Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRÊN CƠ SỞ NHẬN DẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG GIỮA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG, VIỆT TRÌ VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.41 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

HOÀNG THỊ THƢƠNG

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
TRÊN CƠ SỞ NHẬN DẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG
GIỮA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG, CÔNG TY GIẤY VIỆT TRÌ
VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ XUNG QUANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

HOÀNG THỊ THƢƠNG

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
TRÊN CƠ SỞ NHẬN DẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG
GIỮA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG, CÔNG TY GIẤY VIỆT TRÌ
VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ XUNG QUANH

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 60 34 04 12


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiều mặt của quý thầy cô,
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn:
-Các thầy cô của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức nền tảng
cơ bản để thực hiện luận văn này.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Tuấn
Anh- giảng viên khoa xã hội học- Trường Đại học KHXH&NV- Đại học quốc
gia Hà Nội là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ dạy cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài này.
- Cảm ơn các anh, chị, em, bạn bè lớp Cao học Quản lý Khoa học và
Cơng nghệ khóa 2011 cùng tơi học tập, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kiến
thức trong suốt quá trình học tập.
- Tơi xin cảm ơn các anh, chị, em tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh
Phú Thọ đã giúp đỡ và cung cấp những tài liệu tham khảo để tơi hồn thành
luận văn này.
- Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn thủ trưởng, các anh, chị, em, bạn bè công
tác tại công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì đã tạo điều kiện để tơi có
cơ hội tiếp cận với các hoạt động của của công ty.
- Đặc biệt là những người thân trong gia đình đã ln động viên, cổ vũ tơi
trong suốt những năm tháng học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên


Hoàng Thị Thƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh. Các số liệu trong luận văn là
chính xác, tôi xin chịu mọi trách nhiệm nếu phát hiện đây là cơng trình nghiên
cứu của người khác.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2014
Học viên

Hoàng Thị Thƣơng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MT

Môi trường

XĐMT

Xung đột môi trường

BVMT

Bảo vệ mơi trường


UBND

Ủy ban nhân dân

ONMT

Ơ nhiễm mơi trường

WHO

Tổ chức y tế thế giới

CĐDC

Cộng đồng dân cư

NXB

Nhà xuất bản

BOD

Nhu cầu ơ xy hóa

COD

Nhu cầu ơ xy hóa học

DO


Ơ xy hịa tan


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................... 4
3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 8
4. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 8
5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 8
6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 9
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 9
8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 11
PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 12
1.1 Các khái niệm công cụ ........................................................................................ 12
1.1.1 Khái niệm môi trƣờng .................................................................................... 12
1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng .................................................................... 13
1.1.3 Khái niệm suy thoái môi trƣờng ......................................................... 14
1.1.4 Khái niệm xung đột môi trƣờng ......................................................... 14
1.1.4.1 Khái niệm xung đột môi trường ................................................................ 14
1.1.4.2 Đặc điểm của xung đột môi trường ........................................................... 16
1.1.4.3 Các dạng xung đột môi trường ................................................................... 16
1.1.4.6 Mức độ xung đột ................................................................................ 19
1.1.4.7 Các biện pháp giải quyết xung đột môi trường ...................................... 20
1.1.5 Khái niệm cộng đồng ....................................................................................... 21
1.1.6 Khái niệm cộng đồng dân cƣ ......................................................................... 22
1.2 Hƣớng tiếp cận và lý thuyết áp dụng ............................................................. 22
1.2.1 Tiếp cận chính sách trong quản lý xung đột mơi trường ....................... 22
1.2.2 Tiếp cận xã hội học ............................................................................................ 23

1.2.3 Lý thuyết về mơ hình “tam giác” trong quản lý mơi trường ................. 24

1


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG VÀ NGUYÊN
NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG GIỮA CÔNG TY GIẤY BÃI
BẰNG, CƠNG TY GIẤY VIỆT TRÌ VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
XUNG QUANH ............................................................................................................. 26
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu .................. 26
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ ........................ 26
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố Việt Trì ............... 26
2.1.3 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Phù Ninh ................... 28
2.2 Khái quát về môi trƣờng sản xuất giấy và bột giấy .................................. 29
2.2.1 Khái quát quá trình sản xuất bột giấy và giấy ....................................... 29
2.2.2 Hiện trạng môi trƣờng chất thải ngành giấy ........................................... 32
2.2.2.1 Nƣớc thải ........................................................................................................... 32
2.2.2.2 Khí thải .............................................................................................................. 33
2.2.2.3 Chất thải rắn ................................................................................................... 34
2.2.2.4 Chất thải nguy hại ........................................................................................ 34
2.2.3 Hiện trạng xử lý môi trƣờng ngành giấy ........................................... 35
2.2.3.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nƣớc thải ................................................... 35
2.2.3.2 Xử lý khí thải: ................................................................................................. 36
2.2.3.3 Xử lý chất thải rắn ......................................................................................... 36
2.2.3.4 Xử lý chất thải nguy hại .............................................................................. 37
2.3 Thực trạng xung đột môi trƣờng ngành giấy ....................................... 38
2.3.1 Các dạng xung đột ............................................................................................ 41
2.3.1.1 Xung đột nhận thức ...................................................................................... 41
2.3.1.2 Xung đột mục tiêu ......................................................................................... 44
2.3.1.3 Xung đột lợi ích .............................................................................................. 47

