Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG môn GDCD cho học sinh lớp 12 qua phần công dân với pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.97 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 2
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………….. 2
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………..……………. 2
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………….………………. 3
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………. 3
II. NỘI DUNG………………………………………………………….…….. 3
1. Cơ sở lí luận……………………………………………..…………………3
2. Thực trạng của vấn đề…………………………………………………….. 4
3. Các giải pháp đã sử dụng…………………………………………………..5
3.1. Sử dụng câu chuyện pháp luật để giới thiệu bài……………………….5
3.2. Sử dụng câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến thức…6
3.3. Sử dụng câu chuyện pháp luật để làm rõ kiến thức bài học…………...7
3.4. Sử dụng câu chuyện pháp luật để củng cố nội dung bài học…………10
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………..11
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………………13
1. Kết luận………………………………………………………………….. 13
2. Kiến nghị………………………………………………………………. . 14

1


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết TW2 Khóa 8 đã nhấn mạnh: “Muốn tiến hành CNH, HĐH
thắng lợi phải phát triển mạnh mẽ GD&ĐT, phát huy nguồn lực con người” [1].
Qua đó ta nhận thấy được trọng trách to lớn của sự nghiệp giáo dục. Từ thực
tiễn đã đặt ra yêu cầu cho nghành giáo dục nước nhà phải đổi mới để đáp ứng
kịp thời với quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong đó,
việc: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, là nhiệm vụ trọng
tâm hàng đầu” [2]. Vì vậy giáo dục cần phải có chiến lược để phát huy mặt tích


cực và hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nền kinh tế hội nhập đang tác động lớn
đến đạo đức lối sống, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh THPT.
Cùng với sự đổi mới của nghành giáo dục nói chung thì mơn học GDCD
không ngoại lệ. Môn học này, cần đổi mới cả về hình thức và các phương pháp
dạy học khác nhau để giúp học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng có
thể lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất và chuẩn bị bước vào kì thi
THPTQG.
Với nhiều năm giảng dạy môn GDCD ở các lớp 12, Tôi nhận thấy một
điều là hầu hết các em chưa có hứng thú với mơn học. Hơn nữa nội dung
chương trình GDCD 12 với chủ đề: “Cơng dân với pháp luật”, thường liên quan
đến rất nhiều điều luật khó nhớ và bài học thì dài. Nhiều nội dung thuộc các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội nên muốn giải quyết được, các em cần phải
có kiến thức và kĩ năng nhưng thực tế thì các em cịn yếu và thiếu về kiến thức
pháp luật. Bởi thế để tránh sự nhàm chán trong việc tiếp cận kiến thức pháp luật,
tạo hứng thú cho các em tìm hiểu về điều luật, ở một số lớp trong các tiết dạy
Tôi đã “Sử dụng câu chuyện pháp luật” vào giảng dạy cho học sinh với mục
đích khắc sâu kiến thức, tạo hứng thú tránh sự nhàm chán, giúp học sinh nắm
bài tốt hơn và ghi nhớ nhanh hơn. Qua đó sẽ trang bị đầy đủ kiến thức để các em
có tâm thế chủ động vững vàng bước vào kì thi THPTQG.
Mỗi một giáo viên sẽ có cách dạy riêng để nâng cao hiệu quả học tập cho
học sinh và từ đó giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi THPTQG. Bản thân
tôi với hơn 10 năm giảng dạy môn học này và 2 năm đứng ôn thi THPTQG môn
GDCD cho các em lớp 12, Tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm về việc dạy
học môn GDCD tại trường THPT Ngọc Lặc với đề tài: “Sử dụng câu chuyện
pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG môn GDCD cho học sinh lớp 12 qua
phần công dân với pháp luật”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài: “Sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG môn
GDCD cho học sinh lớp 12 qua phần công dân với pháp luật” nhằm:
- Nghiên cứu việc dùng câu chuyện pháp luật vào giảng dạy môn GDCD

12 và đề xuất một số kinh nghiệm nhằm vận dụng phương pháp này đạt hiệu quả
cho việc ôn thi THPTQG.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng
môn học GDCD trong nhà trường THPT.
2


- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến phương
pháp sử dụng câu chuyện pháp lật vào ôn thi THPTQG môn GDCD cho học
sinh lớp 12, qua phần: Công dân với pháp luật.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu về việc: “Sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi
THPTQG cho học sinh lớp 12 qua phần Công dân với pháp luật”.
Phạm vi đề tài này giới hạn nghiên cứu học sinh các lớp 12 chuẩn bị thi
THPTQG mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy: 12A4, 12A5,12A9,12A10
( năm học 2016-2017); 12A2, 12A3, 12A7,12A9 (năm học 2017-2018)
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên xây dựng cơ sở lý thuyết: Đây là nhóm phương pháp
nhằm mục đích thu thập thơng tin liên quan đến đề tài bằng cách đọc tài liệu,
phân tích và tổng hợp các thông tin.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: là phương pháp sử
dụng phiếu trắc nghiệm phát cho học sinh và thu về phân tích kết quả. Hoặc giáo
viên đặt câu hỏi trực tiếp cho học sinh về những vấn đề liên quan đến đề tài và
ghi lại ý kiến.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sau khi tổ chức thực nghiệm các kết quả
được thu thập thống kê và đưa ra kết quả đánh giá cụ thể về số liệu phân loại
học sinh đạt tỉ lệ tốt nghiệp THPTQG môn GDCD khi vận dụng phương pháp:
“Sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG môn GDCD cho
học sinh lớp 12 qua phần công dân với pháp luật”.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiêm.
1.1. Quan niệm về phương pháp sử dụng câu chuyện pháp luật
Theo Tâm lý học dạy học thì phương pháp dạy học là hình thức và cách
thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác
định nhằm đạt được mục đích dạy học [1].
Phương pháp sử dụng câu chuyện pháp luật là phương pháp dạy học
mà giáo viên sẽ sử dụng những câu chuyện phản ánh những sự việc, những hành
động việc làm có thật diễn ra trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày của con
người, được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh,
đài truyền hình hoặc ở các tạp chí, sách báo, trên mạng…Qua câu chuyện pháp
luật học sinh có thái độ, ý kiến của riêng mình. Từ đó các em sẽ tìm thấy hứng
thú mới trong học tập, các em tự rút ra bài học cho bản thân, đồng thời biết điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống và biết cách giải
quyết vấn đề trong cuộc sống.
1.2. Vai trò của câu chuyện pháp luật
Câu chuyện pháp luật góp phần hình thành cho học sinh những phương
pháp học tập tích cực, năng động, sáng tạo, giúp cho học sinh hiểu sâu nhớ lâu
kiến thức pháp luật. Bằng những câu chuyện có thật, học sinh sẽ hứng thú tìm
3


tịi các tình tiết, cách giải quyết và phán đốn phù hợp với thực tiễn. Vì tính thực
tiễn của câu chuyện pháp luật rất cao nên sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái
độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lý nhất.
Sử dụng câu chuyện pháp luật ngắn gọn, hấp dẫn sẽ là phương pháp hiệu
quả để tạo cho các em học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu
sắc và niềm hứng thú, sự say mê sáng tạo với môn học…Đồng thời, giúp các em
củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học một cách hiệu
quả nhất.
Qua việc sử dụng các câu chuyện pháp luật giúp các em có cái nhìn thiết

thực hơn về cuộc sống của bản thân và sẽ tạo ra khơng khí giờ học sơi nổi, học
sinh rèn luyện cho mình được tinh thần hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau để giải quyết
nội dung bài học.
Ngoài ra khi đưa câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG cho học
sinh lớp 12 sẽ giúp các em tiếp thu bài có hiệu quả hơn và giảm bớt sự khô khan
của môn học.
2. Thực trạng của vấn đề
Bộ môn GDCD trong những năm vừa qua đã được sự quan tâm, chỉ đạo
sát sao, được nhìn nhận đánh giá đúng tầm quan trọng của bộ môn trong hệ
thống giáo dục quốc dân, nhất là giáo dục tư cách, đạo đức, lối sống cho học
sinh. Từ phía học sinh thì lại dường như không mấy mặn mà với môn học, điều
này đã “trở thành “nếp”, tạo nên sức ì về mặt tâm lý mà muốn khắc phục khơng
phải dễ”[1]. Có nhiều lý do để lý giải, nhưng chủ yếu là do học sinh quan niệm
môn GDCD là môn “phụ”. Hơn nữa, từ năm học 2016-2017 trở về trước môn
học này không có tên trong các kì thi quan trọng như thi Tốt nghiệp THPT hay
thi Đaị học, cao đẳng nên học sinh lớp 12 thường chỉ học để đủ điểm, mà bỏ qua
vấn đề suy ngẫm, tìm hiểu sâu kiến thức sau mỗi bài học. Bên cạnh đó, một số
trường thường đẩy nhanh việc dạy học nhằm kết thúc sớm môn GDCD và để
dành thời gian cho môn học khác cần thiết cho thi Đại học, cao đẳng. Chính vì
vậy mà việc học mơn GDCD rơi vào tình trạng bị động đối phó.
Về phía người dạy, qua thực tế có thể nhận thấy, phần lớn giáo viên vẫn
lên lớp bằng phương pháp xưa cũ: thầy đọc trò chép, tạo cảm giác mệt mỏi, thụ
động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Một số giáo viên khác
chưa thực sự quan tâm, đầu tư trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp.
Từ năm học 2016-2017, môn GDCD đã được Bộ GD&ĐT quyết định đưa
vào tổ hợp Khoa học xã hội để thi và xét tốt nghiệp cho kì thi THPTQG. Đây
vừa là cơ hội lại vừa là thách thức. Và thực tế cũng chưa có nhiều trường, nhiều
ngành nghề lựa chọn xét tuyển môn GDCD nên đa số học sinh chưa thực sự coi
trọng, chưa chú tâm học tập bộ mơn này và mơn học vẫn cịn bị xem nhẹ.
Hiện tại, bộ môn GDCD đã và đang phải “gánh” thêm quá nhiều nội dung

