Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) nâng cao kiến thức hiểu biết về biển, đảo cho học sinh trường THPT hậu lộc 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.78 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2
***************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO KIẾN THỨC HIỂU BIẾT VỀ
BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2

Họ và tên : NGUYỄN VĂN TOÀN
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc mơn : Giáo dục quốc phịng – An ninh

Thanh hóa, năm học: 2018 – 2019


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
5. Những điểm mới của SKKN
2
II.NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận


2
1.1. Khái quát về biển, đảo Việt Nam.
3
1.2. Các vùng biển thuộc chủ quyền Quốc gia.
3
1.3. Các vùng biển thuộc quyền, chủ quyền Quốc gia.
5
1.4. Khái quát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
7
2. Thực trạng
8
2.1. Nội dung chương trình giáo dục phổ thơng
8
2.2. Tình hình tranh chấp trên biển Đông
8
2.3. Các thế lực thù địch trong và ngồi nước lợi dụng vấn đề biển Đơng để
chống phá cách mạng nước ta
8
3. Giải pháp chính của sáng kiến
3.1. Một số kiến thức về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
9
3.2. Một số vụ “gây hấn” của Trung Quốc đối với Việt Nam trên biển Đông
trong thời gian gần đây
10
3.3. Một số bản đồ chứng minh hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa khơng
thuộc chủ quyền của Trung Quốc
11
3.4. Ý kiến của một số học giả Trung Quốc nói về đường lưỡi bị (đường chữ
U hay đường đứt khúc chín đoạn) của Trung Quốc
14

3.5. Ý kiến của một số học giả Trung Quốc nói về việc thành lập cái gọi là
“thành phố Tam Sa” của Trung Quốc
15
3.6. Luật Biển Việt Nam
15
4. Kết quả đạt được
16
III. KẾT LUẬN
1. Đóng góp của đề tài
16
2. Kết quả đạt được
16
3. Kiến nghị hướng phát triển đề tài
17


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc
Việt Nam trong mấy ngàn năm lịch sử. Nắm vững và vận dụng quy luật đó,
ngày nay Đảng ta khẳng định: “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam”.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng xác định Giáo dục Quốc phòng An ninh là một bộ phận quan trọng trong xây dựng nền Quốc phịng tồn dân,
đáp ứng u cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục Quốc phòng
- An ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây
dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân; là mơn học chính khố trong
chương trình giáo dục của cấp THPT.
Luật Giáo dục Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã xác định
mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo

đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tuởng độc lập
dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Chương trình Giáo dục Quốc phịng – An ninh góp phần giáo dục tồn
diện cho học sinh về lịng u nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự
trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các
lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở đó, nâng cao cảnh giác cách
mạng, ý thức trách nhiệm cơng dân; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn
của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào
sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân.
Vậy, việc giảng dạy và học tập bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh
trong nhà trường THPT là hết sức cần thiết. Nhưng thực tế trong chương trình
giáo dục phổ thông hiện hành, các môn Lịch sử, Địa lý nội dung kiến thức có đề
cập đến vấn đề biển, đảo nhưng chưa nhiều. Khi hỏi các em học sinh về biển,
đảo của nước ta, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đa số các em
học sinh trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc”. Nhưng để
lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế
ra sao thì khơng phải học sinh nào cũng trả lời được. Nhìn chung, kiến thức về
biển, đảo của phần lớn các em học sinh hiện nay còn yếu.
Thời gian qua, tình hình tranh chấp ngày càng gia tăng và diễn biến ngày
càng phức tạp về chủ quyền của một số nước trên biển Đơng, trong đó có Việt
Nam. Vấn đề về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và vận mệnh của đất nước đều nhận được sự quan tâm của mọi người
trong đó có học sinh, là chủ nhân tương lai của đất nước.
Lợi dụng về vấn đề tranh chấp trên biển Đông, chủ quyền của Việt Nam
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các thế lực thù địch trong và
ngoài nước đã tiến hành xuyên tạc, kích động nhằm chống đối cách mạng nước
ta, làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Đối với học sinh là
lực lượng đông đảo và có vai trị to lớn trong đời sống xã hội; là bộ phận năng
1



động, nhạy bén, có khả năng thích nghi cái mới nhanh, nhiệt tình, xơng xáo;
nhưng vốn sống và kinh nghiệm ít, kiến thức và bản lĩnh chính trị có hạn, mức
độ kiềm chế và năng lực đề kháng trước những cám dỗ cịn thấp, dễ bị lơi kéo
bởi những nguồn thơng tin sai lệch.
Từ ý nghĩa và thực tiễn đó tôi chọn đề tài: Nâng cao kiến thức hiểu biết
về biển, đảo cho học sinh trường THPT Hậu lộc 2 làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ mơn Giáo dục Quốc phịng – An
ninh tại các Trường THPT trong tồn tỉnh nói chung và trường THPT Hậu lộc 2
nói riêng, đồng thời để bồi dưỡng đào tạo thêm kiến thức GDQP - AN cho đội
ngũ giáo viên.
Giúp học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn trong quá trình tiếp nhận tri
thức và kiến thức về tình yêu biển, đảo; chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và biên
giới quốc gia.
Giúp học sinh hiểu được khái niệm; sự hình thành; các bộ phận cấu thành
lãnh thổ và chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam và cách xác định
đường biên giới quốc gia trên biển.
Quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước; các nội dung biện pháp cơ
bản về xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia.
Xác định thái độ, trách nhiệm của học sinh trong xây dựng, quản lý và bảo
vệ biên giới quốc gia.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 11 Trường THPT Hậu lộc 2.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp và học sinh.
Nghiên cứu sách Lịch sử, sách Địa lý và trao đổi, thảo luận với giáo viên
giảng dạy môn Lịch sử, môn Địa lý của trường THPT Hậu lộc 2