2.3.1.4 Xung đột quyền lực ....................................................................................... 52
2.3.2 Mức độ xung đột ................................................................................................ 54
2.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trƣờng .................................... 56
2.3.4 Hệ quả của xung đột ......................................................................................... 60
2


2.3.4.1 Hệ quả tích cực .............................................................................................. 60
2.3.4.2 Hệ quả tiêu cực ............................................................................................... 61
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
NGÀNH GIẤY VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ XUNG QUANH ................ 63
3.1 Giải pháp tổ chức quản lý nhằm hạn chế xung đột môi trƣờng giữa
công ty giấy với cộng đồng dân cƣ xung quanh ................................................ 63
3.2 Giải pháp kỹ thuật thực tế ................................................................................. 64
3.2.1 giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do nƣớc thải .............................................. 64
3.2.2 Giải pháp giảm thiểu tác động gây ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí .... 67
3.2.3 Giảm thiểu tác động môi trƣờng do chất thải rắn ............................ 69
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 75

3


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế
trong q trình đơ thị hóa, đặc biệt là xu thế phát triển khu công nghiệp ngày
càng gia tăng kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng gây ô nhiễm mơi trường
Trong đó ngành giấy đã mang lại khơng ít những lợi ích cho tập thể, cộng
đồng, các công ty, nhà máy, xí nghiệp, trường học. Ngành giấy có ảnh hưởng

rất lớn đến cộng đồng, trong việc giải quyết vấn đề kinh tế, giải quyết công ăn
việc làm cho hàng triệu lao động góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế
chung của đất nước. Nhưng bên cạnh sự đóng góp khơng nhỏ ấy thì ngành
giấy lại là một trong những thủ phạm gây ô nhiễm cho các con sơng, ngịi,
kênh rạch, bầu khơng khí…với mức độ ơ nhiễm cao và dễ gây tác động đến
con người và môi trường xung quanh. Vấn đề đặt ra cho các công ty, doanh
nghiệp, các nhà quản lý là rất lớn đồng thời địi hỏi sự chung tay, vào cuộc
của tồn thể cộng đồng
Với mong muốn đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm
mơi trường do các nhà máy giấy gây ra nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp hạn
chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận dạng xung đột môi trường giữa công
ty giấy Bãi Bằng, cơng ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh”
làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu các dạng
xung đột môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường giữa công ty
giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh từ
đó đề xuất những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường giữa công ty giấy
Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Cho đến nay, các nghiên cứu về xung đột môi trường đã được triển khai
nhiều ở trên thế giới và ở Việt Nam. Các nghiên cứu về xung đột môi trường
đã bàn đến nhiều chiều cạnh khác nhau liên quan đến xung đột môi trường.
4


Năm 1993, theo nhiên cứu của viện khoa học công nghệ Châu Á thì:
XĐMT là xung đột quyền lợi của cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và ưu tiên
chính trị, là những mâu thuẫn giữa hiện tại và tương lai, giữa bảo tồn và phát
triển. Kết quả của XĐMT có thể là xây dựng hoặc phá hủy tùy thuộc vào quản
lý xung đột. XĐMT là kết quả của việc sử dụng tài nguyên do một nhóm

người gây bất lợi cho nhóm khác. XĐMT là kết quả tất yếu của việc khai thác
quá mức tài nguyên thiên nhiên [4;45].
Năm 1998, quốc hội Mỹ đã thành lập viện nghiên cứu giải quyết
XĐMT nhằm hỗ trợ các đối tác trong việc giải quyết các xung đột và tranh cãi
về môi trường, tài nguyên thiên nhiên(TNTN), sử dụng đất thơng qua hịa giải,
thương lượng và hợp tác giải quyết khó khăn. Từ khi thành lập, viện đã tổ
chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về XĐMT dưới nhiều hình thức
khác nhau như: Chính sách mơi trường và cộng đồng để giải quyết tranh chấp,
lý thuyết và thực tiễn hòa giải, các ký thuật và kỹ năng hịa giải, các mơ hình
thương lượng…[4;46].
Như vậy, từ lâu môi trường và xung đột môi trường đã là chủ đề được
nhiều người quan tâm, những nghiên cứu trước đó đã cung cấp những cơ sở lý
luận và thực tiễn sinh động cho việc giải quyết những xung đột môi trường
đang là vấn đề bức xúc đang diễn ra trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề xung đột môi trường trong những năm gần đây
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Cuốn sách “Nghiên cứu xã hội về môi trường” của tập thể tác giả do
Vũ Cao Đàm chủ biên đã tập hợp những bài viết nghiên cứu về môi trường
như bài viết của Đào Thanh Trường về “Tranh chấp môi trường”, nghiên cứu
của Nguyễn Thị Nghĩa về “An ninh môi trường”, nghiên cứu của Nguyễn
Nguyệt Phương về “Xung đột môi trường giữa các bệnh viện và cộng đồng
dân cư”, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền về “Quy hoạch bãi rác đô
5


thị từ giác độ xung đột môi trường” là những nghiên cứu quý giá góp phần
làm phong phú thêm những nghiên cứu xã hội nói chung về mơi trường. Cuốn
sách trình bày những chủ đề đa dạng hơn thuộc những nghiên cứu xã hội về
môi trường “đây là sự tổng hợp kết quả nghiên cứu của những tác giả từ

