tiếp cận năng lực trong phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết
tật
Tiếp cận năng lực đáp ứng sự địi hỏi của vị trí cơng việc – tiếp cận năng lực nghề
nghiệp. Mỗi công việc đòi hỏi mục tiêu năng lực khác nhau được xác định với các chuẩn và
tiêu chí cơ bản.
1.4.3. Khung năng lực đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
1.4.3.1. Tham khảo nghiên cứu khung năng lực ở các nước trên thế giới
1.4.3.2. Một số nghiên cứu về khung năng lực ở Việt Nam
1.4.3.3. Đề xuất khung năng lực lý thuyết cho nghiên cứu của luận án
8


Để phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật cần dựa trên các tiêu chuẩn và
tiêu chí cơ bản sau:
a) Năng lực kiến thức nghề nghiệp của NVHT giáo dục người khuyết tật:
b) Năng lực thực hành kĩ năng nghề nghiệp
c) Năng lực điều phối, tư vấn và phối hợp.
d) Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp
1.5. Nội dung phát triển đội ngũ Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp
cận năng lực
1.5.1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận

năng lực nghề nghiệp
a) Về phát triển số lượng NVHT
b) Về cơ cấu phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
c) Về chất lượng của đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
Trên cơ sở quy hoạch phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật, các trường
căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu và tình hình thực tiễn để cụ thể hố thành kế hoạch triển khai
thực hiện.
1.5.2. Tuyển dụng và sử dụng nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo khung
năng lực
Việc tuyển dụng đội ngũ cần phải chọn lựa được những người có đủ năng lực nghề
nghiệp đặc thù cần thiết để dướng đến mục tiêu sử dụng đúng người, đúng chuyên môn để
công việc hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được diễn ra hiệu quả.
1.5.3. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người
khuyết tật
NVHT cần phải được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn liên tục không chỉ chú trọng
đến những kiến thức và kĩ năng thực hiện nghề nghiệp mà còn cần phải chú trọng đến bồi
dưỡng về nhận thức, thái độ và đạo đức phù hợp.
1.5.4. Đánh giá đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo khung năng lực
Khung tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ đó là xây dựng được nội dung đánh giá cụ
thể. Căn cứ xác định tiêu chí đó là: chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ, các yếu tố cấu thành
và các mặt hoạt động của đội ngũ; yêu cầu về chất lượng của đội ngũ trong bối cảnh hiện
nay. Tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá đội ngũ NVHT đó là:
Hệ thống các yếu tố cần có của bản thân đội ngũ NVHT: phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp, năng lực trình độ, sức khỏe và độ tuổi.
Trình độ và năng lực nghề nghiệp của NVHT giáo dục người khuyết tật
1.5.5. Chính sách đãi ngộ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng
lực nghề nghiệp
Nội dung của vấn đề này bao gồm: (i) Xây dựng môi trường thân thiện, dân chủ và công
bằng, NVHT được tôn trọng; (ii) Thực hiện các chế độ việc làm và chính sách đãi ngộ đối
với NVHT; (iii) Các chương trình tơn vinh, cuộc thi về NVHT hiệu quả và tích cực được

thực hiện; (iv) Có chế độ, chính sách thỏa đáng cho NVHT.
1.5.6. Xây dựng mạng lưới liên kết nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật để phát
triển năng lực nghề nghiệp
Nội dung của vấn đề này bao gồm: (i) cấp quản lí ban hành các văn bản về thực hiện
hoặc xây dựng mạng lưới hỗ trợ GDHN; (ii) Trung tâm hỗ trợ GDHN tỉnh cử NVHT đến hỗ
trợ nhà trường; (iii) NVHT tại trường thường xuyên phối kết hợp với NVHT của Trung tâm
hỗ trợ cấp tỉnh; (iv) nhà trường xây dựng và thực hiện phòng hỗ trợ GDHN tại trường; (v)
Kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật được xây dựng, thống nhất bởi nhóm
chun mơn từ cấp trường đến cấp tỉnh
9


1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người
khuyết tật
1.6.1. Cơ chế, chính sách của Nhà nước
1.6.2. Số lượng người khuyết tật đông và sự đa dạng các dạng tật
1.6.3. Môi trường, cơ chế quản lý của các cơ sở giáo dục, các trung tâm hỗ trợ phát triển
GDHN
1.6.4. Nhận thức của CBQL về vai trị, vị trí của NVHT đối với cơng tác giáo dục cho người
khuyết tật
1.6.5. Trình độ và phẩm chất của NVHT giáo dục người khuyết tật
1.6.6. Sự phối hợp của gia đình với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Kết luận chương 1
1. Phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật là vấn đề mới nhưng cần thiết và
quan trọng.
2. NVHT là một vị trí địi hỏi những năng lực đặc thù, do vậy khi phát triển đội ngũ
NVHT giáo dục người khuyết tật cần tính đến những yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí về năng
lực và phẩm chất phù hợp nhằm đảm bảo nhu cầu đa dạng của người khuyết tật và của mỗi
nhà trường và gia đình góp phần thúc đẩy hiệu quả và chất lượng giáo dục người khuyết tật
tại Việt Nam.

3. Để phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật có đủ năng lực thực hiện tốt
nhiệm vụ hỗ trợ chăm sóc và giáo dục cho người khuyết tật, đội ngũ NVHT cần được phát
triển theo các nội dung như sau: 1) Lập quy hoạch, kế hoạch cụ thể xác thực; 2) Tuyển dụng
sử dụng đội ngũ NVHT theo yêu cầu về năng lực nghề nghiệp; 3)Đào tạo bồi dưỡng cho sự
phát triển chuyên môn nghiệp vụ của NVHT đối với công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết
tật; 4) Xác định tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số về năng lực của NVHT; 5) Các chính sách cơ chế
cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dội ngi NVHT giáo dục người khuyết tật; 6)
Xây dựng một mạng lưới hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ở mỗi địa phương.
4. Phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp
chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng. Đây là vấn đề cần quan tâm khi đề xuất các biện pháp cho việc
phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật, đồng thời cần tính đến những nhu cầu
của xã hội và những yêu cầu đối với nghề nghiệp đặc thù. Có như vậy, việc phát triển đội ngũ
NVHt giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp mới hiệu quả và đạt mục
tiêu đề ra.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HỖ TRỢ GIÁO
DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu thực trạng
Đề tài nghiên cứu thực trạng tại 04 tỉnh bao gồm Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ngãi và
Ninh Thuận.
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Nghiên cứu khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ NVHT và phát triển đội ngũ NVHT
giáo dục người khuyết tật làm cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ
NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
170 CBQL và 200 NVHT. Số lượng NVHT được khảo sát là các NVHT hoặc các GV
đã được đào tạo bồi dưỡng về giáo dục cho người khuyết tật và được nhà trường cử làm
nhiệm vụ hỗ trợ cho học sinh khuyết tật tại các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà
nhập hoặc các trường mầm non, tiểu học tại 04 tỉnh.
10