Nghiên cứu nội dung, mục tiêu các bài học trong sách giáo khoa, sưu
tầm thêm tài liệu, thông tin, bản đồ biển, đảo để từ đó xây dựng sơ đồ tư duy
phù hợp với chương trình và giảng dạy.
Trao đổi với học sinh để tìm hiểu đặc tính tâm sinh lý trong q trình giảng
dạy.
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Hậu lộc 2.
5. Những điểm mới của SKKN:
Đề tài tập trung nghiên cứu những hình ảnh, xây dựng các cổng thơng tin
về vấn đề tranh chấp trên biển Đông; khái quát về hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa của Việt Nam và các bản đồ về biển, đảo để đưa vào các tiết dạy sao
cho sinh động hợp lý, phát huy tính tích cực, tự học, chủ động, sáng tạo của học
sinh trong hoạt động học tập, khắc phục thói quen học tập thụ động, lối truyền
thụ kiến thức một chiều phổ biến ở các trường phổ thông hiện nay.

2


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái quát về biển, đảo Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của
Đông Nam Á. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ Quảng Ninh ở phía Đơng Bắc
tới Kiên Giang ở phía Tây Nam. Có 28/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam .
Biển đảo Việt Nam có thể chia thành 4 khu vực: Biển Đơng Bắc (một
phần vịnh Bắc Bộ) nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam và tiếp giáp với Trung Quốc
(đảo Hải Nam); Biển Bắc Trung Bộ (một phần biển Đơng) ở phía Đông Việt
Nam; Biển Nam Trung Bộ (một phần biển Đông) ở phía Đơng Nam và vùng
biển Tây Nam (một phần vịnh Thái Lan) nằm phía Tây Nam của Việt Nam tiếp
giáp với Campuchia và Thái Lan.
Vùng biển Việt Nam bao gồm vùng nội thủy nằm bên trong đường cơ sở;

lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý (1 hải lý tương đương 1.852km); vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở;
riêng thềm lục địa có thể kéo dài 350 hải lý. Theo công ước của Liên Hiệp Quốc
về luật biển năm 1982, vùng biển Việt Nam có diện tích trên 1 triệu km 2 gấp 3
lần diện tích đất liền và chiếm 30% diện tích biển Đơng. Nhà nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền
tài phán quốc gia đối với các vùng biển trên. Năm 1982, Chính Phủ Việt Nam đã
tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối
11 điểm.
Vùng biển Việt Nam có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ
là Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó: 84 đảo có diện tích trên 1km 2; 24 đảo có
diện tích trên 10km2; 66 đảo có dân sinh sống. Hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia đã làm tăng giá trị kinh tế và an
ninh quốc phòng đất nước. Các đảo có diện tích lớn nhất: Đảo Phú Quốc
(320km2 có 50 nghìn dân); Đảo Cái Bầu (200km2 trên 21 nghìn dân); Đảo Cát
Bà (149km2 trên 15 nghìn dân); Đảo Cơn Đảo (56,7km 2 có 1.640 dân); Đảo Phú
Quý (32km2 gần 18 nghìn dân) và Đảo Lý Sơn (3km2 có trên 16 nghìn dân sinh
sống).
Ý nghĩa kinh tế lớn nhất của đảo không chỉ là giá trị vật chất của bản thân
chúng mà cịn là vị trí chiến lược, là cầu nối vươn ra biển cả, là điểm tựa khai
thác các nguồn lợi biển, là những điểm tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc. Nhờ có hệ
thống đảo ven bờ được vận dụng làm các điểm cơ sở của hệ thống đường cơ sở
thẳng nên đã tạo ra vùng nội thủy rộng lớn, do đó vùng lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa cũng được mở rộng ra hướng biển. Về giá trị văn hóa, hệ
thống đảo đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên như những di sản văn hóa có
sức thu hút mạnh đối với du khách (ví dụ Vịnh Hạ Long).

3



Vịnh Hạ Long – Kỳ quan thiên nhiên của Thế Giới
1.2. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia
* Vùng nội thủy
Vùng nội thủy là vùng nước biển được xác định bởi một bên là bờ biển
và một bên khác là đường cơ sở của quốc gia ven biển. Vùng nước nội thủy
thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia ven biển.
Thực tế của các quốc gia có biển cho thấy, vùng nước nội thủy bao gồm
nhiều bộ phận có tính chất và quy chế pháp lý khác nhau. Trong vùng này các
quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống
như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ban hành đều được áp dụng cho vùng
nội thủy mà khơng có một ngoại lệ nào.
Chủ quyền quốc gia ven biển trong vùng nội thủy được quy định rõ ràng
và chủ yếu trong các văn bản pháp luật quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, chủ
quyền quốc gia trong nhiều văn bản pháp luật, từ hiến pháp đến các luật và các
văn bản dưới luật như Luật hình sự Việt Nam năm 1999, Luật biên giới quốc gia
năm 2003.... .