những lĩnh vực nghiên cứu rất khác nhau từ những cơ quan khác nhau. Nhưng
họ gặp nhau trong cách nhìn những nguyên nhân xâm hại môi trường từ
những địa chỉ xã hội cụ thể, đồng thời tìm kiếm các giải pháp bảo vệ mơi
trường từ phía con người và cộng đồng con người” [14;4].
Trong “Xung đột môi trường: Nguyên nhân và giải pháp quản lý xung
đột môi trường” của Nguyễn Quang Tuấn trong kỷ yếu hội thảo xã hội học
môi trường, Bộ KH&CN, số 11/2000 cho rằng: “Cơ chế, chính sách yếu kém
cũng là nuyên nhân làm gia tăng XĐMT. Trong đó quyền sử dụng các tài sản
mơi trường khơng được xác định rõ là nguyên nhân trọng yếu, sự phát triển
của khoa học và công nghệ cũng như sự gia tăng dân số đã làm gia tăng tốc độ
khai thác tài nguyên dẫn đến sự gia tăng tính khan hiếm của tài nguyên, kết
quả là sự gia tăng XĐMT, đặc biệt đối với những tài nguyên mà ở đó quyền
sử dụng khơng được xác định rõ” [26].
Theo Lê Thanh Bình trong luận văn thạc sỹ: “Chính sách quản lý mơi
trường đối với việc giải quyết XĐMT” năm 2000 cho rằng: “Nói đến các vấn
đề mơi trường là nói đến XĐMT bởi vì những vấn đề mơi trường khi phát sinh
ra địi hỏi phải có những xử lý, giải quyết vì có những xung đột. XĐMT được
thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau qua nhiều bước. Trước hết là những mục
đích tiềm ẩn khác nhau, tiến đến những hành động không tương hợp, đến giai
đoạn cao hơn là những mâu thuẫn, bất đồng trong quan điểm khai thác, sử
dụng tài nguyên môi trường và chia sẻ những nguồn lợi; nếu những mâu thuẫn
này không được giải quyết sẽ phát triển lên mức cao hơn, gay gắt hơn, dẫn
đến những hành động đấu tranh của các nhóm người đơng gây mất ổn định xã
hội, mất ổn định chính trị” [4;14].

6


Năm 2002, viện khoa học và công nghệ môi trường, trường Đại học
Bách khoa Hà Nội chủ trì đề tài cấp nhà nước với tên gọi: “Nghiên cứu cơ sở

khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải
quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam”. Đề tài nêu được khái
quát một bức tranh ơ nhiễm của các loại hình ngành nghề trong làng của cả
nước, đánh giá và phân loại ô nhiễm theo các tiêu chuẩn của Việt Nan về môi
trường, đề xuất các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quy hoạch [10;9].
Sách “Xã hội học môi trường” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, 2011
cũng chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường, nêu lên một số
vấn đề nổi bật về môi trường hiện nay, giới thiệu về chủ đề cơ bản trong xã
hội học môi trường hiện nay đồng thời cung cấp những kiến thức cơ bản về
truyền thông môi trường… đây là những nghiên cứu quý giá giúp chúng ta
tiếp cận và làm quen với lĩnh vực mơi trường hiện vẫn cịn là chủ đề mới mẻ.
Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp quản lý môi trường thông qua việc nhận
dạng xung đột môi trường giữa cơ sở xử lý rác thải với cộng đồng dân cư
sống xung quanh” (Nghiên cứu trường hợp bãi rác thải Nam Sơn, huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006 đã nêu
nên thực trạng xung đột môi trường giữa cơ sở xử lý rác thải với cộng đồng
dân cư sống xung quanh và đưa ra những giải pháp: Giải pháp trước mắt cũng
như giải pháp lâu dài đối với bãi rác Nam Sơn. Luận văn cũng có những đóng
góp cơ bản về cả lý luận và thực tiễn [10;10].
Đề tài:“Hành vi sức khoẻ của cư dân nông thôn trong bối cảnh XĐMT”
(nghiên cứu trường hợp làng nghề đồng bằng Bắc Bộ) do viện xã hội họcViện KHXHVN thực hiện năm 2007 tập trung nghiên cứu hành vi chăm sóc
sức khoẻ của người dân trong bối cảnh xung đột môi trường. Đề tài đã chỉ ra
những xung đột trong nội bộ môi trường làng nghề Hạ Thái, nổi lên là xung
đột giữa ô nhiễm môi trường do hoạt động làm nghề với hành vi chăm sóc sức
khoẻ của nguời dân. Tuy nhiên đề tài đã giới hạn và dừng lại ở tiếp cận hành
vi chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng trong bối cảnh xung đột môi trường theo
7


cách nhìn xã hội chứ chưa quan tâm đến giải pháp quản lý XĐMT trong phát

triển làng nghề [10;11].
3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công ty sản xuất giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì và các cộng đồng
dân cư xung quanh (người dân sống trực tiếp tại khu vực trên địa bàn hai nhà
máy này)
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Xung đột môi trường giữa Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty giấy Viêt
Trì và các cộng đồng dân cư xung quanh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Thời điểm năm từ năm 2008- 2013
Phạm vi nghiên cứu bao gồm: Công ty giấy Bãi Bằng, cơng ty giấy Việt
Trì và các cộng đồng dân cư xung quanh. (Phường Vân Cơ, Phường Bến GótThành phố Việt Trì và Thị trấn Phong Châu, Huyện Phù Ninh). Bán kính 5km
xung quanh khu vực hai cơng ty
4. Mục tiêu nghiên cứu
Nhận dạng xung đột môi trường giữa công ty sản xuất giấy Bãi Bằng,
công ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh
Xác định nguyên nhân gây xung đột môi trường giữa công ty giấy Bãi
Bằng, cơng ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh
Đề xuất những biện pháp để hạn chế hạn chế ô nhiễm môi trường trên
cơ sở nhận dạng xung đột môi trường giữa công ty giấy Bãi Bằng, cơng ty
giấy Việt Trì.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Xung đột môi trường giữa công ty sản xuất giấy Bãi Bằng, cơng ty
giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh diễn ra như thế nào?
- Nguyên nhân nào gây ra xung đột môi trường giữa cơng ty giấy Bãi
Bằng, cơng ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh?
8



