Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

dia ly lao cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.34 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. Điều kiện địa lý tự nhiên: 1. Vị trí địa lý : Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Việt Nam. Diện tích tự nhiên: 6357,0 Km2, vị trí địa lý : - Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. - Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. - Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang. - Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Lào Cai cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 375 km theo đường bộ. Tỉnh có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sông suối và 59,2 km là đất liền..Hiện nay, tỉnh có 10 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện).. 1. Thµnh phè Lµo Cai 2. HuyÖn B¶o Th¾ng 3. HuyÖn B¸t X¸t 4. HuyÖn B¶o Yªn. 5. 6. 7. 8. 9.. HuyÖn B¾c Hµ HuyÖn Mêng Kh¬ng HuyÖn Sa Pa HuyÖn Si Ma Cai HuyÖn V¨n Bµn `. 2. Đặc điểm địa hình : Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây – Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 25 0 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m trên mực nước biển lên tới 3.143 m trên mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng. 3. Khí hậu : Lào Cai là tỉnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, đặc biệt với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới,cây dược liệu, thảo quả,bò lai sind… Sơng: Sơng mù thờng xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày.trong các đợt rét đậm, ở những vùng cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sơng muối. Mỗi đợt kéo dài 2- 3 ngày. Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22 – 24 0C; cao nhất 360C, thấp nhất 100C (có nơi dưới 0 C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thị xã Lào Cai 1.320 mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày. Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao trên 1.000 m (Sa Pa, Bát Xát) hàng năm thường có tuyết rơi. 0. II. Tài nguyên thiên nhiên : 1. Tài nguyên đất : Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. Xin giới thiệu một số nhóm đất đang được sử dụng thiết thực: - Nhóm đất phù sa: diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc sông Hồng và sông Chảy, có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp đối với các loại cây lương thực, cây công nghiệp. - Nhóm đất đỏ vàng: thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao 900m trở xuống, diện tích chiếm trên 40% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm. - Nhóm đất mùn vàng đỏ: chiếm trên 30% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung tại các huyện Sa Pa, Mương Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn. Nhóm đất này thích hợp trồng các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả và nhiều loại rau ôn đới quan trọng của tỉnh. Đồng thời, ở đất này có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng bậc nhất của tỉnh. - Nhóm đất mùn alit trên núi: chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, tập trung ở huyện Sa Pa, Văn Bàn... có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp với một số loại cây trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao. - Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa: đây là các loại đất feralitic hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc được con người bỏ nhiều công sức tạo thành các ruộng bậc thang để trồng trọt hoa màu. Diện tích chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên phân bố rải rác ở các huyện tạo nên những cảnh quan ruộng bậc thang rất đẹp mà tiêu biểu là hai huyện Bắc Hà và Sa Pa. * Với đặc diểm đất đai nói trên, trong quá trình quản lý, sử dụng được chia như sau: - Đất nông nghiệp: 76.253,82 ha, bằng 12,0% diện tích tự nhiên, bao gồm:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Đất trồng cây hàng năm: 53.665 ha, trong đó đất lúa có 17.304 ha + Đất trồng cây lâu năm: 10.512 ha + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 3.840,78 ha + Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1.241,35 ha - Đất lâm nghiệp có rừng: 278.907 ha, chiếm 5,04%, trong đó rừng tự nhiên có 229.296,61 ha. - Đất ở: 2.998,33 ha, trong đó đất ở đô thị chỉ có 497,11 ha. - Đất chuyên dùng: 13.781 ha, bằng 2,17% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 263.766,68 ha, bằng 41,49% diện tích tự nhiên. 