Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tổ chức các giờ chào cờ tự quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.63 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII Đảng ta đã xác định rõ ràng một
trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nước ta là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ,
đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD & ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm
chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng
hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập...”; Theo Điều
2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam
phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay
là còn xem trọng việc dạy chữ, chủ yếu là truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng
đúng mức dạy làm người, đến việc phát triển phẩm chất, năng lực của người học,
nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong khi đó có nhiều nghiên cứu
đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự thành công của con
người, kỹ năng sống đóng góp đến khoảng 85%. Đặc biệt theo UNESCO ba thành
tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố
sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trị quyết định trong việc hình thành nhân cách,
bản lĩnh, tính chuyên nghiệp… Kỹ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận
bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lịng tự trọng, thái độ tích cực và động lực
cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình. Kỹ năng sống giúp giải phóng
và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh
suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ
thành hiện thực.
Hiện nay, tại các trường học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thực tế
khơng cịn là câu chuyện xa lạ nữa. Xong các hoạt động ngoại khoá, những sân
chơi do nhà trường tổ chức hay được tích hợp vào các mơn học trên lớp thường ít
được thực hiện, ngun nhân có thể là do các mơn học nặng về kiến thức hàn lâm,
thời lượng quá quá nhiều khiến nhà trường không thể tổ chức nhiều các hoạt động


giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cùng với đó ý tưởng, kiến thức, nghiệp vụ của

Trang 1


đại đa số cán bộ, giáo viên về việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh là thiếu và có thể nói là rất yếu.
Từ thực tế trên, bản thân tơi với vai trị là một giáo viên, một cán bộ Đoàn
lâu năm, đã tham gia tổ chức nhiều hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trong nhiều năm học tại trường THPT Hậu Lộc 3, với kinh nghiệm tích lũy được tơi
xin đề xuất sáng kiến qua kinh nghiệm qua thực tế công tác của bản thân "Nâng
cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt
động trong chương trình chào cờ tự quản hàng tuần tại trường THPT Hậu Lộc 3"
nhằm chia sẽ những kinh nghiệm quý báu cùng đồng nghiệp để hoàn thành tốt
nhiệm vụ mà Ngành giao phó.
2. Mục đích của nghiên cứu.
Đổi mới cách thức tổ chức các tiết chào cờ đầu tuần một cách khoa học, hình
thức đa dạng, nội dung phong phú, hấp dẫn, mang lại ý nghĩa giáo dục thiết thực
hơn và đặc biệt là nhằm cụ thể hóa cơng tác giáo dục kỹ năng sống bằng các giải
pháp có hiệu quả cao, gắn liền với thực tiễn phù hợp với tâm sinh lí, lứa tuổi của
học sinh trường THPT.
Chi sẽ cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm quý của bản thân và tập thể nhà
trường trong việc giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tổ chức các hoạt động
trong giờ chào cờ tự quản hàng tuần nhiều năm qua tại trường THPT Hậu lộc 3.
3. Đối tượng của ngiên cứu.
Đề tài nghiên cứu phương pháp, hình thức tổ chức, những nội dung đã thực
hiện và đặc biệt là các giải pháp giáo dục kỹ năng sống gắn liền với thực tiễn và
phù hợp với tâm sinh lí, lứa tuổi của học sinh trường THPT trong các giờ chào cờ
tự quản hàng tuần.
4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài thực hiện dựa trên một số các phương pháp cụ

thể sau:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết về kỹ năng sống và thực
trạng và các phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiện nay.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thơng tin về sở thích, năng
khiếu của học sinh, nhu cầu được tham gia các hoạt động ngoại khóa...