Nguồn: www.vietbao.com.vn
4


* Vùng nước lãnh hải
Vùng nước lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng
nước nội thủy của quốc gia (hoặc vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo).
Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời, đáy biển và lịng đất dưới đáy biển
(Cơng ước 1982). Bề rộng của lãnh hải theo Công ước Luật Biển năm 1982 do
quốc gia tự quy định nhưng khơng vượt q 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia (điều 3 Cơng ước 1982).
Tun bố năm 1977 của Chính Phủ Việt Nam đã nêu rõ: “Lãnh hải của
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngồi

đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển và các điểm ngồi
cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam, tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất
trở ra. Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy
đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển
và lịng đất dưới đáy biển của lãnh hải”.
Luật biên giới quốc gia năm 2003 quy định: “Lãnh hải của Việt Nam
rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao
gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo”.
Theo các văn bản pháp luật này, chiều rộng của lãnh hải Việt Nam đã
tuyên bố hoàn toàn phù hợp với quy định tại điều 3 Công ước năm 1982. Theo
đó: “Với điều kiện phải chấp hành Cơng ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia,
có biển hay khơng có biển, đều được hưởng quyền đi qua khơng gây hại trong
lãnh hải”. Quyền này được cộng đồng quốc tế thừa nhận vì lợi ích phát triển,
hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, hàng hải và an
ninh quốc phòng của các quốc gia trong quan hệ quốc tế từ trước đến nay.
1.3. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia
* Vùng tiếp giáp lãnh hải
“Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng của lãnh hải” (điều 33 Công ước 1982).
Tuyên bố 1977 của Chính Phủ Việt Nam: “Vùng tiếp giáp lãnh hải của
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngồi
lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành
vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải
Việt Nam”.
Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là lãnh thổ của quốc gia ven biển cũng
không phải là một bộ phận của biển quốc tế. Về bản chất, vùng tiếp giáp lãnh
hải là vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven
biển. Trên vùng biển này, quốc gia ven biển ngăn ngừa và trừng trị những vi
phạm về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải
của mình

* Vùng đặc quyền kinh tế
“Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng
biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt
Nam” (tuyên bố của Chính Phủ Việt Nam năm 1977).
Theo Công ước 1982: “Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía
5


ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định
trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và
các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công
ước điều chỉnh”.
Theo quy định của Công ước 1982, quốc gia ven biển có các quyền thuộc
quyền chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài
nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy
biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác
nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất
năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh
tế của quốc gia ven biển phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển. Đồng thời
khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia khác phải tôn trọng
luật pháp của quốc gia ven biển và những quy định của luật pháp quốc tế.

Nguồn: www.tuyengiaoqna.vn

Ngày 26/05/2011 ba tàu Hải giám của
Trung Quốc mang số hiệu 12, 17 và 84 cắt
cáp của tàu Bình Minh 02 đang làm nhiệm
vụ thăm dò khảo sát địa chấn bằng

phương pháp thu nổ tại lô 125 – 126 và
148 – 149 thuộc vùng lãnh hải của Việt
Nam. Nguồn: www.laodong.com.vn

* Thềm lục địa
“Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lịng đất dưới
đáy biển bên ngồi lãnh hải của quốc gia đó, trên tồn bộ phần đất kéo dài tự
nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngồi của rìa lục địa,
hoặc đến các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ
ngồi của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn” (Cơng ước 1982).
“ Thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bao
gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa
Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngồi của rìa lục địa;
nơi nào bờ ngồi của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của
lãnh hải Việt Nam khơng đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200
hải lý kể từ đường cơ sở đó” (Tun bố của Chính Phủ Việt Nam 1977).
6


Các quyền chủ quyền mà quốc gia ven biển có được trên thềm lục địa của
mình xuất phát từ chủ quyền trên lãnh thổ đất liền. Mặt khác, các quyền chủ
quyền này mang tính “đặc quyền”, nghĩa là nếu quốc gia ven biển khơng thăm
dị, khai thác tài ngun sinh vật, vi sinh vật trên thềm lục địa của mình thì
khơng ai có quyền tiến hành các hoạt động đó.
Trong nhiều năm qua, đặc biệt là từ những năm cuối thập niên 80 của thế
kỷ XX, chúng ta đã tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác
các loại tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là dầu khí, cũng như thành lập các
cụm khoa học, kinh tế và dịch vụ trên thềm lục địa Việt Nam, đặt dây cáp, ống
dẫn ngầm để chứng minh và khẳng định quyền chủ quyền đối với thềm lục địa
Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