2. Tài nguyên rừng: Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh có 17.244.265 m 3 gỗ (trong đó, rừng tự nhiên 16.876.006 m ; rừng trồng gỗ 368.259 m 3); 207.512.300 cây tre, vầu các loại. Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp 543.982 ha, chiếm 68% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất có rừng 274.766 ha, chiếm 34% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (gồm có rừng tự nhiên 225.877 ha; và rừng trồng 48.889 ha). Đất chưa có rừng 269.216 ha, chiếm 33% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Với vốn rừng trên, chỉ tiêu về mặt diện tích rừng bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai là 0,45 ha/người, so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 0,97 ha/người. 3. Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có trên 2.000 loài thực vật, trên 400 loài chim, thú, bò sát, rất nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam). - Rừng: 278.907 ha, chiếm 43,87% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 229.296,6 ha rừng tự nhiên và 49.604 ha rừng trồng. - Thực vật rừng: rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã phát hiện được 847 loài thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành, trong đó có nhiều loại quý hiếm như: Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến,... - Động vật rừng: theo các tài liệu nghiên cứu, Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát co 73 loài thuộc 12 họ,... 3. Tài nguyên khoáng sản: Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó có nhiều loại khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh,… với trữ lượng lớn nhất cả nước. Một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản Tới nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: mỏ A Pa Tit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn.Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng là cơ sở để ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. 4. Tài nguyên nước: Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh) và sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km. Ngoài 2 con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hàng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.Bên cạnh đó, nguồn nước nguồn ước tính có trữ lượng xấp xỉ 30 triệu m 3, trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m 3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn.Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng. 5. Tài nguyên du lịch: Trọng tâm là khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200m - 1.800m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa,...Đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam có dãy núi Hoàng Liên Sơn và khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch.Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi (Phần Lan), cá tầm (Nga)...Và đặc biệt, đây còn là nơi mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc anh em.Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu cũng là một điểm du lịch thú vị mà điểm dừng chân không thể là nơi nào khác ngoài thành phố Lào Cai.Và đặc biệt, là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước. Lào Cai có tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch với các loại hình nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi, văn hoá. Thiên nhiên ban tặng cho Lào Cai nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với các địa danh Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương,… Trong đó, khu du lịch Sa Pa rất nổi tiếng trong nước và quốc tế; là một trong các trọng điểm du lịch của quốc gia. Số khách du lịch