Trang 2


+ Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh: Phân tích tổng hợp các giờ
chào cờ đã được thực hiện theo mơ hình mới và cũ để rút ra hiệu quả giáo dục từ đó
so sánh để đánh giá mức độ thành công của các giờ chào cờ tự quản.
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1.1. Ý nghĩa của hoạt động "Chào cờ Tổ Quốc"
Chào cờ là một nghi thức quan trọng mở đầu cho các buổi lễ, các đại hội hay
mở đầu cho một tuần làm việc, học tập mới. Chào cờ được thực hiện trong khơng
khí nghiêm trang tất cả mọi người đều hướng mắt về lá cờ Tổ quốc, hát vang Quốc
ca để thể hiện tình yêu, niềm tự hào của đất nước, quê hương mình.
Trong các trường THPT hiện nay lễ chào cờ được tiến hành vào thứ 2 hàng
tuần trong phạm vi một tiết học 45 phút theo quy định của Ngành giáo dục. Tiết
chào cờ có vị trí vơ cùng quan trọng trong các trường học. Đây là một tiết
học đặc biệt, giáo dục học sinh thái độ trân trọng Quốc Kỳ, nâng cao lòng
yêu Tổ Quốc, củng cố và nâng cao kiến thức; rèn luyện kĩ năng sống, làm
cho học sinh gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học
tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của
học sinh. Vì thế tiết chào cờ đầu tuần có nhiều ưu thế trong việc giáo dục
toàn diện cho học sinh.
1.2. Khái niệm kỹ năng sống
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm kỹ năng sống (KNS) như theo tổ chức Y tế

thế giới (WHO)" KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực
(positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách
thức của cuộc sống hàng ngày" hoặc theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)
thì " KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp
cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và phát
triển kỹ năng". Tuy nhiên, có thể tiếp cận khái niệm KNS qua 4 trụ cột của giáo
dục theo UNESCO: Học để biết (learning to know), học để khẳng định bản thân
(learning to be), học để chung sống (learning to live together) và học để làm việc
(learning to do).
Tiếp cận theo 4 trụ cột trên thì KNS có thể hiểu là: kỹ năng học tập, kỹ năng
làm chủ bản thân, kỹ năng thích ứng và hịa nhập với cuộc sống, kỹ năng làm việc.

Trang 3


Tuy nhiên, kỹ năng sống (life skills) có thể hiểu là khả năng làm chủ bản
thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và
khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
 
Qua nghiên cứu tìm hiểu tơi nhận thấy có một số KNS cần thiết cần có ở học
sinh THPT chính là :
+ Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
+ Kỹ năng tự phục vụ bản thân, rèn luyện sức khoẻ
+ Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
+ Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
+ Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử
+ Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
+ Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đơng
+ Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống

+ Kỹ năng đánh giá người khác.
+ Kỹ năng lãnh đạo.
Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức
thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
1.3. Vai trị của cơng tác giáo dục KNS trong thực hiện yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông hiện nay
Chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành quan tâm chủ yếu tới cung cấp
kiến thức cho học sinh. Chương trình như vậy được xây dựng theo hướng tiếp cận
nội dung dạy học, khác với một chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận
năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống
và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy bằng việc xây dựng chuẩn đầu ra về
năng lực mà học sinh cần phải đạt được sau một quá trình dạy - học.
Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việc yêu
cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng những kiến
thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống, ... Vì thế, việc học tập
theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng.
Trang 4


Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá
đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong
học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hoạt động
hướng tới việc rèn luyện năng lực cho học sinh như: Tổ chức Chương trình đánh
giá học sinh quốc tế PISA với cách đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức
liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn; triển khai phương pháp dạy học "Bàn tay
nặn bột" (la main à la pâte), là phương pháp dạy học khoa học được tiến hành dưới
sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt
ra trong cuộc sống thơng qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu

hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.
Ở Việt Nam, với Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo,
mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang
trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng
định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục KNS vào trường học
cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục.
2. Thực trạng của việc tổ chức các giờ chào cờ hàng tuần và công tác giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh THPT hiện nay.
2.1. Thực trạng của việc tổ chức các giờ chào cờ hàng tuần tại trường THPT
hiện nay.
Đã từ lâu, chào cờ đầu tuần là một tiết sinh hoạt tập thể thường xuyên tại các
nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng. Dù khơng có sự thống nhất nhưng
tiết chào cờ đầu tuần thường bao gồm các nội dung như; nghi lễ chào cờ, Quốc ca,
Đội ca, đồng chí Bí thư Đồn trường giới thiệu nội dung tiết chào cờ, giới thiệu
GVCN lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét các hoạt động của tồn trường trong
tuần; đồng chí Bí thư Đồn đánh giá hoạt động của Chi đồn, thông báo kết quả
xếp loại thi đua của các lớp trong tuần và triển khai kế hoạch của Đoàn trường tuần
tiếp theo; sau đó là phần tổng kết, phổ biến kế hoạch dưới cờ của các đồng chí
trong Ban giám hiệu nhà trường; cuối cùng là phần nhận xét tiết chào cờ, rồi học
sinh về lớp.
Một tháng bốn tuần, một năm học 37 tuần, tiết chào cờ hàng tuần cứ lặp đi
lặp lại như vậy sẽ làm cho học sinh không thật sự hào hứng, mỗi giờ chào cờ có
Trang 5