1.4. Khái quát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
* Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của
Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa cịn có tên là “Bãi Cát
Vàng”. Tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo
gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện
Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng
khoảng 30.000km2. Phạm vi quần đảo được giới hạn bằng các đảo, bãi ở các cực
Bắc, Nam, Đông, Tây như sau:
Vị trí các cực của quần đảo
Vĩ độ Bắc
Kinh độ Đông
Cực Bắc: Đảo Đá Bắc

170 06’ 0”

1110 30’ 8”

Cực Nam: Bãi ngầm Ốc Tai Voi

150 44’ 2”

1120 14’ 1”

Cực Đơng: Bãi cạn Gị Nổi

160 49’ 7”

1120 53’ 4”


Cực Tây: Đảo Tri Ôn

150 47’ 2”

1110 11’ 8”

Về khoảng cách đến đất liền, từ đảo Tri Ôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh
Quảng Nam là 135 hải lý; đến Cù Lao Ré tỉnh Quảng Ngãi 123 hải lý. Tổng diện
tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10km 2, đảo lớn nhất là đảo Phú
Lâm với diện tích khoảng 1,5km2. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các
tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi.
Hồng Sa nằm trong vùng “xích đạo từ” có độ sai lệch từ không thay đổi
hoặc thay đổi rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển. Quần đảo này có khí hậu
nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giơng bão, nhất là
từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, cây cối
um tùm, vơ số chim và đặc biệt là có nhiều Rùa biển sinh sống.
Nằm phía Đơng của Việt Nam, Hồng Sa án ngự đường hàng hải quốc tế
huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng
biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong việc
phát triển kinh tế, quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế
đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc Biển Đơng.
*. Quần đảo Trường Sa của Việt Nam
7


Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hồng Sa tính đến đảo gần nhất là
khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý; cách Vũng Tàu 305 hải lý;
cách Cam Ranh 250 hải lý; cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận
(Phan Thiết) 270 hải lý. Quần đảo trải dài từ 6 0 2’ vĩ Bắc đến 1110 28’ vĩ Bắc; từ
kinh độ 1120 Đông đến 1150 Đông trong vùng biển chiếm khoảng 160.000km2

đến 180.000km2. Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt
nước lại rất ít, chỉ tổng cộng 11km2.
Về số lượng đảo theo thống kê của tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao (vụ Biển
thuộc Ban Biên Giới Chính Phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi; không kể
05 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam gồm: bãi Phúc Trần; bãi Huyền Trân;
bãi Quế Đường; bãi Phúc Nguyên; bãi Tứ Chính.

Nguồn: www.truongsahoangsa. infonet.vn

Nguồn:www.baoquangngai.com.vn

2. Thực trạng
2.1. Nội dung chương trình giáo dục phổ thơng
Chương trình giáo dục phổ thơng, nội dung kiến thức trong các môn Địa
Lý, Lịch Sử và Giáo dục Quốc phịng – An ninh có đề cập đến vấn đề biển, đảo
chưa nhiều; chưa đảm bảo để thực hiện được Quyết định số 373/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc “ Phê duyệt đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền
về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”; và Quyết
định số 1461/QĐ-BGDĐT về việc giao nhiệm vụ “ Xây dựng và thực hiện đề án
tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào
chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo
dục quốc dân giai đoạn hiện nay.
2.2. Tình hình tranh chấp trên biển Đơng
Tình hình tranh chấp trên biển Đơng ngày càng gia tăng và diễn biến ngày
càng phức tạp về chủ quyền của một số nước trên biển Đơng, trong đó có Việt
Nam. Vấn đề về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và vận mệnh của đất nước nhận được sự quan tâm của mọi người,
trong đó có học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.
2.3. Các thế lực thù địch trong và ngồi nước lợi dụng vấn đề biển
Đơng để chống phá cách mạng nước ta

Lợi dụng về vấn đề tranh chấp trên biển Đông, chủ quyền của Việt Nam
8


đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các thế lực thù địch trong và
ngoài nước đã tiến hành xuyên tạc, kích động nhằm chống đối cách mạng nước
ta, làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Nhận thức và thực tế như trên, với trách nhiệm là giáo viên giảng dạy bộ
môn GDQP – AN của trường THPT Hậu lộc 2; tôi chỉ nêu lên một số giải pháp
có hiệu quả từ kinh nghiệm sử dụng tư liệu sưu tầm để giáo dục tình yêu biển,
đảo phục vụ giảng dạy cho học sinh của trường THPT Hậu lộc 2 năm học 2018
– 2019, thể hiện qua những giải pháp sau đây.
3. Giải pháp chính của sáng kiến
Trong q trình giảng dạy, để nâng cao chất lượng bài giảng “Bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” môn Giáo dục Quốc phịng – An ninh lớp
11, ngồi những nội dung chính của bài tôi đã cung cấp thêm một số giải pháp
chính của sáng kiến như sau:
3.1. Một số kiến thức về lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền của Việt
Nam trên quần đảo Hoàng Sa
- Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và
thực thi chủ quyền của mình trên quần đảo Hồng Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII.
Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục, hịa bình, phù hợp
với ngun tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Chúng ta có đầy đủ các bằng
chứng pháp lý và cứ liệu lịch sử có giá trị để chứng minh sự thật hiển nhiên này
qua các giai đoạn lịch sử có liên quan.
- Trước năm 1884.
+ Nhà nước Đại Việt thời Chúa Nguyễn đã xác lập và thực thi chủ quyền
tại Hoàng Sa (Suốt trong ba thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX; một tổ
chức của Nhà nước Việt Nam: Đội Hoàng Sa, là bằng chứng hùng hồn về xác
lập và thực thi chủ quyền của Đại Việt ở Đàng Trong đối với Hoàng Sa. Đội