đến Lào Cai năm 2002 là 350.000 người; khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế năm 2002 đạt 1,4 triệu lượt người. Năm 2003, khu du lịch Sa Pa tròn 100 tuổi. Tiếp giáp với Lào Cai là tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, một trong 4 tỉnh, thành phố có kinh tế du lịch phát triển nhất Trung Quốc (sau Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông), hàng năm có tới 2,5 triệu lượt khách quốc tế; đa số du khách đến Vân Nam đều muốn sang du lịch Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai 6. Tài nguyên nhân văn: Với hơn 20 dân tộc và người có thành phần dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hoá, về truyền thống lịch sử, di sản văn hoá,... Theo kết quả điều tra, hiện dân tộc Thái còn lưu trữ hơn 100 bộ sách bằng chữ Pali ra đời từ thế kỉ XIII; dân tộc Tày, Dao, Giáy coa hàng nghìn bản sách cổ bằng chữ Nôm. Đặc biệt tại huyện Sa Pa có bãi đá cổ được chạm khắc hoa văn thể hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu,...Hơn nữa, những biến động trong lịch sử đã để lại cho Lào Cai nhiều di tích nổi tiếng như đền Bảo Hà, đền Thượng, kiến trúc nhà Hoàng A Tưởng,... Không chỉ nhiều di sản vật thể và phi vật thể được phát hiện, bảo tồn mà một kho tàng văn học dân gian đồ sộ đến nay vẫn chưa được khám phá hết.. III.. D©n c: Sè d©n toµn tØnh: 565,7 ngh×n ngêi (n¨m 2004) Mật độ dân số: 89 ngời/ km2. Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc kinh có 194.666 người, dân tộc Hmông có 122.825 người, dan tộc Tày có 82.516 người, dân tộc Dao có 72.543 người, dân tộc Thái có 51.061 người, dân tộc Giáy có 24.360 người, dân tộc Nùng có 23.156 người, dân tộc Phù Lá có 6763 người, dân tộc Hà Nhì có 3099 người, dân tộc Lào có 2134 ngưòi, dân tộc Kháng có 1691 người, dân tộc LAHA có 1572 người, dân tộc Mường 1263 người, dân tộc Bố Y có 1.148 người, dân tộc Hoa có 770 người , dân tộc La Chí có 446 người , và 11 dân tộc có số dân ít dưới 70 người như các dân tộc Sán Chay , Sán Dìu, Khơ Me, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô , Ê Đê, Giẻ Triêng , Gia Rai, Chăm, Kà Tu. Lào Cai có số dân tộc chiếm 50% tổng số dân tộc toàn quốc nên đặc điểm nổi bật trong văn hóa các dân tộc Lào Cai là Văn hoá đa dân tộc , giàu bản sắc. Ở vùng thấp, người Tày, Thái, Giáy , Nùng , khai khẩn các thung lũng ven sông , ven suối , sáng tạo truyền thống văn hoá lúa nước. Ở rẻo giữa, người kháng , La Ha, Phù Lá.... tạo nên văn hoá nương rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh tế đồi rừng. Ở vùng cao , người Hmông , Hà Nhì, Dao khai khẩn các sườn núi thành ruộng bậc thang bắc lên trời hùng vĩ . Tính đa dạng, phong phú của văn hoá thể hiện cả ở văn hoá vật thể và phi vật thể..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> VI - Kinh tÕ - x· héi: 1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi, nơi có hai con sông Hồng và sông Chảy, có cửa khẩu quốc tế Lào Cai và có nhiều tiềm năng khác thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại và du lịch. Lào Cai nổi tiếng với khu du lịch Sa Pa, là nơi có khí hậu, thời tiết mát mẻ vào mùa hè, hấp dẫn du khách nhiều nơi trên thế giới tới du lịch. Lào Cai là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam Trung Quốc (gồm 11 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 5 triệu km 2 và dân số hơn 380 triệu người); là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây Nam - Trung Quốc ra cảng Hải Phòng và nối với vùng Đông Nam Á. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai hội tụ đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông và tương lai sẽ có cả đường hàng không. Là cửa khẩu quốc tế duy nhất của Việt Nam có vị trí nằm ngay trong thị xã tỉnh lỵ có hệ thống hạ tầng và dịch vụ khá phát triển. Hiện nay, cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã và đang được tập trung xây dựng thành cửa khẩu văn minh, hiện đại, đủ điều kiện. Cơ cấu lao động theo các ngành nghề rÊt phong phó vµ ®a d¹ng.  