Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh vảy hoạt động ban ngày ( rhopalocera) và đề xuất biện pháp quản lý tại xã yên phúc, huyện văn quan, tỉnh lạng sơn​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 80 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày......tháng......năm 2016
Người cam đoan

Hoàng Văn Cường


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Bằng
những kiến thức của bản thân cùng sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy
cô giáo và sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo xã Yên Phúc. Đến nay
tôi đã hồn thành luận văn thạc sỹ, tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ q
báu đó.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Bảo Thanh – Thầy đã
hướng dẫn tôi nghiên cứu khoa học, đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo Trường Đại
học Lâm nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Yên Phúc đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất giúp tơi hồn thành nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và


đồng nghiệp đã luôn dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tơi trong q trình
học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày......tháng......năm 2016
Học viên

Hoàng Văn Cường


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu cơn trùng bộ Cánh vảy trên thế giới ...................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày ở Việt
Nam ............................................................................................................... 7
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 10
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 10
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 10

2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 10
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 11
2.4.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................... 11
2.4.2. Cơng tác điều tra ngồi thực địa ......................................................... 12
..................................................................................................................... 13


iv

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 23
3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 23
3.2. Địa hình ................................................................................................. 23
3.3. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................. 24
3.3.1. Địa chất .............................................................................................. 24
3.3.2. Thổ nhưỡng ........................................................................................ 24
3.4. Khí hậu, thuỷ văn .................................................................................. 24
3.4.1. Khí hậu ............................................................................................... 24
3.4.2. Thủy văn ............................................................................................ 25
3.5. Đặc điểm tài nguyên rừng...................................................................... 25
3.5.1. Thảm thực vật rừng ............................................................................ 25
3.6. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 26
3.6.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội .................................................... 26
3.6.2. Dân số và lao động: ............................................................................ 27
3.6.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ..................................................... 27
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 29
4.1. Đa dạng về côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày tại xã Yên Phúc ..... 29
4.1.1. Thành phần loài .................................................................................. 29
4.1.2. Đa dạng một số bậc phân loại ............................................................. 33
4.1.3. Mức độ bắt gặp của các loài ở xã Yên Phúc........................................ 34

4.2. Đa dạng quần xã côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày theo sinh
cảnh khác nhau. ............................................................................................ 36
4.2.1. Đa dạng lồi cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày theo sinh cảnh....... 36
4.2.2. Đa dạng lồi cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày ở sinh cảnh
khác nhau ..................................................................................................... 39
4.3. Các loài thực vật là nguồn thức ăn của những loài bướm....................... 41


v

4.4. Đặc điểm nhận biết, sinh học và sinh thái của một số lồi cơn trùng bộ
Cánh vảy hoạt động ban ngày tại khu vực nghiên cứu .................................. 43
4.4.1. Các lồi có khả năng gây hại .............................................................. 43
4.4.2. Các lồi có tên trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 ............................. 50
4.4.3. Các lồi có vai trị sinh vật chỉ thị ....................................................... 51
4.5. Thực trạng và giải pháp quản lý côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban
ngày tại khu vực nghiên cứu......................................................................... 53
4.5.1. Thực trạng .......................................................................................... 53
4.5.2. Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học con trùng bộ Cánh vảy
hoạt động ban ngày ...................................................................................... 53
4.5.3. Giải pháp quản lý chung ..................................................................... 55
4.5.4. Giải pháp quản lý cụ thể ..................................................................... 57
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ
Công ước quốc tế về bn bán các lồi động thực vật

CITES

hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng

CP

Chính phủ

IUCN

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế



Nghị định

TCN

Trước công nguyên

SC

Sinh cảnh

STT


Số thứ tự

ÔTC

Ô tiêu chuẩn


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
2.1
4.1

4.2
4.3
4.4

4.5

4.6

Tên bảng
Đặc điểm của các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu
Thành phần loài và mức độ bắt gặp theo sinh cảnh của các lồi
cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày tại xã Yên Phúc
Số lượng lồi, giống của các họ cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt
động ban ngày
Các lồi thuộc nhóm thường gặp (P > 50%)

Phân bố của côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày theo
sinh cảnh
Thống kê các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày
gặp ở tất cả các sinh cảnh
Sự phân bố côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày theo
các sinh cảnh tại xã Yên Phúc

Trang
15
29

33
35
36

38

39


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên bảng
Phương
pháp
làm
bao
giữ

mẫu
2.1

Trang
12

2.2

Phương pháp cắp mẫu bướm

13

2.3

SC rừng tự nhiên

17

2.4

SC khu dân cư, canh tác nông nghiệp

17

2.5

SC rừng trồng Hồi

17


2.6

SC rừng thứ sinh trên núi đá vôi

17

2.7

SC rừng phục hồi sau nương rẫy

17

2.8

SC rừng kín thường xanh ven suối

17

2.9

Sơ đồ tuyến điều tra côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban
ngày tại xã Yên Phúc (Nguồn bản đồ: xã Yên Phúc năm 2012)

