Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) sử dụng atlat địa lý việt nam trong giảng dạy phần địa lý dân cư chương trình địa lý 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.31 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG
GIẢNG DẠY PHẦN ĐỊA LÍ DÂN CƯ
(CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 12 – THPT)

Người thực hiện: Trương Thị Hoa
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc mơn Địa lý

THANH HĨA, NĂM 2018


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU........... ……………………………….....………………
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………..……......……………
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………….....…….……
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....……………………...…….……….......
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................
2. NỘI DUNG ………………………………….………....................
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề…………………………….....…..……..
2.2. Thực trạng của vấn đề………………………………...…..………
23. Giải pháp và tổ chức thực hiện………………………....………….
2.4 Hiệu quả ...........................................................................................
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………….………………………...



Trang
1
1
1
2
2
3
3
3
3
14
15


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giảng dạy mơn địa lí nói chung và địa lí lớp 12 nói
riêng , giáo viên đã rất chú trọng đến việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong
giảng dạy.
Atlat Địa lí Việt Nam được xem như là “cuốn sách giáo khoa” thứ hai, mang lại
hiệu quả cao, giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức, ít phải ghi nhớ một cách
máy móc lại hấp dẫn cho học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.
Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giờ dạy khơng cịn là vấn đề mới,
nhưng cũng chưa phải phổ biến. Trên thực tế còn rất nhiều giáo viên chưa chú
trọng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giờ dạy, chưa hướng dẫn học sinh hoặc
chưa có phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Vì vậy
học sinh chưa thấy vai trị và tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong việc
học mơn địa lí.
Hiện nay, các kỳ thi cuối học kì, kỳ thi THPT Quốc gia của bộ mơn Địa lý đều

có nội dung địi hỏi học sinh phải biết vận dụng Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác
kiến thức về tự nhiên, dân cư, các vấn đề kinh tế, ...đáp ứng yêu cầu của đề bài.
Cùng với Sách giáo khoa, Atlat Địa lí Việt Nam là nguồn cung cấp tri thức,
thông tin tổng hợp và hệ thống hóa nội dung, giúp giáo viên đổi mới phương pháp
dạy học, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu. Atlat Địa lí Việt Nam là phương
tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng, cũng như hỗ trợ rất lớn cho các em trong các
kì thi mơn Địa lí. Do vậy, Atlat Địa lí Việt Nam là khơng thể thiếu trong giảng dạy
và học tập Địa lí lớp 12 – THPT.
Với những lí do trên, tơi đã chọn đề tài: “ Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong
giảng dạy Phần Địa lí Dân cư” - CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 12-THPT
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Thực hiện đề tài “ Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy Phần
Địa lí Dân cư” tơi hướng tới mục đích:
- Cần xác định cho học sinh hiểu rằng: Nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học,
nhiều kiến thức trong Atlat sẽ bị bỏ sót, đặc biệt là các kiến thức về sự phân bố cụ
thể, mối quan hệ về mặt khơng gi cao, cao hơn mức trung bình cả nước,
mật độ phổ biến từ 2001 – 500 người/km2.
Nguyên nhân: Do đây là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí địa lí, địa
hình, tài ngun đất, sinh vật, khoáng sản,...), là vùng kinh tế phát triển nhất cả
nước.
+ Trong vùng sự phân bố dân cư cũng không đều:
Khu vực phía nam của vùng có mật độ dân số cao nhất: trên 500 người/km 2,
đặc biệt có bộ phận cao đến trên 2000 người/km2 (TP Hồ Chí Minh, Biên Hịa,...).
Ngun nhân: Đây là khu vực có mức độ tập trung sản xuất công nghiệp, dịch vụ
cao, cơ sở hạ tầng phát triển,...
Khu vực phía bắc của vùng có mật độ thấp hơn, từ 50 – 500 người/km 2, nơi
thấp nhất chỉ đạt từ 50 – 100 người/km 2 (Tây Ninh, Bình Phước,...). Nguyên nhân:
Đây là khu vực hoạt động kinh tế nông – lâm là chủ yếu, các ngành cơng nghiệp và
dịch vụ cịn hạn chế.
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải

thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.