2.2.3. Nội dung, công cụ
Nội dung 1: Khảo sát về thực trạng đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận
năng lực nghề nghiệp
Nội dung 2: Khảo sát về thực trạng phát triển NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp
cận năng lực nghề nghiệp
Tiêu chí đánh giá bộ cơng cụ:
Tất cả các tiêu chuẩn và tiêu chí của bộ công cụ được chúng tôi đánh giá ở bốn mức độ
: Tốt - Khá – Trung bình – Yếu.
2.2.4. Cách tiến hành khảo sát
- Qua phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu
- Nghiên cứu báo cáo
2.2.5. Thời gian khảo sát
Từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2019
2.2.6. Phương pháp xử lí số liệu khảo sát
Cách tính và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS. Các giá trị xác định theo các mức độ
đánh giá, được tính theo tỉ lệ %, điểm trung bình và theo thang điểm như sau:
+ Cách tính điểm:
1 điểm: Yếu; 2 điểm: Trung bình; 3 điểm: Khá; 4 điểm: Tốt
+ Sử dụng các cơng thức trong thống kê tốn học để tính kết quả điểm trung bình cho
các chỉ số của các nội dung khảo sát.
04 mức đánh giá chính về thực trạng phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp với ý nghĩa như sau:
(1) 1,00 – 1,75:
“Yếu”
(2) 1,75 – 2,50:
“Trung bình”
(3) 2,50 – 3,25:
“Khá”

(4) 3,25 – 4,00:
“Tốt”
Để kiểm định độ tin cậy của thang đo đã sử dụng, luận án sử dụng mô hình Cronbach’s
Coefficient Alpha, cơng thức được cài đặt trong phần mềm SPSS
2.3. Thực trạng đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
2.3.1. Thực trạng nhận thức của NVHT và CBQL về vị trí NVHT và năng lực nghề
nghiệp của NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về vị trí việc làm của NVHT
85,3% CBQL cho rằng vị trí NVHT là cần thiết và có 14,7% CBQL cho rằng vị trí
việc làm này rất cần thiết. Khi được hỏi là nhà trường có chủ trương tăng số lượng của
NVHT hay khơng, có 45,3% CBQL trả lời là có, 0,6% trả lời là không và 54,1% trả lời là
không biết. Điều này đồng nghĩa với việc các CBQL thực sự lúng túng và chưa biết thực
hiện chủ trương này thế nào.
2.3.1.2. Thực trạng của đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực
nghề nghiệp
Tiêu chuẩn 1. Năng lực kiến thức nghề nghiệp
Tiêu chuẩn này gồm có 4 tiêu chí (i) Năng lực hiểu về nhu cầu, khả năng của người
khuyết tật; (ii) Năng lực hiểu về nội dung chương trình giáo dục người khuyết tật; (iii) năng
lực hiểu về các phương pháp giáo dục đặc thù cho người khuyết tật; (iv) năng lực hiểu về
các nội dung hỗ trợ cho người khuyết tật. Số liệu thu được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Đánh giá tiêu chuẩn 1. Năng lực kiến thức nghề nghiệp hỗ trợ giáo dục
người khuyết tật
Chưa tốt Bình thường
Khá
Tốt
Thứ
Mức độ
XTB
bậc
TT Nội dung

SL
TL
SL
TL
SL TL
SL
TL
11


1.
2.
3.
4.

Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4

26
4
8
27

(%)
7,0
1,1
2,2
7,3


130
145
149
125

(%)
35,1
39,2
40,3
33,8

214
210
178
172

(%)
57,8
56,8
48,1
46,5

0
11
35
46

(%)
0,0

3,0
9,5
12,4

2.51
2.62
2.65
2.64

4
3
1
2

Tiêu chuẩn 2. Thực hành kĩ năng nghề nghiệp
Tiêu chuẩn này gồm 7 tiêu chí: (i) Đánh giá được khả năng và nhu cầu của người
khuyết tật; (ii) Xây dựng được kế hoạch hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật; (iii) Năng lực
hỗ trợ dạy học cho người khuyết tật; (iv) Năng lực hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật; (v)
Năng lực quản lý hành vi lớp học; (vi) Năng lực hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của người
khuyết tật; (vii) Năng lực quản lí và sử dụng đồ dùng, thiết bị đặc thù cho người khuyết tật.
Số liệu thu được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.5. Đánh giá tiêu chuẩn 2.Năng lực thực hành kĩ năng nghề nghiệp
Chưa tốt Bình thường
Khá
Tốt
Thứ
XTB
Mức độ
TL
TL

TL
TL
bậc
TT Nội dung
SL
(%)
SL
(%)
SL (%)
SL
(%)
1 Tiêu chí 1
56
15,1 118
31,9
177
47,8
19
5,1
2.43
6
2 Tiêu chí 2
9
2,4
133
35,9
175
47,3
53
14,3

2.74
2
3 Tiêu chí 3
17
4,6
121
32,7
216
58,4
16
4,3
2.62
5
4 Tiêu chí 4
15
4,1
183
49,5
169
45,7
3
0,8
2.43
6
5 Tiêu chí 5
24
6,5
102
27,6
223