18

4.1

Đa dạng theo giống và loài của các họ bướm ở xã Yên Phúc

34


4.2

Tỉ lệ độ bắt gặp của các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt động
ban ngày thuộc khu vực nghiên cứu

35

4.3

Tỷ lệ phần trăm số lồi cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban
ngày theo sinh cảnh

37

4.4

Chỉ số phong phú Côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày
theo các dạng sinh cảnh

41

4.5

Papilio memnon (Linnaeus)

43

4.6


Papilio polytes (Linnaeus)

44

4.7

Papilio demoleus (Linnaeus)

46

4.8

Pieris rapae (Linnaeus)

46

4.9

Eurema hecabe (Linnaeus)

46

4.10 Eurema blanda (Boisduval)

47

4.11 Euthalia aconthea (Cramer)

48


4.12 Neptis hylas (Linnaeus)

49

4.13 Troides helena (Linnaeus)

50

4.14 Thaumantis diores (Doubleday)

52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Côn trùng là lớp động vật phong phú nhất trong số các loài sinh vật cư
trú trên hành tinh chúng ta, chúng chiếm hơn một nửa tổng số loài sinh vật
trên hành tinh này. Cho đến nay con người đã phát hiện và mô tả được hơn
một triệu lồi cơn trùng thuộc các bộ, họ khác nhau. Tuy nhiên con số này chỉ
mang tính chất tương đối vì hàng ngày con người không ngừng phát hiện và
mô tả thêm các lồi mới
Sinh vật nói chung và cơn trùng nói riêng đều đóng vai trị quan trọng
trong tự nhiên. Nguyễn Viết Tùng, (2006)[1] trong hơn một triệu lồi cơn
trùng chỉ có khoảng 0,1% tổng số lồi là gây hại, cịn đại đa số cơn trùng đều
có lợi. Cơn trùng có vai trị là mắt xích trong chuỗi thức ăn. Có trên 80% cơn
trùng ăn cây xanh và bản thân nó lại là thức ăn cho của nhiều động vật khác
như chim, thú, ếch nhái, bị sát… Thậm chí có đến 96% thức ăn của chim là
côn trùng. Côn trùng phân hủy xác chết, cải tạo đất. Côn trùng thụ phấn cho
các loài thực vật thượng đẳng, làm tăng năng suất cây trồng, tạo dịng tiến hóa

mới. Ngồi ra cơn trùng còn giúp con người tiêu diệt sâu hại, bảo vệ mùa
màng, nhiều lồi cơn trùng cịn cho những sản phẩm quý hiếm không thể thay
thế như tơ tằm, mật ong, cánh kiến đỏ… Cơn trùng có màu sắc sặc sỡ, hình
dạng kỳ thú, tơ thêm vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên. Nói tóm lại cơn trùng là
một thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái.
Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) là một bộ rất đa dạng và phong phú trong
lớp Cơn trùng có 2 nhóm: Các lồi cơn trùng thuộc Bộ cánh vảy hoạt động
vào ban ngày – Bướm ngày ( Rhopalocera) và các lồi cơn trùng thuộc Bộ
cánh vảy hoạt động vào ban đêm – Bướm đêm (Heterocera).
Các lồi cơn trùng thuộc Bộ cánh vảy hoạt động ban ngày
(Rhopalocera) có vai trị quan trọng trong đời sống của con người. Chúng
tham gia vào quá trình thụ phấn cho hoa màu, tăng năng suất cho cây trồng.


2

Bên cạnh đó thức ăn chính của sâu non và sâu trưởng thành của một số lồi
trong nhóm chủ yếu là lá cây trong đó có cây nơng nghiệp như Ngơ, Sắn,
Dâu tằm…nhưng cũng có lồi ăn nấm mục trên gỗ, cánh kiến, nhựa, thịt
nhưng đây chiếm tỉ lệ nhỏ. Đối với Lâm nghiệp và Nơng nghiệp thì sâu non
của loài này là mối nguy hại rất lớn. Đây là nhóm cơn trùng rất phong phú và
đa dạng cả về nơi ở lẫn số lượng, chúng có khả năng thích ứng cao với sự
biến đổi của môi trường, chúng thường được dùng là sinh vật chỉ thị để đánh
giá chất lượng rừng, đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn thơng qua sự biến
động của quần thể các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy theo thời gian.
Vì vậy việc kiểm sốt, quản lý Nhóm cơn trùng cảnh vảy hoạt động ban
ngày là vấn đề cần thiết, nhưng để có thể đưa ra được biện pháp thực hiện
hợp lý được thì cần có những nghiên cứu về thành phần lồi, đặc điểm của
các cá thể và quần thể, thức ăn chính tập tính, sinh hóa… làm cơ sở khoa học.
Xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn là một xã vùng núi,