cảm giác như là những giờ để phê bình, nhắc nhở học sinh vi phạm , mặt khác đây
lại là tiết sinh hoạt tập thể ngồi trời nên có thể có rất nhiều yếu tố ngoại cảnh tác
động dễ gây sự phân tán tư tưởng trong các em học sinh, lại thêm một số học sinh
chưa ý thức được sự trang nghiêm và ý nghĩa của tiết học nên còn chưa thực sự
hứng thú, dễ sinh ra nói chuyện, làm việc riêng hoặc gây mất trật tự.... Từ thực tế

đó cho thấy hầu hết các giờ chào cờ đều diễn ra nặng nề, khô cứng, nhàm chán với
những mệnh lệnh giáo điều, áp đặt kỷ luật thiếu thuyết phục của ban giám hiệu.
Khơng những thế, nó cịn bao trùm nỗi sợ hãi của khơng ít học sinh khi bị “bêu
dương” dưới cờ chỉ vì kết quả học tập thấp hoặc mắc sai phạm nào đó. Điều này
dẫn những niềm vui, háo hức của học sinh đến trường vào những ngày đầu tuần có
khi sẽ vụt tắt  mà thay vào đó là cảm giác sợ sệt, buồn chán mỗi khi phải tham dự.
Trước những thực trạng trên, trước khi thực hiện chương trình" Chào cờ tự
quản như hiện nay tại trường THPT Hậu Lộc 3" bản thân tơi với vai trị là Bí thư
Đồn trường đã tiến hành khảo sát, xin ý kiến của giáo viên và học sinh trong toàn
trường về lợi ích , hứng thú mỗi khi tham gia giờ chào cờ đầu tuần. Kết quả khảo
sát đầu năm học 2013-2014 trên tổng số 800 học sinh mới thấy rõ một thực trạng
như sau:
Với câu hỏi: “Em có thích giờ chào cờ khơng?” có 553 học sinh trả lời "
Không" hoặc " Không quan tâm", 147 trả lời " thích", số cịn lại khơng trả lời hoặc
có hơm thích nhưng cũng có hơm khơng thích. Thậm chí khi trao đổi trực tiếp với
một số các em bằng câu hỏi " Vì sao em khơng thích". Có một số học sinh đã mạnh
dạn nói thằng “Sau nghi lễ chào cờ, tuần nào cũng vậy, ban giám hiệu nhận xét về
các hoạt động của tuần trước, xếp hạng các lớp. Còn giám thị thì nêu những sai
phạm về đồng phục, giờ giấc nên chỉ những bạn ngồi hàng đầu trật tự, khơng dám
nói chuyện chứ những hàng cuối các bạn ln nói chuyện, khơng chú ý đến thơng
tin thầy cơ nói” và " hoạt động này cứ lặp đi lặp lại hàng tuần nên quá nhàm chán".
Thực tế này cho thấy khơng những nó khiến HS chán nản mà cịn làm nhiều
học sinh có tâm lý sợ sệt, coi ngày thứ hai đầu tuần là nỗi ám ảnh. “Tiết học lớn”
cứ như vậy biến thành giờ rao giảng đạo đức rất khô cứng và phản tác dụng, nhiều
ý nghĩa răn đe mà thiếu sự động viên, khích lệ. Do đó học sinh tham gia buổi chào
cờ đầu tuần miễn cưỡng, chán nản nên dẫn đến việc thiếu tập trung, không quan
tâm đến những lời “rao giảng” của thầy cô. Điều này ai cũng nhận thấy rõ ràng và
cần một sự thay đổi cấp thiết để đem lại niềm vui, niềm cảm hứng, động lực học
tập cũng đồng thời qua các hoạt động đó để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Trang 6