60,3
21
5,7
2.65
3
6 Tiêu chí 6
15
4,1
77
20,8
234
63,2
44
11,9
2.83
1
7 Tiêu chí 7
22
5,9
126
34,1
181
48,9
41
11,1
2.65
3
Tiêu chuẩn 3. Năng lực tư vấn, điều phối, hợp tác
Tiêu chuẩn này gồm 4 tiêu chí cụ thể: (i)Năng lực tổ chức các hoạt động phát triển
chuyên môn về giáo dục cho người khuyết tật; (ii) năng lực tư vấn hỗ trợ giáo dục cho

người khuyết tật; (iii) năng lực huy động cộng đồng tham gia giáo dục người khuyết tật; (iv)
năng lực phối hợp với các lực lượng trong giáo dục người khuyết tật
Bảng 2.7. Đánh giá tiêu chuẩn 3. Năng lực tư vấn, điều phối, hợp tác trong hỗ trợ giáo
dục người khuyết tật
Chưa tốt Bình thường
Khá
Tốt
Thứ
XTB
Mức độ
TL
TL
TL
TL
bậc
TT Nội dung
SL
(%)
SL
(%)
SL (%)
SL
(%)
1 Tiêu chí 1
29
7,8
133
35,9
164
44,3

44
12,0
2.60
2
2 Tiêu chí 2
17
4,6
132
35,7
215
58,1
6
1,6
2.57
3
3 Tiêu chí 3
43
11,6 144
38,9
179
48,4
4
1,1
2.39
4
4 Tiêu chí 4
11
3,0
132
35,7

183
49,5
44
11,9
2.70
1
Tiêu chuẩn 4. Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp
Tiêu chuẩn gồm có 4 tiêu chí: (i) trách nhiệm với cơng việc; (ii) u thương, tôn trọng
người khuyết tật; (iii) tuân thủ các ứng xử đảm bảo lợi ích tốt nhất của người khuyết tật; (iv)
cam kết lâu dài với nghề nghiệp
Bảng 2.9. Đánh giá tiêu chuẩn 4: Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp
Chưa tốt Bình thường
Khá
Tốt
Thứ
XTB
Mức độ
TL
TL
TL
TL
bậc
TT Nội dung
SL
(%)
SL
(%)
SL (%)
SL
(%)

1 Tiêu chí 1
0
0,0
24
6,5
216
58,4
130 35,1
3.29
2
12


2 Tiêu chí 2
0
0,0
20
5,4
191
51,6
159 43,0
3.38
3 Tiêu chí 3
0
0,0
20
5,4
235
63,5
115 31,1

3.26
4 Tiêu chí 4
0
0,0
51
13,8
177
47,8
142 38,4
3.25
2.4.1.3. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu thực trạng đội ngũ
Kết quả kiểm định độ tin cậy
Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha đối với tất cả các tiêu chí:
Bảng 2.10.Mức độ tin cậy của tất cả các tiêu chí
Cronbach's Alpha

1
3
4

Số tiêu chí
.912

19

Kết quả đạt được và nguyên nhân
GV/NVHT giáo dục người khuyết tật đã có được những kiến thức nghề nghiệp, kĩ
năng nghề nghiệp hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
Kĩ năng tư vấn, phối hợp hợp tác được NVHT chú trọng nhằm tối đa hoá việc thực
hiện giáo dục cho người khuyết tật

Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của NVHT đều được đánh giá cao
Những năng lực và kĩ năng này có được là do NVHT đã được nhà trường tạo điều kiện
trong việc thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Hạn chế và nguyên nhân
NVHT hiện vẫn còn thiếu những kiến thức về chuyên ngành
NVHT cũng chưa có nhiều kĩ năng trong việc hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
Năng lực huy động cộng đồng và các lực lượng tham gia hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
đã được biết đến, tuy nhiên vẫn chưa đủ để đảm bảo thành công và chất lượng.
Thiếu chương trình tăng cường sự nhận thức của các bên có liên quan về vai trò, nhiệm vụ
và trách nhiệm của NVHT.
Việc cam kết thực hiện nghề nghiệp chưa được xem trọng, điều này có thể là do thiếu những
chính sách tạo động lực cho NVHT phát triển.
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo
tiếp cận năng lực nghề nghiệp
2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL về việc phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người
khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp
170 CBQL cho rằng việc phát triển đội ngũ NVHT có nhiều ý nghĩa bao gồm đảm bảo
sự tiếp cận công bằng về giáo dục cho người khuyết tật, cải thiện chất lượng học tập của
người khuyết tật, giảm áp lực cho GV trong việc dạy học cho người khuyết tật, xây dựng
một mạng lưới nguồn lực cho công tác giáo dục người khuyết tật và tạo ra một mơi trường
hỗ trợ tích cực trong giáo dục người khuyết tật.
2.4.2. Thực trạng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp
Qua kết quả số liệu thu được từ 370 CBQL và NVHT cho thấy: nội dung quy hoạch
phát triển đội ngũ NVHT được đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ trung bình khá với
điểm trung bình trung XTBC từ 1,16 đến 1,89.
Việc quy hoạch phát triển đội ngũ NVHT theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp đã
được thực hiện nhưng chưa thực sự được chú trọng và còn gặp nhiều hạn chế.
2.4.3.Thực trạng tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực NVHT giáo dục người khuyết tật có
đủ năng lực nghề nghiệp