người dân sống ở đây chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng nguồn sống chủ
yếu dựa vào sản xuất cây công nghiệp, lâm nghiệp, các đôi tượng cây nơng –
lâm nghiệp là nguồn thức ăn chủ chính của các lồi cơn trùng thuộc bộ Cảnh
vảy. Bên cạnh đó tại khu vực xã chưa có nghiên cứu nào cụ thể về nhóm cơn
trùng này để có thể định hướng ngăn chặn và biện pháp quản lý hợp lý.
Để góp phần bổ sung thơng tin và có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp
quản lý hợp lý các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày tại khu vực
xã Yên Phúc tôi xin thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng cơn trùng
bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày (Rhopalocera) và đề xuất biện pháp quản
lý tại xã Yên Phúc huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng bộ Cánh vảy trên thế giới
Bộ Cánh vảy (Lepidoptera), là nhóm cơn trùng được rất nhiều người
quan tâm. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các cơng trình nghiên cứu
về cơn trùng bộ Cánh vảy, đặc biệt là các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Đức,
Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Australia.... Các công trình
nghiên cứu cơn trùng bộ Cánh vảy khơng chỉ giới hạn về thành phần lồi mà
cịn tập trung nhiều vào vấn đề sinh thái, sinh học và bảo tồn.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa côn trùng bộ Cánh vảy và môi trường là
một trong những lĩnh vực được các nhà sinh thái và sinh học quan tâm nhiều.
Ngày nay môi trường sống của các lồi sinh vật nói chung, cơn trùng bộ Cánh
vảy và cơn trùng nói riêng đang bị tàn phá hơn bao giờ hết. Nguyên nhân môi
trường sống của sinh vật bị tàn phá là do rừng bị thu hẹp bởi việc chặt phá
rừng, khai thác gỗ, và nhiều hoạt động khác. Cơn trùng là những lồi vật có
trọng lượng cơ thể nhỏ nhưng sinh khối của chúng rất lớn. Chúng là nguồn

thức ăn dồi dào để duy trì và ni sống rất nhiều lồi động vật khác như chim,
lưỡng cư, bị sát, nhện, và các loại cơn trùng ăn thịt.
So với các nhóm cơn trùng khác, cơn trùng bộ Cánh vảy là nhóm được
nghiên cứu nhiều nhất do chúng có kích thước cơ thể tương đối lớn và dễ định
loại so với với các lồi cơn trùng khác nhất là ngài đêm (cùng nhóm cánh vảy),
gần gũi với con người và nhạy cảm với mọi thay đổi về mơi trường sống.
Cơn trùng bộ Cánh vảy là nhóm động vật đa dạng và phong phú bắt gặp
ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn (New, 1997)[9]. Côn trùng bộ Cánh vảy
gần gũi với con người và được ưa chuộng vì có giá trị về văn hố.Nhu cầu thế
giới về việc sử dụng côn trùng bộ Cánh vảy cho mục đích khoa học cũng như
các mục đích khác là rất lớn. Mỗi năm hàng triệu mẫu côn trùng bộ Cánh vảy


4

được thu thập và bn bán trên phạm vi tồn thế giới. Cơn trùng bộ Cánh vảy
dùng để trang trí, làm quà lưu niệm, làm bộ sưu tập ở nhiều nơi trên thế giới
nhất là Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Ngồi ra cơn trùng bộ Cánh vảy và
một số côn trùng khác nhập khẩu từ các nước nhiệt đới được sử dụng để thả
vào vườn thú, công viên phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí và giáo dục.
Từ những nhu cầu đó đã tạo ra một thị trường rất lớn về côn trùng bộ Cánh
vảy. Hàng năm thu nhập từ việc buôn bán côn trùng bộ Cánh vảy chiếm trên
100 triệu Đô la Mỹ (Parsons, 1996)[10]. Con số này còn lớn hơn nhiều trong
những năm gần đây. Có nhiều nước đã rất thành cơng trong việc nuôi côn
trùng bộ Cánh vảy xuất khẩu như: Papua New Guinea, Thái Lan, Đài Loan,
Costa Rica, Mỹ... Ví dụ ở Đài loan hàng năm có khoảng 15 đến 500 triệu con
côn trùng bộ Cánh vảy được bán ra thị trường thông qua các công ty nuôi và
buôn bán côn trùng. Một công ty nổi tiếng ở Mỹ một năm bán ra thị trường
trên 50 triệu con côn trùng bộ Cánh vảy.
Những khu rừng có tán rậm thường ít các lồi côn trùng bộ Cánh vảy phân

bố hơn những khu rừng thưa. Sự đa dạng của các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy
tăng lên với sự tăng thêm về quy mô sinh cảnh và sự đa dạng của thực vật (Price,
1975)[13], hầu hết trong số chúng phụ thuộc vào sự khép tán của rừng (Collins
& Morris, 1985)[12]. Côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày tồn tại trong
những sinh cảnh rất cụ thể, và sinh cảnh này bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố phi
sinh vật và sinh vật (Spitzer et al., 1993 & 1997; Leps & Spitzer,
1990)[14],[15],[16].
Sinh cảnh bị tác động cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành phần và số lượng
quần thể các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy. Sự đa dạng loài và sự phong phú của
các lồi trong quần xã cơn trùng bộ Cánh vảy cao nhất ở nơi rừng bị tác động
vừa phải và giảm rất mạnh ở khu vực rừng bị đơ thị hố, đặc biệt các loài đặc
hữu bị biến mất khi sinh cảnh của chúng bị đơ thị hố (BlaBrown, 1996)[17].