Trang 10


* Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vị trí, các tỉnh , thành phố vùng Tây
Nguyên, khái quát một số nét về tự nhiên. Sau đó cho học sinh xây dựng bài, trả
lời.
* Giáo viên củng cố :
- Khái quát:
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk lắk, Đắk nông, Lâm
Đồng) nằm trên hệ thống cao nguyên xếp tầng rộng lớn.
- Đặc điểm phân bố:
+ Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước,
với mật độ phổ biến từ 50 – 100 người/km 2. Nguyên nhân: Tây Ngun có địa hình
cao, là vùng kinh tế phát triển hạn chế, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và
lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn,...
+ Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư khơng đều, với 5 cấp phân
bố: cấp cao nhất lên tới 501 – 1000 người/km2và thấp nhất là dưới 50 người/km2.
Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Chứng minh rằng Việt Nam là nước nhiều dân tộc
b. Cho biết các ngữ hệ và các nhóm ngơn ngữ của nước ta
c. Giải thích tại sao Nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các
vùng đồng bào dân tộc.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức theo yêu cầu của câu hỏi qua
Atlat trang 16 và kiến thức đã học.
* Gọi lần lượt 3 học sinh trả lời theo 3 ý.
* Giáo viên củng cố:
a. Việt Nam là nước có nhiều dân tộc:
Nước ta có 54 dân tộc anh em. Theo số liệu Tổng điều tra dân số tại thời điểm 1

- 4 năm 2009 (bảng số liệu trang 16) :
- Dân tộc Kinh (dân tộc Việt) có gần 73,6 triệu người, chiếm 85,6% dân số
- Một số dân tộc ít người có dân số khá đông:
+ Tày gần 1,63 triệu người
+ Thái 1,55 triệu người
+ Mường gần 1,27 triệu người
+ Khơ me 1,26 triệu người
+ Hmông gần 1,07 triệu người

Trang 11


Trang 12


b. Các ngữ hệ và các nhóm ngơn ngữ của nước ta:
Các dân tộc của nước ta thuộc 5 ngữ hệ với 8 nhóm ngơn ngữ:
- Ngữ hệ Nam Á:
+ Nhóm ngơn ngữ Việt – Mường: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt
+ Nhóm ngơn ngữ Mơn – Khơ me: Khơ me, Ba-na, Xơ-đăng, Hrê, Cơ-ho,
Mnông, Xtiêng, Khơ-mú, Bru-Vân kiều, Cơ-tu, Giẻ-triêng, Tà-ôi, Mạ, Co, Chơ-ro,
Xinh-mun, Kháng, Mảng, Brâu, Rơ-măm, Ơ-đu.
- Ngữ hệ Hmông – Dao : Hmông, Dao, Pà-Thẻn
- Ngữ hệ Thái – Kađai:
+ Nhóm ngơn ngữ Tày – Thái : Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự,
Bố Y
+ Nhóm ngơn ngữ Ka-Đai: La Chí, La Ha, Cơ Lao, Pu Péo
- Ngữ hệ Nam Đảo: Gia-Rai, Ê-Đê, Chăm, Ra-giai, Chu-ru.
- Ngữ hệ Hán – Tạng:
+ Nhóm ngơn ngữ Hán: Hoa, Sán Dìu, Ngái

+ Nhóm ngơn ngữ Tạng – Miến: Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lơ Lơ, Cống, Si La.
c. Nhà nước rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân
tộc vì:
- Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở các vùng trung du và miền núi. Đó là
những nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhưng cơ sở hạ tầng chưa phát
triển, kinh tế còn lạc hậu, lại thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động có kĩ thuật.
Vì thế đời sống của nhân dân các dân tộc vùng cao cịn gặp nhiều khó khăn.
- Góp phần xóa bỏ sự cách biệt về trình độ phát triển giữa vùng đồng bằng với
trung du và miền núi. Đây được coi là một chủ trương lớn nhằm xóa đói, giảm
nghèo và cũng chính là cơ sở để củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em,
giữ vững an ninh, quốc phòng vùng biên giới.
Câu 10. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 16, dân tộc có số dân đơng thứ 2 ở
nước ta là
A. Tày.
B. Thái.
C. Mường.
D. Khơ me
Câu 11. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết số lao động hoạt
động trong khu vực I năm 2007 là
A. 53,9%
B. 57,2%
C. 65,1%
D. 71,2%
Câu 12. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, các đô thị đặc biệt của nước ta là
A. Hà Nội - Hải Phòng.