Các nội dung đều được đánh giá từ mức độ khá với điểm TBT thấp nhất là 2,63 và
điểm TBT cao nhất là 3,07. Kết quả này cho thấy, việc tuyển dụng và sử dụng được các
13


trường rất quan tâm. CBQL của nhà trường mới chỉ rà sốt những nhu cầu cần thiết cho
cơng tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật nhưng chưa xây dựng các kế hoạch và tiêu chí phù
hợp cho nhiệm vụ này. Việc sử dụng đội ngũ NVHT đang được các nhà trường chủ yếu là
tận dụng đội ngũ có sẵn, bố trí nguồn nhân lực vào vị trí theo nhu cầu, một phần do “chưa
có nguồn nhân lực được đào tạo về công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật” mặt khác “
chờ chủ trương chỉ đạo từ cấp trên”.
2.4.4. Thực trạng đào tạo bồi dưỡng NVHT giáo dục người khuyết tật để phát triển năng
lực nghề nghiệp
Nội dung 1, nội dung 2 và nội dung 3 lần lượt là (i) Xác định công tác đào tạo – bồi
dưỡng là vấn đề quan trọng trong công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ;(ii) có kế hoạch
cử NVHT đi đào tạo nâng cao trình độ chun mơn và đi học bồi dưỡng; (iii) thực hiện đầy
đủ ưu tiên với NVHT trong và sau khi tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ được
đánh giá ở mức độ tốt với điểm TBT lần lượt là 3,38, thứ bậc 1 và 3,34, thứ bậc 2 và 3,29,
thứ bậc 3. Từ kết quả trên cho thấy, hầu hết các trường đã rất chú trọng thực hiện công tác
đào tạo bồi dưỡng đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật.
2.4.5. Thực hiện đánh giá NVHT theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp
Kết quả khảo sát đánh giá NVHT cho thấy, nội dung công tác này được thực hiện ở
mức độ khá với điểm TBT dao động thấp nhất là 2,17 đến cao nhất là 2,53 tỷ lệ đánh giá
chưa được tốt dao động ở mức từ 12,2% đến 29%. Tuy nhiên hiện chưa có chuẩn NVHT,
mà chỉ có thơng tư quy định nhiệm vụ và yêu cầu chung đối với NVHT theo thông tư số
19/2016/BGDĐT-BNV-BTC về mã số quy định chức danh nghề nghiệp NVHT giáo dục
người khuyết tật; Bên cạnh đó, các trường mới thực hiện việc sử dụng NVHT trong giáo
dục người khuyết tật, thế nên chưa có bộ tiêu chuẩn cụ thể dành cho vị trí này.
2.4.6. Thực trạng chính sách đãi ngộ đối với NVHT giáo dục người khuyết tật nhằm phát
triển năng lực nghề nghiệp

Theo kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung được đánh giá từ mức độ khá xuống mức
độ trung bình với điểm TBT cao nhất là 3,16, và điểm TBT thấp nhất là 2,45. Trong đó,
nhóm nội dung về chính sách, đãi ngộ đối với NVHT được đánh giá cao hơn những nhóm
khác đó là nội dung 1 (i) Xây dựng môi trường thân thiện, dân chủ và công bằng, NVHT
được tơn trọng có điểm TBT là 3,16, thứ bậc 1; và nội dung 2 (ii) Thực hiện các chế độ việc
làm và chính sách đãi ngộ đối với NVHT với điểm TBT là 2,81, thứ bậc 2.
Như vậy, qua kết quả khảo sát có thể thấy hiện tại chưa có nhiều chính sách đãi ngộ
nhằm tạo động lực cho NVHT thực hiện nhiệm vụ. Nhiều NVHT của các trung tâm hỗ trợ
giáo dục hoà nhập chưa được trợ giúp phương tiện đi lại, trong khi có nhiều cơ phải đi hỗ
trợ tại các trường cách trung tâm 40-50km.
2.4.7. Thực trạng xây dựng mạng lưới liên kết nhân viên hỗ trợ giáo dục người
khuyết tật trong phát triển năng lực
Với mục này, chúng tôi tiến hành khảo sát với 5 nội dung: (i) cấp quản lí ban hành các
văn bản về thực hiện hoặc xây dựng mạng lưới hỗ trợ GDHN; (ii) Trung tâm hỗ trợ GDHN
tỉnh cử NVHT xuống hỗ trợ nhà trường; (iii) NVHT tại trường thường xuyên phối kết hợp
với NVHT của Trung tâm hỗ trợ cấp tỉnh; (iv) nhà trường xây dựng và thực hiện phòng hỗ
trợ GDHN tại trường; (v) Kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật được xây
dựng, thống nhất bởi nhóm chun mơn từ cấp trường đến cấp tỉnh. Nhóm các nội dung
được đánh giá ở mức cao hơn đó là các nội dung 2, nội dung 1và nội dung 5 với điểm TBT
lần lượt là 1,61, thứ bậc 1, 1,61 thứ bậc 2, nội dung 5 với điểm TBT là 1,55,thứ bậc 3. Kết
quả của những nội dung này cho thấy, các tỉnh khảo sát đã có quan tâm đến việc xây dựng
mạng lưới hỗ trợ từ cấp trường đến cấp tỉnh, tuy nhiên các hoạt động này vẫn diễn ra chưa
được hiệu quả.
14


2.4.8. Thực trạng tác động của những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển đội ngũ
NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp
Kết quả khảo sát cho thấy, yếu tố năng lực và phẩm chất của NVHT được các CBQL
đánh giá là yếu tố có tác động lớn nhất đến việc phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người

khuyết tật với điểm TBT là 2,34 (xếp thứ 1). Các CBQL cho rằng công việc hỗ trợ là cơng
việc khó, địi hỏi sự kiên nhẫn, tận tâm và nếu NVHT khơng có đủ năng lực phẩm chất thì
đội ngũ này cũng khó trụ vững. Yếu tố tác động cao thứ hai đối với việc phát triển đội ngũ
NVHT giáo dục người khuyết tật đó là sự phối hợp giữa gia đình và NVHT với điểm TBT
là 2.40 và yếu tố tác động cao thứ 3 là nhận thức của CBQL về vai trò của NVHT trong giáo
dục học sinh khuyết tật. Các yếu tố này khá đa dạng và đến từ nhiều phía, cho thấy việc phát
triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật cần nhiều sự tham gia của các lực lượng giáo
dục.
2.6. Đánh giá chung kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển đội ngũ NVHT giáo
dục người khuyết tật
2.6.1. Kết quả đạt được
Hầu hết các CBQL các nhà trường đều nhận thấy ý nghĩa của phát triển đội ngũ NVHT
giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực
Nội dung quy hoạch phát triển đội ngũ NVHT đã được quan tâm và thực hiện ở bước đầu
với việc xác định các nhu cầu cần thiết trong nhà trường, từ đó là cơ sở để thực hiện các nội
dung tiếp theo trong cơng tác này.
Các nhà trường đều rà sốt nhu cầu của người khuyết tật, từ đó bố trí và sử dụng nhân lực
phù hợp với trình độ đào tạo và đạo đức, nhân phẩm của người hỗ trợ
Các nhà trường đều quan tâm và xem trọng công tác đào tạo bồi dưỡng
Việc đánh giá NVHT gắn chặt với việc xem xét sự tiến bộ của học sinh khuyết tật.
2.6.2. Hạn chế
- Các trường chưa chủ động đề xuất thực hiện sử dụng đội ngũ NVHT.
- Chưa quan tâm đến việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, nội dung cụ thể đối với vị trí
NVHT.
- Các địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng một mạng lưới NVHT từ cấp
tỉnh đến cấp trường.
- Chính sách đãi ngộ dành cho NVHT còn hạn chế.
2.6.3. Nguyên nhân
(i) Nhu cầu ngày càng cao của người khuyết tật và gia đình người khuyết tật trong việc
tiếp cận với các dịch vụ giáo dục có chất lượng.