5

Nghiên cứu của Schulze et al. (2004a, b)[14],[15] cho thấy, sinh cảnh rừng thứ
sinh có sự đa dạng quần xã côn trùng bộ Cánh vảy cao hơn rất nhiều so với ở
khu đất canh tác nông lâm nghiệp.Tuy nhiên, ở những sinh cảnh rừng nguyên
sinh và rừng thứ sinh có thảm thực vật gần giống nhau thì sự khác biệt về thành
phần côn trùng bộ Cánh vảy là không đáng kể.
Các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy có phạm vi phân bố rộng thường được bắt
gặp ở những khu vực rừng thấp, thường bị tác động của con người. Trong khi đó,
các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy đặc hữu thường giới hạn ở các sinh cảnh rừng
trên đai cao lớn hơn 500m (Lewis et al., 1998)[20].
Ngoài biến động theo sinh cảnh và độ cao, các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy
cịn là nhóm động vật dễ bị tác động bởi những thay đổi của thời tiết. Sự phong
phú của các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy thường tăng lên trong những ngày có
thời tiết ấm áp (Pollard, 1988)[22].Thời tiết thuận lợi làm tăng số lượng cá thể
của các loài côn trùng bộ Cánh vảy trong những năm sau (Brunzel & Elligsen,

1999)[24]. Theo nghiên cứu của Pollard (1988)[22] ở Anh, vào những năm mùa
hè ấm áp và khô ráo, quần thể của các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy tăng.

Do vậy việc nhân ni các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy, nhất là các lồi
cơn trùng bộ Cánh vảy q hiếm là việc cần làm nhằm bảo tồn các loài quý
hiếm và tạo thu nhập cho người dân trong vùng thông qua việc xuất khẩu côn
trùng bộ Cánh vảy cũng như các loại cơn trùng có giá trị thương mại khác.
Cuốn Bướm ngày chí Trung Quốc của Chu Nghiêu (1994)[8] gồm 2 tập
và 880 trang, đã đã thống kê được tại Trung Quốc có 1225 lồi cơn trùng bộ
Cánh vảy với 5.000 bức ảnh màu. Đây được xem là công trình nghiên cứu về
cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày đầy đủ nhất của Trung Quốc từ
trước cho đến thời điểm đó. Năm 1997, ơng cũng đã ghi nhận 400 lồi cơn
trùng bộ Cánh vảy tại Đài Loan. Các tài liệu này chủ yếu mô tả đặc điểm hình
thái, phân bố của các lồi. Dr.Benard d’ Abrera (2003)[11] đã mô tả đặc điểm


6

hình thái và đặc điểm phân bố của 969 lồi côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động
ban ngày trên thế giới.
Khi nghiên cứu côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày trên quy mơ
lớn như theo dõi tập tính di cư tránh đơng của nhóm Danaidae tại Đài Loan,
Wang và Emmel (1990)[25] đã tìm hiểu được nguyên nhân và cách thức cơn
trùng di trú, trong đó có lồi Bướm chúa Monarch (Danaus plexippus) là loài
di cư nổi tiếng do màu sắc đẹp và số lượng cá thể đông đúc.
Trong khi đó, Kitahara (2008)[26] với những khảo sát chú trọng vào mối
liên hệ giữa côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày và thảm thực vật, đã
khẳng định sự phong phú của côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày
trong một khu vực tỉ lệ thuận với sự phong phú của các thực vật có hoa.
Nhẳm cung cấp thêm thông tin về ảnh hưởng của con người trong nỗ lực

bảo tồn côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày, Lian Pin Koh (2007)[27]
đã tìm hiểu ảnh hưởng của việc chuyển đổi sử dụng đất rừng khu vực Đông
Nam Á. Mặt khác, Danielsen và Treadaway (2004)[28] xem xét, chỉ ra những
bất cập trong công tác bảo tồn côn trùng bộ Cánh vảy ngày ở quần đảo
Philippine và từ đó đề xuất thêm những vùng cần được ưu tiên bảo vệ.
Khi nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh vảy trên quy mơ lớn như theo dõi
tập tính di cư tránh rét của nhóm Bướm đốm (Danaidae) tại Đài Loan
Heppner và Emmel (1990)[29] tìm hiểu được nguyên nhân và cách thức cơn
trùng di trú, trong đó có lồi Bướm chúa (Danaus plexippus) là loài di cư nổi
tiếng do màu sắc đẹp và số lượng cá thể đông đúc. Trong khi đó, Kitahara
(2008)[26], với những khảo sát chú trọng vào mối liên hệ giữa côn trùng bộ
Cánh vảy hoạt động ban ngày và thảm thực vật, đã khẳng định sự phong phú
của côn trùng bộ Cánh vảy họa động ngày trong một khu vực tỉ lệ thuận với
sự phong phú của các lồi thực vật có hoa. Ngồi ra, để cung cấp thêm thông
tin về ảnh hưởng của con người nhằm nỗ lực bảo tồn côn trùng bộ Cánh vảy