một cách hiệu quả bản thân tôi đã xây dựng chương trình " Chào cờ tự quản hàng
tuần" và cho đến nay chương trình này đã thực hiện có hiệu quả được 4 năm liên
tục.
2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông
Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp,
giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng,
hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên
đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải chạy theo
thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có
khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho
học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hịa nhập với cuộc sống.
Trong thời gian gần đây, giáo dục KNS cho học sinh được quan tâm nhiều
hơn. Giáo dục KNS cho học sinh phổ thơng hiện nay khơng bố trí thành một môn
học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông bởi KNS phải
được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục
KNS phải thực hiện thơng qua từng môn học và trong các hoạt động ngoại khóa
khác. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục KNS rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề
cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn học; qua chủ
đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm.
Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục KNS với các hoạt động giáo dục vốn đã được
lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ mơi
trường, phịng chống ma t, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên,
… tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục KNS.
2.3. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh THPT.
Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, học sinh hôm nay phát
triển sớm về tâm sinh lý cũng như các kỹ năng trong cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay
ở các nhà trường phổ thông đang xuất hiện thực trạng trẻ vị thành niên có xu hướng
gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, dễ mắc các tệ nạn xã hội, ứng xử thiếu

văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và
người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ mơi trường, giữ gìn vệ sinh cơng cộng, gây
phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động, sống ích kỷ, vơ tâm, khép
mình… Ngun nhân của các hiện tượng trên là mặc dù giáo dục KNS có được

Trang 7


quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về KNS
của học sinh còn nhiều khiếm khuyết.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Nội dung, hình thức tổ chức một chương trình chào cờ tự quản và ý nghĩa.
a. Nội dung thực hiện một chương trình chào cờ tự quản
 Tự quản dọn dẹp vệ sinh toàn trường.
 Tự quản trực ban nền nếp học tập.
 Tự quản xây dựng nội dung tiết chào cờ đầu tuần.
b. Hình thức tổ chức một chương trình chào cờ tự quản
 Thời gian tổ chức: Thực hiện trong 1 tuần hoặc 2 tuần tùy theo cơ cấu số
chi đoàn lớp, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường.
 Tổ chức các nội dung:
 Tự quản dọn dẹp vệ sinh toàn trường: Chi đoàn tự xây dựng kế hoạch
phân chia khu vực lao dộng, dụng cụ cho tổ(nhóm) tham gia lao động
quét dọn dẹp vệ sinh toàn trường. Hoàn thành sớm trước giờ học và
được chấm điểm đánh giá.
 Tự quản trực ban nền nếp học tập: Chi đồn phân cơng đội trực ban
nền nếp mỗi buổi 5 ĐVTN có trách nhiệm cao (mặc áo xanh tình
nguyện, đeo biển trực ban) phối hợp với giám thi(là các thầy cô giáo)
tham gia trực nền nếp(nhắc nhở, theo dõi, ghi chép học sinh vi phạm
nền nếp khi đến trường, điều hành an tồn giao thơng cổng), trước
buổi học 15 phút, trực trong các giờ ra chơi và về muộn hơn 15 phút.

Cuối mỗi tuần trực chi đoàn cử đại diện tổng hợp nền nếp và xếp loại
thi đua theo sự hướng dẫn của Đoàn trường(đối với trường THPT Hậu
lộc 3 là chiều thứ 5 hàng tuần).
 Tự quản xây dựng nội dung tiết chào cờ đầu tuần: Chi đồn chia thành
các nhóm thực hiện các nhiệm vụ khác nhau:
+ Nhóm đạo diễn và xây dựng lời dẫn chương trình: Gồm từ 2-3 bạn
có năng khiếu nghệ thuật có khả năng viết kịch bản, tổ chức biên đạo
các tiết mục, xây dựng kịch bản, lời dẫn cho chương trình và tập luyện
làm MC cho chương trình.
+ Nhóm tập luyện và thể hiện tài năng quần chúng: Quy tụ các em có
năng khiếu nghệ thuật, ảo thuật, có khả năng tổ chức các trò chơi, cuộc
Trang 8


thi...sẽ tổ chức một chương trình sinh hoạt theo khả năng của mỗi cá
nhân và tập thể như: Hình thức sân khấu hóa, hình thức giao lưu, nói
chuyện chun đề, tun truyền, hình thức trị chơi, hình thức thi... với
nhiều nội dung như Múa, hát, tiểu phẩm, kể chuyện, hoạt cảnh truyền
thống, hóa trang, thời trang, ảo thuật, trị chơi dân gian, câu hỏi kiến
thức, cuộc thi...Nội dung đảm bảo có tính văn hóa, mang tính giáo
dục, khuyến khích các nội dung có ý nghĩa phát huy truyền thống văn
hóa dân tộc, theo các chủ đề gắn liền với đời sống hàng ngày(Khuyến
khích các tiết mục gắn liền với thực tế mang tính thời sự, nóng bỏng).
Thời gian chuẩn bị vào lúc rãnh rỗi.
+ Nhóm chuẩn bị cơ sở vật chất cho tiết chào cờ: Quy tụ những bạn
khéo tay trong trang trí phơng, sân khấu, trang điểm cho những diễn
viên khơng chun....Nhóm thực hiện trang trí bàn ghế, chuẩn bị loa
đài, phông màn, trang điểm trước tiết chào cờ và thu dọn sau khi hồn
thiện.
+ Nhóm tập luyện Nghi thức, chào cờ, hát quốc ca, duy trì nền nếp