- Những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nào có thể đựơc đưa ra
trên cơ sở nhận dạng xung đột môi trường và nguyên nhân gây ra xung đột
môi trường giữa công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì với các cộng
đồng dân cư xung quanh?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Xung đột môi trường giữa công ty sản xuất giấy Bãi Bằng, cơng ty
giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh thể hiện dưới các dạng:
Xung đột mục tiêu, xung đột nhận thức, xung đột lợi ích…
- Nguyên nhân dẫn đến xung đột là do sự khác nhau trong quan niệm bảo
vệ môi trường, sự bất đồng trong nhận thức, trong cách cư xử với môi trường….
- Để hạn chế ô nhiễm môi trường giữa công ty sản xuất giấy Bãi Bằng,
công ty giấy Việt Trì với cộng đồng dân cư cần thực hiện một số giải pháp sau:
giải pháp hạn chế xung đột môi trường giữa công ty giấy với cộng đồng dân
cư cần thực hiện một số giải pháp tổng hợp kỹ thuật – kinh tế - xã hội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn
Trong nghiên cứu này chúng tơi tiến hành phân tích một số tài liệu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, báo, tạp chí nghiên cứu chuyên sâu và
một số cơng trình nghiên cứu về nội dung liên quan đến vấn đề mơi trường từ
đó nhằm nhận diện thực trạng vấn đề môi trường và xung đột môi trường hiện
nay. Đồng thời tác giả còn tham khảo một số đề tài, luận văn, các số liệu thống
kê, báo cáo có liên quan đến xung đột môi trường để lấy tư liệu phục vụ cho quá
trình nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài.
7.2 Phương pháp quan sát
Phương pháp này nhằm ghi chép, mô tả, phân tích các yếu tố liên quan
dến vấn đề ơ nhiễm môi trường tại địa bàn. Tiến hành quan sát thực tế tại địa
bàn về hiện trạng môi trường và thực trạng sản xuất và công nghệ tại các công
ty sản xuất giấy.

9



Quá trình khảo sát được diễn ra trong thời gian nghiên cứu tại địa bàn 2
cơng ty đóng và vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày từ thứ 2 đến thứ 6.
Tác giả thực hiện quan sát trước giờ làm việc (6h30) và sau giờ làm việc
(17h30) tại những khu vực gần công ty, các đoạn sông nơi mà công ty thải nước,
các hộ dân sống xung quanh…quan sát trong khn viên cơng ty. Trong q trình
này, tác giả quan sát một số quy trình sản xuất giấy cũng như bột giấy.
Ở đây, tác giả ghi chép lại toàn bộ thông tin do người được phỏng vấn
cung cấp và có cái nhìn khách quan, hồn tồn khơng có sự can thiệp chủ
quan của bản thân vào những thông tin của nghiên cứu này.
7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Nghiên cứu tiến hành 63 cuộc phỏng vấn sâu trong đó: nam 37 nữ 26
người. Số người dân địa phương được phỏng vấn là 39 người (Trong đó cán
bộ nghỉ hưu là 6 người, người làm ruộng là 14 người, số người làm kinh
doanh, xây dựng là 18 người, học sinh là 01 em) số cán bộ, lãnh đạo xã,
huyện, thành phố, phịng tài ngun mơi trường là 15 người, cán bộ doanh
nghiệp là 9 người,
Trong số 63 cuộc phỏng vấn sâu có 19 người ở phường Vân Cơ- thành
phố Việt Trì, 6 người ở phường Bến Gót- thành phố Việt Trì, phường gia Cẩm
17 người, 21 người thị trấn Phong Châu- huyện Phù Ninh.
Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân nhằm thu thập những thơng tin
định tính về hiểu biết của họ về vấn đề môi trường của địa phương, cách giải
quyết xung đột môi trường và ô nhiễm môi trường nhằm bổ xung những thông
tin mà các phương pháp trước không thực hiện đựơc.
Trước khi tiến hành phỏng vấn sâu, tác giả đã định hướng trước những
nội dung cần hỏi và phỏng vấn linh hoạt đối với từng đối tượng mà mình đã
định trước như nguyên nhân gây xung đột môi trường, các dạng xung đột môi
trường và những biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường… đồng thời tiến