Nông nghiệp và lâm nghiệp: 78,07%  Thuỷ sản: 0,04%  Công nghiệp khai thác mỏ: 1,62%  Công nghiệp chế biến :2,37%  Sản xuất và phân phối điện, khí đạt và nước: 0,22%  Xây dựng :3,29%  Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân: 3,48%  Khách sạn và nhà hàng: 0,90%  Vận tải, thông tin liên lạc: 1,31%  Tài chính, tín dụng: 0,21%  Hoạt động Khoa học và Công nghệ: 0,05%  Hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn :0,13%.... 2. C¬ së h¹ tÇng: a)Giao thông: Với hơn 200 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nối liền với nước bạn Trung Hoa. Là một tỉnh miền núi nên địa hình Lào Cai rất phức tạp, nhiều đồi núi cao, độ chênh giữa các địa phương trong tỉnh lớn, rất khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng bằng sự nỗ lực hết mình trong hơn 10 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh, ngành giao thông vận tải Lào Cai đã xây dựng được một hệ thống giao thông êm thuận thông suốt 4 mùa, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm nhiệm được vai trò cầu nối của cả nước với vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, và trong giai đoạn 2006 - 2010 sẽ triển khai dự án sân bay Lào Cai. - Đường bộ: Tổng chiều dài 4.453 km, trong đó có 356 km/4 tuyến đường quốc lộ (quốc lộ 70, quốc lộ 4D, quốc lộ 4E, quốc lộ 279); 279 km/9 tuyến đường tỉnh lộ và khoảng 3.800 km đường đô thị, đường giao thông nông thôn và đường biên giới. Ngoài ra, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai phía hữu ngạn sông Hồng đang được Bộ Giao thông Vận tải và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) triển khai nghiên cứu xây dựng. Dự kiến tuyến đường này sẽ nối với tuyến đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu tạo nên hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tính đến năm 2005, Lào Cai đã có đường ô tô đến tất cả các xã trên địa bàn toàn tỉnh (trong khi tháng 10/1991 toàn tỉnh còn đến 154/180 xã phường chưa có đường ô tô trung tâm xã), đường giao thông tới 1.423 thôn bản/1.993 thôn bản..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm. Ngoài ra còn có đường sắt nối từ Phố Lu vào mỏ Apatít Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi Nhà máy Tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài 58 km, theo thiết kế có 50 đôi tàu/ngày đêm. Trong tương lai, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ đạt tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế để hàng hoá của Vân Nam và các tỉnh vùng Tây Nam - Trung Quốc quá cảnh qua tuyến này và ngược lại hàng hoá của ASEAN quá cảnh vào vùng Tây Nam - Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. - Đường sông: đường sông Lào Cai chưa thực sự phát triển mạnh mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều sông lớn như sông Hồng dài 130 km (trong đó nội địa có 75 km và chung biên giới với Trung Quốc khoảng 55 km). Tuy nhiên do có nhiều ghềnh thác chưa được chỉnh trị nên khả năng vận tải còn hạn chế. Đoạn đường sông Hồng từ Lào Cai - Yên Bái khả năng vận tải vẫn ở quy mô nhỏ, dự kiến giai đoạn 2006 - 2010 sẽ nghiên cứu xây dựng một cảng trên sông Hồng thuộc địa phận Lào Cai. Trong lĩnh vực giao thông đối ngoại ngành giao thông vận tải Lào Cai đã có quan hệ chặt chẽ với ngành giao thông Vân Nam - Trung Quốc. Những năm qua, hai bên thường xuyên trao đổi các vấn đề liên quan đến giao thông giữa hai nước như: xây dựng các cầu qua sông biên giới hai nước, thực hiện tốt hiệp định vận tải đã ký kết... Dự kiến hết năm 2005, lượng hàng hoá vận tải qua cặp cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu sẽ đạt 1,5 triệu tấn và sẽ tăng mạnh trong những năm tiếp theo. b) Hạ tầng điện - nước: - Hạ tầng mạng lưới điện: tính đến tháng 5/2004 ngành điện Lào Cai quản lý vận hành 55 km đường dây 110 KV mạch kép, 27 km đường dây 110 KV mạch đơn, 1.326 km đường dây từ 0,4 KV - 35 KV (trong đó có 706 km đường dây 35 KV), 2 trạm biến áp 110 KV, 6 trạm biến áp trung gian và 306 trạm biến áp phân phối các loại. Công tác củng cố lưới điện đã bổ sung 43 vị trí tiếp địa trên đường dây 110 KV lộ 172 và 174 A40; bổ sung dây chống