Trang 13


B. Hải Phịng – Tp. Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh.
D. Hà Nội – Đà Nẵng.
Câu 13. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, số dân thành thị của nước ta năm
2007 là
A. 18,8 triệu người.
B. 18,77 triệu người.
C. 22,34 triệu người.
D. 23,37 triệu người.
Câu 14. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, tỉ lệ lao động làm việc trong khu
vực I, khu vực II, khu vực III lần lượt là
A. 53,9%; 20,%; 26,1%.
B. 53,9% ; 26,1%; 20,0%.
C. 20,0%; 53,9%; 26,1%.
D. 26,1%; 53,9%; 20,0%.
Câu 15. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, các đô thị loại 1 của nước ta là
A. Hải Phòng - Huế - Đà Nẵng.
B. Hà Nội - Hải Phòng – Đà Nẵng.
C. Hà Nội – Đà Nẵng – Tp. Hồ Chí Minh.
D. Hải Phịng – Đà Nẵng – Biên Hòa.
2.4. Hiệu quả
Với phương pháp và cách làm trên, tơi thấy có sự chuyển biến tích cực về chất
lượng học tập của học sinh , nhất là đối với những em dự thi THPT Quốc gia tự tin
hơn về kĩ năng làm bài phần khai thác Atlat Địa lí Việt nam . Học sinh tích cực,
chủ động hơn trong học tập và ôn luyện thi, tự học và nghiên cứu thêm, chịu khó
tìm hiểu kiến thức để hoàn thiện nội dung và phương pháp làm bài, xác định đề và
kĩ năng làm bài ngày càng chuẩn hơn với yêu cầu của đề bài.
Kết quả thực tế là đã góp phần tạo nên chất lượng học sinh của các lớp sử dụng
Atlat Địa lí Việt nam trong giảng dạy như sau:
Lớp
Giỏi

Khá
Trung bình
Yếu
12 A3
9,5%
80,5%
10%
0
12 A6
36,2%
60,8%
3%
0
12 A8
9,5%
81,4%
9,1%
0

Trang 14


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
- Đề tài “ Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy Phần Địa lí Dân cư” CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 12-THPT có ý nghĩa thực tiễn, khả năng ứng dụng cao, đáp
ứng được nhu cầu học tập, ôn luyện phần Địa lí dân cư của học sinh.
- Tơi sẽ tiếp tục phát triển phương pháp ôn luyện đề tài này ở những vấn đề khác
của Địa lý 12 để hoàn thiện cho học sinh kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
được tốt hơn nữa. Hi vọng đề tài này sẽ nhận được sự góp ý của đồng nghiệp trong
Tỉnh để bộ môn Địa lý ngày càng hấp dẫn hơn, thu hút được học sinh tích cực học

tập, tìm hiểu nghiên cứu và góp phần thành cơng cho các em trong các kì thi cấp
Tỉnh, cấp Quốc gia.
* Kiến nghị :
Bộ mơn Địa lí có vai trị rất quan trọng trong học tập ở Nhà trường cũng như
ngoài thực tế của học sinh, nó tạo tư duy kiến thức không gian, mối liên hệ nhân
quả giữa các hiện tượng địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trang bị cho học sinh kĩ
năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam là rất cần thiết trong những tiết học có liên
quan. Vì thế, tơi kiến nghị :Bộ Giáo dục nên gửi về cho các trường phổ thông các
trang Atlat điện tử cập nhật hàng năm để giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong
giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Hoằng Hóa, Ngày 25/5/2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, khơng sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Trương Thị Hoa

Trang 15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa Địa lí 12 ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
[2]. At lát Địa lý Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
[3]. Hướng dẫn học và khai thác Atlát Địa lý Việt Nam
( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

[ 4]. Bộ đề mơn Địa lí ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Trang 16



×