10


hành ghi lại tồn bộ cuộc phỏng vấn đó sau đó tổng hợp lại để có được những
thơng tin cần thiết liên quan đến vấn đề mà tác giả tìm hiểu.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện 63 cuộc phỏng vấn sâu.
Trong đó phỏng vấn các đối tượng là: Lãnh đạo phường, thị trấn, cán bộ quản
lý môi trường các câp, lãnh đạo doanh nghiệp, người dân sống xung quanh
khu vực này và học sinh. Thời gian phỏng vấn được thực hiện vào buổi chiều
ng, ntối và buổi tối (từ 17h- 20h30) các ngày trong tuần đối với người dân và
học sinh, cịn đối với chính quyền các cấp và lãnh đạo công ty giấy phỏng vấn
vào giờ hành chính (từ 7h- 17h) các ngày trong tuần.
Trong qua trình phỏng vấn tác giả được người cung cấp những thơng tin
cho phép ghi lại tồn bộ cuộc phỏng vấn với mục đích phục vụ cho nghiên
cứu, đồng thời để đảm bảo tính khuyết danh, tác giả đã đổi tên và thay thế những
tên thật bằng những tên giả cho từng trường hợp phỏng vấn. Vì vậy, tên của những
khách thể được trích dẫn và sử dụng trong nghiên cứu này là tên giả.
Tác giả thực hiện phương pháp này nhằm tìm hiểu các dạng xung đột
và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường giữa công ty giấy Bãi Bằng, cơng ty
giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh và đề xuất những biện
pháp hạn chế ô nhiễm mơi trường
8. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm có 03 chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Trình bày cơ sở lý luận của đề tài
Chƣơng 2. Tìm hiểu các dạng xung đột mơi trường và nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường giữa công ty giấy Bãi Bằng, cơng ty giấy Việt Trì với
các cộng đồng dân cư xung quanh.
Chương 3. Đề xuất những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường giũa công
ty giấy Bãi Bằng, cơng ty giấy Việt Trì với các cộng đồng dân cư xung quanh


11


PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm môi trường
Trong những bối cảnh và cách tiếp cận khác nhau khái niệm môi trường
(MT) được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Theo luật bảo vệ mơi trường năm 2005 thì: “Môi trường gồm các yếu tố
tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sản xuất,
đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sự vật” [2;16].
Theo UNEP định nghĩa: “Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa
học, sinh học, khoa học xã hội tác động lên từng cá thể hay cả cộng
đồng”[2;185]. UNESCO-1967 định nghĩa: “Môi trường của con người bao
gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những
cái hữu hình và cái vơ hình (tập qn, niềm tin…), trong đó con người sống và
lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn
nhu cầu của mình”.
Bách khoa tồn thư về môi trường- 1994 lại định nghĩa:“Môi trường là
tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội- nhân văn và các điều kiện tác
động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con
người trong thời gian bất kì”.
Với định nghĩa trên, có thể hiểu rằng môi trường bao gồm:
Các thành tố sinh thái tự nhiên gồm: đất, nước, khơng khí, thực vật,
động vật, các hệ sinh thái, các trường vật lý (nhiệt, điện từ, phóng xạ).
Các thành tố xã hội- nhân văn gồm: Dân số, các động lực dân cư, tiêu
dùng, xả thải, nghèo đói, giới, dân tộc, tập quán, phong tục, lối sống, luật
pháp, hương ước, các cách tổ chức xã hội.

Các điều kiện tác động bao gồm: Các chương trình và dự án phát triển
kinh tế, hoạt động quân sự, chiến tranh…các hoạt động kinh tế (nông nghiệp,

12


lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch, xây dựng, đô thị hóa…), cơng nghệ, kĩ
thuật, quản lý [1;14].
Trong luận văn này, tác giả dùng khái niệm: “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất, nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng
đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người” [2;16].
Với định nghĩa này, các thành tố văn hóa xã hơi, và các điều kiện tác
động không được coi là những thành phần của môi trường. Lý do là luận văn
này chỉ bàn đến ô nhiễm môi trường theo nghĩa là ô nhiễm môi trường tự
nhiên, vật chất chứ không phải ô nhiễm mơi trường xã hội – văn hóa hay
điều kiện tác động như đã đề cập đến ở trên. Khái niệm ô nhiễm môi trường
dưới đây sẽ đề cập đến cụ thể hơn vấn đề ô nhiễm môi trường.
1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 thì: “Ơ nhiễm mơi
trường (ƠNMT) là trạng thái thành phần môi trường bị biến đổi do chất ô
nhiễm gây ra ở mức vượt tiêu chuẩn môi trường” [20;8].
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa thì:“ƠNMT là việc
chuyển các chất thải hoặc các ngun liệu vào mơi trường đến mức có khả
năng gây hại cho sức khỏe của con người và sự phát triển của sinh vật hoặc
làm giảm chất lượng môi trường sống” [2;75].
Ơ nhiễm mơi trường là do con người tạo ra và có các dạng ơ nhiễm cơ
bản như sau:
- Ơ nhiễm môi trường đất: xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc
hại. Hiện nay đất ở nước ta bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, nguyên
nhân là do các hoạt động có chủ động của con người như khai thác bầu

khoáng sản, sản xuất công nghiệp, rừng bị tàn phá nặng nề, độ che phủ rừng
ngày càng bị giảm sút, mưa lũ làm cho rừng bị xói mịn, bạc màu, việc sử dụng
phân bón hóa học và các loại thuốc trừ sâu cũng làm cho đất bị ô nhiễm [20;8].