(ii) Truyền thống và tính nhân văn của đất nước được đúc rút
(iii) Việc thực hiện các chính sách này vẫn cịn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện của địa
phương, cho nên công tác này cịn nhiều hạn chế
(iv) Nhận thức của chính quyền, cộng đồng về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật còn chưa
đầy đủ
Kết luận chương 2
1) Đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật đã có những kiến thức nghề nghiệp, kĩ
năng nghề nghiệp đặc thù cơ bản về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. Các kĩ năng tư vấn,
phối hợp hợp tác được NVHT chú trọng. Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của NVHT đều
được đánh giá cao. Tuy nhiên, thực trạng đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật cũng
cho thấy đội ngũ NVHT còn hạn chế ở một số năng lực kiến thức nghề nghiệp và thực hành
kĩ năng nghề nghiệp.
2)Nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ giáo dục người khuyết tật cho thấy, hầu hết các
CBQL các nhà trường đều nhận thấy ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ NVHT giáo dục
15


người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp là nhằm tạo cơ hội được học tập và đảm
bảo sự công bằng xã hội cho người khuyết tật. Các nội dung phát triển đội ngũ NVHT như
quy hoạch phát triển đội ngũ NVHT, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng sử dung, đánh giá và
tạo động lực đã được quan tâm và đang thực hiện ở bước đầu. Tuy nhiên, việc bố trí và sử
dụng đội ngũ NVHT vẫn chưa được thực hiện thực sự hiệu quả.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HỖ TRỢ GIÁO
DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
3.1. Nguyên tắc phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống
3.1.3. Đảm bảo tính pháp lý
3.1.4. Đảm bảo tính phù hợp
3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp

cận năng lực nghề nghiệp
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức của các bên liên quan về vị trí, vai trị, trách nhiệm
của đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề
nghiệp
3.2.1.1. Mục đích:
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
3.2.2. Nghiên cứu xây dựng và sử dụng khung năng lực nghề nghiệp của NVHT giáo
dục người khuyết tật
3.2.2.1. Mục tiêu giải pháp
3.2.2.2. Nội dung thực hiện giải pháp
Luận án này nghiên cứu và đề xuất khung năng lực nghề nghiệp của đội ngũ NVHT
giáo dục người khuyết tật với 4 nhóm năng lực và 19 các tiêu chí như sau:
Tiêu chuẩn 1: Năng lực kiến thức nghề nghiệp gồm 4 tiêu chí: Năng lực hiểu về nhu
cầu và khả năng của người khuyết tật; Năng lực hiểu về nội dung chương trình giáo dục
người khuyết tật; Năng hiểu hiểu về các phương pháp giáo dục đăc thù
cho người KT; Năng lực hiểu về các nội dung hỗ trợ cho người khuyết tật
Tiêu chuẩn 2: Năng lực thực hành kĩ năng nghề nghiệp gồm 7 tiêu chí: Đánh giá được khả
năng và nhu cầu của người khuyết tật; Xây dựng được kế hoạch hỗ trợ giáo dục cho người
khuyết tật; Năng lực hỗ trợ dạy học cho người khuyết tật; Năng lực hỗ trợ giáo dục cho
người khuyết tật; Năng lực quản lí hành vi trong lớp học; Năng lực hỗ trợ các hoạt động
hàng ngày của người khuyết tật trong trương học; ăng lực quản lí và sử dụng đồ dùng thiết
bị đặc thù cho người khuyết tật
Tiêu chuẩn 3: Năng lực điều phối, phối hợp trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
gồm 4 tiêu chí: Năng lực tổ chức các hoạt động phát triển chuyên môn về Giáo dục người
khuyết tật; 3b. Năng lực tư vấn nhằm hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật; Năng lực huy
động cồng tham gia Giáo dục người khuyết tật; Năng lực phối hợp trong giáo dục người
khuyết tật
Tiêu chuẩn 4: Đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp gồm 4 tiêu chí: Trách nhiệm với

cơng việc, u thương và tơn trọng người khuyết tật; Tuân thủ những ứng xử đảm bảo lợi
ích tốt nhất cho người khuyết tật; Cam kết cải thiện việc thực hiện nghề nghiệp
3.2.2.3.Cách thức thực hiện
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
16