khác được đưa vào lồng ghép trong mơn học như: Giáo dục giới tính, Sức khỏe
sinh sản kế hoạch hóa gia đình, Kĩ năng sống, Bảo vệ môi trường, Giáo dục
pháp luật, Giáo dục về an tồn giao thơng, Giáo dục chính sách quốc phịng... Vì
thế, nhiều giáo viên cho biết việc giảng dạy nhiều lúc rất nặng tính hình thức và
4


hiệu quả truyền đạt tới học sinh chưa đạt được kết quả như mong muốn dẫn đến
chất lượng thi THPTQG chưa được đáp ứng như mong đợi.
Bên cạnh đó, thực trạng về việc chấp hành pháp luật của lứa tuổi học sinh
THPT hiện nay còn nhiều yếu kém. Các vụ vi phạm pháp luật do học sinh THPT
gây ra chiếm tỉ lệ lớn. Bởi lẽ độ tuổi các em tuy khơng cịn là trẻ em nhưng lại
chưa thực sự trở thành người lớn nên các em rất nhạy cảm. Luôn mốn khẳng
định mình bằng mọi cách, bằng bất cứ việc làm nào. Trong đó có khơng ít việc
làm sai, việc làm vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật mà ngay bản thân các
em cũng chưa thể nhận ra. Chính điều đó, Tơi tự nhận thấy cần phải giáo dục
hơn nữa ý thức pháp luật cho các em. Qua câu chuyện pháp luật có thực được
đưa vào giảng dạy sẽ giúp các em tự nhận thức, tự đánh giá được đâu là việc làm
đúng, đâu là việc làm sai. Để từ đó các em nâng cao được kĩ năng sống, biết rút
kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày và biết tránh xa các hành vi vi
phạm pháp luật.
Xuất phát từ thực trạng trên dẫn đến tính hiệu quả của môn học này là
chưa cao. Với tư cách là giáo viên giảng dạy môn học GDCD, Tôi thấy mình
cần phải có trách nhiệm tìm ra những giải pháp nhằm tạo ra hứng thú trong học
tập và nâng cao hiệu quả giáo dục môn học GDCD với học sinh lớp 12, Tôi đã
sử dụng công nghệ thông tin và áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới
đặc biệt là sử dụng các câu chuyện pháp luật lồng ghép khi dạy phần Công
dân với pháp luật cho học sinh lớp 12, để học sinh có thể hiểu sâu nhớ lâu kiến
thức pháp luật. Từ đó các em có thêm niềm tin, thực sự chủ động để bước vào
kì thi THPTQG.

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Sử dụng câu chuyện pháp luật để giới thiệu bài.
Thay thế cho cách giới thiệu bài thông thường bằng phương pháp thuyết trình,
giáo viên có thể sử dụng một câu chuyện pháp luật để gây hứng thú cho học sinh
bước vào bài mới.
Ví dụ 1: Để dẫn học sinh vào Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tơn
giáo”, giáo viên có thể sử dụng câu chuyện sau:
Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ tại Ngọc Lặc
Ngày 20/3/2018, công an huyện Ngọc Lặc đã lập biên bản đối với Nguyễn
Văn Đơng (SN 1993, ngụ huyện Khối Châu, tỉnh Hưng Yên) và Trần Thị
Huyền Trang ( SN 1995, ngụ huyện Lý Nam, tỉnh Hà Nam) đang tổ chức rao
giảng về Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ trái pháp luật tại huyện Ngọc Lặc. Tại
điểm rao giảng có trên dưới 10 người, họ mở nhạc có lời và tài liệu khơng có
nguồn gốc xuất xứ, tự in, tự chế để rao giảng [1].
(Theo báo Người lao động)
- Sau khi kể cho học sinh nghe câu chuyện, giáo viên đặt ra câu hỏi:
Em có nhận xét gì về cách thức hoạt động của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ tại
Ngọc Lặc?
- Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu chuyện.
Học sinh trình bày ý kiến của mình.
5


- Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ
sung kết luận: cách thức hoạt động của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ là trái với
nội dung quy định của pháp luật nước ta về quyền bình đẳng giữa các tơn giáo.
Vậy nội dung cụ thể như thế nào về quyền bình đẳng giữa các tơn giáo thì ta
cùng tìm hiểu Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo”.
Ví dụ 2: Để dẫn học sinh vào Bài 4: Quyền bình đẳng của cơng dân trong
một số lĩnh vực của đời sống xã hội”, giáo viên có thể sử dụng câu chuyện sau:

Mẹ nỡ tâm vứt con chưa đầy tuổi .
Đêm 28/11, một góc phố thuộc huyện Liên Chiểu( Đà Nẵng) xóm xơn xao
khi chị Na xốc nách cháu Trần Đức tầm 7-8 tháng tuổi, chạy thẳng xuống tầng
một và vứt cháu vào cái nôi tre kéo xềnh xệch trên mặt đường. Nhiều lúc nôi lắc
lư, ngả nghiêng ngả ngửa mà chị Na vẫn không dừng tay, mặc cho trong nơi
cháu Đức khóc thét. Lúc đó chồng chị Na ra can ngăn thì bị chị Na tấn cơng,
cào rách mặt. Chỉ khi cơng an phường đến thì vụ việc mới được giải quyết. Đây
không phải là lần đầu người phụ nữ này hành hạ con. Trước đó rất nhiều lần
chị ta đã ném con vào lề đường, bụi rậm [1].
( Vietnamnet.vn, ngày 30/11/2009).
- Sau khi kể cho học sinh nghe câu chuyện, giáo viên đặt ra câu hỏi: Em có nhận
xét gì về hành vi của chị Na?
- Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu chuyện.
Học sinh trình bày ý kiến của mình.
- Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ
sung kết luận: Như vậy qua việc làm của chị Na, cho ta thấy đó là hành vi vi
phạm pháp luật. Mà cụ thể hơn là hành vi xâm phạm vào quyền bình đẳng giữa
cha mẹ và con cái. Đây là một trong những nội dung của bài học 4: “ Quyền
bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội”, sau đây
chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài.
3.2. Sử dụng câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến thức.
Nội dung câu chuyện ở đây có thể khơng phải là nội dung chung của toàn bài
mà chỉ là một câu chuyện mang một nội dung của một đơn vị kiến thức. Dẫn dắt
theo lối này là một cách làm có hiệu quả, tạo cho học sinh sự bất ngờ, thu hút
được sự chú ý của các em.
Ví dụ 1: Ở Bài 4: Quyền bình đẳng của cơng dân trong một số lĩnh vực
của đời sống xã hội”, để dẫn học sinh vào nội dung 1b: Bình đẳng trong hơn
nhân và gia đình”, Giáo viên dùng câu chuyện pháp luật:
Giết chồng vì 10 ngàn đồng
Ngày 1/7/2015 chị Lê Thị Thủy đi bốc vác một buổi được 20 ngàn đồng,

cất trong túi áo treo trên tường. Sau bữa cơm chị vào lấy tiền đi trả nợ thì phát
hiện bị mất 10 ngàn đồng. Nghĩ ngay là chồng lấy, chị bèn hỏi chồng nhưng
chồng chị lại chối. Thủy tức giận nắm cổ áo chồng và kéo vào phòng khách. Do
bị teo chân nên chồng chị - anh Sơn ngã xuống nhà. Lúc này chị Thủy hỏi lại
một lần nữa, đồng thời dùng chân đạp mạnh vào bụng chồng. Đến 1h ngày 2/7
anh Sơn đã tử vong [1].
6


(Theo: dantri.com.vn, ngày 11/11/2015)
- Giáo viên có thể đặt câu hỏi để dẫn dắt: Em có suy nghĩ gì về việc làm của
chị Thủy đối với anh Sơn?
- Sau khi học sinh trả lời, GV kết luận lại: đó là việc làm vi phạm pháp luật,
vi phạm quyền bình đẳng vợ và chồng, vi phạm pháp luật về bạo lực gia
đình.
Ví dụ 2: Bài 2: Thực hiện pháp luật”, để dẫn dắt học sinh vào phần 2c: Các
loại vi phạm pháp luật” (cụ thể là vi phạm hình sự) giáo viên sử dụng câu
chuyện:
Nam sinh dùng dao đâm bạn học tử vong.
Vào ngày mùng 10/5/2016, tại trường THPT Thảo Nguyên (huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La) đã diễn ra một vụ án nghiêm trọng. Trịnh Danh Thịnh( 19
tuổi, học sinh lớp 12A5) dùng dao tấn cơng Hồng Quang Anh ( 17 tuổi, học
sinh lớp 11A4). Được biết, trước đó do có mẫu thuẫn trong chuyện tình cảm,
Quang Anh lên Facebook cá nhân đe dọa Thịnh. Hôm sau Thịnh mang theo một
con dao trong balo tới trường. Đến giờ ra chơi, Quang Anh cùng một nhóm bạn
kéo tới lớp 12A5. Tại đây, Quang Anh cùng nhóm bạn đã ra tay đánh Thịnh ,
vùng vẫy bỏ chạy tới chỗ ngồi, Thịnh rút dao đâm vào ngực phải Quang Anh.
Ngay sau đó, Quang Anh đã được thầy cô đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương
quá nặng nên đã tử vong [1].
( Từ phapluatpluc.vn, ngày 27/03/2017)

- Giáo viên đặt câu hỏi để các em suy nghĩ: Thái độ của em như thế nào
khi nghe câu chuyện trên?
- Giáo viên kết luận lại: Câu chuyện đó nói về hành vi vi phạm pháp luật
(mà cụ thể là vi phạm hình sự) của học sinh hiện nay. Cảnh báo về nạn bạo lực
học đường đang gia tăng, hết sức nguy hiểm và gây nhiều cái chết thương tâm
cho học sinh, để lại nỗi đau cho gia đình, bạn bè và người thân. Đây là hồi
chng cảnh báo mọi học sinh không nên vi phạm pháp luật.
3.3. Sử dụng câu chuyện pháp luật để làm rõ đơn vị kiến thức.
Đây là hình thức giáo viên dùng câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp để
làm sáng tỏ tri thức của bài thay cho việc dùng lý luận để phân tích, lý giải tri
thức cho học sinh.
Ví dụ 1: Bài 6: “ Công dân với các quyền tự do cơ bản”.Ở mục 2c: “ Quyền
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
công dân”, sau khi cung cấp tri thức về khái niệm: Cơng dân có quyền được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là
cơng dân có quyền bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ về
nhân phẩm và danh dự; Khơng ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh
dự của người khác. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện:
Thiếu nữ 17 tuổi bị bắn chết tại phòng trọ
Khoảng 13h30 phút, ngày 1/4/2018, người dân sống trên đường Lê Duẩn,
phường Phù Đổng nghe tiếng nổ phát ra từ một dãy trọ ở khu vực. Đi qua kiểm
tra tại phòng trọ số 14 họ phát hiện chị Hòa(17 tuổi) Nằm trên vũng máu. Tại
phòng trọ lúc đó có Nguyễn Văn Lai đang ở cạnh. Sau đó anh này cùng người
7