13


- Ơ nhiễm khơng khí: Việc xả khói bụi và các chất hóa học vào bầu
khơng khí vượt q giới hạn cho phép cụ thể là quá trình phát triển của các
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và ô
nhiễm do các hoạt động khác của con người gây nên [20;8].
- Ô nhiễm nước: Đây là loại ơ nhiễm gây nguy hại nhất vì ô nhiễm nước
tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, là nguồn gốc gây ra các loại bệnh
đồng thời ảnh xấu đến sự sống của sinh vật. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề
mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, nước thải từ các khu
dân cư, các nhà máy, xí nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu…cũng là ngun
nhân gây ra ơ nhiễm [20;8].
Ngồi ra cịn có các loại ơ nhiễm khác như ơ nhiễm phóng xạ, ơ nhiễm
rác thải rắn, ơ nhiễm tiếng ồn, ơ nhiễm sóng …
1.1.3 Khái niệm suy thối mơi trường
“Suy thối mơi trường là sự thay đổi chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên
nhiên” [20;2].
Trong đó thành phần của môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành
mơi trường như: Khơng khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lịng đất, núi từng,
sơng, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, bảo tồn
thiên nhiên, quang cảnh thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và
các hình thái vật chất khác.
1.1.4 Khái niệm xung đột môi trường
1.1.4.1 Khái niệm xung đột mơi trường

Có nhiều định nghĩa khác nhau của những tác giả khác nhau trên thế giới:
Xung đột mơi trường là xung đột chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo,
lãnh thổ, tộc người hoặc là xung đột với các nguồn tài nguyên hay là các lợi
ích quốc gia, hoặc là bất cứ loại xung đột nào. Đó là những xung đột mang

14


tính truyền thống thường gây ra bởi sự suy thối môi trường. Xung đột môi
trường được đặc trưng bởi sự suy thối mơi trường qua một hoặc hơn một
trong số các chiều cạnh sau: Lạm dụng nguồn tài nguyên có thể tái sinh, hoặc
tình trạng căng thẳng của năng lực mơi trường trong việc thẩm thấu hay cịn
gọi là ơ nhiễm. Cả hai nguyên nhân này đều dẫn đến sự xuống cấp của không
gian sống [1;124].
Xung đột môi trường là những xung đột dữ dội do sự khan hiếm môi
trường gây ra trong sự tương tác với nhiều yếu tố, thường là các yếu tố có tính
chất bối cảnh, tình huống cụ thể. Xung đột môi trường xuất hiện qua ba hình
thức: khan hiếm do nhu cầu (nghĩa là sự khan hiếm nảy sinh do nhu cầu gia
tăng, chẳng hạn do gia tăng dân số), khan hiếm do nguồn cung (nghĩa là sự
khan hiếm gây ra do sự sụt giảm tổng thể những nguồn tài nguyên cụ thể, có
sẵn do sự suy thoái hoặc cạn kiệt) và khan hiếm cấu trúc (nghĩa là sự khan
hiếm nảy sinh từ việc phân bố không đồng đều các nguồn tài nguyên hoặc là
từ việc tiếp cận đối với các nguồn tài nguyên) [1;127].
Xung đột môi trường là xung đột giữa quyền lợi của cộng đồng, vị trí
nghề nghiệp và ưu tiên chính trị, là những mâu thuẫn giữa hiện tại và tương lai,
giữa bảo tồn và phát triển. Kết quả của xung đột mơi trường có thể là xây
dựng hoặc phá hủy phụ thuộc vào quản lý xung đột [4;11].
Xung đột môi trường là là kết quả của việc sử dụng tài nguyên do một
nhóm người gây bất lợi cho nhóm khác [4;11].
Xung đột môi trường là kết quả của việc khai thác quá mức hoặc lạm

dụng tài nguyên thiên nhiên [4;11].
Trên thực tế, tồn tại nhiều loại xung đột nhưng xung đột mơi trường chỉ
có thể xuất phát từ một loại xung đột đó thường là xung đột về lợi ích. Vì lợi
ích trước mắt của một nhóm hoặc sự thỏa hiệp lợi ích của các nhóm mà mơi
trường bị ơ nhiễm, có nguy cơ bị hủy hoại.
Như vậy có thể tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về xung đột môi
trường của các tác giả khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất
15


với nhau ở những điểm như: Xung đột môi trường là quá trình hình thành và
phát triển mâu thuẫn giữa các cá nhân hoặc các nhóm xã hội trong sự liên
quan đên các vấn đề môi trường [4;24].
1.1.4.2 Đặc điểm của xung đột môi trường
Theo Valerie Brow trong Risks and opportunities, earths can
Publications LTD, London có các đặc điểm sau:
Xung đột là một bộ phận hiển nhiên của quá trình biến đổi. Nó khơng phải
là kết quả của sự sai lầm của con người cũng không phải sai lầm của hệ thống.
Xung đột là một bước quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề.
Xung đột có thể chia sẻ. Nó khơng phải là trách nhiệm của riêng ai hoặc
của riêng nhóm nào.
Xung đột có thể quản lý được nhưng là sự quản lý cần có thời gian và
nguồn lực [25;36].
1.1.4.3 Các dạng xung đột mơi trường
Có nhiều cách phân loại khác nhau về xung đột môi trường, nhưng theo
Vũ Cao Đàm trong “Nghiên cứu xã hội về môi trường” thì có thể chia xung
đột mơi trường thành những dạng sau đây:
- Xung đột nhận thức: “Đây là dạng xung đột căn bản nhất, có căn
nguyên từ sự hiểu biết khác nhau trong hành động của các nhóm dẫn tới phá
hoại mơi trường” [14;33]. Ví dụ: Đó là những bất đồng trong việc nên hay

không nên xây dựng nhà máy giấy nằm trong khu vực thành phố nơi có đơng
dân cư tập trung.
- Xung đột mục tiêu: “Mục tiêu hoạt động của các nhóm dẫn đến xung
đột” [14;33]. Ví dụ Cơng ty giấy dùng hóa chất để tẩy trắng giấy nhưng dẫn
đến việc gây ơ nhiễm khơng khí ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, cộng
đồng dân cư xung quanh.
- Xung đột lợi ích: “Xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế sử dụng
tài nguyên” [14;33]. Ví dụ công ty giấy thải nước thải công nghiệp ra sông
gây ảnh hưởng đến cuộc sống và lợi ích của người dân.
16