7

hoạt động ban ngày, Koh.L.P (2007)[27], đã tìm hiểu ảnh hưởng của việc
chuyển đổi sử dụng đất rừng khu vực Đông Nam Á tới khu hệ côn trùng bộ
Cánh vảy. Danielsen và Treadaway (2004)[28] đã xem xét, chỉ ra những bất
cập trong công tác bảo tồn côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày ở quần
đảo Philippine, từ đó đề xuất thêm những vùng cần được ưu tiên bảo vệ. Như
vậy, ở một số nước Châu Á, côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày đã trở
thành một trong những đối tượng được quan tâm nghiên cứu và bảo vệ.
1.2. Tình hình nghiên cứu cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày ở
Việt Nam
Nghiên cứu về côn trùng đầu tiên ở Việt Nam được biết đến là cơng
trình nghiên cứu của Đồn nghiên cứu tổng hợp của Pháp mang tên Pavie,

Auguste đã tiến hành khảo sát ở Đông Dương trong 16 năm (1879 –
1895)[30] đã xác định được 8 bộ, 85 họ và 1040 lồi cơn trùng. Phần lớn mẫu
thu thập ở Lào, Campuchia, còn ở Việt Nam thì rất ít. Hầu hết các mẫu vật
được lưu trữ ở các Viện bảo tàng Paris, London, Geneve và Stockholm.
Danh sách khu hệ côn trùng bộ Cánh vảy của Việt Nam được công bố
vào năm 1957, trong danh sách này có 454 lồi do (Metaye,1957)[31],
Contribution a I’etude deslepidopteres du Vietnam (Rhopalocera). Khoa-hoc
Dai-Duong. Saigon. Annals of the Faculty of science, University of Saigon.
Trong những năm gần đây có nhiều cơng trình khảo sát về cơn trùng bộ Cánh
vảy do trung tâm Việt – Nga tiến hành tại các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn
thiên nhiên của Việt Nam như: Vườn quốc gia Ba Bể (1996 – 1997)[32],
Hoàng Liên (1998 – 2000)[33], … Đề tài “Nghiên cứu thành phần các loài
Bướm ngày (Rhopalocera) của rừng Việt Nam làm cơ sở đề xuất biện pháp
quản lý và sử dụng” của Viện điều tra quy hoạch rừng – Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn (Đặng Ngọc Anh, 2000)[2] đã thống kê được nhiều loài
Cánh vảy hoạt động vào ban ngày. Phát hiện thêm nhiều loài mới cho khoa


8

học cũng như Việt Nam. Bên cạnh những nghiên cứu trên Đặng Thị Đáp
(2009)[3] đã có những ghi nhận về cây chủ ấu trùng côn trùng bộ Cánh vảy
hoạt động ban ngày, cho thấy những bằng chứng vững chắc về tính phụ thuộc
của cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày đối với môi trường sống của
chúng. Dựa trên mối liên hệ đặc biệt của côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động
ban ngày Vũ Văn Liên và Vũ Quang Cơng (2005)[4] đề nghị tính chỉ thị của
một số họ côn trùng bộ Cánh vảy, và Monastyrskii (2009)[35] đề xuất một số
phân bố côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày dựa trên quan điểm về
phân vùng địa sinh học ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu biến động bướm theo mùa ở Việt Nam cũng đã được

đề cập đến, tuy nhiên còn rất hạn chế, Monastyrskii (2002)[34] nghiên cứu
biến động về thành phần loài bướm ở một số Vườn Quốc gia ở Việt Nam là
Ba Bể, Hoàng Liên và Cát Tiên. Tác giả chỉ ra có hai đỉnh cao về thành phần
lồi, trong đó, đỉnh cao thứ nhất về thành phần loài của hai Vườn Quốc gia rơi
vào tháng 4, tháng 5 và một Vườn Quốc gia khác rơi vào tháng 6; đỉnh thứ hai
về thành phần loài của hai Vườn Quốc gia vào tháng 12 và một Vườn Quốc
gia khác vào tháng 10 (tác giả ghi chú không rõ về tên Vườn Quốc gia). Theo
quy luật chung mà các nhà côn trùng đều nhận thấy là ở Miền Bắc Việt Nam,
b ướm thường phong phú nhất vào tháng 5 và 10. Như vậy, nếu ở Ba Bể hay
Hoàng Liên có thành phần lồi bướm cao rơi vào tháng 12 là điều không thể.
Nhận xét và đánh giá chung
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về cơn trùng nói chung, các lồi
bướm ngày nói riêng. Nghiên cứu đ ược th ực hiện trên nhiều lĩnh vực, từ
nghiên cứu thành phần, sinh học, sinh thái đến nghiên cứu khả năng sử dụng
bướm như là chỉ thị sinh thái. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bướm rất nhạy cảm
với mọi thay đổi về mơi trường sống, có giá trị trong việc giám sát và đánh