dân đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng đến chiều cùng ngày thì chị Hịa đã tử
vong. Lai cũng đã rời bỏ nơi cư trú. Một ngày sau bỏ trốn Lai đã đến cơ quan
điều tra đầu thú tại Công an tỉnh Gia Lai [1].
(Tri thức trẻ)

- Sau khi cho học sinh nghe câu chuyện, giáo viên đặt câu hỏi: Hành động của
Nguyễn Văn Lai trong câu chuyện trên đã vi phạm quyền gì của cơng dân?
- Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu chuyện.
Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.
- Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ
sung kết luận: Trong câu chuyện trên chúng ta thấy hành động của Nguyễn Văn
Lai đã vi phạm vào quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh
dự và nhân phẩm của cơng dân.
Ví dụ 2: Ở Bài 3: “ Cơng dân bình đẳng trước pháp luật”, mục 2: “Cơng
dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý”, sau khi giáo viên cung cấp khái niệm
công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kì công dân nào khi vi phạm
pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình và
phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Giáo viên sử dụng câu chuyện:
Bị cáo Dương Tự Trọng bị lãnh thêm 15 tháng tù.
Tòa tuyên phạt cựu phó giám đốc Cơng an Hải Phịng là Dương Tự
Trọng 15 tháng tù. Cộng với bản án trước đó, bị cáo phải chịu 17 năm tù với tội
danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tổ chức đưa
người trốn đi nước ngoài. Biết anh trai là Dương Chí Dũng bị khởi tố nhưng
Dương Tự Trọng (ngun Phó giám đốc Cơng an TP Hải Phịng) đã tổ chức
cho anh trốn đi nước ngoài. Bằng cách giao phó cho Vũ Tiến Sơn (ngun phó
phịng CSĐT tội phạm TTXH – CA Hải Phòng) điều hành tổ chức cho Dương
Chí Dũng trốn chạy. Dù biết Dương Chí Dũng đang bị tuy nã nhưng vẫn nỗ lực
giúp đỡ. Bị cáo là cán bộ CA cao cấp, tổ chức sự việc với nhiệu tinh vi gây khó
khăn cho cơ quan điều tra [1].
(Theo báo Pháp luật ngày 28/8/2014)
- Sau khi cho học sinh nghe câu chuyện, giáo viên đặt câu hỏi:
1. Em có suy nghĩ gì về hành động của Dương Tự Trọng?
2. Cách tuyên phạt của Tòa án cho ta thấy điều gì?
- Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu chuyện.
Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.

- Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ
sung kết luận: Trước cách tuyên phạt của Tòa án ta thấy được bình đẳng về trách
nhiệm pháp lý. Tịa án xét xử không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chứ
vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy Nhà nước. Bất kì cơng dân nào vi phạm
pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Đảm bảo
được yếu tố cơng bằng, bình đẳng trong pháp luật đó là xử đúng người đúng tội.
Ví dụ 3: Khi làm rõ kiến thức phần 2: “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm
pháp lý” - Bài 2: “Thực hiện pháp luật”
Giáo viên có thể sử dụng tình huống vi phạm pháp luật thực tiễn thường
xảy ra hàng ngay như:
8


Cảnh sát giao thông phạt 2 bố con bạn Minh vì cả 2 người đều lái xe máy
đi ngược chiều. Bố bạn Minh khơng chịu nộp tiền phạt vì lí do ông không nhận
ra biển báo đường một chiều, bạn Minh mới 16 tuổi, cịn nhỏ chỉ biết đi theo
ơng nên không đáng bị phạt [2].
(SGK GDCD 12 trang 19)
- Với tình huống này giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm với nội dung câu
hỏi:
1. Theo em, lí do mà bố bạn Minh đưa ra có xác đáng khơng? Cảnh sát giao
thông xử phạt cả 2 bố con bạn Minh như vậy có đúng khơng? Bạn Minh có phải
chịu trách nhiệm về hành vi của mình khơng?
2. Theo em, trong tình huống trên 2 bố con bạn Minh có lỗi hay khơng? Vì sao?
3. Hai bố con bạn Minh chịu trách nhiệm trước ai? Họ chưa gây tai nạn chưa
phải bồi thường cho ai, vậy cảnh sát giao thông nhân danh ai và căn cứ vào đâu
để phạt tiền họ? Việc xử phạt ấy có ý nghĩa gì?
- Các nhóm thảo luận trình bày quan điểm khác nhau, có nhóm hiểu đúng, có
nhóm chưa đạt yêu cầu, giáo viên phân tích, bổ sung hồn thiện giúp các em có
cách đánh giá đúng về vấn đề:

1. Lí do bố bạn Minh đưa ra là khơng xác đáng vì cả 2 bố con bạn Minh đều đi
xe máy ngược chiều đều là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến trật tự an tồn
giao thơng được pháp luật bảo vệ.
- Cảnh sát giao thông phạt cả 2 bố con bạn Minh là đúng.
- Vì vi phạm pháp luật giao thơng.
- Bạn Minh phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình vì bạn đã đủ 16 tuổi.
2. Cả 2 bố con bạn Minh đều có lỗi cố ý đi xe máy ngược chiều là sai, có thể
gây tai nạn nguy hiểm cho bản thân và người khác nhưng họ vẫn vi phạm.
3. Hai bố con bạn Minh phải chịu trước pháp luật vì cả hai bố con bạn Minh
đều là người có năng lực trách nhiệm pháp lý (bạn Minh đủ 16 tuổi) họ có đủ
nhận thức rằng đi xe máy ngược chiều quy định là làm trái pháp luật, có thể gây
tai nạn, nguy hiểm cho người khác…Do vậy họ phải tự chịu trách nhiệm về
hành vi của mình.
- Cảnh sát nhân danh pháp luật và quyền lực Nhà nước căn cứ vào các quy định
của pháp luật cụ thể là Luật giao thông đường bộ để xử phạt hành chính (phạt
tiền) hai bố con bạn Minh.
Từ phân tích tình huống trên các em tự rút ra bài học vi phạm pháp luật có các
dấu hiệu cơ bản một cách tự nhiên mà không cần thụ động vào sách giáo khoa:
Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật.
Thứ hai, do con người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
Khi đó các em dễ dàng trả lời câu hỏi: Vi phạm pháp luật là gì? Người vi phạm
pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?
3.4. Sử dụng câu chuyện pháp luật để củng cố nội dung bài học.
Sau khi kết thúc bài học, giáo viên kể cho học sinh một câu chuyện có nội
dung phù hợp để củng cố lại tri thức đã truyền thụ cho học sinh. Đây là cách
củng cố bài vừa hấp dẫn, vừa hiệu quả; giúp học sinh liên tưởng đến tri thức bài
9



học và tri thức cuộc sống được thể hiện qua câu chuyện; đồng thời, làm cho giờ
học kết thúc một cách nhẹ nhàng, tạo tâm lý hào hứng đón chờ giờ học sau của
học sinh.
Ví dụ 1: Để củng cố kiến thức Bài 8: “ Pháp luật với sự phát triển của
cơng dân”, giáo viên có thể kể câu chuyện:
Người thầy và những giấc mơ khoảng trời
Đó là thầy Nguyễn Ngọc Ký, quê ở Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Nhắc
đến thầy, nhiều người nghĩ ngay đến tấm gương nghị lực phi thường và ý chí
mạnh mẽ vượt lên số phận, trở thành một người thầy giáo ưu tú.
Năm lên 4 tuổi, một cơn bệnh đã khiến thầy Nguyễn Ngọc Ký bị bại liệt cả
hai tay. Niềm khao khát được viết chữ mãnh liệt đến nỗi Nguyễn Ngọc Ký phải
nghĩ ra mọi cách để viết cho bằng được. Thoạt đầu cậu viết bằng miệng nhưng
khơng thành cơng vì chỉ viết được một lúc thì nước mắt nước mũi thi nhau chảy.
Thất bại, cậu lại chuyển sang cách khác, nhưng lại thất bại. Tình cờ một lần
cậu nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, cậu đã lóe lên ý định dùng chân để
viết. Thế là Ký ngày đêm rèn luyện. Kết quả, Nguyễn Ngọc Ký không những viết
thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành một học sinh giỏi trong nhiều năm,
hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu học sinh giỏi. Năm 1966, Nguyễn Ngọc Ký
được tuyển thẳng vào khoa văn trường đại học tổng hợp Hà Nội. Năm 1983,
thầy đạt giải nhất giáo viên dạy giỏi tỉnh Nam Định.
Hiện nay, ngồi việc dạy học thầy cịn viết sách cho thiếu nhi, viết chuyên
luận văn học, giáo dục cơng dân và thầy cịn là tư vấn tâm lí của tổng đài 1088.
Triết lí cuộc đời được thầy Nguyễn Ngọc Ký bộc bạch bằng những câu thơ giản
dị sau:
“ Biết mơ những khoảng trời
Biết cười trong nước mắt
Biết cắt những cái thừa” [3].
- Giáo viên có thể đặt câu:
1. Qua câu chuyện trên, chúng ta học được gì ở tấm gương thầy giáo Nguyễn
Ngọc Ký?