buổi chào cờ: Gồm 4-5 bạn có khả năng thực hiện nghi thức
tốt(thường chọn những bạn là chỉ huy Đội cấp dưới), những bạn có
trách nhiệm có uy tín trong việc duy trì nền nếp...Nhóm thực hiện cho
chi đồn tập nghi thức, tập hát Quốc ca, Đoàn ca mỗi buổi sinh hoạt
10 phút, sinh hoạt lớp và duy trì nền nếp suốt buổi chào cờ.
c. Ý nghĩa của hoạt động đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Các hoạt động " tự quản" trên là một trong những hoạt động rất quan trọng
trong giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở các em học sinh những
phẩm chất, kỹ năng quý giá như:
 Giúp các em dần làm quen và có ý thức làm việc vì tập thể, rèn tính
kiên trì, tính độc lập, tình đồn kết, sự hợp tác nhóm của các em càng
thêm thắt chặt, gắn bó. Thơng qua việc chuẩn bị cho mỗi chương trình
chào cờ giúp các em rèn luyện kỹ năng hợp tác, chia sẻ, làm việc
nhóm, kỹ năng lãnh đạo của bản thân.
 Giúp các em thấu hiểu được một phần giá trị của lao động và nỗi vất
vả của người lao động từ đó hình thành những phẩm chất của người
lao động mới: Yêu lao động, quý trọng người lao động, giúp các em có
được các kỹ năng lao động phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị cho học
Trang 9


sinh các kỹ năng lao động cần thiết trong tương lai. Trên cơ sở đó xây
dựng cho học sinh ý thức siêng năng lao động, giúp các em biết lao
động, yêu lao động và quý sức lao động.
 Thông qua hoạt động trực ban nền nếp giúp các em nâng cao ý thức
rèn luyện phẩm chất đạo đức của bản thân, có trách nhiệm với tập thể
đồng thời giáo dục kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng
giao tiếp, ứng xử khi tiếp xúc với bạn bè, kỹ năng hợp tác, chia sẻ kinh
nghiệm trong trực ban, thể hiện tự tin trước đám đơng, đối diện, ứng
phó khó khăn trong cuộc sống và đặc biệt là kỹ năng đánh giá người

khác.
 Thơng qua việc tự mình thực hiện nghi thức chào cờ trang trọng giúp
các em thể hiện niềm yêu thương, lòng kiêu hãnh, tự hào khi được là
con dân đất Việt, đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn đối với các thế hệ
cha anh đi trước vì đã đổ xương máu hi sinh để đổi lấy độc lập tự do
cho đất nước. Từ đó mà giáo dục lý tưởng cách mạng, lòng tự hào dân
tộc cho mỗi học sinh.
 Thông qua các công việc như MC của chương trình, hoạt động biểu
diễn nghệ thuật trên sân khấu sẽ rèn luyện cho các em sự tự tin trước
đám đông, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt.
Đặc biệt phần thể hiện tài năng của bản thân mình có lẽ là phần hấp dẫn nhất
mỗi giờ chào cờ bởi đem lại nhiều hiệu quả giáo dục đặc biệt như: Ngoài việc giúp
ĐVTN rèn luyện kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trước tập
thể, nâng cao khả năng sáng tạo, tiếp cận các vấn đề mới trong đời sống xã hội mà
còn tạo ra sân chơi bổ ích cho ĐVTN, góp phần giáo dục đạo đức, phát triển năng
lực, bồi dưỡng năng khiếu, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của ĐVTN,
giúp cho ĐVTN giải tỏa bớt những căng thẳng sau những tuần học tập vất vả.
Thông qua những tác phẩm hay do các em thể hiện tài năng, năng khiếu của mình;
giúp các em tham gia tích cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể. Quan
trong hơn thông qua các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm hài, tiết mục múa, hát, ảo
thuật ....... với nội dung thời sự nóng bỏng của xã hội có ý nghĩa tuyên truyền rất
lớn sẽ giáo dục và nâng cao ý thức ĐVTN tránh xa những tai tệ nạn của xã hội,
không vi phạm pháp luật, sống có lý tưởng hồi bảo.
3.2. Các bước thực hiện một chương trình chào cờ tự quản

Trang 10


3.2.1. Đối với BCH Đoàn trường
Bước 1: Xây dựng và triển khai kế hoạch chương trình chào cờ tự quản trong năm.