- Xung đột quyền lực: “Nhóm quyền lực mạnh hơn lấn át nhóm khác,
chiếm dụng lợi thế của nhóm khác dẫn đến ơ nhiễm mơi trường” [14;33].Ví dụ
các cơng ty cậy thế mình là cơng ty, doanh nghiệp của nhà nước có lợi thế về
các mối quan hệ nên thải nước thải, đưa khơng khí chưa qua xử lý ra ngồi
mơi trường
“Trên thực tế xung đột mơi trường xuất phát từ một loại xung đột xong
thường tồn tại một số loại và cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi
ích: Vì lợi ích vị kỷ của một nhóm hoặc vì sự thỏa hiệp lợi ích giữa các nhóm,
mơi trường bị hủy hoại, nhờ sự cam kết chuẩn mực mơi trường hoặc sự đấu
tranh giữa các nhóm mà môi trường được bảo vệ” [14;33].
“Vấn đề không chỉ ở nhận thức của các nhóm, hoặc sự được nhận giáo
dục ở mỗi thành viên trong xã hội, mà môi trường được bảo vệ. Chẳng hạn
các ông chủ nghiệp cùng những người cộng sự kỹ thuật am hiểu về môi
trường nhiều hơn bất cứ người dân nào nhưng họ vẫn phá hoại mơi trường ở
các vùng phụ cận xí nghiệp. Đó là vì lợi ích của họ, vì lịng tham tranh giành
lợi ích kinh tế vượt ra ngồi khn khổ của nhận thức môi trường” [14;33].
1.1.4.4 Các đương sự trong xung đột môi trường
Theo Vũ Cao Đàm trong nghiên cứu xã hội về mơi trường thì xung đột

có thể xuất hiện trong quan hệ giữa các nhóm trong nội bộ cộng đồng dân cư
(CĐDC), song cũng có thể xuất hiện trong rất nhiều mối quan hệ khác nhau.
Có thể nhận diện một số quan hệ xung đột sau [14;34-35]:
- Xung đột trong cộng đồng khơng phân chia nhóm xâm hại và nhóm bị
xâm hại. Đây là những xung đột xuất hiện trong quá trình chia sẻ các nguồn
lợi tài nguyên và mơi trường. Dạng xung đột này có thể tồn tại trên quy mơ rất
nhỏ giữa hai gia đình, xong cũng có thể tồn tại giữa hai địa phương, thậm chí
giữa hai quốc gia [14;35].
- Xung đột có phân chia chiến tuyến giữa một bên là nhóm xâm hại và
một bên là nhóm bị xâm hoại. Đây là trường hợp mối quan hệ giữa các xí
nghiệp, bệnh viện và cồng đồng dân cư. Dạng quan hệ này cũng tồn tại giữa
17


hai địa phương hoặc hai quốc gia, trong đó khơng có sự tranh chấp mà chỉ tồn
tại hai bên, một bên là bị hại và một bên là người xâm hại [14;35].
- Xung đột giữa cơ quan quản lý môi trường với dân cư. Đây là những
xung đột xuất hiện trong quá trình xử lý các xung đột: Các bên trong CĐDC
có thể khơng chấp nhận các giải pháp xử lý và họ đều đứng về phía đối lập với
các nhà đương cục. Dạng xung đột này xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân:
Hoặc là các giải pháp có thể sự đối xử bất công giữa bên bị hại và bên gây hại;
song cũng có thể do các bên trong dân cư đều đưa ra các yêu sách không thật sự
thỏa đáng, đặt nhà đương cục trước những vấn đề nan giải [14;36].
- Xung đột giữa các cơ quan qyền lực trong chức năng quản lý môi
trường với nhau. Đây là trường hợp xuất hiện bất đồng giữa các cơ quan chức
năng có liên quan, hoặc là giữa các cơ quan chức năng có sự bất đồng về cách nhìn
nhận vấn đề hoặc giữa họ có sự bất đồng quan điểm trong các giải pháp xử lý;
hoặc là mỗi cơ quan có sự đối xử thiên vị với một bên đương sự [14;36].
1.1.4.5 Các nguyên nhân dẫn đến xung đột mơi trường
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến xung đột môi trường, tùy theo cách

tiếp cận khác nhau mà các tác giả đưa ra những nguyên nhân khác nhau:
Theo Vũ Cao Đàm, xung đột mơi trường có thể xuất hiện do nhiều
nguyên nhân khác nhau:
- Sự khác nhau trong quan niệm về bảo vệ môi trường
- Bất đồng nhận thức trong cách xử sự với môi trường
- Dị biệt văn hóa trong cách xử sự với mơi trường
- Bất bình đẳng xã hội trong sử dụng tài nguyên và hưởng thụ các lợi
thế môi trường [14;32].
Theo tài liệu của Teresita Suselo AIT-1993 có những nguyên nhân dẫn
đến xung đột môi trường:
+ Thiếu thông tin, bỏ qua thông tin: Nguyên nhân chính trong vấn đề
tranh chấp mơi trường là sự cạnh tranh nguồn tài nguyên, sự khác nhau về giá