Hoàng Sa ra đời ở Cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi).
+ Nhà nước Đại Việt thời Tây Sơn chống Hải tặc và bảo vệ biển Đông
(1771 – 1801). Trong thời gian từ năm 1771 đến năm 1801, gần như lúc nào
cũng có chiến tranh, trên đất liền cũng như ngồi biển Đơng, từng khu vực đều
có lực lượng do Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh hoặc quân Tây Sơn làm chủ)
- Với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại, Cộng Hòa Pháp tiếp tục
khẳng định, quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa trong thời
kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945).
- Lợi dụng Việt Nam đang lo đối phó với sự trở lại của thực dân Pháp và
lo kháng chiến chống Pháp, quân Tưởng Giới Thạch và sau đó là quân của
CHND Trung Hoa đã tiến hành chiếm đóng các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa (1946 – 1956).
- Quân Pháp rút khỏi Việt Nam sau khi thua trận ở Điện Biên Phủ, buộc
Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ và trong thời kỳ đất nước Việt Nam bị chia cắt
khiến Trung Quốc; Đài Loan; Philippines tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và
9


Trường sa thuộc quyền quản lý, bảo vệ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
(1956 – 1975).
3.2. Một số vụ “gây hấn” của Trung Quốc đối với Việt Nam trên biển
Đơng trong thời gian gần đây.
Ngày 07/05/2009 Trung Quốc chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc lưu
truyền trong cộng đồng các nước thành viên tấm bản đồ thể hiện đường lưỡi bị
(đường chữ U hay đường đứt khúc chín đoạn).
Ngày 26/05/2011 ba tàu Hải giám của Trung Quốc mang số hiệu 12, 17
và 84 cắt cáp của tàu Bình Minh 02 đang làm nhiệm vụ thăm dò khảo sát địa
chấn bằng phương pháp thu nổ tại lô 125 – 126 và 148 – 149 thuộc vùng lãnh
hải của Việt Nam.
Ngày 21/06/2012 Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố

Tam Sa” (Trung Quốc chọn đảo Phú Lâm và đặt tên là Vĩnh Hưng làm thủ phủ).
Ngày 02/07/2012 đội tàu tuần tra Trung Quốc gồm bốn tàu Hải giám
mang số hiệu 83, 84, 66, 71 đã rời bãi đá Chữ thập tại quần đảo Trường Sa vốn
thuộc chủ quyền không thể tranh cải của Việt Nam và bắt đầu các cuộc diễn tập
tuần tra phi pháp trên biển Đông.
10 giờ 00 ngày 12/07/2012 (giờ Việt Nam). Trung Quốc xua 30 tàu cá
chia thành hai biên đội gồm 6 tổ nhỏ từ cảng Tam Á đến khu vực gần đảo Đá
Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 21/07/2012 Trung Quốc tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân khóa I,
trong đó có hơn 1100 cử tri thuộc ba đảo mà Trung Quốc gọi là “thành phố Tam
Sa” đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân.
Ngày 24/07/2012 trên đảo Phú Lâm, bất chấp Luật pháp quốc tế và sự
phản đối từ phía Việt Nam và các nước ASEAN khác, Trung Quốc ngang ngược
và trắng trợn tổ chức lễ ra mắt cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Buổi lễ được
truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc.
Ngày 25/08/2012 Trung Quốc bắt đầu xây dựng các cơ sở xử lý rác thải
cho cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Trung Quốc sẽ xây dựng cơ sở tập kết và xử
lý rác thải trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 28/08/2012 Tổng cơng ty dầu khí Trung Quốc (CNOCC) cơng bố
mời thầu quốc tế 26 lơ dầu khí, trong đó có lơ dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây
thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý.
Ngày 23/09/2012 báo chí Trung Quốc đưa tin nước này sẽ sử dụng máy
bay không người lái tăng cường giám sát các vùng biển, trong đó có quần đảo
Hồng Sa và Trường Sa.
Ngày 01/10/2012 Trung Quốc tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh tại
đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 08/10/2012 Trung Quốc thành lập phòng khí tượng “thành phố Tam
Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
10