9

giá tác động của môi trường đến sinh vật. Kết quả các nghiên cứu trên đã góp
phần làm giàu kho tàng kiến thức về cơn trùng nói chung, bướm nói riêng.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về bướm ngày đã được thực hiện khá sớm, tập
trung vào xây dựng danh lục lồi, nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu về thành
phần loài, một số nghiên cứu về sinh học, sinh thái. Phần lớn các nghiên cứu
về bướm mang tính chất định tính, một số nghiên cứu sử dụng định lượng,
một số nghiên cứu sử dụng định lượng để đánh giá sự đa dạng thông qua các
chỉ số đa dạng quần xã các loài bướm chưa nhiều. Nghiên cứu định lượng sẽ
cho phép tính tốn các chỉ số đa dạng, có thể so sánh, đánh giá mức độ đa
dạng của quần xã các loài bướm ở một khu vực hay giữa các sinh cảnh khác

nhau trong một khu vực nghiên cứu.
Địa điểm mà đề tài thực hiện chưa có cơng trình nghiên cứu về cơn
trùng nói chung, bướm nói riêng.


10

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng qt
Góp phần quản lý có hiệu quả các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt
động ban ngày tại khu vực xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được thành phần, phân bố của côn trùng bộ Cánh vảy hoạt
động ban ngày tại xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất được giải pháp quản lý các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt
động ban ngày cho phù hợp với điều kiện của xã Yên Phúc, huyện Văn Quan,
tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các lồi cơn trùng hoạt động ban ngày –
Bướm ngày (Rhopalocera) thuộc bộ Cánh Vảy (Lepidoptera).
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện ở các dạng sinh cảnh khác
nhau của xã Yên Phúc.
- Thời gian thực hiện: Nghiên cứu được thức hiện từ tháng 09/2015
đến 03/2016.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Với những mục tiêu mà đề tài đặt ra, các nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Xác định thành phần lồi của nhóm cơn trùng bộ Cánh vảy hoạt động

ban ngày trong khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá tính đa dạng và phân bố của các lồi cơn trùng bộ Cánh vảy
hoạt động ban ngày trong khu vực nghiên cứu;
- Xác định cây thức ăn của lồi cơn trùng bộ Cánh vảy;


11

- Xác định đặc điểm nhận dạng một số loài Cánh vảy hoạt động ban
ngày gây hại cho nông lâm nghiệp, có giá trị bảo tồn, chỉ thị trong khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất biện pháp quản lý các loài côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động
ban ngày trong khu vực nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Qua việc tham khảo các tài liệu của các tác giả: Nguyễn Thế Nhã, Trần
Công Loanh, Trần Văn Mão (2001) [5], Vũ Văn Liên và Hoàng Thị Yến
(2011), Đặng Thị đáp (2009), bao gồm một số
nội dung sau:
2.4.1. Công tác chuẩn bị
Thu thập các tài liệu có liên quan: Bản đồ hiện địa hình, điều tra sơ
thám khu vực nghiên cứu, tài liệu phân loại.
- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết:
+ Vợt bắt bướm có đường kính vịng vợt từ 35 – 60 cm được làm bằng sắt,
chiều dài cán vợt 100 – 600 cm, lưới vợt được làm bằng chất liệu mỏng và mềm.
+ Túi bướm (bao giấy giữ mẫu): Được làm bằng giấy can hoặc giấy nến
có độ trơn bóng tốt, có tác dụng giữ mẫu khơng bị rách nát, khơng bị mất
màu, khơng bị hỏng. Túi bướm có thể là hình chữ nhật hay hình tam giác
(thường được sử dụng rộng rãi hơn), kích thước túi bướm tùy thuộc vào kích
thước của mẫu vật. Trên túi bướm ghi rõ ngày tháng điều tra, vị trí thu bắt
được. Cách gập túi bướm hình tam giác: đầu tiên ta gấp chéo tờ giấy vào theo

đường sao cho tờ giấy thừa ra bằng nhau và chiều rộng từ 2 - 3cm, sau đó gấp
tiếp hai đầu giấy vào. Cuối cùng gấp hai đầu giấy và ta được bao giữ mẫu,
mỗi bao đựng một loại mẫu vật. Mẫu bắt được yêu cầu phải giữ nguyên trạng
thái không bị xước, không bị bay hết lớp phấn trên bề mặt mẫu và phải còn
đầy đủ các bộ phận.