Tùy số lớp, tùy điều kiện cơ sở vật chất nhà trường mà có thể lên kế hoạch
cho mỗi lớp tổ chức chương trình trong 1 hoặc 2 tuần.
Ví dụ minh họa cho kế hoạch chương trình chào cờ tự quản trong năm học 2017-2018 của
trường THPT Hậu Lộc 3
THÁNG

TG LAO ĐỘNG

CHI
ĐỒN

CHỦ ĐỀ GỢI Ý

THỜI GIAN
THỰC HIỆN

PHÂN CƠNG
DUYỆT

TRONG NĂM HỌC
09/2017

10/2017

11/2017

4/9/2017 - 17/9/2017

12B1


Chào năm học mới

18/9/2017

18/9/2017 - 1/10/2017

12B2

Ma túy, HIV trong học
đường

2/10/2017

2/10/2017-15/10/2017

12B3

Tình u và giới tính

16/10/2017

DŨNG

16/10/201729/10/2017

12B4

Văn hóa ứng xử của nữ 30/10/2017
sinh trong thời đại mới


DŨNG

30/10/201712/11/2017

12B5

Hội vui học tốt

13/11/2017

13/11/201726/11/2017

12B6

Tôn sư trọng đạo

27/11/2017

27/11/201710/12/2017

12B7

“HIV/AIDS – khơng có
ranh giới giữa chúng ta
và họ”

11/12/2017

11/12/201724/12/2017


11A2

Biển đảo q hương
em

25/12/2017

25/12/201707/01/2018

11A4

Sống ảo, tình u, giới
tính.

08/1/2018

08/1/2018-21/01/2018

11A5

Tác hại của khói thuốc
với cộng đồng.

22/1/2018

22/1/2018-4/2/2018

11A6

Cùng bạn nghèo đón

tết; Xuân yêu thương

5/2/2018

5/2/2018-18/2/2018

11A7

Nghỉ tết nguyên đán
15/2 đến  21/2

Không thực
hiện

19/2/2018-4/3/2018

10C1

Chào xuân mới

5/3/2018

12/2017

01/2018

02/2018

THAO
THAO


CHÂU
CHÂU
DŨNG

DŨNG
YẾN
YẾN
CHÂU

CHÂU

Trang 11


5/3/2018-18/3/2018

10C2

03/2018

04/2018

05/2018

06/2018

Môi trường: Tiếng gọi
của thiên nhiên và
hành động của chúng

ta.

19/3/2018

DŨNG

19/3/2018-1/4/2018

10C3

Văn hóa tham gia giao
thơng

2/4/2018

2/4/2018-15/4/2018

11A1

An tồn vệ sinh thực
phẩm “Thực phẩm bẩn
vấn nạn quốc gia”