3.2.3. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận
năng lực nghề nghiệp dựa trên nhu cầu hỗ trợ thực tiễn của người khuyết tật
3.2.3.1. Mục đích:
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
3.2.3.3 Cách thức thực hiện
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
3.2.4. Xây dựng quy trình tuyển dụng, sử dụng và tạo động lực cho nhân viên hỗ trợ giáo
dục người khuyết tật phát triển năng lực nghề nghiệp
3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp
3.2.4.2. Nội dung thực hiện giải pháp
a) Xây dựng quy trình tuyển dụng, sử dụng đội ngũ
b) Tạo động lực đội ngũ NVHT
3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp
a. Qui trình tuyển dụng, sử dụng đội ngũ
b. Thực hiện các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ phát triển
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
3.2.5. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên hỗ trợ
giáo dục người khuyết tật
3.2.5.1. Mục đích giải pháp
3.2.5.2.Nội dung giải pháp
3.2.5.3.Cách thức thực hiện
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
3.2.6. Xây dựng mạng lưới liên kết NVHT giáo dục cho người khuyết tật từ cấp tỉnh tới

cấp trường
3.2.6.1. Mục đích giải pháp
3.2.6.2.Nội dung giải pháp
3.2.6.3.Cách thức thực hiện
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
3.2.7. Thực hiện đánh giá NVHT giáo dục người khuyết tật theo khung năng lực nghề
nghiệp
3.2.7.1. Mục đích giải pháp
3.2.7.2. Nội dung
3.2.7.3. Cách thức thực hiện
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
3.2.6. Tạo động lực, thực hiện chính sách đãi ngộ, mơi trường làm việc và các điều kiện
làm việc cho NVHT giáo dục người khuyết tật
3.2.6.1. Mục đích giải pháp
3.2.6.2. Nội dung giải pháp
3.2.6.3. Cách thực hiện
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất
3.3.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm
3.3.1.1. Mục đích khảo nghiệm
Nhằm lấy ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của giải pháp
phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật đã đề xuất.
3.3.1.2. Đối tượng khảo nghiệm
- Tổng số đối tượng khảo nghiệm: 366 người; Lãnh đạo của cơ quan giáo dục của Sở
GD&ĐT, phòng GD&ĐT: 15 người; Hiệu trưởng, CBQL, GV, nhân viên: 351 người.
17


3.3.1.3. Nội dung khảo nghiệm
07 giải pháp đã được đề xuất trong chương 3

3.3.1.4. Phương pháp khảo nghiệm
Xin ý kiến các chuyên gia kết hợp với trao đổi, phỏng vấn trực tiếp
3.3.1.5. Đánh giá kết quả khảo nghiệm
Các ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm theo thang điểm.
- Tính cần thiết được tính theo thang điểm theo các mức độ từ 1- 3: Rất cần thiết: 3
điểm, Cần thiết: 2 điểm; Khơng cần thiết: 1 điểm.
- Tính khả thi được tính theo thang điểm theo các mức độ từ 1 đến 3: Rất khả thi:
3điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm.
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm
3.3.2.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các giải pháp
Bảng 3.5. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các giải pháp
Không cần
Rất cần thiết
Cần thiết
thiết
Thứ
TT
Giải pháp
SL
TL%
SL
TL% SL TL% Xtb
bậc
2,16
1 Giải pháp 1
61
16,7
303 82,8
2
0,5

6
2

Giải pháp 2

238

65,0

128

35,0

0

0,0

2,65

4

3

Giải pháp 3

128

35,0

238


65,0

0

0,0

2,35

5

4

257

70,2

109

29,8

0

0,0

2,70

3

5


Giải pháp 4
Giải pháp 5

338

92,3

28

7,7

0

0,0

2,92

1

6

Giải pháp 6

115

31,4

251


68,6

0

0,0

2,31

7

7

Giải pháp 7

288

78,7

78

21,3

0

0,0

2,79

2


3.4.2.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các giải pháp
Bảng 3.6. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các giải pháp
Không khả
Rất khả thi
Khả thi
thi
Thứ
TT

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Giải pháp
Giải pháp 1

bậc

0,0


Xtb
2,46

168

45,9

198

54,1

0

2

Giải pháp 2

202

55,2

156

42,6

8

2,2

2,53


3

3

Giải pháp 3

44

12,0

314

85,8

8

2,2

2,10

6

4

Giải pháp 4

92

25,1


210

57,4

64

17,5

2,08

7

5

Giải pháp 5

202

55,2

164

44,8

0

0,0

2,55


2

6

Giải pháp 6

93

25,4

273

74,6

0

0,0

2,25

5

7

Giải pháp 7

308

84,2


58

15,8

0

0,0

2,84

1

4

3.4.2.3. So sánh kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải
pháp
Áp dụng công thức Spearman, tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp đã đề xuất, ta có: r = 0.83 (tương quan thuận, chặt)
Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đã đề xuất
được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
18


3.5
3
2.5

2.46
2.16


2.652.53

2.35
2.1

2.92
2.55

2.7
2.08

2.792.84
2.312.25

2
1.5
1
0.5
0
Giải
Giải
Giải
Giải
Giải
Giải
Giải
pháp 1 pháp 2 pháp 3 pháp 4 pháp 5 pháp 6 pháp 7
Mức độ cần thiết


Mức độ khả thi

Sơ đồ 3.3. So sánh mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp
3.4. Thử nghiệm một biện pháp phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
theo tiếp cận năng lực đã đề xuất
3.4.1. Mục đích thử nghiệm
Kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của việc triển khai áp dụng giải pháp phát
triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
3.4.2. Giới hạn thử nghiệm
Lựa chọn giải pháp 7: “Tổ chức đánh giá NVHT giáo dục người khuyết tật theo khung
năng lực nghề nghiệp” để thử nghiệm. Giải pháp thử nghiệm được triển khai trong vòng 6
tháng( T7-12/2019)
Thử nghiệm tại Quảng Ngãi bao gồm (i) Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập
tỉnh Quảng Ngãi và (ii) 15 trường tiểu học có học sinh khuyết tật đang học hồ nhập.Thử
nghiệm được tiến hành với tổng số 62 khách thể, bao gồm: Nhân viên hỗ trợ giáo dục người
khuyết tật; CBQL và Giáo viên của Trung tâm hỗ trợ giáo dục hoà nhập tỉnh và 15 trường
tiểu học thuộc huyện Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
3.4.3. Công cụ, phương pháp và tiến trình thử nghiệm
a) Cơng cụ thử nghiệm
- Sử dụng các loại mẫu phiếu đánh giá đã xây dựng, áp dụng cho 4 tiêu chuẩn với 19
tiêu chí của khung năng lực đánh giá thực trạng để tiến hành thử nghiệm cho nội dung giải
pháp 7, bao gồm:
(i) Phiếu tự đánh giá của NVHT giáo dục người khuyết tật.
(ii) Phiếu đánh giá NVHT giáo dục người khuyết tật của các CBQL, GV.
(iii) Tổng hợp kết quả đánh giá NVHT của đội ngũ trường học nơi NVHT đã thực hiện
hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
b) Phương pháp và tiến trình thử nghiệm
Phương pháp thử nghiệm được tuân theo tồn bộ nội dung đã được trình bày tại mục
3.5.3
c) Cách thức thực hiện, gồm: Phương pháp đánh giá, xếp NVHT và lực lượng và quy