2. Câu chuyện đó đang muốn đề cập tới quyền nào của con người mà các em đã
được học?
- Gợi ý trả lời: Chúng ta thấy một nghị lực phi thường của thầy giáo Nguyễn
Ngọc Ký. Thầy đã bỏ qua mặc cảm để tự vươn lên bằng chính nghị lực phi
thường của mình. Để khẳng định mình vẫn là con người có ích cho xã hội “tàn
nhưng không phế”. Qua đây thể hiện rõ mọi cơng dân đều có quyền học tập,
sáng tạo và phát triển không phân biệt đối xử. Nhà nước và pháp luật Việt Nam
luôn tạo điều kiện để mọi công dân có quyền học tập và phát triển, để đưa đất
nước ngày càng đổi mới.
Ví dụ 2: Sau khi truyền đạt xong kiến thức ở phần 2c: “Các loại vi phạm
pháp luật và trách nhiệm pháp lý” (Vi phạm hành chính) – Bài 2: “ Thực
hiện pháp luật”, giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện pháp luật:
10


Chà bông bẩn làm từ thịt gà thối.
Trưa ngày 1 tháng 10 Đồn kiểm liên nghành phịng chống dịch gia
súc,gia cầm huyện Bình Chánh bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất của bà Tân.
Phát hiện tại đây đang sản xuất chà bơng với quy mơ lớn nhưng khơng có giấy
phép và điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, tang vật thu giữ là hơn một tấn
trong đó hơn 800kg thành phẩm chờ tiêu thụ. Mỗi ngày, lò chế biến chà bông
của bà Đỗ Thị Tân tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh có cho ra lị khoảng
100kg thành phẩm bán cho các quán xôi, bánh ngọt, bánh mì [1].
( Vietnamnet, ngày 2/10/2014)
- Kết thúc câu chuyện, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về hành vi của bà Tân?
2. Theo em hành vi của bà Tân rơi vào kiểu hành vi vi phạm pháp luật nào
trong các loại vi phạm pháp luật đã học?
- Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu chuyện.
Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.

- Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ
sung kết luận: Hành vi của bà Tân là vi phạm pháp luật (Vi phạm hành chính),
với hành vi này bà Đỗ Thị Tân sẽ phải gánh chịu trách nhiệm về hành chính.
Qua đó, chúng ta cần đấu tranh chống lại những hành vi chỉ vì lợi nhuận cá nhân
mà bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
“Sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG môn GDCD
cho học sinh 12 qua phần công dân với pháp luật” là một trong những
phương pháp dạy hiệu quả. Cụ thể là:
- Học sinh đã hứng thú hơn với môn học vốn bị coi là khô khan này. Các
em đã hoàn toàn chủ động, mạnh dạn dám trao đổi ý kiến của riêng mình trước
tập thể lớp. Qua đó nhiều em rèn luyện thêm được kĩ năng sống, từ học sinh rụt
rè nhút nhát nay trở nên hòa đồng hơn với bạn bè.
- Qua việc lĩnh hội tri thức từ sách vở các em đã biết vận dụng tri thức đó
vào thực tiễn cuộc sống, giải thích được các hiện tượng diễn ra ngoài cuộc sống
đời thường, từ đó biết tránh xa các hành vi vi phạm pháp luật.
- Đặc biệt trong từng tiết học, các em chuyển hoàn toàn từ tâm thế bị động
sang chủ động, các em đã chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Những kiến
thức cơ bản được các em ghi nhớ nhanh.
- Chính từ những ưu điểm của cách sử dụng câu chuyện pháp luật mang
tính thực tiễn cao, được vận dụng vào q trình dạy ơn cho học sinh lớp 12 như
trên, mà kết quả thi THPTQG năm 2016-2017 của trường THPT Ngọc Lặc bước
đầu gặt hái được nhiều thành công. Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi cao, số học
sinh đạt điểm yếu kém chiếm tỉ lệ ít so với các môn thi THPTQG khác. Và vui
mừng hơn là khơng có học sinh nào bị điểm liệt mơn GDCD nên 100% các em
đều đủ điểm tham gia xét tốt nghiệp.

11



 Kết quả đạt được của mơn GDCD trong kì thi THPTQG so với các môn
thi khác của năm học 2016- 2017, ở các lớp mà Tôi trực tiếp giảng dạy
theo sáng kiến của bản thân:
Môn Văn:
Số
Lớp
HS
Giỏi %
12A4
2
5.7
35
12A5
0
0
45
12A9
0
0
40
12A10
38
0
0

Môn Sử:
Số
Lớp
HS
Giỏi %

12A4
3
8.6
35
12A5
1
2.2
45
12A9
0
0
40
12A10
38
1
2.6

Môn Địa:
Số
Lớp
HS
Giỏi %
12A4
5
14.3
35
12A5
4
8.9
45

12A9
3
7.5
40
12A10
3
7.9
38

Khá
12
12
5
4

Khá
10
15
10
16

Khá
10
11
10
13

Kết quả thu được
%
TB %

Yếu
51.
34.3 18
2
4
33.
26.7 15
10
3
50.
12.5 20
13
0
10.5

17

44.
7

12

Kết quả thu được
%
TB %
Yếu
51.
28.6 18
2
4

46.
33.3 21
5
7
37.
25.0 15
10
5
42.1

14

36.
8

5

Kết quả thu được
%
TB %
Yếu
42.
28.6 15
4
9
37.
24.4 17
10
8
47.