Ngày 10/11/2012 Trung Quốc đã khởi công xây dựng nhà máy lọc nước
biển trị giá 70 triệu nhân dân tệ (11,2 triệu USD) ở cái gọi là “thành phố Tam
Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 02/5/2014 Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng
biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tháng 9/2015: Trung Quốc hoàn thành xây dựng đường băng dài hơn 3
km trên đá Chữ Thập.
Ngày 13/2/2016: Bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một máy bay trực
thăng Trung Quốc đậu tại sân bay thuộc đảo Quang Hòa của quần đảo Hoàng Sa
(của Việt Nam). Theo tờ "The Diplomat", sân bay này có thể được sử dụng làm
nơi cất và hạ cánh của các máy bay săn ngầm ASW Z18F. Bức ảnh cũng cho
thấy Trung Quốc vẫn đang tiến hành các hoạt động nạo vét tại các đảo san hô
(đảo Cây và đảo Bắc) thuộc nhóm đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hồng Sa.
Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm
trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi
phạm luật pháp quốc tế và quyền chủ quyền, quyền tài phán và quyền lợi quốc
gia chính đáng của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về
luật biển 1982, vi phạm thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề
trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; đi ngược lại tinh thần
tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN
và Trung Quốc. Những việc làm của phía Trung Quốc là hồn tồn vô giá trị.
3.3. Một số bản đồ chứng minh hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa
khơng thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư
toàn đồ (NXB Thượng Hải 1904)

“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn
đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của
Trung Quốc được thực hiện dưới thời

nhà Thanh) Xuất bản năm 1904 ghi rõ
cực Nam Trung Quốc là đảo Hải
Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa và
Trường Sa.

Bản đồ An Nam Nhất Thống toàn đồ
(đời Minh Mạng 1820 – 1841)

Bản đồ Việt Nam thời nhà Nguyễn vẽ
khoảng năm 1838, đã vẽ “Hoàng Sa”;
“Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ
Việt Nam, phía ngồi các đảo ven bờ
miền Trung Việt Nam.
Nguồn: www.biengioilanhtho.gov.vn

11


Nguồn www.hanoimoi.com.vn
Hồng Đức bản đồ (1774)

Đây là một trong những bản đồ của
cuốn sách “Phủ Biên Tạp Lục” do Lê
Quý Đôn (1726 – 1784), một nhà Bác
học Việt Nam biên soạn năm 1776. Lê
Q Đơn mơ tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài
ngun ở Hồng Sa và Trường Sa; công
việc khai thác của Chúa Nguyễn đối với
hai quần đảo này.


Bản dập mộc bản của Vua Minh
Mạng năm 1836

Bản dập mộc bản ghi việc Vua Minh
Mạng giúp thuyền buôn Phương Tây
bị mắc cạn ở Hoàng Sa năm 1836
Nguồn: www.tintuc.hoasen.edu.vn

Nguồn: www.biengioilanhtho.gov.vn
Bản đồ Phủ Biên Tạp Lục.

Bản đồ Hàng hải Châu Âu (thế kỷ
XV – XVI)

Đây là một trong những bản đồ của
cuốn sách “Phủ Biên Tạp Lục” do Lê
Quý Đôn (1726 – 1784), một nhà Bác
học Việt Nam biên soạn năm 1776. Lê
Q Đơn mơ tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài
ngun ở Hồng Sa và Trường Sa; cơng
việc khai thác của Chúa Nguyễn đối với

Bản đồ hàng hải Châu Âu (TK XV –
XVI), thể hiện hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa như hình cờ đi
nheo
Nguồn:
www.biengioilanhtho.gov.vn
12



hai quần đảo này.
Tồn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư

Bản đồ Hàng hải của người Bồ
Đào Nha (thế kỷ XVI)

Bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá soạn vẽ vào
thế kỷ XVII. Lời chú giải trên bản đồ khu
vực phủ Quảng Ngãi ghi rõ: “Giữa biển
có một dãi cát vàng, gọi là Bãi Cát Vàng”,
do Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối
mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hóa
vật.

Một trong những bản đồ hàng hải
của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
được gộp với một cái tên
“Paracels” vẽ ở biển Đông cách
xa các đảo ven bờ biển miền trung
Việt nam

Nguồn: www.biengioilanhtho.gov.vn

Nguồn:www.biengioilanhtho.gov.vn

Bản đồ thể hiện đường lưỡi bò (đường
chử U hay đường đứt khúc chín đoạn)
của Trung Quốc


Bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn của Trung
Quốc hồn tồn khơng có căn cứ pháp lý
quốc tế và đi ngược lại với các quy định
của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển năm 1982
13


Nguồn: www.biendong.net.vn

3.4. Ý kiến của một số học giả Trung Quốc nói về đường lưỡi bị
(đường chữ U hay đường đứt khúc chín đoạn) của Trung Quốc
“Chúng ta vẽ đường chín đoạn mà khơng có một kinh độ hoặc vĩ độ cụ
thể và cũng khơng có căn cứ pháp luật... Đường chín đoạn (chiếm gần 80% biển
Đơng) là do Trung Quốc tự vẽ ra năm 1974”. (Lý Lệ Hoa – Nhà nghiên cứu
thuộc trung tâm tin tức hải dương Trung Quốc).
“Là con người phải biết giữ nhân tình. Chúng ta đều là con người, không
phải là dã thú sống trong rừng rậm. Trong quan hệ giữa người với người, không
chỉ biết yêu bản thân mà nhất định phải tính đến cả lợi ích của người khác... Nếu
ý nghĩa của cái gọi là đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia vẽ sát vào bờ
biển Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei như thế, tơi khơng tin những quốc
gia đó có thể chấp nhận. Nếu Nam Hải được vẽ thành “biển nhà” (của Trung
Quốc) như vậy, các nước khác có nhu cầu vận tải trên biển cũng không thể chấp
nhận và như thế sẽ trở thành tranh chấp mãi mãi. Chúng ta đang sống trong một
thế giới mà mọi người dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta muốn sống thì cũng
phải để người khác sống chứ”. (Giáo sư Hà Quang Hộ - Học viện triết học
thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc).
“Quyền lợi của anh (Trung Quốc) cần được người khác thừa nhận, người
khác khơng thừa nhận thì anh khơng có quyền”. (Giáo sư Trương Thự Quang –