trình đánh giá, xếp loại NVHT.
3.4.4. Đánh giá kết quả thử nghiệm
Quy ước việc đánh giá xếp loại hiệu trưởng được thực hiện như sau:
a) Đạt chuẩn:
Loại xuất sắc: Điểm trung bình đạt từ 9 điểm trở lên, tương đương với tổng số điểm từ
171 điểm trở lên; Loại tốt: Điểm trung bình đạt từ 8 đến 8.9, tương đương với tổng số điểm
từ 152 đến 170 điểm; Loại khá: Điểm trung bình đạt từ 7 đến 7,9 tương đương với tổng số
điểm từ 133 đến 151 điểm; Loại trung bình: Điểm trung bình đạt từ 5 đến 6,9, tương đương
tổng số điểm từ 95 đến 132 điểm, khơng có tiêu chí 0 điểm.
19


b) Chưa đạt chuẩn - loại kém:
Điểm trung bình đạt dưới 5.0, tương đương tổng điểm dưới 95 điểm hoặc có tiêu chí
0 điểm.
3.4.5. Kết quả thử nghiệm
3.4.5.1. Kết quả tự đánh giá của NVHT
Kết quả thử nghiệm này được thể hiện ở bảng dưới đây:
147.4

150
140

133.8

141.9
127.9

130
120

110
NVHT1
Trước Thực nghiệm

NVHT2
Sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.4. Tổng hợp mức độ đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí của 02 Nhân viên hỗ trợ
giáo dục người khuyết tật TTN và STN
Tổng hợp mức độ đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí của 02 NVHT giáo dục người khuyết
tật ở sơ đồ 3.2 trên cho thấy, sau tự đánh giá, các NVHT đã chú ý hơn vào việc tự phát triển,
trau dồi phẩm chất và năng lực bản thân để đáp ứng ngày càng có chất lượng và hiệu quả
cơng việc. 02 NVHT đều có sự thay đổi tích cực, với điểm số tự đánh giá trước và sau thử
nghiệm tương ứng là 129 điểm và 146 điểm (tăng 7 điểm), và 125 điểm và 141 điểm (6
điểm)
3.5.5.2. Kết quả đánh giá NVHT của đội ngũ trường học nơi NVHT thực hiện hỗ trợ trực
tiếp
2 NVHT giáo dục người khuyết tật đều được các CBQL, GV và nhân viên trong các
trường đánh giá ở mức đạt chuẩn với NVHT 1 trước thử nghiệm và sau thử nghiệm đạt mức
độ khá và NVHT 2 đạt mức độ trung bình trước thử nghiệm và mức độ khá sau thử nghiệm.
Điểm số đánh giá của đội ngũ đối với 02 NVHT đều tăng sau thử nghiệm: NVHT 1 từ 133,8
điểm lên 147,4 điểm (giữ nguyên mức độ khá nhưng tăng 13,6 điểm), NVHT 2 từ 127,9
điểm lên 141,9 điểm (từ mức độ xếp loại trung bình lên xếp loại khá, tăng 14 điểm).
147.4

150
140

133.8


141.9
127.9

130
120
110
NVHT1

NVHT2

Trước Thực nghiệm

Sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.5. Tổng hợp mức độ đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí của 02 Nhân viên hỗ trợ
TTN và STN
Sơ đồ 3.3 trên cho thấy, sau khi nhận được kết quả đánh giá của đội ngũ, NVHT đã
chú ý hơn vào việc tự phát triển năng lực bản thân và trau dồi phẩm chất để đáp ứng ngày
càng cho chất lượng và hiệu quả cơng việc. Cả 02 NVHT đều có sự thay đổi tích cực, khi
NVHT 01 được đánh giá trước và sau thực nghiệm ở mức độ khá với điểm số thay đổi là
13,6 điểm, trong khi đó NVHT 2 thay đổi từ mức độ xếp loại trung bình lên xếp loại khá với
điểm số tăng 14 điểm.
20


Như vậy, có thể thấy, nhờ có được các thơng tin của đội ngũ đánh giá NVHT mà
NVHT giáo dục người khuyết tật đã có sự thay đổi tích cực về phẩm chất, năng lực để hỗ
trợ giáo dục người khuyết tật một cách có hiệu quả nhất.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn, định hướng phát triển giáo duc cho

người khuyết tật và các nguyên tắc đề xuất giải pháp cụ thể, đề tài luận án đã xây dựng 06
giải pháp phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề
nghiệp, bao gồm:
1. Tổ chức nâng cao nhận thức của các bên liên quan về vị trí, vai trị, trách nhiệm
của đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp
2. Nghiên cứu xây dựng và sử dụng khung năng lực nghề nghiệp của NVHT giáo
dục người khuyết tật nhằm áp dụng cho thực tiễn
3. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận
năng lực nghề nghiệp dựa trên nhu cầu hỗ trợ thực tiễn của người khuyết tật
4. Xây dựng quy trình tuyển dụng, sử dụng và tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng
NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp
5. Tổ chức đánh giá NVHT giáo dục người khuyết tật theo khung năng lực nghề
nghiệp.
6. Tạo động lực, thực hiện chính sách đãi ngộ, mơi trường làm việc và các điều kiện
làm việc cho NVHT giáo dục người khuyết tật.
Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải
pháp đã đề xuất. Do điều kiện hạn chế trong nghiên cứu, chúng tôi chỉ tiến hành thử nghiệm
giải pháp 5 trong số 06 giải pháp đề xuất: “(v) Tổ chức đánh giá NVHT giáo dục người
khuyết tật theo khung năng lực nghề nghiệp”. Kết quả thử nghiệm giải pháp này bước đầu
đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của biện pháp này trong phát triển đội ngũ NVHT
giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật được xem là một lĩnh vực nghiên
cứu phát triển nguồn nhân lực. Đội ngũ này đóng vai trị quan trọng đảm bảo sự thành công
trong giáo dục cho học sinh khuyết tật, đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiếp cận bình đẳng
và công bằng trong giáo dục.
Trên cơ sở tổng quan về tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, đề tài luận án đã làm
sáng tỏ các vấn đề về lý luận như xây dựng một hệ thống các khái niệm công cụ, đặc biệt là
các khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, NVHT giáo dục người khuyết tật