16/4/2018

Hướng nghiệp: Đúng
ngành nghề- Sáng
tương lai

30/4/2018


16/4/2018-29/4/2018

11A3

DŨNG

THAO

THAO

30/4/2018-13/5/2018

10C4

Thanh niên với Bác Hồ 14/5/2018

DŨNG

14/5/2018-27/5/2018

10C5

Chuẩn bị tổng kết năm học

DŨNG

28/5/2018-10/6/2018

10C6


Lao động dọn vệ sinh

DƯƠNG

11/6/2018-24/6/2018

10C7

Lao động dọn vệ sinh

DƯƠNG

Bước 2: Thành lập Ban cố vấn chương trình
Gồm những đồng chí trong BCH Đoàn trường hoặc đội ngũ giáo viên nhà
trường số lượng 5 – 10 người tùy điều kiện từng trường. Những đồng chí được
chọn có năng khiếu nghệ thuật, có kinh nghiệm tổ chức các chương trình ngoại
khóa sẽ thực hiện cố vấn, giúp đỡ cho các chi đoàn khi gặp khó khăn trong thực
hiện.
Bước 3: Thu kế hoạch và đăng ký chủ đề, thời gian thực hiện các giờ chào cờ tự
quản từ các Chi đoàn
Trên cơ sở đã triển khai kế hoạch BCH Đoàn trường sẽ cho các Chi đoàn xây
dưng kế hoạch và đăng ký chủ đề các chương trình chào cờ tự quản của mình, có
thể theo gợi ý như kế hoạch hoặc khác. Nếu trùng chủ đề BCH Đoàn trường sẽ điều
chỉnh. Thời gian đăng ký tuần 01 của năm học.
Bước 4: Duyệt kế hoạch thực hiện và hỗ trợ, tư vấn tập luyện cho các chi đồn
hàng tháng.
(Bí thư hoặc phó bí thư Đồn trường sẽ phân công các thành viên trong Ban
cố vấn tham gia góp ý, chỉnh sữa theo từng tuần.)


Trang 12


Bước 5: Hỗ thực hiện và đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm, cộng trừ điểm thi đua
các Chi đoàn
- Các thành viên Ban cố vấn được phân công sẽ hỗ trợ trực tiếp các em thực hiện
trong giờ chào cờ.
- Nhận xét, đánh giá mặt đạt được, chưa đạt được của giờ chào cờ đã thực hiện.
- Tính điểm thi đua cho mỗi chi đoàn:
+ Cộng điểm nếu thực hiện tốt.
+ Trừ điểm ở các mức độ nếu thực hiện chưa tốt.
- Cuối mỗi kỳ phải tổng kết, nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm chung cho tất cả
các giờ đã thực hiện
3.2.2. Đối với Chi đoàn học sinh
Bước 1: Chủ động nắm vững kế hoạch thực hiện chương trình giờ chào cờ tự quản
do Đồn trường triển khai đầu năm.
Bước 2: Thống nhất tại Chi đoàn để chọn chủ đề, chọn thời gian thực hiện để đăng
ký với Đoàn trường ngay từ đầu năm học.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho chương trình chào cờ tự quản mà mình
đã đăng ký, duyệt với Đồn trường trước chương trình chào cờ dự định thực hiện 1
tháng.
Bước 4: Tổ chức lao động dọn vệ sinh khu vực sân trường và tập luyện nội dung
tiết chào cờ theo kế hoạch chi đoàn đã đăng ký.
Bước 5: Đăng ký lịch tổng duyệt, tổng hợp nền nếp từ sổ trực để xếp loại thi đua
chi đồn, tổng duyệt chương trình với Đoàn trường
(Đối với Đoàn trường THPT Hậu Lộc 3 thường vào chiều thứ 5 của tuần trước khi
thực hiện giờ chào cờ)
Bước 6: Tiến hành tổ chức tiết chào cờ tự quản(45 phút) đã đăng ký theo khung
chung
STT


NỘI DUNG

1

Ổn định tổ chức, nghi lễ
chào cờ hát quốc ca.

THỜI
GIAN

5 phút

THỰC HIỆN

Nhóm tập luyện Nghi thức, chào cờ,
hát quốc ca, duy trì nền nếp buổi
Trang 13


2

(Tồn trường hát quốc ca
khơng nhạc)

chào cờ

Đánh giá, tổng kết nền nếp
Dạy và học, trao thưởng
nền nếp.


MC chương trình nhận xét đánh giá
kết quả nền nếp, mời Ban giám hiệu
lên trao cờ thi đua tuần và phần
thưởng cho các chi đoàn xuất sắc.

5 phút

3

Triển khai kế hoạch tuần
học mới

4

Hoạt động sinh hoạt vui
MC chương trình và nhóm tập luyện
chơi và thể hiện tài năng 30 phút và thể hiện tài năng quần chúng
quần chúng