sét dòng ngoài cột tại toàn bộ các cột bê tông trên lưới điện 110 KV; lắp đặt 21 bộ chống sét van trên đường dây 110 KV; lắp đặt trên 11 bộ máy cắt tự động đóng lại recloser trên lưới điện 35 KV; thay thế dần các chống sét sừng bằng chống sét van 35 KV. Công tác quản lý kỹ thuật, kiểm tra phát dọn hành lang đã giảm thiểu vi phạm hành lang lưới điện, giảm tồn tại kỹ thuật và xử lý kịp thời các điểm khiếm khuyết trên đường dây. Ngành điện cũng đã tiến hành thi công hơn 50 dự án lắp đặt chống sét, chống quá tải, đưa điện về nông thôn, điện khí hoá các xã biên giới. Thực hiện chủ trương đầu tư tới tận các xã nông thôn miền núi nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân các dân tộc, thời gian qua, ngành điện đã đưa điện lưới quốc gia về 91/164 xã. Dự kiến chậm nhất đến năm 2007, 100% số xã trong tỉnh sẽ được sử dụng điện lưới quốc gia. - Hạ tầng mạng lưới cấp thoát nước: do công tác đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống tuyến ống, trạm cấp nước, trạm bơm nước, rãnh thoát nước được chú trọng nên mạng lưới cấp thoát nước đã vươn rộng toàn tỉnh. Đến năm 2005, ngoài Xí nghiệp kinh doanh nước sạch số 1, còn có 7 trạm cấp nước tại các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Sa Pa, Văn Bàn, Si Ma Cai, Bát Xát và khu vực Cam Đường và một số doanh nghiệp tham gia công tác tư vấn, xây dựng các công trình cấp thoát nước. Tổng sản lượng nước thương phẩm đạt 3.393,000 m 3 (năm 2004), cung cấp cho hơn 6 vạn dân 24/24h. Tỷ lệ thất thoát nước năm 2004 chỉ còn 22,5%. Nhiều dự án lớn như dự án cấp nước Cốc San, dự án cấp nước Khu thương mại Kinh Thành và khu công nghiệp sạch đang được khẩn trương thực hiện và đưa vào sử dụng. c) Hạ tầng thông tin liên lạc: - Hạ tầng bưu chính: Mạng bưu chính đã được mở rộng đến trung tâm các huyện, thị trấn, thị tứ, các xã trong tỉnh với hơn 300 bưu cục, gần 100 điểm bưu điện văn hoá xã. Bên cạnh dịch vụ truyền thống, bưu chính Lào Cai còn mở nhiều dịch vụ mới như dịch vụ 171, dịch vụ 1719, dịch vụ 801108, card phone, Internet, EMS thoả thuận, điện hoa, tiết kiệm bưu điện, bưu chính uỷ thác, bưu phẩm không địa chỉ, dịch vụ phát trong ngày, dịch vụ chuyển tiền,... phục vụ nhu cầu sử dụng của nhân dân toàn tỉnh..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Hạ tầng viễn thông: so với những năm trước, mạng lưới viễn thông của tỉnh Lào Cai đã có sự phát triển vượt bậc. Viễn thông Lào Cai đã thực hiện truyền dẫn được thiết bị vi ba số và truyền dẫn quang; chuyển mạch sử dụng thiết bị điện kỹ thuật số; mạng lưới thông tin đã phục vụ tới tận các đồn biên phòng; 148/164 xã, phường, thị trấn có máy điện thoại; 5/8 huyện và trung tâm thành phố Lào Cai đã được phủ sóng di động. Tổng số máy điện thoại trên mạng năm 2005 có 36.671 máy, tăng 78 lần so với năm 1992, đạt mật độ 6 máy/100 dân. d) Hạ tầng công nghệ thông tin Đề phát triển công nghệ thông tin tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 - 2010 được Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt năm 2001 và chính thức trở thành một trong những đề án trọng điểm của tỉnh. Giai đoạn 2001 - 2005 được coi là giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, đến nay việc triển khai ứng dụng đã có những bước phát triển mang tính đột phá, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư với mạng Intranet dùng chung được xây dựng và đi vào hoạt động đặt nền móng vững chắc cho việc triển khai tin học hoá quản lý Nhà nước phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh; thực hiện miễn phí truy cập Internet qua cổng 384bps, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức các cơ quan tiếp cận các thông tin trên mạng Internet. Lào Cai chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ www.laocai.gov.vn. Tóm lại, với các điều kiện tự nhiên thuận lợi, các tiềm năng kinh tế vốn có, Lào Cai đã và đang từng bớc phát triển đổi mới đi lên, phấn đấu xây dựng một Thành phố vững mạnh về mọi mặt, hứa hẹn mét t¬ng lai ®Çy triÓn väng.. ***.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×