25.0 19
7
5
34.2 14
36. 4
8

%

Kém

%

5.7

1

2.9

22.2

8

17.8

32.5

2

5


31.6

5

13.2

%

Kém

%

5.7

2

5.7

11.1

3

6.7

25.0

5

12.5


13.2

2

5.3

%

Kém

%

11.4

1

2.9

22.0

3

6.7

17.5

1

2.5


10.5

4

10.5
12


Môn GDCD:
Số
Lớp
HS
Giỏi %
12A4
7
20
35
12A5
8
17.8
45
12A9
4
10
40
12A10
38
5
13.2


Khá
17
21
21
20

Kết quả thu được
%
TB %
Yếu
31.
48.6 11
0
4
33.
46.7 15
1
3
32.
52.5 13
2
5
52.6

11

28.
9


2

%

Kém

%

0

0

0

2.2

0

0

5

0

0

5.3

0


0

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đối với mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy các mơn học nói
chung và bộ mơn GDCD nói riêng thì việc tìm ra cho mình những phương pháp
dạy học tích cực, tiến bộ là điều mà ai cũng trăn trở. Thế nhưng, không phải ai
cũng có thể tìm cho mình phương pháp dạy tốt như mong đợi. Ngay từ những
ngày đầu, bản thân tôi cũng không ngoại lệ.
Từ năm học 2016-2017, Bộ GD&ĐT quyết định đưa mơn học GDCD vào
thi THPTQG đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho bản thân tôi. Với tư cách
là giáo viên đứng lớp 12 khi đó Tơi cũng rất bỡ ngỡ. Bỡ ngỡ vì lần đầu tiên mơn
học mình giảng dạy được đưa vào thi THPTQG, chung với các môn học khác
nên Tôi luôn trăn trở làm cách nào để tìm ra được phương pháp dạy học cho phù
hợp, để học sinh có thể chủ động tiếp thu nội dung bài một cách tốt nhất và sử
dụng tri thức đó cho kì thi THPTQG đạt hiệu quả cao.
Khi áp dụng phương pháp: Sử dụng câu chuyện pháp luật vào q
trình dạy ơn thi THPQG, Tơi đã nhận thấy được những mặt ưu điểm tích cực
khơng thể phủ nhận của phương pháp này. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy,
Tôi đã tự rút ra được một số bài học cho bản thân như sau:
-  Giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD cần phải nắm chắc và khái qt nội
dung chương trình GDCD THPT nói chung và GDCD 12 nói riêng.
- Sưu tầm các câu chuyện pháp luật mang tính thực tế liên quan đến nội
dung bài học gần gũi thân thiết với các em, giúp các em dễ dàng liên hệ và vận
dụng cho bản thân.
- Khi kể câu chuyện pháp luật tránh dài dòng lan man để đỡ mất thời gian,
cần phải ngắn gọn xúc tích mang tính tường minh để học sinh dễ hiểu.        

13



- Trong những lần sinh hoạt tổ chuyên môn, giáo viên cần tập trung thảo
luận, trao đổi những vướng mắc khi giảng dạy bộ môn này.
Trên đây là một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, xin được chia sẻ với các đồng
nghiệp. Rất mong sự đóng góp thêm của đồng nghiệp để đề tài này được hồn
thiện hơn. Qua đó, vận dụng hiệu quả nội dung sử dụng câu chuyện pháp luật
vào dạy ôn thi THPTQG môn GDCD qua phần công dân với pháp luật.
2. Kiến nghị
Từ thực tế bước đầu áp dụng việc: “Sử dụng câu chuyện pháp luật vào
dạy ôn thi THPTQG môn GDCD cho học sinh 12 qua phần Công Dân với
pháp luật” trong năm học 2016-2017, Tôi có một vài kiến nghị, đề xuất như
sau:
2.1. Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa
- Tổ chức các hội thảo nâng cao chất lượng bộ mơn, qua hội thảo giáo viên
có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp trong việc thực hiện các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng
giáo dục, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên đã có những sáng tạo
và thu được kết quả tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
- Cần hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy
học như: các phòng chức năng, đồ dùng dạy học, băng đĩa, các tư liệu tham khảo
... Để tạo điều kiện cho giáo viên có thể thực hiện đổi mới phương pháp và tích
hợp các vấn đề chính trị xã hội vào bài dạy mơn GDCD tích cực, hiệu quả hơn.
2.2. Đối với nhà trường và đồng nghiệp
Đề nghị nhà trường trên cơ sở đề tài này, tập hợp những giáo viên giảng
dạy bộ môn GDCD để triển khai đến các đồng chí.
Để các đề tài SKKN mang tính thực tiễn, hiệu quả, tránh xáo rỗng thì cần
phải có sự chỉ đạo cụ thể của Ban giám hiệu nhà trường. Qua đó đề tài nào hay
mang tính hữu dụng cần nhân rộng và áp dụng một cách rộng rãi trong trường.
XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết sáng kiến

Dương Thị Tám

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet:
- luanvan.net.vn
- dân trí.com.vn
- Vietnamnet.vn
- phapluatplus.vn
- Tri thức trẻ
-
2. Sách giáo khoa GDCD 12 – NXB Giáo dục Việt Nam, 2016
3. Đinh Văn Đức "Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn giáo dục công
dân" - NXB Đại học sư phạm, 2010.

15




×