Đại học Tứ Xuyên).
“Tôi rất khơng đồng tình với kiểu hành xử chính trị quốc tế theo luật
rừng. Cần giải quyết theo Luật quốc tế và theo Luật biển”. (Giáo sư Trương Kỳ
Phạm – Học viện Pháp luật, Đại học Bắc Kinh).
3.5. Ý kiến của một số học giả Trung Quốc nói về việc thành lập cái gọi
là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc
“Việc thành lập thành phố Tam Sa là nổi nhục nhã nhất mà Trung Quốc
phơi bày trước bàn dân thiên hạ. Chúng ta từ nhỏ đã thấy một đường quốc giới
màu đỏ thô kệch ôm trọn cả Nam Hải (tức biển Đông) trên bản đồ Trung Quốc.
Cho tới hôm nay chúng ta mới biết được thực tế không phải như vậy. Đường
quốc giới ấy chẳng những các nước láng giềng mà cả cộng đồng quốc tế khơng
cơng nhận. Chính phủ cũng như các chuyên gia học giả Trung Quốc cũng không
thể xác định rõ ràng. Dĩ nhiên, quân đội lại càng xấu mặt”. (Nhà báo Châu
Phương – Cựu biên tập mảng đối ngoại của Tân Hoa Xã).
“Chúng ta nên bình tĩnh và hãy biết lý lẽ một chút đối với Luật biển do
Việt Nam công bố thời gian gần đây. Cái thành phố có diện tích to lớn như thế
(ám chỉ thành phố Tam Sa mà Trung Quốc vừa tuyên bố thành lập), nó có thể
giống một cái thành phố hay khơng?. Bản thân cái thành phố này có thể cho con
người một cuộc sống bình thường hay khơng?. Chưa kể chúng ta nên học tập
nghiêm túc Luật biển quốc tế trong thời hiện đại, xác định chính xác đường lãnh
hải cơ bản và các điểm cơ sở trên biển, chúng ta không thể cứ tự nghĩ ra sao là
14


làm vậy”. (Lý Lệ Hoa – Nhà nghiên cứu thuộc trung tâm tin tức hải dương
Trung Quốc).

Nguồn: www.Dantri.com.vn
3.6. Luật Biển Việt Nam
Luật Biển Việt Nam được Quốc Hội nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa

Việt Nam khóa XIII thơng qua ngày 21/06/2012. Luật có 7 chương 55 điều.
Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013.
Xây dựng Luật Biển của Việt Nam là nhằm hồn thiện khn khổ pháp lý
phục vụ việc sử dụng, quản lý và cả bảo vệ các vùng biển, đảo cũng như phát
triển kinh tế biển của Việt Nam. Theo Luật, ngay điều 1 đã quy định rõ quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
4. Kết quả đạt được
Trong năm học 2018 – 2019 tại trường THPT Hậu lộc 2, tôi đã sử dụng
phương pháp này để giảng dạy của bộ môn GDQP-AN 11 cho học sinh các lớp
khối 11 đạt kết quả như sau:
* Kết quả của các lớp thực nghiệm:
TT
Lớp
Sĩ số
>=8
6.5 - < 8
5 - < 6.5 3.5 - < 5 < 3.5
01
02

TT
01
02

30 (71,4
8 (19,03
%)
10 %)
(24,3
28 (68,2%)

%)
58
18
Tổng
83
(69,9%)
(21,8%)
* Kết quả của các lớp đối chứng:
11B1
11B2

Lớp

42
41

Sĩ số

>=8

6.5 - < 8

(23,4
28
(59,6 11
%) (39,1 18
%) (43,9
16
%)
%)

44
29
Tổng
88
(50,0%)
(33,0%)
* Nhận xét kết quả:
Từ kết quả của các lớp thực nghiệm và
11B4
11B5

47
41

4 (9,4 %)
2 (4,8 %)
6 (7,7%)

5 - < 6.5

3.5 - < 5

< 3.5

7 (14,9 %) 1 (2,1 %)
5 (12,1 %) 2 (4,9 %)
12
3 (3,4%)
(13,6%)
lớp đối chứng ở trường THPT