5

Kết thúc chương trình

5 phút

Đại diện Ban giám hiệu nhà trường

MC chương trình


4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau 5 năm xây dựng, tổ chức và thực hiện chương trình đến nay tồn trường
đã có 106 chương trình chào cờ tự quản đã thực hiện trong đó: 93 giờ được đánh
giá là thực hiện rất tốt, nhiều ý nghĩa mang tính tuyên truyền giáo dục cao, 9 giờ
thực hiện ở mức độ khá, 4 giờ thực hiện ở mức độ trung bình đảm bảo yêu cầu.
Những hiệu quả đạt được sau bốn năm thực hiện:
- Thông qua các hoạt động tự quản mà học sinh tự tổ chức thực hiện trên cơ
sở sự hướng dẫn giúp đỡ của Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm mà rèn luyện các
kỹ năng lao động, biết yêu quý lao động, hiểu được giá trị của lao động, chuẩn bị
cho học sinh các kỹ năng lao động cần thiết trong tương lai. Đặc biệt là rèn luyệt kỹ
năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trước tập thể, nâng cao khả năng
sáng tạo, tiếp cận các vấn đề mới trong đời sống xã hội... Các chương trình chào cờ
tự quản đã thực sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu hàng tháng cho mọi
ĐVTN niên và cán bộ giáo viên trong tồn trường.
- Thơng qua các giờ chào cờ giúp các em học sinh trở nên tự tin hơn rất
nhiều trong giao tiếp, luôn cháy hết mình trong các hoạt động tập thể. Đặc biệt hơn
thơng qua chương trình trang bị cho các em nhiều kiến thức về pháp luật, an tồn
giao thơng, sức khỏe sinh sản vị thành niên, truyền thống yêu nước, tự tôn, tự hào
dân tộc.....

Trang 14


- Điều đạt được lớn nhất đây là chương trình đã lơi cuốn khơng chỉ các em
có học lực khá giỏi mà các em có học lực yếu, kém, học lực trung bình lại là những
em tích cực tham gia nhất. Vì vậy mà tình trạng bỏ học, trốn học đã giảm hẳn. Các
em có động lực đến trường.
- Ngồi ra thơng qua chương trình cịn tăng cường tình đồn kết gắn bó, giúp
đỡ lẫn nhau giữa các ĐVTN trong chi đồn và các chi đồn trong trường.

- Thơng qua hoạt động này giúp Đồn trường có thể phát hiện những phẩm
chất, tài năng của ĐVTN từ giúp các em định hướng được nghề nghiệp trong tương
lai cho bản thân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giúp học sinh rèn kĩ năng sống là một trong những hoạt động giáo dục có ý
nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ độc lập, linh

Trang 15


hoạt, sáng tạo nó góp phần phát triển trí thơng minh, nó hình thành các phẩm chất
tốt đẹp của người lao động mới như : cẩn thận, cần cù, ý chí vượt khó khăn, tác
phong làm việc khoa học. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện
cho học sinh, nhằm đạt được những mục tiêu: Học để biết, Học để làm, Học để
khẳng định mình, Học để chung sống. Điều quan trọng để rèn kĩ năng sống là giúp
học sinh biết cách giải quyết các vấn đề thường gặp trong học tập cũng như trong
cuộc sống hàng ngày. Khả năng ứng xử nhanh, chính xác sẽ làm cho học sinh tự tin
trong cuộc sống hơn.
Từ việc áp dụng chương trình "Chào cờ tự quản hàng tuần" tại trường THPT
Hậu Lộc 3 bắt đầu từ năm học 2013-2014 đến nay đã cho thấy hiệu quả giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh trong nhà trường được nâng cao rõ rệt, học sinh nhà trường
hầu hết năng động, học sinh học tập chăm chỉ, tích cực, nền nếp dạy và học ln
được duy trì ổn định qua mỗi năm. Kỹ năng sống của học sinh trong nhà trường
ngày càng nâng cao chính là yếu tố quan trọng để thúc đẩy chất lượng giáo dục nhà
trường ngày càng tiến bộ. Điều này cũng cho thấy trong công tác giáo dục kỹ năng
sống nếu biết cách vận dụng đúng phương pháp, gắn liền với thực tiễn, phù hợp với
tâm lí, lứa tuổi của học sinh sẽ đem lại hiệu quả ngồi mong đợi.
2. Kiến nghị.

Qua những vấn đề vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta thấy rằng các hoạt động
ngoại khóa rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Nhà
trường THPT cần tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa quy mơ và phong
phú hơn nữa, huy động sự tham gia của nhiều học sinh và giáo viên hơn. Với chủ
trương xã hội hóa giáo dục như hiện nay, nhà trường, sở giáo dục và đào tạo có thể
tăng cường đầu tư kinh phí cho các hoạt động này ngày càng có hiệu quả hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm từ thực tế công tác xin được chia sẻ với thầy
cô, các cán bộ đồn, rất mong  sự đóng góp thêm cho sáng kiến này được hoàn
thiện hơn nữa. Mong rằng sẽ phần nào giải quyết được vướng mắc của thầy cô
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 16



×