12

+ Bàn căng mẫu (giá bướm hay giá căng mẫu), miếng xốp,...
+ Kim cắm mẫu;
+ Hộp gỗ, hộp nhựa để bảo quản mẫu;
+ Địa bàn;
+ Máy ảnh, GPS.

Hình 2.1: Phương pháp làm bao giữ mẫu
- Xác định các dạng sinh cảnh có trong khu vực nghiên cứu qua bản đồ và
hiện trạng sinh cảnh trên thực địa.
2.4.2. Công tác điều tra ngoài thực địa
2.4.2.1. Điều tra thành phần loài bướm
* Phương pháp điều tra và thu mẫu:
Bộ Cánh vảy có kiểu miệng hút do đó thức ăn chủ yếu là mật hoa và
các chất khoáng nên chúng thường tập trung ở những nơi ven suối, nơi đất
ẩm, bãi cỏ, ven đường đi, đám cây bụi có nhiều hoa, cây hoa màu, cây ăn quả.
Tuy vậy, vẫn có một số lồi sống dưới tán rừng, cây bụi, v.v. Ở các sinh cảnh


13

khác nhau thường có thành phần lồi bướm khác nhau. Vì vậy, cần điều tra ở

tất cả các loại sinh cảnh khác nhau, từ rừng tự nhiên đến đất canh tác nông lâm nghiệp.
Thu mẫu theo phương pháp thông dụng là dùng vợt cơn trùng (như đã
trình bày ở nội dung 2.4.1). Thu thập một số lượng mẫu nhất định phục vụ
cho việc định loại, ngoài ra quan sát và ghi chép sự có mặt cũng như mức độ
bắt gặp của tất cả các loài bướm bắt gặp tại bất kỳ điểm điều tra, quan sát nào
tại xã Yên Phúc.
Ngay sau khi bắt được mẫu vật vào lưới, đưa vợt soi lên ánh sáng để xác
định vị trí có bướm. Nhẹ nhàng lựa cho cánh bướm xếp gọn lại phía lưng, dùng
2 ngón tay, ngón cái và ngón trỏ, bóp vào ngực bướm, bóp vừa phải sao cho
bướm chết mà khơng bị nát. Sau đó bắt chúng ra khỏi vợt và cho vào túi bướm.
Bên ngoài mỗi túi bướm cần ghi rõ địa điểm, thời gian bắt, tên người thu thập.
* Xử lý mẫu vật, bảo quản và định loại bướm:
Một số mẫu bướm làm tiêu bản, bảo quản trong các hộp gỗ kín. Các
mẫu bướm khơng làm tiêu bản được
phơi hoặc sấy đến khô kiệt ở nhiệt độ
450C – 500C trong thời gian 24 – 72 giờ,
giữ mẫu trong hộp gỗ hoặc nhựa kín có
băng phiến để nơi khơ ráo hoặc sử dụng
hạt chống ẩm si-li-ca-gen giữ khô mẫu
trong hộp. Các mẫu vật có số liệu ngày
thu mẫu, người thu, địa điểm, độ cao,
loại sinh cảnh. Mẫu được bảo quản tại

Hình 2.2. Phương pháp cắp

Phịng thực hành Quản lý bảo vệ rừng
trường Đại học Lâm Nghiệp.
Mẫu bướm làm tiêu bản thì cách tiến hành như sau:

mẫu bướm



14

+ Dùng kim cắm mẫu số 1 hoặc số 2 để cố định cánh.
+ Băng giấy bóng mờ, giấy bóng kính, plastic hay giấy nến, băng giấy
cần đủ rộng để che kín cánh từ trong ra ngồi khi cánh được dang ra
+ Kim giữ băng giấy, dài 2 - 5 cm.
+ Dùng miếng xốp cỡ 30 x 30 cm, có thể đặt bướm nằm ngửa hoặc nằm úp,
nếu đặt nằm úp thì miếng xốp cần được khía rãnh sao cho vừa với kích thước
của thân thể bướm. Dùng kim cắm xuyên qua ngực để cố định thân của bướm,
theo đúng tư thế. Cắm kim sao cho vng góc với trục cơ thể ở mọi hướng,
1/3 chiều dài kim ở phía trên lưng, 2/3 chiều dài kim phía dưới bụng.
+ Trong khi cắm kim phải điều chỉnh cho thân bướm không bị lệch, tốt
nhất là dùng kim cắm vào hai bên đầu và hai bên bụng. Chỉnh cánh bướm sao
cho mép sau cánh trước vng góc với trục thân thể, dùng 1 – 2 băng giấy đặt
đè lên trên cánh, song song với thân mẫu vật và dùng kim cắm vào hai đầu
băng giấy, sát với mép trước của cánh trước và mép sau của cánh sau. Chú ý
không cắm xuyên qua cánh. Sau đó dùng băng giấy đè cố định hai râu đầu sao
cho râu đầu cân đối, dùng 2 kim cắm sát vào hai râu đầu. Các kim cắm cố
định băng giấy có tác dụng giữ cho mẫu vật khơng bị hư hỏng và có tư thế
chuẩn. Để mép cánh khơng bị rách trong q trình phơi hoặc sấy cần đặt băng
giấy che kín hết mép cánh. Các thơng tin về mẫu vật ghi trên phong bì giữ
mẫu cần được nhớ bằng cách chuyển toàn bộ nội dung sang băng giấy hoặc
ghi ký hiệu lên băng giấy còn các thơng tin cụ thể hơn chuyển sang sổ ghi
chép. Có thể căng nhiều mẫu trên cùng một miếng xốp. Sau đó đem phơi nắng
(đậy giấy báo lên để tránh ánh nắng trực tiếp) hoặc sấy khô ở nhiệt độ 45 500C.
Định tên và hệ thống phân loại của bướm dựa theo tài liệu của tác giả
Chou (1994) [8], Osada et al., (1999) [40], Monastyrskii (2007) [35]. Một số