15


Đinh Chương Dương Tổng số học sinh của lớp thực nghiệm là 89 HS trong đó
số học sinh đạt kết quả Giỏi có 58 HS chiếm 69,9%; số học sinh Trung bình có
6 HS chiếm 7,7% và khơng có học sinh Yếu, Kém. Trong khi đó lớp đối chứng
có 88 học sinh; số học sinh Giỏi 44 HS chiếm 50,0%; số học sinh Trung Bình là
12 HS chiếm 13,6%; số học sinh Yếu là 03 HS chiếm 3,4%. Vậy những lớp thực
nghiệm có tỉ lệ học sinh giỏi tăng 20,8% so với các lớp đối chứng; tỉ lệ học sinh
Yếu khơng so với lớp đối chứng là 3,4%.
Nhìn vào kết quả trong năm học vừa rồi có thể đi đến kết luận rằng trong
q trình giảng dạy cũng như ơn tập cho học sinh, nếu giáo viên chủ động lồng
ghép, sưu tầm tư liệu, tích hợp nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào từng
tiết dạy, với những hình ảnh minh họa sinh động sẽ tạo ra khả năng để giáo viên
trình bày bài giảng sinh động hơn, học sinh sẽ hứng thú hơn, tích cực hơn trong
học tập và kết quả mang lại tốt hơn.
KẾT LUẬN
1. Đóng góp của đề tài
Để thực hiện Quyết định số 373/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc “ Phê duyệt đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và
phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam” và Quyết định số 1461/QĐ –
BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc giao nhiệm vụ “Xây dựng và thực
hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải
đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Trong khi chương trình giáo dục phổ thơng, nội dung
kiến thức về biển, đảo cịn “mỏng”. Vì vậy, ngồi những bài dạy về chủ quyền
lãnh thổ và biên giới quốc gia giáo viên cần chủ động lồng ghép, sưu tầm tư
liệu, tích hợp nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào từng tiết dạy, với
những hình ảnh minh họa sinh động sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài
giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh của

khoa học hiện đại.
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt, phải thường xuyên
giới thiệu cho học sinh những thông tin về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, biên giới chủ quyền cũng như tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, cuộc sống
của quân và dân trên đảo; phải coi đó là phương tiện để nhận thức, không chỉ
thuần túy là sự minh họa. Đây là nguồn thông tin cực kỳ quan trọng giúp học
sinh phát huy tính tích cực, tính tự giác; có hứng thú tìm tòi, phát hiện kiến thức
mới. Coi trọng quan sát, phân tích, nhận xét, dẫn đến hình thành khái niệm. Học
sinh khơng bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu suy nghĩ.
2. Kết quả đạt được
Đã trang bị được cho học sinh một số kiến thức về biển, đảo của Việt Nam;
đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đã cung cấp cho học sinh biết những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền
của Việt Nam đối với từng vùng biển và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đã tuyên truyền và giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng
cao ý thức đấu tranh, bảo vệ, gìn giữ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ
16


quốc cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam; góp phần
bảo vệ, gìn giữ mơi trường hịa bình, hợp tác và phát triển.
Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho học sinh; không để bị các thế
lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng về vấn đề tranh chấp trên biển Đông,
chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để làm
mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
3. Kiến nghị hướng phát triển đề tài:
Trong năm học 2018 – 2019, sau khi thực hiện đề tài: “Nâng cao kiến
thức hiểu biết về biển, đảo cho học sinh trường THPT Hậu lộc 2”. Bản thân
tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
Thời gian qua, khi tình hình tranh chấp ngày càng gia tăng và diễn biến

ngày càng phức tạp về chủ quyền của một số nước trên biển Đơng, trong đó có
Việt Nam. Vấn đề về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Chúng ta cần cung cấp cho học sinh những điều luật, cơ sở pháp
lý nền tảng để các em nhận thấy rõ rằng vùng biển đó, quần đảo đó là thuộc chủ
quyền của Việt Nam. Điều này không chỉ để các em tin tưởng mà quan trọng là
cung cấp cho các em những kiến thức vững vàng để kể cả khi các em rời mái
trường THPT, các em có thể tự tin trả lời, giải thích với người khác về chủ
quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa hướng về
biển, đảo như: Thi văn nghệ hát về biển, đảo; thi vẽ tranh chủ đề biển, đảo; thi
tìm hiểu kiến thức về biển, đảo theo hình thức thi viết hoặc thi kể chuyện; thi
hùng biện về chủ đề biển, đảo... nhằm tun truyền, giáo dục tình u biển, đảo
cho học sinh.
Thơng qua giáo dục về biển, đảo sẽ giúp các em hiểu biết, dần xây dựng
tình yêu đối với biển, đảo quê hương. Các em sẽ nhận biết nghiêm túc về giá trị
tài ngun của đất nước mình; biết tơn trọng, khai thác và có ý thức bảo vệ biển,
đảo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong q trình nghiên cứu tơi đã tham khảo những tài liệu sau:
- Sách giáo khoa GDQP- AN 11- NXB Giáo dục.
- www.google.com.vn
- www.thanhnien.com.vn
- www.tuoitre.com.vn
- www.dantri.com.vn
- www.hanoimoi.com.vn
- www.biengioilanhtho.gov.vn
- www.biendong.net.vn
- www.tintuc.hoasen.edu.vn

17



XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan SKKN khơng
in sao, nếu sai tơi xin chiệu
hồn tồn trách nhiêm !
Hậu lộc, tháng 05 năm 2019
Người viết SKKN

Nguyễn Văn Toàn

18



×