18


trị nhân văn liên quan đến giá trị tương đối của tài nguyên và kiến thức hoặc
hiểu biết không đầy đủ về chi phí, lợi ích và nguy cơ trong hoạt động. [18;21]
+ Thiếu sự tham gia đóng góp của các bên liên quan: Khi xem xét
nguyên nhân xung đột mơi trường thì thiếu sự quan tâm đến ý kiến của cộng
đồng dân cư là nguyên nhân cơ bản. Sự tham gia của cộng đồng dân cư không
những đảm bảo được lợi ích của cộng đồng dân cư mà cịn phát huy được kiến
thức bản địa của cộng đồng phục vụ cho phát triển. Kinh nghiệm của Việt
Nam cũng như trên thế giới cho thấy thiếu sự tham gia của cộng đồng dân cư
thì khó có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và phát triển
kinh tế [18;21].
+ Các hệ thống giá trị khác: Trong việc khai thác cùng một nguồn tài
ngun mơi trường thì các hệ thống giá trị khác nhau đối với các nhóm xã hội
khác nhau cũng dễ dàng dẫn đến xung đột mơi trường [18;22].
1.1.4.6 Mức độ xung đột

Xung đột có các mức độ sau đây:
- Không nghiêm trọng: “Là những xung đột ở mức thấp, không bắt
nguồn từ những chênh lệch về lợi thế về quyền lực, lợi ích đồng thời các bên đương sự
hiểu rất rõ nó cũng khơng dẫn đến những tác hại lớn cho mỗi bên” [17;26].
- Ít nghiêm trọng: “Xung đột ở mức này thường xuất hiện ở những chủ
đầu tư đang cùng khai thác nguồn lợi của một địa bàn, trong chừng mực nào
đó giữa họ rất dễ dàn xếp với nhau” [17;26].
- Nghiêm trọng: “Xung đột nghiêm trọng là những xung đột có thể dẫn
đến những phản ứng mạnh mẽ giữa các đương sự xung đột” [17;26].
- Rất nghiêm trọng: “Đây là những xung đột bắt nguồn từ những bất
bình đẳng lớn về quyền lực, khơng chỉ về mặt tài ngun mà cả những bất
bình đẳng về tài chính và bất bình đẳng về chính trị. Loại xung đột này có thể
dẫn tới xung đột vũ trang” [17;26].

19


1.1.4.7 Các biện pháp giải quyết xung đột môi trường
Theo Vũ Cao Đàm: “Xã hội học môi trường đi sâu phân tích mối quan
hệ giữa các nhóm xã hội, những tranh chấp giữa họ với nhau, hoặc giữa họ với
cộng đồng dân cư trong việc tranh giành lợi thế tài ngun thiên nhiên và mơi
trường, từ đó dẫn đến những xung đột môi trường. Xung đột môi trường là
một cách nói để chỉ sự xung đột giữa các nhóm xã hội liên quan đến việc tranh
giành lợi thế môi trường, xâm hại môi trường” [14;35-36].
“Tuy nhiên xã hội học không chỉ dừng lại trong việc nghiên cứu xung
đột xã hội mà cịn nghiên cứu biện pháp điều hịa lợi ích giữa các nhóm trên
cơ sở tơn trọng các cam kết và kiểm sốt xã hội về chuẩn mực mơi trường” [14;36].
“Bản chất xã hội của việc bảo vệ môi trường chính là sự điều hịa quyền
lợi giữa các nhóm xã hội. Chính yếu tố này sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm việc sử
dụng những biện pháp công nghệ phá hoại môi trường hoặc những biện pháp

công nghệ thân thiện môi trường, vấn đề không chỉ là nhận thức của các nhóm.
Về lý thuyết tất cả các nhóm đều hiểu tác hại của những giải pháp cơng nghệ
nào đó nhưng vì lợi ích riêng của họ họ sẵn sàng xâm hại hoặc tước đoạt lợi
ích của cộng đồng trong việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên. Nếu không giải
quyết một cách triệt để, căn bản những vấn đề này thì mọi biện pháp công
nghệ cũng chỉ dừng lại trên các văn bản khuyến nghị khơng có ý nghĩa thực
tế” [14;36].
Trong các biện pháp quản lý xung đột môi trường, xã hội học quan tâm
tới quan hệ cộng tác giữa các nhóm, sự đồng thuận xã hội trong việc chia sẻ
quyền lợi, tìm tiếng nói chung để ngăn ngừa nguy cơ hủy hoại môi trường.
Theo Vũ Cao Đàm, về cơ bản có 5 biện pháp xử lý xung đột mơi trường:
Đối đầu, đối thoại, né tránh, nhượng bộ, thỏa hiệp, trong đó “đối thoại” là khả
năng được đánh giá cao nhất, hướng vào việc chia sẻ quyền lợi dựa trên
nguyên tắc “hai bên cùng có lợi”. Tuy nhiên, tùy mỗi tình huống cụ thể mà
các nhà quản lý môi trường và đương sự lựa chọn một cách giải quyết thích
hợp. Bất kể tình huống nào, mọi đàm phán và thỏa thuận đều phải dựa trên
20


×