đồng thời, nhấn mạnh NVHT cần phải đảm bảo các năng lực nhằm giải quyết các yêu cầu
thực tiễn về hỗ trợ cho người khuyết tật được học tập một cách hiệu quả nhất. Cách tiếp cận
phát triển nguồn nhân lực theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp – năng lực vị trí việc làm đã
được lựa chọn để nghiên cứu nhằm đưa ra các nội dung của đề tài luận án. Các kết quả
nghiên cứu đưa ra một cách tổng quát và đầy đủ, cụ thể về phẩm chất và năng lực của
NVHT đã giúp đề xuất được một khung năng lực chung nhằm đánh giá về năng lực của đội
ngũ NVHT.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng đội ngũ theo khung năng lực và thực trạng phát triển
đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật tại 4 tỉnh là Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ngãi và
Ninh Thuận đáp ứng được sự đa dạng về tính vùng miền, đề tài luận án đã đưa ra đánh giá
chung về những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng ở hai nội dung
nghiên cứu chính.
21


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề tài luận án đã đề xuất 06 giải pháp phát
triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật, bao gồm:
1) Tổ chức nâng cao nhận thức của các bên liên quan về vị trí, vai trị, trách nhiệm
của đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp
2) Nghiên cứu xây dựng và sử dụng khung năng lực nghề nghiệp của NVHT giáo
dục người khuyết tật nhằm áp dụng cho thực tiễn
3) Lập kế hoạch phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận
năng lực nghề nghiệp dựa trên nhu cầu hỗ trợ thực tiễn của người khuyết tật
4) Xây dựng quy trình tuyển dụng, sử dụng và tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng
NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp
5) Tổ chức đánh giá NVHT giáo dục người khuyết tật theo khung năng lực nghề
nghiệp.
6) Tạo động lực, thực hiện chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc và các điều kiện
làm việc cho NVHT giáo dục người khuyết tật.
Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải

pháp đã đề xuất. Kết quả thử nghiệm giải pháp 6 bước đầu đã khẳng định tính khả thi và
hiệu quả của biện pháp này trong công tác phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết
tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với đội ngũ CBQL các cấp
Tôn trọng và nhìn nhận vai trị của đội ngũ NVHT là nhằm mục đích giúp người
khuyết tật được học tập trong một môi trường giáo dục đảm bảo chất lượng. Do vậy, CBQL
các cấp cần tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của NVHT để họ đóng góp hiệu quả cho
cơng tác giáo dục người khuyết tật
Thể hiện và bày tỏ quan điểm, mong muốn của mình về những năng lực với các tiêu
chuẩn, tiêu chí cụ thể để NVHT có định hướng phát triển theo những tiêu chuẩn, tiêu chí
này.
Thực hiện nghiêm túc, khách quan quan điểm, ý kiến của bản thân khi đánh giá phẩm
chất, năng lực của NVHT, tránh đánh giá chủ quan, định kiến, thiếu tinh thần xây dựng, đặc
biệt là đối với các nội dung đưa ra nhận xét khơng tính điểm trong phiếu đánh giá.
Đánh giá NVHT cần được coi là trách nhiệm của mỗi thành viên nhà trường, đánh giá
không chỉ mang ý nghĩa giúp NVHT ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của cơng việc mà
cịn vì sự phát triển chung của công tác giáo dục cho người khuyết tật.
2.2. Đối với cơ quan quản lý lãnh đạo trực tiếp cấp trên
Tiếp tục nghiên cứu, đồng thời khẩn trương ban hành văn bản pháp quy về chuẩn
NVHT, mơ tả vị trí việc làm, văn bản hướng dẫn tổ chức đánh giá NVHT theo chuẩn.
Thực hiện tốt cơng tác quy hoạch, rà sốt bổ sung và điều chỉnh quy hoạch kịp thời,
đảm bảo có sự chuẩn bị đầy đủ của sự phát triển đội ngũ NVHT trong hệ thống các trường
học có học sinh khuyết tật.
Đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ cần xuất phát từ chính yêu cầu
thực tiễn của gia đình người khuyết tật và đáp ứng u cầu của vị trí việc làm
Có cơ chế phối hợp chặt chẽ cho những lực lượng tham gia công tác hỗ trợ giáo dục
cho người khuyết tật. Cần khẩn trương ban hành các chính sách về xây dựng mạng lưới hỗ
trợ từ cấp tỉnh xuống cấp trường, tạo ra nguồn lực phù hợp và hiệu quả cho công tác hỗ trợ
đạt được hiệu quả và thành công bền vững.

2.3. Đối với đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
Đội ngũ NVHT cần chủ động tổ chức đánh giá và tự đánh giá dựa trên khung năng lực
chung và điều chỉnh nếu cần thiết, để từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản
22


thân, lập kế hoạch phát triển bản thân đáp ứng ngày càng hiệu quả hơn yêu cầu vị trí nghề
nghiệp NVHT
Chú ý đến tổ chức nâng cao nhận thức của cộng đồng, các lực lượng giáo dục bên
trong và bên ngoài nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh khuyết tật
được học tập trong một môi trường được hỗ trợ hiệu quả.
NVHT cần có phẩm chất đạo đức, yêu thương, trách nhiệm và có niềm tin ở trẻ khuyết
tật.

23


×