15

mẫu nhờ Tiến sỹ Lê Bảo Thanh (Trưởng bộ môn Bảo vệ thực vật trường Đại
học Lâm Nghiệp) kiểm tra, định tên.
2.4.2.2. Nghiên cứu đa dạng của côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày
* Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu đa dạng của côn trùng bộ Cánh vảy hoạt động ban ngày ở
các sinh cảnh có thảm thực vật khác nhau được tiến hành từ tháng 9 năm 2015
đến tháng 3 năm 2016, mỗi tháng nghiên cứu 5 - 7 ngày.
Sinh cảnh là nơi loài động hay thực vật sinh sống. Các dạng sinh cảnh
được chọn theo tiêu chuẩn chung là các dạng sinh cảnh điển hình của khu
vực. Trong nghiên cứu này về thành phần loài bướm theo các sinh cảnh, sinh
cảnh tại khu vực nghiên cứu được chia thành các loại như trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Đặc điểm của các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu
Ký hiệu

Đặc điểm
+ Rừng tự nhiên: Phân bố rải rác ở khu vực nghiên cứu (thôn

SC1

Bắc, thôn Tây A, Thôn Tây B, thơn Nam). Thực vật bao gồn
các lồi cây chủ yếu như: Trám chim, Trám trẳng, dẻ gai …
cây bụi, cây tái sinh.

SC02

+ Khu dân cư, canh tác nông nghiệp: Là khu vực làng bản sinh
sống, và đất canh tác nông nghiệp chủ yếu là ngô và lúa.

+ Rừng trồng: Tại khu vực nghiên cứu có nhiều loại rừng trồng
nhưng phổ biến nhất là rừng trồng Hồi được trồng với mật độ

SC03

dày độ khép tán nhanh trên thực bì chủ yếu là các lồi cây bụi
(thơn Bắc, thơn Trung, thơn Đông A, thôn Đông B, thôn Nam,
thôn Tây A, thôn Tây B)


16

+ Rừng thứ sinh trên núi đá vôi: Kiểu rừng này cịn khơng
nhiều, phân bố ở thơn Bắc, thơn Trung, thôn Tây A. Do bị tác
SC04

động mạnh qua khai thác những cây gỗ lớn, gỗ tốt và quý hiếm
phục vụ cho mục đích xây dựng và thương mại, điển hình các
loài như Nghiến, Cẩm chỉ, Găng bầu…
+ Rừng phục hồi sau nương rẫy: Rừng có cấu trúc đơn giản.
Thực vật chủ yếu là những lồi: Thơi Ba, Bã Đậu, Hu

SC05

Đay…và một số lồi cây bụi: Bùm bụp, Cỏ Lào, Mị hoa trắng
(thôn Bắc, thôn Trung, thôn Đông A, thôn Đông B, thơn Nam,
thơn Tây A, thơn Tây B).
+ Rừng kín thường xanh ven suối: Phân bố rộng rãi trong khu
vực xã Yên Phúc (thôn Bắc, thôn Đôn A, thôn Nam, thơn Tây


SC06

A, thơn Tây B). Các lồi thực vật chủ yếu ở đây: Vàng anh,
Bứa, Gội, Nhọc…. Tầng cây bụi có diện tích khá lớn bao gồm
các lồi: Lấu, Xú Hương, Đu đủ rừng… Thảm thực vật ở đây
phát triển do gần khu vực ven suối ẩm ướt.

Sáu loại sinh cảnh khác nhau kể trên thuộc các tuyến điều tra. Một số
hình ảnh về sinh cảnh được trình bày ở trang bên.


17

Hình 2.3. SC rừng tự nhiên

Hình 2.4. SC khu dân cư, canh tác nơng

Hình 2.5. SC rừng trồng Hồi

Hình 2.6. SC rừng thứ sinh trên núi đá

Hình 2.7. SC rừng phục hồi sau
nương rẫy

Hình 2.8. SC rừng kín thường xanh
ven suối


×